Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.3 TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI

1.4 PHƯƠNG PHÁP PHẠM VI NGHIÊN CỨU & GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.1 Phương pháp luận

1.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.3 Giới hạn của đề tài

CHƯƠNG II - LÝ THUYẾT VỀ Ô NHIỄM VÀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.1 CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất

2.1.2 Các biện pháp đánh giá các tác động và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

2.1.2.1 Biện pháp kỹ thuật

2.1.2.1 Các công cụ kinh tế.

2.1.2.2 Quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường

2.2 SẢN XUẤT SẠCH HƠN.

2.2.1 Sản xuất sạch hơn là gì ?

2.2.2 Các Giải Pháp SXSH

2.2.2.1 Giảm chất thải tại nguồn

2.2.2.2 Tuần hoàn chất thải

2.2.2.3 Cải tiến sản phẩm

2.2.2 Các lợi ích của SXSH

CHƯƠNG III - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÁN SỢI ÉP MDF TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

3.1 TÍNH ƯU VIỆT CỦA VÁN SỢI ÉP MDF.

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÊN THẾ GIỚI

3.3 TÍNH HÌNH SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

3.3.1 Hiện trạng ngành chế biến gỗ và sản xuất ván sợi ép MDF Việt Nam

3.3.1.1 Các cơ sở sản xuất hiện nay

3.3.1.2 Nguồn nguyên liệu gỗ

3.3.1.4 Tình hình đầu tư, xây dựng cơ bản trong ngành ván MDF

3.3.1.5 Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

3.3.2 Vấn đề môi trường

3.3.2.1 Chất thải rắn

3.3.2.2 Khí thải và bụi

3.3.2.3 Nước thải

3.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

CHƯƠNG IV - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY VÁN SỢI ÉP MDF GIA LAI

4.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THỊ XÃ AN KHÊ

4.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

4.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội

4.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

4.2.1 Quá trình hình thành

4.2.2 Vị trí nhà máy

4.3 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ MÁY MDF

4.3.1 Cơ sở hạ tầng

4.3.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty

4.3.2.1 Các cấp quản lý

4.3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý

4.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

4.4.1 Công nghệ và thiết bị

4.4.1 Nguyên nhiên vật liệu và các loại hoá chất

4.4.1.1 Nguyên liệu gỗ

4.4.2.2 Hoá chất sử dụng trong sản xuất ván MDF

4.4.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

4.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI.

4.5.1 Hiện trạng môi trường tại nhà máy MDF

4.5.1.1 Hiện trạng môi trường không khí

4.5.1.2 Hiện trạng môi trường nước

4.5.1.3 Hiện trạng tiếng ồn tại khu vực nhà máy

4.5.1.4 Hiện trạng môi trường đất

4.5.1.5 Hiện trạng môi trường sinh thái

4.5.2 Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy MDF

4.5.2.1 Nguồn sản xuất

4.5.2.2 Nguồn sinh hoạt

4.6 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

4.6.1 Tác động lên môi trường không khí

4.6.2 Tác động nên môi trường nước

4.6.2.1 Về nước thải sản xuất

4.6.2.2 Về nước thải sinh hoạt

4.6.3 Tác động nên môi trường đất

4.6.4 Tác động lên sinh vật

4.6.5 Tác động lên kinh tế của nhà máy

4.6.6 Tác động lên sức khoẻ cộng đồng

CHƯƠNG V - CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI VÀ CÁC MẶT HẠN CHẾ

5.1 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI

5.1.1 Các giải pháp công nghệ

5.1.2 Biện pháp quản lý

5.1.3 Biện pháp hỗ trợ

5.2 PHÂN TÍCH CÁC MẶT HẠN CHẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI

CHƯƠNG VI - ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY VÁN ÉP MDF GIA LAI

6.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT

6.2 ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG VÀ HOÁ CHẤT

6.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN PHÁT THẢI.

6.3.1 Cân bằng vật liệu và các hoá chất cho 1 m3 ván thành phẩm

6.3.2 Cân bằng nước cho 1 m3 ván thành phẩm

6.3.2.1 Cân bằng nước ở công đoạn rửa dăm gỗ

6.3.2.2 Cân bằng nước hơi và làm mát

6.3.3 Cân bằng khối lượng và năng lượng ở lò hơi

6.3.3.1 Cân bằng khối lượng

6.3.3.2 Cân bằng năng lượng

6.3.4 Định giá dòng thải

6.3.5 Phân tích các nguyên nhân của dòng thải và các giải pháp SXSH

6.3.5.1 Các giải pháp thực hiện đối với quá trình sản xuất chính

6.3.5.2 Các giải pháp thực hiện đối với nước công nghệ, làm mát và nước thải

6.3.5.3 Các giải pháp thực hiện đối với lò hơi

6.4 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC GIẢI PHÁP

6.4.1 Đối với các giải pháp của quá trình sản xuất chính .

6.4.1.1 Về mặt kinh tế

6.4.1.2 Về mặt kỹ thuật

6.4.1.3 Về mặt môi trường

6.4.2 Đối với việc sử dụng nước

6.4.2.1 Về mặt kinh tế

6.4.3.1 Về mặt kỹ thuật

6.4.2.3 Về mặt môi trường

6.4.3 Đối với hoạt động đốt lò hơi

6.4.3.1 Về mặt kinh tế

6.4.3.2 Về mặt kỹ thuật

6.4.3.2 Về mặt môi trường

6.4 Lựa chọn các giải pháp đề xuất

6.4.1 Tiêu chí lựa chọn các giải pháp

6.4.2.1 Trọng số các giải pháp

 

CHƯƠNG VII - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5814 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được Bộ Y tế TCBYT 1992. 4.5.1.4 Hiện trạng môi trường đất Thành phần cơ giới Phân loại theo thànhphần cơ giới là thuộc loại đất cát xốp. Trọng lượng riêng của đất tương đối cao 2,73 – 2,81 g/cm3; độ ẩm thấp 0,53 -0,85%; thành phần hạt thô chiếm ưu thế 95,3% còn nhiều khoáng vật trầm tích đang phong hoá dở dang; nghèo mùn; khả năng dự trữ nước kém; khả năng thoát nước trong đất cao; thế oxy hoá trong đất lớn. Độ phì và chất lượng đất pHKCl dao động từ 3,95 – 4,45chứng tỏ đất rất chua. Nitơ thuỷ phân (Ntp) dao động từ 0,188 - 0,281 mg/100g, đất được coi là nghèo Ntp và nghèo lân. Hàm lượng P2O5 dao động từ 0,34 – 0,52mg/100g, hàm lượng ở mức trung bình 3,37 – 10,11mg/100g. Đất không bị nhiễm mặn, Cl- dao động từ 0,00091 – 0,00064%; SO42- dao động từ 0,0072 – 0,009%; Mg2+ và Ca2+ dao động từ 3,45 – 4,61me/100g và đều lớn hơn 2me/100g chứng tỏ đất có hàm lượng kiềm cation trao đổi khá. Hàm lượng Cd và Pb thấp tương ứng dao động từ 0,03 – 0,04 mg/kg và từ 0,145 – 0,253mg/kg . Hàm lượng Zn ở mức trung bình dao động từ 1,733 - 3,695mg/kg. Nhìn chung, đất khu vực nhà máy MDF Gia Lai chưa có biểu hiện bị ô nhiễm. 4.5.1.5 Hiện trạng môi trường sinh thái Hiện trạng khai thác rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy:Sử dụng nguồn gỗ khai thác từ các từ công ty trồng rừng Gia Lai các lâm trường, các hộ gia đình trong địa bàn tỉnh, bên cạnh đó nhà máy tận thu các sản phẩm gỗ do người dân địa phương trong diện tích đất lâm nghiệp mà họ quản lý. Các sản phẩm tận thu từ tỉa thưa, vệ sinh rừng và nguồn nguyên liệu từ các tỉnh lân cận như Bình Định, Kon Tum… cũng được huy động thu mua. 4.5.2 Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy MDF 4.5.2.1 Nguồn sản xuất Nước thải Sơ đồ 1.4 Hệ thống thoát nước của nhà máy Sơ đồ 2.4 Sự tuần hoàn nước ở khâu rửa dăm Nước thải chủ yếu sinh ra từ khâu rửa dăm chứa nhiều tạp chất của gỗ: mủ, tanin, nhớt, nhựa của cây….. Mặc dầu, nhà máy đã sử dụng tuần hoàn trở lại và1 tuần xả toàn bộ ra một lần song theo đánh giá cảm quan nước thải ở đây có mùi nồng, màu nâu thải chung với nước thải sinh hoạt hay nước vệ sinh thiết bị máy móc và nước mưa theo cống chung ra các bể lắng, lọc và bể yếm khí rồi từ đó thải ra suối Đá Bàn. Hệ thống nước làm mát một phần được sử dụng trở lại sau khi qua tháp giải nhiệt tự nhiên, một phần xả ra bể chứa để bổ sung vào bể tuần hoàn để rửa dăm còn lại trở bể chứa sử dụng làm mát tuần hoàn. Nước thải từ việc xử lý tro bụi của lò đốt của nồi hơi cũng được xả ra cùng với các loại nước thải rửa dăm của nhà máy thường xả cả cặn và nước thải khi vệ sinh máy móc thiết bị, nhà xưởng hàng tháng. Năm 2004, nhà máy MDF đã họp với Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Đà Nẵng lập dự án khả thi hệ thống xử lý nước thải. Như vậy chất lượng nước thải của nhà máy sau hệ thống xử lý sơ bộ không đạt yêu cầu. Hơn nữa khi thải vào Suối Đá Bàn từ đó chảy vào suối Lớn rồi nhập vào sông Ba và là con sông lớn nhất ở Nam Trung Bộ. Điều đó đã gây ra hậu quả sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng bởi hàm lượng COD khá cao và khả năng phân huỷ sinh học kém Khí và bụi thải Khí thải chủ yếu là Urea Formaldehyde (UF) tự do, một trong những thành phần đặc biệt của keo Dynea và Better với hàm lượng UF tự do thấp hơn 1,5% (keo Better) khối lượng được sử dụng trong sản xuất ván. Khí này sinh ra ở khâu trộn keo với sợi gỗ và ở công đoạn ép nhiệt, hiện nay loại khí này chưa có điều kiện xác định được nồng độ trong không khí nhưng nó gây ra hiện tượng làm cay mắt thậm chí chảy nước mắt . Khí thải sinh ra từ lò hơi do việc đốt dầu FO với hàm lượng S 2.91% khối lượng và vụn thải ở khâu cắt cạnh và bột đánh nhẵn (chà nhám) sinh ra các khí SO2, CO, CO, NO2, Hydrocarbon,…không được xử lý mà thải ra môi trường qua ống khói Bụi, tro sinh ra ở lò hơi đươc xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng kết hợp với nước Hệ thống hút bụi và xử lý bằng phương pháp lọc bụi túi vải ở khâu chà nhám chỉ có hiệu suất cao với các loại hạt bụi thô có kích thước lớn, không thể kiểm soát đối với các loại bụi có kích thước hạt rất nhỏ, kể cả khâu trải thảm bụi lơ lửng nhiều. Lượng bụi dư do không sử dụng hết đốt lò hơi và chưa kịp thu gom để bán, thải bỏ ra ngoài gặp gió và các phương tiện qua lại chúng bắt đầu phân tán trong khí gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường. Hệ thống thông gió tự nhà máy lắp đặt không dựa trên yêu cầu thực tế để thiết kế nên không đạt hiệu quả thông gió như mong muốn. Thêm vào đó hàng ngày có hơn 100 chiếc xe vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu có trọng tải nặng từ 11-13 tấn ra vào nhà máy cũng gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhà máy cũng như các khu vực xung quanh. Tiếng ồn Tiếng ồn xảy ra ở các công đoạn của quá trình sản xuất như sau: Vận chuyển nguyên liệu vào bãi chứa, vận chuyển sản phẩm xuất kho đi các nơi, các xe tải chở keo, wax, dầu đốt, làm mát hay bôi trơn…. Khu vực băm dăm (khu vực gây tiếng ồn lớn nhất) bởi các động cơ, máy băm gỗ, một phần ở nhà rửa dăm do thiết bị, động cơ sàng tuyển, sàn rung, bơm nước, bơm vận chuyển dăm,… gây ra. Lò đốt lò hơi các bơm nước, quạt gió,… và của các thiết bị như ,máy khí nén, máy cắt, máy ép nhiệt, máy chà nhám, các loại xe xúc đổ, các xe nâng …Hiện nay hệ thống quan trắc chưa được thành lập nên mức ồn chưa được đánh giá chính xác để có biện pháp khắc phục để đảm bảo môi trường làm việc cho người công nhân. Chất thải rắn Để đạt được chất lượng sản phẩm tốt, quá trình lựa chọn nguyên liệu cũng như các khâu băm dăm, sàng dăm, nghiền dăm và khâu sấy sợi được thực hiện khá kỹ lưỡng. Chất thải rắn như các mảnh gỗ, dăm,sợi gỗ không đủ tiêu chuẩn kích thước đều bị loại bỏ, thêm vào đó là khối lượng bụi hạt lớn từ khâu chà nhám. Hiện nay thể tích 2 thùng chứa bột ván chà nhám và ván cắt cạnh là 100m3, tuy nhiên vẫn còn lượng dư khá lớn vì thế mà chất thải sinh ra cũng lớn. Nhà máy đem các phế phẩm này bán cho lò gạch làm chất đốt nhưng đó cũng không phải là các giải pháp tối ưu vì khi đốt chúng cũng sinh ra các loại khí thải và tro muội gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các nguồn khác Rò rỉ dầu mỡ của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, trong quá trình bơm dầu FO vào bồn chứa cũng như việc trong lúc vận chuyển hàng hóa. Dầu FO, DO vương vãi ra vùng đất xung quanh ngấm xuống đất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Khi có nước mưa chảy tràn các chất này theo đó đi và nguồn nước mặt cụ thể là các con suối, sông nằm trên địa bàn. Nguy cơ rò rỉ các chất phóng xạ trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, vận hành. Chất phóng xạ sử dụng ở nhà máy gồm 2 loại thuộc nguồn Cs -137 do hãng CDC 800 Nycomed Amersham của Anh sản xuất nhằm mục đích kiểm tra mức dăm trong bình áp suất nhiệt. Nếu có sơ suất xảy ra sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng con người. Nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và lưu trữ. Đặc biệt là khu vực ở lò hơi, băm dăm, và kho chứa hàng và nguyên liệu đốt. Nguy cơ của vấn đề sẽ dễ dàng xảy ra khi có điều kiện nhiệt độ cũng như áp suất cao…, đặc biệt trong những tháng mùa khô. Hậu quả xảy ra khó mà lường hết được về vật chất, sức khoẻ con người. 4.5.2.2 Nguồn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt trong nhà máy đổ bỏ không theo qui định vất bừa bãi sau khuôn viên nhà máy. Nước thải từ quá trình sinh hoạt của người công nhân, hiện nay số lượng công nhân trong toàn nhà máy là 150 người, tiêu chuẩn cấp nước 150l/ngày đêm. Vậy lưu lượng thải ra sẽ tương đương với lưu lượng cấp vào là 22,5m3/ngày đêm. 4.6 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 4.6.1 Tác động lên môi trường không khí Các xe tải sử dụng Diesel thải bụi, các khí độc vào môi trường không khí đặc biệt là tại cổng và sân chứa gỗ. Bảng 4.4 Đăïc điểm chính của loại nhiên liệu DO Stt Thành phần Đơn vị Kết quả Phương pháp thử 1 Khối lượng riêng (ở150C) Kg/l 0,9702 ASTMD 4052-96 2 Hàm lượng lưu huỳnh ( Sulfur content) % 0,05 – 0,5 ASTMD129-00 3 Nhiệt lượng ( Gross heat value) Kcal/kg 10,675 ASTMD 240-00 4 Hàm lượng nước (Water content) % 0,05 ASTMD 95-99 5 Hàm lượng tro (Ash content) % 0,01 ASTMD 482-03 6 Hàm lượng cặn carbon(Carbon residues content) % 0,3 ASTMD 4530-03 7 Hàm lượng tạp chất cơ học % 0,03 ASTMD 473-02 Nguồn Petrolimex, 2002 Bảng 5.4 Khí thải từ các loại xe tải nặng tải trong nặng trên 16 tấn (sử dụng dầu DO) Đơn vị (u) TSP (kg/u) SO2 (kg/u) NO2 (kg/u) CO (kg/u) VOC(kg/u) 1000 km 1,6 7,43 S 24,1 3,7 3,0 1 tấn nhiên liệu 4,3 20S 65 10 8,0 Nguồn Rapid Assessment of Sources of Air, Water and Land Polluion, WHO, Geneva, 1993. Các loại khí thải ở lò hơi, trộn keo và các quá trình sản xuất băm dăm, trãi thảm, ép nhiệt, chà nhám … đều sinh ra bụi thải vào môi trường không khí. Bảng 6.4 Đăïc điểm chính của loại nhiên liệu FO Stt Thành phần Đơn vị Kết quả Phương pháp thử 1 Khối lượng riêng (ở150C) Kg/l 0,9702 ASTMD 4052-96 2 Hàm lượng lưu huỳnh ( Sulfur content) % 2,91% ASTMD129-00 3 Hàm lượng nước (Water content) % 0,5 ASTMD 95-99 4 Hàm lượng tro (Ash content) % 0,02 ASTMD 482-03 5 Hàm lượng cặn carbon (Carbon residues content) % 12,1 ASTMD 4530-03 6 Hàm lượng tạp chất cơ học % 0,03 ASTMD 473-02 Nguồn: Phòng Kỹ thuật công nghệ, nhà máy MDF Gia Lai, 2005. Bụi có thể đi sâu vào phổi gây các căn bệnh về dường hô hấp, đặc biệt là những hạt lơ lửng, có đường kính # 0,3mm, phát sinh từ quá trình đốt nhiêu liệu, thường là những hydrocacbon mạch vòng có độ độc cao. Theo nghiên cứu gần đây mùn bụi gỗ có nguy cơ làm tăng ung thư mũi và phổi khi tiếp xúc thường xuyên với mùn gỗ. Các loại khí SO2, NO2, co thể phản ứng với nước mưa tạo thành mưa axit phá hoại nhà cửa, các công trình xây dựng, hệ sinh thái và con người. Khí CO kết hợp với hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển O2 tới các cơ quan trong cơ thể con người. Khí CO2 có thể gây loạn nhịp thở do bị suy giảm oxy, gây khó thở, đau đầu… Các Hydrocacbon mạch ngắn gây độc cấp tính gây mệt mỏi, chóng mặt tuỳ theo nồng độ tiếp xúc mà các triệu chứng tăng dần mức độ nặng nhẹ. 4.6.2 Tác động nên môi trường nước 4.6.2.1 Về nước thải sản xuất Khâu chủ yếu sinh ra nước thải là công đoạn rửa dăm Bảng 7.4 Tính chất của nước thải ở công đoạn rửa dăm STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả phân tích TCVN M1 M2 1 pH 4,53 4,56 5,5 - 9(1) 6 - 8(2) 2 COD mg/l 7.816 12.184 100(1) 60 -80(2) 3 Lignin mg/l 0,559 1,030 - - 4 N tổng mg/l 45,92 63,5 60(1) 60(2) 5 P2O5 mg/l 57,58 50,08 6(1) 6(2) 6 SS mg/l 1.280 1.480 100(1) 80(2) Nguồn : Kết quả phân tích mẫu nước 08/04/2005, Trung Tâm Công nghệ và quản lý môi trường& Tài nguyên – ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Trong đó: M1: Tính chất của nước thải trong bể tuần hoàn. M2 :Tính chất nước thải bể lắng lọc TCVN (1) : TCVN 5945-1995 (cột B) – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp , Bộ khoa học công nghệ & môi trường. TCVN (2) : TCVN 6984-2001 (cột B) – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, Bộ khoa học công nghệ & môi trường. Từ kết quả trên nhận thấy rằng so với quy định chuẩn quốc gia thì: Nước thải có pH khá thấp. Hàm lượng COD rất cao vượt đến gần 78 – 125 lần. SS gấp 12 - 15 lần. Nước thải chứa nhiều chất của các loại cây lignin, mủ, nhớt, tanin,… Đặc biệt là lignin là thành phần lớn thứ 2 sau cellulose nó là polymer tự nhiên tổng hợp phức tạp của nhiều polimer có dạng Phonolic có cấu tạo không gian đặc biệt khó phân huỷ bởi các vi sinh vật. Các chất này làm cho nước thải có màu nâu đến đen tuỳ thuộc vào nồng độ nước thải.Vì vậy, khó có thể xử lý với hệ thống hiện tại của nhà máy đang áp dụng gồm phương pháp cơ học, vật lý(lắng, lọc thô) và sinh học, nên chất lượng xử lý rất kém hay có thể nói rằng nước thải được xả trực tiếp ra suối Đá Bàn. Đây là con suối mà người dân đã từng sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp nhưng nó đã và đang bị ô nhiễm bởi một phần do nước thải của nhà máy MDF, nước có mùi hôi thối và màu đen đậm đặc hầu như không còn khả năng sử dụng cho mục đích này được nữa. Hơn nữa khi thải vào Suối Đá Bàn từ đó chảy vào suối Lớn rồi nhập vào sông Ba - con sông lớn nhất ở Nam Trung Bộ hậu quả sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. 4.6.2.2 Về nước thải sinh hoạt Nhìn chung nước thải sinh hoạt không đáng lo ngại nhiều như nước thải sản suất tuy nhiên, nước thải này không được tách biệt để xử lý riêng mà theo cống chung của nhà máy từ đó xả ra nước suối Đá Bàn làm cho thành phần và lưu lượng nước thải thêm phức tạp công việc xử lý khó khăn. 4.6.3 Tác động nên môi trường đất Nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai nằm trên khu vực cao hơn so với đất đang canh tác xung quanh. Vì vậy trong quá trình sản xuất các chất thải bao gồm chất thải rắn, dầu mỡ, nước thải …sẽ bị rửa trôi gây ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp, gây ra các hậu quả đất bị thoái hoá, bạc màu, năng suất và phẩm chất cây trồng thấp kém... 4.6.4 Tác động lên sinh vật Với sự hình thành và phát triển một số nhà máy tại An Khê, thì tình trạng xả bỏ chất thải ra môi trường như MDF Gia Lai đã gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn nước ở vùng hạ lưu sông Ba. Những năm trước đây, nơi này được biết đến bởi sự trù phú của những lồng cá nuôi nhân tạo thì đến nay đã bị “xoá sổ” thậm chí cá tôm tự nhiên trên đoạn hạ lưu này cũng bị chất hàng loạt và hàng trăm hecta hoa màu có nguy cơ bị chết héo.( 25/06/2005). Sinh vật còn bị tác động mạnh mẽ cần phải kể đến là tài nguyên rừng. Hiện nay, nhà máy sử dụng chủ yếu là nguồn gỗ khai thác từ Công ty trồng rừng Gia Lai, các lâm trường, các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh… Khối lượng cung cấp cho nhà máy khoảng 93.960m3/năm ước tính diện tích rừng trồng phải khai thác là 1.117 ha và như thế mức độ tái trồng rừng được tính toán trong mối tương quan với khối lượng gỗ đã khai thác và chi phí trung bình cho việc tái sinh là 500 USD/ha gồm các chi phí lên quan tới giống và việc chăm sóc sự luân phiên giữa các khu rừng trồng phù hợp để cân bằng suốt quá trình làm việc của nhà máy là 35 năm. Điều đó có nghĩa là khai thác mỗi 1m3 gỗ từ rừng trồng để cung cấp cho nhà máy cần phải trồng lại một diện tích 143 m2. Cho rằng mật độ rừng trồng là 700 cây/ha thì để có một khối gỗ tiêu thụ tại nhà máy phải trồng ngay lập tức 10 cây. Giả thiết 1 ha rừng trồng đến kỳ khai thác cho 70m3, như vậy để có 1000 m3 phải trồng 14,3 ha rừng. Tuy nhiên, tính đến nay năng suất của công ty vẫn chưa đạt đến 70m3/ha như các đơn vị khác vì thế, đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu và chưa thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc như mục tiêu đã đề ra. 4.6.5 Tác động lên kinh tế của nhà máy Các chi phí phải chi trả cho cơ quan thanh tra môi trường sẽ tăng lên khi nhà máy chưa xây dựng và cải tạo hệ thống xử lý chất thải cho các nguồn gây ô nhiễm. Chi phí này sẽ tính thêm vào giá cả của sản phẩm, hơn nữa nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng cũng rất quan tâm nhiều khía cạnh sản xuất gắn kết với thân thiện môi trường. Do đó, sản phẩm của nhà máy giảm dần khả năng cạnh tranh trên thị trường ván sợi ép mặc dù, có thể chất lượng và quy cách sản phẩm của công ty vẫn không thua kém bất cứ một sản phẩm nào khác trên thị trường.Vì vậy hệ thống xử lý chất thải được quan tâm lên hàng đầu đối với công ty hiện nay. 4.6.6 Tác động lên sức khoẻ cộng đồng Những người công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với là các loại khí thải Formaldehyde, VOC, bụi, nhiệt độ, tiếng ồn …Vì vậy tình trạng sức khoẻ sẽ bị giảm sút thậm chí có thể bị mắc phải một số căn bệnh như : tăng huyết áp, các bệnh về hệ thần kinh, về hô hấp, về tim mạch …Những chất ô nhiễm trên đây có thể gây tử vong khi nồng đôï cũng như lưu lượng các chất độc hại lớn vượt quá nồng đôï cho phép. Nước thải của nhà máy MDF cũng như nước thải của các nhà máy lân cận ở An Khê đang tạo ra một vùng ô nhiễm nghiêm trọng mà hàng vạn người dân ở lưu vực sông Ba phải gánh chịu. Đó là nguồn nước tưới, sinh hoạt và là nước uống của hầu hết của hầu hết cư dân tại khu vực này, hiện nay đang trở nên đục ngàu, hôi tanh. Tại khu vực suối Vối hàng chục phụ nữ ở thị trấn Kông Chro bị xẩy thai do uống nước sông đã bị ô nhiễm. Vì thế, con sông này không còn có khả năng sử dụng với mục đích này nữa. ( 25/06/2005). Đặc biệt, các chất phóng xạ đang được sử dụng tại nhà máyMDF Gia Lai khi sử dụng chúng phải hết sức thận trọng nếu không sẽ xảy ra nguy cơ rò rỉ các chất phóng xạ. Nếu không tuân thủ đầy đủ các qui định về chất phóng xạ do Nhà nước ban hành và các qui tắc công ty đề ra đã ban hành sẽ gây hậu quả khôn lường về kinh tế và xã hội - CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI VÀ CÁC MẶT HẠN CHẾ 5.1 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI 5.1.1 Các giải pháp công nghệ Công nghệ sản xuất của nhà máy khá hiện đại có nguồn gốc từ Châu Âu (Thụy Điển) dựa trên lập trình PLC, các qui trình sản xuất là hoàn toàn tự động nên việc vận hành máy móc khá đơn giản, kiểm soát tốt hơn, vì vậy sẽ ít có các sự cố xảy ra hơn (trừ trường hợp máy móc về vấn đề kĩ thuật). Đồng thời, kiểm soát bằng công nghệ tự động hoá giúp cho Nhà máy MDF Gia Lai có nhu cầu lao động ít hơn, độ chính xác của các thông số kiểm tra theo qui định cao hơn, chất lượng sản phẩm ổn định hơn và năng suất lao động cải thiện. Dưới góc độ môi trường, điều này đồng nghĩa với khối lượng chất thải phát sinh (phế phẩm trong quá trình sản xuất,…) thấp hơn các công nghệ thủ công hoặc bán tự động khác. Nước được lấy từ suối Dấu qua hệ thống xử lý cặn lơ lửng bằng phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm, qua bể lắng để loại cặn. Sau đó, đến hệ thống lọc áp (sơ cấp và thứ cấp) Nước cấp sau xử lý được bơm vào bể chứa 200m3 cung cấp cho dây chuyền sản xuất. Xử lý nước cấp cho lò hơi, hệ thống làm mát. Đây cũng là nhân tố quan trọng giảm các nhân tố như độ cứng… có trong nước cấp ảnh hưởng đến hệ thống lò hơi và hệ thống làm mát các thiết bị động cơ, nâng cao hiệu suất thu hồi nhiệt, giảm hao phí năng lượng trong quá trình vận hành lò. Dầu FO trước đốt được thực hiện hai quá trình gia nhiệt ban đầu là gia nhiệt bằng điện với dây Mayso công suất 75Kw, tiếp theo hơi nước lấy từ lò hơi để pha loãng dầu làm giảm đôï nhớt của dầu FO, tăng hiệu suất sử dụng dầu do quá trình cháy hoàn toàn, giảm hao phí nhiên liệu. Lò hơi vừa đốt dầu FO có hàm lượng S = 2,91%, vừa đốt bụi ván từ khâu chà nhám và khâu cắt cạnh nên giảm được lượng dầu đốt. Tận dụng nguồn nhiệt từ khói thải để sấy không khí trước khi cấp vào lò đốt, vừa giảm sự thất thoát nhiệt ra khỏi lò đốt vừa giảm, nhiệt đôï thoát ra ngoài môi trường qua ống khói. Thu hồi nước ngưng từ khâu sấy và ép góp phần tiết kiệm nước cần dùng, giảm nhiên liệu đốt, giảm năng lượng điện cần phải cung cấp và giảm lưu lượng, nồng độ khí thải ra môi trường. Khi có thể, khâu chà nhám được thực hiện theo yêu cầu cấp liệu cho lò hơi nên sẽ giảm tiêu hao nhiên liệu, hạn chế bụi thải bỏ ra ngoài môi trường. Phương pháp tuần hoàn lại nước thải ở khâu rửa dăm một phần làm giảm lưu lượng nước thải ra môi trường và tiết kiệm nước sử dụng. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ khi nhà máy đang trong dự án gồm 3 bể 2 bể lắng và một bể yếm khí. Sử dụng keo có hàm lượng Urea Formaldehyde (UF) giảm dần của nhà sản xuất cung cấp trong sản xuất ván sợi ép, cụ thể keo Better có hàm lượng Formaldehyde tự do giảm từ 1,5% xuống còn 1,2%. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu các loại khí độc hại, góp phần cải thiện môi trường làm việc. Hệ thống hút bụi tại khu vực chà nhám có hiệu suất khá cao trên 80 – 90% đối với loại bụi thô (có kích lớn) góp phần cải thiện môi trường làm việc cho người công nhân và hạn chế bụi ván lơ lửng trong môi trường không khí. Hệ thống thông gió, gồm 26 quạt thông gió công nghiệp, đã được lắp đặt nhằm điều hoà không khí tại các phân xưởng từ khâu trãi thảm đến chà nhám. Hệ thống xử lý bụi khói lò hơi bằng phương pháp vật lý, sử dụng nước để lắng bụi từ khói lò và phương pháp nâng cao chiều cao ống khói cũng là một trong những phương pháp giảm bớt một phần các chất thải ra môi trường không khí xung quanh nhà máy và khu vực lân cận. Nhà máy trong quá trình sản xuất không ngừng kiểm soát các thành phần, tỷ lệ để đưa ra các mức nguyên nhiên liệuvà hoá chất phù hợp với từng kích cỡ ván, tránh tiêu hao lãng phí . Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa đỗi với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường có hiệu quả. Ở khâu trải thảm có hệ thống quạt hút thu lại một lượng sợi dư thừa đưa thùng chứa sợi để tận dụng trở lại. 5.1.2 Biện pháp quản lý hành chính Hiện nay nhà máy chưa thực hiện các biện pháp quản lý hành chính nào để kiểm soát ô nhiễm nên sự quan tâm và nhận thức về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. 5.1.3 Biện pháp hỗ trợ Tạo ra sản phẩm gỗ nhân tạo thay thế cho gỗ tự nhiên, đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giảm sản lượng khai thác gỗ rừng và tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên. Điều này có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Nhà máy đã thu gom các loại phế phẩm như : vụn gỗ, mùn, bột ván (chà nhám)… bán cho nhà máy gạch đây cũng là một biện pháp có ý nghĩa về mặt môi trường trong việc giảm thiểu chất thải rắn của nhà máy. Nhà máy đã trang bị cho công nhân các loại mũ và một số vật dụng bảo hộ lao động cho tất cả mọi người công nhân trong nhà máy để tránh các tai nạn lao động xảy ra. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ1 lần/tháng các loại máy móc, thiết bị và các động mà trong quá trình sản xuất được giám sát và ghi chép lại. Công việc này sẽ giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. 5.2 PHÂN TÍCH CÁC MẶT HẠN CHẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI Hệ thống xử lý nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYET MINH.doc
  • pptBao cao Anh Tuyet.ppt
  • docBIA CHINH PHU.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docPHU LUC.doc
  • dwgSO DO.dwg
Tài liệu liên quan