Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai và đề xuất các giải pháp hoàn thiện

MUÏC LUÏC

Trang

Nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

 

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Nội dung đề tài 1

1.4 Phương pháp thực hiện 2

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2.1 Khái niệm về quản lý môi trường 3

2.2 Các công cụ dùng trong quản lý môi trường 3

2.2.1 Công cụ pháp lý (phương cách pháp lý) 3

2.2.2 Công cụ kinh tế (phương cách kinh tế) 6

2.2.3 Công cụ kỹ thuật 9

2.2.4 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường 10

2.3 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường 11

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA

3.1 Giới thiệu về công ty 12

3.1.1 Sơ lược về công ty 12

3.1.2 Vị trí địa lý 12

3.1.3 Các ngành nghề kinh doanh của công ty 12

3.1.4 Cơ cấu tổ chức 13

3.2 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty 14

3.2.1 Sản phẩm 14

3.2.1 Máy móc, thiết bị 15

3.2.2 Nguyên vật liệu, nhiên liệu 17

3.2.3 Hệ thống cung cấp điện, nước 18

3.3 Quy trình sản xuất của các nhà máy và các vấn đề môi trường

có liên quan 18

3.3.1 Nhà máy sợi Polyester 19

3.3.2 Nhà máy BOPP 26

3.3.3 Nhà máy se sợi 28

3.3.4 Nhà máy nhiệt điện 29

3.4 Hiện trạng môi trường của công ty 33

3.4.1 Hiện trạng môi trường nước 34

3.4.2 Hiện trạng môi trường không khí 38

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA

4.1 Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty 43

4.1.1 Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường. 43

4.1.2 Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường. 43

4.1.3 Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải tại công ty 45

4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT tại công ty 51

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT tại công ty 51

4.2.1 Mục tiêu phát triển của công ty 51

4.2.2 Giải pháp cải tiến hệ thống QLMT theo ISO 14001 52

4.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực QLMT 55

4.2.4 Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường 56

4.2.5 Giải pháp cải tiến quản lý và xử lý chất thải 57

4.2.6 Giải pháp về sản xuất sạch hơn 58

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

 

doc63 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4972 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao bì giấy, gỗ, nguyên liệu rơi vãi, các loại sợi PET, DTY không đạt chất lượng bị loại bỏ, kim loại phế liệu, nhựa phế liệu,… với khối lượng trung bình khoảng 1.670 kg/tháng. Ngoài ra, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cũng phát sinh khoảng 60 tấn/tháng. d) Tiếng ồn và rung động. Trong hoạt động của xưởng sử dụng nhiều máy móc, thiết bị cơ khí tạo như tiếng ồn lớn như: máy cuốn sợi, máy se sợi…Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm của các phương tiện giao thông vận tải. 3.3.2 Nhà máy BOPP. 3.3.2.1 Quy trình sản xuất. Nguyên liệu cùng các phụ liệu khác như chất chống tĩnh điện được định lượng bằng hệ thống cân tự động, sau đó chúng được phối trộn đều và chuyển sang công đoạn gia nhiệt dung giải nguyên liệu thành dạng lỏng, hỗn hợp được làm nguội đến nhiệt độ yêu cầu để chuyển sang công đoạn định hình thành màng nhựa và kéo dài, kéo rộng màng theo quy cách đã lập trình trong sản xuất. Màng nhựa sau khi định hình sẽ tiếp tục qua công đoạn xử lý bề mặt bằng điện cao áp. Tiếp theo là công đoạn cuộn bán thành phẩm màng nhựa sau đó cắt thành sản phẩm theo quy cách, bao gói sản phẩm và lưu kho thành phẩm. 3.3.2.2 Nguồn ô nhiễm chính. a) Nước thải. Lưu lượng nước dùng cho nhà máy là 120 m3/ngày. Lưu lượng nước thải trong một ngày là 85 m3/ngày, gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt thải ra từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và công nhân. Các loại nước thải này có chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh (Ecoli). Nước thải sản xuất. Nươc thải trong sản xuất BOPP có thể được đánh giá là có mức độ ô nhiễm không đáng kể, chủ yếu là từ vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị. Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nhà máy STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ 1 pH - 7,07 2 SS mg/l 33 3 COD mgO2/l 8 4 BOD5 mgO2/l 4 5 Nitơ tổng mg/l 21 6 Phospho tổng mg/l 1,62 7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 2,20 8 Coliform MPN/100ml 4,6x104 9 N-NH3 mg/l 16,80 b) Khí thải. Lưu lượng khí thải bình quân là 11.000 m3/ngày.đêm gồm bụi phát sinh từ công đoạn phối trộn nguyên liệu để nấu, quá trình làm nguội và công đoạn xử lý bề mặt bằng điện cao áp. Bảng 3.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ 1 Bụi mg/m3 4 - 23 2 O3 mg/m3 11,6 3 VOC mg/m3 6,9 c) Chất thải rắn. Ở nhà máy BOPP, CTR phát sinh trong quá trình hoạt động gồm: Rác thải sinh hoạt. Rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy bao gồm thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nylon, giấy, lon, chai… Lượng CTR sinh hoạt của nhà máy là 0,026 tấn/ngày đêm. Chất thải rắn trong sản xuất. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp là 0,01 tấn/ngày. Khối lượng chất thải nguy hại là 0,014 tấn/ngày đêm. d) Tiếng ồn và rung động. Trong quá trình sản xuất tại nhà máy, tiếng ồn sinh ra do va chạm và ma sát giữa các thiết bị máy móc, và trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. 3.3.3 Nhà máy se sợi. 3.3.3.1 Quy trình sản xuất Đánh tơi Chải sợi Se sợi Xử lý sợi Se chỉ Cuốn chỉ Sợi thô Bụi Bụi, sợi thải Hình 3.6: Quy trình sản xuất se sợi 3.3.3.2 Nguồn ô nhiễm chính. a) Nước thải. Lưu lượng nước dùng cho nhà máy se sợi là 40 m3/ngày. Lượng nước thải của nhà máy là 30 m3/ngày gồm nước thải sinh hoạt của công nhân viên và nước từ quá trình sản xuất. b)Khí thải. Bụi phát sinh từ công đoạn đánh tơi, chải sợi, se sợi, se chỉ và cuốn chỉ. c) Chất thải rắn. Rác thải sinh hoạt là 1.248 kg/tháng. Chất thải rắn công nghiệp là 4.781 kg/tháng . Chất thải nguy hại là 528,5 kg/tháng. d) Tiếng ồn và rung động. Tiếng ồn phát ra từ các máy chuyển động vận tốc cao, nói chung là không đáng kể . 3.3.4 Nhà máy nhiệt điện. 3.3.4.1 Quy trình sản xuất. Nhiên liệu than đá Lò hơi Nhiệt độ Hơi nước áp suất cao Turbin máy phát điện Điện năng với điện thế 220KV Hơi trung áp và thấp áp Cung cấp các nhà máy Lượng hơi còn lại Thiết bị ngưng tụ Boàn nöôùc ngöng tuï Lò hơi Hình 3.7: Quy trình sản xuất điện Thuyết minh quy trình công nghệ: Nhiên liệu chính để sản xuất điện và hơi là than, nước đã khử khoáng và một số phụ gia cần thiết khác như Hygen (chất tẩy ôxy), chất tẩy gỉ và Amin (dùng để đưa vào nước đã khử khoáng). Khi nước khử khoáng được đốt nóng ở nhiệt độ cao trở thành hơi nước áp suất cao, sau đó hơi nóng chuyển động sẽ đẩy tua bin hoặc máy phát điện quay đạt vận tốc xác định. Các bộ tua bin/máy phát sẽ sản sinh ra điện năng và hơi nước ở các mức áp suất thấp hơn. Điện năng sẽ được cấp vào lưới điện nội bộ 110KV nối với trạm biến thế sau đó tải vào đường dây 22KV để cung cấp năng lượng cho các nhà máy. Điện năng dư thừa sẽ được tải lên mạng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam qua đường biến thế 220KV. Các loại hơi với áp suất thấp hơn sẽ được truyền đến các nhà máy trong khu vực để phục vụ sản xuất. Các thiết bị và máy phát điện được điều khiển tự động bằng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số do hệ thống máy tính hiện đại điều khiển. 3.3.4.2 Nguồn ô nhiễm chính. a) Nước thải. Lưu lượng nước dùng cho nhà máy nhiệt điện là 8.075m3/ngày.đêm. Lưu lượng nước thải của nhà máy trong một ngày là 1.590 m3/ngày, bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn… Nước thải sản xuất Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu bao gồm: Nước làm mát: Nhu cầu về nước làm lạnh trong tháp theo chu trình tuần hoàn khép kín và nước cung cấp thêm từ sông. Nhiệt độ của nước nóng (khoảng 410C) được giảm xuống trong tháp làm lạnh đến 320C trước khi đưa vào tái sử dụng trong hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD). Nước thải trong quá trình xử lý khí thải chứa lưu huỳnh, nước thải loại này có chứa kiềm, CaSO3 và CaSO4 rắn lơ lửng với nồng độ cao; Nước thải vệ sinh thiết bị nồi hơi: Vệ sinh nồi hơi để rửa sạch cặn lắng bằng axít clohydric được tiến hành định kỳ không thường xuyên. Nước thải trong quá trình vệ sinh chứa hợp chất sắt và các kim loại khác. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy. Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm các chất cặn bã (SS), chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ (BOD/COD), vi sinh vật, ... gây ô nhiễm môi trường. Nước mưa chảy tràn So với các nguồn nước thải khác, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là khá sạch. Nước mưa chảy tràn được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa riêng. b) Khí thải. Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu là khí thải lò hơi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển. Khí thải lò hơi Dầu nhiên liệu (FO) chỉ được sử dụng để khởi động nồi hơi. Nguồn nguyên liệu chính để đốt lò hơi là than Bitum. Tải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ các nồi hơi đốt than có thể được tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới căn cứ vào các thông số sau: - Lượng than Bitum tiêu thụ : 519.372 tấn/năm; - Độ tro : » 6,5%; - Hàm lượng lưu huỳnh : 1,3%; - Nhiệt lượng : 6.500 kcal/kg; - Thời gian hoạt động/ngày : 24 giờ; - Ngày hoạt động : 350 ngày/năm; - Lượng than tiêu thụ : 61,83 tấn/h. Bảng 3.15: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi. STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng kg/h g/s 01 Bụi 5 A 2.009,5 558,2 02 SO2 19,5 S 1.567,4 435,4 03 NO2 10,5 649,2 180,3 04 CO 0,3 18,5 5,2 05 THC 0,055 3,4 0,9 Ghi chú: - A là độ tro của than, A » 6,5%; - S là hàm lượng lưu huỳnh có trong than, S = 1,3%. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sẽ thải các chất ô nhiễm như bụi, NOx, SOx, CO, CO2 và Hydrocacbon vào không khí. c) Chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp phát sinh là 119 tấn/ngày.đêm từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện chủ yếu từ các nguồn sau: Tro khô sinh ra trong quá trình đốt than bituminous để cung cấp nhiệt cho nồi hơi; Tro khô từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện; Tro ướt ở đáy nồi hơi; Bùn khô từ nhà máy xử lý nước thải sau khi xử lý khí thải; Gỗ, giấy, giẻ lau. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của các cán bộ, công nhân làm việc tại nhà máy điện có các thành phần gồm: túi nylon, carton, giấy vụn, thuỷ tinh, thức ăn thừa,... Lượng CTR sinh hoạt của nhà máy là 0,026 tấn/ngày.đêm. d) Tiếng ồn và rung động. Trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện, tiếng ồn và rung động phát sinh từ các nguồn sau đây: Tiếng ồn, rung động phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và chủ yếu là từ hoạt động của hệ thống các máy bơm và mô tơ điện; Tiếng ồn, rung động do các phương tiện giao thông vận tải là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh. 3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. 3.4.1 Hiện trạng môi trường nước. Hiện trạng chất lượng nước mặt. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Thị Vải, sông Đồng Môn và rạch Bà Ký được trình bày trong bảng 3.16 và vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.17. Bảng 3.16: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt STT Thông số Đơn vị NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 TCVN 5942 - 1995, Cột B 01 pH - 7,3 7,1 6,9 6,8 6,5 5,5 - 9,0 02 COD mgO2/l 24 22 22 22 10 35 03 BOD5 mgO2/l 14 11 14 15 5 25 04 SS mg/l 47 24 33 35 39 80 05 N - NH4+ mg/l 0,1 0,2 3,2 3,1 0,2 1 06 N - NO3- mg/l 6 6 5 6 2 15 07 N - NO2- mg/l 0,06 0,08 0,08 0,08 0,07 0,05 08 Sunfat mg/l 0,09 0,15 0,2 0,2 0,07 - 09 Florua mg/l 0,55 0,60 0,62 0,61 0,4 1,5 10 Tổng Fe mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 0,4 2 11 Chì mg/l KPH KPH KPH KPH Vết 0,1 12 Dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH KPH 0,3 13 Tổng phenol mg/l 0,001 0,001 0,005 0,005 0,002 0,02 14 Tổng nitơ mg/l 1,1 1,3 1,7 1,6 1,2 - 15 Mangan mg/l 0,1 0,2 0,2 0,2 0,09 0,8 16 E.Coli MPN/ 100ml 0 0 0 0 0 - 17 Coliform MPN/ 100ml 110 114 3.600 3.600 2.300 10.000 Nguồn: Phân viện nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động TP. HCM, tháng 5/2007. Ghi chú: - TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (cột B: Áp dụng cho nước mặt dùng cho mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sinh); - KPH: Không phát hiện. Bảng 3.17: Vị trí lấy mẫu nước mặt. STT Ký hiệu Vị trí 01 NM1 Mẫu nước cống Lò Rèn 02 NM2 Mẫu nước rạch Bà Ký 03 NM3 Mẫu nước sông Thị Vải tại cửa xả rạch Bà Ký 04 NM4 Mẫu nước sông Thị Vải tại cửa xả rạch Bà Ký 05 NM5 Mẫu nước sông Đồng Môn - Họng lấy nước của nhà máy nước Nhận xét :So sánh kết quả phân tích với TCVN 5942 - 1995, Cột B cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu, riêng chỉ tiêu Nitrit ở tất cả các mẫu đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng không nhiều. Hiện trạng chất lượng nước ngầm. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 3.18 và vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.19. Bảng 3.18: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm. STT Thông số Đơn vị NN1 NN2 NN3 TCVN 5944 - 1995 01 pH - 5,7 5,1 4,9 6,5 - 8,5 02 Màu Pt-Co 0 0 0 5 03 Độ cứng tổng cộng mg/l 18 21 19 300 04 TDS mg/l 29 37 29 750 05 Clorua mg/l 27 27 26 600 06 Florua mg/l KPH KPH KPH 1,0 07 N-NO3- mg/l 4,1 4,3 4,1 45 08 N-NO2- mg/l 0,7 0,6 0,6 3(*) 09 Sunfat mg/l 3 3 3 400 10 Mn mg/l KPH KPH KPH 0,5 11 Tổng Fe mg/l 0,04 0,05 0,04 5 12 Chì mg/l KPH KPH KPH 0,05 13 Thuỷ ngân mg/l KPH KPH KPH 0,001 14 Kẽm mg/l KPH KPH KPH 5 15 E.Coli MPN/100ml 2 3 2 0 16 Coliform MPN/100ml 10 12 10 3 Nguồn: Phân viện nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động TP. HCM, tháng 5/2007. Ghi chú: - TCVN 5944 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm; - (*): Tiêu chuẩn nước sạch kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế; - KPH: không phát hiện. Bảng 3.19: Vị trí lấy mẫu nước ngầm. STT Ký hiệu Vị trí 01 NN1 Mẫu nước ngầm nhà máy cấp nước Nhơn Trạch 02 NN2 Mẫu nước giếng khu dân cư cống Lò Rèn 03 NN3 Mẫu nước giếng trục lộ 319B Nhận xét: So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5944 - 1995 cho thấy nước ngầm có pH chưa đạt yêu cầu, nước có dấu hiệu nhiễm bẩn vi sinh. Hiện trạng chất lượng nước thải. Kết quả giám sát gần nhất đối với nước thải của nhà máy nhiệt điện do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện vào tháng 5/2007 được trình bày trong bảng 3.20 và vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.21. Bảng 3.20: Kết quả giám sát nước thải của nhà máy nhiệt điện. STT Chỉ tiêu Đơn vị NT1 NT2 TCVN 5945 - 2005 cột B (Kq = 1,1, Kf = 1,0) 01 pH - 7,5 6,9 5,5 - 9 02 SS mg/l 14 8 110 03 BOD5 mgO2/l 30 30 55 04 COD mgO2/l 66 42 88 05 Tổng photpho mg/l 4,76 0,68 6,6 06 Tổng Nitơ mg/l 21,1 0,62 33 07 N-NH4+ mg/l 12,8 0,71 11 08 Pb mg/l 0,006 <0,004 0,55 09 Cd <0,0005 <0,0005 0,01 11 Hg <0,0005 <0,0005 0,01 10 As 0,001 0,007 0,11 12 Dầu mỡ mg/l 7,06 KPH 5,5 13 Coliform MPN/ 100ml 4,6x106 KPH 5.000 Nguồn: Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, tháng 4, 5/2007. Ghi chú: TCVN 5945 - 2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (cột B áp dụng cho nguồn thải thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh). Bảng 3.21:Vị trí lấy mẫu nước thải STT Kí hiệu Vị trí 1 NT1 Nước thải đầu vào của hệ thống XLNT của công ty 2 NT2 Nước thải đầu ra của hệ thống XLNT của công ty Nhận xét: So sánh với TCVN 5945 - 2005 (Cột B, Kq = 1,1, Kf = 1,0) cho thấy nước thải từ nhà máy nhiệt điện của công ty đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Phân viện nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động TP. HCM cũng đã tiến hành lấy mẫu, phân tích bổ sung đối với nước thải của công ty. Kết quả phân tích nước thải được trình bày trong bảng 3.22 và vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.23. Bảng 3.22: Kết quả phân tích nước thải của nhà máy nhiệt điện của công ty. STT Chỉ tiêu Đơn vị NT1 NT2 TCVN 5945 - 2005 cột B (Kq = 1,1, Kf = 1,0) 01 pH - 7,8 7,5 5,5 - 9 02 BOD5 mgO2/l 12 7 55 03 COD mgO2/l 36 33 88 04 SS mg/l 204 68 110 05 N-NH4+ mg/l 0,21 0,08 11 06 Tổng Nitơ mg/l 10,6 10,4 33 07 Tổng photpho mg/l 1,3 0,6 6,6 08 Dầu mỡ mg/l KPH KPH 5,5 09 Tổng phenol mg/l 0,05 0,04 0,55 11 Pb mg/l 0,008 0,004 0,55 10 E.Coli MPN/ 100ml 0 0 - 12 Coliform MPN/ 100ml 2.400 1.500 5.000 Nguồn: Phân viện nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động TP. HCM, tháng 5/2007. Ghi chú: - TCVN 5945 - 2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (cột B áp dụng cho nguồn thải thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh). Bảng 3.23: Vị trí lấy mẫu nước thải STT Kí hiệu Vị trí 1 NT1 Nước thải đầu vào hệ thống XLNT của nhà máy nhiệt điện 2 NT2 Nước thải đầu ra hệ thống XLNT của nhà máy nhiệt điện. Nhận xét :Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 - 2005 (Kq = 1,1 và Kf = 1,0). 3.4.2 Hiện trạng môi trường không khí. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh công ty. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh công ty do phân viện nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động Tp.HCM thực hiện vào tháng 5/2007 được trình bày trong bảng 3.24 và vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.25. Bảng 3.24: Hiện trạng môi trường không khí xung quanh công ty. Stt Ký hiệu Độ ồn (dBA) Bụi CO SO2 NO2 THC (mg/m3) 01 K1-1 51 - 62 0,31 2,4 0,19 0,042 0,8 02 K1-2 50 - 55 0,32 2,2 0,16 0,038 1,1 03 K2-1 45 - 67 0,28 1,5 0,19 0,046 1,2 04 K2-2 55 - 65 0,27 1,5 0,019 0,045 1,2 05 K3-1 45 - 53 0,24 0,8 0,05 0,01 1,2 06 K3-2 42 - 50 0,22 0,7 0,05 0,01 1,0 07 K4-1 56 - 62 0,34 1,8 0,14 0,032 1,4 08 K4-2 55 - 64 0,33 1,7 0,19 0,034 1,4 09 K5-1 57 - 62 0,32 1,7 0,16 0,032 1,4 10 K5-2 58 - 64 0,34 1,8 0,17 0,032 1,6 11 K6-1 59 - 64 0,33 1,8 0,16 0,035 1,6 12 K6-2 60 - 62 0,35 1,7 0,16 0,034 1,6 13 K7-1 60 - 65 0,33 1,6 0,12 0,025 1,6 14 K7-2 57 - 62 0,32 1,5 0,14 0,025 1,6 15 K8 59 - 65 0,31 1,6 0,12 0,03 1,0 TCVN 50 - 75(*) 0,30 30,0 0,35 0,20 5,0(**) Nguồn: Phân viện nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động Tp. HCM, tháng 5/2007. Ghi chú: - TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ); - (*) TCVN 5949 - 1998: Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn ở các khu vực sản xuất xen kẽ với khu vực dân cư trong ngày; - (**) TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; Bảng 3.25: Vị trí lấy mẫu không khí STT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu 1 K1 Phân khu Formosa phía sau gần Công ty Chin Well Fasteners; 2 K2 Cách Công ty Chin Well Fasteners khoảng 2km về phía Tây Bắc 3 K3 Cạnh tường rào của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) 4 K4 Khu vực trục lộ 319B, gần Công ty Choong Nam 5 K5 : Ngã tư giao lộ giữa đường 25B và đường 319B 6 K6 Ngã tư giao lộ giữa đường 25B và đường vào khu dân cư xã Hiệp Phước 7 K7 Khu vực dân cư cống Lò Rèn (điểm thải nước của công ty Formosa) 8 K8 Trước cổng công ty Formosa. Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu bụi có vượt nhưng không nhiều. Hiện trạng môi trường không khí khu vực sản xuất và khu vực xung quanh công ty. Kết quả đo chất lượng không khí xung quanh khu vực sản xuất và khu vực xung quanh công ty được trình bày trong 3.26. Bảng 3.26: Kết quả đo chất lượng không khí khu vực sản xuất và khu vực xung quanh công ty Vị trí đo Bụi CO SO2 NO2 Tiếng ồn Độ ẩm Nhiệt độ (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (dBA) (%) (oC) 1. Đầu hướng gió – khu vực bơm PTA 0,167 6,145 0,076 0,067 80-81 60,2 30,1 2. Cuối hướng gió – khu vực cổng bảo vệ 0,204 7,245 0,083 0,078 62-64 59,1 32,4 3. Phân xưởng sợi dài – khu vực DTY 0,322 8,102 0,101 0,079 84-85 42,5 30,2 4. Phân xưởng sợi ngắn 0,327 8,047 0,087 0,081 82-84 58,9 30,5 5. Phân xưởng sợi dài – Khu vực POY 0,356 8,728 0,087 0,082 88-89 43,6 30,0 TCVSCN (3733/2002/ QĐ-BYT) 6 40 5 5 85 80 32 Ghi chú: TCVSCN 3733/2002/QĐ – BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp được ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 10/10/2002 Nhận xét: Các kết quả đo được đều thấp hơn so với các tiêu chuẩn cho phép. Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy BOPP. Kết quả đo chất lượng không khí được thực hiện vào tháng 07/2009 tại nhà máy BOPP được trình bày ở bảng 3.27 và vị trí lấy mẫu được trình bày ở bảng 3.28. Bảng 3.27: Kết quả đo chất lượng không khí của nhà máy BOPP STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả TCVSCN 3733/2002/QĐ-BYT TCVN 5937:2005 K1 K2 K3 K4 1 Nhiệt độ oC 32,2 32,1 30,8 32,6 ≦32 - 2 Độ ẩm % 59,0 58,6 49,7 47,5 ≦80 - 3 Độ ồn dBA 79-80 80-84 78-80 90-91 ≦85 75* 4 Nồng độ bụi lơ lửng mg/m3 0,189 0,179 0,562 0,356 6 0,3 5 SO2 mg/m3 0,068 0,067 0,087 0,091 5 0,35 6 NO2 mg/m3 0,046 0,059 0,086 0,087 5 0,2 7 CO mg/m3 6,018 6,124 7,218 8,341 40 30 8 VOC mg/m3 - - - 0,180 - - Ghi chú: - TCVSCN 3733/2002/QD-BYT : Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp được ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 10/10/2002 - TCVN 5937-2005 : Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Bảng 3.28: Vị trí lấy mẫu không khí STT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu 1 K1 Đầu hướng gió trong khuôn viên nhà máy 2 K2 Cuối hướng gió trong khuôn viên nhà máy. 3 K2-K3 Tầng trệt (Máy cắt) 4 K4 Tầng 2(công đoạn làm lạnh và kéo dài màng ) Nhận xét : Các kết quả đo được đều thấp hơn hoặc bằng so với các tiêu chuần cho phép. Hiện trạng khí thải lò hơi của nhà máy Polyester. Kết quả đo hơi độc, bụi trong khí thải lò hơi của nhà máy Polyester được trình bày ở bảng 3.29 sau. Bảng 3.29: Kết quả đo hơi độc, bụi trong khí thải lò hơi. Nguồn thải Chỉ tiêu Bụi (mg/Nm3) CO (mg/Nm3) SO2 (mg/Nm3) NO2 (mg/Nm3) Nhiệt độ môi trường (oC) Nhiệt độ dòng khí thải (oC) Khí thải lò hơi (đo tại nguồn) 5,124 151,01 36,37 24,12 30,2 70,6 TCVN 5939-2005 (giá trị giới hạn A) 400 1000 1500 1000 30,2 70,6 Ghi chú: TCVN 5939-2005: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp Nhận xét: Các kết quả đo được đều thấp hơn so với TCVN 5939-2005. Hiện trạng khí thải nhà máy nhiệt điện Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đã qua hệ thống xử khí thải tại nhà máy nhiệt điện được trình bày ở bảng 3.30 sau. Bảng 3.30: Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải (đã được xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải). STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả TCVN 7440 - 2005 (Kp = 1; Kv = 0,8) 01 Nhiệt độ 0C 59 - 02 Lưu lượng m3/h 574.000 - 03 Bụi mg/m3 55,8 200 04 SO2 mg/m3 12 400 05 NOx mg/m3 18 800 06 CO mg/m3 15 640(*) 07 THC mg/m3 < 5 5(**) Ghi chú: - TCVN 7440 - 2005: Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện; - (*) TCVN 5939 - 2005, Cột B - Tiêu chuẩn chất lượng không tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất hữu cơ (hệ số lưu lượng nguồn thải Kp = 0,8 và hệ số phân vùng Kf = 0,8); - (**): TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. Nhận xét: Thông qua kết quả phân tích, so sánh với TCVN 7440-2005 cho thấy hầu hết các kết quả đều đạt yêu cầu. Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA 4.1 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY. 4.1.1 Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường. - Công ty có phòng môi trường gồm 10 nhân viên đều có kiến thức về môi trường. Trưởng phòng môi trường phân công nhân viên thực hiện quản lý hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy (1 nhân viên/1 nhà máy). - Tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường tuy chưa thật sự mạnh nhưng đã từng bước đáp ứng được nhu cầu thực hiện công tác quản lý môi trường tại công ty. 4.1.2 Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong Công ty được dựa trên các quy định do Nhà nước và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành. Bảng 4.1 dưới đây là cơ sở pháp lý đang được áp dụng tại công ty. Bảng 4.1: Các văn bản pháp lý về BVMT áp dụng tại công ty STT Nơi ban hành Nội dung chính 1 Quốc hội Luật bảo vệ môi trường 2005 2 Chính phủ Nghị định 80/2006/NĐ-CP về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT. Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT. 3 Chính phủ Nghị định 81/2006/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Nghị định 117/2009/NĐ-CP và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, thay thế nghị định 81/2006. 4 Chính phủ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP – Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước 5 Chính phủ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP – Quản lý chất thải rắn 6 Chính phủ Nghị định 174/2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn 7 Chính phủ Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg về Quy chế quản lý chất thải nguy hại 8 Bộ TN & MT Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải 9 Bộ TN & MT Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT – Quy chế Bảo vệ môi trường KCN 10 Bộ TN & MT Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT – Về việc bắt buộc áp dụng TCVN về Môi trường 11 Bộ TN & MT TCVN 5944 – 1995 - Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm. TCVN 5942 – 1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. TCVN 5945-2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn xả thải. TCVN 7440–2005 - Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện. TCVN 5939-2005 - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp. TCVSCN (3733/2002/QD-BYT) - Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp TCVN 5937-2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. 4.1.3 Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải tại công ty. 4.1.3.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí a) Giảm thiểu ô nhiễm từ giao thông Ô nhiễm bụi giao thông chỉ mang tính chất tạm thời trong quá trình tập kết nguyên liệu và xuất sản phẩm bằng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, Nhà máy đã quan tâm trong việc hạn chế lượng bụi phát sinh bằng các biện pháp: Thường xuyên chăm sóc và trồng cây xanh theo quy định nhằm tạo sự thoáng mát trong khuôn viên Nhà máy cũng như ngăn bụi phát tán ra môi trường xung quanh. Bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu. Thường xuyên tạo ẩm đường và khuôn viên nội bộ của Nhà máy vào mùa nắng mỗi khi xe tải ra vào xuất nhập nguyên liệu, sản phẩm. Tiến hành bảo trì, vận hành đúng tải trọng đối với phương tiện vận chuyển và phương t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbài làm.doc
  • docBIA.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docmucluc1.doc
  • docnhan xet GVHD.doc
  • docnhiem vu do an.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan