Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Thị trấn Nghèn là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của huyện Can lộc. Nơi cung cấp dịch vụ phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển của đô thị. Huyện can lộc có tọa độ vị trí địa lý từ 18026'55" đến 18028'30" độ vĩ bắc và 105045'00" đến 105047'43" độ kinh đông và tiếp giáp với các vị trí sau:

- Thị trấn Nghèn nằm ở vị trí khá thuận lợi, là trung tâm giữa hai cực phát triển là thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh

- Thị trấn nghèn nằm tại ngã ba giữa đường QL1A và đường tỉnh lộ 6

- Phía bắc giáp xã Vượng Lộc, Thiên Lộc,

- Phía tây giáp xã Khánh Lộc,

- Phía nam giáp xã Xuân Lộc, Tiến Lộc.

- Phía đông giáp xã Thuần Thiện, Tùng Lộc.

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn: Niên giám thống kê năm 2010) 1.6.3: Đánh giá hệ thống quản lý rác tại Hà Tĩnh: - Những mặt được: Một số địa phương đã chủ động trong việc kêu gọi, lựa chọn xây dựng các bãi xử lý CTR tập trung. Chủ động thành lập các hợp tác xã, tổ đội môi trường tập trung thu gom, vận chuyển chất thải rắn nhưng chỉ mới giải quyết được ở thị trấn, thị tứ của các huyện hoặc các phường của thành phố, thị xã. + Ở các xã chủ động trích quỹ đất xây dựng các bãi chôn lấp, giải quyết trước mắt khi chưa có quy hoạch và cơ chế hỗ trợ ngân sách. + Các tổ chức, đoàn thể như mật trận nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên... trong thời gian qua đã tích cực trong việc thu gom, xử lý rác. + Đã tích cực vận động nhân dân để đóng góp kinh phí phục vụ cho công tác thu gom xử lý chất thải rắn mặc dù số lượng đóng góp còn thấp và nguồn kinh phí còn hạn hẹp. - Những tồn tại, yếu kém + Trên địa bàn Tỉnh lượng chất thải rắn chưa được phân loại trước khi đưa đi xử lý. Mặt khác công nghệ xử lý còn lạc hậu chỉ mới chôn lấp nhưng hầu như chưa đúng quy cách, trang thiết bị lạc hậu, chế độ người lao động còn thấp. + Lượng CTR sinh hoạt thu gom được chiếm tỷ lệ còn thấp so với thực tế. + Chất thải rắn công nghiệp thu gom từ các nhà máy, khu công nghiệp đạt 75-80%, tuy nhiên CTR từ các nhà máy độc lập hầu như chưa được thu gom. + Chất thải rắn thu gom được hầu hết được chôn lấp tự nhiên, đốt hoặc bừa bãi lấn chiếm sang các khu vực xung quanh. + Ý thức của người dân và các cơ sở kinh doanh chưa cao nên chất thải được xã bừa bãi. + Bãi chôn lấp thành phố đã gần hết công suất. Sự cần thiết cấp bách phải xây dựng một khu xử lý CTR khác. + Một số bãi rác hiện nay gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh. - Nguyên nhân + Nguyên nhân khách quan: Tỉnh Hà Tĩnh có điểm xuất phát thấp lại đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành mới các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp nên dân số tăng, đời sống nhân dân được cải thiện dẫn đến lượng chất thải rắn phát sinh trên các huyện, thành phố, thị xã cũng tăng theo. + Nguyên nhân chủ quan: . Chưa có kế hoạch tổng thể quản lý CTR tại các địa phương. . Kinh phí dành cho công tác quản lý CTR còn hạn chế. . Các cơ quan chức năng cũng như đơn vị thu gom, xử lý CTR chưa xây dựng cơ chế quản lý CTR và có biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. . Bãi chôn lấp chưa được đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy đinh an toàn vệ sinh môi trường. . Sự vào cuộc của chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị chưa quyết liệt, nhận thức của nhân dân về tác hại của ô nhiễm môi trường còn thấp. 1.6.4: Phương hướng xây dựng cơ chế quản lý chất thải từ nay đến 2020 - Mục tiêu: Đến năm 2020, toàn tỉnh Hà Tĩnh giải quyết đồng bộ cơ bản vấn đề thu gom, xử lý CTR trên địa bàn, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của Tỉnh nhà. Phấn đấu để mọi người dân được sống trong môi trường có chất lượng đạt tiêu chuẩn do nhà nước quy định, góp phần xây dựng đời sống văn minh, hiện đại. - Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ đến năm 2010-2011: . Tập trung xử lý CTR cho thành phố Hà Tĩnh. . Nâng cấp xây dựng các khu xử lý CTR, bãi rác tập kết hiện có: Huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hồng Lĩnh. . Khuyến khích, nhân rộng và xây dựng chính sách, hỗ trợ công ty dịch vụ môi trường, HTX, tổ đội môi trường đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. + Nhiệm vụ giai đoạn 2012-2015: . Hoàn thành điều chỉnh. Bổ sung quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh. . Tiến hành xây dựng các khu xử lý CTR có cấp huyện, thành phố, thị xã hoặc liên vùng theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt. . Xây dựng kiện toàn cơ chế, mô hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn cho các huyện, thành phố, thị xã. . Tiến hành xây dựng 70% trạm trung chuyển tại các xã thuộc các huyện. . Xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý rác thải y tế các bệnh viện. . Trang bị phương tiện phù hợp đẻ thực hiện công tác thu gom và vận chuyển chất thả rắn của các xã về khu xử lý tập trung của huyện, thành phố, thị xã. . Xã hội hóa toàn bộ khâu thu gom và vận chuyển CTR tại các thị trấn, các xã của các huyện. . Đến năm 2015, xây dựng công sở dữ liệu và hệ thống quan trắc CTR trên địa bàn tỉnh. + Đến năm 2015 phấn đấu đạt được các chỉ tiêu: . 100% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. . 50% tổng lượng CTR xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng, hoặc tái chế. . 30% bùn bể phốt của thành phố và 10% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. . Giảm 40% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010. . 50% các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình. . 80% Tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế. .60% % Tổng lượng CTR nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường. .100% Lượng CTR y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. .40% Lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 50% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. .100% Các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/ 2003/ QĐ- TTg ngày 22/04/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ được xử lý. + Nhiệm vụ sau năm 2015: . Xây dựng 100% trạm trung chuyển tại các xã. . Cung cấp đầy đủ phương tiện phù hợp phục vụ cho công tác thu gom CTR từ xã về bãi tập trung cấp huyện hoặc liên vùng. . Xã hội hóa toàn bộ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển CTR ở cấp xã. + Đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu: . 100% Các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình. .100% Tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. . 90% Tổng lượng CTR xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng, hoặc tái chế. .100% Bùn bể phốt của thành phố và 10% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. . Giảm 85% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010. . 100% Tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, và nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. - Tổng hợp các hình thức quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Bảng 8: Tổng hợp các hình thức quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Huyện, thành phố, thị xã Hình thức quản lý Phạm vi phục vụ Năng lực tỷ lệ thu gom(%) TP.Hà Tĩnh công ty QLCT đô thị Hà Tĩnh thu gom Trên địa bàn thành phố Bãi rác đập Chùa, phường Văn Yên 88 TX.Hồng Lĩnh Công ty quản lý dịch vụ công trình công cộng đô thị Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác Nam Hồng- Hồng Lĩnh 92 H.Hương Sơn - HTX môi trường(MT) - Tổ,Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác ở khối phố 6 thị trấn Tây sơn, khối phố 15 thị trấn Phố châu 29 H.Đức Thọ - HTX MT - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác Phượng Thành chưa có bãi rác 14.5 H. Vũ Quang - HTX môi trường - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Chưa có bãi rác 12 H. Nghi Xuân - HTX môi trường - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác ở xã Xuân Thành 34 H. Can Lộc - HTX môi trường - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác thị trấn Nghèn 45.5 H. Hương Khê - HTX môi trường - Tổ, Đội MT Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác ở khối 14 thị trấn 9.0 H. Thạch Hà - HTX môi trường - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác ở xã Thạch Thanh 1.4 H. cẩm Xuyên - HTX môi trường - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận - Bãi rác thôn 14 xã Cẩm Quan - Bãi rác Thiên Cầm 26.5 H.Lộc Hà - HTX môi trường - Tổ, Đội môi trường Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Chưa có bãi rác xử lý 13.5 H. Kỳ Anh - Công ty dịch vụ môi trường đô thị Kỳ Anh - Tổ, đội,HTX Trên địa bàn thị xã và một số vùng xã lân cận Bãi rác xử lý ngoại thị, thị trấn Kỳ Anh 54.5 1.6.5: Những mô hình thành công và kinh nghiệm trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.6.5.1: Những mô hình thành công: Mô hình quản lý tư nhân: Mô hình này được thực hiện trên hoạch toán kinh doanh độc lập với mục tiêu là đạt được lợi ích trong hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, tuy nhiên cần phải giám sát kết quả đạt được trong thu gom và vận chuyển của các đơn vị đó. Vậy những đơn vị như thế nào thì được gọi là tư nhân. Đó là tổ thu gom rác dân lập, hợp tác xã thu gom vận chuyển... Để xem mô hình hoạt động có phù hợp với địa phương thì ta cần phải phân tích xem ưu và nhược điểm của mô hình. Ưu điểm: - Huy động được các nguồn vốn đóng góp trong dân và tạo việc làm cho người dân dịa phương dần dần tiến tới xóa bỏ bao cấp trong khâu thu gom, vận chuyển được bao cấp bởi nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Với phương châm " người được hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp" sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước. Người sử dụng dịch vụ ngày càng đòi hỏi người cung cấp phải cung cấp với chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn do vậy chất lượng môi trường sẽ được cải thiện hơn. -Tăng tỷ lệ thu gom rác trong các ngõ, xóm, hạn chế tình trạng mất vệ sinh trong các khu dân cư, hạn chế được việc người dân xã rác xuống sông, ao, hồ. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương tạo điều kiện để người dân tự làm chủ và có trách nhiệm với môi trường sống của mình. - Do huy động được các nguồn vốn từ dân nên nhà nước không phải bỏ kinh phí để mua sắm thiết bị thu gom, vận chuyển. - Giảm bớt được chi phí quản lý bởi quản lý tư nhân có bộ máy quản lý tinh gọn giảm bớt được chi phí quản lý trung gian. Điều này phù hợp với chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước. - Phát huy được tính cạnh tranh tích cực trong cơ chế thị trường. Nhược điểm: - Vì lợi nhuận nên thường không thưc hiện đầy đủ các quy trình thu gom, vận chuyển như cắt bớt công đoạn, các xe chở quá tải, mua xe cũ có chất lượng thấp không đảm bảo an toàn giao thông. - Nếu quản lý thiếu chặt chẽ và phối hợp không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn trong khâu thu gom, vận chuyển như: Thu không đúng giờ, tập kết không đúng điểm, để rác tồn động qua ngày... - Cần phải có những quy định bắt buộc các tổ chức và cá nhân đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển rác thải trong những dịp lễ tết, những ngày mùa bão, đảm bảo chống các hiện tượng tiêu cực. - Không phổ biến kịp thời được các quy định của nhà nước, của ngành cho đối tượng lao động - Khâu quản lý tài chính dễ sai sót, thêm một công việc cho quản lý cấp huyện. Mô hình quản lý dân lập: Do không có đủ diều kiện xây dựng các công trình vệ sinh đúng quy cách nên dân vẫn tùy tiện thải chất thải( kể cả chất thải rắn lẫn chất thải lỏng) ra môi trường, trước tình hình đó Ban cán sự, ban chỉ huy được sự chỉ đạo của đảng ủy, UBND phường ...cho thực hiện đề án " hỗ trợ cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường trong khu dân cư" nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư trong khối có môi trường sống trong lành hơn. Mô hình quản lý nhà nước: Ở Việt Nam mô hình quản lý nhà nước được áp dụng phổ biến nhất, hoạt động dưới dạng các doanh nghiệp công ích, chịu sự quản lý của các sở, ban ngành, UBND địa phương. Hoạt động với mục đích là đạt hiệu quả xã hội trong việc thu gom, vận chuyển rác thải. - Về tổ chức quản lý: + Sở chủ quản, thường là sở giao thông Công Chính(GTCC) với nhiệm vụ xây dựng và triển khai các chương trình kế hoạch, chính sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển... + UBND Tỉnh ban hành các văn bản pháp quy, quy hoạch bãi xử lý rác... Đầu tư thiết bị công nghệ... + Các cơ sỏ liên quan Sở KHCN&MT: Thanh tra giám sát chất lượng môi trường + Công ty MT Đô thị . Ký hợp đồng vận chuyển. . Hướng dẫn kỷ thuật đào tạo. . Xây dựng mức đơn giá và quy chuẩn kỹ thuật của công tác thu gom, vận chuyển trình các cơ quan phê duyệt. . Các xí nghiệp thành viên MTDT: Với nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý. Ưu điểm: - Các quy định chính sách của nhà nước được phổ biến kịp thời do có sự quản lý thống nhất từ trên xuống. - Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa khâu thu gom và vận chuyển, giữa các xí nghiệp thu gom với các đơn vị vận chuyển và xử lý. - Có sự quản lý thống nhất chặt chẽ từ trên xuống mọi hoạt động từ quy trình đều được thực hiện theo quy định của UBND địa phương của nhà nước. - Hạn chế được các biến cố bất thường xẩy ra như sự tồn đọng, những sự cố về nhân sự và phương tiện thu gom. Trong hoạt động nếu có một đơn vị, xí nghiệp gặp sự cố thì có thể huy động tương trợ của các đơn vị khác. - Việc sữa chữa, bảo dưỡng được đảm bảo bởi các xí nghiệp thành viên do đó mức độ an toàn cho người lao động cao hơn nhiều. Nhược điểm của mô hình: - Mô hình quản lý cồng kềnh với sự chồng chéo của các cơ quan chủ quản, các cơ quan liên ngành cho nên mọi phương án đưa ra dù có tính khả thi thì phải một thời gian dài sau mới được thực hiện, độ trễ khá lớn. - Hạn chế tích cực trong cạnh tranh vì mô hình này hoạt động mang tính độc quyền. Nhiều khi hoạt động mang tính hình thức. - Vì doanh nghiệp công ích nên không tránh khỏi tình trạng ỷ lại trông chờ vào nguồn ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước. - Ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước sẽ phải đầu tư khá lớn vào khâu thiết bị phuơng tiện cho hoạt động. Đây là một khó khăn lớn vì hiện nay đất nước đang rất cần nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác. Mô Hình quản lý cộng đồng (xã hội hóa dịch vụ thu gom): Có sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom chất thải đã làm cho tình hình vệ sinh thôn xóm được đảm bảo.. . Từ đó tạo được ý thức trách nhiệm của từng người dân, của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, đặc biệt là chính quyền phường cùng chung tay giải quyết vấn đề môi trường. 50% người dân trong tỉnh Hà Tĩnh đã được hưởng lợi từ dịch vụ này. - Xã hội hoá dịch vụ thu gom rác thải là một mô hình mới trong chủ trương quản lý chất thải rắn đang được tỉnh Hà Tĩnh quan tâm với mục đích huy động sự tham gia của cộng đồng vào vấn đề bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, giảm gánh nặng ngân sách, xây dựng các cộng đồng dân cư tự lực với cách thức chủ động về tài chính, cân đối thu chi trong các dịch vụ công. Nhược điểm: - Đây chỉ mới là mô hình huy động sự đóng góp kinh phí của người dân để xử lý vấn đề rác thải tại địa bàn dân cư (thiếu các chương trình hành động), chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. - Rác thu gom chưa được phân loại thành rác hữu cơ và chất thải rắn. - Ngoài việc đóng tiền phí vệ sinh, vai trò của cộng đồng chưa được phân định rõ ràng. Và Các mô hình khác như mô hình 100% vốn nước ngoài, mô hình liên kết liên doanh. 1.6.5.2: Những kinh nghiệm trong quản lý CTR sinh hoạt. + Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, quyết định đến công tác vệ sinh môi trường nói chung với việc thu gom, xử lý CTR nói riêng. + Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân về vệ sinh môi trường là vấn đề quan trọng và phải được làm thường xuyên. + Xã hội hóa khâu thu gom CTR có tính khả thi rất cao, nếu được sự quan tâm hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp công ích trong lĩnh vực này. Chương 2: Công tác quản lý chất thải rắn ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. tỉnh Hà Tĩnh 2.1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở thị trấn nghèn, huyện Can Lộc, tĩnh Hà Tĩnh. 2.1.1: Điều kiện tự nhiên: * Vị trí địa lý Thị trấn Nghèn là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của huyện Can lộc. Nơi cung cấp dịch vụ phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển của đô thị. Huyện can lộc có tọa độ vị trí địa lý từ 18026'55" đến 18028'30" độ vĩ bắc và 105045'00" đến 105047'43" độ kinh đông và tiếp giáp với các vị trí sau: - Thị trấn Nghèn nằm ở vị trí khá thuận lợi, là trung tâm giữa hai cực phát triển là thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh - Thị trấn nghèn nằm tại ngã ba giữa đường QL1A và đường tỉnh lộ 6 - Phía bắc giáp xã Vượng Lộc, Thiên Lộc, - Phía tây giáp xã Khánh Lộc, - Phía nam giáp xã Xuân Lộc, Tiến Lộc. - Phía đông giáp xã Thuần Thiện, Tùng Lộc. * Địa hình, diện mạo: Thị trấn nghèn có địa hình lòng máng, dốc từ hai phía tây (Dãy Trà Sơn), Đông (dãy Hồng Lĩnh) vào dòng chính sông Nghèn ra cửa biển. Hai bên sườn núi có cao độ từ +(4,0 - 6.0)m *Khí hậu: Thị trấn Nghèn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; Mùa hè khô, nắng nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. - Nhiệt độ không khí: + Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,80C + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,00C +Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 6.80C + Biên nhiệt độ trung bình ngày đêm: 6,20C + Số giờ nắng trung bình năm: 1800h/ năm - Độ ẩm không khí: + Độ ẩm không khí trung bình năm tương đối cao, từ (84-86)%. Thời kỳ ẩm nhất vào các tháng cuối mùa đông (tháng 1- tháng 3) tháng khô nhất là tháng 7 do có sự xuất hiện của gió mùa tây và tây nam khô nóng (Gió lào). + Độ ẩm trung bình năm:86% + Độ ảm trung bình tháng cao nhất: 90% + Độ ẩm trung bình thấp nhất: 72% - Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, mưa tập trung nhất vào tháng 9 và tháng 10, chiếm 45% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Can Lộc ít hơn so với thị xã Hà Tĩnh nhưng có đặc thù dao động xấp xỉ 1000mm/ năm. + Lượng mưa trung bình năm: (2000- 2700)mm. + Lượng mưa năm lớn nhất: 3605 mm. + Lượng mưa trung bình tháng cao nhất : 1450mm. (tháng 9) + Lượng mưa ngày lớn nhất: (500-600)mm. + Lượng mưa 1 ngày lớn nhất 732mm (ngày 23/10/1986). + Số ngày mưa trung bình trong năm: 155 ngày. Mùa khô từ tháng năm đến tháng 8 khô nóng nhất là tháng 7 với gió lào. - Gió + Hướng gió chủ đạo trong mùa Hè là Tây và Tây Nam; mùa đông là gió Đông Bắc. + Tốc độ trung bình; (1,5 - 2.5)m/s. Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể từ (30 - 40)m/s. - Bão: Khu vực nghiên cứu có dãy Hồng Lĩnh che chắn phía Đông Bắc, do dó sức tàn phá của bão đối với khu vực đã được hạn chế phần nào so với các huyện khác trong tỉnh và vùng ven biển. - Theo thống kê, từ năm 1990 có 62 cơn bão và áp thấp nhiệt dới đổ bộ vào bờ biển khu vực Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. Bảng 9. Thống kê số cơn bão đổ bộ vào khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh trong năm: Tháng trong năm Số cơn bão đổ bộ Tháng 6 6 cơn bão Tháng 7 11 cơn bão Tháng 8 16 cơn bão Tháng 9 14 cơn bão Tháng 10 15 cơn bão Trong đó một số cơn bão mạnh là: + Cơn bão số 7 đổ bộ vào vùng biển Nghệ Tĩnh ngày 3/10/1989. Tốc độ gió được đo tại trạm Quỳnh Lưu là 34m/s hướng Gió Tây. + Cơn bão số 8 đổ bộ vào vùng biển Quảng Bình 10/10/1989 nhưng tốc độ gió đo được tại vùng biển Nghệ Tĩnh là 28m/s. + Cơn bão số 4 đổ bộ vào Hà Tĩnh ngày 10/9/2000 với sức gió giật trên cấp 11 + Cơn bão số 6 và số 8 năm 2005 với cấp gió giật cấp 11, 12. * Đặc điểm thủy văn: Việc tiêu thoát của thị trấn Nghèn phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Nghèn. Về mùa lũ và thủy triều gây ra ngập úng tại nội đồng của thị trấn. Bảng 10: Mưa lũ trên sông Nghèn TT Vị trí Sông suối h(m) 1978 1 Trạm bơm Thuận Lộc Sông nghèn 3.10 2 Trạm bơm Minh Lộc Sông nghèn 2.84 3 TRạm cầu cao Sông nghèn 2.90 4 Cầu Hạ Vàng Khe Nhà Đường 3.13 5 Cầu Nghèn Sông nghèn 2.70 6 Đò Điểm Sông nghèn 1.90 * Tài nguyên thiên nhiên Đất đai: - Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị trấn là 1161,81 ha. - Diện tích đất xây dựng đô thị: 315,91 ha, chỉ tiêu 253,2 m2/ người, trong đó đất dân dụng: 262,6ha, chỉ tiêu: 210,5 m2/ người. Nước: Can Lộc là một huyện có nhiều hồ đập, sông suối đã tạo ra trữ lượng nước mặt lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, cũng như thuận lợi cho việc sản xuất của nhân dân. Đó là đập Cù Lây (Phúc Lộc), đập Nhà đường (Thiên Lộc), hồ cửa thờ - Trại Tiểu( Đồng Lộc, Mỹ Lộc), sông Nghèn...... Khí hậu Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Thị trấn Nghèn còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt: + Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. + Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. 2.1.2: Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1: Điều kiện kinh tế: a. Công nghiệp: Có nhiều chuyển biến tích cực, là địa bàn trung tâm với các nghề như: cơ khí, sản xuất nhôm kính, mộc, nề, xe vận tải, nghề chiếu cói... Đã tạo được việc làm cơ bản ổn định cho trên 3000 lao động và đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình. Hiện tại Thị trấn chuẩn bị triển khai cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô trên 20ha nằm phía bắc sẽ là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển chung của thị trấn. b. Về thương mại dịch vụ - du lịch: Thương mại dịch vụ có bước phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng, mặt hàng phong phú, kịp thời phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Hiện tại khu vực chợ tạm bà con kinh doanh đã ổn định, một số chợ nhỏ ở các khối trong thị trấn và đang tiếp tiếp tục hoàn thiện xây dựng chợ mới. c. Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp đã có cơ chế chính sách hợp lý, có sự chủ động của các dơn vị hợp tác xã và các hộ nông dân, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có những chuyển biến tích cực. Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.2: Điều kiện xã hội a. Dân số - Thị trấn Nghèn là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Can Lộc. Đây là một đô thị có vị trí thuận lợi nằm trên trục lộ quốc lộ xuyên quốc gia xuyên việt. Nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn của tỉnh là thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh, có nhiều tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. Vì vậy nhân tố tạo nên chính là dân số lao động thuộc các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thêm nông lâm nghiệp - Theo niêm giám thống kê năm 2007. Toàn thị trấn gồm 17 xóm với tổng số dân là 12474 người. tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn thị trấn là 1,07%, trong đó tăng tự nhiên là 0,77%, tăng cơ học là 0.3%. - Theo niên giám thống kê năm 2009. Toàn thị trấn có 18 thôn với tổng số dân 13592 người. Bảng 11: Hiên trạng dân số - đất đai theo đơn vị hành chính STT đơn vị số khẩu số hộ 1 Khối 1A 809 156 2 Khối 1B 739 162 3 Khối 2 573 141 4 Khối 3 1021 221 5 Khối 4 740 154 6 Khối 5 969 169 7 Khối 6A 1022 234 8 Khối 6B 949 218 9 Khối 7 1014 197 10 Khối 8 1201 266 11 Khối 9 1057 168 12 Khối 10 643 124 13 Khối 11 943 198 14 Khối 12 957 165 15 Khối phúc sơn 535 138 16 Khối hồng vinh 558 151 17 Xóm xuân thủy 1 238 65 18 Xóm xuân thủy 2 714 114 Tổng 14682 28024 ( nguồn : do công an thị trấn nghèn cung cấp. Niên giám thống kê 2009 Thị trấn Nghèn) - Lao động: Dân số trong tuổi lao động năm 2007 là 8290 người chiếm 66,5% so với dân số toàn thị trấn. - Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 5757 người, chiếm 69,4% số lao động trong độ tuổi. Bảng 12: Hiện trạng lao động ở Thị trấn Nghèn Tt Hạng mục Hiện trạng năm 2005 Tổng dân số (1000 người) 12,5 I Dân số trong tuổi lao động (1000 người) 8,3 - tỷ lệ % so dân số 66,5 II lao động làm việc trong các ngành kinh tế 5,8 tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 69,4 Phân theo ngành 2.1 Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,4 tỷ lệ % so LĐ làm việc 70,6 2.2 Lao động CN, TTCN,XD 1,0 tỷ lệ % so LĐ làm việc 17,9 2.3 Lao động dịch vụ thương mại 0,7 tỷ lệ % so LĐ làm việc 11,5 (Nguồn hiện trạng: UBND thị trấn Nghèn năm 2007) 2.1.2.3:Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội: Hiện trạng công trình xã hội cũng đã được chú trọng đầu tư xây dựng nhưng chất lượng công trình chưa được tốt. a. Công cộng + Công trình dịch vụ thương mại: Hiện tại thị trấn có một chợ của thị trấn là chợ nghèn, dự án xây dựng chợ nghèn 1,9ha mới xong. có một số chợ nhỏ ở các khối. + Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_hoan_chinh.doc
Tài liệu liên quan