Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty xi măng Hà Tiên II

MỤCLỤC

Trang

Chương 1: TỔNGQUANVỀ ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢSỬ DỤNGNGUỒNVỐN

KINHDOANH. 1

1.1. Lý do chọn đềtài. 1

1.2. Mụctiêu nghiên cứu. 1

1.3. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.4. Phạmvinghiên cứu. 2

Chương 2: CƠSỞLÝLUẬN . 3

2.1. Kháiquátvềvốn kinh doanh. 3

2.1.1. Kháiniệmvềvốn kinh doanh. 3

2.1.2. Đặcđiểmcủavốn kinh doanh. 3

2.1.3. Phân loạivốn kinh doanh. 3

2.1.3.1. Vốn lưu động. 3

2.1.3.2. Vốn cố định. 5

2.2. Đánh giáhiệu quảsử dụng vốn kinh doanh. 6

2.2.1. Kháiniệmvềhiệu quảsử dụng vốn kinh doanh. 6

2.2.2. Phương pháp đánh giáhiệu quảsử dụng vốn kinh doanh. 7

2.2.2.1. Tình hình nguồn vàsử dụng nguồn vốn .7

2.2.2.2. Tính cân đốigiữatàisản vànguồn vốn. 7

2.2.2.3. Khảnăng đảmbảo nguồn vốn vàmứcđộ đảmbảo nợ. 9

2.2.2.4. Khảnăng thanh toán.9

2.2.3. Hiệu quảsử dụng vốn. 10

2.2.3.1. Hiệu quảsinh lời. 10

2.2.3.2. Hiệu quảsử dụng tổng vốn. 10

2.2.3.3. Hiệu quảsử dụng vốn lưu động. 11

2.2.3.4. Hiệu quảsử dụng vốn cố định.11

Chương 3: GIỚITHIỆUVỀ CÔNGTYXIMĂNGHÀTIÊNII.12

3.1. Giớithiệu chung vềcông ty ximăng HàTiên II. 12

3.2. Lịch sử hình thành vàpháttriển củacông ty ximăng HàTiên II. 12

3.3. Nhiệmvụ, chứcnăng, ngành nghềkinh doanh củacông ty. 13

3.4. Tình hình hoạtđộng củacông ty. 13

3.5. Cơcấu tổ chứccủacông ty. 14

3.6. Định hướng pháttriển củacông ty. 16

Chương 4: TÌNHHÌNHVÀHIỆUQUẢSỬ DỤNGVỐN. 17

4.1. Đánh giákháiquáttình hình biến động tàisản vànguồn vốn.17

4.1.1 Kếtcấu vốn. 18

4.1.1.1. Kếtcấu vốn lưu động. 18

4.1.1.2. Kếtcấu vốn cố định.19

4.1.2. Kếtcấu nguồn vốn. 20

4.1.2.1. Nợphảitrả. 21

4.1.2.2. Vốn chủ sởhữu. 21

4.2. Phân tích tình hình vốn vànguồn vốn. 22

4.2.1. Phân tích tình hình vốn. 22

4.2.1.1. Phân tích tàisản lưu động vàđầu tư ngắn hạn. 22

4.2.1.2. Phân tích tàisản cố định vàđầu tư dàihạn. 25

4.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn. 29

4.2.2.1. Nợphảitrả. 29

4.2.2.2. Nguồn vốn chủ sởhữu. 31

4.3. Phân tích tình hình nguồn vốn vàsử dụng nguồn vốn. 32

4.3.1. Biểu kênguồn vốn vàsử dụng vốn năm2003. 32

4.3.2. Biểu kênguồn vốn vàsử dụng vốn năm2004. 33

4.3.3. Biểu kênguồn vốn vàsử dụng vốn năm2005. 34

4.4. Phân tích tính cân đốigiữatàisản vànguồn vốn. 35

4.4.1. Xéttính trang trảicủavốn chủ sởhữu cho cácloạitàisản dùng vào hoạtđộng

sản xuấtkinh doanh vàđầu tư. 35

4.4.2. Xéttính trang trảicủavốn chủ sởhữu vàvốn vay đầu tư vào hoạtđộng kinh

doanh củacông ty. 35

4.5. Phân tích khảnăng đảmbảo nguồn vốn vàmứcđộ đảmbảo nợ. 36

4.5.1. Khảnăng đảmbảo tổng vốn. 36

4.5.2. Khảnăng tự tàitrợtàisản cố định. 36

4.5.3. Tỷ số đảmbảo nợ. 37

4.6. Phân tích khảnăng thanh toán. 38

4.6.1. Khảnăng thanh toán. 38

4.6.2. Khảnăng thanh toán lãivay.39

4.7. Hiệu quảsử dụng vốn. 39

4.7.1. Phân tích hiệu quảsinh lời. 39

4.7.1.1. Tỷ suấtsinh lợitrên doanh thu (ROS). 39

4.7.1.2. Tỷ suấtsinh lợitrên tổng tàisản (ROA). 40

4.7.1.3. Tỷ suấtsinh lợitrên vốn chủ sởhữu (ROE). 41

4.7.2. Hiệu quảsử dụng tổng vốn. 42

4.7.2.1. Hệsố vòng quay tàisản. 42

4.7.2.2. Phân tích khảnăng chuyển đổithành tiền củacáckhoản phảithu. 42

4.7.2.3. Phân tích khảnăng chuyển đổithành tiền củahàng tồn kho. 43

4.7.2.4. Phân tích hiệu quảsử dụng vốn lưu động. 44

4.7.2.5. Phân tích hiệu quảsử dụng vốn cố định.45

4.8. Hiệu quảvàhạn chế.46

4.8.1. Hiệu quả. 46

4.8.2. Mặthạn chế. 47

Chương 5: MỘT SỐBIỆNPHÁP& KIẾNNGHỊĐỂ NÂNGCAOHIỆUQUẢ

SỬ DỤNGNGUỒNVỐNKINHDOANHỞCÔNGTYXMHT II. 48

5.1. Mộtsố biện pháp đểnâng cao hiệu quảsử dụng nguồn vốn kinh doanh trong công ty . 548

5.2. Kiến nghị. 50

5.2.1. VềphíaNhànước. 50

5.2.2. Vềphíacông ty. 50

PHẦNKẾT LUẬN. 52

PHẦNPHỤLỤC

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty xi măng Hà Tiên II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cường đầu tư, nâng cấp và thay thế máy móc thiết bị. Vì vậy, có thể đánh giá được công ty đã hết sức cố gắng tạo thế vững chắc vươn lên để có chỗ đứng trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay. 4.2. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn 4.2.1. Phân tích tình hình vốn 4.2.1.1. Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Phân tích tình hình biến động của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty qua 3 năm (2003 – 2005), ta dựa vào bảng dưới đây. Bảng 2: Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04 -03 05 - 04 1. Tiền 247.187 284.667 240.899 37.480 -43.768 2. Các khoản phải thu 48.685 28.157 51.372 -20.528 23.215 3. Hàng tồn kho 139.993 164.671 170.514 24.678 5.843 4. TSLĐ khác 554 376 424 -178 48 Tổng TSLĐ 436.419 477.871 436.210 41.452 -41.661 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II a. Vốn lưu động bằng tiền Vốn lưu động bằng tiền là các khoản tiền gửi ở các Ngân hàng của đơn vị. Công ty có lượng tiền luôn được giữ ở mức cao để thanh toán cho các chi phí hoạt động đồng thời cũng nhằm để tranh thủ những cơ hội khi thời cơ đến trong tình hình thị trường nhiều biến động bất ngờ và khó đoán hiện nay. Công ty có nhu cầu thu, chi hàng ngày là một khối lượng tiền tệ rất lớn được giao dịch để thanh toán cho các nhà cung cấp cũng như thu tiền từ khách hàng của mình. Do vậy, mức dự trữ tiền của công ty cần thiết phải lớn. Nhưng đây là lượng tiền không ổn định, nó biến động hàng ngày tùy theo tình hình sản xuất, tùy thuộc vào biến động của thị trường về giá cả (được dự báo trước), vào nhu cầu mua hàng của khách hàng,…Tức là, thông thường công ty mua nhiên liệu dầu đốt khoảng một tuần/lần với một lượng tiền thanh toán lớn, giao động từ 4 đến 5 tỷ đồng, và thanh toán cho nhà cung cấp than từ 2 đến 3 tỷ đồng/tuần và chi phí điện, đất đỏ, chi phí vận chuyển hàng đến các chi nhánh, chi phí nhân công,…mà hầu như hàng ngày công ty đều phải chi ra để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Còn đối với các khoản thu tiền từ khách hàng cũng không theo chu kỳ, tức là tùy theo khách hàng và tùy theo giá trị hợp đồng mà khối lượng tiền sẽ được khách hàng thanh toán. GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 23 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II Do vậy sẽ có một lúc nào đó lượng vốn bằng tiền của công ty là rất nhàn rỗi, nhưng cũng có khi lại phải chi ra khá lớn. Do vậy, với kinh nghiệm sản xuất lâu năm, công ty sẽ dự trữ một lượng tiền nhất định nhằm đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn bằng tiền. Tuy nhiên với mức dự trữ tiền cao lại là hạn chế lớn của công ty vì như thế đồng tiền sẽ không được quay vòng cũng như phần lợi nhuận được tạo ra từ nó chưa được tăng thêm. Năm 2004, lượng tiền của công ty đạt 284,67 tỷ đồng, tăng 37,5 tỷ đồng so với năm trước, sang năm 2005 mức dự trữ tiền đã giảm 43,8 tỷ đồng so với năm 2004. Về mặt lý thuyết, lượng tiền giảm xuống được đánh giá là khá tốt. Nhưng sự giảm xuống này cũng cần phải được xem xét thêm nhiều yếu tố mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và hợp logic. b. Các khoản phải thu Các khoản phải thu củaphụ thuộc vào: doanh thu bán chịu, giới hạn của lượng vốn có thể bán chịu, thời hạn bán chịu và chính sách thu tiền. Từ bảng 2 ta thấy, các khoản phải thu của công ty qua 3 năm có sự biến động lớn, năm 2004 các khoản phải thu giảm 20,53 tỷ đồng so với năm 2003; năm 2005 tăng 23,22 tỷ đồng so với năm trước và đạt 51,37 tỷ đồng. Để đánh giá các khoản phải thu của công ty ở mức hợp lý hay không ta đi vào xem xét tỷ số các khoản phải thu so với doanh thu (CKPT/DT). Bảng 3: Tình hình các khoản phải thu (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Doanh thu 898.963 961.983 967.959 63.020 5.976 Các khoản phải thu 48.685 28.157 51.372 -20.528 23.215 CKPT/DT (%) 5,42 2,93 5,31 -2,49 2,38 Chi tiết các khoản phải thu: - Phải thu của khách hàng 33.352 16.976 14.616 -16.376 -2.360 - Trả trước cho người bán 14.773 10.723 36.278 -4.050 25.555 - Các khoản phải thu khác 559 458 490 -101 -32 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II Từ bảng trên ta thấy, năm 2004 tình hình thu tiền của công ty khá tốt, các khoản phải thu chỉ chiếm 2,93% doanh thu. Năm 2003, công tác thu tiền của công ty là xấu nhất trong vòng 3 năm. Đến năm 2005, do doanh thu tăng, nhưng đồng thời các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể, so với doanh thu thì các khoản phải thu trong năm 2005 chiếm đến 5,31%. Thực trạng trên do các nguyên nhân sau: Năm 2003 phải thu tăng nhiều do phải thu của khách hàng tăng mạnh, tăng 16,38 tỷ đồng, bởi vì công ty có chính sách tín dụng dành cho khách hàng tối đa là 40 ngày kể từ ngày giao hàng, bên cạnh đó khách hàng sẽ được hưởng khoản chiết khấu thương mại 3% trên tổng giá trị hợp đồng nếumua từ 10.000 tấn trở lên, chiết khấu thanh toán đúng theo kỳ hạn (nếu thanh toán trong thời gian 10 ngày đầu được hưởng 3%, trong vòng 20 sau ngày sau ngày ghi hóa đơn hưởng 2% tổng giá trị của hóa đơn) và đa phần khách hàng thanh toán cho công ty trong thời gian chiết khấu. Năm 2004 do nhu cầu xây dựng tăng cao, để hoàn thành các công trình xây dựng lớn theo đúng tiến độ của kế hoạch 5 năm (2002 – GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 24 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II 2006), do vậy trên thị trường mức cung thiếu hụt một lượng lớn, thiếu khoảng 5,4 triệu tấn (Theo www.mof.gov.vn – Cung-cầu và dự báo), do vậy khách hàng sẽ mua hàng với khối lượng lớn để hoàn thành đúng tiến độ công trình cũng như để được hưởng khoản ưu đãi hay để tìm nhà cung cấp ổn định. Việc này có thể kiểm chứng bằng sự tăng lên của khoản chiết khấu thương mại trong năm 2004 của công ty, khoản này đã tăng 2,1 tỷ đồng so với năm 2003. Nguyên nhân khoản phải thu năm 2005 tăng cao do trong năm công ty dự báo sự tăng nhanh của giá nhiên liệu đầu vào, công ty đã trả trước cho người bán với một khối lượng tiền lớn 36,28 tỷ đồng nhằm giữ cho đầu vào ổn định. Bằng chứng là năm 2005 tình hình phải thu khách hàng tốt hơn năm 2004, giảm 2,4 tỷ đồng so với năm 2004, và ở phần phân tích trên ta đã thấy vốn bằng tiền trong năm 2005 giảm mạnh. Vậy nguyên nhân của sự tăng đột biến của khoản phải thu trong năm này là do công ty trả trước cho nhà cung cấp của mình với ý đồ đã được dự báo trước. Do vậy trong năm này tình hình các khoản phải thu cũng được đánh giá là tích cực nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận về cho công ty. c. Hàng tồn kho Để phân tích tình hình biến động hàng tồn kho của công ty trong 3 năm (2003 - 2005) ta đi vào quan sát bảng tình hình hàng tồn kho dưới đây. Bảng 4: Tình hình hàng tồn kho (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Doanh thu 898.963 961.983 967.959 63.020 5.976 Hàng tồn kho 139.993 164.671 170.514 24.678 5.843 HTK/DT (%) 15,57 17,12 17,62 1,55 0,50 Chi tiết hàng tồn kho: - Nguyên vật liệu tồn kho 126.550 142.229 63.815 15.679 -78.414 - Công cụ, dụng cụ trong kho 752 258 134 -494 -124 - Sản phẩm SXKD dở dang 16.808 19.072 19.795 2.264 723 - Thành phẩm tồn kho 8.129 1.232 1.510 -6.897 278 - Hàng hóa tồn kho 0 1.878 85.257 1.878 83.379 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II  Hàng tồn kho của công ty ở mức khá cao, thường chiếm hơn 1/3 giá trị tài sản lưu động và tăng liên tục qua các năm. Nếu đem so hàng tồn kho với doanh thu thì được tỷ lệ tương đối cao và đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ, tốc độ tăng hàng tồn kho nhanh hơn sự tăng của doanh thu. Sự tăng này là do yếu tố nào gây nên và thể hiện được thực trạng gì của công ty? Vấn đề này sẽ được lý giải như sau: quan sát bảng trên ta thấy, hàng hóa tồn kho năm 2005 tăng cao, tăng đến 83,38 tỷ đồng so với năm 2004, đây là nguyên nhân chính làm cho hàng tồn kho tăng lên. Do là năm 2005, công ty đã thu hẹp chính sách tín dụng của mình xuống bằng việc cho khách hàng nợ trong vòng 30 ngày thay vì 40 ngày như 2 năm trước, hạ tỷ lệ chiết khấu xuống còn 1,5% trên giá trị hợp đồng, không ưu đãi khoản chiết khấu thanh toán nữa, với ý đồ đầu cơ chờ tăng GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 25 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II giá bán, vì thế mà khoản chiết khấu thương mại trong năm 2005 giảm đáng kể, giảm tới 13,26 tỷ đồng. Khả năng dự trữ với mục đích đầu cơ này được đánh giá là tích cực trong tình hình hiện nay vì như thế công ty sẽ đem về một khoản lợi nhuận đáng kể từ việc tăng giá bán.  Đặc biệt, từ bảng trên ta thấy giá trị nguyên vật liệu tồn kho năm 2005 giảm mạnh, giảm 78,4 tỷ đồng, nguyên nhân do năm 2005 giá cả các mặt hàng biến động mạnh vì thế khối lượng dự trữ nguyên vật liệu tồn kho cũng biến động theo, công ty có chính sách dè dặt, đắn đo trong việc nhập nguyên vật liệu. Điều này có thể giải thích cụ thể là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải được đảm bảo liên tục và thông suất, hơn nữa với mức cung trên thị trường còn thấp, do đó phải vận hành sản xuất với công suất tối đa nhằm giảm bớt chi phí bất biến, do vậy với khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng lớn và bên cạnh sự không ủng hộ của giá bán thì công ty chỉ có thể chi trả tiền cho nhà cung cấp ở mức bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với lúc trước khi giá cả hàng hóa leo thang. Do vậy, qua đây cũng thấy được tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2005 của công ty gặp khó khăn và trở ngại lớn. Vì thế, đòi hỏi công ty phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến hành động cụ thể để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. 4.2.1.2. Phân tích tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty qua 3 năm (2003 – 2005), được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 TSCĐ 138.053 83.047 73.414 -60.741 -9.633 Các khoản ĐTTC DH 137.457 151.133 56.133 13.676 -95.000 CP XDCB dở dang 22.037 29.201 43.827 7.164 14.626 CP trả trước dài hạn 104 49 36 -55 -13 Tổng TSCĐ 297.651 263.430 173.410 -34.221 -90.020 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II a. Chi phí xây dựng cơ bản Do được thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất khá ổn định. Vài năm gần đây công ty đang đầu tư xây dựng 2 dự án mới: Trạm nghiền Long An và dự án Xi Măng Hà Tiên 2.2. Do vậy, chi phí xây dựng cơ bản tăng nhanh qua các năm. Bằng chứng là năm 2003, chi phí xây dựng cơ bản là 22 tỷ đồng và năm 2004 giá trị là 29,2 tỷ đồng; đến năm 2005 giá trị của khoản này đã tăng mạnh hơn 2 năm trước và đạt 43,83 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bởi vì, theo dự báo trong năm 2006 nhu cầu sử dụng xi măng của cả nước vào khoảng 29,1 triệu tấn, tăng gần 10% so với năm 2005, trong khi đó sản lượng xi măng sản xuất của các nhà máy trong nước có khả năng đạt khoảng 22,6 triệu tấn, như vậy nguồn cung có khả năng thiếu hụt tới 6,5 triệu tấn xi măng. (Theo: www.mof.gov.vn – Cung-cầu và dự báo trong năm 2005). Nắm bắt được thông GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 26 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II tin trên, công ty đã đầu tư vào khoản này rất mạnh và nhanh chóng xúc tiến cho các dự án sớm được đưa vào sử dụng nhằm giúp công ty ngày càng phát triển và mở rộng quy mô hơn nữa, tranh thủ sự ủng hộ của thị trường. Thực trạng này cho thấy sự phát triển vững mạnh ngày càng được bành chướng về quy mô cũng như việc cung cấp sản phẩm ra thị trường tăng nhiều hơn. Do vậy, việc công ty mở rộng quy mô trong giai đoạn này là rất hợp lý. b. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Khoản đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là đầu tư, góp vốn liên doanh với các công ty khác như công ty Liên doanh Bao Bì Kiên Giang, công ty Liên doanh Xi Măng Cần Thơ. Công ty dùng số tiền tạm thời nhàn rỗi của mình để đầu tư, nâng cấp các công ty cùng ngành (công ty Xi Măng Hải Vân) trong hệ thống Tổng công ty (dưới hình thức vay nợ với lãi suất thấp) hay đầu tư chứng khoán vào các công ty khác. Các khoản đầu tư tài chính qua 3 năm có sự biến động lớn. Năm 2005, khoản đầu tư vào các công ty cùng ngành giảm mạnh, giảm đến 95 tỷ đồng so với năm trước, nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, do vậy các công ty này không có khả năng chi trả nợ của mình nên Tổng công ty đã yêu cầu công ty Xi Măng Hà Tiên II điều chuyển vốn cho các đơn vị này. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho vốn cố định năm 2005 giảm mạnh. Hàng năm khoản mục đầu tư khác cũng đem về cho công ty một khoản lợi nhuận trên 2 tỷ đồng, nhưng năm nay đã mất hẳn do vậy thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty lợi nhuận đạt 4,5 tỷ đồng, trong đó: 2,9 tỷ đồng từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, 1,6 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán. Nhìn chung, do tình hình khó khăn chung của tất cả các ngành trong năm 2005, bởi biến động của giá cả nên phần lợi nhuận thu về từ việc đầu tư dài hạn chưa có hiệu quả. Căn cứ để đưa ra nhận định trên là từ tỷ suất lợi nhuận thu được trên vốn đầu tư chỉ đạt 8%. Do vậy có thể đánh giá rằng công ty sử dụng khoản tài chính dài hạn này chưa được hiệu quả. c.Tài sản cố định Hệ thống máy móc phục vụ cho sản xuất của công ty tương đối hoàn chỉnh, nên 3 năm qua công ty không đầu tư vào xây dựng nhà máy, trụ sở kinh doanh, phân xưởng lớn mà chỉ nâng cấp, xây dựng nhỏ các nhà kho, sửa chữa thay thế thiết bị, mua sắm một số máy móc mới để nâng cấp, cải tiến ngày càng hiện đại hơn. Nhưng với mức trang bị hiện nay của tài sản cố định, mặc dù cho năng suất ngày càng gia tăng trên một hệ thống dây chuyền tồn tại đã quá lâu, liệu có đem lại nhiều lợi nhuận về cho công ty hay là tiêu tốn chi phí ngày càng nhiều? Để trả lời câu hỏi trên, ta xét các tiêu chí sau.  Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định phản ánh mức độ trang bị và tốc độ lạc hậu của hệ thống thiết bị của doanh nghiệp, được thể hiện ở bảng sau. GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 27 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II Bảng 6: Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định Chỉ tiêu Nguyên giá (Triệu đồng) Hệ số hao mòn (%) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Tổng cộng 1.454.122 1.421.761 1.423.576 90,513 94,16 94,54 Nhà cửa, vật kiến trúc 507.956 508.536 505.364 95,16 95,46 95,63 Máy móc, thiết bị 862.845 830.059 841.416 88,27 93,36 94,43 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 74.579 73.737 70.162 87,72 95,22 90,27 Thiết bị dụng cụ quản lý 6.478 7.092 8.351 68,35 85,46 77,74 TSCĐ phúc lợi 865 990 1.015 -9,48 77,09 75,22 TSCĐ khác 1.010 959 946 96,13 95,93 95,88 Phần mềm máy vi tính 385 385 361 88,07 100,00 100,00 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số đã trích khấu hao càng lớn. Do đó, để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định phải căn cứ vào hệ số hao mòn tài sản cố định. Nhìn vào bảng 6 ta thấy, công ty có hệ số hao mòn cao và tăng dần qua các năm, chứng tỏ tài sản cố định đã quá cũ và công ty cũng ít xây dựng thêm hay mua sắm mới. Để có cơ sở cho nhận định này, ta xét sự biến động của tài sản cố định được thể hiện ở bảng 7 dưới đây.  Đánh giá sự biến động của tài sản cố định Bảng 7: Biến động tài sản cố định (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu So sánh 04/03 So sánh 05/04 Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng cộng -32.361 97,77 1.815 100,13 Nhà cửa, vật kiến trúc 580 100,11 -3.172 99,38 Máy móc, thiết bị -32.786 96,20 11.357 101,37 Phương tiện vận tải, truyền dẫn -842 98,87 -3.575 95,15 Thiết bị dụng cụ quản lý 613 109,47 1.258 117,75 TSCĐ phúc lợi 125 114,51 24 102,48 TSCĐ khác -51 94,95 -13 98,61 Phần mềm máy vi tính 0 100,00 -24 93,77 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II - Đi vào chi tiết tài sản cố định, nhóm phương tiện vận tải truyền dẫn (chủ yếu là các phương tiện dùng để vận chuyển nguyên vật liệu từ phân xưởng này đến phân kia trong phạm vi địa bàn công ty) và nhóm nhà cửa vật kiến trúc giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do các nhóm này của công ty đã tồn tại ngay từ buổi ban đầu thành lập công ty, hơn nữa chúng đã được ổn định hóa và hiện đang hoạt động tương đối tốt, do vậy qua 3 90,51% = [(1.454.122 – 138.053)/1454.122] * 100% GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 28 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II các năm công ty cũng ít xây dựng, mua sắm mới, bên cạnh đó công ty còn thanh lý bớt một số phương tiện vận tải có khả năng tạo ra lợi nhuận kém. - Trong năm 2004, nhóm máy móc thiết bị giảm mạnh, giảm 32,79 tỷ đồng, do trong năm máy móc thiết bị hoạt động ổn định và có hiệu quả nên công ty ít mua mới, nâng cấp chúng. Sang năm 2005, công ty đã chú trọng đầu tư vào nhóm này và chủ yếu là đầu tư cho việc thay thế hệ thống dây chuyền sử dụng nhiên liệu than bằng dầu, vì thế giá trị tăng 11,36 tỷ đồng. - Công ty cũng đầu tư nhiều vào thiết bị dụng cụ quản lý để giúp quản lý tốt doanh nghiệp nhằm giúp cho việc ra các quyết định được dễ dàng và nhanh chóng, ngày càng nắm bắt tốt hơn những tiến bộ của thời đại tri thức. Đây cũng là những nhân tố quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Thiết bị dụng cụ quản lý tăng đáng kể vào năm 2005 (+17,75%) tương đương 1,26 tỷ đồng so với năm trước. Mặc dù, tài sản cố định đã cũ, đã khấu hao hết; song tài sản cố định vẫn còn hoạt động tốt, vẫn tạo ra khoản doanh thu không ngừng gia tăng, qua các năm cũng ít có biến động xấu xảy ra. Nhưng sự hoạt động tốt cho mức doanh thu gia tăng liệu có song hành với sự gia tăng của chi phí sản xuất không? Để trả lời câu hỏi trên ta làm phép so sánh nhỏ giữa giá thành sản xuất (năm 2005) của công ty Xi Măng Hà Tiên II với nhà máy Xi Măng An Giang (trang bị công nghệ của Trung Quốc và bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1979). Ta có: giá thành của nhà máy Xi Măng An Giang là 721.098 đồng và của Hà Tiên II là 695.284 đồng. Như vậy, giá thành của công ty Xi Măng Hà Tiên II thấp hơn của nhà máy Xi Măng An Giang tới 25.814 đồng. Do vậy, với mức trang bị kỹ thuật tài sản cố định như hiện nay của công ty được đánh giá là tương đối tốt và được sử dụng có hiệu quả. Công ty khai thác hết công suất của tài sản cố định, tránh tình trạng đầu tư tài sản cố định mà không sử dụng gây thất thoát, lãng phí.  Tình hình trang bị tài sản cố định Bên cạnh sự trang bị về kỹ thuật ta còn phải xem xét tình trạng trang bị bằng nguồn nhân lực tài sản cố định để thấy được mức độ hiện đại của hệ thống công nghệ của công ty hiện đang được sử dụng như thế nào? Ta cần lập bảng so sánh về tình hình trang bị của tài sản cố định của công ty với nhà máy Xi Măng An Giang, được thể hiện ở dưới đây. Bảng 8: Tình hình trang bị tài sản cố định của công ty Xi Măng Hà Tiên II và nhà máy Xi Măng An Giang Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II Giá trị còn lại của TSCĐ (Triệu đồng) 15.197 138.053 14.070 83.047 14.353 73.414 Số lao động (Người) 240 1406 230 1398 210 1410 Hệ số trang bị TSCĐ (Triệu đồng/Người) 63,32 98,19 61,17 59,40 68,35 52,07 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II và Bảng cân đối kế toán của nhà máy Xi Măng An Giang Nhìn vào bảng 8 ta thấy, qua các năm giá trị còn lại của tài sản cố định trang bị cho một lao động của công ty Xi Măng Hà Tiên II đều cao hơn của nhà máy Xi Măng An Giang. Điều này chứng tỏ, mức trang bị tài sản cố định của công ty tương đối hợp lý, tài sản tuy đã cũ nhưng khả năng hoạt động vẫn còn khá tốt, cho năng suốt cao. GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 29 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II Nhưng mức độ trang bị tài sản cố định của công ty Xi Măng Hà Tiên II đang có xu hướng giảm, năm 2004 tình trạng trang bị là 59,4 triệu đồng/người, giảm mạnh (-39%)4 so với năm 2003, năm 2005 giá trị còn lại trang bị cho một lao động là 52,06 triệu đồng/người, giảm chút ít (-7,34%) so với năm trước. Do giá trị tài sản cố định của công ty lớn, hàng năm giá trị này giảm dần và được chuyển vào quỹ khấu hao, công ty ít mua sắm nhập mới tài sản cố định lớn nên tài sản cố định bình quân hàng năm giảm 27% so với tốc độ tăng về số lao động là 0,142%; Phân tích trên chứng tỏ tài sản cố định của công ty được sử dụng một cách hợp lý, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 4.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn Để đánh giá sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp ta đi vào phân tích các loại nguồn vốn sau: 4.2.2.1. Nợ phải trả Tình hình nợ phải trả của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Nợ phải trả (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Tổng cộng 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513 -Nguồn vốn tín dụng 0 0 0 0 0 Vay ngắn hạn 0 0 0 0 0 Vay dài hạn 0 0 0 0 0 -Các khoản đi chiếm dụng 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II Nợ phải trả gồm nguồn vốn tín dụng và các khoản chiếm dụng. Bình quân hàng năm các khoản nợ phải trả của công ty có tốc độ giảm 15,4%5. Công ty không vay ngắn hạn cũng như dài hạn mà vay nợ của các đơn vị khác thông qua các khoản đi chiếm dụng. Vì thế, nợ phải trả giảm là do các khoản đi chiếm dụng giảm. Tình hình các khoản đi chiếm dụng của công ty được thể hiện trong bảng 11: 4 -39% = 98,2 – 59,4; -27% = [(73.414/138.053)1/2 -1] *100% -7,34% = 59,4 – 52,06; 0,142% = [(1.410/1.406)1/2 - 1] *100% 5 (-15,4% = [(115.389/161.364)1/2 - 1] *100%) GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 30 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II Bảng 10: Các khoản đi chiếm dụng (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Các khoản đi chiếm dụng 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513 Chi tiết các khoản đi chiếm dụng: - Phải trả cho người bán 62.547 59.892 70.991 -2.654 11.098 -Người mua trả tiền trước 703 12.880 2.377 12.176 -10.502 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước -16.396 8.690 2.319 25.087 -6.370 - Phải trả công nhân viên 17.678 11.304 20.351 -6.373 9.047 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 82.106 1.921 2.618 -80.184 696 - Chi phí phải trả 14.726 17.186 16.744 2.460 -442 Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II  Trong bảng 11 biến động mạnh nhất là khoản phải trả, phải nộp khác. Khoản này năm 2003 có giá trị tăng đột biến, đạt đến 82,11 tỷ đồng và nguyên nhân của sự đột biến này đã được làm rõ ở phần 4.1.2.1.Kết cấu nợ phải trả.  Đáng chú ý kế tiếp là sự lớn mạnh của khoản phải trả cho người bán. Khoản này luôn đạt giá trị cao, chiếm đến 50% các khoản đi chiếm dụng và tăng qua các năm. Năm 2005, đạt giá trị gần 71 tỷ đồng, tăng 11,1 tỷ đồng so với năm trước. Là một công ty lớn chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng, cũng như các công ty khác, Hà Tiên II có rất nhiều nhà cung cấp, nên không thể thanh toán hết tất cả các khoản đầu vào của mình, đòi hỏi công ty sẽ có sự so sánh chính sách tín dụng của các nhà cung cấp sao cho mang lại hiệu quả nhất về cho công ty. Công ty chủ yếu nợ tiền của nhà cung cấp dầu và đất đỏ vì đây là các khoản đầu vào trong các năm gần đây ít được khuyến khích sử dụng. Bởi vì, phải chịu ảnh hưởng của giá dầu trên Thế Giới bên cạnh đó phải chịu chi trả tất cả các loại thuế cho nhà cung cấp nguyên liệu đất của mình.  Khoản mục cũng được để ý đến là người mua trả tiền trước. Năm 2004, khoản người mua trả tiền trước tăng đột biến, tăng tới 12,2 tỷ đồng. Khoản này tăng lên là do trong năm 2004, chính sách tín dụng của công ty còn khá hấp dẫn, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ xi măng hết sức nóng bỏng, do vậy khách hàng đã ủng hộ sản phẩm của công ty nhiều hơn so với các năm trước.  Phải trả công nhân viên có giá trị khá lớn và qua các năm cũng có sự biến động. Công ty chủ yếu là chiếm dụng lương nhân viên, mức lương bình quân của công nhân viên là 3,5 triệu đồng/tháng. Lương nhân viên bao gồm: lương cơ bản, tiền cơm ca và tiền thưởng, lợi nhuận được chia. Năm 2004, mặc dù lợi nhuận thu về tăng cao, nhưng do công ty có kế hoạch đầu tư và dự báo được tình hình thị trường biến động khó đoán, do vậy khoản lợi nhuận này sẽ được đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau, đây là nguyên nhân chính làm cho khoản phải trả công nhân viên giảm. Năm 2005, khoản này đạt 20,4 tỷ đồng, tăng so với năm trước hơn 9 tỷ đồng. Sự tăng này chủ yếu là do cách tính lương, trong năm công ty điều chỉnh giá tiền lương dựa vào giá cả thị trường. GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều Trang 31 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANHGIA HIEU QUA SU DUNG VON KINH DOANH TAI CONG TY XI MANG HA TIEN II.PDF