Khóa luận Đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T

Tuyển dụng ứng viên từ nội bộ Công ty sẽ tạo ra sự thi đua giữa các cán bộ – công nhân viên và kích thích họ làm việc tích cực và sáng tạo hơn. Từ đó, sẽ nâng cao năng suất và tay nghề của họ. Hơn nữa, ứng viên được tuyển đã được thử thách về sự trung thành đối với Công ty.

Tuyển dụng thông qua cán bộ – công nhân viên, sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa Công ty với cán bộ – công nhân viên.

Tuyển dụng thông qua bảng thông báo trước cửa Công ty sẽ giảm bớt chi phí cho ứng viên đi xin việc, cũng giảm được chi phí tuyển dụng đối với Công ty. Bởi vì, nếu ứng viên xin việc thông qua văn phòng giới thiệu việc làm thì ứng viên và Công ty tuyển dụng sẽ tốn chi phí cho văn phòng giới thiệu.

Quá trình tuyển dụng đơn giản, giúp cho việc tuyển dụng diễn ra trong thời gian ngắn và tạo sự dễ dàng cho các ứng viên đã đạt đủ các tiêu chuẩn để kịp thời cung ứng lao động cho hoạt động của Công ty.

Chi phí bình quân để tuyển một lao động thấp. Cụ thể:

+ Năm 2002: 27.950 đồng / một lao động được tuyển.

+ Năm 2003: 29.500 đồng / một lao động được tuyển.

+ Năm 2004: 35.700 đồng / một lao động được tuyển.

Tỉ lệ lao động mới được tuyển, bỏ việc thấp:

+ Năm 2002: số lao động mới được tuyển nghỉ việc / số lao động mới được tuyển = 3 / 55 = 5.5 %

+ Năm 2003: 5.6%

+ Năm 2004: 3.6%

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi sống an ninh nội bộ thường kỳ cho Giám đốc. 2.5. Phòng kế toán: Giúp ban giám đốc quản lý về tài chính, vốn để phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm ghi chép, lập chứng từ theo đúng quy định của nhà nước, tổng hợp chứng từ theo đúng trình tự hợp lý. Tổng hợp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập bảng tổng kết tài sản, các báo cáo về kế toán. Quản lý tài chính và nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc, thực hiện các pháp lệnh về tài chính. Theo dõi, xử lý các việc về lĩnh vực tài chính, công nợ, số vốn vay. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán các mối quan hệ tài chính với các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hệ thống ngân hàng. Theo dõi đôn đốc và thông báo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Xây dựng giá thành sản phẩm, tham mưu cho ban giám đốc trong quá trình phân tích hoạt động kinh tế của Công ty nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Cập nhật các thông tin trong lĩnh vực xây dựng trên thị trường và toàn cầu. Thực hiện tính toán khối lượng dự toán, lập các hồ sơ dự thầu. Nghiên cứu hồ sơ trúng thầu, tiến hành lên kế hoạch thi công. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho từng công trình theo tiến độ thi công. Lập hồ sơ hoàn công theo quy định và ghi chép đầy đủ vào sổ về tình hình đề xuất, thực nhận vật tư, tình hình xuất nhập dụng cụ thi công. Kiểm tra tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị và vật tư tại công trường, theo dỏi tình hình sử dụng nhiên liệu, phụ tùng thay thế, tình hình sữa chữa, tham gia các công tác thí nghiệm khi có nhu cầu. 2.6. Phòng tổ chức – hành chính: Phòng tổ chức có chức năng quản lý, tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn cán bộ công nhân viên, đề suất giải quyết các vấn đề chính sách, chế độ phân công đào tạo, đề bạt cán bộ. Tính toán hao phí lao động cho từng đơn vị sản phẩm, xây dựng chính sách tiền lương. Thực hiện các hoạt động mang tính chất quản trị tiếp tân, văn thư, quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, quản lý các phương tiện phục vụ cho công tác xuất khẩu và sản xuất kinh doanh toàn Công ty. 2.7. Phòng kinh doanh – kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt quản lý kế hoạch – kỹ thuật, công tác an toàn lao động và thực hiện công tác thiết kế – kỹ thuật. Nắm vững các chế độ, chính sách hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản pháp quy của công trình. Cập nhật các thông tin trong lĩnh vực xây dựng trên thị trường và toàn cầu. Thực hiện tính toán khối lượng dự toán, lập các hồ sơ dự thầu. Nghiên cứu hồ sơ trúng thầu, tiến hành lên kế hoạch thi công. Lập nhật ký các biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Khối lượng thanh toán vốn cho công trình. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho từng công trình theo tiến độ thi công. Lập hồ sơ hoàn công theo quy định và ghi chép đầy đủ vào sổ về tình hình đề xuất, thực nhận vật tư, tình hình xuất nhập dụng cụ thi công. Xác định va øtính toán khối lượng phát sinh của công trình, giám sát quá trình thi công và chất lượng vật tư được cung ứng đến công trình. Kiểm tra tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị và vật tư tại công trường, theo dỏi tình hình sử dụng nhiên liệu, phụ tùng thay thế, tình hình sữa chữa, tham gia các công tác thí nghiệm khi có nhu cầu. Thông báo cho phòng nhân sự hành chính khi lập hợp đồng khoán việc với các đội để cùng phối hợp ký hợp đồng lao động cho tất cả công nhân tham gia tại công trình. 2.8. Phòng kế hoạch: Tiếp nhận và nhập kho các loại vật liệu để phục vụ cho quá trình thi công tại công trình. Lên kế hoạch thi công, kinh doanh và theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch đảm bảo các điều khoản trong các hợp đồng đã ký với các đối tác. Ngoài ra còn tham mưu với giám đốc về kế hoạch hoạt động thi công kinh doanh của Công ty trong tương lai. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ C & T: Cơ Cấu Nhân Sự: Bảng 1: Cơ cấu nhân sự qua các năm tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Lao động gián tiếp 52 7,3 57 7,6 84 10,5 Lao động trực tiếp 653 92,7 691 92,4 712 89,5 Tổng số lao động 715 100 748 100 796 100 Bảng 2: Cơ cấu nam nữ qua các năm tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Nam 577 80,7 598 80 641 80,5 Nữ 138 19,3 150 20 155 19,5 Tổng cộng 715 100 748 100 796 100 Bảng 3: Cơ cấu theo độ tuổi qua các năm tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Dưới 20 tuổi 196 27,4 147 19,7 95 12,0 Từ 20 – 30 tuổi 394 55,1 461 61,6 549 69,0 Từ 30 – 40 tuổi 100 14,0 112 15,0 127 16,0 Trên 40 tuổi 25 3,5 28 3,7 25 3,0 Tổng cộng 715 100 748 100 796 100 Nhận xét: + Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty có quy mô tương đối chặc chẽ và tinh gọn – lao động gián tiếp có xu hướng tăng lên nhưng chỉ chiếm khoảng từ 7% đến 10%, trong đó số lượng lao động trực tiếp cơ cấu chiếm từ 90% đến 95%. Điều này nói lên rằng Công ty chú trọng đến lực lượng lao động trực tiếp. + Do yêu cầu và đặc điểm của công việc nên số lao động trẻ chiếm đa số và phần lớn là lao động nam. Trình Độ Lao Động: Bảng 4: Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Đại học 15 2,0 17 2,2 20 2,5 Trung cấp 288 31,9 251 33,6 274 34,4 Cấp III 376 52,6 438 58,6 467 58,7 Dưới cấp III 96 13,5 42 5,6 35 4,4 Bảng 5: Trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp lao động Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Bậc 2 91 13,9 75 10,8 50 7,0 Bậc 3 218 33,4 207 29,9 258 36,2 Bậc 4 217 33,2 266 38,5 257 36,1 Bậc 5 85 13,0 96 14,0 95 13,4 Bậc 6 42 6,5 47 6,8 52 7,3 Nhận xét: + Về trình độ học vấn, nhìn chung còn thấp, nhưng so sánh với các Công ty trong ngành tại thành phố Hồ Chí Minh thì Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T có trội hơn. Điều này lý giải tại sau những năm gần đây Công ty làm ăn hiệu quả hơn những Công ty trong ngành khác. Tuy nhiên với xu thế phát triển hiện nay, e rằng với trình độ đó việc tiếp thu những công nghệ tiên tiến, cải tiến năng xuất lao động là rất khó khăn. Về tay nghề bậc thợ bình quân có chiều hướng tăng lên: Bbq(2002) = (91 x 2 + 218 x 3 + 217 x 4 + 85 x 5 + 42 x 6) / Tổng số lao động trực tiếp = 3.65 Bbq(2003) = 3.76 Bbq(2004) = 3.78 Chỉ số bậc thợ bình quân đã phản ánh phần nào trình độ tay nghề của công nhân lao động trực tiếp tại Công ty tương đối thấp. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ C & T: Cơ Cấu Vốn Lưu Động, Vốn Cố Định Của Công ty: Bảng 6: Cơ cấu vốn qua các năm tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn cố định 19.072 74,6 29.560 79,4 35.502 78,8 Vốn lưu động 6.508 25,4 7.670 20,6 9.975 21,2 Tổng vốn 25.580 100 37.230 100 45.477 100 Nhìn chung, nguồn vốn của Công ty liêntục tăng trong ba năm vừa qua. Đặc biệc nguồn vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Nguyên nhân: + Hai năm vừa qua Công ty tiến hành mở rộng qui mô kinh doanh, mua thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng... + Hoạt động của Công ty là xây dựng và kinh doanh các mặt hàng vật tư xây dựng cho nên nguồn vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn là điều hiển nhiên. Kết Quả Kinh Doanh Từ Năm 2002 Đến Năm 2004: Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 41.500 49.750 52.770 Tổng chi phí 29.050 34.825 36.939 Lãi gộp 12.450 14.925 16.831 Thuế 3.984 4.776 5.385 Lãi ròng 8.466 10.149 11.446 Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tỷ suất lợi nhuận 0,204 0,204 0,207 Theo bảng 7, chúng ta thấy rằng doanh thu hằng năm liên tục biến động theo chiều hướng tích cực, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu so sánh kết quả kinh doanh năm 2004 với năm 2002 thì rõ ràng hiệu quả kinh doanh năm 2004 cao hơn nhiều. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với kết quả ở bảng 8, cho thấy tình hình hoạt động của Công ty tương đối ổn định, hiệu quả kinh doanh có xu hướng tăng, điển hình tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2004 đạt 0,27 cao hơn so với năm trước. Định Hướng Phát Triển Của Công ty Từ Năm 2005 Đến Năm 2007: Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển Công ty đã khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật tư xây dựng, là một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh làm ăn có hiệu quả nhất của thành phố hiện nay. Điều này được thể hiện qua mức nộp ngân sách nhà nước cũng như lợi nhuận đạt được qua từng năm. Trước tình hình hoạt động kinh doanh luôn luôn phát triển không ngừng, doanh thu và lợi nhuận luôn đạt được qua mỗi năm. Hiện nay thì việc đạt được những thành quả như vậy là điều đáng được khích lệ. Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là trong ngành xây dựng đang có sự cạnh tranh gay go và phức tạp giữa các doanh nghiệp với nhau. Mặt khác, Công ty là đầu mối trong ngành xây dựng trên địa bàn thanh phố cho nên Công ty đã không ngừng chú trọng đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, các hình thức dịch vụ, khuyến mãi... cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cạnh tranh kinh tế thị trường hiện nay. Hướng phát triển trong những năm tới của Công ty là: + Mở rộng thị trường thị trường tiêu thụ, bằng cách xây dựng thêm những cửa hàng mới của Công ty. + Xây dựng bộ máy Công ty hoạt động hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Của Cán Bộ Công Nhân Viên: Bảng 10: Thu Nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Đồng Năm Tổng quỹ lương Số lao động (người) Bình quân thu nhập 1 lao động / năm Bình quân thu nhập 1 lao động / tháng 2002 8.997.667.000 715 12.584.149 1.048.697 2003 9.966.200.000 748 13.323.796 1.110.316 2004 11.547.244.000 796 14.506.587 1.208.882 Thu nhập của lực lượng lao động tại Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện nay, mức thu nhập bình quân của lao động là 1.208.882 đồng / tháng. Đây là mức lương tương đối cao so với các đơn vị khác trong ngành tại thành phố Hồ Chí Minh. PHẦN III š› ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ C & T ˜&™ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ C & T: Tình Hình Tuyển Dụng: 1.1. Hình thức tuyển dụng: 1.1.1. Đối với lao động gián tiếp: + Ban Giám Đốc: do Tổng Giám Đốc bổ nhiệm và thường được tuyển từ nội bộ của Công ty. + Nhân viên các phòng ban: do Tổng Giám Đốc đảm nhiệm công tác tuyển dụng và được tuyển từ bên ngoài thông qua giới thiệu của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Nhân viên các phòng ban tại các bộ phận khác: được tuyển từ bên ngoài thông qua giới thiệu của cán bộ công nhân viên Công ty hoặc từ khối lao động trực tiếp được thăng tiến. 1.1.2. Đối với lao động trực tiếp: + Được tuyển từ bên ngoài thông qua các cán bộ công nhân viên Công ty và qua bảng thông báo tuyển dụng trước cửa Công ty. + Trưởng phòng nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng. 1.2. Tiêu chuẩn để tuyển ứng viên: Tiêu chuẩn chung cho toàn Công ty: + Ứng viên từ 18 tuổi trở lên và là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. + Không trong thời gian bị truy cứu hình sự hoặc đang thi hành án. + Có sơ yếu lý lịch rõ ràng. + Có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên ngoài các tiêu chuẩn trên, ứng viên muốn được làm việc tại Công ty còn phải đáp ứng các yêu cầu riêng cho từng vị trí. 1.3. Quy trình tuyển dụng: Quy trình tuyển dụng có thể khác nhau ở mỗi Công ty, nhưng mục đích cũng là để tuyển đúng số người mà Công ty cần. Để đạt được điều đó, Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T đã áp dụng quy trình tuyển dụng như sau: Xác định số lượng lao động cần tuyển Thông báo tuyển dụng Thu thập hồ sơ Nghiên cứu hồ sơ Phỏng vấn Quyết định tuyển dụng Nội dung các bước tuyển dụng: 1.3.1. Xác định số lượng lao động cần tuyển: + Xác định các chức danh còn trống. + Xác định số lượng lao động làm việc. + Xác định khối lượng công việc cần thực hiện. 1.3.2. Thông báo tuyển dụng: + Thông báo tuyển dụng qua cán bộ công nhân viên tại Công ty. + Thông báo tuyển dụng qua bảng thông báo trước cửa Công ty. 1.3.3. Thu thập hồ sơ: Việc thu thận hồ sơ nhằm mục đích xác định số lượng ứng viên tham gia tuyển dụng và tạo điều đề cho bước nghiên cứu hồ sơ tiếp theo. Hồ sơ tuyển dụng của Công ty hiện nay gồm có: + Đơn xin việc. + Sơ yếu lý lịch. + Bản sao hộ khẩu có công chứng. + Bản sao giấy chứng minh nhân dân có công chứng. + Bản sao các văn bằng, giấy chứng nhận và các loại giấy tờ có liên quan... (tất cả phải có công chứng). 1.3.4. Nghiên cứu hồ sơ: Nhằm loại bỏ các hồ sơ không đáp ứng yêu cầu đã đề ra của Công ty. 1.3.5. Phỏng vấn: + Kiểm tra những kiến thức và kỷ năng của ứng viên. + Thời gian phỏng vấn chỉ diễn ra trong thời gian một buổi, gồm có: thi tay nghề và thỏa thuận tiền lương. 1.3.6. Quyết định tuyển dụng: Ký hợp đồng với ứng viên được tuyển, điều kiện hợp đồng như sau: + Hợp đồng phải được thành lập thành hai bảng. + Trên hợp đồng phải đầy đủ các khoản mục mà hai bên phải thực hiện. Ví dụ: Mẫu hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T tuyển dụng anh Nguyễn Thành Nhân vào vị trí trưởng phòng Kế Toán như sau: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ C & T šµ› QUYẾT ĐỊNH TUYỂN DỤNG —&– Số: 06/2003/DE Thành phố Hồ Chí Minh, ngày: 01/03/2004 Chiếu theo nhu cầu của Công ty: Giám Đốc Quyết Định 1. Tuyển dụng Ông, Bà, Cô (mã số ): NGUYỄN THÀNH NHÂN 2801A Địa chỉ: 28/5/3 Nguyễn Quang Bích – F13 – Tân Bình, Tp. HCM 2. Chức vụ: Trưởng phòng Kế Toán, Thuộc bộ phận: Kế Toán 3. Vị trí trong sơ đồ tổ chức: Trưởng phòng Kế Toán 4. Mức lương Gộp VNĐ: 4.500.000 / tháng 5. Thời gian làm việc: 48 giờ / tuần (Từ giờ thứ 48 trở lên sẽ thanh toán theo qui định giờ phụ trội) 6. Thời hạn Hợp đồng: 01 năm 7. Thời gian thử việc: từ 01/03/2004 đến 30/04/2004 (thời gian này chỉ thanh toán 70% lương chính thức) 8. Ngày nhận việc: 01/03/2004 Ứng viên Phòng nhân sự Giám đốc (ký tên) (ký tên) (ký tên và đóng dấu) 1.4. Chi phí tuyển dụng qua các năm: Do yêu cầu, nội dung công việc và hình thức uyển dụng mà Công ty áp dụng nên chi phí cho việc tuyển dụng tương đối ít. Chi phí tuyển dụng qua các năm thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Chi phí tuyển dụng qua các năm tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Chi phí trung bình của một lao động được tuyển 27.950 29.500 35.750 Tổng chi phí tuyển dụng 1.537.250 2.124.000 1.966.250 Qua bảng trên, chúng ta thấy chi phí bình quân của một lao động được tuyển vào năm 2004 là cao hơn các năm trước. Điều này cho thấy Công ty có chú trọng và đề cao đến công tác tuyển dụng. 1.5. Tình hình lao động mới được tuyển bỏ việc qua các năm: Bảng 12: Tình hình lao động mới được tuyển bỏ việc tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Tổng số lao động mới được tuyển 55 100 72 100 55 100 Số lao động mới bỏ việc 3 5,5 4 5,6 2 3,6 Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 2.1. Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo: Để xác định chính xác số lượng lao động nào cần được đào tạo, Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T tiến hành phân tích cán bộ công nhân viên. Các yếu tố được xem xét khi phân tích là: + Năng lực thực hiện công việc. + Tính cách và phẩm chất của cán bộ công nhân viên. 2.2. Hình thức đào tạo: Lựa chọn hình thức đào tạo cán bộ công nhân viên phù hợp với công việc sẽ mang lại hiệu quả cho việc đào tạo. Trên quan điểm đó, Công ty áp dụng các hình thức đào tạo sau: đào tạo ngoài nơi làm việc và đào tạo tại nơi làm việc. 2.2.1. Đào tạo ngoài nơi làm việc: + Hình thức này được áp dụng rất hạn chế tại Công ty, chủ yếu áp dụng cho các cán bộ công nhân viên quản lý. + Đôi khi hình thức này cũng áp dụng cho các công nhân kỹ thuật, nhằm giúp họ hiểu biết thêm về các công nghệ sản xuất mới. 2.2.2. Đào tạo tại nơi làm việc: Hình thức này được áp dụng cho lao động phụ trợ và lao động trực tiếp nhằm hướng dẫn họ thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc. 2.3. Nội dung đào tạo: Tùy theo từng hình thức công việc, Công ty tiến hành đào tạo theo những chương trình khác nhau. 2.3.1. Đối với lao động gián tiếp: Chương trình đào tạo mang tính tổng quát, phức tạp và đầy đủ hơn, vì thế đòi hỏi thời gian cũng nhiều hơn. Ngoài ra sau mỗi khóa học, các học viên đều phải trải qua một kỳ thi để đánh giá kết quả học tập của họ. 2.3.2. Đối với lao động trực tiếp: Tất cả học viên đều được đào tạo qua ba giai đoạn: 2.3.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn đào tạo cơ bản Học viên mới được nhận sẽ qua khóa huấn luyện bảy ngày. Nội dung đào tạo bao gồm: + Cách thức làm việc và an toàn trong lao động. + Kiến thức tổng quát về qui trình lao động. + Các thao tác và tư thế tác nghiệp trong xây dựng. 2.3.2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn hướng dẫn thực tế Sau giai đoạn 1, học viên sẽ được giao về các công trình để trực tiếp thực tập trên thực tế. Thời gian đào tạo cho giai đoạn này là 4 ngày, học viên không đạt yếu cầu thì được đào tạo cơ bản lại, nhưng không được hưởng trợ cấp. 2.3.2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn chính thức vào các khâu Sau giai đoạn 2, học viên sẽ được phân công chính thức vào vào các khâu của công trình và bắt đầu được hưởng lương theo năng lực. 2.4. Quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên được đào tạo: 2.4.1. Lao động gián tiếp: + Được tài trợ toàn bộ kinh phí trong quá trình đào tạo. + Được hưởng đầy đủ quyền lợi như các cán bộ công nhân viên khác đang làm việc tại Công ty. + Phải chấp hành tốt các qui định của chương trình đào tạo, đồng thời phải đạt được kết quả học tập theo yêu cầu của Công ty. 2.4.2. Lao động trực tiếp: mỗi lao động được hưởng trở cấp 10.000đ /1 ngày trong suốt quá trình đào tạo. 2.4.3. Chi phí đào tạo qua các năm tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T: chi phí đào tạo được thể hiện qua 2 bảng sau: Bảng 13: Chi phí đào tạo lao động gián tiếp từ 2002 đến 2004 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Chi phí đào tạo bình quân / 1 lao động gián tiếp 14.700.000 0 17.140.000 Tổng chi phí 31.400.000 0 17.140.000 Bảng 14: Chi phí đào tạo lao động trực tiếp từ 2002 đến 2004 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Chi phí đào tạo bình quân / 1 lao động trực tiếp 110.000 131.400 142.000 Tổng chi phí 6.050.000 9.460.800 7.834.000 Qua hai bảng trên, cho thấy lực lượng lao động được đào tạo chủ yếu là lao động trực tiếp, chi phí đào tạo dành cho lực lượng này thấp hơn, nhưng lại ổn định hơn so với lực lượng lao động gián tiếp. Tình Hình Trả Công Lao Động: Hệ số trả công lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng vật tư C & T bao gồm: tiền lương cơ bản, phụ cấp, phúc lợi, tiền thưởng và trợ cấp. 3.1. Lương cơ bản: Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian thực hiện công việc và trả lương theo mức độ hoàn thành công việc. 3.1.1. Trả lương theo thời gian: Tiền lương được tính dựa trên số lượng thời gian làm việc, đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian và hệ số lương của cán bộ công nhân viên. + Công thức tính: TL = H x Đn x Sn + Trong đó: H: Hệ số lương Đn: Đơn giá ngày công Sn: Số lượng ngày công 3.1.2. Trả lương theo mức độ hoàn thành thành công việc: Tuỳ từng vào loại công việc và qui mô của ông việc mà Công ty sẽ định mức giá cho công việc đó. Sau khi xác định được mức giá xong Công ty sẽ khoán cho đơn vị thi công công việc đó với số tiền đã dự kiến trước. 3.2. Phụ cấp: Công ty áp dụng các loại phụ cấp sau: 3.2.1. Phụ cấp thêm giờ: - Aùp dụng cho cán bộ công nhân viên làm việc ngoài chế độ qui định như: + Làm vào ngày chủ nhật. + Làm vào ngày lễ. - Tiền công cho lại phụ cấp này cho mỗi ngày bằng 200% tiền công ngày làm việc bình thường. 3.2.2. Phụ cấp làm đêm: + Aùp dụng cho cán bộ công nhân viên làm việc ban đêm. + Tiền công được tính bằng 150% tiền công ngày làm việc bình thường. 3.2.3. Phụ cấp ăn trưa (ăn giữa ca): + Aùp dụng cho toàn bộ cán bộ – công nhân viên trong Công ty. + Số tiền phụ cấp là: 102.000 đồng / tháng + Nếu cán bộ – công nhân viên không đủ ngày công trong một tháng thì không được hưởng phụ cấp này. 3.3. Các loại phúc lợi cho cán bộ – công nhân viên tại Công ty: 3.3.1. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: + Mỗi năm cán bộ – công nhân viên trong Công ty đều được lập sổ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. + Hàng năm Công ty trích 5% tiền lương cơ bản của cán bộ – công nhân viên cho bảo hiểm xã hội và 1% tiền lương cơ bản cho bảo hiểm y tế. 3.3.2. Nghỉ lễ, tết, nghỉ phép và nghỉ việc riêng: 3.3.2.1. Cán bộ – công nhân viên được nghỉ 8 ngày lễ, tết: + Tết dương lịch: 1 ngày + Tết âm lịch: 5 ngày + Ngày chiến thắng: 1 ngày + Ngày Quốc khánh: 1 ngày 3.3.2.1. Cán bộ – c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoan Thien Hoat Dong QTNHL Tai C amp T.doc
Tài liệu liên quan