Khóa luận Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

 

Lời mở đầu 3

Chương I. Lí Luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 6

I ) Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 6

1. Khái niệm về cạnh tranh 6

2. Các tiêu chí chủ yếu đáng giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam 9

3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 12

II. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh 14

1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 14

1.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp 15

1.2 Trình độ về công nghệ và tay nghề của người lao động 15

1.3 Trình độ quản lí của doanh nghiệp 16

1.4 Chính sách Marketing của doanh nhiệp 17

2. Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp 21

2.1.Môi trường quốc tế 21

2.2. Môi trường trong nước 23

 

Chương II. Thực trạng về khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam 24

I. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc 24

1. Tình hình sản xuất của ngành 24

1.1. Năng Lực sản xuất 24

1.2.Tình hình sản xuất của ngành 28

2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may 30

3. Tình hình tiêu thụ hàng dệt may trong nước 44

II. Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 45

1. Giá cả 46

2. Mẫu mã 49

3. Chất lượng 50

4. Khả năng cung cấp 51

5. Thương hiệu hàng hoá 51

Chương III :Một số giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh hàng dệt may của Việt nam 53

I . Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 53

1. Triển vọng của ngành 53

2. Chiến lược phát triển phát triển của ngành dệt may đến năm 2010 54

2.1.Chiến lược chung 55

2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể 56

II. Một số giải pháp góp phần tăng khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt nam 57

1. Các chính sách, giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước 57

1.1. Chính sách về đầu tư phát triển cho ngành dệt may 57

1.2. Chính sách về nguyên liệu phục vụ cho ngành may 57

1.3. Chính sách về thị trường 59

1.4. Chính sách về sản phẩm 59

1.5. Chính sách về tổ chức quản lí 60

1.6. Chính sách về lao động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 61

1.7. Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của nghành 61

2. Các giải pháp vi mô nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 64

2.1. Giải pháp về nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm 64

2.2. Giải pháp về tài chính ,vốn 66

2.3. Giải pháp về thị trường 67

2.4. Giải pháp về điều hành và quản lí nguồn nhân lực 68

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược đưa ra thị trường . Về khâu dệt vải: nhiều mặt hàng dệt thoi mới ,chất lượng cao bắt đầu được sản xuất . Đối với mặt hàng 100% sợi bông , các mặt hàng sợi đơn chải kĩ chỉ số cao phục vụ cho xuất khẩu , mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng ,phòng co cơ học đã được xuất khẩu sang EU và Nhật bản . Với mặt hàng sợi pha, mặt hàng katê đơn màu sợi 76,76 đơn hay sợi dọc 76/2 , các loại vải dày như gabadin ,kaki,simili ,hàng tissu pha len, pha cotton và petex,pe/co/petex tuy sản lượng chưa cao những đã bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp . Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp ,nhờ được trang bị thêm các hệ thống xe săn sợi với tốc độ săn cao , thiết bị comfit , thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng tơ tằm ,giả len thích hợp với khí hậu nhiệt đới , bước đầu giành được uy tín trong và ngoài nước . Đối với mặt hàng dệt kim ,75-80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu là mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình 2,5-3,5USD/sản phẩm ,tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn thấp , chủ yếu vẫn phải nhập khẩu . Cơ cấu sản phẩm may công nghiệp đã có những thay đổi đáng kể ,từ chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao động , quần áo thường ở nhà, đồng phục học sinh đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao từng bước đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu khó tính về quần áo thể thao ,quần áo jean . Bên cạnh đó,do thiết bị chuyên dùng hiện đại còn ít, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất của ngành may Việt nam khá thấp so với các nước. Thêm vào đó,hệ số sử dụng năng lực thiết bị trong ngành dệt may rất thấp, chỉ đạt 40-60% năng lực thiết bị hiện có . Do năng suất thấp đã góp phần khiến cho năng lực cạnh tranh của hàng dệt may không cao. 2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Trong xu thế chung của mậu dịch hàng dệt may thế giới , Việt nam chủ yếu là xuất khẩu hàng dệt may và nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu . 2.1. Kim ngạch xuất khẩu : Ngành dệt may của Việt nam đã có những thay đổi đáng kể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu kể từ khi Hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu dệt may giữa chính phủ Việt nam và Liên xô cũ được kí kết ngày 19/5/1987 , nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang các nước trong khối hội đồng tương trợ kinh tế . Vì vậy ,trong những năm 1990 -1991 do tác động của những thay đổi về chính trị ,xã hội ở các nước này ,xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam bị suy giảm nghiêm trọng . Tuy nhiên ngành dệt may Việt nam đã có những nỗ lực vượt bậc , vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn này để bước vào giai đoạn phát triển mới từ năm 1992 , từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới . Từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU kí ngày 15/12/1992 có hiệu lực từ ngày 1/1/1993 ,dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ hai sau dầu thô trong giai đoạn hiện nay. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 43,5% /năm trong những năm 1991-1997 so với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,5% của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu dệt may (XKDM) chiếm một tỉ trọng ngày cành lớn trong tổng kim ngạch xuất khâủ . Bảng 4 : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam Năm Xuất khẩu dệt may Xuất khẩu cả nước Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước(%) Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước(%) 1991 158 - 2086 - 1992 221 39 2580 23 1993 335 51 2985 15 1994 554 65 3893 30 1995 847 52 5449 40 1996 1150 35 7256 33 1997 1502 30 9185 26 1998 1450 -3.5 9361 02 1999 1747 20 11541 23 2000 1892 08 14454 25 2001 1975 04 15027 04 2002 2700 36 16210 07 Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư So với tăng trưởng xuất khẩu cả nước thì xuất khẩu hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều , chứng tỏ dệt may là một ngành xuất khẩu rất quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu theo ngành của Việt nam trong giai đoạn hiện nay . Tốc độ tăng trưởng của dệt may liên tục tăng trong vòng một thập kỉ qua, trừ năm 1998 tốc độ tăng trưởng âm so với năm trước do ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Tuy nhiên ,sau đó tốc độ tăng trưởng được phục hồi và tăng mạnh .Năm 2002 đã đạt mức tăng trưởng về kim ngạch vượt bậc là 2700 triệu USD . Tuy nhiên ,hiện hàng dệt may của Việt nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới . Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị lạc hậu , chủng loại mặt hàng còn nghèo nàn ,đặc biệt là yếu kém trong thu thập và xử lí thông tin mặt hàng ,bạn hàng . Hàng dệt Việt nam cũng không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho may . Việt nam hiện nay chủ yếu phải nhập vải để may gia công cũng như may xuất khẩu . Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã chiếm tới 50% kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may chưa kể đến các loại phụ liệu may khác mà Việt nam cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công. Việc gia công cho nước ngoài không những có giá trị gia tăng thấp mà còn đặt ngành dệt may vào thế không ổn định, phụ thuộc vào giá gia công , bị động vào nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như vào các đơn hàng gia công Ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng đều trong thời gia vừa qua ,trừ năm 1998 ,kim nghạch xuất khẩu dệt may có giảm nhẹ , nhưng theo thống kê thì dệt may lại là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 1998 ,tại sao lại có hiện tượng này? . Nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực . Năm 1997, kim ngạch chỉ đạt 1,502 tỉ USD so với dự tính là 1,6 đến 1,7 tỉ USD . Tình hình còn tồi tệ hơn khi bước sang năm 1998,kim ngạch thậm chí đã giảm nhẹ đạt 1,45 tỉ USD ,giảm 3,5% so với năm trước . Có thể giải thích suy giảm đó bằng sự ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính khu vực : thứ nhất bởi vì đồng nội tệ của nhiều nước trong khu vực mất giá khiến Việt nam mất lợi thế về giá nhân công ,các khách hàng thuê gia công chuyển hợp đồng sang các nước này để hưởng đơn giá thấp hơn . Thứ hai , do các doanh nghiệp Việt nam đã phải giảm giá gia công cũng như giá xuất khẩu từ 20% tới 30% để cạnh tranh nên hiệu quả thực tế giảm mạnh . Thứ ba : như ta đã biết 75-80% nguyên phụ liệu hàng dệt may của Việt nam là nhập khẩu ,nên những bất ổn của nền kinh tế đã làm nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước trong khu vực như Hong Kong , Đài Loan rất không ổn định . Trị giá nhập khẩu nguyên liệu lại cao hơn do sự biến động của tỉ giá giữa đồng Việt nam và đồng USD . Cuối cùng,do nhập khẩu hàng dệt may của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc ,Đài Loan-là những thị trường xuất khẩu không hạn ngạch của Việt nam giảm mạnh . Trong thời gian qua , ngành dệt may Việt nam tuy có nhiều bước thăng trầm nhưng đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình .Trong nhiều năm liền ,dệt may luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai , mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ ,cũng như mang lại công ăn việc làm. . . . . . cho nền kinh tế quốc dân . Ta hãy đi sâu phân tích để nắm rõ hơn về tình hình xuất khẩu của ngành hàng không chỉ có ý nghĩa trong hiện tại mà còn trong cả tương lai sau sau này. 2.2. Thị trường xuất khẩu Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cốt lõi , có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Nhưng để tạo lập được thị trường tiêu thụ thì cần phải nghiên cứu và dự báo được nhu cầu của thị trường ,từ đó lựa chọn và tìm ra các biện pháp thích hợp để điều khiển các dòng hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng . Ngày nay, các nhà sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường để sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi . Với ý nghĩa đó , thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất kinh doanh của ngành dệt may . Trong những năm vừa qua , kim nghạch xuất khẩu nghành Dệt may liên tục tăng . Tính từ năm 1997 đến năm 2002 bình quân mỗi năm Việt nam xuất khẩu trên 1,87 tỉ USD hàng dệt may , trong đó thị trường EU chiếm 32% kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam, sau đó đến Nhật chiếm 23% , ASEAN 18% , Mĩ chiếm 10% và các khu vực khác chiếm 17% . Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường nước ngoài Danh mục Đơn vị tính 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.Tổng kim ngạch XK Tr.USD 1503 1450 1747 1892 1975.4 2700 2.Thị trường XK chủ yếu EU Tr.USD 450 620 700 726 735 705 Nhật Bản Tr.USD 325 32 417 430 455 481 ASEAN Tr.USD 70 42 68 70 75 78 Mĩ Tr.USD 23 27 70 91 315 944 Nguồn : Tổng Công ty dệt may Việt nam *Thị trường Châu Âu ( EU ) : Châu Âu được mênh danh là lục địa già nhưng lại là một khu vực thị trường rộng lớn , là nơi cung cấp các trang thiết bị , công nghệ hiện đại và đây cũng là một trung tâm tài chính-kinh tế lớn của thế giới.Với dân số trên 360 triệu người và có GDP 9000 tỉ USD , EU thực sự là một thị trường có đầy tiềm năng , có mức tiêu dùng hàng may mặc khá cao so với thế giới ( chỉ sau Mĩ và Nhật Bản ) 17kgs/người / năm . Giá cả , chất lượng, mẫu mã hàng may mặc xuất khẩu sang EU được đánh giá là khá tốt , chủng loại mặt hàng thì phong phú đa dạng . Do vậy giá trị xuất khẩu tăng đáng kể trong những năm gần đây , năm 1998 đạt 620 triệu USD , năm 1999 đạt 700 triệu USD , năm 2000 đạt 726 triệu USD , năm 2001 đạt 735 triệu USD , năm 2002 đạt 705 triệu USD . Hiện EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt nam . Sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường EU , hàng dệt may của Việt nam có một chỗ đứng khá vững chắc . Nếu như năm 1993 , muốn xuất khẩu sang EU , Việt nam phải xin hạn ngạch cho 151 mặt hàng nhưng đến nay số mặt hàng quản lí bằng hạn ngạch chỉ còn 29 mặt hàng . Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt may của Việt nam khi thâm nhập thị trường này . Mặc dù biết rằng thị trường EU là một thị trường khó tính , luôn luôn đòi hỏi chất lượng cao , mẫu mã đổi mới liên tục , số lượng đơn hàng chia nhỏ . Hơn nữa hàng may mặc của Việt nam còn phải chịu sự cạnh tranh từ các nước Châu á và Châu Mĩ khác . Hàng năm, EU nhập khẩu 0,63 tỉ USD hàng dệt may các loại của Việt nam , trong đó Đức là thị trường lớn nhất chiếm 36,1% , tiếp theo là Pháp 12,15% , Hà Lan 9,41% , Thuỵ Sĩ 7,46% , Anh 7,06% còn lại là các nước khác . Điều này , cho thấy tỉ trọng hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu sang EU còn quá ít . Mặc dù phải thừa nhận rằng hiệp định buôn bán hàng dệt may giai đoạn thứ hai 1998-2000 giữa Việt nam và EU ( kí kết vào ngày 17.11.1997 ) đã tạo ra một bước tiến trong xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Do vậy , điều quan trọng để thâm nhập và tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là phải không ngừng cải tiến chất lượng hàng hoá , mẫu mã hấp dẫn đồng thời hạ giá thành sản phẩm ,đảm bảo thời gian giao hàng thì mới có thể cạnh tranh được với hàng dệt maycủa các nước khác . Hiện EU dành cho hàng dệt may Việt nam được hưởng qui chế tối huệ quốc ( MFN) nhưng phải chịu hạn nghạch . Đây là một thuận lợi lớn cho hàng dệt may Việt nam khi vào thị trường này vì chỉ bị đánh thuế thấp , nâng cao được khả năng cạnh tranh về giá . Tuy nhiên , việc áp dụng hạn nghạch cũng có mặt trái của nó . Đó là cản trở số lượng hàng dệt may của Việt nam vào thị trường này . Nhiều chủng loại mặt hàng đã có số lượng xuất vượt quá số lượng hạn nghạch mà EU dành cho Việt nam . Cụ thể trong năm 2002 tình hình thực hiện hạn nghạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau : Bảng 6 :Tình hình thực hiện hạn nghạch xuất khẩu hàng Dệt may sang EU năm 2002 Chủng loại hạn ngạch (cat) Đơn vị Tổng hạn nghạch Số lượng hạn nghạch đã thực hiện ( đến 23.01.03) Số lượng Tỉ lệ % 4 Chiếc 10.397.000 12.075.080 116,14 5 Chiếc 3.448.000 4.163.318 120,75 6 Chiếc 5.305.000 5. 989.724 112,91 7 Chiếc 2.917.000 3.361.579 115.24 8 Chiếc 13.792.000 14.193.227 102.91 15 Chiếc 524.000 572.604 109.28 18 Chiếc 939.000 983.090 104.70 29 Chiếc 371.000 389.585 105.01 31 Chiếc 4.244.000 4.613.293 108.70 41 Chiếc 773.000 773.378 100.05 68 Tấn 456.000 481.920 105.68 78 Tấn 1.273.000 1.398.184 109.83 83 Tấn 424.000 451.398 106.46 97 Tấn 216.000 229.075 106.05 Nguồn : Tạp chí Thông tin thương mại Bên cạnh đó , tính đến ngày 23.01.2003 , đã có tới 15 trong tổng số 29 chủng loại hàng dệt may bị áp dụng hạn nghạch đã được thực hiện hết . Tuy nhiên , một số cat thực hiện đạt rất thấp như cat 10 mới đạt 21,62% , Cat 12 đạt 4,91% đặc biệt cat 21 cũng chỉ thực hiện được 79,4% hạn nghạch được giao . Bên cạnh những mặt hàng thuộc diện phân bổ hạn nghạch thì đã xuất khẩu được hầu hết hạn nghạch , những mặt hàng không phải chịu hạn nghạch thì đạt rất thấp . Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước ta nhìn chung còn yếu . Đây là khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may khi mà chế độ hạn nghạch xuất khẩu dệt may vào EU sẽ được dỡ bỏ vào năm 2005 .Do đó ,đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải nỗ lực nâng cao cạnh tranh của mình. Bảng 7 : Tình hình xuất khẩu các mặt hàng dệt may không áp dụng hạn nghạch của nước ta sang EU năm 2002 ( Tính đến 23/01/2003 ) Chủng loại hạn nghạch (cat) Đơn vị Số lượng đã thực hiện 1 Chiếc 16.934 2 Chiếc 124.352 3 Chiếc 250.193 16 Chiếc 306.966 17 Chiếc 355.805 19 Tấn 20.177 22 Tấn 376.663 23 0 24 Chiếc 3.740.972 27 Chiếc 1.416.760 32 Chiếc 0 33 Chiếc 15.525.273 Nguồn : Tạp chí thông tin thương mại *Thị trưòng Nhật Bản : Với 124 triệu dân , Nhật bản là thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ và đây cũng là một nước nhập khẩu lớn . Gần đây , nguồn nhập khẩu của Nhật tập trung chủ yếu từ các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển hơn là từ các nước phát triển . Đối với nghành dệt may , Nhật bản là một cường quốc về công nghiệp dệt may . Do giá nhân công tại Nhật ngày càng cao và lại thiếu nhân công , đồng yên lại tăng giá nên nước này đã chuyển đổi chiến lược là giảm sản xuất hàng dệt may trong nước và tăng nhập khẩu hàng dệt may từ nước ngoài mà chủ yếu từ các nước đang phát triển . Do dân số tương đối đông và khí hậu bốn mùa rõ rệt nên nhu cầu hàng dệt may của Nhật bản rất lớn ( 20,3 kg/người/ năm ) và thay đổi liên tục . Kim nghạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật là rất lớn,trong đó Nhật bản nhập phần lớn hàng dệt may từ Trung Quốc (hơn 50%) và Nhật vẫn được xem là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt nam . Năm 2002 , kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật bản là 481 triệu USD ( chiếm 3% trong tổng kim nghạch nhập khẩu của Nhật và 17% tổng kim nghạch xuất khẩu của toàn nghành ) . Ưu thế của thị trường Nhật bản là không có hạn nghạch , thuế nhập khẩu lại thấp , địa lí lại gần nên hàng dệt may nước ta có khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác .Đây là một thị trường đầy hứa hẹn đối với các mặt hàng dệt may của Việt nam trong cả trước mắt và lâu dài mà chúng ta cần đầu tư để duy trì và phát triển lên một mức cao hơn. Tuy nhiên , Nhật bản là một thị trường rất " khó tính" , đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá , thời gian giao hàng cũng như dịch vụ sau khi bán hàng . Hơn nữa lại bị cạnh tranh quyết liệt của hàng dệt may Trung quốc , do đó việc mở rộng thị trường này phụ thuộc rất lớn vào uy tín của sản phẩm . Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may của Việt nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín đối với khách hàng . * Thị trường Mĩ và Bắc Mĩ : Với dân số khoảng 350 triệu người , trong đó Mĩ là 272 triệu người , ít hơn các nước EU nhưng tiêu thụ hàng dệt may lại gấp rưỡi EU ( 27kg/ người/ năm ) nên tổng nhu cầu sử dụng hàng dệt may ở thị trường này rất lớn , lại mang tính đa dạng và phong phú . Năm 2000 , Mĩ nhập khẩu trên 70 tỉ USD , chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu hàng dệt may của thế giới . Nhu cầu lớn lại được đáp ứng chủ yếu bằng hàng nhập khẩu nên đây được xem là một thị trường tiềm năng rất lớn không những đối với Việt nam mà cả các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Sau quyết định bỏ cấm vận đối với Việt nam của chính phủ Mĩ ( tháng 02/1994) và trong những năm qua , mặc dù chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập ( GSP) của Mĩ nhưng các doanh nghiệp dệt may của Việt nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mĩ . Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang Mĩ tuy chưa nhiều nhưng có tốc độ tăng trưởng cao . Năm 1998 , trong khi nhiều thị trường xuất khẩu phi hạn nghạch của Việt nam giảm mạnh thì thị trường Mĩ đã khá ổn định và đạt kim nghạch xuất khẩu 27,343 triệu USD , chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng kim nghạch hàng dệt may của Mĩ là 53, 769 tỉ USD . Đặc biệt hơn nữa , trong năm 2002 lần đầu tiên kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mĩ đạt 944 triệu USD tăng hơn 19 lần so với số thực hiện của năm 2001 . Chính việc xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường Mĩ tăng đột biến cũng đã khiến cho các nhà sản xuất trong nước của Mĩ lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ Mĩ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may của ta . Tuy nhiên , trên thực tế mặc dù tăng trưởng rất mạnh , nhưng thị phần của hàng dệt may của Việt nam tại thị trường Mĩ còn rất nhỏ , chỉ chiếm khoảng 1,6 % ( năm 2002) . Trước tình hình này,phía Mĩ và Việt nam đã thống nhất kí kết một hiệp định về dệt may giữa hai nước . Khi đó xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường Mĩ bị áp dụng hạn nghạch . Do thị trường Mĩ mở ra đã khiến cho cơ cấu hàng xuất khẩu của ta cũng có những thay đổi đáng kể . Nếu như trước kia , những mặt hàng truyền thống của ta là áo sơ mi, jacket , quần thì trong năm 2002 , bên cạnh những mặt hàng trên thì một số mặt hàng đạt kim nghạch xuất khẩu rất cao nổi lên như quần , áo thun, quần soóc , quần áo dệt kim , quần áo bò... Đặc biệt mặt hàng quần áo thun đã vươn lên trở thành mặt hàng đạt kim nghạch xuất khẩu lớn thứ ba sau , quần và áo sơ mi... Điều đáng chú ý đối với thị trường Mĩ là khách hàng Mĩ chỉ mua hàng thành phẩm không qua gia công . Vì vậy , hàng dệt may của Việt nam muốn được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất vào thị trường Mĩ phải sản xuất bằng các loại vải và nguyên liệu của Việt nam . Do đó , nghành dệt may của Việt nam phải nhanh chóng đầu tư , đổi mới công nghệ để sản xuất nguyên phụ liệu cho hàng may mặc xuất khẩu cũng như công nghệ may để tạo ra những sản phẩm có chất lượng ,uy tín để có thể thâm nhập và đứng vững tại thị trường Mĩ . *Thị trường các nước Canada , Mexico : đây là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Bắc Mĩ ,có trình độ phát triển kinh tế tương đối cao đặc biệt là Canada (là một trong những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới) ,dân số đông và mức sống của người dân cao. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường này cũng chỉ dừng lại ở mức rất khiêm tốn . Trong năm 2002 , kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Canada chỉ đạt 38.655.917 USD , Mexico đạt 12.370.791USD . Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không cao do thị trường Canada áp dụng hạn nghạch đối với một số hàng dệt may của Việt nam . Số lượng hạn ngạch mà Canada dành cho hàng dệt may của Việt nam là rất ít , do đó thị trường Canada hầu như đóng cửa đối với hàng dệt may của Việt nam . Trong khi đó, thị trường Mexico còn hoàn toàn mới mẻ đối với ta ,đòi hỏi các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu thị trường này để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này -Một thị trường đông dân,tương đối dễ tính. *Thị trường ASEAN : Sau khi là thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995 , quan hệ thưong mại giữa Việt nam và ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước . Tuy vậy , kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang ASEAN đến nay còn rất nhỏ bé so với tổng kim nghạch xuất khẩu của toàn ngành (chỉ chiếm khoảng 4-5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành ) . Với số dân 480 triệu người , diện tích 4,4 triệu km2 lại nằm giữa Châu á và Châu Đại Dương , nằm trên con đường giao thông nối liền Thái Bình Dương và ấn Độ Dương ,các nước AEAN có vị trí chiến lược quan trọng . Trong mấy thập niên vừa qua, bộ mặt kinh tế Đông nam á đã có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực . Khu vực này ngày càng nổi lên như một khu vực có sự năng động trong phát triển ,đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao và tiếp tục có sự hấp dẫn đối với các nguồn vốn bên ngoài . Trong năm 2002 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Lào đạt 38.967.512 USD , Malaisia 29.307.112 USD , Singarpore: 18.420.486USD , Campuchia :8.188.039 USD, Thái Lan :5.341.982 USD , Myanmar: 2.151.792 USD . Các nước thuộc ASEAN nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam chủ yếu là hàng gia công ,do đó giá trị thực tế thu được là không cao . Điều này cho thấy hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN vừa ít lại vừa không ổn định . Đây là một vấn đề bất cập trong quá trình hội nhập AFTA để tiến tới hội nhập WTO của nghành dệt may Việt nam . *Thị trường SNG và Đông Âu : Trong những năm gần đây , xuất khẩu sang thị trường truyền thống SNG và Đông Âu đã bắt đầu được khôi phục . Cộng hoà liên bang Nga với diện tích 17triệu km2 là một nước rộng nhất thế giới ,có khí hậu khá đa dạng , dân số 150 triệu người , đã trở thành một trong 10 nước nhập khẩu dệt may lớn của Việt nam với kim ngãchuất khẩu dệt may năm 2002 sang thị trường này là 51.002.506 USD . Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của Việt nam đã bắt đầu khôi phục lại thị trường Đông Âu với phương thức chủ yếu là hàng đổi hàng với giá trị kim ngạch hàng dệt may dự kiến lên đến 100 triệu USD . *Thị trường Bắc Âu : Hàng dệt may của Việt nam mới xuất khẩu sang thị trưòng Bắc Âu khoảng 14.600.000 USD vào năm 2002 , một con số quá nhỏ nhoi so với dung lượng hàng dệt may khối Bắc Âu nhập vào hàng năm là 10 tỉ USD , trong đó Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất chiếm 80% thị phần . Các nước Bắc Âu tuy dân số ít khoảng 24 triệu người) nhưng sức mua rất cao, bình quân mỗi người Bắc Âu hàng năm chi đến 400-500 USD cho hàng dệt may . Đâylà xứ sở có mùa đông rất dài nên chủng loại hàng hoá tiêu thụ chủ yếu là hàng mùa đông có màu đen và xám . Do vậy, nếu được đầu tư tốt , chú ý cơ cấu sản phẩm chào bán cho phù hợp thì còn có nhiều khả năng hàng dệt may của Việt nam chiếm lĩnh được 5% thị trường Bắc Âu tức là khoảng 550 triệu USD . *Thị trường Trung Đông : Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông có nhiều điểm thuận lợi như khả năng thanh toán cao, nhu cầu nhập khẩu cao do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của các nước này chưa phát triển , do các nước này chủ yếu tập trung vào phát triển nghành công nghiệp dầu khí- một nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đối với các nước thuộc khu vực này . Thêm vào đó, cước vận chuyển bằng đường biển tuy hơi xa nhưng tuyến đường khá thuận lợi . Mặc dù kim ngạch còn thấp ( năm 2002 đạt khoảng gần 8 triệu USD) nhưng một số hàng dệt may của Việt nam đã tỏ ra có khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này như áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động và các loại hàng may mặc mỏng khác với thành phần 100% cotton. *Thị trường Châu Phi : Với diện tích hơn 30 triệu km2 , dân cư khoảng 700 triệu người , thị trường này gần như hoàn toàn mới mẻ với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt nam . Hàng dệt may xuất sang thị trường này chủ yếu là vào thị trường Nam Phi với kim nghạch xuất khẩu đạt một con số khiêm tốn 556.007 USD . Do đặc điểm lục địa đen bị các nước thực dân đô hộ , áp bức bóc lột trong suốt thời gian dài nên Châu Phi tới nay vẫn chỉ là một lục địa nghèo . Tình trạng nợ nước ngoài ngày càng đè nặng lên lục địa này.Do những khó khăn chồng chất về kinh tế , chính trị xã hội , nhiều nước đã không có khả năng thanh toán nợ . Sự bất ổn định trên nhiều lĩnh vực và thu nhập thấp là lí do chính hàng may mặc của Việt nam chưa thâm nhập nhiều vào thị trường này. 2.3. Hiệu quả xuất khẩu: Trong ngành dệt may hiện nay ở Việt nam vẫn chủ yếu kinh doanh theo hai phương thức ,đó là: Bán trực tiếp và may gia công. *Bán trực tiếp : là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp đảm trách từ tìm kiếm ,cung ứng nguyên liệu đầu vào, sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm theo đơn hàng đã ký kết với khách hàng nước ngoài. Với hình thức xuất khẩu này có ưu điểm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may kiếm được nhiều lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao, chủ động tìm nguyên liệu đầu vào, không mất các khoản phí trung gian và tăng uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hoá thoả mãn các yêu cầu của đối tác giao dịch. Hiện nay, phương thức kinh doanh này vẫn chiếm một tỉ trọng nhỏ trong doanh thu của doanh nghiệp. Do hiện nay các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc vẫn chưa dành được sự tin tưởng của khách hàng, các đơn hàng lớn thường không có khả năng giành được do chưa đủ nguồn lực. Bên cạnh đó việc tìm hiểu nhu cầu thị hiếu thị trường, khách hàng vẫn chưa được chú trọng. *May gia công: May gia công là một hình thức kinh doanh, trong đó bên đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về một khoản thù lao (gọi là phí gia công)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan TN.doc
Tài liệu liên quan