Khóa luận Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng Dệt- May Việt Nam

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM - NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 4

I. Khái quát về ngành dệt may .Vị trí của ngành trong chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu. 4

1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam. 4

2. Vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu. 6

3. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong hệ thống dệt may thế giới. 9

II. Năng lực sản xuất hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 15

1. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành 15

2. Lực lượng lao động 17

3. Năng lực quản lý 18

4. Nguyên phụ liệu 19

5. Sản phẩm dệt may 22

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA. 25

I. Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. 25

1. Đánh giá chung. 25

2. Những mặt hàng xuất khẩu chính. 27

3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. 30

3.1. Thị trường có hạn ngạch. 30

3.2. Thị trường phi hạn ngạch. 33

II. Dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may trong tương lai. 40

1. Dự báo về thị trường. 40

1.1. Thị trường trong nước. 41

1.2. Thị trường nước ngoài. 41

1.2.1 Thị trường EU. 41

1.2.2 Thị trường Nhật Bản. 42

1.2.3 Thị trường Mỹ. 43

III. Những khó khăn và thách thức hiện nay của hàng dệt may Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 45

1. Ưu thế của các nước cùng tham gia vào thị trường quốc tế. 45

2. Sự phụ thuộc vào bảo hộ của Nhà nước ít cố gắng vươn lên trong cạnh tranh. 47

3. Chưa xây dựng được chiến lược thị trường. 49

4. Hội nhập quốc tế đòi hỏi sự cải tiến mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh. 50

CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. 51

I. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. 51

II. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. 52

1. Giải pháp về thị trường 52

2. Giải pháp về đầu tư 56

3. Giải pháp về vốn 59

4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 63

5. Giải pháp về quản lý 67

6. Các giải pháp khác 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng Dệt- May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường xuất khẩu dệt- may có hạn ngạch chủ yếu là các nước thuộc khối EU, Bắc Mỹ, Canada… Các nước EU là một thị trường lớn với dân số trên 360 triệu người, là thị trường có mức tiêu thụ vải cao hàng đầu thế giới (17kg/người/năm) yêu cầu về chất lượng mẫu mã hàng dệt- may đặc biệt cao. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại. Trong đó 10-15% là hàng tiêu dùng thông thường còn 85 - 90% là sử dụng theo mốt. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU (1998 - 2002). Đơn vị: triệu USD Năm Tổng KNXKDM KNXKDM vào EU Tốc độ tăng trưởng (Năm sau/năm trước) Tỷ trọng (trong tổng KNXK) 1998 1.351,0 521,0 - 38,5% 1999 1.747,3 555,0 6,5% 31,7% 2000 1.892,0 609,0 9,7% 32,1% 2001 1.962 599,0 -1,64% 30,5% 2002 2.710 553,0 -8% 20,2% Dự kiến 2003 3.200 1.000 - - Nguồn: ( Báo cáo xuất khẩu- Tổng công ty dệt may Việt Nam) Với tỷ trọng cao và khá ổn định (30% trong tổng KNXK DM), EU hiện là thị trường chủ yếu tiêu thụ hàng dệt- may nước ta. Trong các nước EU thì Cộng hoà Liên bang Đức vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt- may Việt Nam, năm 2001 đã tiệu thụ gần 215 triệu USD chiếm 35,8% hàng may mặc nhập vào EU, tiếp theo là Pháp 12,2%, Hà Lan 9,4%, Thụy Sỹ 7,46%, Anh 7,1% còn lại là các nước khác. Về chủng loại mặt hàng ta xuất sang EU, các doanh nghiệp may tập trung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo Jaket 2 lớp, 3 lớp, áo váy, sơ mi… Các mặt hàng có giá trị cao, khó làm đỏi hỏi kỹ thuật cao như áo Veston, một số loại áo sơ mi cao cấp rất ít doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất. Trên thực tế có nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp vào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu trang thiết bị kỹ thuật cao cấp, công nhân lành nghề. Trong tương lai thị trường tiếp tục mở rộng nếu ta không đầu tư để lấp các lỗ hổng về kỹ thuật thì dễ mất đi một tiềm năng lớn về thị trường. Trong suốt những năm 1993 - 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào EU tăng cao qua các năm với mức tăng bình quân khoảng 17%, đặc biệt trong năm 1998 mặc dù gặp nhiều khó khăn song giá trị xuất khẩu hàng dệt- may vào EU vẫn tăng 20%. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đang có dấu hiệu giảm sút. Năm 2002 xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam sang EU đạt 553 triệu USD giảm vài chục triệu USD so với năm 2001. Nguyên nhân giảm sút trên là do sức cạnh tranh của hàng dệt- may rất quyết liệt. Đặc biệt là Trung Quốc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới nên được EU bãi bỏ hạn ngạch theo tiến trình của Hiệp đinh ITC (Hiệp định về buôn bán hàng dệt may thế giới) và trong đó có 10 mặt hàng chung với những mặt hàng Việt Nam đang bị khống chế hạn ngạch đây là một khó khăn lớn trong việc xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam. Có một vấn đề cần phải quan tâm đó là 60 - 70% kim ngạch xuất khẩu dệt- may vào EU được thực hiện qua các nước trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… vấn đề là làm sao chúng ta có thể tiếp cận và bán trực tiếp cho khách hàng EU giảm sự phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian. Gia công cho nước ngoài và xuất khẩu theo cơ chế hạn ngạch chính là nét đặc thù của ngành dệt - may Việt Nam vì chung ta chưa đủ sức thiết kế các mẫu mã, chưa tự chủ được nguyên phụ liệu cho ngành may, đồng thời chúng ta chưa có mạng lưới tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Giá trị mới tăng thêm trên các sản phẩm may mặc chỉ gồm sức lao động của công nhân và bộ máy quản lý chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản phẩm. Điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, phụ thuộc và chịu áp lực từ phía nước ngoài. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc thực chất là của người đặt hàng gia công, việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nào là quyền của họ. Muốn xuất khẩu sang thị trường có hạn ngạch các doanh nghiệp sản xuất phải tìm đến các doanh nghiệp có hạn ngạch do cấp có thẩm quyền cấp để đặt hàng. Cỏ chế cấp hạn ngạch, nhận hàng rồi mới trả tiền là hình thức kiểm soát từ xa, kìm hãm tính năng động và đã làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiều lúc hàng hoá tồn kho ứ đọng nhiều. Đến hết qúy 1 năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào EU vẫn tiếp tục giảm chỉ đạt 65% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sau 4 ngày đàm phán từ ngày 12 - 15/2/2003 EU và Việt Nam đã thoả thuận tăng 50-75% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt- may nhạy cảm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Đây sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt- may xuất khẩu trong việc từng bước nhập và nâng cao hơn nữa mức xuất khẩu sang thị trường EU. Theo dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào thị trường EU năm 2003 có thể đạt 1 tỷ USD. 3.2. Thị trường phi hạn ngạch. Đồng thời với việc đẩy nhanh xuất khẩu đi EU, chúng ta còn xuất hàng dệt- may sang các thị trường không cần hạn ngạch như thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Mỹ… Trong đó hai thị trường quan trọng nhất đó là thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ. 3.2.1 Thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường lớn, với mức tiêu thụ vẫn cao trên thế giới (20,3kg/người/năm). Hàng năm thị trường này nhập khẩu hơn 20 tỷ USD hàng dệt nay. Đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng dệt- may lớn của Việt Nam, là thị trường đầy hứa hẹn với hàng dệt- may Việt Nam trong cả trước mắt cũng như lâu dài, chúng ta cần đầu tư và phát triển lên một mức cao hơn. Bảng 8: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may việt nam vào thị trường nhật bản (1997 - 2002) Đơnvị: triệu USD Năm Tổng KNXK dm KNXK dm vào Nhật Bản Tốc độ tăng trưởng (Năm sau/năm trước) Tỷ trọng (trong tổng KNXK) 1997 1.349,0 352,0 - 24.0% 1998 1.351,0 321 -1.23% 23.7% 1999 1.747,3 417 29.9% 23.8% 2000 1.892,0 620 48.6% 32.7% 2001 1.962,0 588 -5.16% 29.9% 2002 2.710,0 470,4 -20% 17.3% Nguồn: ( Báo cáo xuất khẩu Tổng công ty dệt- may Việt Nam) Qua bảng 8 ta thấy trong những năm cuối của thập niên 90 tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu vào thị trường này là khá cao, trung bình trên 25%. Có thể nói trong thời gian này đây là thị trường nhập khẩu hàng dệt- may lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào thị trường Nhật Bản giảm đáng kể. Cụ thể năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 5,16%, năm 2002 con số này là 20%. Với việc số lượng và giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật ngày càng giảm, thị trường Nhật Bản không còn là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Sự thu hẹp của kim ngạch xuất khẩu trước hết đó là sự giảm sút giá trị xuất khẩu của các nhóm hàng mà chủ yếu nằm ở nhóm hàng may mặc. Bên cạnh đó, do mức độ tự do hoá của thị trường Nhật rất cao. Đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, các sản phẩm của Trung Quốc được sản xuất theo công nghệ trình độ, tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản do đó được người tiêu dùng Nhật Bản dễ tiếp nhận hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước khác. Do bản thân chính phủ Nhật chịu ảnh hưởng của khủng hoảng khu vực cũng như khủng hoảng nội bộ nên đề ra kế hoạch giảm nhập khẩu. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là sản phẩm dệt-may Việt Nam kém sức cạnh tranh so với sản phẩm của các nước ASEAN khác. Tuy vậy, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường lớn, vẫn luôn luôn được các doanh nghiệp dệt- may xuất khẩu Việt Nam chú trọng để phát triển. Thực tế cho thấy đây là một thị trường đòi hỏi khắc khe nhưng lại có sức tiêu thụ rất lớn, đã có quan hệ thương mại với Việt Nam từ lâu và trong quan hệ thương mại với Nhật Bản tranh chấp thường không xảy ra. Trong nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, ViNatex đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Tokyo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sang thị trường này. 3.2.2 Thị trường Mỹ. Với dân số (khoảng 350 triệu người ) ít hơn các nước EU nhưng mức tiêu thụ hàng dệt-may gấp rưỡi EU (27kg/người/năm) nên tổng nhu cầu sử dụng của thị trường trường này rất lớn. Thêm nữa, Hoa Kỳ với đặc điểm là một Hợp chủng quốc nên nhu cầu tiêu dùng mang tính đa dạng, phong phú. Nhu cầu lớn này lại được đáp ứng bằng nhập khẩu nên đây được xem là một thị trường tiềm năng lớn đối với mọi nhà sản xuất và xuất khẩu dệt- may trên thế giới cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam. Thị trường Mỹ cũng đang dần được mở rộng và đến nay đã là một đối tác quan trọng của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam. Kể từ sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực 10/12/2001, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam đã có cơ hội lớn để thâm nhập và mở rộng thị trường đầy tiềm năng này. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ. Đơn vị: Triệu USD Năm Tổng KN xuất khẩu Tình hình xuất khẩu vào thị trường Mỹ KNXK Tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng 1997 1.349 12 - 0,8% 1998 1.351 26 116% 1,92% 1999 1.747,3 34 30,7% 1,94% 2000 1.892 49,5 45,5% 2,6% 2001 1.962 44,6 -11% 2,2% 2002 2.710 975 tăng hơn 22 lần 35,9% DK 2003 3.200 1.400 - - Nguồn: (Báo cáo xuất khẩu - Tổng Công ty Dệt may Việt Nam) Trong thời kỳ từ năm 1997 - 2001 giá trị xuất khẩu hàng dệt- may sang Mỹ dù ngày càng tăng nhưng vẫn chỉ là con số khiêm tốn: Năm 1997 xuất khẩu hàng dệt- may sang Mỹ là 12 triệu USD, 1998 là 26 triệu USD, 1999 là 34 triệu USD, đến năm 2001 là 44,6 triệu USD. Trong khi hàng năm thị trường Mỹ vẫn nhập hơn 54 tỷ USD hàng dệt- may. Nguyên nhân chính là do trong thời kỳ này Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa được ký kết, chúng ta chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) của Mỹ nên hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ phải chịu thuế suất rất cao. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam giảm. Trong điều kiện cạnh tranh không cân sức như thế mà tăng được kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là một cố gắng lớn của ngành dệt- may Việt Nam. Bên cạnh đó là những thỏa thuận của NAFTA (Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mỹ) đã đem lại những thuận lợi cho các nước thành viên NAFTA như các điều kiện về bãi bỏ hạn ngạch và miễn thuế nhập khẩu. Các thoả thuận về trao đổi nguyên phụ liệu và sản phẩm thuộc hàng dệt- may, đó là chưa kể tới các ưu thế về chuyển tải. Chính vì thế, các nước thành viên NAFTA có lợi thế hơn hẳn các nước khác trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khó khăn trong cạnh tranh không chỉ đối với Việt Nam mà ngay cả những nước có quan hệ thương mại truyền thống với Mỹ và chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu hàng dệt- may của Mỹ như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc xuất khẩu cũng thu hẹp rất nhiều. Ngày 10/12/2001 Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực. Đây là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu hàng dệt - may của Việt Nam để thâm nhập và khai thác một trong những thị trường tiêu thụ hàng dệt- may lớn nhất thế giới. Nắm bắt được cơ hội này, ngay trong năm đầu tiên, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may vào thị trường Mỹ đã đạt 975 triệu USD tăng hơn 22 lần so với năm 2001 chiếm 35,4% tổng kim ngạch. Tính đến hết tháng 1 năm 2003 xuất khẩu dệt- may sang Mỹ đạt 26 triệu USD chiếm 46%. Kim ngạch toàn ngành (tháng 1/2003 kim ngạch toàn ngành đạt 56,5 triệu USD) các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này là hàng dệt kim, quần âu, khăn bông… đạt trị giá hơn 2 triệu USD. Mặt hàng sơ mi vẫn là 1 trong những mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu. Theo dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt- may vào thị trường Mỹ sẽ tăng lên 1,4 tỷ USD trong năm 2003. Ngoài ra các thị trường khác gồm có Nga và các nước Đông Âu, Trung Cận Đông… là những thị trường Việt Nam hiện đang cố gắng khôi phục hoặc đang thâm nhập cũng là những thị trường có nhiều tiềm năng mà chúng ta có khai thác và phát triển. Đặc biệt năm ngay sát Việt Nam, thị trường ASEAN là thị trường khá lớn với hơn 450 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người bình quân hàng năm khoảng 1.600 USD, tốc độ phát triển bình quân 5-8%/năm. Tuy nhiên, mức trao đổi hàng năm với thị trường ASEAN còn thấp, chưa tương xứng với sức của thị trường này cũng như với mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN. Bảng 10: Tình Xuất khẩu-Nhập khẩu hàng dệt may giữa việt nam các nước asean – năm 2002. Đơn vị: triệu usd Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân-xnk Malaysia 26,3 35,2 -8,9 Singapore 18,1 27,0 -8,9 Laos 22,6 0,0 -22,6 Thailan 7,7 29,1 -21,4 Philipines 3,9 1,5 2,4 Cambodia 2,2 0,18 2,02 Indonesia 2,1 35,4 -33,3 Myanmar 0,8 46,0 -45,8 Brunei 0,8 7,0 -6,2 Tổng giá trị 84,5 124,6 -44,1 Nguồn: ( Tổng công ty dệt may Việt Nam) “Viet Nam Textile and Apparel Association” II- Dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may trong tương lai: Vài nét về tình hình trước mắt: Sau hơn nửa thế kỷ phấn đấu và trưởng thành ngành dệt- may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Đó vừa là điều kiện thuận lợi và là hành trang quý giá để ngành vuơn lên, có những bước tiến xa hơn nữa trong thời mới. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như trước yêu cầu phát triển nội tại của ngành , những thành tựu đã đạt được dù quan trọng song mới chỉ là bước đầu, nhiều nhiệm vụ và vấn đề đạt ra đang còn ở phía trước. Vì vậy hơn lúc nào hết ngành dệt- may Việt Nam cần đánh giá thực trạng và dự báo đúng tình hình trong nước và nước ngoài để có những giải pháp sắc bén vượt qua thử thách, nắm bắt thời cơ, tiến lên mạnh mẽ trên con đường đã định. 1. Dự báo về thị trường. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là tìm đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Thị trường là vấn đề hết sức quan trọng mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc trước tiên là phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường tiêu thụ một cách thấu đáo. Hoạt động nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải nắm bắt được những thông tin thiết yếu về nhu cầu, khả năng tiêu thụ cũng như điều kiện thâm nhập thị trường của hàng dệt- may trong từng giai đoạn cụ thể để tìm ra cách tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách chủ động. 1.1 Thị trường trong nước. Với dân số gần 100 triệu người vào năm 2010, nhu cầu trong nước trở thành áp lực lớn đòi hỏi ngành dệt- may phải phát triển nhanh mới có thể theo cùng nhịp độ phát triển của xã hội cả về số lượng và chất lượng. So với mức tiêu dùng hàng hoá bình quân hiện nay 40 USD/năm, mức tiêu dùng sẽ tăng 6-8 lần vào năm 2005 và 10-14 lần vào năm 2010. Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành dệt- may vào khoảng 13% (2000 - 2005) và trên 14% (2006 - 2010). Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao so với nhiều ngành khác. 1.2 Thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài đòi hỏi phải nắm chắc được sở thích riêng biệt của mỗi thị trường về loại sản phẩm dệt- may nào đó. Như vậy sẽ tạo điều kiện tăng tỷ trọng xuất khẩu phù hợp từng loại thị trường, giúp cho nhà xuất khẩu tận dụng được lợi thế thương mại. 1.2.1 Thị trường EU. Khi xuất khẩu sang thị trường EU, ta cần tìm hiểu một số nét đặc trưng trong chính sách thương mại chung của khối. Để trợ giúp cho các nước đang phát triển xuất khẩu vào thị trường EU, từ năm 1971 Liên hiệp Châu Âu (EU) đã áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với chủng loại sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp của các nước có tên trong quy chế (tuân theo quy định và xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ from A). EU tiến hành thông qua các quy chế áp dụng cho từng thời kỳ. EU sẽ bỏ dần việc giới hạn số lượng sản phẩm nhập khẩu vào EU (chế độ hạn ngạch) cũng như số lượng sản phẩm được ưu đãi về thuế, đồng thời hủy bỏ hầu như toàn bộ mức thuế bằng 0% và thay bằng các mức thuế khác nhau dành cho từng nhóm hàng có độ nhạy cảm khác nhau. Việt Nam và EU đã thoả thuận tăng 50 - 75% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt- may nhạy cảm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này (đựoc ký kết sau 4 ngày đàm phán từ ngày 12-15/2/2003). Ngoài ra từ năm 1998 EU áp dụng thêm điều khoản ưu đãi về xã hội và môi trường cho phép các sản phẩm xuất khẩu vào EU được giảm thuế theo tỷ lệ nhất định nếu chứng tỏ được sự tôn trọng các điều khoản quốc tế. 1.2.2 Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch nhưng khách hàng Nhật Bản lại đòi hỏi rất cao đối với chất lượng sản phẩm nhập khẩu nhất là sản phẩm dệt- may. Để mở rộng thị trường này chúng ta cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, có giá thành hạ, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Mặc dù có những khó khăn trong hiện tại, nhưng cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp không phải là nhỏ, Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ áp dụng những chính sách thích hợp để khôi phục và phát triển nền kinh tế. Điều này có nghĩa là nhu cầu nhập khẩu sẽ được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng. Hàng năm để đáp ứng cho thị trường nội địa, Nhật sẽ nhập 90% nhu cầu hàng dệt- may. Cánh cửa đã mở ra nhưng việc nắm bắt được cơ hội này không đơn giản bởi Nhật Bản là một thị trường khó tính và có những yêu cầu về kiểm tra chất lượng rất chặt chẽ. Trong khi một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể đưa ra được các chiến lược đầu tư nâng cao công nghệ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc ký kết hợp đồng với Nhật Bản đã khó nhưng việc duy trì hợp đồng còn khó hơn nhiều. Yêu cầu chung cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay là phải nỗ lực tạo ra những sản phẩm có chất lượng, mầu sắc hợp thị hiếu, áp dụng những biện pháp quảng cáo giới thiệu mặt hàng mới với giá khả thi để củng cố và thâm nhập thị trường truyền thống này. 1.2.3 Thị trường Mỹ: Trong những năm trước đây sự phân biệt đối xử của thị trường Mỹ là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận và thâm nhập thị trường này. Thuế nhập khẩu đối với nhiều loài hàng may mặc cao gấp 10 lần so với mức thuế khi có tới huệ quốc. Ví dụ mức thuế không có tối huệ quốc đối với một số đồ may mặc thể thao và trượt tuyết là 90% trong khi mức thuế theo ưu đãi tối huệ quốc chỉ có 8,5%. Ngày 10/12/2001, một cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nhập khẩu hàng đầu thế giới đó là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Trong thời gian tới, một thách thức mới đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là hiệp định thương mại hàng dệt- may Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, trong đó 38 chủng loại hàng dệt- may xuất khẩu sang Mỹ bị áp đặt hạn ngạch. Con đường xuất khẩu dệt- may nước ta trước mắt sẽ gặp nhiều thách thức. Hạn ngạch trên khiến khả năng tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt- may bị hạn chế một cách nghiêm trọng, làm giảm tốc độ phát triển cũng như kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Có một thực tế là trong tổng số 38 mặt hàng dệt- may của Việt Nam bị áp dụng hạn ngạch thì tình trạng thiếu hạn ngạch chỉ diễn ra ở một số chủng loại hàng “nóng” (theo cách gọi của giới chuyên môn) còn một số chủng loại hàng “nguội” vì doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết nên kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ có thể không đạt hạn ngạch được phân bổ. Trước tình hình trên, để tránh rối loạn, các doanh nghiệp phải kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng, tuyển dụng lao động, đầu tư trang thiết bị đồng thời đánh giá, điều chỉnh lại các thị trường khác như EU Nhật Bản …, không nên tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ. Một thách thức nữa được đặt ra: Mỹ là thị trường tiệu thụ hàng dệt- may lớn nhất trên thế giới, các hợp đồng đặt hàng với thị trường này thường có số lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn. Một doanh nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được ngay về số lượng. Vì thế, vấn đề mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất và liên kết các doanh nghiệp được đặt ra cấp bách. Trong số 120 chủng loại hàng dệt- may thì chỉ có 38 mặt hàng bị áp dụng hạn ngạch, do đó doanh nghiệp phải chủ động tìm khách hàng mua những mặt hàng không bị khống chế bởi hạn ngạch để khai thác. Mặt khác phía Mỹ chỉ không chế về số lượng chứ không khống chế về doanh số nên các doanh nghiệp cần tìm cách để nâng giá trị của hàng lên. Mặt khác, Hiệp định mới này cho phép hải quan Mỹ được kiểm tra các nhà máy của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt- may khi xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy trình thủ tục của nước để tránh tình trạng phía Mỹ có cớ áp đặt hạn ngạch chặt chẽ hơn hoặc phạt hạn ngạch. Qua so sánh giá trị xuất khẩu hiện nay của Việt Nam vào Châu Âu và Nhật Bản và Mỹ ta có thể tìm thấy nhiều câu trả lời cần thiết cho việc dự báo một mô hình buôn bán trong tương lai giữa Việt Nam và Mỹ đó là phải gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm may mặc dệt kim thông thường phù hợp với thị hiếu của tầng lớp dân chúng có thu nhập trung bình của Mỹ. Hàng năm tỷ trọng hàng dệt kim tiêu thụ ở Mỹ chiếm 50% so với tổng lượng tiêu thụ hàng dệt- may của con người. Đối với thị trường này cần lưu ý lựa chọn cỡ thiết bị phải phù hợp với cỡ áo vì nguời Mỹ thường sử dụng các loại áo dệt kim liền sườn. III- Những khó khăn và thách thức hiện nay của hàng dệt may việt nam trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong những năm qua, sản xuất của ngành dệt- may so với năng lực mới chỉ đạt 50-60%. Muốn nâng cao năng lực sản xuất thực tế không có cách nào khác là phải tăng khối lượng hàng xuất khẩu thông qua việc mở rộng thị trường. Nhưng muốn mở rộng thị trường thì phải tạo cho hàng hoá sức cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt- may Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới phải chịu nhiều khó khăn và sức ép, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài cũng như những tồn tại trong cơ cấu sản xuất. 1- Ưu thế của các nước tham gia vào thị trường quốc tế. So với các nước khác thì ưu thế của Việt Nam là giá lao động rẻ. Ta hãy xem bảng sau: Bảng 11: Chỉ số về lương lao động dệt may của một số nước trên thế giới Nước Lương lao động dệt- may USD/h Việt Nam 0,18 TháI Lan 0,87 Indonexia 0,23 Singapo 3,16 Đài Loan 5 Trung Quốc 0,34 Nhật Bản 16,37 Mỹ 10,33 Anh 10,16 Pháp 12,63 Nguồn: (Quy hoạch phát triển dệt- may Việt Nam đến năm 2010- Tổng công ty dệt- may Việt Nam) Giá nhân công rẻ là một điều kiện để hàng dệt- may Việt Nam có giá thành sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy ưu thế này không đem lại nhiều lợi thế cho Việt Nam khi mà chúng ta so với các quốc gia khác có hàng loạt bất lợi: - Hiện nay, ngành dệt- may trên thế giới đang phát triển như vũ bão, ngày càng được công nghiệp hóa và tự động hoá. Nền công nghiệp dệt- may Việt Nam cách rất xa các nước có trình độ công nghệ khổng lồ như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu và ngay cả với các nước trong khu vực hay trong khối ASEAN trình độ thiết bị công nghệ của ta vẫn chưa ngang tầm. - Việt Nam mới thực sự tham gia vào thị trường thế giới từ năm 1993, do đó các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về tiếp cận thị trường, cách tiêu thụ sản phẩm… - Tuy đã thành lập Viện mẫu thời trang FADIN (trực thuộc Tổng Công ty - Dệt may Việt Nam) nhưng thiết kế mẫu vẫn là khâu yếu của ngành dệt may. Do vậy, không những thua kém các nước trong khối ASEAN về khả năng thiết kế mẫu mã, mà so với những nước hàng dệt- may từ lâu đã có thế mạnh trên thị trường như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc… chúng ta càng ở thế bất lợi. 2- Sự phụ thuộc vào sự bảo hộ của Nhà nước và ít cố gắng vươn lên trong cạnh tranh. Nghiên cứu chính sách định hướng sản xuất kinh doanh ngành dệt- may các nước tư bản phát triển, các nước công nghiệp mới và một số nước đang phát triển thời điểm những năm 60, người ta thấy đa số các nước này định hướng theo ba bước sau: - Giai đoạn đầu: sản xuất thay thế nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện từng nước mà giai đoạn này kèo dài hay ngắn, thông thường là 10 năm. - Giai đoạn hai: Xuất khẩu một phần để có ngoại tệ mua nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị không tự sản xuất được trong nước. Giai đoạn này kéo dài khoảng 10-15 năm. - Giai đoạn 3: Xuất khẩu hàng loạt (hướng ngoại mạnh mẽ). Nếu Việt Nam cũng phát triển ngành dệt- may theo hướng như trên thì phải 15-20 năm nữa chúng ta mới có thể hướng mạnh về xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay với các nước đi sau như Việt Nam ngành dệt- may có thể đi ngay vào phát triển bằng con đường hướng mạnh về xuất khẩu nếu chúng ta có đủ các đáp ứng về vốn và công nghệ… Chính vì vậy Tổng công ty dệt- may Việt Nam đã đề ra chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong ngành dệt- may hướng về xuất khẩu. Nhưng hiện nay, việc bố trí dây chuyền sản xuất, công nghệ, quản lý, đào tạo lao động… vẫn là cơ cấu nặng về gia công (trên 60%) và thay thế hàng nhập khẩu (10%). Một cơ cấu như vậy không thể tạo cho doanh nghiệp thế lực cạnh tranh trên thương trường, do đó khó có thể hướng mạnh về xuất khẩu: - Nếu các doanh nghiệp chỉ bằng lòng với việc gia công xuất khẩu, không chịu huy động vốn để tự đầu tư thì doanh nghiệp sẽ mất đi sự chủ động trong tiếp cận thị trường, sản phẩm không có nhãn mác riêng nên không có tên tuổi trên thị trường, không tạo được uy tín đối với người tiêu dùng. Gia công quốc tế không đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, doanh nghiệp không có vốn để đầu tư công nghệ, thiết bị mới, do đó ngày càng tụt hậu trong việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. - Các doanh nghiệp nếu chỉ hướng vào thay thế nhập khẩu thì đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuang tot nghiep-hoanchinh.doc
Tài liệu liên quan