Khóa luận Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Asean

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I 4

Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

I. Những lý luận căn bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4

1. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của FDI 4

1.1. Khái niệm về FDI 4

1.2. Nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của FDI 5

2. Hình thức của FDI 7

2.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 7

2.2. Các hình thức FDI ở Việt Nam 8

3. Vai trò của FDI 10

3.1. Vai trò của FDI đối với nước đầu tư 10

3.2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 12

II. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

1. Khái niệm chung về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI 15

2.1. Yếu tố thuộc môi trường nước nhận đầu tư 15

2.2. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 18

Chương II 26

Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN 26

I. Khái quát về thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thu hút nguồn vốn FDI của một số nước ASEAN 26

1. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 26

2. Những thành tựu trong thu hút FDI 27

Nước 28

Indonesia 28

3. Đánh giá chung về thời cơ và thách thức của ASEAN trong thu hút FDI 29

3.1. Thời cơ 29

3.2. Thách thức 30

II. Các chính sách tạo dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn cho toàn khu vực ASEAN (AFTA, AIA, ICO .) 31

1. Khu vực tự do hoá thương mại (AFTA - ASean free trade area) 32

2. Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO - ASean Industrial Cooperation) 32

3. Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS - ASean Framework Agreement On Services) 33

4. Hình thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA - ASean Investment Area) 34

III. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn 36

1. Thái Lan 37

1.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan thời gian qua 37

1.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan 39

1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn 41

2. Malaisia. 43

2.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaisia thời gian qua 43

2.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaisia 44

2.3. Kinh nghiệm của Malaisia trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn 46

3. Inđonesia 47

3.1. Kết quả thu hút FDI 47

3.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Inđonesia 49

3.3. Kinh nghiệm của Inđonesia trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn 52

4. Singapore 53

4.1. Kết quả thu hút FDI 53

4.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore 55

4.3. Kinh nghiệm của Singapore trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn 57

III. So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN khác 58

1. Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thời gian qua 58

2. Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 59

2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô 60

2.2. Môi trường pháp lý 60

2.3. Môi trường chính trị - xã hội 61

2.4. Cơ sở hạ tầng 62

3. So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN khác 63

Chương III 67

Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 67

I. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 67

1. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới 67

1.1. Mục tiêu 67

1.2. Định hướng 67

2. Cải thiện môi trường đầu tư là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh thuhút vốn FDI 69

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 74

1. Ổn định kinh tế vĩ mô 74

1.1. Về chính sách ngân sách 77

1.2. Về chính sách tiền tệ ngân hàng 77

2. Cải thiên môi trường pháp lý 78

2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài 78

2.2. Cải cách thủ tục hành chính 80

3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 81

4. Một số giải pháp khác 82

4.1. Thống nhất nhận thức về vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam 82

4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài 82

4.3. Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo, tăng cường hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn 83

4.4. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 84

Kết luận 87

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái Lan sẽ có được vốn, công nghệ, công ăn việc làm và tạo điều kiện cho người Thái Lan học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Giữa cái được và cái mất, thì cái được là nhiều hơn. Vì thế, Thái Lan đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào nền kinh tế của họ. Theo tổng quan kinh tế xã hội Châu á - Thái Bình Dương, dòng FDI bình quân vào Thái Lan trong thời gian từ 1990 đến 1995 là 1,873 triệu USD một năm, gấp ba lần con số của giai đoạn 1984 - 1989 là 676 triệu USD. Điều đó chứng tỏ những nỗ lực đáng kể của Thái Lan trong việc thu hút FDI. Bảng 2: FDI vào Thái Lan từ năm 1989 đến năm 2000 (đơn vị triệu USD). 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000 1,730 2,389 1,848 1,981 1,202 1,341 1,452 1,732 2,313 2,767 Nguồn:ASEAN Macroeconomic Outlook 1995 - 1996.Foreign Direct Investment and Development: Where do we stand?(JBIC) Vào thời gian đầu khi luật khuyến khích đầu tư nước ngoài mới ra đời và còn chưa có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, FDI năm 1970 đã chiếm 12% tổng số vốn ròng của Thái Lan. Năm 1987, mười năm sau lần sửa đổi đầu tiên, tổng số vốn đầu tư được ưu đãi, kể cả FDI ở Thái Lan là 12,3 tỷ bath, tương đương 497 triệu USD. Sau năm 1987, nguồn FDI vào nước này được tăng lên mạnh mẽ. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất ở các nước đầu tư tăng, đặc biệt là chi phí lao động. Bước sang thập kỷ 90, luồng FDI vào Thái Lan bắt đầu có xu hướng chậm lại. Có một số nguyên nhân khách quan dẫn đễn hiện tượng trên. Đó là việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất của các công ty đa quốc gia ở Nhật Bản và các nước NICS, sự bế tắc trong việc giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, sự bất ổn về chính trị trong nước và quốc tế. Tóm lại là do những lợi thế so sánh của Thái Lan đã giảm dần, trong khi đó, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Nga, các nước Đông á và Đông âu đều mở cửa thị trường kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài. Tuy nhiên theo số liệu của ngân hàng thế giới (WB, 1996), lượng FDI hàng năm vào Thái Lan trong những năm 1990 - 1994 tăng 16,7 lần so với năm 1985. Cũng theo đánh giá của WB thì năm 1996, Thái Lan đứng vào hàng thứ năm trong số 12 nước đang phát triển nhận được nhiều FDI nhất. Xét về nguồn và lĩnh vực đầu tư thì những nước cung cấp FDI chủ yếu cho Thái Lan là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Hồng Kông và Singapore. Những nước này cung cấp 85% số FDI vào Thái Lan. Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản còn là những nước cung cấp chính những khoản vay cho khu vực tư nhân của nước này. Về lĩnh vực đầu tư thì có tỷ lệ phân bố 38,4% cho công nghiệp chế tạo, 34% cho dịch vụ và 27,6% cho nông nghiệp. 1.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan 1.2.1. Tích cực Có thể nói Thái Lan có một hệ thống chính sách, luật khá hoàn chỉnh và đồng bộ. Hiệu lực của các bộ luật này được duy trì một cách thường xuyên lâu dài và ổn định. Khi những điều kiện chủ quan và khách quan đã thay đổi khiến cho việc duy trì những điều khoản cụ thể của các điều luật đó trở thành vật cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì chúng được điều chỉnh, bổ sung nhằm làm cho nó tiếp tục là công cụ sắc bén thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Mặt khác khi xét tới thuận lợi của cơ sở hạ tầng thì ta thấy có những thuận lợi như: dự án vùng Nam Thái Lan, huyết mạch của tuyến đường vận chuyển thương mại giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với tổng ngân sách khoảng 140 tỷ bath (6,5 tỷ USD). Dự án này nhằm xây dựng các tuyến đường cao tốc và đường sắt từ một tỉnh ở phía Đông sang một tỉnh ở phía Tây, hai cảng nước sâu, một hệ thống ống dẫn dầu khí khai thác được từ vịnh Thái Lan và một cơ sở hàng hải có tầm cỡ để đảm nhận các dịch vụ vận chuyển hàng hoá cũng như các dịch vụ vận chuyển khác. Mặt khác sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế chỉ dừng lại ở việc hoạch định chiến lược tổng thể, xác định mục tiêu cho từng thời kỳ, trên cơ sở đó bố trí cơ cấu vốn đầu tư một cách hợp lý, thu hút vốn FDI vào những ngành, những vùng theo mục tiêu định hướng, tránh tình trạng tự phát. Sự can thiệp không quá sâu này tạo nên một tâm lý thoải mái hơn, không bị phiền hà, gây khó khăn. Hơn nữa sau khủng hoảng, Thái Lan đã dần lấy lại đà tăng trưởng. Theo dự kiến tốc độ tăng trưởng của Thái Lan vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới. Sự tăng trưởng được giữ vững tạo điều kiện cho Chính phủ tiếp tục cải cách về chính trị, luật pháp và cải tổ khu vực tài chính, ngân hàng. Điều này là nhân tố không nhỏ tạo nên sự thuận lợi cho môi trường đầu tư. 1.2.2. Thách thức Bên cạnh những thuận lợi còn không ít những thách thức cần tháo gỡ để xây dựng lên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh. Đó là tình hình chính trị còn nhiều phức tạp, bên cạnh đó nạn tham nhũng, hối lộ, yếu kém về điều hành và quản lý nhà nước và công ty, sự yếu kém của khu vực nông nghiệp,... cũng là những yếu kém làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Hơn nữa còn có thách thức về tính phụ thuộc của Thái Lan vào thị trường thế giới. Việc phục hồi một số ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu như ô tô, điện tử, viễn thông và máy văn phòng là do kinh tế Mỹ, Nhật Bản và EU, những đối tác kinh tế chủ yếu của Thái Lan đang có nhu cầu phát triển. Một khi những nhu cầu này bị thu hẹp lại thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đến đà tăng trưởng của Thái Lan. Chính điều này là nguy cơ gây sự mất ổn định về kinh tế. Mặt khác còn có sự yếu kém về giáo dục và cơ sở hạ tầng. Sự yếu kém về giáo dục làm cho đất nước lâm vào tình trạng khó khăn hơn trong quá trình phát triển. Cơ sở hạ tầng kém gây nên sự kém hấp dẫn trong môi trường đầu tư. Cơ sở hạ tầng ở Thái Lan kém hấp dẫn là do khâu hoạch định chính sách. Điển hình là thông tin giữa các Bộ, ngành không được thông suốt; các dự án nhiều khi bị kết thúc một cách chậm trễ cho những tranh cãi chính trị và khi thực thi thì thường không dựa trên lợi ích kinh tế của đất nước mà lại dựa vào món lợi thu được của một số cá nhân nào đó. Nạn mua chuộc, hối lộ tràn lan khiến cho nền kinh tế Thái Lan mặc dù tăng trưởng rất nhanh và rất lâu vẫn bị thất bại trong việc xây dựng một mạng lưới giao thông và hệ thống liên lạc viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó còn có sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã từng thúc đẩy sự tăng trưởng của Thái Lan trong một thời gian dài nay đã bị lỗi thời. Các ngành sản xuất vật chất như dệt, giày dép và đồ chơi... khó có thể phục hồi do sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước khác. 1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi được công bố vào năm 1989 đã qui định rõ ràng những nghành kinh tế không chấp nhận đầu tư nước ngoài và những nghành kinh tế mở cửa tự do cho tư bản tư nhân ngoại quốc. Các ngành kinh tế của Thái Lan được chia thành 3 nhóm: A, B, C. Các nhà doanh nghiệp nước ngoài không được phép đầu tư vào các nghành kinh tế thuộc nhóm A (bao gồm nghề trồng lúa, nghề làm muối, buôn bán bất động sản, xây dựng). Những ngành kinh tế còn lại được mở cửa cho tư bản tư nhân ngoại quốc. Chính phủ đưa ra những chính sách ưu đãi rõ ràng nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại những vùng kém phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển đồng đều giữa các khu vực của đất nước. Những dự án đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa (Thái Lan gọi là khu vực 3) được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu trang thiết bị máy móc (trong khi đó các dự án đầu tư ở Băng Cốc chỉ được miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị 50%). Thuế công ty được miễn trong 8 năm; nếu xuất khẩu 30% sản phẩm (các dự án tương tự chỉ được miễn thuế 1 năm nếu được triển khai ở Băng Cốc). Để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh Thái Lan, Uỷ ban Đầu tư của Thái Lan do Thủ tướng trực tiếp đứng đầu. Nhà nước đảm bảo không quốc hữu hoá và không lập các xí nghiệp cạnh tranh với các công ty có vốn nước ngoài, không kiểm soát giá cả và hạn chế xuất khẩu. Về quản lý ngoại hối, nhà đầu tư được chuyển ra nước ngoài các thu nhập, lợi nhuận, nhưng có thể bị hạn chế trong trường hợp để cân đối tình hình thu - chi. Trong trường hợp hạn chế này thì cũng được chuyển ít nhất 15%/năm so với tổng vốn đem vào Thái Lan. Việc sở hữu đất đai được qui định riêng cho từng loại công ty. Mỗi công ty được sở hữu bao nhiêu đất đai do luật qui định. Công nhân lành nghề, kỹ thuật viên và gia đình họ được phép vào Thái Lan làm việc. Uỷ ban đầu tư chịu trách nhiệm xem xét. Thái Lan cũng đã nhiều lần cải tiến thủ tục cấp giấy phép; thủ tục triển khai dự án theo hướng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, trong hơn hai thập kỷ qua, Thái Lan đã có nhiều thành công trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với lượng vốn đầu tư vào nước này tăng liên tục. Có thể nói thành công đó là kết quả của sự thay đổi cả về nhận thức, sự chuyển đổi chiến lược và chính sách kinh tế xã hội lẫn hành động thực tế của Thái Lan trong thời gian qua nhằm tạo ra môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn. 2. Malaisia. 2.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaisia thời gian qua Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển các khu vực kinh tế hiện đại của Malaisia. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế và là thành công của chính sách kinh tế mới do chính phủ Malaisia ban hành nhằm cải tổ cơ cấu kinh tế ngành - lãnh thổ của đất nước. Từ năm 1990 trở lại đây, FDI tại Malaisia có nhiều biến động. Trong những năm đầu thập kỷ này FDI tăng nhanh. Riêng năm 1993 đạt 4,4 tỷ USD. Năm 1996, tổng giá trị của số dự án vào Malaisia là 12,9 tỷ ringgit (5,6 tỷ USD), nhưng chính phủ nước này chỉ phê chuẩn những dự án trị giá khoảng 9 tỷ ringgit - giảm 20% so với năm 1994. Nguyên nhân của sự giảm này là do sự thay đổi trong đường lối phát triển kinh tế mà Malaisia đã đề ra trong kế hoạch 5 năm. Theo kế hoạch này, cơ sở của sự tăng trưởng tương lai của Malaisia sẽ là tăng năng suất và giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất, chứ không phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy, các dự án nước ngoài được lựa chọn kỹ hơn. Mặc dù chính phủ đã tăng mức lãi suất, đã thắt chặt hơn đối với đầu tư nước ngoài song dòng vốn này vào Malaisia vẫn tăng mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaisia năm 1998 là 5,6 tỷ USD, năm 2000 đạt 6 tỷ USD. Tóm lại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đổi mới cơ cấu, và đặc biệt đưa ngành công nghiệp chế tạo của Malaisia phát triển vượt bậc. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, Malaisia đã sử dụng ưu thế về thị trường của các công ty xuyên quốc gia ở các nước tư bản phát triển, Malaisia đã thành công trong việc gắn kết thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Có thể khẳng định rằng việc sử dụng nhân tố đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là tranh thủ được thị trường của các nước Mỹ, Tây âu, Nhật Bản thông qua quá trình liên kết với các công ty xuyên quốc gia là nền tảng trong chính sách mở cửa kinh tế của Malaisia. 2.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaisia 2.2.1. Tích cực Malaisia là nước có đường lối rất linh hoạt trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính linh hoạt được thể hiện ở việc ban hành sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Malaisia đã ban hành luật thúc đẩy đầu tư PIA. Về cơ bản, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được miễn giảm thuế từ 3 - 8 năm, tối đa là 10 năm tuỳ thuộc vào các yếu tố như qui mô đầu tư vốn, số lượng công nhân sử dụng, tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu... đặc biệt, tư bản nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn nếu nó tuân thủ nhũng điều kiện như tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm đạt 80% trở lên. Bên cạnh việc ban hành và sửa đổi luật đầu tư, Malaisia còn thực hiện các chính sách và biện pháp thúc đẩy các hoạt động đầu tư như: đưa ra những văn bản hướng dẫn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài... Chính vì vậy, môi trường đầu tư của Malaisia rất thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Malaisia như điện nước, thông tin viễn thông, giao thông, cầu cảng, sân bay... được đánh giá là hiện đại nhất trong khu vực. Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ ngày càng tăng, nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh và hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, về triển vọng phát triển kinh tế của Malaisia cũng là nhân tố quan trọng tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn. Những thành tựu trong việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định năm 1999 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Malaisia tiếp tục tăng trưởng trong năm 2000 và những năm tiếp theo. Dự đoán trong năm nay, Malaisia sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4 - 5% (tăng 0,4% so với năm ngoái) và dự báo có thể tăng mạnh hơn, khoảng 6 - 6,5% trong năm 2003. Thâm hụt tài chính dự kiến sẽ giảm xuống còn 4,7% của GDP, một dấu hiệu tốt so với mức 5,5% của năm 2001. Dự báo thâm hụt này sẽ tiếp tục giảm trong 2003, xuống còn 3,9 %. Tỷ giá đồng nội tệ 3,8 ringgit/1USD, được đánh giá đây là tỷ giá phù hợp với nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế và tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Đây là những nhân tố nền tảng cơ bản tạo nên cho Malaisia một môi trường đầu tư hấp dẫn có sức cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực. 2.2.2. Hạn chế Thể chế tài chính chưa thực sự vững chắc, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua đã bộc lộ những yếu kém trong hệ thống tài chính của nước này. Trong điều kiện hiện nay, những cải cách và cơ cấu lại các ngân hàng và các công ty tài chính chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đây là nhân tố khiến cho nhiều nhà đầu tư còn e ngại khi đầu tư vào Malaisia. Hơn nữa do quá coi trọng vai trò của các công ty xuyên quốc gia nên nền kinh tế của nước này chịu sự chi phối lớn từ phía nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia thâu tóm hầu hết các khâu của quá trình tái sản xuất trong các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao như điện tử, lắp ráp xe hơi, dệt của Malaisia. Vì vậy nền kinh tế của Malaisia ít có sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngành, điều đó ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tầm vĩ mô, đồng thời các ngành, các vùng không có sự hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. 2.3. Kinh nghiệm của Malaisia trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn Malaisia trong chiến lược thu hút FDI rất coi trọng vai trò của các công ty xuyên quốc gia, gắn lợi ích của các công ty này với lợi ích của Malaisia. Hiện nay có khoảng 1000 công ty xuyên quốc gia của 50 nước đang hoạt động ở Malaisia. Bên cạnh đó, chính phủ có thực hiện chế độ ưu đãi cho một số ngành có qui mô nhỏ, tự cấp cho đồn điền, ưu đãi cho các công ty áp dụng cơ cấu sở hữu của tư bản cổ phần, hoặc áp dụng công nghệ kỹ thuật cao. Gần đây, nhằm thu hút FDI, khắc phục tình trạng khủng hoảng tài chính tiền tệ, Malaisia đã chủ trương miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho các khu chế xuất và các dự án hướng vào xuất khẩu. Đối với các dự án khác có thể được áp dụng nếu sản phẩm chưa sản xuất được ở trong nước. Malaisia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Gần đây, nước này còn quy định, các nhà chuyên môn, chuyên gia quản lý và kỹ thuật đã đóng thuế thu nhập thì không phải trả thuế sử dụng nhân công nước ngoài. Mọi thủ tục tạo nên sự phiền hà về đầu tư nước ngoài dần dần được loại bỏ và thay vào đó là cơ chế, thủ tục nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả. Nhờ vậy, dòng FDI vào Malaisia ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và một vài năm tới. 3. Inđonesia 3.1. Kết quả thu hút FDI Con đường phát triển kinh tế - xã hội của Inđonesia diễn ra đồng thời với quá trình tận dụng hiệu quả các lợi thế có sẵn (tài nguyên thiên nhên, sức lao động rẻ, thị trường nội địa rộng lớn, vị trí địa lý chiến lược, vai trò điều tiết nền kinh tế) với các chính sách mềm dẻo để thu hút nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển. Tháng 1 năm 1967, chính phủ Inđonêsia đã ban hành đạo luật về đầu tư nước ngoài. Sử dụng nguồn vốn bên ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Inđonesia. Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi và bổ sung các điều khoản mới trong luật đầu tư, tạo ra một bộ luật thông thoáng và hoàn thiện nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư. Có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Indonesia thành 3 giai đoạn lớn như sau: Giai đoạn 1967 - 1990: Đây là giai đoạn bùng nổ đầu tư nước ngoài lần thứ nhất. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện trong giai đoạn này đạt 16,936 tỷ USD. Cơ cấu đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này chủ yếu tận dụng tài nguyên sẵn có của Inđonesia và tập trung vào các ngành cần nhiều lao động. Giai đoạn 1990 - 1996: Đây là giai đoạn bùng nổ đẩu tư lần thứ hai, với đặc diểm chủ yếu là tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động và các công ty đầu tư chủ yếu vào Indonesia chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ từ các nước NICS như Hàn Quốc, Đài Loan và Hôngkông. Trong giai đoạn này, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và Inđonesia là 127,239 tỷ USD, gấp 8 lần so với 23 năm trước. Đặc biệt 40% trong tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn này (63,6 tỷ ) tập trung vào 2 năm 1994 và 1995. Giai đoạn 1997 đến nay. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu tác động mạnh vào Inđonesia từ tháng 1 năm 1998 với việc đồng Rupiah mất giá khoảng 53% so với đồng Đô la Mỹ kể từ giữa năm 1997. Tăng trưởng kinh tế thì liên tục giảm sút. Lạm phát tăng mạnh đến mức phi mã. Trên 80% số công ty, xí nghiệp trong nước bị phá sản dẫn đến 12 triệu người bị thất nghiệp. Trước diễn biến xấu về tình hình kinh tế - chính trị ở Inđonesia, 70% số nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn đầu tư về nước. Đặc biệt, tình hình nghiêm trọng hơn khi làn sóng bài Hoa diễn ra mạnh mẽ ở Jakatta và các thành phố lớn khác dẫn đến tư bản Hoa đã phải chuyển gần 10 tỷ USD lánh nạn. Số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 25% trong quí I năm 1998, sang quí IV năm 1998 giảm 58%. Tính về giá trị thì giảm từ 9,4 tỷ USD xuống còn 5,2 tỷ USD. Nhờ có những biện pháp tích cực phục hồi sau khủng hoảng mà tình hình kinh tế của Inđonesia khá lên từ năm 1999. Do tình hình chính trị và kinh tế dần dần ổn định dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả tư bản Inđonesia gốc Hoa đã quay trở lại tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Inđonesia. Năm 1999, FDI vào Inđonesia đạt 9,2 tỷ USD. Ngoài ra, sau thời gian tháo chạy của tư bản Inđonesia gốc Hoa, họ đang tìm cơ hội để tái đầu tư trở lại Inđonesia khoảng từ 5 đến 10 tỷ USD. Một phần đáng kể các dòng FDI vào Inđonesia được thực hiện dưới dạng mua lại các công ty địa phương hoặc sáp nhập, bán đấu giá. Lĩnh vực quan trọng đầu tiên là cải tổ hệ thống ngân hàng. Năm 1999, Inđonesia đã cho 6 công ty kiểm toán chủ chốt kiểm tra 200 hệ thống ngân hàng; chính phủ đã cơ cấu lại 128 ngân hàng tư nhân bằng các biện pháp đóng cửa, bán cổ phần hoặc sáp nhập với ngân hàng nước ngoài. Đến năm 2000 số lượng đầu tư nước ngoài vào Inđonesia đã đạt 11,605 tỷ USD. Nhìn chung, Inđonesia là một nước khá thành công trong thu hút vốn FDI. Để đạt được những kết quả đó, Indonesia đã không những phát huy những lợi thế sẵn có của mình mà còn đưa ra những chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm xây dựng lên môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh. Vậy môi trường đầu tư của Inđonesia có những mặt tích cực và hạn chế gì. 3.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Inđonesia 3.2.1. Tích cực Là một nền kinh tế mở, Inđonesia có một môi trường đầu tư hấp dẫn: cơ chế quản lý ngoại hối tự do, tình hình chính trị tương đối ổn định, nguồn nhân lực đông và rẻ, và nguồn tài nguyên giàu có vào bậc nhất Châu á. Khi tình hình trong nước cũng như quốc tế thay đổi thì chính phủ Inđonesia lại nhanh chóng thay đổi lại chính sách đầu tư cho phù hợp. Song những sự thay đổi đó bao giờ cũng mang tính chất ưu đãi nhằm tăng đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, nhiều dấu hiệu về tốc độ phát triển kinh tế của Inđonesia cũng rất khả quan, xét trong dài hạn,thì trong khoảg 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng của Inđonesia đạt trung bình 6,5%/năm. Thu nhập GDP bình quân có khả năng được nâng cao. Dự đoán thu nhập bình quân của Inđonesia giai đoạn 2000 - 2005 sẽ tăng khoảng 4,5 - 4,8%/năm và trong giai đoạn dài hạn 2000 - 2010 sẽ tăng trung bình vào khoảng 6,5%/năm. Cụ thể tính giá trị, nếu năm 1998, thu nhập bình quân của Inđonesia đạt 3.275 USD/người thì giai đoạn 2000 - 2005 đạt khoảng 4.500 - 4.800 và đến thời điểm 2010 sẽ đạt xấp xỉ 6.370 USD/người. Theo các con số dự báo này có thể thấy, nếu so với nền kinh tế Inđonesia năm 1998 thì đến năm 2005, thu nhập bình quân sẽ tăng khoảng 1,5 lần và đến năm 2010 sẽ tăng xấp xỉ 2 lần. Về xuất khẩu và cán cân thương mại có chiều hướng được cải thiện tích cực, tỷ lệ lam phát, thất nghiệp giảm. Tỷ lệ lạm phát dự kiến trong 2000 - 2005 là 10 - 15%, đây là mức lạm phát có khả năng kiểm soát được. Sức mua của thị trường nội địa cũng sẽ được nâng cao, dự kiến 2000 - 2005, sẽ tăng trung bình 11%/năm. Tất cả những vấn đề đó đều tạo lên một môi trường kinh doanh ổn định, khiến cho các nhà đầu tư yên tâm khi đổ vốn vào Inđonesia. 3.2.2. Hạn chế Bên cạnh những tích cực của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài như trên, vẫn còn không ít những hạn chế. Đó là: Vấn đề ổn định chính trị và giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn còn là ẩn số. Tình hình chính trị có thể nói là phức tạp, với gần 100 đảng phái chính trị khác nhau. Trong suốt thập kỷ qua, cuộc tranh giành quyền lực diễn ra hết sức phức tạp, chủ yếu giữa lực lượng quân sự, hồi giáo và tầng lớp dân chủ tiểu tư sản và các phần tử Maoist. Những đảo lộn xã hội và bất ổn của kinh tế đã dẫn tới việc gia tăng tình trạng bạo động, chủ nghĩa ly khai và xung đột sắc tộc đáng kể trên khắp đất nước này trong những năm gần đây. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, do tính chất phức tạp của tình hình kinh tế chính trị hiện nay, kinh tế Inđonesia khó lòng đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho thời gian tới. Vấn đề cốt lõi của Inđonesia khác với các quốc gia Đông Nam á khác ở chỗ, có giải quyết được vấn đề chính trị mới có khả năng ổn định kinh tế. Mặt khác, Inđonesia vẫn phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn 2000 - 2005. Đó là 6,1 triệu lao động thất nghiệp, nợ công cộng tăng gấp 4 lần (102% GDP năm 1999 so với 24% năm 1997), tình trạng thua lỗ của ngân hàng hiện nay vào khoảng 7,1 tỷ USD, nợ khó đòi chiếm 55% tổng số tín dụng. Hơn nữa, các vấn đề xã hội như tình trạng đói kém, thiếu lương thực, các tệ nạn xã hội gia tăng cũng đang là những vấn đề thách thức đối với Inđonesia vào những năm đầu thế kỷ XXI. Vì có thể dự đoán rằng, về kinh tế, những năm sắp tới, Inđonesia có thể sẽ gặp khó khăn hơn so với các quốc gia Đông Nam á khác. Đó là những vấn đề lớn còn khiến cho các nhà đàu tư còn dè dặt khi đầu tư vào Inđonesia. ý thức trước những thách thức như vậy, chính phủ Inđonesia cũng đang tích cực tìm cách tháo gỡ. Chẳng hạn như trong diễn văn nhậm chức của mình, để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, ông Wahid tuyên bố sẽ dồn sức nỗ lực vào việc cải thiện đời sống của người dân nghèo trong nước, nhưng vẫn tuân theo những nguyên tắc thị trường tự do. Về đối ngoại, ông cho biết sẽ tập trung nỗ lực vào việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng trong khối ASEAN và chuyến viếng thăm nước ngoài đầu tiên của ông là các nước ASEAN và tiếp đến là Trung Quốc. Mặt khác, chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ nhiều lần sửa đổi và bổ sung các điều khoản mới trong luật đầu tư, chính phủ đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thực hiện chính sách liên doanh, liên kết, thành lập hệ thống công ty cổ phần và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực “cấm” trước đây. Bằng các chính sách thu hút FDI, Inđonesia đã lợi dụng được nguồn vốn tương đối tập trung của Mỹ, Nhật, kết hợp với nguồn dầu mỏ xuất khẩu đã tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước tăng nhanh. Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, Inđonesia đã xây dựng được nhiều ngành công nghiệp then chốt đòi hỏi qui mô vốn lớn và kỹ thuật công nghệ cao. Bằng các hình thức liên doanh, kết quả to lớn đã đem lại cho các nhà quản lý trong nươc kinh nghiệm kinh doanh và tạo cho Inđonesia đội ngũ cán bộ, công nhân có kỹ thuật và tay nghề cao. Số lượng đầu tư nước ngoài, chính vì thế ngày càng tăng nhanh, từ 596 triệu USD giai đoạn 1969 - 1974 lên 40,72 tỷ USD giai đoạn 1989 - 1994. 3.3. Kinh nghiệm của Inđonesia trong việc xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn Thành công của Inđonesia không chỉ là do vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu của nước này ở Đông Nam á và các lợi thế so sánh của họ so với các nước khác trong vùng mà còn do những cố gắng của chính phủ trong việc tạo thêm sức hấp dẫn của nước họ với tư cách là một địa bàn đầu tư. Điều đáng lưu ý trong chĩnh sách đó là: Thu hẹp những vùng cấp FDI nước ngoài: hiện nay ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan.DOC
  • docBia.doc
  • docLV.doc
  • docPHULUC.DOC
Tài liệu liên quan