MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1: Đặt vấn đề 1
Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
2.1. Trên thế giới 3
2.1.1. Nghiên cứu mang tính chất cơ sở 3
2.1.2. Những công trình nghiên cứu thực tiễn 3
2.2. Trong nước 4
2.2.1. Các công trình mang tính chất cơ sở 4
2.2.2. Các công trình nghiên cứu thực tiễn 4
Phần 3: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp nghiên cứu 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 6
3.2. Giới hạn nghiên cứu 6
3.3. Nội dung nghiên cứu 7
3.3.1. Đánh giá hiện trạng tầng cây cao 7
3.3.2. Đánh giá hiện trạng tầng cây bản địa 7
3.3.3. Điều tra một số nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây bản
địa 7
3.3.4. Xác định mối quan hệ giữa sinh trưởng và chất lượng của cây bản địa với một số nhân tố hoàn cảnh 7
3.3.5. Tổng kết kinh nghiệm cây trồng các loài cây bản địa 7
3.3.6. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh 8
3.4. Phương pháp nghiên cứu 8
3.4.1. Phương pháp luận 8
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 8
Phần 4: Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 17
4.1.Điều kiện tự nhiên 17
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 17
Phần 5: Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả 21
5.1. Giới thiệu mô hình trồng rừng bản địa dưới tán 21
5.1.1. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ 21
5.1.2. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Keo lá tràm 21
5.2. Hiện trạng tầng cây cao 21
5.2.1. Hiện trạng rừng Thông mã vĩ 23
5.2.2. Hiện trạng rừng Keo lá tràm 25
5.3. Hiện trạng tầng cây bản địa 27
5.3.1. Giới thiệu sơ lược các loài cây bản địa được gây trồng tại khu vực nghiên cứu 27
5.3.2. Mô tả sơ lược đặc điểm hình thái và sinh thái học của các loài cây bản địa được nghiên cứu 29
5.3.3. Kết quả nghiên cứu hiện trạng các loài cây bản địa 32
5.4. Kết quả điều tra một số nhân tố hoàn cảnh có ảnh hưởng tới sinh trưởng của tầng cây bản địa 36
5.4.1. Nhân tố đất 37
5.4.2. Thực bì, cây bụi thảm tươi 38
5.4.3. Thảm mục, vật rơi rụng 40
5.5. Xác định ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của tầng cây bản địa 41
5.5.1. Quan hệ giữa sinh trưởng của cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ với độ tàn che 41
5.5.2. Quan hệ giứa sinh trưởng của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm và độ tàn che 44
5.5.3. Kết luận chung về quan hệ giữa sinh trưởng của cây bản địa và độ tàn che 48
5.6. Tổng kết kinh nghiệm gây trồng 48
5.6.1. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ 48
5.6.2. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Keo lá tràm 49
5.7. Đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh 51
5.7.1. Đối với lâm phần Thông mã vĩ 51
5.7.2. Đối với lâm phần Keo lá tràm 52
Phần 6: Kết luận – tồn tại – kiến nghị 53
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Đại Lải - Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, lượng mưa cao nhất vào tháng 6 và 7. Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3 trong đó tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (9,6mm). Mùa mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi: Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 10 (115,1mm), tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 3 (63,4mm), lượng bốc hơi trung bình /tháng là 84,3mm, tổng lượng bốc hơi là 1016,6mm.
Chế độ gió: khu vực nghiên cứu thuộc vùng hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Trong đó gió mùa Đông Bắc là chính hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, mang theo hơi ẩm.
*Thuỷ văn: Có 2 suối lớn và dài là suối Đồng Cầu ở phía Tây Bắc và suối Thanh Cao ở phía Đông Nam. Ngoài ra còn có 4 suối ngắn và nhỏ ở giữa là các suối Lũng Vả, Năm Xà Lũng,Đồng Đành, Đồng Chiu, tất cả các suối nói trên đều chảy vào hồ Đại Lải.
4.1.5.Tình hình thực bì
Cách đây khoảng 30-40 năm toàn bộ khu vực trung tâm có rừng tự nhiên bao phủ nối liền với rừng tự nhiên của dãy núi Tam Đảo tới Thái Nguyên. Ngày nay rừng tự nhiên đã mất đi do khai thác kiệt quệ, thay vào đó là các trảng cây bụi va trảng cỏ. Hiện nay đất của Trung tâm quản lý đã xây dựng được hơn 600 ha rừng trồng, phần lớn là các mô hình rừng trồng thí nghiệm và trình diễn tiến bộ khoa học công nghệ lâm sinh trong đó có gần 400 ha rừng thông và keo các loại,cây rừng sinh trưởng phát triển khá mạnh.(Theo Nguyễn Xuân Quát - năm 1996)
4.2.Điều kiện kinh tế – xã hội
Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - là một xã miền núi duy nhất của thị xã Phúc Yên. Ngọc Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 9000ha, trong đó có1/2 diện tích là đất lâm nghiệp, đất canh tác nông nghiệp chỉ có 550ha. Toàn xã có 2100 hộ gia đình với 11.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Sán Dìu chiếm 50%, còn lại là dân tộc Kinh. Mức sống của người dân còn rất thấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia súc.
Trong những năm gần đây, kể từ khi có chủ trương giao đất giao rừng của nhà nước (1996), các hộ gia đình đã bắt đầu trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp trên phần đất được giao, hình thành các trang trại lâm nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do kiến thức khoa học kỹ thuật trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, lựa chọn phương thức và kỹ thuật canh tác hợp lý, thiếu vốn đầu tư. Do vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác khuyến nông – khuyến lâm để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Phần 5: Kết quả nghiên cứu và phân tích
kết quả
5.1. Giới thiệu khái quát về mô hình rừng trồng hỗn loài
5.1.1. Mô hình trồng cây bản đia dưới tán Thông mã vĩ
Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ tiến hành xây dưng mô hình trồng thí điểm cây gỗ bản địa dưới tán Thông với tổng diên tích mô hình là 10 ha tại khu vực Lũng Đồng Đành
*Tầng cây cao:
-Mật độ: Thông mã vĩ được trồng với mật độ ban đầu là 500 (c/ha)
-Thời điểm trồng:Trồng vào năm 1997
*Tầng cây bản địa:
-Tổng số loài được đưa vào gây trồng là 10 loài: Re hương, Sao đen, Dẻ Hà Bắc, Giổi xanh, Long não, Kim giao, Vù hương, Ràng ràng xanh, Lim xanh, Giổi tàu
-Thời điểm trồng: Năm 2001
5.1.2. Mô hình trồng cây bản địa dưới Keo lá tràm
Mô hình này được trồng tại khu vực Năm Xà Lũng với tổng diên tích là 20ha và số loài phong phú nhằm tạo ra một vườn sưu tập thực vật.
*Tầng cây cao:
-Mật độ ban đầu:1600 (c/ha)
-Thời điểm trồng: 1997
*Tầng cây bản địa:
-Tổng số loài được gây trồng là 180 loài (có danh mục tên các cây được trồng tại khu vực ở phần phụ biểu)
-Thời điểm trồng: 1997 (trồng đồng thời cùng với tầng cây cao)
5.2. Hiện trạng tầng cây cao
Khi điều tra nghiên cứu hiện trạng tầng cây cao chúng tôi tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của rừng Thông mã vĩ, bao gồm:
- Chiều cao vút ngọn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng của cây rừng nhanh hay chậm và cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh cấu trúc tầng thứ của lâm phần (thông qua việc mô phỏng phân bố số cây theo chiều cao (N-Hvn) ). Đồng thời nó là một nhân tố quan trọng trong điều tra rừng, liên quan đến trữ lượng, sản lượng rừng. Đặc biệt dựa vào chiều cao người ta có thể dự đoán sinh trưởng của cây rừng trong tương lai, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
- Đường kính ngang ngực (D1.3) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh năng lực sinh trưởng của cây rừng bên cạnh chiều cao vút ngọn. Ngoài ra, đường kính ngang ngực còn là một căn cứ quan trọng để xác định cấu trúc mật độ của lâm phần thông qua việc mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính (N-D1.3).
- Đường kính tán (Dt): là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sinh trưởng của bản thân tầng cây cao thông qua khả năng quang hợp và ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây tầng dưới thông qua độ tàn che và lớp thảm mục vật rơi rụng do tán cây tạo ra.
- Chất lượng sinh trưởng
Từ kết quả điều tra thu thập số liệu về tình hình sinh trưởng của lâm phần rừng Thông mã vĩ và Keo lá tràm trên 6 ÔTC và qua xử lý thu được kết quả được tổng hợp trong biểu dưới đây:
Biểu 01: Biểu tổng hợp số liệu tầng cây cao
ÔTC
Loài cây
1.3
vn
dc
t
Độ tàn che TB
Chất lượng
Tổng số
Mật độ (c/ha)
Tốt (1)
TB (2)
Xấu(3)
S
%
n
%
n
%
1
Thông
31.8
20.6
15.5
6.4
0.43
18
62.1
7
24.1
3
10
29
290
2
Thông
28.4
19.2
14.6
6.05
0.45
15
62.5
7
29.2
2
8.3
24
240
3
Thông
30.7
19.7
15.6
5.56
0.52
15
65.2
6
26.1
2
8.7
23
230
4
Keo
10.7
11.9
5.1
3.5
0.40
6
50
5
41.7
1
8.3
12
120
5
Keo
11.2
13.8
5.42
4.9
0.35
5
55.6
3
33.3
1
11
9
90
6
Keo
11.6
14.3
5.23
4.25
0.32
5
45.5
5
45.5
1
9.1
11
110
5.2.1.Hiện trạng rừng Thông Mã Vĩ
A/ Sinh trưởng chiều cao
0
1
2
3
4
5
6
7
16-17
18-19
20-21
22-23
25-25
Hvn (m)
N (cay)
0
2
4
6
8
10
12
17-
18
18-
19
19-
20
20-
21
21-
22
22-
23
23-
24
Hvn
N
ÔTC 02
ÔTC 01
0
1
2
3
4
5
6
16-
17
17-
18
18-
19
19-
20
20-
21
21-
22
Hvn
N
ÔTC 03
Biểu đồ 5.1: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
của Thông mã vĩ
Nhận xét:
Qua kết quả xử lý số liệu về sinh trưởng chiều cao của loài Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu cho thấy:
- Chiều cao trung bình của Thông tại 3 ÔTC lần lượt là 20,6; 19,2; 19,7 (m), cho thấy rừng Thông đã ở vào giai đoạn trưởng thành (được trồng vào năm 1997), chiều cao trung bình của Thông ở 3 ÔTC tương đối đồng đều cho thấy không có sự khác biệt về năng lực sinh trưởng theo chiều cao tại khu vực nghiên cứu. Qua biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn, biến động chiều cao của các cây trong các ÔTC khá lớn, dao động từ 16(m) đến 22,5(m), cho thấy hiện tượng phân hoá rõ rệt của đối tượng nghiên cứu.
B/ Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3)
Qua thu thập và xử lý số liệu cho kết quả về sinh trưởng đường kính ngang ngực của Thông mã vĩ như sau:
0
2
4
6
8
10
25-27
29-31
33-35
37-39
41-43
D1.3 (cm)
N (cay)
0
1
2
3
4
5
6
7
18-20
22-24
26-28
30-32
D1.3 (cm)
N (cay)
ÔTC 02
ÔTC 01
0
1
2
3
4
5
6
24-26
28-30
32-34
36-38
D1.3 (cm)
N
ÔTC 03
Biểu đồ 5.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
của Thông mã vĩ
Nhận xét:
Qua kết quả xử lý số liệu sinh trưởng đường kính của loài Thông mã vĩ tại 3 ÔTC cho thấy:
Đường kính ngang ngực bình quân của Thông tại 3 ÔTC lần lượt là: 31,8(cm); 28,4(cm); 30,7(cm). Nhìn vào biểu đồ phân bố số cây theo đường kính ở cả 3 ÔTC đều có dạng lệch phải, các cây có đường kính lớn chiếm đa số, chứng tỏ lâm phần rừng Thông đã bước vào giai đoạn thành thục.
C/ Sinh trưởng đường kính tán
Qua biểu 01 ta thấy đường kính tán trung bình của Thông mã vĩ ở 3 ÔTC khá lớn (lần lượt là 6,4(m); 6,05(m) và 5,56(m)), sinh trưởng đường kính tán của cây tỷ lệ thuận với khả năng che bóng cho cây tầng dưới cũng như phản ánh năng lực sinh trưởng của cả lâm phần.
D/ Chất lượng rừng Thông mã vĩ
Qua biểu 01ta thấy:
Lâm phần Thông mã vĩ có số cây đạt phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ cao (62.1% - 65.2%), số cây phẩm chất trung bình và xấu chiếm tỷ lệ thấp, hơn nữa chất lượng của các cây trong các ÔTC cũng đồng đều, không có sự chênh lệch.
5.2.2. Hiện trạng rừng Keo lá tràm
A/ Sinh trưởng chiều cao
0
1
2
3
8-9
9-10
10-
11
11-
12
12-
13
13-
14
Hvn (m)
N (cay)
ÔTC5
0
1
2
3
8-9
9-10
10-
11
11-
12
12-
13
13-
14
Hvn (m)
N (cay)
ÔTC4
0
1
2
3
8-
9
9-
10
10-
-11
11-
-12
12-
-13
13-
-14
14-
-15
15-
-16
Hvn (m)
N (cay)
ÔTC6
Biểu đồ 5.3: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao (N/ Hvn)
của Keo lá tràm
Nhận xét:
Chiều cao trung bình của Keo lá tràm ở 3 ÔTC lần lượt là 10,7; 11,2; 11,6m, sinh trưởng chiều cao của Keo lá tràm ở 3 ÔTC có sự chênh lệch rõ rệt, tại ÔTC 04, sinh trưởng chiều cao kém hơn hẳn ở ÔTC 05, 06.
Qua biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao (biểu đồ 5.3) của Keo lá tràm cho thấy hầu hết biểu đồ có dạng lệch phải, chứng tỏ lâm phần rừng Keo lá tràm đã qua giai đoạn rừng sào và bắt đầu bước vào giai đoạn thành thục phát triển mạnh về đường kính.
C/ Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3
0
1
2
3
8--9
10--11
12--13
14--15
D1.3 (cm)
N (cay)
Series1
ÔTC 05
ÔTC 04
0
1
2
3
9--
10
10-
-11
11-
-12
12-
-13
13-
-14
14-
-15
D1.3 (cm)
N (cay)
Series1
ÔTC 06
Biểu đồ 5.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đương kính (N/D1.3)
của Keo lá tràm
Nhận xét:
Từ biểu đồ phân bố số cây theo đường kính (biểu đồ 5.4 cho thấy hầu hết có dạng lệch phải chứng tỏ rừng Keo lá tràm đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mạnh về đường kính.
Qua kết quả tính toán được cho thấy sinh trưởng đường kính của lâm phần tại các ÔTC khá đồng đều và tương đối tốt.
C/ Sinhtrưởng đường kính tán (Dt)
Qua biểu kết quả tính toán ở biểu 01 về sinh trưởng của Keo lá tràm cho thấy Keo lá tràm phát triển về đường kính tán khá tốt, điều này có ảnh hưởng tích cực tới sinh trưởng của tầng cây bản địa phía dưới thông qua độ tàn che và lớp thảm mục vật rơi rụng do tán lá tạo ra.
D/ Chất lượng rừng Keo lá tràm
Từ kết quả xử lý thu được tại biểu 01 cho thấy chất lượng sinh trưởng của lâm phần rừng Keo lá tràm kém hơn hẳn ở rừng Thông mã vĩ. Số cây phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ không cao (chỉ chiếm từ 45.5% - 50%), số cây phẩm chất trung bình và xấu chiếm tỷ lệ cao, điều này có thể là do mật độ Keo lá tràm quá thấp và không phải là loài cây mục đích mà chỉ trồng cùng để tạo tán che bóng cho cây bản địa dưới tán. nên chưa đảm bảo chất lượng.
5.3. Hiện trạng tầng cây bản địa
5.3.1.Giới thiệu sơ lược về các loài cây bản địa được gây trồng tại khu vực nghiên cứu
Tại khu vực nghiên cứu hiện có 2 mô hình trồng cây gỗ bản địa dưới tán rừng và đây cũng là hai mô hình thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài.
A/ Mô hình trồng cây gỗ bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ
Trong mô hình này có 10 loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế và có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa tại khu vực được lựa chọn bằng phương pháp kế thừa kiến thức kinh nghiệm bản địa và các tài liệu đã được xuất bản.
Danh sách các loài cây được gây trồng tại mô hình: Lim xanh, Lim xẹt, Re hương, Ràng ràng xanh, Sao đen, Dẻ Hà Bắc, Long não, Kim giao, Vù hương, Giổi tàu.
Phương pháp nghiên cứu ở đây là bố trí các ô thí nghiệm có diện tích 1000m2 ba lần lặp
B/ Mô hình trồng cây gỗ bản địa dưới tán Keo lá tràm
Đối với mô hình này, TTKHSXLN Đông Bắc Bộ xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu sự thích nghi của nhiều loài cây gỗ bản địa với điều kiện lập địa tại khu vực đồng thời cũng nhằm tạo ra một vườn sưu tập thực vật có giá trị lớn trong công tác nghiên cứu khoa học.
Chính vì vậy, số lượng các loài cây được đưa vào gây trồng ở đây rất lớn, gồm 180 loài thuộc 45 họ thực vật.
* Do tổng số loài được trồng tại khu vực là rất lớn (10 loài ở mô hình I và 180 loài ở mô hình II), nên chúng tôi chỉ chọn ra một số loài đã được đánh giá sơ bộ là có triển vọng nhất tại khu vực để tiến hành điều tra nghiên cứu cụ thể các nội dung mà đề tài đã đặt ra.
Trong quá trình khảo sát sơ bộ, chúng tôi căn cứ vào các tài liệu đã có trước đó của Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ và kết quả khi quan sát mục trắc để lựa chọn ra một số loài cây có triển vọng nhất đưa vào làm đối tượng điều tra của đề tài. Kết quả thu được như sau:
- Với mô hình trồng cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ (mô hình I): có tất cả 10 loài cây bản địa được đưa vào trồng nhưng khi khảo sát sơ bộ chỉ thấy còn tồn tại các loài cây là: Ràng ràng xanh, Lim xanh, Dẻ Hà Bắc, Re hương, Giổi xanh, Lim xẹt, Long não. Trong đó, tần suất bắt gặp Lim xẹt, Giổi xanh và Long não rất thưa thớt, do vậy chúng tôi chỉ tiến hành điều tra sinh trưởng của 4 loài.
-Với mô hình trồng cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm (mô hình II): có tất cả 180 loài thuộc 45 họ được gây trồng tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên căn cứ theo báo cáo điều tra sơ bộ của Phòng kỹ thuật Lâm sinh (chủ nhiệm là Kỹ sư Triệu Hiền và Barney Hines) đã lựa chọn ra được hơn loài có sức sinh trưởng tốt nhất. Để đảm bảo cho phù hợp với khuôn khổ của đề tài chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên trong danh sách đó để điều tra đánh giá sinh trưởng của 3 loài cây.
Dưới đây là danh sách các loài cây gỗ bản địa được lựa chọn để điều tra nghiên cứu trong đề tài:
*Mô hình I (trồng dưới tán Thông mã vĩ):
1.Dẻ Hà Bắc
2.Lim xanh
3.Re hương
4.Ràng ràng xanh
*Mô hình II (trồng dưới tán Keo lá tràm)
1.Máu chó lá nhỏ
2.Dẻ bốp
3.Lát hoa
5.3.2.Mô tả sơ lược đặc điểm hình thái và sinh thái học ủa các loài cây gỗ bản địa được nghiên cứu
A/ Các loài cây được trồng tại mô hình I (trồng dưới tán Thông)
1. Re hương (Cinamomum iners):
- Đặc điểm hình thái: là cây gỗ lớn, cao 15 - 20m. Thân thẳng tròn đều, vỏ thường nứt vảy vuông cạnh. Cành non màu xanh lục, hơi vuông cạnh ở chỗ đính lá. Toàn thân có mùi thơm. Lá đơn mọc gần đối ít khi mọc cách; phiến lá hình trứng, trái xoan hay trái xoan dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm rộng hoặc gần tròn; lá có 3 gân gốc gần song song nổi rõ hai mặt; cuống lá nhẵn dài 1cm. Hoa tự xim viên chuỳ ở nách lá. Hoa lưỡng tính màu vàng nhạt. Quả hạch hình trụ hay trái xoan dài, dài 1-1,5cm, đế hình chậu bọc một phần quả. Hễ rễ hỗn hợp, rễ cọc và rễ bên đều phát triển.
- Đặc điểm sinh thái học: Re hương sinh trưởng trung bình. Mùa ra hoa tháng 2 - 3, quả chín tháng 7 - 8. Thường mọc nơi đất ẩm, tơi xốp. Tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che 0,4. Khả năng tái sinh chồi khá mạnh.
2. Loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii)
- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể đạt tới 120cm. Thân thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ. Tán xoè rộng. Vỏ màu nâu nhiều nốt sần, sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong màu nâu đỏ. Cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách, có 3 - 4 đôi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9 - 13 lá chét mọc cách; lá chét hình trái xoan hoặc trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn dài 4,5 - 6 cm, rộng 3 - 3.5cm, hai mặt lá bóng nhẵn, gân lá nổi rõ ở cả hai mặt. Hoa tự hình chùm kép, hoa lưỡng tính gần đều, đài màu xanh vàng. Quả đậu hình trái xoan thuôn, dài 20 - 25cm, rộng 3,5 - 4cm; hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau; vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt.
- Đặc điểm sinh thái học: Cây sinh trưởng chậm, tốc độ sinh trưởng thay đổi từng giai đoạn tuổi và vùng phân bố. Ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 10 - 11. Cây ưa sáng, khi còn nhỏ chịu bóng. Nhiệt độ tối thích trung bình năm là 22,4 - 24,10C. Lượng mưa trung bình năm phù hợp là 1500 - 2859mm. Phân bố nơi đất sét hoặc sét pha sâu dày, mọc nhiều và tốt nơi có độ cao 300m trở xuống. Khả năng tái sinh chồi và hạt tốt.
3. Dẻ Hà Bắc:
- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, vỏ nứt sâu, cành thường có múi, cành non màu xám tro phủ lông nâu vàng. Lá đơn mọc cách hình trái xoan, dài 10 - 15cm, rộng 4 - 5cm, mũi nhọn, lá khô ráp. Hoa đơn tính cùng gốc, tự bông đuôi sóc. Quả hạch có đế.
- Đặc điểm sinh thái: Sinh trưởng chậm, ra hoa tháng 4 - 5, quả chín tháng 8 - 9 năm sau. Ưa sáng khi lớn, khi nhỏ chịu bóng.
4. Ràng ràng xanh ( Ormosia balanceae):
- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, thân thẳng tròn đều. Vỏ nhẵn màu xám đen. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, 3 - 5 lá chét; lá chét hình trái xoan dài. Hoa tự chùm, lưỡng tính không đều, màu xanh vàng nhạt. Quả gần tròn dẹt, thường chỉ có một hạt.
- Đặc điểm sinh thái học: Sinh trưởng nhanh. Ưa sáng và đất sâu ẩm. Tái sinh chồi và hạt mạnh.
B/ Các loài trồng ở mô hình II ( trồng dưới tán Keo lá tràm)
1. Dẻ bốp (Castanopsis cerebrina):
- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, cao 20 - 25m, đường kính có thể lên tới 80cm, thân thẳng phân cành cao, có múi, gốc có bạnh vè nhỏ. Vỏ màu xám nhạt. Cành thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, mỗi năm có hai vòng cành. Lá đơn mọc cách, lá kèm sớm rụng, lá hình trứng ngược hoặc ngọn giáo, dài 17 - 18cm, rộng 4 - 8cm đầu có mũi nhọn ngắn. Hoa đơn tính cùng gốc, tự bông đuôi sóc. Qủa hạch hình trụ, đầu có mũi nhọn ngắn.
- Đặc điểm sinh thái học: Cây sinh trưởng theo nhịp điệu, mỗi năm đổi ngọn một lần, tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Cây thường xanh, ra hoa tháng 4 - 6, quả chín tháng 4 - 5 năm sau. Tái sinh chồi và hạt tốt. Ưa sáng, là cây tiên phong nơi đất còn tính chất đất rừng.
2. Máu chó lá nhỏ (Knema conferta):
- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ nhỡ, thân thẳng vỏ nhẵn, vết đẽo chảy nhiều nhựa đỏ. Lá đơn mọc cách hình trái xoan dài, dài 10 - 15cm, rộng 4 - 5cm, đầu có mũi nhọn dài, đuôi nêm rộng; mặt trên xanh bóng, mặt dưới hơi bạc; mép gợn sóng, thường xen lẫn một số ít lá sẻ thuỳ sâu. Hoa đơn tính khác gốc, hoa tự đực hình chùm ngắn tập trung đầu cành. Quả đại nhỏ, hình trái xoan, đường kính 2cm, khi chín thường nứt, lộ rõ vỏ giả màu đỏ.
- Đặc điểm sinh thái học: Tốc độ sinh trưởng trung bình. Mùa ra hoa tháng 5 - 6, quả chín tháng 11 - 12. Cây chịu bóng, thường chiếm ưu thế tầng dưới tán và nơi đất sâu ẩm, thoát nước. Khả năng tái sinh chồi tốt.
3. Lát hoa (Chukrasia tabularis):
- Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể lên tới 100cm. Thân thẳng. Vỏ màu xám tro, nhiều đốm dài vòng quanh thân, nứt dọc, sau bong mảng, vỏ trong màu nâu đỏ. Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách, mang 10 - 18 lá chét. Lá chét mọc gần đối hoặc mọc cách, hình trái xoan dài, lệch, dài 10 - 12cm, rộng 5 - 6cm. Hoa tự xim viên chuỳ ở đầu cành. Hoa đều lưỡng tính, dài 1,5cm. Quả nang hoá gỗ hình trái xoan, đường kính 3 - 3.5cm, khi chín màu nâu đen. Hạt dẹt hình quạt, có cánh mỏng, xếp chồng chất ngang trong từng ô của quả.
- Đặc điểm sinh thái học: Tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 10 - 2 năm sau. Thường rụng lá vào cuối đông đầu xuân. Cây chịu bóng lúc nhỏ, khi lớn ưa sáng. Có khả năng tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che cao.
5.3.3.Kết quả nghiên cứu hiện trạng các loài cây gỗ bản địa
A/ Hiện trạng của cây gỗ bản địa dưới tán rừng Thông
Kết quả thu thập và xử lý số liệu về hiện trạng cây bản địa được tổng hợp trong biểu sau:
Biểu 02: Hiện trạng cây bản địa trồng dưới tán Thông mã vĩ
OTC
Loài
Các chỉ tiêu sinh trưởng
Chất lượng
Mật độ (c/ô)
oo (cm)
vn (m)
t (m)
Tốt
TB
Xấu
n
%
n
%
n
%
0
Lim xanh
3.62
2.56
1.88
18
81.8
3
13.6
1
4.5
22
Re hương
2.78
2.08
1.33
10
66.6
3
20
2
13.4
15
Dẻ Hà Bắc
1.98
2.21
1.25
5
45.5
4
45.4
1
9.1
11
Lim xanh
2.22
1.34
1.45
10
100
0
0
0
0
10
Re hương
1.71
1.21
0.78
6
66.6
2
22.2
1
11.1
9
3
Dẻ Hà Bắc
2.54
2.26
2.63
2
40
2
40
1
20
5
Lim xanh
3.11
3
2.33
9
81.8
2
18.2
0
0
11
Ràng ràng xanh
2.84
2.28
2.6
3
60
2
40
0
0
5
Re hương
2.41
2.47
2.06
8
72.7
1
9.09
2
18
11
Nhận xét:
* Về các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Re hương:
+ Đường kính gốc (D00) của Re hương ở các ÔTC 01, 02, 03 lần lượt là 2,78; 1,71; 2,41 (cm) cho thấy sinh trưởng đường kính gốc của loài có sự khác biệt rõ rệt.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) của Re hương ở ÔTC 02 có sự chênh lệch lớn so với ở ÔTC 01 và 03
+ Đường kính tán (Dt) của Re hương ở 3 ÔTC lần lượt là 2.08; 1.21; 2.47 (m) cho thấy có sự chênh lệch về năng lực sinh trưởng của các cây ở ÔTC 02 so với ở ÔTC 01 và 03
- Lim xanh:
Từ kết quả ở biểu 5.2 ta thấy sinh trưởng của Lim xanh ở ÔTC 02 kém hơn hẳn so với ở ÔTC 01 và 03 về cả đường kính, chiều cao, tán lá. Các chỉ tiêu sinh trưởng đo được của Lim xanh ở ÔTC 01 và 03 đều có giá trị lớn chứng tỏ mô hình trồng lim xanh dưới tán Thông rất thích hợp.
- Dẻ Hà Bắc:
Qua biểu 5.2 cho thấy sinh trưởng của Dẻ Hà Bắc không đồng đều giữa 2 ÔTC, sinh trưởng đường kính gốc của Dẻ tại ÔTC 01 rất thấp (chỉ đạt 1.98 cm) trong khi đó ở ÔTC 03 là 2.54cm. Sinh trưởng của Dẻ tại ÔTC 03 khá tốt cả về đường kính, chiều cao và tán lá.
- Ràng ràng xanh:
Qua biểu trên cho thấy sức sinh trưởng của Ràng ràng xanh khá tốt (đường kính gốc trung bình đạt 2.84 cm, đường kính tán đạt 2.6cm, chiều cao đạt 2.28 m)
* Đánh giá chất lượng của cây bản địa
- Re hương:
Qua biểu 5.2 cho thấy chất lượng sinh trưởng của Re hương khá tốt, tỷ lệ số cây đạt tiêu chuẩn tốt cao (chiếm từ 66.6% đến 72.7%), số cây phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm từ 11.2% đến 18%).
- Lim xanh:
Từ kết quả ở biểu 5.2 ta thấy Lim xanh sinh trưởng rất tốt dưới tán Thông, số cây đạt chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao đặc biệt là ở ÔTC 02 có tỷ lệ cây tốt đạt 100%, số cây chất lượng xấu chiếm tỷ lệ rất ít (cao nhất là 4.5%). Điều này cho thấy hiệu quả của mô hình trồng Lim xanh dưới tán Thông.
- Dẻ Hà Bắc:
Chất lượng sinh trưởng của Dẻ tại các ÔTC điều tra có sự biến động rất lớn về tỷ lệ các cây xấu tốt, ở ÔTC 01 số cây tốt chiếm tỷ lệ 72.7% trongkhi tại ÔTC 03 chỉ có 40%, điều này có thể là do sự chênh lệch về các nhân tố sinh thái như độ tàn che, độ dốc, .v.v..
- Ràng ràng xanh:
Chất lượng của Ràng ràng xanh trong ÔTC điều tra không tốt, điều này được thể hiện qua tỷ lệ số cây tốt chỉ chiếm 60%, số cây chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ cao (40%).
* Kết luận chung:
-Về các chỉ tiêu sinh trưởng
+ Sinh trưởng đường kính gốc (D00) thì loài Lim xanh có các giá trị trung bình về D00 cao nhất ở mỗi ÔTC. Dẻ Hà Bắc, Ràng ràng xanh có đường kính gốc trung bình ở các ÔTC thấp hơn so với của Lim xanh và Re hương.
+ Sinh trưởng chiều cao (Hvn): nhìn chung Lim xanh là loài có chiều cao vút ngọn chiếm ưu thế hơn cả
+ Sinh trưởng đường kính tán (Dt): Lim xanh là loài phát triển đường kính tán lớn nhất, Re hương và Dẻ Hà Bắc có đường kính tán nhỏ - - Về phẩm chất: loài có số cây phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là Lim xanh; Re hương có tỷ lệ cây tốt khá cao; Giổi tàu, Ràng ràng xanh, Dẻ Hà Bắc có tỷ lệ cây tốt thấp hơn, đặc biệt là Dẻ Hà Bắc có tỷ lệ cây trung bình và cây xấu rất cao (chiếm trên 50% tổng số cây)
-Về mật độ: Theo hồ sơ trồng rừng cho thấy trong mỗi ô thí nghiệm đều có trồng đầy đủ 10 loài cây bản địa (có mật độ trồng như nhau) với số lần lặp là 3 lần. Như vậy khi tiến hành lập ÔTC có diện tích 1000m2 thì tần suất bắt gặp các loài cây phải như nhau, điều đó đồng nghĩa với việc mật độ xác định được của các loài khi điều tra phải như nhau. Tuy nhiên, qua biểu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về mật độ của các loài cây được điều tra.
+Với loài cây Lim xanh ta bắt gặp ở cả 3 ÔTC tiến hành điều tra và mật độ của Lim xanh luôn đứng vị trí cao nhất trong ÔTC. Điều này chứng tỏ tỷ lệ sống của lim xanh là lớn nhất hay khả năng thích nghi của lim xanh khi trồng dưới tán Thông mã vĩ là cao nhất trong tất cả 10 loài đem gây trồng tại mô hình.
+Đối với loài cây Ràng ràng xanh ta chỉ thấy xuất hiện ở một ÔTC với số lượng khiêm tốn là 8 cây, điều này chứng tỏ tỷ lệ sống của loài này là rất thấp, hay nói cách khác là khả năng thích nghi của loài đối với mô hình trồng dưới tán Thông là thấp.
+Với loài Re hương: xuất hiện ở cả 3 ÔTC điều tra và có mật độ lớn thứ hai sau Lim xanh, chứng tỏ Re hương có khả năng sống và sinh trưởng tốt khi trồng dưới tán Thông mã vĩ
+ Với Dẻ Hà Bắc: chỉ xuất hiện ở hai ÔTC 02 và 03 với mật độ không cao, các giá trị chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình so với các loài khác, như vậy có thể nói mức độ thích nghi của Dẻ dưới tán Thông mã vĩ không cao bằng Lim xanh và Re hương
B/ Hiện trạng cây gỗ bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm
Kết quả thu thập và xử lý số liệu hiện trạng cây bản địa trồng dưới tán Keo lá tràm được tổng hợp trong biểu dưới đây:
Biểu 5.3: Hiện trạng cây bản địa dưới tán Keo lá tràm
OTC
Loài
D00 (cm)
Hvn (m)
Dt (m)
Chất lượng
N
(cây/ô)
Tốt
TB
Xấu
n
%
n
%
n
%
4
Dẻ bốp
4.05
6.04
5.84
14
70
6
30
0
0
20
Lát hoa
1.99
2.9
1.05
13
59.1
7
31.8
2
9.1
22
Máu chó lá nhỏ
2.86
3.51
2.56
16
66.7
6
25
2
8.3
24
5
Dẻ bốp
4.19
6.17
5.8
13
65
5
25
2
10
20
Lát hoa
2.11
2.9
1.12
15
71.4
5
23.8
1
4.8
21
Máu chó lá nhỏ
2.88
3.57
2.65
13
59.1
6
27.3
3
14
22
6
Dẻ bốp
4.04
5.96
5.69
12
57.1
6
28.6
1
4.8
21
Lát hoa
2.04
3.23
1.22
16
84.2
3
15.8
1
5.3
19
Máu chó lá nhỏ
2.82
3.53
2.65
14
63.6
5
22.7
3
14
22
* Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm
Qua biểu 5.3 ở trên ta thấy
- Sức sinh trưởng đường kính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1786.doc