Khóa luận Đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng phục vụ cấp nước sinh hoạt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG.3

1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên . 3

1.1.1. Vị trí địa lý . 3

1.1.2. Địa hình, địa mạo . 3

1.1.3. Hệ thống thủy văn . 4

1.1.4. Khí hậu . 6

1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. 8

1.2.1. Phát triển dân số . 8

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế. 10

1.2.2.1. Phát triển công nghiệp và hạ tầng. 11

1.2.2.2. Phát triển năng lượng. 15

1.2.2.3. Nông - lâm nghiệp và thủy sản . 16

1.2.2.4. Hoạt động y tế . 17

Chương 2: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRUNG

THỦY NÔNG TIÊN LÃNG .19

2.1.Hiện trạng chất lượng nước sông trung thủy nông Tiên Lãng .19

2.1.1. Lựa chọn vị trí, tần suất và thông số đánh giá: .20

2.1.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt Hệ thống trung thủy nông Tiên

Lãng thời điểm quan trắc tháng 8 và tháng 11 năm 2016: .22

2.2.Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. .31

2.3.Hiện trạng quản lý nguồn nước.31

Chương 3. CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, VÀ

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM.34

3.1.Các thách thức trong BVMT hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng .34

3.1.1. Các tồn tại, thách thức.34

3.2.Giải pháp thực hiện: .36

KẾT LUẬN.38

KIẾN NGHỊ.39

DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.40

pdf51 trang | Chia sẻ: tranloan8899 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng phục vụ cấp nước sinh hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và An Giang) và lớn thứ 2 trong Vùng Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2011-2015, trung bình mỗi năm, thành phố tăng thêm 20.756 người, tốc độ tăng dân số bình quân năm là 1,11%, cao hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước (1,06%/năm). Hải Phòng bao gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã). Mật độ dân số năm 2014 là 1.2742 người/km2 (cao gấp gần 4,7 lần mật độ bình quân chung cả nước) nhưng dân số phân bố ở các huyện, quận không đều. Dân số tập trung sinh sống tại khu vực nội thành với mật độ cao, là nơi có điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển tốt, giao thông thuận lợi. Tại khu vực trung tâm thành phố như các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân dân số các quận này chiếm 25,45% dân số thành phố nhưng chỉ chiếm diện tích 2,47%. Một số huyện, quận có mật độ dân số rất cao như quận Lê Chân có mật độ dân số 18.411 người/km2, quận Ngô Quyền có mật độ dân số 15.112 người/km2. Trong khi đó nhiều nơi mật độ dân số còn thấp như huyện Tiên Lãng với mật độ 776 người/km2, huyện Vĩnh Bảo là 980 người/km2. Dân số tập trung sinh sống tại khu vực trung tâm thành phố đã gây sức ép đối với môi trường cũng như các vấn đề xã hội ở khu vực nội đô. Tại thời điểm 01/4/2014, toàn thành phố có gần 898,8 nghìn người, tương ứng với 46,30% dân số sống ở khu vực thành thị, tăng 0,2% so với năm 2009 (thấp hơn mức tăng năm 2014 so với 2009 của cả nước, thời kỳ này cả nước tăng 3,50 điểm phần trăm). Trong thời kỳ 2009-2014, dân số thành thị của thành phố đã tăng chậm lại với tỷ lệ tăng bình quân là 1,19%/năm, thấp hơn so với thời kỳ 1999-2009 (tăng bình quân là 4,03%/năm) và cũng thấp hơn tốc độ tăng dân số thành thị bình quân năm của cả nước (mức 3,26%/năm của thời kỳ 2009- 2014). Tỷ lệ tăng dân số nông thôn thời kỳ 2009-2014 là 1,03%/năm. Biến động dân số Kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 tại Tp. Hải Phòng cho thấy, cường độ của biến động dân số của thời kỳ 2009-2014 đã giảm đi so với thời kỳ 2004-2009, từ 88,0 người di cư/1.000 dân năm 2009 xuống 79,1 người Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 10 di cư/1000 dân năm 2014 (giảm 8,9‰). Trong giai đoạn 2009-2014, số người di cư đã giảm hơn 8,9 nghìn người so với thời kỳ 2004-2009. Tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư 5 năm trước thời điểm điều tra của Hải Phòng thời kỳ 2009-2014 giảm đi đáng kể so với thời kỳ 2004-2009, với tỷ suất nhập cư 28,1‰ năm 2009 giảm xuống còn 19,9‰ năm 2014 (giảm 8,2 điểm phần nghìn) và tỷ suất xuất cư giảm từ 19,1‰ năm 2009 xuống 12,3‰. Tuy nhiên, mức di cư thuần đã giảm từ 9‰ năm 2009 xuống còn 7,6‰ năm 2014 (giảm 1,4‰). Xu hướng nhập cư giảm đi trong thời kỳ 2009-2014 phần nào phản ánh được tình hình kinh tế thành phố trong suốt thời kỳ có những biến động và gặp nhiều khó khăn, giảm sức hút tìm kiếm việc làm đối với một bộ phận dân cư ngoài tỉnh. 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế Hải Phòng là một trong số ít các tỉnh, thành phố ven biển có kinh tế phát triển năng động, có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2011-2015, cùng với cả nước, thành phố đã bước đầu triển khai tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển KT-XH trong giai đoạn này. Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP toàn Tp. Hải Phòng ước bình quân đạt 9,08%/năm3, trong đó năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, riêng GDP bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 58.451.000 đồng/người, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Giai đoạn 2012-2013, tốc độ tăng trưởng GDP thành phố suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng sau đó đã tăng trở lại. Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2015; quy mô thu ngân sách nhà nước tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2006-2010; dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, ước tăng bình quân 10,15%/năm, thể hiện tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; số lượt khách du lịch ước tăng bình quân 9,46%/năm, lợi thế du lịch biển được khai thác hiệu quả. Cơ cấu kinh tế thành phố cơ bản được duy trì đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố; tỷ trọng GDP Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 11 của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 90,3% năm 2011 lên 92,48% năm 2015. Cơ cấu kinh tế Tp. Hải Phòng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp và xây dựng; giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế, tiềm năng, công nghiệp liên quan đến biển và sản xuất hàng xuất khẩu. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố; tỷ trọng các ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học, sản xuất thiết bị điện, sản xuất thiết bị máy móc liên tục gia tăng qua các năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 23,4% năm 2011 lên 30% năm 2015. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Tp. Hải Phòng chưa thực sự đảm bảo tính bền vững, yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP) chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng, chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư mở rộng và tăng số lượng lao động. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng GDP còn thấp. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ lực đã có chuyển biến tích cực; tuy nhiên những ngành công nghiệp có lợi thế, giá trị gia tăng lớn, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, lao động chất lượng cao lại có tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp (tỷ trọng giá trị sản xuất ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học năm 2013 chỉ đạt 2,3%); tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp chủ lực còn thấp; công nghiệp phụ trợ phát triển chậm. 1.2.2.1. Phát triển công nghiệp và hạ tầng Trong thời kỳ 2011-2015, kinh tế cả nước nói chung và Tp. Hải Phòng nói riêng trải qua nhiều biến động đáng kể. Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính vào cuối năm 2008 đầu 2009 đã kéo theo nhiều khó khăn, trở ngại nhưng cũng mang đến không ít cơ hội cho doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hải Phòng. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 12 Phát triển công nghiệp Công nghiệp thành phố đứng thứ 7 về giá trị sản xuất so với cả nước, đứng thứ 3 miền Bắc (sau Hà Nội và Bắc Ninh). Hải Phòng đang trở thành một khâu quan trọng trong tất cả các ngành sản xuất. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,44%/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2014 tăng 12,87% so với cùng kỳ, gấp hơn 1,7 lần so với bình quân chung của cả nước và cao nhất trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, năm 2015 ước tăng 16,52% so với năm 2014. Khu công nghiệp Sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng tập trung trong các KCN, CCN đã và đang mang lại hiệu quả tích cực. Theo Quy hoạch, đến năm 2020 Tp. Hải Phòng sẽ có 17 KCN được thành lập với tổng diện tích gần 10.000 ha; trong đó, có 5 KCN với quy mô 4.544 ha nằm trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (KCN Đình Vũ, KCN Nam Đình Vũ, KCN Nam Tràng Cát, KCN - Đô thị VSIP và KCN Tràng Duệ); 12 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch là 5.166 ha nằm ngoài Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Trong số 17 KCN được quy hoạch có 07 KCN đã đi vào hoạt động gồm: KCN Nomura (diện tích 153ha); KCN Đồ Sơn (diện tích 150ha); KCN Đình Vũ (diện tích 541,46ha); KCN Tràng Duệ (diện tích 405ha); KCN Nam Cầu Kiền(diện tích 263,34ha); KCN VSIP (diện tích 507,6ha); KCN Minh Phương (diện tích 231ha). Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được mở rộng lên 22.540ha bao gồm cả KCN Tràng Duệ, các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu đang được triển khai đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại. Hiện nay, có trên 300 doanh nghiệp, dự án đang hoạt động trong KKT và các KCN (chưa kể một số dự án được cấp phép trước khi thành lập KKT), trong đó có 203 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 7,9 tỷ USD; 99 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 46.822 tỷ đồng. KKT và các KCN đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó đã thu hút một số dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới như Tập Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 13 đoàn LG Electronic Hàn Quốc, Nhà máy sản xuất lốp xe Brigestone Việt Nam, Nhà máy xơ sợi tổng hợp polyester Đình Vũ, Nhà mày sản xuất máy photocopy của tập đoàn Kyocera Mita, Fuji Xerox, Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố như sản phẩm ống nhựa, sơn tàu biển, thép xây dựng, xi măng tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh cao trong nước. Đến hết năm 2015, Tp. Hải Phòng có 6 KCN đã xây dựng hạ tầng và hoạt động thu hút đầu tư, trong đó, 5 KCN đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải (XLNT) tập trung (Nomura, Đồ Sơn, Đình Vũ, Tràng Duệ và VSIP). Bên cạnh một số KCN đã chú trọng đầu tư các hệ thống xử lý chất thải và tuân thủ tốt các quy định pháp luật về BVMT, công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trên thực tế, một số KCN tập trung chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và BVMT (hệ thống xử lý nước thải, rác thải tập trung). Rất nhiều dự án phát triển công nghiệp đã không được đầu tư vào các KCN nằm rải rác khắp thành phố, chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ dẫn đến ô nhiễm môi trường không xử lý được. Cụm công nghiệp Hải Phòng hiện có 5 cụm công nghiệp (CCN) có quyết định thành lập mới hoặc có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết, đã và đang đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Các CCN đã có quyết định thành lập gồm: các CCN Quán Trữ, Vĩnh Niệm, Tân Liên (giai đoạn 1), An Lão và CCN tàu thủy An Hồng với tổng diện tích 183,31ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 124,91ha, đã cho thuê 117,49 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 94,06%. Tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN này ước đạt gần 300 tỷ đồng. Hiện tại, có 63 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn thực hiện ước đạt 3.340,15 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 11.669 lao động, trong đó có 161 người lao động nước ngoài. Diện tích đất công nghiệp cho thuê là 120,21ha/124,91ha đạt tỷ lệ lấp đầy là 96,24%. Tp. Hải Phòng có lượng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, đăc biệt ngành da giày dẫn đầu trong đóng Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 14 góp vào tổng kim ngạch của thành phố. Tuy nhiên, lĩnh vực thuộc da gây ô nhiễm nhiều hơn do đặc thù công nghệ sử dụng nhiều hóa chất và có sự phân hủy chất hữu cơ tự nhiên. Đa số các doanh nghiệp thuộc da có vốn trong nước, do không đủ năng lực về tài chính nên không đầu tư thỏa đáng cho hệ thống xử lý chất thải nên vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất giày da thành phẩm còn thải ra môi trường một lượng lớn chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Đây là nguồn gây sức ép khá lớn lên môi trường của Tp. Hải Phòng. Cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN, CCN Thành phố có trên 13.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài các KCN, CCN; hiện đã có 4.450 cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, cam kết BVMT, kế hoạch BVMT. Theo đó, các cơ sở này phải thực hiện các biện pháp BVMT như đã cam kết, cụ thể là xây dựng, lắp đặt hệ thống công trình, thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu sự phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều cơ sở vẫn còn vi phạm pháp luật về BVMT như: chưa lập hồ sơ môi trường, xả chất thải (nước thải, khí thải) vượt quy chuẩn cho phép, có đơn vị còn xả trộm, xả thẳng hoặc không vận hành các thiết bị xử lý môi trường, ngoài ra, nhiều đơn vị quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, không kê khai nguồn thải, quan trắc không đủ tần suất, thông số, vị trí theo quy định. Tính đến hết năm 2016, Tp.Hải Phòng có hơn 80 cơ sở sản xuất vôi thủ công, chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Thủy Nguyên, gồm các xã Lại Xuân, Minh Tân và Thị trấn Minh Đức... Sự phát triển ồ ạt của các lò vôi đã khiến môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trong vùng. Ngoài ra, trên địa bàn Tp. Hải Phòng xuất hiện 1 số cơ sở sản xuất vôi tại Thủy Nguyên và sản xuất nguyên liệu làm phân bón (DAP) sử dụng công nghệ chưa tiên tiến, gây ra những tác động xấu đến môi trường. Làng nghề Hải Phòng đã từng có trên 60 làng nghề với 20 loại hình nghề khác nhau phần lớn là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhiều làng nghề được hình Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 15 thành từ hàng trăm năm như: Sơn mài điêu khắc Bảo Hà, con giống Nhân Mục (huyện Vĩnh Bảo), chiếu cói Lật Dương (huyện Tiên Lãng), mây tre đan Chính Mỹ, đúc kim loại Mỹ Đồng, rèn kim loại Bính Động (huyện Thuỷ Nguyên), đất nung Tiên Hội, mây tre đan Tiên Cầm (huyện An Lão) Tuy nhiên với biến động của KT-XH, nhiều làng nghề Hải Phòng đã mai một, thất truyền. Hải Phòng hiện có 39 làng nghề (23 làng nghề truyền thống và 16 làng nghề mới) với nhiều loại hình nghề khác nhau như mây tre đan, đồ mộc dân dụng, điêu khắc, sơn mài, cơ khí, bánh đa, dịch vụ vận tải, thuỷ sản,.. trong đó 18 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận theo quy định. Các làng nghề thu hút 33 nghìn lao động, tạo ra hàng nghìn tỷ đồng giá trị sản xuất. Bên cạnh kết quả tích cực, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề đã đến mức báo động. Nguyên nhân là do hầu hết các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, phân tán trên địa bàn rộng, điều kiện hạ tầng còn thiếu thốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ lao động hạn chế. Các làng nghề đều chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, cam kết BVMT và cũng chưa thực hiện các biện pháp BVMT. 1.2.2.2. Phát triển năng lượng Ngành năng lượng nước ta đã phát triển khá mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH đất nước. Tuy vậy, quy mô và hiệu quả của ngành năng lượng còn thấp. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm (cắt điện xảy ra thường xuyên vào thời kỳ cao điểm; dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi có khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế). Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong giai đoạn từ 2015-2020 trở đi. Trong hệ thống năng lượng Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và điện lực, Hải Phòng phát triển khá mạnh về năng lượng nhiệt điện. Tuy nhiên, sự phát triển, vận hành và đi vào hoạt động của các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn Tp. Hải Phòng cũng góp phần phát thải những chất có hại cho môi trường như chất thải rắn (xỉ đáy lò, tro bay, bụi qua khói thải), chất thải Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 16 nước (nước xúc rửa công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước làm mát, nước khử SO2) và chất thải khí (CO2, SO2, NOx). Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại các nhà máy, tất cả các chất phát thải độc hại đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường với các phương pháp xử lý hiện đại, được đầu tư lớn. 1.2.2.3. Nông - lâm nghiệp và thủy sản Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản đã đóng góp quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nhóm ngành này trong 3 năm 2011-2013 ước đạt 4%/năm, tốc độ tăng GDP ước đạt 3,46%/năm, trong 2 năm 2014-2015 do gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng chậm lại chỉ đạt tương ứng là 2,15%/năm và 1,02%/năm; dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011-2015 ước 3,26%/năm và 2,48%/năm. Cơ cấu nội bộ nhóm ngành có sự chuyển biến khá tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 75,92% năm 2011 xuống còn 65,46% vào năm 2015, tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 24,08% lên 34,54%. CNH-HĐH và bảo đảm an ninh lương thực. Sản xuất nông nghiệp phát triển với việc tăng cường cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, mô hình mới trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Năng suất lúa năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 đạt 62,86 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay; giữ ổn định sản lượng lương thực khoảng 490 nghìn tấn/năm. Sản xuất chăn nuôi chuyển dần sang phương thức chăn nuôi tập trung quy mô trang trại và gia trại. Trồng trọt Lĩnh vực trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp trồng trọt dần chuyển theo hướng chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa đặc biệt là việc áp dụng sản xuất các Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 17 giống cây trồng mới với sản lượng và năng suất cao, cây trồng giá trị, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/năm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 54,09% xuống 47,72%, ngành chăn nuôi tăng từ 44,87% lên 47,3%, dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,65% lên 5,14%. Vùng sản xuất cây trồng tập trung, chuyên canh phát triển khá nhanh, bình quân tăng hơn 1.300 ha/năm. Giai đoạn 2010-2014 Hải Phòng đã xây dựng 198 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích 3.060 ha, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật (giống mới, cơ giới hóa) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 1,8 đến 3,5 lần so với trước khi chuyển đổi. Tuy nhiên, diện tích lúa giảm bình quân 1,08%/năm. Chăn nuôi Mức tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi giai đoạn 2013-2015, dự kiến đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2016-2020, đạt khoảng 9-10%/năm. Giá trị sản xuất chăn nuôi (tính theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt khoảng 1.690 tỷ đồng (vùng chăn nuôi tập trung đạt 600 tỷ đồng); đến năm 2020: đạt khoảng 2.600 tỷ đồng (vùng chăn nuôi tập trung đạt trên 1.300 tỷ đồng). Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đến 2015, đạt 45-48%; đến năm 2020, đạt 50-55%. Theo kết quả đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, ngành chăn nuôi Hải Phòng phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, số lượng trang trại không ngừng tăng, hình thành vùng chăn nuôi tập trung với mật độ cao; sản xuất chăn nuôi nông hộ thay đổi rõ nét, quy mô sản xuất thường xuyên/hộ tăng 5-10 lần so với trước. Song quá trình phát triển nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như bảo đảm hiệu quả sản xuất, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường... trong đó, xử lý chất thải chăn nuôi là vấn đề quan trọng. 1.2.2.4. Hoạt động y tế Giai đoạn 2011-2015, ngành y tế Tp. Hải Phòng có sự phát triển vượt bậc với hàng loạt các bệnh viện công lập, ngoài công lập được đầu tư xây dựng mới, Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 18 nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại. Hải Phòng có 37 bệnh viện (bao gồm 09 bệnh viện tuyến thành phố, 14 bệnh viện tuyến quận, huyện và 02 Trung tâm y tế có giường bệnh, 04 bệnh viện tư nhân và 08 bệnh viện thuộc các Bộ ngành trên địa bàn Tp. Hải Phòng), 12 Trung tâm Y tế quận, huyện không có giường bệnh và 224 Trạm y tế xã/phường/thị trấn với tổng số giường bệnh là 6.621 giường. Số giường bệnh trên 10.000 dân năm 2014 đạt 32,8 (không bao gồm giường trạm y tế xã) và cao hơn mức binh trung bình của cả nước. Do đặc thù của ngành, hoạt động y tế phát sinh nhiều chất thải độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao. Nước thải y tế (bệnh viện) mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, do đó việc xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý triệt để sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh vào môi trường đất, nước, gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái. Nước thải y tế bệnh viện còn chứa một số các thành phần ô nhiễm khác. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 19 Chương 2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRUNG THỦY NÔNG TIÊN LÃNG Nguồn nước ngọt của thành phố có thể khai thác, sử dụng chủ yếu là nước mặt từ các sông, kênh chủ yếu sau: sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng. Trong bản khóa luận này, em chỉ tập trung đánh giá hiện trạng hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng. Hình 2.1. Hệ thống kênh trung thủy nông Tiên Lãng 2.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trung thủy nông Tiên Lãng Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng được chia tách thành 2 khu vực độc lập Bắc-Nam sông Mới, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới, tiêu cho hơn 25.000 ha diện tích đất nước nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các ngành kinh tế và cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt cho nhân dân 23 xã, Thị trấn và Công ty công nghiệp Quí Cao. Bên cạnh đó nhiều lĩnh vực có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào hệ thống như: Khu vực suối khoáng thuộc xã Bạch Đằng, khu vực da giày thị trấn Tiên Lãng, bệnh viện đa khoa huyện Tiên Lãng, các chợ (chợ Vòm xã Hùng Thắng, chợ Đông Quy xã Toàn Thắng, chợ Quang Phục ), khu vực nuôi trồng thủy sản (xã Tiên Hưng, Tây Hưng, Hùng Thắng, Vinh Quang, Đông Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 20 Hưng); các trại lợn, trại gà trên toàn huyện; các khu vực nghĩa trang và bãi rác của xã trong toàn huyện. Hệ thống công trình thủy lợi trên hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng gồm 64 cống dưới đê, 53 cống đập điều tiết nội đồng, 79 trạm bơm điện, 237,7 km kênh mương, trong đó có 43 km kênh trục chính. Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thủy triều hoạt động mạnh, nước mặn dâng cao (từ 13km đến 15km), nguồn nước ngọt bị thu hẹp, bão lũ và mưa lớn xảy ra gây khó khăn cho công tác tiêu úng vào mùa mưa và cung cấp nước ngọt vào mùa khô. Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất kinh doanh phát triển, nguồn nước thải chưa được xử lý khi xả thải ra hệ thống kênh tưới tiêu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. 2.1.1. Lựa chọn vị trí, tần suất và thông số đánh giá: a) Cơ sở lựa chọn vị trí: Vị trí bao gồm một số điểm đại diện cho các khu vực, về cơ bản phản ánh được tình trạng chất lượng nước mặt của Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng. Các điểm quan trắc này nằm tại các vị trí khác nhau và được phân tán rải rác đều tại các vị trí từ đầu nguồn trước khi vào hệ thống (cống Rỗ); qua thị trấn Tiên Lãng và điểm cuối trước đổ ra cửa sông Văn Úc (cống Dương Áo). Hình 2.2. Vị trí quan trắc và lấy mẫu SƠ ĐỒ VỊ TRÍ QUAN TRẮC VÀ LẤY MẪU NƯỚC HỆ THỐNG TRUNG THỦY NÔNG TIÊN LÃNG - NĂM 2016 Cống Rỗ Cầu Minh Đức Cống Dương Áo Vị trí quan trắc và lấy mẫu Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 21 Bảng 2.1: Tọa độ vị trí quan trắc và lấy mẫu TT Điểm quan trắc Tọa độ (theo VN2000) 1. Cống Rỗ 2295683X, 580297Y 2. Cầu Minh Đức 2293478X, 584459Y 3. Cống Dương Áo 2288282X, 594091Y Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – Sở TNMT HP[7] b) Tần suất Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hải Phòng đã tiến hành lấy mẫu định kì 2 lần/năm, năm 2016 thực hiện 2 lần vào tháng 8 (mùa mưa), tháng 11(mùa khô) tại các vị trí quan trắc đã lựa chọn ở trên. Bài khóa luận dựa trên các kết quả quan trắc vào tháng 8 và 11 năm 2016. c) Các thông số đánh giá: Các thông số được lựa chọn để đánh giá chất lượng nước bao gồm: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS); COD; BOD5;; Amoni (NH4+) (tính theo N); Nitrit (NO2-) (tính theo N); Phosphat (PO4 3) (tính theo P); Kẽm (Zn); Sắt (Fe); Mangan (Mn); Phenol (tổng số); E.Coli; Coliform. Quy chuẩn sử dụng so sánh, đánh giá chất lượng nước là QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A1 sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; cột B1 dùng cho mục địch tưới tiêu, thủy lợi. Hình 2.2. Hình ảnh quan trắc và lấy mẫu tại cống Dương Áo Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Trần Quang Anh - Lớp: MT1701 22 2.1.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng thời điểm quan trắc tháng 8 và tháng 11 năm 2016: Bảng 2.2: Kết quả phân tích tháng 8 và 11/2016 Vị trí quan trắc Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTran-Quang-Anh-MT1701.pdf
Tài liệu liên quan