Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên

Mục lục

Trang

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3. Phương pháp nghiên cứu 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu 2

1.5. Kết cấu nội dung đề tài 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1. Một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) 4

2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4

2.1.2. Các chức năng của ngân hàng thương mại 4

2.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 4

2.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn 4

2.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng 5

2.1.4. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng thương mại 5

2.1.4.1. Doanh thu 5

2.1.4.2. Chi phí của ngân hàng 5

2.1.4.3. Lợi nhuận của ngân hàng 6

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6

2.2.1. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn 6

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 6

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 10

3.1. Quá trình hình thành và phát triển 10

3.2. Vai trò của ngân hàng 10

3.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Mỹ Xuyên 11

3.3.1. Chức năng 11

3.3.2. Nhiệm vụ 11

3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên 11

3.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên 12

3.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban 12

3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua (2005-2007) 14

3.6. Những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng Mỹ Xuyên gặp phải 15

3.7. Mục tiêu và phương hướng hoạt động năm 2008 16

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 18

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn 18

4.1.1. Tình hình biến động vốn trong thời gian qua (2005–2007) 18

4.1.1.1. Vốn chủ sở hữu 19

4.1.1.2. Vốn huy động 20

4.1.1.3. Vốn ủy thác 21

4.1.1.4. Tài sản nợ khác 21

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn 22

4.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng 23

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay trong 03 năm 2005–2007 23

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ 24

4.2.3. Phân tích dư nợ 26

4.2.4. Tình hình nợ quá hạn 27

4.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng 28

4.3. Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng 31

4.3.1. Phân tích thu nhập 31

4.3.1.1. Thu nhập từ lãi 33

4.3.1.2. Thu khác ngoài lãi 33

4.3.2. Phân tích chi phí 34

4.3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng 38

4.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên 40

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1. Kết luận 44

5.2. Kiến nghị 45

5.3. Hạn chế của đề tài 46

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng hơn 2,84 lần so năm 2006. Đạt được kết quả huy động khả quan trên là do ngân hàng đã mở rộng mạng lưới phục vụ, sản phẩm ngân hàng được thị trường chấp nhận, tạo được vị trí và thương hiệu nhất định trên thị trường, cũng như ngân hàng Mỹ Xuyên đã có nhiều chương trình khuyến mãi để khuyến khích người gởi tiền. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn trên 50% và có xu hướng tăng dần qua 03 năm phân tích. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ tiền gởi tiết kiệm của dân cư trên địa bàn thành phố Long Xuyên, nơi có rất nhiều ngân hàng lớn khác đang hoạt động như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đông Á,…thì kết quả mà ngân hàng Mỹ Xuyên đạt được trong 03 năm qua là một niềm khích lệ to lớn đối với tập thể ngân hàng trong giai đoạn hội nhập và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. 4.1.1.1. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu qua 03 năm đều tăng. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, đạt 554.165 triệu đồng, tăng 6,74 lần so với năm 2006 và tăng 16,21 lần so với năm 2005. Trong vốn chủ sở hữu gồm có 02 thành phần là vốn điều lệ và nguồn vốn khác như: các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối,…Nguồn vốn chủ sở hữu trong 03 năm tăng chủ yếu là do sự biến động của vốn điều lệ. Cuối năm 2007, vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, tăng 7,14 lần so với năm 2006 và 20,2 lần so với năm 2005. Vốn điều lệ tăng một phần do yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị, và nhu cầu ngân hàng mở thêm nhiều phòng giao dịch ở các huyện thị mà chi phí để xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu là vốn điều lệ. Ngoài ra, tăng vốn điều lệ còn là đòn bẩy kích thích tăng trưởng tài sản với tính chất tương tự hoặc lớn hơn nhằm mở rộng qui mô phát triển và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Do đó, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ bằng cách một phần phát hành thêm cổ phần và một phần lấy từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại. Nguyên nhân của việc phải duy trì một tốc độ tăng trưởng cao của vốn chủ sở hữu là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngân hàng buộc phải bắt kịp tiến độ nhu cầu sử dụng vốn của các cá nhân, đơn vị sản xuất,…ngày càng cao. Vốn chủ sở hữu giống như một tấm nệm (mặc dù là một tấm nệm tương đối nhỏ) dùng để bảo vệ khách hàng gởi tiền và các chủ nợ khác. Tuy nhiên, bởi vì tấm nệm chủ sở hữu khá nhỏ nên độ tin cậy của ngân hàng chủ yếu dựa vào năng lực và tính cẩn trọng của ban điều hành và tính ổn định của hệ thống tài chính. 4.1.1.2. Vốn huy động Vốn huy động là thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng bởi vì để có đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng phải huy động vốn từ các tầng lớp dân bao gồm cả tiền gởi và tiền đi vay. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ 2 thị trường: + Thị trường 1 bao gồm: tiền gởi từ dân cư và của các tổ chức kinh tế khác + Thị trường 2 bao gồm: tiền gởi của các tín dụng khác và vốn vay của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn huy động được từ thị trường 1 và một phần ở thị trường 2 từ tiền gởi của các tổ chức tín dụng. Khi nguồn vốn huy động được từ thị trường 1 và một phần từ từ thị trường 2, không đáp ứng được yêu cầu vay vốn ngày càng tăng thì ngân hàng sẽ đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng với mức chi phí cao hơn so với nguồn vốn nhàn rỗi đã huy động được. Nên việc huy động vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn này đạt 953.475 triệu đồng, tăng 5,37 lần so với năm 2005 và 2,84 lần so với năm 2006. Nhìn chung, vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, chỉ một số ít là vốn vay. Để tự chủ nguồn vốn để kinh doanh, ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp thiết thực trong hoạt động huy động vốn, nhằm tạo thêm uy tín cũng như góp phần mang đến những thuận tiện cho khách hàng như: có nhiều hình thức khuyến mãi cho tiền gởi tiết kiệm: tiền gởi có tặng phẩm; tiền gởi có tặng phiếu mua hàng; đa dạng thêm nhiều kỳ hạn đối với loại tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn như: 1, 2, 3, 6, 9, 13, 15, 18, 24 tháng với mức lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng, từng hạn mục, từng loại tiền, từng lượng tiền được gởi vào. Bên cạnh đó, thái độ làm việc của nhân viên luôn được ngân hàng chú trọng nhằm đảm bảo sự văn minh, lịch sự, chu đáo, tạo tâm lý gần gũi cũng như tâm lý an toàn cho khách hàng. Do đó, lượng tiền gởi ở thị trường 1 không ngừng tăng lên qua 03 năm. Bên cạnh vốn thị trường 1, thì vốn thị trường 2 cũng được sự quan tâm của các ngân hàng. Năm 2006, nguồn vốn này là 166.476 triệu đồng, tăng 8,46 lần so với năm 2005. Đến năm 2007 là 624.760 triệu đồng, tăng 3,17 lần so với năm 2006. Trong hai năm 2005 và 2006, vốn này chủ yếu là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhưng đến năm 2007 với nổ lực của ngân hàng đã chuyển vốn vay thành tiền gởi của các tổ chức tín dụng với mức chi phí thấp hơn so với vốn vay đã góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng khi cho vay. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng vì với nguồn vốn tiền gởi, các tổ chức tín dụng có thể rút vốn về bất cứ lúc nào, do đó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi nhu cầu vay vốn cao mà ngân hàng lại không tự chủ được nguồn vốn để cho vay. ðTóm lại, ngân hàng Mỹ Xuyên từ khi chuyển sang hoạt động theo loại hình ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động, thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế như: tiết kiệm có tặng quà, áp dụng đa dạng các kỳ hạn gởi tiền, …Bên cạnh đó, ngân hàng luôn quan tâm đến phong cách phục vụ khách hàng nhằm tạo lòng tin và sự tiện lợi cho khách khi gởi tiền. Với lãi suất theo cơ chế thị trường, nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng. Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của ngân hàng ngày càng cao, khả năng đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên ngày càng cao. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn, là cơ sở để ngân hàng mở rộng các hình thức tín dụng đầu tư. 4.1.1.3. Vốn ủy thác Đây là vốn được Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ để phát triển kinh tế thông qua các ngân hàng thương mại. Do đó, nguồn vốn này có mức lãi suất thấp hơn so với các nguồn vốn huy động khác. Qua 03 năm, nguồn vốn này có sự gia tăng liên tục về mặt số lượng nhưng lại có sự sụt giảm về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2005, nguồn vốn này đạt 12.400 triệu đồng, chiếm 5,45% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2006 nguồn vốn này tăng 8.000 triệu đồng tương đương tăng 64,52% so với năm trước. Đến năm 2007, vốn uỷ thác là 44.720 triệu đồng tương đương chiếm một tỷ lệ 2,84% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Để hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn nên Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Thế giới không ngừng gia tăng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại, để họ đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của khách hàng với mức lãi suất ưu đãi hơn so với mức lãi suất mà ngân hàng huy động được. 4.1.1.4. Tài sản nợ khác Tài sản nợ khác bao gồm: các khoản lãi, phí phải trả; thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại phải trả; các khoản phải trả và công nợ khác; dự phòng rủi ro khác. Đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng khi ngân hàng chưa phải trả các chi phí, lãi và các khoản thuế thu nhập được hoãn trả sau. Cho nên, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và không cố định qua 03 năm. Cụ thể, năm 2005 là 3.083 triệu đồng, chiếm 1,36% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2006 nguồn vốn này có tăng nhưng chiếm tỷ trọng vẫn không đáng kể so với nguồn vốn của ngân hàng. Đến năm 2007, nguồn vốn này tăng mạnh so với năm 2006, tăng 154,48% so với năm 2006, đạt 22.796 triệu đồng, chiếm 1,45% so với tổng nguồn vốn. 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn ĐVT:lần, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 78,15 75,06 60,53 2. Vốn huy động/vốn tự có của NH 5,20 4,08 1,41 3. Tỷ trọng từng loại tiền gởi a. Vốn HĐCKH/Vốn HĐ 93,15 93.31 96,94 b. Vốn HĐKKH/Vốn HĐ 6,85 6,69 3,06 4. Lãi suất bình quân đầu vào 8.78 9,94 7,5 (Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp) Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động, luôn chiếm trên 60% qua 03 năm phân tích. Khả năng huy động trên vốn tự có năm 2005 là 5,2 lần, tương đối thấp so với giới hạn tối đa pháp lệnh cho phép là 20 lần nhưng so với khối ngân hàng chính phủ tỷ lệ huy động trên là tương đối tốt. Kết cấu nguồn vốn huy động như sau: + Tỷ lệ không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ so với nguồn vốn huy động: Năm 2005 là 6,85% so với tổng nguồn vốn huy động được và đến năm 2006 tỷ lệ này có tăng nhưng tăng không nhiều, đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 3,06%. + Tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động được: Năm 2005 tỷ lệ này là 93,15% so với tổng nguồn vốn huy động được và có xu hướng tăng dần qua 02 năm sau, tăng mạnh vào năm 2007 và đạt 96,94%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gởi có kỳ hạn là do trong năm 2007 các chương trình khuyến mãi của ngân hàng đã thu hút được khách hàng. Ngoài ra, khách hàng gởi tiền vào mua cổ phiếu của ngân hàng Mỹ Xuyên khi ngân hàng phát hành chứng khoán vào cuối tháng 3. Lượng tiền gởi chủ yếu là tiền gởi có kỳ hạn, vì đây là khoản tiền gởi có lãi suất cao hơn so với tiền gởi không kỳ hạn, do nó tạo được thuận lợi cho ngân hàng trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn. Ngoài ra, ngân hàng đã có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng thông qua tiền gởi có kỳ hạn. ðTóm lại, tổng nguồn vốn ngân hàng có sự biến đổi phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, xét về cơ cấu nguồn vốn mặc dù vốn huy động luôn tăng qua các năm nhưng tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm vào năm 2006 và 2007, vì đây là năm mà tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc: giá vàng và USD không ổn định, giá cả tiêu dùng không ngừng tăng cao, bên cạnh đó cùng với sự biến động của thị trường bất động sản trong nước đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn để cho vay của ngân hàng. Nguồn vốn tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động đã tạo điều kiện cho ngân hàng Mỹ Xuyên nhiều thuận lợi trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng vì ngân hàng dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh cho mình. Ngoài ra, ngân hàng Mỹ Xuyên huy động vốn nhỏ hơn rất nhiều lần so với mức qui định tối đa của Ngân hàng Nhà Nước, do đó còn nhiều tiềm năng trong việc huy động. 4.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Nghiệp vụ cho vay là một trong những nhiệm vụ chính yếu của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam, nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Thực tế đối với các ngân hàng có tiềm lực về tài chính và hệ thống mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên nhiều tỉnh thành thì doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn ở mức vẩn luôn ở mức cao. Riêng đối với ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng TMCP nông thôn nên tỷ lệ hoạt động tín dụng còn chiếm cao hơn. Điều này cũng hợp lý, ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng TMCP nông thôn, phục vụ khách hàng chủ yếu là các cá thể kinh doanh, sản xuất nhỏ. Nên việc sử dụng vốn cũng còn nhiều hạn chế, hoạt động dịch vụ của ngân hàng vẫn chưa theo kịp trình độ phát triển của các ngân hàng lớn khác, nên hai hoạt động chính mang tính chiến lược của ngân hàng là huy động để cho vay. Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn, ta xét hiệu quả hoạt động tín dụng với các tiêu chí sau: 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay trong 03 năm 2005–2007 Bảng 4.3: Tình hình cho vay của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Doanh số CV 290.357 619.749 1.877.355 329.392 113,44 1.257.606 202,92 a. Ngắn hạn 211.490 451.296 1.440.225 239.806 113,39 988.929 219,13 b. Trung hạn 78.867 168.453 437.130 89.587 113,59 268.677 159,50 (Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp) Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Ngân hàng cung cấp tín dụng một mặt để bù đắp nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh. Vì khi vào cao điểm các hộ sản xuất thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, do đó họ phải vay tạm thời ở các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là ở các ngân hàng. Mặt khác, tín dụng là một trong những hình thức đầu tư của ngân hàng nhằm mang lại lợi nhuận và tối đa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Có rất nhiều hình thức tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, nhưng với cách phân loại phổ biến là phân loại theo thời gian. Căn cứ theo thời gian, người ta chia tín dụng ra làm 3 loại: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn. Tuy nhiên, ở ngân hàng Mỹ Xuyên do tính chất qui mô là một ngân hàng nông thôn, nguồn vốn có giới hạn nên để nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả cao, không bị động về nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản,…ngân hàng phần lớn chỉ đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn và trung hạn, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 70%, trung hạn 30%. Vì tốc độ quay vòng của đồng vốn nhanh đảm bảo được tính thanh khoản vì vốn tín dụng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn, do đó vay ngắn hạn ít rủi ro hơn trung hạn, một mặt khách hàng chủ yếu của ngân hàng Mỹ Xuyên là nông thôn nên nhu cầu vay của họ chủ yếu là theo mùa vụ. Do đó, cho vay ngắn hạn là phù hợp với nhu cầu của họ. Cùng với sự phát triển của tỉnh, nhu cầu vay vốn của người dân, các hộ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ngày càng cao, nhất là vào năm 2007. Doanh số cho vay của ngân hàng Mỹ Xuyên đạt 1.877.355 triệu đồng, tăng 3,03 lần so với năm 2006 và gấp 6,47 lần năm 2005, ngắn hạn chiếm 76,72% và trung hạn là 23,28%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của 2 loại hình tín dụng này là do ngân hàng có những chính sách thông thoáng hơn trong việc cấp tín dụng: thủ tục vay đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, mở rộng địa bàn, đối tượng vay,... Trong đó, hình thức cho vay ngắn hạn vẫn là hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng Mỹ Xuyên. ðTóm lại, trong 3 năm qua do ngân hàng Mỹ Xuyên luôn tăng nguồn vốn, mở thêm các phòng giao dịch, tổ tín dụng mới trên các địa bàn trong tỉnh, luôn nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, ngày càng tiếp cận khách hàng nên đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng, cùng với việc cải tiến qui trình, thủ tục cho vay, nhân viên làm việc nhiệt tình sẵn sàng lắng nghe và hướng dẫn cho khách hàng, nhất là bà con nông dân các vấn đề trong việc vay vốn. Tất cả những điều này đã làm cho doanh số cho vay của ngân hàng Mỹ Xuyên tăng với tốc độ rất nhanh. 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ Việc thu nợ là một yếu tố rất quan trọng và nó nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc họ trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Bảng 4.4: Tình hình thu nợ của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 247.441 417.729 1.005.743 170.288 68,82 588.014 140,76 a. Ngắn hạn 190.764 333.469 784.712 142.705 74,81 451.243 135,32 b. Trung hạn 56.677 84.260 221.031 27.583 48,67 136.771 162,32 (Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp) Biểu đồ 4.3: Tình hình thu nợ của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ là các khoản nợ tới hạn mà khách hàng phải trả cho ngân hàng, để đảm bảo việc kinh doanh được trôi chảy thì các khoản này phải được người vay trả đúng hạn. Do đó, doanh số cho vay qua 03 năm tăng thì doanh số thu nợ qua 03 năm cũng phải có hướng tăng lên tương ứng. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ đạt 247.441 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 190.764 triệu đồng và trung hạn là 56.677 triệu đồng. Đến năm doanh số này là 1.005.743 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 140,76% so với năm 2006, tức tăng 2,41 lần so với 2006 và tăng 4,06 lần so với năm 2005. Tỷ lệ của thu nợ ngắn hạn và trung hạn có sự thay đổi là doanh số thu nợ trung hạn cao hơn về tốc độ thu hồi, mặt dù lượng tiền thu về vẫn thấp hơn so với ngắn hạn. Thu nợ ngắn hạn có mức tăng ổn định hơn thu nợ ngắn hạn. Đạt được kết quả như trên, do tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa bàn tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi: lúa ít sâu bệnh và trúng mùa, bán được giá, giá cả các mặt hàng nông sản khác đều ở mức cao và có xu hướng tăng vào những năm tới. Qua đó, giúp người dân sản xuất kinh doanh có lãi cao, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi được vốn gốc và lãi. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận sự nổ lực của toàn thể các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, họ thực hiện tốt công tác thẩm định, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng trước đây, giúp giảm bớt rủi ro trong việc thu hồi vốn. ] Doanh số thu nợ tăng qua các năm điều này cho thấy công tác thu nợ ngày càng được chú trọng thực hiện nhằm đảm bảo số tiền phát vay thu hồi lại được, công tác thu nợ được chú trọng góp phần giảm rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian tới, để duy trì tốc độ này đòi hỏi ngân hàng cần có nhiều cố gắng, phải có kế hoạch thu nợ trước và sau khi giải ngân nhằm phát huy hiệu quả cấp tín dụng, góp phần tạo nên chất lượng chung cho hệ thống tín dụng địa phương. 4.2.3. Phân tích dư nợ Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Do đó dư nợ của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, khả năng thu lợi nhuận ngày càng tăng vì dư nợ là phần vốn mà ngân hàng cho vay chưa tới hạn sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cùng với việc tăng lên của lợi nhuận thì rủi ro tín dụng cũng không ngừng tăng lên. Cho nên, việc mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng cần phải cải tiến, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng và hạn chế rủi ro ở mức cho phép. Do đó bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên chủ yếu cấp tín dụng nông nghiệp. Tuy nhiên ngân hàng vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất làm mục tiêu hoạt động. Kết quả dư nợ của ngân hàng qua 03 năm như sau: Bảng 4.5: Tình hình dư nợ của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Dư nợ cho vay 194.695 395.429 1.264.913 200.734 103,10 869.484 219,88 a. Ngắn hạn 113.686 231.240 886.131 117.554 103,40 654.891 283,21 b. Trung hạn 81.009 164.189 378.782 83.180 102,68 214.593 130,70 (Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Biểu đồ 4.4: Dư nợ của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 Dư nợ của ngân hàng Mỹ Xuyên bao gồm các khoản nợ chưa tới hạn trả và một phần nhỏ là nợ tới hạn mà khách hàng chưa trả. Nó bao gồm các khoản nợ lưu hành bình thường; nợ cần chú ý nhưng không xếp loại; nợ kém tiêu chuẩn (Sub-standard loans); nợ có dấu hiện nghi ngờ (Doubtful loans); nợ kê đọng, không có khả năng thu hồi (Bad loans). Năm 2005, dư nợ cho vay của ngân hàng là 194.695 triệu đồng, sang năm 2006 con số này đạt 395.429 triệu đồng, tăng 200.734 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng với tỷ lệ 103,1%, tức tăng 2,03 lần so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ cho vay là 1.264.913 triệu đồng, tăng 3,2 lần so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu làm do dư nợ cho vay tăng là do ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tín dụng được mở rộng nên để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của khách hàng, đã làm cho doanh số cho vay qua 03 năm tăng mạnh kéo theo các khoản dư nợ cũng tăng lên qua các năm. 4.2.4. Tình hình nợ quá hạn Cũng như các loại hình kinh doanh khác, ngân hàng khi đi vào hoạt động đều gặp phải những rủi ro nhất định, sự hoàn trả nợ gốc và lãi không đúng hạn của khách hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng, vì nợ quá hạn phản ánh số nợ quá hạn chưa thu hồi được trong tổng dư nợ cho vay. Do đó, nó là chỉ số mà ngân hàng rất quan tâm, nó cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử dụng vốn đến công tác thu hồi nợ. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Mỹ Xuyên qua 03 năm phân tích như sau: Bảng 4.6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 1.283 1.127 3.046 -156 -12,16 1.919 170,28 a. Ngắn hạn 272 621 908 349 128,31 287 46,42 b. Trung hạn 1.011 506 2.138 -505 -49,95 1.632 322,53 (Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp) Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tình hình nợ quá hạn qua 03 năm (2005, 2006, 2007) của ngân hàng Mỹ Xuyên có xu hướng tăng dần. Cụ thể như sau: Cuối năm 2005, nợ quá hạn là 1.283 triệu đồng, năm 2006 thì chỉ số này có giảm nhưng không nhiều. Trong đó, nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng trong khi nợ quá hạn của cho vay trung hạn có xu hướng giảm mạnh. Đến năm 2007, nợ quá hạn là 3.046 triệu đồng tương đương tăng 2,7 lần so với năm 2006, chủ yếu là sự tăng lên của nợ trung hạn. Trong cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng gồm nợ kém tiêu chuẩn, các khoản nợ nghi ngờ, nợ không có khả năng thu hồi (nợ xấu). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn phát sinh cao trong năm 2007 là do sự biến động phức tạp của nền kinh tế: giá cả hàng hoá tiêu dùng leo thang và có xu hướng tiếp tục tăng vào các năm sau, mặt khác do việc phân loại nợ thành 5 nhóm theo quyết định 493 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tác động làm tăng nợ quá hạn, nhất là nợ quá hạn ở nhóm 2 chỉ trễ vài ngày. Do đó, khả năng thu hồi về là rất cao, nên chỉ số này cũng không đáng lo cho các cán bộ ngân hàng, khẳng định chất lượng tín dụng không ngừng tăng lên qua các năm. 4.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng Hiệu quả hoạt động là điều mà Hội đồng quản trị cũng như các cán bộ ngân hàng quan tâm. Do đó, cần có các chỉ tiêu đánh giá hoạt động qua các năm, từ kết quả đó nhằm đưa ra các định hướng hoạt động tốt hơn. Đối với các hoạt động tín dụng của ngân hàng thông thường dùng các chỉ tiêu sau: Bảng 4.7: Các chỉ số phân tích hiệu quả tín dụng của NH Mỹ Xuyên 2005-2007 ĐVT: lần, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn 85,63 88,35 80,30 2. Tổng dư nợ/Tổng VHĐ 1,1 1.18 1.33 3. Vòng quay vốn tín dụng 1,43 1,42 1,21 4. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,66 0,29 0,24 5. Tỷ lệ nợ xấu 0,45 0,24 0,08 6. Hệ số rủi ro TD 0,86 0,88 0,80 (Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp) Để đánh giá hiệu quả tín dụng có rất nhiều chỉ số phân tích, tuy nhiên thông thường dựa vào các chỉ số sau đây: hệ số thu nợ, vòng vay vốn tín dụng, các tỷ lệ so với nguồn vốn, tỷ lệ nợ xấu,… Cho vay tín dụng được xem là hình thức sử dụng vốn chủ yếu ở ngân hàng Mỹ Xuyên, nó chiếm trên 80% nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Thông qua chỉ số Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động, ta biết được tình hình nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Chỉ số này cho ta thấy khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn. Tỷ số này >1 là rất bình thường đối với các ngân hàng, vì nhu cầu đi vay của khách hàng thường lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng Mỹ Xuyên phải huy động thêm các nguồn vốn khác mà chủ yếu là vốn vay. Tuy nhiên, chỉ số này luôn ở mức <1 là tốt nhất, vì việc cho vay của ngân hàng trong phạm vi vốn mà ngân hàng huy động được sẽ đảm bảo được khả năng chi trả các khoản tiền gởi của khách hàng. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của ngân hàng Mỹ Xuyên ngày càng tăng qua 03 năm, chứng tỏ tình hình sử dụng nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Nhưng để đánh giá được hiệu quả tín dụng, cần phải xem xét cả đầu vào lẫn đầu ra của nguồn vốn. Cho nên, việc phân tích chỉ số vòng quay vốn tín dụng là cần thiết. Vòng quay vốn tín dụng qua 03 năm giảm dần. Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng năm 2005 là 1,43 lần, sang năm 2006 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 1,42 lần và giảm tiếp tục vào năm 2007 chỉ còn 1,21 lần. Đối với ngân hàng Mỹ Xuyên, do khách hàng vay chủ yếu là các hộ nông dân, mà chủ yếu là người dân trồng lúa, nuôi cá với hai vụ trên 1 năm, nên vòng quay vốn tín dụng đạt mức 2 lần là lý tưởng đối với các khoản vay ngắn hạn. Nếu vòng quay vốn quá lớn cũng không tốt cho hoạt động ngân hàng, vì phải tốn nhiều chi phí cho việc thu hồi cũng như tìm nơi đầu tư mới. Do đó, con số của vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng Mỹ Xuyên cũng tương đố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
Tài liệu liên quan