Khóa luận Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang

MỤCLỤC

TÓMTẮT

Trang

MỤC LỤC

DANHMUC BẢNG, HÌNH,BIỂUĐỒ, PHỤLỤC

DANHMỤC CHỮVIẾTTẮT

MỞĐẦU

Chương 1. TỔNGQUAN

1.1. Lý do chọn đềtài

1.2. Mụctiêu nghiên cứu

1.3. Nộidung nghiên cứu

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.5. Phạmvinghiên cứu

Chương 2. CƠSỞLÝLUẬN

2.1. Mộtsố kháiniệm

2.2. Cácchính sách đẩy mạnh quan hệmuabán giữa2 nướcViệtNam– Campuchia

2.3. Sự cần thiếtkhách quan mởrộng quan hệvàpháttriển quan hệthương mại

ViệtNam– Campuchia

2.3.1. Thựctrạng quan hệViệtNam– Campuchia

2.3.2. Lợiích củaViệtNamtrong pháttriển thương mạivớiCampuchia

2.3.3. Lợiích củaCampuchiatrong pháttriển thương mạivớiViệtNam

Chương 3. PHÂNTÍCHVỀ TÌNHHÌNHMUABÁN, XUẤT NHẬPKHẨUQUA

CÁCCỬAKHẨUTẠIANGIANG

3.1. Giớithiệu vềcáccửakhẩu quốctếAn Giang

3.1.1. Cửakhẩu quốctếTịnh Biên

3.1.2. Cửakhẩu quốctếVĩnh Xương

3.2. Đánh giávềtình hình muabán, XNKquacáccửakhẩu quốctếtạiAn Giang:

3.2.1. Cửakhẩu quốctếTịnh Biên

a) Đánh giáchung vềtình hình muabán, XNKtạiCKQTTịnh Biên

b) Đánh giátình hình muabán quabiên giớitạiCKQTTịnh Biên

c) Đánh giátình hình XNKtạiCKQTTịnh Biên

3.2.2. Cửakhẩu quốctếVĩnh Xương

a) Đánh giáchung vềtình hình muabán, XNKtạiCKQTVĩnh Xương

b) Đánh giátình hình muabán quabiên giớitạiCKQTVĩnh Xương

c) Đánh giátình hình XNKtạiCKQTVĩnh xương

3.3. So Sánh hoạtđộng muabán, XNKtạicácCKQTTịnh Biên vàVĩnh Xương

3.4. Cán cân thương mạiViệtNam– Campuchiatạicáccửakhẩu An Giang

3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến thương mạiViệtNam– Campuchiatrong nămqua

3.5.1. Nhân tố khách quan

3.5.2. Nhân tố phátsinh từ phíaViệtNam

a) An ninh quốcphòng

b) Thủ tụcHảiquan

c) Cắtgiảmthuếquan

d) Quan hệthương mại

Chương 4. KHÓKHĂN- GIẢIPHÁP

4.1. Khó khăn trong quan hệmuabán giữaViệtNam- Campuchia

4.1.1. Khó khăn chung củadoanh nghiệp XNKViệtNam

4.1.2. Khó khăn củadoanh nghiệp XNKAn Giang

4.1.3. Khó khăn từ phíachính quyền địaphương

4.2. Giảipháp đểmởrộng vàpháttriển quan hệgiữaViệtNam- Campuchiatạicửa

khẩu quốctếTịnh Biên vàVĩnh Xương

4.2.1. Giảipháp cho doanh nghiệp

4.1.2. Giảipháp vềCSHT

4.1.3. Giảipháp đẩy nhanh tốcđộ đầu tư

4.1.4. Giảipháp vềcơchếchính sách

KẾT LUẬN

PHỤLỤC

TÀI LIỆUTHAMKHẢO

DANH MỤCBIỂU

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biên tại CKQT Tịnh Biên giảm mạnh, đều đó không gây ảnh hưởng gì đến tình hình mua bán giữa Việt Nam và Campuchia tại cửa khẩu Tịnh Biên. Nguyên nhân chính là 1 số doanh nghiệp xuất tiểu ngạch chuyển sang xuất kinh doanh dưới dạng chính ngạch để được hưởng thuế ưu đãi (thuế VAT). Theo sự ghi nhận từ 1 cán bộ Hải Quan tại trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên: “Trước đây mặt hàng bột giặt (Net, Tico), mì Topa xuất sang Campuchia dưới dạng tiểu ngạch nhưng khi được thị trường Campuchia biết đến ngày càng nhiều, được người tiêu dùng ưu chuộng vì thế mà các mặt hàng này đã có mặt ở các siêu thị, cửa hàng của Campuchia. Chính vì vậy mà các công ty trong nước bắt đầu chuyển sang hình thức xuất chính ngạch với số lượng ngày lớn hơn để được hưởng ưu đãi về thuế VAT,… Sở dĩ một số sản phẩm VN, đặc biệt là các loại thực phẩm như mì gói Acecook, bánh kẹo Bibica, Kinh Đô, thực phẩm chế biến Vissan, cà phê Trung Nguyên... được thị trường Campuchia chấp nhận và tiêu thụ ngày càng nhiều là do giá rẻ, chất lượng tốt, hàng hóa lại phong phú. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã từng SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 20 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang bước thiết lập một mạng lưới phân phối và hậu mãi chu đáo, tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường Campuchia. Chủ một cửa hàng tại Campuchia cho biết mì ăn liền của VN “ăn đứt” hàng Thái vì vừa ngon vừa rẻ. Khách chọn mua mì của Hãng Vifon, Acecook, Vifood... vì giá chỉ 400 ria/gói, trong khi mì Thái Lan 600 ria/gói. Đặc biệt loại mì Hạnh Phúc có hình con thỏ, ở vùng quê Campuchia bán giá 250 ria/gói phù hợp với túi tiền nông dân trong khi mì Mama của Thái giá 500 ria/gói. b.3 Phân tích tình hình nhập biên tại CKQT Tịnh Biên  Mặt hàng nhập biên (tiểu ngạch) Nhập tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu những mặt hàng: nông sản, phế liệu, hàng tiêu dùng và trái cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Lào…Các mặt hàng này được nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động mua bán tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên, và một số chợ nơi khác: Châu Đốc, Long Xuyên,… Bảng 10. Một số hàng hoá nhập khẩu biên giới tại cửa khẩu Tịnh Biên. Mặt hàng Tên hàng Xuất xứ Hàng nông sản Quả me khô chưa bóc vỏ Thái Lan Quả xoài tươi Thái Lan Quả sầu riêng tươi Thái Lan Quả Bòn Bon tươi Thái Lan Lúa hạt Campuchia Hàng phế liệu Mủ vụn, đồng, thép nhôm vụnGiấy phế liệu thu từ thùng carton Các mặt hàng khác Xà phòng giặt, xà bông, mỹ phẩm Thái Lan Chất tẩy bồn cầu Thái Lan Dao Inox, Cước kim loại, nồi tráng men,.… Thái Lan Nguồn: Cục Hải Quan An Giang.  Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên Biểu đồ 4. Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên  Nguyên nhân giá trị nhập biên thay đổi không ổn định SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 21 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Nhập khẩu tiểu ngạch trong năm qua tại cửa khẩu Tịnh Biên có những chuyển biến rỏ nét. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch tại đây chỉ 0.44 triệu USD nhưng đến năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch đạt 1,228 triệu USD (tăng gấp 2.4 lần so với năm 2000). Nguyên nhân giá trị nhập biên thay đổi trong những năm gần đây là do:  Năm 2002, chợ Xuân Tô được nâng cấp thành chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Từ đó chợ cửa khẩu đã phần nào tác động đến mua bán, trao đổi giữa cư dân hai nước. Hàng hóa tại chợ hầu như không thiếu thứ gì nhưng có lẽ hấp dẫn du khách nhất vẫn là mặt hàng vải sợi, mỹ phẩm, kế tiếp là quần áo may sẳn và hàng mấy chục loại trái cây nhập khẩu. Mặt hàng hàng vải sợi được nhập từ Campuchia, bán khá đắt do giá rẻ (mỗi mét vải giá từ 5000- 80.000 đồng). Nhiều du khách rất ưa chuộng loại vải được dệt như lông chó xù, chó đốm, cọp, beo…, bán với giá 40.000-50.000 đồng/mét được nhập từ Campuchia về. Gọi là vải “nghĩa địa” nhưng thật ra là vải tồn kho mà Campuchia nhập từ các nước khác rồi chuyển sang Việt Nam qua CKQT Tịnh Biên. Một hộ kinh doanh vải tại đây cho biết: “ Ban đầu, tôi chỉ lấy 1 ít vải bán thử. Còn bây giờ phải mở rộng ra bốn kiốt liền kề để trưng bày đầy đủ cho khách hàng tham quan dễ lựa chọn. Mặt hàng này rất được ưu chuộng, đa số đều nhập từ Campuchia. Giá rất rẻ nên đến đây ai cũng mua vài chục thước đem về làm quà. Có người nói “đặc sản” ở chợ này là…vải!”.  Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu là phục vụ cho các hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu và một số được đưa đến các nơi như: chợ Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Thành Phố HCM,… Đối với những mặt hàng nhập khẩu được đưa vào chợ kinh doanh thì thủ tục nhập khẩu do Chính Phủ qui định (HQ/2002 – Nhập Khẩu) có phần đơn giản hơn so với loại hình nhập khẩu khác. Các hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu chỉ cần nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa.  Quan hệ mua bán giữa các tiểu thương đã được hình thành và dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt là phía bạn hàng Campuchia còn có thể bán gối đầu nợ với số lượng lớn cho các tiểu thương tại chợ Tịnh Biên. Các tiểu thương tại chợ Tịnh Biên khi cần hàng thì chỉ cần điện thoại cho những chủ hàng Campuchia. Mặc khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa từ Campuchia đưa vào cửa khẩu Tịnh Biên được nhanh và dễ dàng hơn, các chủ hàng Campuchia đã xây dựng khá nhiều nhà kho chứa hàng dọc trên tuyến lộ từ gò Tà Lập đến trạm kiểm soát phía Campuchia. Một tiểu thương tại đây đã thừa nhận: “ Hàng hóa bên kia đưa qua chơ Tịnh Biên còn nhiều hơn con số thống kê nhưng chủ yếu là nợ”  Bên cạnh đó, người dân Campuchia tại các xã giáp với huyện Tịnh Biên chủ yếu là sống bằng nghề nông. Hằng năm đến mùa thu hoạch của vụ Đông Xuân thì cư dân tại các xã biên giới của Campuchia và các thương lái thu mua lúa từ các nơi khác mang lúa sang Việt Nam bán với khối lượng tương đối lớn. Do giá lúa tại Việt Nam trong những năm gần đây có sự chênh lệch cao hơn so với giá lúa của SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 22 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang người dân từ Campuchia đem qua bán từ 20 – 30 đồng/ kg vì thế mà tại thị trấn Tịnh Biên đã hình thành lên các vựa lúa, nhà máy chuyên thu mua lúa từ Campuchia chuyển qua (vựa lúa 21 tại An Nông gồm có 5 chủ thu gom, nhà máy Mai Thành,…) và các chủ vựa nhỏ nằm bên lề của Cầu Hữu Nghị (hoạt động thu mua theo thời vụ) c) Đánh giá tình hình XNK chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên: c.1 Xuất khẩu chính ngach  Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch Những mặt hàng xuất khẩu chính ngạch đây chủ yếu: hàng tiêu dùng (xà bông, mì tôm,…), phân bón, gạch thép, xi măng,… Bảng 11. Một số mặt hàng xuất chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên. Khoản mục Năm 2003 2004 2005 Xuất Xi măng 1553 tấn Mì tôm 2.933.378thùng 1243,374 tấn Hộp xốp đựng cơm 637.000hộp Phôi chai nước suối 50.000chai Chỉ may 1347 kg Máy phát điện (3 pha) 1 máy Phân bón 1948 tấn Phân bón, mì, xà bông, gạch men, sắt, thép,.. 6222,572 tấn Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng CKQT Tịnh Biên.  Các công ty tham gia xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên Số lượng doanh nghiệp đến tham gia mở tờ khai xuất khẩu tại cửa khẩu Tịnh Biên qua các năm có những thay đổ theo chiều hướng tăng. Phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng. Do trọng lượng hàng tương đối không lớn lắm nên doanh nghiệp vận chuyển chủ yếu bằng xe tải. So với cửa khẩu Khánh Bình thì số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại đây có phần khiêm tốn hơn. Bảng 12. Một số doanh nghiệp xuất khẩu sang CKQT Tịnh Biên Mặt hàng Công ty Trụ sở SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 23 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Mì gói An Thái An Giang TNHH TM-SX Công Nghiệp Thực Phẩm Á Châu Bình Dương XNK Tổng Hợp Đồng Tháp Bông gòn Cổ phần Bông Bạch Tuyết TPHCM Xi măng Nhà máy Xi Măng ACIFA An Giang Phân bón XNK Đồng Tháp Đồng Tháp Bột giặt Cổ phần Bột Giặt NET Đồng Nai Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng CKQT Tịnh Biên.  Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Biểu đồ 5. Kim ngạch xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên Nguồn: Dựa trên số liệu ở bảng 1 (trang 12)  Nguyên nhân xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên qua các năm có xu hướng giảm  Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng 1,54 lần so với năm 2000 nhưng đến năm 2003, 2004 kim ngạch xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế tịnh Biên giảm mạnh. Sở dĩ kim ngạch tại đây giảm là do như sau: - Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Tịnh Biên chủ yếu trong năm qua là: Bột giặt, mì gói, bông y tế, cá mồi, nước hoa,… Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn cửa khẩu Tịnh Biên vì giao thông đường bộ tại đây khá thuận lợi đối với những hàng hóa có trọng tải thấp (dưới 5 tấn). Nhưng đối với những mặt hàng xuất khẩu có trọng tải lớn (xi măng, phân bón, sắt thép,…), khi doanh nghiệp xuất khẩu với khối lượng lớn thì thường chuyển sang hai cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình do điều kiện thuận lợi về đường sông SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 24 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Hình 5: Trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên - Trong năm 2003, hàng hóa của Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại nhiều chợ và siêu thị của Campuchia. Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bắt đầu có những hợp đồng mua bán lớn đối với những mặt hàng như: xi măng, phân bón, sắt thép,… Theo Bộ Thương Mại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2003 tăng 64,4% so với cùng kỳ năm 2002. Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đang chiếm 60-70% thị phần Campuchia. Tốc độ tăng trưởng của hàng Việt Nam không chỉ tập trung ở thủ đô của Campuchia mà còn lan ra nhiều tỉnh khác của nước này. Đặc biệt sau khi nhiều hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại Campuchia và sự kiện ngày 29/1/2003 va chạm với Thái Lan, nhiều người Campuchia đã trở nên ưu chuộng và dùng hàng Việt Nam thay cho hàng Thái Nhà máy xi măng ACIFA trong những năm gần đây đã có những hợp đồng mua bán lớn với các đối tác người Campuchia. Đối với những hợp đồng lớn thì thường nhà máy chọn cửa khẩu Vĩnh Xương làm nơi trung chuyển Bảng 13. Số lượng xi măng ACIFA xuất qua Campuchia tại cửa khẩu Mặt hàng Năm Số lượng Cửa khẩu Xi măng (PCB – 30, PCB – 40) 2003 11.000 Vĩnh Xương 2004 1875 tấn Vĩnh Xương 2005 50 tấn Tịnh Biên Nguồn: Nhà máy xi măng ACIFA (An Giang).  Xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên qua các năm có xu hướng giảm nhưng so với hai cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình thì cửa khẩu Tịnh Biên mang tính ổn định hơn. - Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại cửa khẩu Tịnh Biên trong năm 2000 – 2005 giao động trong khoảng 6 – 10 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình tăng khá nhanh (Vĩnh Xương tăng bình quân trong 3 năm là 48,4%, Khánh Bình là 82,9%). - Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu tại cửa khẩu Tịnh Biên mang tính ổn đinh và tăng giảm nhẹ hơn so với hơn các cửa khẩu khác là do: SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 25 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ và đường sông với phượng tiện (xe tải, ghe, xà lan ) có trọng tải nhỏ. Riêng tuyến vận tải đường bộ thì lại khá thuận tiện cho các doanh nghiệp xuất những mặt hàng tiêu dùng, mì gói, bột giặt,…với phương tiện là xe tải. Trong khi đó, cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình có thể cho phép các phương tiện qua lại với trọng tải lớn. Đặc biệt là cửa khẩu Khánh Bình chỉ cách Phnom Penh 75 km, với khoảng cách gần nhất trong tất cả các cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia vì thế sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp đến tham gia xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tăng mạnh qua các năm (năm 2005 tăng gấp 9,7 lần năm 2000). Đặc biệt là tại đây có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bách hóa tổng hợp hơn so với CKQT Tịnh Biên. Biểu đồ 6. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại các cửa khẩu An Giang Nguồn Tịnh Biên: Sở Thương Mại An Giang; năm 2005 chi cục HQ Tịnh Biên. Vĩnh Xương: Sở Thương Mại An Giang; năm 2004, 2005 chi cục HQ Vĩnh Xương. Khánh Bình: Sở Thương Mại An Giang. c.2 Nhập khẩu chính ngạch  Mặt hàng nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên Những mặt hàng nhập khẩu chính ngạch chủ yếu tại đây gồm: Gỗ, vải, giấy phế liệu, trái cây các loại,… Bảng 14. Mặt hàng nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên: Khoản mục Năm 2003 2004 2005 SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 26 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Nhập Đinh đóng giày 253 kiện Khung đầm máy công nghiệp (đã qua sử dụng) 120 khung Gỗ cây 113 m3 Màn hình máy vi tính 137 cái Gỗ Cẩm 113 m3 Vải vụn 52 tấn Giấy, phế liệu (lon bia, sắt, nhôm, mủ,...) 1077,515 tấn Chàm 395 m3 Nguồn: Trạm kiểm sóat biên phòng CKQT Tịnh Biên  Công ty nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên Một số công ty, doanh nghiệp, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu (giấy, gỗ,…) tại CKQT Tịnh Biên: công ty TNHH SX Giấy Bao Bì Trường Sơn – Long An, doanh nghiệp Phúc Bình Long- Bình Dương, công ty TNHH Vạn Phát – Bình Dương,… và 1 số cơ sở tại Xuân Tô - Tịnh Biên nhập khẩu trái cây, phế liệu,… Thế mạnh của Campuchia là mặt hàng lâm sản, trong năm qua có một số công ty, doanh nghiệp cũng đã khai thác được nguồn nguyên liệu này để phục vụ cho hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu. Điển hình là công ty XNK An Giang trong năm qua đã nhập khẩu gỗ từ Campuhchia thông qua CKQT Tịnh Biên để phục vụ cho hoạt động chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bảng 15. Số lượng gỗ nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên Công ty XNK An Giang ĐVT Năm 2003 2004 2005 Gỗ cây m3 113 Gỗ Cẩm m3 113 Chàm m3 395 Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng cửa khẩu Tịnh Biên. Tuy nhiên số lượng gỗ công ty nhập từ Campuchia còn khá khiêm tốn mặc dù nhu cầu về nguồn nguyên liệu này trong nước vẫn còn là khá lớn . Sở dĩ như thế là do nguồn nguyên liệu gỗ khai tại Campuchia còn khá bấp bênh.  Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch qua các năm: Biểu đồ 7. Kim ngạch nhập chính ngạch năm 2003 - 2005 Biểu đồ 7: SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 27 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang  Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu tăng giảm không ổn định: Theo số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu chính CKQT Tịnh Biên từ năm 2003 đến năm 2005 cho thấy kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng chậm và thấp hơn nhiều so kim ngạch mua bán qua biên giới. - Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu tại đây còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. - Tài nguyên cho sản phẩm xuất khẩu cũng không có nhiều và phát triển mạnh hơn được (mặt hàng gỗ, cao su,…). - Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn như: máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm thuế suất nhập khẩu cao (trên 40%). Được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch, buôn lậu,…để vào các chợ Tịnh Biên, Châu Đốc,… - Thói quen người dân Campuchia là không thực hiện theo qui định về xuất xứ hàng hóa. Do đó, việc mua bán chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch. TÓM LẠI: Tổng kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại CKQT Tịnh Biên chiếm tỷ trọng khá nhỏ (chiếm 2,86% tổng kim nạgch mua bán, XNK của các cửa khẩu trong tỉnh). Mặc dù kim ngạch mua bán, XNK tại cửa khẩu Tịnh Biên vẫn còn khá thấp nhưng nhìn chung thì hoạt động mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên trong những năm qua (2003 – 2005) cũng đã từng bước phát huy về tiềm năng kinh tế biên giới của mình. Với vị trí thuận lợi về đường bộ, CKQT Tịnh Biên đã có thể thu hút khá nhiều các chủ thể tham gia mua bán, XNK hàng hóa qua lại biên giới. Trong đó, có sự góp mặt “chủ công” của công ty, doanh nghiệp lớn như: công ty mì An Thái, nhà máy xi măng ACIFA, công ty cổ phần bột giặc Net,…do đó kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại cửa khẩu mang tính ổn định. Hoạt động mua bán tiểu ngạch tại đây cũng đã phát huy được tiềm năng của các đối tượng: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tại địa phương và các doanh nghiệp khác ở Châu đốc, Long Xuyên,…Bên cạnh đó, chợ cửa khẩu Tịnh Biên đóng vai trò là trung tâm giao thương của cư dân vùng biên giới, góp phần thu hút hàng hóa qua lại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua cửa khẩu Tịnh Biên, nâng cao kim ngạch mua bán qua biên giới tại đây. Tuy nhiên, hoạt động mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu Tịnh Biên còn gặp khá nhiều hạn chế và khó khăn.Tình trạng buôn lậu, gian lận trong thương mại tại các cửa khẩu Tịnh Biên là điều không tránh khỏi. 3.2.2. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương a. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương Bảng 16. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Vĩnh Xương SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 28 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Đơn vị: Triệu USD Năm Kim ngạch XNK Tiểu ngạch Chính ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 0,95 0,47 85,024 2,349 2001 2,2 0,37 90,046 1,347 2002 0,01 0,91 91,069 0,772 2003 3,41 3,43 119,235 6,554 2004 0,013 1,595 166,74 7,35 2005 0,1 0,456 261,59 2,59 Nguồn: Sở Thương Mại An Giang Nguồn năm 2004, 2005: Chi Cục Hải Quan Vĩnh Xương a.1 Tình hình xuất khẩu tại CKQT Vĩnh Xương Biểu đồ 8. Tổng kim ngạch xuất khẩu tại CKQT Vĩnh Xương Nhận xét chung về tình hình xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên  Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua các năm Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tăng đều qua các năm và chiếm giá trị khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do CKQT Vĩnh Xương có điều kiện thuận lợi về đường sông, và là tuyến đường thông quan nên có nhiều tàu thuyền qua lại do đó xuất hiện loại hình xuất khẩu tạm nhập tái xuất mặt hàng nhiên liên liệu. Mặc khác thì những mặt hàng xuất tại đây đa phần có khối lượng lớn và chiếm giá trị kim ngạch cao. Xuất khẩu biên giới còn nhiều hạn chế do CSHT tại đây còn kém, hệ thống chợ tại khu vực lân cận xã biên giới chưa phát huy vai trò là tuyến sau để hỗ trợ hàng hóa  Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 29 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Xuất biên giới: chủ yếu là hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nước suối, tiểu thủ công nghiệp,… Do các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân tại địa phương và các nguồn hàng từ nơi khác được các thương lái đem đến như: Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên,… Xuất chính ngạch : chủ yếu là nhiên liệu, xi măng, phân bón, sắt thép các loại,… Loại hình xuất khẩu đa dạng, có sự góp mặt “chủ công” của các công ty, doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh nên mặt hàng xuất cũng sẽ tương đối ổn định.  Giao thông đường thủy khá thuận tiện Hàng hóa xuất khẩu tại đây chủ yếu được vận chuyển bằng tàu lớn, xà lan có trọng tải trên 1000 tấn. Tuyến đường bộ từ CKQT Vĩnh Xương sang các xã thuộc tỉnh Kandal còn khá nhiều hạn chế chưa phát huy tốt được vai trò vận chuyển hàng hóa giữa cư dân hai xã biên giới Việt Nam – Campuchia. a.2 Tình hình nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương Biểu đồ 9. Kim ngạch nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương. Nhận xét chung về tình hình nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương  Kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không ổn định: Kim ngạch nhập khẩu tại đây so với Tịnh Biên chiếm khá cao. Nguyên nhân chính là do Vĩnh Xương có khá nhiều loại hình nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu tại đây đều chủ yếu là nguyên liêu thô và được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhập về chế biến lại.  Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Nhập biên giới: chủ yếu là nông sản có nguồn gốc Campuchia (lúa, bắp, đậu) hàng tiêu dùng nguồn gốc Thái, giày dép, xi đánh giày,… SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 30 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Nhập chính ngạch : chủ yếu là nông lâm sản (gỗ, cao su thiên nhiên, mè, hạt điều), tơ thô, máy móc, phế liệu kim loại,… b. Đánh giá tình hình mua bán biên giới (tiểu ngạch) b.1 Một số hoạt động mua bán tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên  Hộ sản xuất kinh doanh Bảng 17. Hộ sản xuất kinh doanh tại Xã Vĩnh Xương năm 2005. Phân loại Số lượng Tiểu thủ công nghiệp 14 hộ Thương mại - dịch vụ 180 hộ Công thương nghiệp 175 hộ Nông nghiệp 1274 hộ Nguồn: UBND xã Vĩnh Xương  Một số hộ kinh doanh tại chợ, vựa thu mua lúa tại xã Vĩnh Xương Hộ kinh doanh tại khu vực chợ xã Tại chợ xã Vĩnh Xương chỉ có chừng một vài cửa hàng kinh doanh với qui mô lớn, phần còn lại chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày với số lượng nhỏ.  Cửa hàng tổng hợp Tám Nạp : Gồm có 5 gian hàng bán sỉ và lẻ các mặt hàng: Thuốc BVTV, đồ điện, sắt thép, nước sơn, phụ tùng xe, ống mủ, giếng gặt nước, lưới, cước, tập hóa, giống bắp. Khách hàng tại đây chủ yếu là người dân địa phương. Đặc biệt là có nhiều khách hàng là những người dân tai xã Komxano và một số xã lân cận sang mua tại cửa tiệm. Một ngày cửa hàng bán không dưới 10 triệu. Hàng bán chủ yếu là bán tiền mặt, do đó giá bán chủ yếu là giá bán sỉ. Chỉ bán gối đầu theo chuyến hàng với số lượng nhỏ cho những bạn hàng quen biết. Tới vụ gieo trồng, doanh thu của cửa hàng tăng khá cao do người dân Campuchia xuống mua giống bắp với số lượng nhiều (doanh thu một ngày có thể trên 30 triệu)  Các hộ kinh doanh có qui mô nhỏ Tại khu vực chợ Vĩnh Xương còn có khoảng 5 – 6 cửa hàng nhỏ bán thuốc BVTV, phân bón. Có trên 8 cửa hàng tập hóa có qui mô tương đối nhỏ. Các cửa hàng này chủ yếu phục vụ cho cư dân tại hai xã trong tiêu dùng hằng ngày. Một số ít sang mua hàng đem về chợ Komxano - Campuchia để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của cư dân tại địa phương Vựa thu mua lúa Tại khu vực chợ Vĩnh Xương có 2 kho thu mua có qui mô lớn ( trên 100tấn/ ngày) và 5 điểm thu mua với qui mô là hộ kinh doanh ( trên 20 tấn/ ngày).  Cơ sở Bảy Lươn g SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 31 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang – Năm 2003, Bắt đầu công việc thu mua Bắp, Đậu chủ yếu từ các thương lái là chính ( người dân xã Komxano, Rạch Dơi, và các xã lân cận của tỉnh Kandal,… .). Sau đó cơ sở bán đi các nơi như: Tiền Giang, Thành Phố, Đồng Nai,… – Công việc thu mua chủ yếu là theo thời vụ. Trong đó, Bắp thu nhiều nhất vào tháng 4 đến tháng 7, Đậu được thu nhiều nhất tháng 8 cho đến tháng 11 – Năm 2003, 2004 thu được với số lượng khá lớn do được mùa và các kho tại Tiền Giang, Sài Gòn có nhu cầu nhiều. – Năm 2005 lượng thu mua Đậu, Bắp yếu, do nhu cầu tiêu thụ của các kho trong nước chậm. – Hàng được chuyển xuống kho chủ yếu bằng ghe ( 6 - 10 tấn/ chuyến). – Thanh toán tiền hàng chủ yếu bằng tiền Việt, có khi chủ vựa thiếu vài ngày thanh toán sau. Nhận xét của chủ cơ sở Quan hệ mua bán dựa trên quen biết và có uy tín là chính, hàng đem xuống đúng giờ và có chất lượng tốt. Khó khăn là lượng thu mua đôi khi không được ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, thương lái,…  Dựa lúa Hồng, Thanh, Ngọt, Thủy – Thu mua Lúa, Bắp, Đậu dưới dạng nhỏ lẻ từ những người dân chở sang bằng xe, ghe – Để có thể thu được nhiều hàng hơn thì các chủ dựa tại đây ứng tiền ra trước cho những người dân Campuchia đi thu gom về.  Doanh nghiệp trong tỉnh có mặt hàng xuất tiểu ngạch qua CKQT Vĩnh Xương:  Cà phê Lâm Chấn Âu (Long Xuyên): − Trước đây: Hàng được bán sang Campuchia chủ yếu thông qua các bạn hàng, thương lái người Việt và Campuchia. Cách 1 tuần các thương lái xuống lấy hàng một lần, số lượng từ 200 kg/ lần trở lên, thanh toán bằng tiền mặt. Hàng được đưa sang Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương, Tịnh Biên bằng đường tiểu ngạch. − Năm 2004: Bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia theo con đường chính ngạch nhờ một cửa hàng quen biết tại Campuchia đảm nhận công việc phân phối, sản phẩm bắt đầu có mặt tại siêu thị Campuchia. Số lượng xuất khẩu chính ngạch chưa cao, cách vài tuần hàng được chuyển sang 1 lần với số lượng 200 – 300 kg. Thanh toán tiền hàng thông qua người trung gian tại Campuchia  Nước tương Miền Tây Mitaco (Long Xuyên): − Thị trường chủ yếu là ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và Campuchia − Mặt hàng xuất khẩu: nước tương, đậu tương SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 32 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang − Xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu bằng đường tiểu ngạch thông qua các bạn hàng, thương lái, hộ kinh doanh tại chợ biên giới. − Thị trường Campuchia ngày càng tiêu thụ với sản lượng càng tăng. Doanh số bán ra trong năm 2005 tăng 16% Nhận xét: Chợ tại Vĩnh Xương chỉ là một chợ xã biên giới với qui mô nhỏ, đoạn đường đất vào chợ khá hẹp và khó di chuyển khi vào mùa mưa. Tuy nhiên, lượng hàng hóa tại chợ cũng khá phong phú và đa dạng nên thu hút nhiều người dân Campuchia qua lại mua bán, trao đổi. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của các thương lái trong vai trò thu gom hàng hóa từ các nơi (Tân Châu, Long Xuyên,…), sau đó xuất biên qua cửa khẩu Vĩnh Xương để đến tay người tiêu dùng Campuchia. b.2 Phân tích tình hình xuất biên tại CKQT Vĩnh Xương  Mặt hàng xuất biên Mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương trong năm qua bao gồm: hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nước suối, hàng tiểu thủ công nghiệp (chiếu, đồ gốm, lu,…). Một số mặt này được cung ứng bởi các hộ kinh doanh tại địa phương, các thương lái, doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ nơi khác.  Giá trị xuất khẩu biên Biểu đồ 10. Giá trị xuất biên tại CKQT Vĩnh Xương  Giá trị xuất biên thay đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANHGIA TINH HINH MUA BAN XUAT NHAP KHAUQUA CAC CUA KHAU QUOC TE TAI AN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan