Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006

 

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI1

2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU2

2.1. Mục đích2

2.2. Yêu cầu2

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU3

1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI3

1.1. Sơ lược lịch sử của ngành địa chính và Quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ3

1.2. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất8

1.3. Kết quả quản lý sử dụng đất của cả nước trong những năm qua

1.4. Kết quả công tác quản lý và sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên thời gian qua

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Lữ

1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006

1.3. Những mặt tích cực và tồn tại trong quản lý và sử dụng đất của huyện trong những năm qua

1.4. Một số biện pháp đề xuất giúp cho các chính quyền và cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất ở huyện Tiên Lữ

1.5. Kết luận

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp điều tra trong phòng

2.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa

2.3. Phương pháp thống kê các số liệu thu thập

2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê

2.5. Phương pháp so sánh trực tiếp các số liệu

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN LỮ

1.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện

1.3. Tổ chức bộ máy ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ

2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN TIÊN LỮ GIAI ĐOẠN 2000-2006

2.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó

2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

2.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất

2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai

2.9. Công tác quản lý, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

2.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

2.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

2.12. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất

2.13. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai

3. KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN TIÊN LỮ GIAI ĐOẠN 2000-2006

2.1.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

2.2. Kết quả sử dụng đất phi nông nghiệp

4. TÌNH HÌNH KHAI THÁC ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

5. Những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất của huyện Tiên Lữ trong thời gian qua-

6. Một số phương hướng, biện pháp đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

2. ĐỀ NGHỊ

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 ha chiếm 3,18%. + Diện tích đất hạng 6 là 92,46 ha chiếm 1,73%. Biểu sô 3 : Kết quả phân hạng đất nông nghiệp theo Nghị định 73/CP (Đơn vị tính: ha) TT Tên xã Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Hạng 5 Hạng 6 Tổng DT 1 Thủ Sỹ 77,18 92,11 85,06 66,11 321,00 2 Thiện Phiến 75,90 103,41 33,36 20,40 4,35 11,30 248,72 3 Nhật Tân 94,01 80,54 122,78 66,40 363,73 4 An Viên 73,06 80,58 94,01 89,63 9,80 347,08 5 Hưng Đạo 129,85 117,80 63,87 146,51 19,16 0,82 478,01 6 Ngô Quyền 100,24 83,54 107,56 96,39 378,73 7 Dỵ Chế 71,46 82,59 112,58 84,77 2,75 354,15 8 Hải Triều 85,96 92,72 68,20 8,02 4,62 32,81 292,33 9 Thuỵ Lôi 80,27 52,00 27,82 67,32 20,26 0,84 248,51 10 Đức Thắng 65,14 66,42 75,02 45,72 26,16 278,46 11 Cương Chính 158,82 126,57 69,17 19,75 4,68 378,99 12 Trung Dũng 73,21 93,25 95,67 46,33 3,04 311,50 13 Minh Phượng 55,95 53,91 60,20 54,15 2,40 226,61 14 Lệ Xá 92,48 102,54 138,93 84,04 417,99 15 Phương Chiểu 19,38 16,09 99,95 8,75 144,17 16 TT. Vương 45,20 48,86 63,59 24,00 181,65 17 Hoàng Hanh 20,95 78,38 77,22 42,01 218,56 18 Tân Hưng 34,83 40,68 56,11 7,41 139,00 Tổng 1332,94 1333,61 1395,37 1014,08 169,36 92,46 5338,22 2.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giúp cho việc thực hiện các mục tiêu KTXH đã được vạch ra trong giai đoạn mới, dựa trên cơ sở khoa học về lý luận và thực tế, đảm bảo cho việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Quy hoạch và kế hoạch SDĐ còn là công cụ giúp cho Nhà nước quản lý đất đai một cách đồng bộ và có hiệu quả. Góp phần vào việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo cân đối cơ cấu giữa các lao động. Góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là đặc biệt quan trọng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn cả lâu dài. Là căn cứ pháp lý cho việc xét giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và là tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất. Trong giai đoạn 2000-2006 công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện Tiên Lữ thể hiện như sau: * Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật Đất đai và căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 04/6/2002 “V/v phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001-2010”, kế hoạch sử dụng đất 5 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 “V/v phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) tỉnh Hưng Yên” và Quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 “V/v phê duyệt điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) tỉnh Hưng Yên”, UBND huyện Tiên Lữ từ những năm 2000-2003 đều có kế hoạch xin đăng ký xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhưng chưa được triển khai thực hiện. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2000-2005 không xây dựng được, hàng năm chỉ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, tình hình phát triển KT-XH của tỉnh, tình hình phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và từng công trình có nhu cầu sử dụng đất ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đến năm 2004 mới xây dựng được quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2004-2010 và định hướng đến năm 2020. Căn cứ Luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên, quy hoạch huyện Tiên Lữ, UBND huyện Tiên Lữ đã chỉ đạo các xã xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2000-2005 và đến nay huyện Tiên Lữ đã có 18/18 xã, thị trấn xây dựng xong quy hoạch đến năm 2010 đã được UBND huyện phê duyệt và bước đầu đưa vào sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006 có một số xã làm quy hoạch bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 như : Nhật Tân, Hưng Đạo. * Kế hoạch sử dụng đất: Hàng năm huyện Tiên Lữ đều có kế hoạch chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập và trình các kế hoạch sử dụng đất của đơn vị mình để UBND huyện xem xét, đồng thời nó còn làm cơ sở để huyện lập kế hoạch sử dụng đất của huyện để trình lên tỉnh. Hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn thông qua UBND huyện xem xét sau đó trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau khi có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về nội dung và chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho chủ tịch UBND huyện giao chỉ tiêu cho các xã, ngành trong địa bàn huyện và hướng dẫn các đơn vị lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên công tác lập kế hoạch sử dụng đất của huyện Tiên Lữ còn chưa sát với điều kiện thực tế ở địa phương, nhiều địa phương trình kế hoạch sử dụng đất còn không dựa vào thực tế nhu cầu sử dụng đất của điạ phương mình cũng như không căn cứ vào quỹ đất cụ thể ở địa phương (đặc biệt là đối với đất ở). *Về việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai: Hàng năm khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện đã công khai kế hoạch sử dụng đất chung của toàn huyện đối với các ban ngành, tổ chức và thông báo công khai kế hoạch sử dụng đất chi tiết của các xã, thị trấn. Đại đa số các xã đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt đã công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại UBND xã, đối với những xã chưa có điều kiện công khai quy hoạch thì tại UBND xã đã tổ chức thông tin qua các hội nghị Đảng, chính quyền để tất cả mọi người đều có thể nắm được. *Về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Nhìn chung công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được huyện quan tâm và việc chỉ đạo thực hiện đã được các địa phương chú trọng, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều điểm hạn chế: Đó là trong khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa có tầm nhìn bao quát, chưa sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương nên có những điểm đã được quy hoạch nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế, những vị trí đã được cần thay đổi mục đích sử dụng nhưng không nằm trong chỉ tiêu đã được phê duyệt. Mặt khác, do việc công bố kết quả xét duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho huyện còn chậm nên các xã cũng như huyện xây dựng kế hoạch xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bị động, do đó không thể thực hiện kế hoạch trên theo đúng kế hoạch đã định nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên toàn huyện vẫn đạt tỷ lệ thấp. 2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Giao đất, cho thuê đất phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhân dân, đảm bảo sự công bằng xã hội, Nhà nước thực hiện phân bổ đất đai hợp lý, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Với vai trò là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất... Khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất được thực hiện các quyền của người sử dụng đất và trong thời gian sử dụng, người sử dụng đất phải thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất thì các quyền và nghĩa vụ cuả người sử dụng đất cũng được chấm dứt. Tính đến 01/01/2007 toàn huyện đã có 7.596,74 ha diện tích đất theo đối tượng sử dụng (chiếm 82,19% so với tổng diện tích tự nhiên) và 1.645,76 ha diện tích đất được giao cho các đối tượng quản lý (chiếm 17,81% so với tổng diện tích tự nhiên). - Diện tích đất theo đối tượng sử dụng bao gồm: + Đất giao cho hộ gia đình, cá nhân là 6.631,46 ha chiếm 71,75% tổng diện tích tự nhiên. + Đất giao cho tổ chức kinh tế sử dụng là 44,57 ha chiếm 0,48% tổng diện tích tự nhiên. + Đất được giao cho các tổ chức khác sử dụng là 100,76 ha chiếm 1,09% tổng diện tích tự nhiên. -Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý: UBND cấp xã là 1.645,76 ha chiếm 17,81% so với tổng diện tích tự nhiên. 2.5.1. Công tác giao đất 2.5.1.1. Đối với đất nông nghiệp Trước 1993 huyện Phù Tiên (cũ) cũng như các huyện khác thực hiện Chỉ thị 100/CT-TW và Nghị quyết 10/ NQ-TW của Ban bí thư trung ương Đảng, các hợp tác xã nông nghiệp đều thực hiện khoán thu sản phẩm. Chính sách này đã có tác dụng khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất. Song nhân dân vẫn chưa thực sự yên tâm đầu tư, cải tạo ruộng đất vì ruộng đất là của tập thể “cha chung không ai khóc”, điều này dẫn tới việc năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao. Việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Với sự ra đời của Luật Đất đai Luật Đất đai 1993, 2003 thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ và Nghị quyết số 03/NQ –TV của Ban Thường Vụ Tỉnh uỷ Hải Hưng về việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành xong việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên từ khoán 10 ruộng đất lại được chia quá manh mún do yêu cầu của nông dân phải có ruộng tốt, xấu, xa, gần. Bởi vậy gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hoá và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Điều đó đã làm hạn chế tốc độ phát triển nông nghiệp và gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất đai. Việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp (dồn thửa đổi ruộng) theo Luật Đất đai sẽ hạn chế tình trạng manh mún, phân tán là việc làm cần thiết nhằm sử dụng đất có hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện áp dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TV của Ban Thường Vụ tỉnh uỷ Hưng Yên ngày 10/8/2001 “V/v dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp”. Đến năm 2003, huyện Tiên Lữ đã cơ bản hoàn thành xong công tác dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp. Xong thực tế sau dồn thửa đổi ruộng phải cấp đổi lại GCNQSDĐ cho các hộ nông dân. Cho đến nay về cơ bản đã hoàn thành xong việc cấp đổi GCNQSDĐ. Sau khi giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài, người dân đã thực sự yên tâm đầu tư sản xuất, quan tâm tới việc bồi bổ cải tạo đất, nhất là sau khi hoàn thành công tác dồn thửa đổi đổi ruộng đã tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần quan trọng vào ổn định tình hình KT-XH và đổi mới bộ mặt nông thôn. Việc giao đất nông nghiệp cho đến nay toàn huyện đã có 18/18 xã, thị trấn tiến hành giao đất sản xuất nông nghiệp hoàn thành 100% với tổng diện tích đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân là 5.751,22 ha chiếm 69,17% tổng diện tích đất tự nhiên và 89,96% tổng quỹ đất nông nghiệp. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp là 5.386,14 ha chiếm 92,95% quỹ đất SXNN. + Đất nuôi trồng thuỷ sản là 365,08 ha chiếm 61,03% tổng quỹ đất NTTS. Biểu số 4: Kết quả giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP đến năm 2006 Đơn vị tính : ha TT Đơn vị Tổng DT đất NN DT đất NN đã giao Số hộ được giao, sử dụng 1 Nhật Tân 413,61 355,57 1812 2 An Viên 404,03 358,13 2015 3 Hải Triều 354,27 318,83 1603 4 Minh Phượng 247,88 231,15 965 5 Cương Chính 452,11 397,86 1953 6 Thủ Sỹ 406,82 375,41 2288 7 Dỵ Chế 393,88 359,22 1973 8 Ngô Quyền 499,24 446,82 1363 9 Hưng Đạo 530,47 481,20 1708 10 Lệ Xá 471,86 432,34 1159 11 Thuỵ Lôi 360,43 320,91 1637 12 Hoàng Hanh 246,25 226,83 944 13 Đức Thắng 297,74 267,95 932 14 Thiện Phiến 325,07 287,22 1597 15 Trung Dũng 376,23 337,13 1280 16 Phương Chiểu 180,38 162,98 1327 17 Tân Hưng 302,94 271,95 965 18 TT. Vương 129,81 119,72 867 Tổng 6.393,05 5.751,22 26.388 2.5.1.2. Đối với đất ở Thực hiện Điều 31, 32, 33, 34 Luật Đất đai 2003, huyện Tiên Lữ đã căn cứ vào quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt để hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xin giao đất để sử dụng. Từ năm 2000-2006, huyện Tiên Lữ đã giao đất ở cho 1.107 hộ để làm nhà ở với diện tích là 114.622 m2. Từ khi có Luật Đất đai 1993, 2003, huyện Tiên Lữ đã tiến hành giao đất cho nhân dân làm nhà ở, nhằm đảm bảo cho đất được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, phù hợp với từng địa phương. Thực tế trong những năm qua công tác giao đất làm nhà ở cho nhân dân được thực hiện khá nghiêm túc, đầy đủ. Hàng năm huyện đã thường xuyên làm tốt công tác giao đất cho các đơn vị, cá nhân khi có quyết định của cấp trên theo luật. Trong những năm qua từ 2000-2006, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ đã lập hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và trình cấp có thẩm quyền ký quyết định giao đất cho các hộ nông dân làm nhà ở tại 12 xã, thị trấn.. Đã lµ: TT. Vương , Trung Dòng, ThiÖn PhiÕn, H­ng §¹o, H¶i TriÒu, Ph­¬ng ChiÓu, An Viªn, Ng« QuyÒn, Minh Ph­îng, Thñ Sü, C­¬ng ChÝnh, NhËt T©n. Tuy đã đạt những kết quả nhất định song trong công tác giao đất, cấp đất vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Đó là việc phân bố đất đai chưa tốt, không theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất, và một số xã vẫn còn hiện tượng giao đất trái thẩm quyền, giao đất cho nhân dân khi chưa có quyết định giao đất của cấp trên như: An Viên, TT.Vương, Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cương Chính, Nhật Tân, có trường hợp tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở mà chưa được phép của cơ quan cấp trên theo luật...UBND huyện đã phối hợp với các phòng chức năng kịp thời phát hiện và xử lý nhiều trường hợp, có trường hợp xảy ra rất phức tạp liên quan tới cả lãnh đạo các xã, thị trấn, huyện. Biểu số 5: Thống kê tình hình giao đất làm nhà ở giai đoạn từ năm 2000 đến 2006 ( Đơn vị tính m2) TT Tên công trình Địa điểm DT giao(ha) 1 Tái định cư huyện TT. Vương 4.800 2 Dân cư Thiện Phiến Thiện Phiến 10.891 3 Dân cư Lệ Xá Lệ Xá 4.800 4 Xã Nhật Tân Nhật Tân 8.825 5 TT. Vương TT.Vương 5.122 6 Xã Trung Dũng Trung Dũng 4.142 7 Xã Thiện Phiến Thiện Phiến 11.024 8 Xã Hưng Đạo Hưng Đạo 8.895 9 Xã Hải Triều Hải Triều 7.998 10 Xã Phương Chiểu Phương Chiểu 5.762 11 Xã An Viên An Viên 5.600 12 Xã Ngô Quyền Ngô Quyền 12.765 13 Xã Minh Phượng Minh Phượng 5.400 14 Xã Thủ Sỹ Thủ Sỹ 13.648 15 Xã Cương Chính Cương Chính 4.950 16 Tổng 114.622 2.51.3. Đối với đất chuyên dùng Từ năm 2000 đến nay UBND huyện Tiên Lữ đã làm thủ tục trình UBND tỉnh và đã có quyết định giao đất với 51 công trình xây dựng với tổng diện tích được giao là 26,85 ha đất để sử dụng vào việc xây dựng các công trình phúc lợi : Đường giao thông, trường học, bưu điện, ngân hàng, sân thể thao... 1.5.2. Công tác thuê đất Công tác cho thuê đất của huyện Tiên Lữ mới chỉ được thực hiện từ khi có Nghị định 18/CP ngày 13/02/1995 quy định chi tiết về thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, Quyết định số 1357/TC/QĐ-TĐC ngày 30/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định về khung giá cho thuê đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất. Trên cơ sở đó, UBND huyện Tiên Lữ đã tiến hành chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với các ban ngành chức năng như: Chi cục thuế, Phòng Tài chính-Kế hoạch tiến hành kê khai đăng ký, lập thủ tục cho các đơn vị thuê đất. Trong thời gian qua phòng Tài nguyên và Môi trường luôn thực hiện tốt công tác này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thuê đất nhanh chóng triển khai công việc, góp phần hỗ trợ thúc đẩy cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Các đơn vị luôn sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.. Biểu số 6: Biểu thống kê tình hình thuê đất từ năm 2000 đến 2006 (Đơn vị tính:m2) TT Tên công trình Địa điểm DT thuê 1 Cty-CP-SXVLXD Triều Dương Hải Triều 59.792 2 Công ty may Hưng Yên Dỵ Chế 28.118 3 Chi nhánh xây dựng HY Thiện Phiến 1.549,5 4 Công ty TNHH-VLXD HY Tân Hưng 29.487 5 Cty vật tư tổng hợp HY Phương Chiểu 486,5 6 Cty tái chế nhựa Ngô Quyền 3.432 7 Cửa hàng thương mại Phố Giác TT. Vương 400 8 Công ty TNHH Việt úc Ngô Quyền 21.031 9 Cửa hàng thương mại Tiên Lữ Phố Giác 1.000 10 DN tư nhân Nam Hồng Thiện Phiến 9.957 11 Bưu điện Hưng Yên TT Vương 2.000 12 Cty cấp nước Hưng Yên Phương Chiểu 57.223 13 Cty TNHH Thành Yên TT Vương 900 14 Cty cấp nước HY Thiện Phiến 900 Tổng 216.276 Như vậy từ năm 2000 đến 2006 huyện Tiên Lữ đã tiến hành kê khai, đăng ký cho 13 đơn vị thuê đất với tổng diện tích thuê là 216.276 m2 1.5.3 Công tác thu hồi đất Công tác thu hồi đất luôn gắn với giao đất, mục đích của công tác này là làm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với đất. Cấp nào có thẩm quyền giao đất thì cũng có quyền thu hồi đất. Đất được thu hồi trong các trường hợp : Đất sử dụng không đúng mục đích, đất được giao trái thẩm quyền, đất bị quá hạn sử dụng hoặc sử dụng đất bị lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản, hoặc đất bị trưng dụng cho các mục đích công cộng, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho cộng đồng. Trong thời gian qua nhằm đưa công tác quản lý, sử dụng đất đúng luật huyện Tiên Lữ đã phối hợp với các ban ngành chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, và ra quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm. Ngoài ra còn thực hiện thu hồi đất để phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện. Tuy nhiên công tác thu hồi đất này đôi khi cũng gặp phải những khó khăn nhất định do một số hộ không chịu nghe theo giá đền bù do tỉnh quy định theo khung giá đất bồi thường trong trường hợp đất bị trưng dụng cho các mục đích công cộng. Điều đó đã gây không ít những khó khăn cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng... Từ năm 2000-2006 huyện Tiên Lữ đã tiến hành thu hồi 122,01 ha đất. Trong đó: thu hồi 6,63 ha đất do giao đất trái thẩm quyền, thu hồi 6,638 ha do lấn chiếm, cạp vượt trái phép, thu hồi 76,72 ha đất do sử dụng đất sai mục đích , còn lại là thu hồi 32,02 ha đất để sử dụng vào mục đích cấp đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng. 2.5.4. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất Việc chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 36 Của Luật Đất đai 2003. Trong những năm qua việc chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất đã được UBND huyện Tiên Lữ giao trực tiếp cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện giám sát, quản lý chặt chẽ nên tình hình chuyển mục đích sử dụng của người sử dụng đất đảm bảo đúng luật quy định. Căn cứ quy định của Luật Đất đai sửa đổi 1998 và 2001, Luật Đất đai 2003, Quyết định số 87 của UBND huyện Tiên Lữ về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và căn cứ mục tiêu phát triển KTXH được đề ra tại Đại hội Đảng khoá XXII. Xét nhu cầu sử dụng đất trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, UBND huyện đã hướng dẫn các xã lập hồ sơ, ra quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và chuyển đổi mục đích sử dụng khác. Tính đến 31/12/2006 chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 135 ha. Tuy nhiên do việc buông lỏng quản lý đất đai ở cơ sở nên ở các xã còn tình trạng người dân tự ý chuyển đổi khi chưa có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có những điểm không nằm trong vùng quy hoạch. Kết quả tổng hợp được 767,184 m2 (76,72 ha . Trong đó: Đất lúa :7660 ha, đất ao 0,12 ha (Trong đó có 15,27 ha không nằm trong vùng quy hoạch, 61,45 ha nằm trong vùng quy hoạch). Ngoài ra hiện tượng tự ý chuyển mục đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang làm đất ở diễn ra còn khá phổ biến, cơ quan quản lý đất đai ở cơ sở vẫn chưa kiểm soát được.Trong tương lai việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng gây ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện. 2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Góp phần vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai thì nhiệm vụ đăng ký, cấp GCNQSDĐ là một việc làm rất cần thiết, nhằm xác lập QSDĐ cho người sử dụng đất có đủ cơ sở pháp lý để đầu tư sản xuất và thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặt khác nó còn nhằm đảm bảo cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất được giao. Như vậy còn góp phần cho việc quản lý, sử dụng đất hiệu quả, khai thác được mọi tiềm năng của đất đai. Thực hiện Quyết định số 201/CP của Chính Phủ, Chỉ thị số 299/TTg ngày 18/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phân hạng, đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước và Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK của Tổng Cục quản lý ruộng đất ngày 14/07/1989 về việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất, từ đó làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Ngày 17/7/1997 UBND tỉnh Hưng Yên ra Chỉ thị số 30/CT-UB V/v ban hành Công văn số 254/CV-TNMT ngày 05/9/2005 “Về hệ thống trích dẫn điều Luật Đất đai và Nghị định số 181 của Chính Phủ về cấp GCNQSDĐ”, quy định chi tiết về điều kiện cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Sau khi hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thì theo Nghị định 64/CP, UBND huyện Tiên Lữ tiến hành ngay công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ theo quy trình, chủ trương của Bộ Tài nguyên và Môi trường dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên. Từ năm 2000 đến 2006 huyện Tiên Lữ đã tiến hành giao đất, đăng ký đất đai và GCNQSDĐ cho đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng. Trong thời gian đầu huyện Tiên Lữ chỉ tập trung nhiều cho công tác cấp GCNQSDĐ cho đất nông nghiệp, việc cấp GCNQSDĐ cho đất ở trong khu dân cư thì ít được chú trọng nhiều do nhiều xã chưa kê khai đăng ký vì chưa có đủ kinh phí đầu tư, hoặc do đất đai có nguồn gốc phức tạp và do tâm lý của người dân không muốn mất một khoản tiền tương đối lớn dành cho việc cấp giấy, họ chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ. * Đối với đất nông nghiệp: Từ năm 2000- 2002 huyện Tiên Lữ tập trung vào việc cấp GCNQSDĐ cho đất nông nghiệp đã được giao cho hộ gia đình cá nhân và đến cuối 2002 đã hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ cho 18/18 xã, thị trấn, đưa diện tích đất được cấp là 4888,26 ha với 26285 số hộ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ (chiếm 99,61% tổng số hộ sử dụng đất). Năm 2003 thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TW ngày 10/8/2002 của Ban Thường Vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 34/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về công tác dồn thửa đổi ruộng trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2003 thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng đất canh tác, song song với nó là công tác cấp đổi lại GCNQSDĐ cho các hộ đã cấp và tiến hành cấp mới cho các hộ chưa được cấp GCNQSDĐ. Đến cuối năm 2006 đã cấp đổi lại cho 17/18 xã, thị trấn trong toàn huyện với diện tích là 4.451,36 ha và số hộ đã cấp là 23.040 hộ. * Đối với đất ở: Công tác cấp GCNQSDĐ cho đất ở trong những năm qua của huyện Tiên Lữ diễn ra chậm chạp, trì trệ. Do thời gian đầu huyện Tiên Lữ chỉ tập trung vào cấp GCNQSDĐ cho đất nông nghiệp. Đến nay huyện Tiên lữ mới chỉ tiến hành cấp GCNQSDĐ cho đất ở nông thôn ở 14/17 xã, thị trấn trong toàn huyện. Với tổng diện tích đã được cấp GCNQSDĐ là 825,26 ha/1.493,51 ha phải cấp với số hộ đã được cấp là 13.939 hộ/27.376 hộ đạt 55,26% diện tích và 50,91% số hộ sử dụng. Nhìn chung trong những năm qua công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại hạn chế. *.Thuận lợi: Được sự chỉ đạo của cơ quan ngành dọc cấp trên; của Huyện uỷ, UBND huyện về công tác quản lý và sử dụng đất, nhất là việc lập hồ sơ địa chính sau khi hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ hoàn chỉnh cho cả huyện và sau DTĐR. Cán bộ, công chức Phòng Địa chính có trình độ, chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm thường xuyên bám sát, kiểm tra đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ chuyên môn cơ sở đa số nhiệt tình và có trách nhiệm cao đối với công việc. *. Khó khăn: - Nhận thức về công tác cấp GCNQSDĐ của một số lãnh đạo cơ sở còn chưa thấy hết được vai trò, tác dụng của nó nên công tác chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục, không cương quyết dứt khoát nên tiến độ cấp GCNQSDĐ có những xã rất chậm (điển hình như xã Cương Chính). - Nhận thức của người sử dụng: Có một số bộ phận chưa xác định được đây là loại chứng thư cao nhất về QSDĐ của mình nên có tư tưởng cấp cũng được, không cấp cũng được nên không có sự đòi hỏi, không tự đến với bộ phận chuyên môn để đăng ký xin được cấp GCNQSDĐ cho những thửa đất mình đang sử dụng. - Về kinh phí: Đây là việc làm cần phải có kinh phí mới hoàn thành được nhưng chính những người sử dụng đất cũng chưa thực sự tự nguyện đóng góp để cùng Nhà nước tiến hành. Tuy được Nhà nước tài trợ một phần kinh phí nhưng cũng không có khả năng trang trải để hoàn thiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70350.doc