MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu 01
Chương I: Giới thiệu về Công ty vận tải biển III ( Vinaship ) 04
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 04
2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty 08
2.1 Sơ đồ tổ chức 08
2.2 Bộ máy tổ chức 09
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 15
Chương II. Nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải, tổng quan về bảo hiểm P&I và thân tàu 18
1. Lịch sử phát triển ngành Bảo hiểm 18
1.1 Lịch sử phát triển 18
1.2 Nguồn gốc các hội Bảo hiểm P&I 19
1.3 Lịch sử phát triển của Bảo hiểm thân tàu biển 21
2. Một số thuật ngữ thường dùng trong Bảo hiểm Hàng hải 23
3. Các nguyên tắc bảo hiểm 27
4. Hợp đồng Bảo hiểm Hàng hải 28
Chương III. Công tác Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Vinaship 50
Phần 1. Công tác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ( P&I ) 52
1. Tổng quan chung về Bảo hiểm P&I 52
2. Tình hình ký kết hợp đồng Bảo hiểm P&I 63
3. Thực hiện hợp đồng Bảo hiểm P&I65
Phần 2. Công tác Bảo hiểm thân tàu 69
1. Tổng quan về Bảo hiểm thân tàu 69
2. Tình hình ký kết hợp đồng Bảo hiểm thân tàu 73
3. Thực hiện hợp đồng Bảo hiểm thân tàu 76
Phần 3. Đánh giá tình hình Bảo hiểm P&I và thân tàu của Vinaship các năm 2001- 2002 78
1. Đánh giá tình hình Bảo hiểm P&I: 78
2. Đánh giá tình hình Bảo hiểm thân tàu 80
3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác Bảo hiểm của Vinaship trong năm tới 83
Kết luận: 85
Kiến nghị 87
Tài liệu tham khảo 89
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình thực hiện bảo hiểm P&I và Hull của Công ty Vận tải biển III trong hai năm 2001-2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hiểm
a. Tàu tham gia bảo hiểm 01 năm (kể từ 12 giờ trưa ngày 20/2 của năm bảo hiểm), phí bảo hiểm được thanh toán theo 04 kỳ, mỗi kỳ = ẳ số phí bảo hiểm.
- Kỳ 1 thanh toán chậm nhất ngày 15/03
- Kỳ 2 thanh toán chậm nhất ngày 15/06
- Kỳ 3 thanh toán chậm nhất ngày 15/09
- Kỳ 4 thanh toán chậm nhất ngày 15/12
b. Đối với những tàu tham gia bảo hiểm trên 09 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán theo 02 kỳ, mỗi kỳ = ẵ số phí bảo hiểm ghi trên. Thông báo thu phí vào 10 ngày đầu mỗi kỳ.
c. Đối với tàu tham gia bảo hiểm dưới 09 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán 01 lần sau 10 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.
d. Đối với tàu bảo hiểm chuyến, Người được bảo hiểm phải thanh toán đầy đủ số phí bảo hiểm ngay sau khi cấp đơn bảo hiểm.
e. Phí bảo hiểm được coi là thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi tiền đã vào tài khoản của Người bảo hiểm hoặc có xác nhận của ngân hàng về việc chuyển trả phí bảo hiểm của Người được bảo hiểm theo đúng thời hạn và đúng số tiền ghi trên thông báo thu phí và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có).
f. Nếu Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì Người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi tổn thất xảy ra. Và ngoài việc thanh toán số phí cho thời gian tàu đã bảo hiểm, Người được bảo hiểm còn phải thanh toán cả lãi suất của số phí còn nợ cho thời gian kể từ ngày phát sinh nợ đến ngày thanh toán.
4. Phương thức thanh toán phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được thanh toán vào tài khoản của Người bảo hiểm theo quy định về phương thức thanh toán hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt nam.
5. Hoàn phí bảo hiểm
a. Điều kiện hoàn phí bảo hiểm chỉ áp dụng đối với trường hợp hủy bảo hiểm và Người bảo hiểm chỉ hoàn phí bảo hiểm khi Người được bảo hiểm thông báo trước cho Người bảo hiểm bằng văn bản ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm.
b. Tỉ lệ hoàn phí bảo hiểm: 80% số phí cho thời gian hủy.
c. Thời gian hoàn phí: Phí bảo hiểm được hoàn ngay khi Người bảo hiểm có văn bản chấp nhận.
V. Bảo quản, kiểm tra tàu và công tác đề phòng hạn chế tổn thất
1. Bảo quản tàu
Trong mọi trường hợp, Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với con tàu để tàu luôn đảm bảo an toàn đi biển và chuyên chở hàng hóa thích hợp theo quy định điều 19.2 của Luật Hàng hải Việt nam.
2. Kiểm tra tàu
Bất cứ ở lúc nào và ở đâu, Người bảo hiểm hoặc đại diện của Người bảo hiểm đều có thể tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn đi biển thực tế đối với các tàu tham gia bảo hiểm, miễn là việc kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu, chi phí kiểm tra do Người bảo hiểm chịu. Người bảo hiểm có quyền từ chối hoặc loại trừ những tổn thất xảy ra do hậu quả của những khiếm khuyết phát hiện qua kiểm tra mà chủ tàu chưa khắc phục.
3. Đề phòng, hạn chế tổn thất
Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm cùng các cơ quan liên quan cộng tác với nhau để đề ra các biện pháp phòng ngừa tổn thất. Người bảo hiểm sẽ khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có những thành tích trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất.
VI. Thông báo, giải quyết tai nạn
1. Thông báo sự cố
Khi tàu được bảo hiểm xảy ra tai nạn, tổn thất thuộc rủi ro P&I. Người được bảo hiểm phải bằng mọi cách thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết mọi thông tin về sự cố để bàn bạc, giám định và đề ra hướng giải quyết cho thích hợp nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.
2. Thu thập hồ sơ
Khi có tổn thất, Người được bảo hiểm phải thu thập ngay các tài liệu chứng từ sau:
- Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi).
- Trích sao đầy đủ và chi tiết nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, thông báo thời tiết...
- Các tài liệu liên quan khác tùy rủi ro.
3. Khắc phục sự cố
Người bảo hiểm có trách nhiệm trực tiếp phối hợp cùng Người được bảo hiểm tranh chấp với Người khiếu nại.
Trường hợp cần thiết, Người bảo hiểm sẽ yêu cầu Người được bảo hiểm cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan ủy quyền để Người bảo hiểm trực tiếp tranh chấp với Người khiếu nại.
4. Giải quyết bồi thường
a. Hồ sơ khiếu nại
Khi khiếu nại bồi thường những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm hồ sơ gồm các chứng từ sau:
- Giấy yêu cầu bồi thường.
- Biên bản giám định tổn thất.
- Các chứng từ, hóa đơn xác nhận số tiền Người được bảo hiểm đã thanh toán cho Người khiếu nại.
- Các tài liệu liệt kê tại điểm VI.2
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, nếu Người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là hợp lệ.
b. Thời hạn bồi thường
Trừ những tổn thất đang còn phải tranh chấp với bên thứ 3 có liên quan, tất cả các vụ đã được Hội và Người bảo hiểm chấp nhận thuộc trách nhiệm của Người bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ thanh toán trong vòng 15 ngày kể từ sau ngày Người được bảo hiểm trả cho Người khiếu nại. Nếu quá thời hạn trên mà Người bảo hiểm không chuyển trả thì Người bảo hiểm sẽ phải trả thêm một khoản lãi theo lãi suất vay ngân hàng quá thời hạn của số tiền bồi thường cho thời gian chậm thanh toán đó.
Sau 15 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm nhận được thông báo giải quyết của Người bảo hiểm mà không có ý kiến gì thì hồ sơ khiếu nại bồi thường xem như được kết thúc.
c. Loại tiền bồi thường
Tàu đóng phí bảo hiểm bằng loại tiền nào thì Người bảo hiểm sẽ thanh toán bằng loại tiền đó khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
VII. Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại người thứ 3
Trường hợp tàu có bảo hiểm bị tổn thất liên quan đến trách nhiệm của Người thứ 3, Người được bảo hiểm phải thực hiện mọi nghĩa vụ lập các chứng từ ràng buộc trách nhiệm Người thứ 3 nhằm bảo đảm quyền truy đòi Người thứ 3 cho Người bảo hiểm.
VIII. Chế tài bồi thường
Trường hợp chủ tàu không thu thập đầy đủ hồ sơ tại điều VI.1, VI.2, VII và không tuân theo các chỉ dẫn bằng văn bản của Người bảo hiểm hoặc vi phạm các quy định về thông báo tai nạn, đảm bảo quyền khiếu nại Người thứ 3 thì Người bảo hiểm có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi thường.
IX. Thời hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm là 24 tháng kể từ ngày xảy ra tổn thất.
X. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày...... và tiếp tục không thời hạn nếu một trong hai bên không gửi thông báo đề nghị hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm cho bên kia. Nếu muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải gửi thông báo chậm nhất 03 tháng trước ngày kết thúc năm bảo hiểm.
Hợp đồng này áp dụng đối với sự cố, tranh chấp xảy ra kể từ 00 giờ ngày....
XI. Xử lý tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự tranh chấp mà hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, sẽ đưa ra trọng tài hoặc tòa án để xét xử.
Hợp đồng này được làm thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản và có giá trị như nhau.
Thành phố . . . . . Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . .
Người được bảo hiểm Người bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm thân tàu
Một bên là: Người bảo hiểm
Địa chỉ:
Tài khoản ngoại tệ số:
Tài khoản Việt nam số:
Tại ngân hàng:
Do ông: Chức vụ:
Làm đại diện. Sau đây gọi là Người bảo hiểm
Một bên là: Công ty vận tải biển III (VINASHIP )
Địa chỉ:01 Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng
Tài khoản ngoại tệ số:
Tài khoản Việt nam số:
Tại ngân hàng: Cổ phần hàng hải - Hải Phòng
Do ông: Đoàn Bá Thước Chức vụ: Tổng Giám đốc
Làm đại diện. Sau đây gọi là Người được bảo hiểm
Đã cùng nhau thỏa thuận nguyên tắc về việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau:
I. Nguyên tắc chung
1. Người được bảo hiểm đồng ý tham gia bảo hiểm thân tàu (vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị) cho các tàu thuộc quyền quản lý của mình tại Người bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm đồng ý bảo hiểm thân tàu cho các tàu mà Người được bảo hiểm yêu cầu với điều kiện tàu phải đảm bảo điều kiện an toàn đi biển theo đúng quy định của Luật Hàng hải Việt nam, luật lệ, tập quán và các công ước quốc tế mà Việt nam tham gia.
3. Giá trị bảo hiểm của tàu là giá trị do hai bên thỏa thuận phối hợp với giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
II. Luật, điều khoản, điều kiện chi phối hợp đồng
1. Luật áp dụng
Luật áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm này là Luật Hàng hải Việt nam. Những điều Luật Hàng hải Việt nam chưa quy định thì áp dụng luật và tập quán quốc tế.
2. Điều khoản, điều kiện chi phối hợp đồng
Điều khoản, điều kiện cụ thể áp dụng cho từng tàu được ghi tên trên đơn bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có). Đơn bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung là các bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm này.
III. Thủ tục bảo hiểm
1. Yêu cầu bảo hiểm
Người được bảo hiểm tùy theo điều kiện về con tàu, khả năng tài chính của mình mà lựa chọn hình thức bảo hiểm thời hạn hoặc bảo hiểm chuyến, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro hoặc tổn thất toàn bộ...., mua cả giá trị hay chỉ mua bảo hiểm một phần giá trị tàu cho thích hợp để kê khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
2. Giấy yêu cầu bảo hiểm
Giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của Người bảo hiểm.
Đối với tàu tham gia bảo hiểm lần đầu tại Người bảo hiểm, ngoài giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau:
- Chứng thư quốc tịch.
- Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu có kèm theo các biên bản kiểm tra từng phần của cơ quan đăng kiểm cấp.
- Biên bản kiểm tra khi giao nhận tàu.
- Các bản thiết kế kỹ thuật tàu (nếu có).
- Một bộ giấy tờ đăng kiểm để Người bảo hiểm tham khảo.
3. Chấp nhận bảo hiểm
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nêu ở phần III.1, III.2, Người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế của con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển, Người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp đơn bảo hiểm cho tàu.
4. Hiệu lực của bảo hiểm
Ngoài những quy định trong Luật Hàng hải Việt nam và điều kiện áp dụng cho từng tàu, hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấm dứt khi:
- Chủ tàu không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại điểm V.3 dưới đây của hợp đồng.
- Tàu được chuyển chủ hoặc thay người quản lý.
- Thay đổi phạm vi hoạt động, nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho Người bảo hiểm biết bằng văn bản.
- Tàu bị trưng dụng, trưng thu.
Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, tàu thuyền lại có sự thay đổi thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết. Nếu xét thấy sự thay đổi đó làm tăng rủi ro và trách nhiệm của Người bảo hiểm thì Người bảo hiểm có thể thu thêm phí bảo hiểm.
Nếu Người được bảo hiểm thông báo sai hoặc không thông báo đầy đủ những thay đổi của con tàu. Theo quy định, Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do những sai trái hoặc thay đổi gây ra.
IV. Phí bảo hiểm
1. Tỉ lệ phí bảo hiểm
Theo nguyên tắc chung, tỉ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi tàu, trọng tải, vùng hoạt động, người quản lý, số tàu tham gia bảo hiểm.... Tỉ lệ phí hàng năm tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cơ sở cân đối tình hình tổn thất chung của toàn bộ các đội tàu tham gia bảo hiểm tại Người bảo hiểm. Tỉ lệ phí bảo hiểm sẽ điều chỉnh tăng cho các tàu hoặc chủ tàu có tỉ lệ bồi thường tổn thất lớn và ngược lại.
2. Loại tiền đóng phí bảo hiểm
Đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế, Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm bằng ngoại tệ. Phí bảo hiểm thanh toán bằng USD.
3. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm
Tùy thuộc vào thời hạn tham gia bảo hiểm cụ thể.
a. Tàu tham gia bảo hiểm 01 năm (kể từ 00 giờ ngày 01/01 của năm bảo hiểm), phí bảo hiểm được thanh toán theo 04 kỳ, mỗi kỳ = ẳ số phí bảo hiểm năm.
- Kỳ 1 thanh toán chậm nhất ngày 15/01
- Kỳ 2 thanh toán chậm nhất ngày 01/04
- Kỳ 3 thanh toán chậm nhất ngày 01/07
- Kỳ 4 thanh toán chậm nhất ngày 01/10
b. Đối với những tàu tham gia bảo hiểm trên 06 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán theo 02 kỳ, mỗi kỳ = ẵ số phí bảo hiểm ghi trên. Thông báo thu phí vào 10 ngày đầu mỗi kỳ.
c. Đối với tàu tham gia bảo hiểm dưới 06 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán 01 lần ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm.
d. Trường hợp tàu được bảo hiểm theo thời hạn mà bị tổn thất toàn bộ thì sau 15 ngày kể từ ngày bị tổn thất, Người được bảo hiểm phải thanh toán toàn bộ số phí bảo hiểm còn lại của tàu mặc dù chưa đến kỳ thanh toán.
e. Đối với tàu bảo hiểm chuyến, Người được bảo hiểm phải thanh toán đầy đủ số phí bảo hiểm ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm.
f. Phí bảo hiểm được coi là thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi tiền đã vào tài khoản của Người bảo hiểm hoặc có xác nhận của ngân hàng về việc chuyển trả phí bảo hiểm của Người được bảo hiểm theo đúng thời hạn và đúng số tiền ghi trên thông báo thu phí và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có).
g. Nếu Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn thì Người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi tổn thất xảy ra. Và ngoài việc thanh toán số phí cho thời gian tàu đã bảo hiểm, Người được bảo hiểm còn phải thanh toán cả lãi suất của số phí còn nợ cho thời gian kể từ ngày phát sinh nợ đến ngày thanh toán.
4. Phương thức thanh toán phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được thanh toán vào tài khoản của Người bảo hiểm theo quy định về phương thức thanh toán hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt nam.
5. Hoàn phí bảo hiểm
a. Điều kiện hoàn phí bảo hiểm
Người bảo hiểm chỉ hoàn phí bảo hiểm khi Người được bảo hiểm thông báo trước cho Người bảo hiểm bằng văn bản ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm, tàu ngừng hoạt động để sửa chữa, địa điểm an toàn để tàu ngừng hoạt động hoặc được Người bảo hiểm chấp nhận, ngày tàu hoạt động trở lại và trong năm tàu không bị tổn thất toàn bộ. Người bảo hiểm sẽ hoàn phí bảo hiểm cho mỗi giai đoạn 30 ngày liên tục cho trường hợp tàu ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc neo đậu tại nơi an toàn, hoặc hủy hợp đồng.
b. Tỉ lệ hoàn phí bảo hiểm:
- Trường hợp hủy bảo hiểm được hoàn 90% số phí cho thời gian hủy bảo hiểm.
- Trường hợp tàu ngừng hoạt động không sửa chữa đậu ở cảng trong nước được hoàn 75% số phí cho thời gian hủy bảo hiểm.
- Trường hợp tàu đậu ở cảng nước ngoài hay đang sửa chữa trong nước hoặc sửa chữa ở nước ngoài được hoàn 65% số phí cho thời gian hủy bảo hiểm.
c. Thời gian hoàn phí
Phí bảo hiểm chỉ được hoàn vào cuối năm nghiệm vụ bảo hiểm.
V. Công tác bảo quản, kiểm tra tàu và công tác đề phòng hạn chế tổn thất
1. Bảo quản tàu
Trong mọi trường hợp, Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với con tàu để tàu luôn đảm bảo an toàn đi biển và chuyên chở hàng hóa thích hợp theo quy định điều 19.2 của Luật Hàng hải Việt nam.
2. Kiểm tra tàu
Bất kỳ vào lúc nào và ở đâu, Người bảo hiểm hoặc đại diện của Người bảo hiểm đều có thể tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn đi biển thực tế đối với các tàu tham gia bảo hiểm tại Người bảo hiểm, miễn là việc kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu. Chi phí kiểm tra do Người bảo hiểm chịu. Người bảo hiểm có quyền từ chối hoặc loại trừ những tổn thất xảy ra do hậu quả của những khiếm khuyết phát hiện qua kiểm tra mà chủ tàu chưa khắc phục.
3. Đề phòng, hạn chế tổn thất
Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm cùng các cơ quan liên quan cộng tác với nhau để đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Người bảo hiểm sẽ khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có những thành tích trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất.
VI. Thông báo, giải quyết tai nạn
1. Thông báo sự cố
Khi tàu được bảo hiểm xảy ra tai nạn, tổn thất thuộc các quy định trong điều khoản bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải bằng mọi cách thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết mọi thông tin về sự cố để bàn bạc, giám định và đề ra hướng giải quyết cho thích hợp nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.
2. Thu thập hồ sơ
Khi có tổn thất, Người được bảo hiểm phải thu thập ngay các tài liệu chứng từ sau:
- Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi).
- Trích sao đầy đủ và chi tiết nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, thông báo thời tiết...
- Báo cáo chi tiết tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất thuộc phần vỏ), máy trưởng (tổn thất thuộc phần máy), điện trưởng (tổn thất thuộc phần điện)... có xác nhận của thuyền trưởng.
- Biên bản giám định đối tịch có xác nhận của 2 tàu nếu tàu đâm va với tàu khác. Nội dung ghi rõ tên tàu đâm va, chủ tàu hoặc Người bảo hiểm, vị trí đâm va, tốc độ của tàu, sơ bộ tổn thất của mỗi tàu.
3. Khắc phục sự cố
a. Người bảo hiểm có quyền chỉ định xưởng sửa chữa tàu và trong các trường hợp xét thấy cần thiết thì chủ tàu luôn tạo mọi điều kiện để Người bảo hiểm cử cán bộ theo dõi và giám sát việc sửa chữa.
b. Để tàu hoạt động kinh doanh tốt, kịp thời, tùy theo khả năng tài chính của mình, Người bảo hiểm có thể xem xét cụ thể từng tổn thất thuộc trách nhiệm để có thể thỏa thuận số tiền tạm ứng sửa chữa hoặc bảo lãnh (nếu có).
4. Giải quyết bồi thường
a. Hồ sơ khiếu nại
Khi khiếu nại bồi thường những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm hồ sơ gồm các chứng từ sau:
- Giấy yêu cầu bồi thường.
- Biên bản giám định tổn thất.
Biên bản quyết toán chi phí sửa chữa tổn thất đòi bồi thường (có chứng từ kèm theo).
- Các tài liệu liệt kê tại điểm VI.2.
- Bằng thuyền trưởng (nếu tổn thất toàn bộ).
- Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của Người thứ 3 (trường hợp tổn thất có liên quan đến Người thứ 3).
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, nếu Người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là hợp lệ.
b. Thời hạn bồi thường
Người bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Quá thời hạn trên mà Người bảo hiểm không có ý kiến hoặc không giải quyết thì chủ tàu có quyền yêu cầu Người bảo hiểm phải thanh toán tiền bồi thường cộng lãi suất vay ngân hàng quá hạn của số tiền bồi thường cho thời hạn chậm thanh toán.
Sau 15 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm nhận được thông báo giải quyết của Người bảo hiểm mà không có ý kiến gì thì hồ sơ khiếu nại bồi thường xem như được kết thúc.
c. Loại tiền bồi thường
Tàu đóng phí bảo hiểm bằng loại tiền nào thì Người bảo hiểm sẽ thanh toán bằng loại tiền đó khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
d. Tỉ lệ bồi thường
Trường hợp Người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm tàu với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm, Người bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm cho những tổn thất thuộc trách nhiệm xảy ra.
VII. Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại
Trường hợp tàu có bảo hiểm bị tổn thất liên quan đến trách nhiệm của Người thứ 3, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết và thực hiện mọi nghĩa vụ cần thiết nhằm bảo đảm quyền truy đòi Người thứ 3 cho Người bảo hiểm (điều 232 - Luật Hàng hải Việt nam).
VIII. Chế tài bồi thường
Như các quy định về chế tài ghi trong đơn bảo hiểm. Trong trường hợp chủ tàu không thu thập đầy đủ hồ sơ tại điều VI.1, VI.2, VII và không tuân theo các chỉ dẫn bằng văn bản của Người bảo hiểm, hoặc vi phạm các quy định về thông báo tai nạn, đảm bảo quyền khiếu nại Người thứ 3 thì Người bảo hiểm có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi thường.
IX. Thời hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm thân tàu là 12 tháng kể từ ngày xảy ra tổn thất.
X. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày...... và tiếp tục không thời hạn nếu một trong hai bên không gửi thông báo đề nghị hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm cho bên kia. Nếu muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải gửi thông báo chậm nhất 03 tháng trước ngày kết thúc năm bảo hiểm.
XI. Xử lý tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự tranh chấp mà hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, sẽ đưa ra trọng tài hoặc tòa án để xét xử.
Hợp đồng này được làm thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản và có giá trị như nhau.
Thành phố . . . . . Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . .
Người được bảo hiểm Người bảo hiểm
Chương III:
công tác bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sựchủ tàu ở công ty vận tải biển III
Phần 1:
công tác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu p&i
1. Tổng quan chung về bảo hiểm P&I
P&I tức là Protection Indemnity Insurance. Các chủ tàu mua bảo hiểm P&I để bảo vệ mình trong trường hợp phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ 3.
- Protection: là sự phục vụ và giúp đỡ của Hội đối với các hội viên, ví dụ như bảo lãnh, giải thoát tàu bị bắt giữ, giúp đỡ cho tàu giải quyết các tranh chấp với Người khiếu nại....
- Indemnity: là sự bồi thường của Hội đối với các rủi ro được bảo hiểm.
1.1. P&I Club
Là hội do các chủ tàu thành lập để bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu đối với Người thứ 3. Người thứ 3 ở đây là bất kỳ người nào không phải là Hội hoặc bất kỳ chủ tàu được bảo hiểm.
Bảo hiểm của Hội là loại bảo hiểm duy nhất trong đó hội viên vừa là Người bảo hiểm vừa là Người được bảo hiểm. Hội thu phí bảo hiểm trên cơ sở tương hỗ và cân bằng thu chi trong các năm nghiệp vụ. Trách nhiệm của Hội đối với hội viên là không hạn chế, không giới hạn bởi số tiền bảo hiểm. Hội không những nhận bảo hiểm mà còn giúp đỡ các chủ tàu.
1.2. Sự giúp đỡ của Hội đối với các chủ tàu
Hội giúp đỡ các chủ tàu giải quyết tranh chấp với Người khiếu nại. Hội có một mạng lưới đại diện ở hầu hết các cảng lớn trên Thế giới. Đó là những người tinh thông, am hiểu luật lệ địa phương, sẵn sàng giúp đỡ chủ tàu khi xảy ra sự cố.
Đại diện của Hội được chia làm hai loại: Đại diện pháp lý và Đại diện thương mại. Đại diện pháp lý của Hội là các luật sư am hiểu luật hàng hải ở nước sở tại, làm cố vấn về các vấn đề pháp lý được ủy quyền ra tòa ở địa phương để bảo vệ quyền lợi của chủ tàu.
Một trong những sự phục vụ của Hội được các hội viên đánh giá cao nhất là Hội cấp giấy bảo lãnh để giải thoát tàu bị bắt giữ bởi Người thứ 3 có khiếu nại hàng hóa với chủ tàu. Hội có cấp giấy bảo lãnh hay không là do Hội đơn phương quyết định và việc đó tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Hội và hội viên, việc bắt giữ đó xuất phát từ khiếu nại nào?, có liên quan đến trách nhiệm của Hội hay không?
Một sự phục vụ nữa không kém phần quan trọng, đó là việc cung cấp thông tin của Hội. Hội thường xuyên gửi cho chủ tàu các văn kiện của các Công ước quốc tế mới nhất, văn bản sửa đổi luật lệ của các nước liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu, mẫu hợp đồng và vận tải, ...
Hội cũng tiến hành các khóa đào tạo cán bộ nghiệp vụ của các hội viên. Nhiều chủ tàu đã cử cán bộ của mình đến để thực tập tại trụ sở của Hội. Ngoài ra, Hội còn tổ chức các chuyên đề bảo hiểm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các chủ tàu.
1.3. Phạm vi bảo hiểm của Hội
ở Việt nam, các Công ty bảo hiểm Việt nam đứng ra lo liệu cho quyền lợi của các chủ tàu và lựa chọn Hội P&I mà họ thấy thích hợp nhất với quyền lợi của chủ tàu. Hiện nay, quy tắc chi phối bảo hiểm P&I ở Việt nam là quy tắc bảo hiểm của Hội chủ tàu tương hỗ miền Tây nước Anh.
Quy tắc này gồm 4 nhóm:
- Nhóm I: Bảo vệ và bồi thường
- Nhóm II: Cước phí lưu trì và biện hộ
- Nhóm III: Đình công của sĩ quan, thủy thủ
- Nhóm IV: Đình công ở cảng
Các chủ tàu Việt nam thường mua bảo hiểm P&I thuộc nhóm I
Nhóm I: Bảo vệ và bồi thường
1. Thương tật, hiểm họa, chết chóc đối với thuyền viên
Hội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như các chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng hay các chi phí khác phát sinh từ thương tật, bệnh hoạn, chết chóc ấy của bất cứ thuyền viên nào của tàu được bảo hiểm dù có trên tàu hay không.
2. Thương tật, bệnh hoạn, chết chóc những người khác không phải là thuyền viên
Hội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như chi phí bệnh viện, thuốc men, mai táng và các chi phí phát sinh do thương tật, bệnh hoạn, chết chóc của những người khác không phải là thuyền viên. Họ là công nhân bốc dỡ trong quá trình xếp dỡ hàng, công nhân cứu chữa tàu, người buộc dây tàu..., những người đang thực hiện công việc của tàu ngoài biển mà không thuộc thủy thủ đoàn như hoa tiêu, hải quan, người sửa chữa đi theo tàu....
3. Hồi hương và chi phí thay người
Hội sẽ bồi thường các chi phí hồi hương đối với những thủy thủ bị bệnh hay bị thương tật; hoặc do vợ, con, cha mẹ bị bệnh nặng; hoặc theo nghĩa vụ pháp định; hoặc theo nội dung thỏa thuận với thủy thủ đoàn hay hợp đồng tuyển dụng đã được các quản trị viên chấp nhận.
4. Lương và bồi thường thất nghiệp khi tàu đắm
Hội sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho thuyền viên của tàu được bảo hiểm trong quá trình chờ hồi hương vì thương tật, hay trong quá trình chờ hồi hương với thuyền viên là người thay thế, tuyển dụng ở nưóc ngoài.
Hội cũng chịu trách nhiệm bù đắp cho thuyền viên đang ở trên tàu, đi đến tàu, từ tàu đi bị thất nghiệp do đắm tàu gây ra.
5. Chi phí thay đổi tuyến đường
Hội chịu trách nhiệm bù đắp chi phí thực của hội viên khi tàu được bảo hiểm thay đổi tuyến đường một cách hợp lý.
6. Hành khách lậu, bỏ trốn và tị nạn
Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu những chi phí hoặc chi phí cứu hộ liên quan đến khách lậu vé, kẻ bỏ trốn và người tị nạn miễn là chủ tàu có trách nhiệm với các chi phí đó và không thể lấy lại từ bên thứ 3.
7. Cứu sinh mạng con người
Nếu bên thứ 3 cứu người trên tàu thuộc Hội thì Hội cũng trả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoaluantotnghiep.doc
- Trangbia.doc