Khóa luận Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX

Mục lục

Chương 1: Giới thiệu .1

1.1Cơsởhình thành đềtài .1

1.2Mục tiêu nghiên cứu.1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

1.4 Phương pháp nghiên cứu.2

1.5 Ý nghĩa.3

1.6Cấu trúc của khóa luận.3

Chương 2: Cơsởlý luận .5

2.1Tổng quan vềcổphiếu.5

2.1.1 Khái niệm cổphiếu.5

2.1.2 Đặc điểm cổphiếu.5

2.1.3 Các loại cổphiếu.5

2.1.3.1 Cổphiếu ưu đãi .5

2.1.3.2 Cổphiếu thường.6

2.1.4 Các loại giá cổphiếu.7

2.2 Các khái niệm liên quan đến ngân hàng.7

2.2.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại.7

2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại.7

2.2.3 Phân loại ngân hàng thương mại.7

2.3 Phân tích cơbản.8

2.3.1 Phân tích môi trường vĩmô.8

2.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp.10

2.3.3 Phân tích môi trường nội bộ.12

2.3.4 Phân tích kỹthuật.17

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.18

3.1 Phương pháp thu thập dữliệu.18

3.2 Phương pháp xửlý và phân tích dữliệu.19

3.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu .19

3.4 Tiến độthực hiện.20

Chương 4: Tổng quan vềcác ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX.21

4.1 Tổng quan vềngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.21

4.1.1 Giới thiệu Vietinbank .21

4.1.2 Các hoạt động chính của Vietinbank.22

4.1.3Cơcấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank.22

4.1.4Cơcấu tổchức của Vietinbank .23

4.2Tổng quan vềNgân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam.25

4.2.1 Giới thiệu Eximbank.25

4.2.2 Ngành nghềkinh doanh của Eximbank.25

4.2.3Cơcấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank.26

4.2.4Cơcấu tổchức của Eximbank.27

4.3Tổng quan vềNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.28

4.3.1 Giới thiệu Sacombank.28

4.3.2 Ngành nghềkinh doanh của Sacombank .28

4.3.3Cơcấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank.29

4.3.4 Cơcấu tổchức của Sacombank.30

4.4Tổng quan vềNgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.31

4.4.1 Giới thiệu Vietcombank .31

4.4.2 Ngành nghềkinh doanh của Vietcombank .31

4.4.3Cơcấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank.32

4.4.4 Cơcấu tổchức của Vietcombank.33

4.5Tổng quan vềNgân hàng TMCP Á Châu.34

4.5.1 Giới thiệu ACB.34

4.5.2 Ngành nghềkinh doanh của ACB.34

4.5.3Cơcấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của ACB .35

4.5.4 Cơcấu tổchức của ACB .36

4.6Tổng quan vềNgân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội .37

4.6.1 Giới thiệu SHB .37

4.6.2 Ngành nghềkinh doanh của SHB .37

4.6.3Cơcấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của SHB .38

4.6.4Cơcấu tổchức của SHB .39

4.7 So sánh quy mô của các ngân hàng TMCP đã niêm yết.39

Chương 5: Phân tích môi trường vĩmô .41

5.1Yếu tốkinh tế.41

5.2Yếu tốchính trị- pháp luật .44

5.3Yếu tốvăn hóa – xã hội .45

5.4Yếu tốcông nghệ.45

5.5Yếu tốnhân khẩu học .46

5.6Yếu tốtựnhiên .47

5.7 Ma trận đánh giá các yếu tốbên ngoài EFE .47

Chương 6: Phân tích môi trường tác nghiệp .52

6.1 Khách hàng .52

6.2 Đối thủcạnh tranh.54

6.3 Nhà cung cấp .60

6.4Sản phẩm thay thế.61

6.5 Đối thủcạnh tranh tiềm ẩn.62

Chương 7: Phân tích môi trường nội bộ.64

7.1 Các hoạt động chủyếu.64

7.1.1 Hậu cần đầu vào .64

7.1.2 Vận hành.65

7.1.3 Hậu cần đầu ra .68

7.1.4 Marketing và bán hàng .68

7.1.5 Dịch vụ.71

7.2 Các hoạt động hỗtrợ.72

7.2.1 Thu mua.72

7.2.2. Phát triển công nghệ.73

7.2.3 Nhân sự.74

7.2.4 Tài chính.76

7.2.4.1 Các tỷsốtài chính.76

7.2.4.2 Cấu trúc vốn các ngân hàng đã niêm yết và các loại đòn bẩy .82

7.2.5 Hệquản trịvà hệthống thông tin .85

7.2.6 Cơsởhạtầng .85

7.2.7 Đánh giá các ngân hàng.86

7.2.8 Ma trận đánh giá môi trường nội bộ- IFE .87

Chương 8: Phân tích kỹthuật.90

8.1 Biểu đồkỹthuật phân tích biến động của CTG .90

8.2 Biểu đồkỹthuật phân tích biến động của EIB .92

8.3 Biểu đồkỹthuật phân tích biến động của STB .93

8.4 Biểu đồkỹthuật phân tích biến động của VCB .95

8.5 Biểu đồkỹthuật phân tích biến động của ACB .96

8.6 Biểu đồkỹthuật phân tích biến động của SHB.98

8.7 So sánh sựbiến động của cổphiếu ngân hàng trong cùng nhóm .99

Chương 9: Kết luận .101

9.1 Kết luận.101

9.2 Hạn chếcủa đềtài.102

Tài liệu tham khảo.

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi nhuận khá cao của STB cũng đã chứng minh cho khả năng vượt khó trong năm 2009. STB luôn nỗ lực trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt cho khách hàng của mình nên trong những năm qua STB cũng nhận được sự ủng hộ của khách hàng. — VCB: Tổng điểm có trọng số của VCB là 3,17 cho thấy khả năng phản ứng khá tốt với môi trường bên ngoài. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng Nhà nước nên VCB cũng được sự quan tâm chỉ đạo từ cấp trên. Lợi nhuận năm 2009 của VCB khoảng 4.455 tỷ đồng. Đây là một kết quả rất khả quan cho thấy năng lực cạnh tranh và uy tín của VCB. Nếu tính giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại thì VCB là cổ phiếu sáng giá nhất trong ngành với mức giá cao nhất trong 6 mã chứng khoán đã niêm yết trên sàn. Nhà đầu tư luôn đặt niềm tin vào VCB với một hy vọng tăng thêm lợi nhuận khi đầu tư vào VCB. Bởi vì kết quả kinh doanh khá tốt nên VCB cũng khó lòng mà hạn chế được mức tăng trưởng tín dụng. Nhưng điều quan trọng là VCB vẫn được sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng. SVTH: Mai Đức Anh -50- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX — ACB: ACB được đánh giá là ngân hàng tốt nhất trong năm 2009. Tổng số điểm có trọng số của ngân hàng TMCP Á Châu là 3,15. Mức điểm này cũng phản ánh được khả năng ứng phó của ACB với tình hình hiện tại là khá tốt. Với mức lợi nhuận trong năm 2009 khoảng 2.201 tỷ đồng đã cho thấy khả năng vươn lên trong tình hình kinh tế vượt qua khủng hoảng. Trong những năm qua ACB luôn được khách hàng đánh giá là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt với hệ thống giao dịch an toàn, nhanh chóng, hiệu quả nên ACB cũng được nhà đầu tư quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại thì giá cổ phiếu của ACB cũng chiếm vị trí thứ 2 sau VCB. Triển vọng của ACB cũng rất lớn khi tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, ACB cũng gặp khó khăn trong việc hạn chế tăng trưởng tín dụng. Nếu ACB thực hiện việc hạn chế thì lợi nhuận có thể giảm xuống. — SHB: SHB là ngân hàng có kết quả kinh doanh thấp nhất trong 6 ngân hàng đã niêm yết. Lợi nhuận năm 2009 chỉ ở mức 415,3 tỷ đồng nhưng SHB lại ít gặp khó khăn hơn trong việc thực hiện các dịch vụ ngoại tệ so với EIB. Với tổng số điểm có trọng số là 2,77 cho thấy khả năng phản ứng với các yếu tố bên ngoài của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chỉ ở mức trên trung bình. Nhưng với tổng số điểm này cũng cho thấy khả năng SHB có thể vượt qua tình hình hiện tại. Nhìn chung. SHB cũng gặp phải những khó khăn như các ngân hàng đã trình bày ở trên. Tóm lại, các yếu tố của môi trường vĩ mô đã có sự chuyển hướng tích cực với những hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao trong năm 2010 cho các ngân hàng. Cơ hội cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận và vượt khó đã đến, các ngân hàng hầu hết cũng đã chủ động trong việc nắm bắt cơ hội với minh chứng là việc điều chỉnh lãi suất cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc hạn chế tăng trưởng tín dụng. Bài toán khó vẫn còn trước mắt. Sự chủ động và tinh thần vượt khó sẽ giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn và có thể tăng thêm lợi nhuận. Nhìn chung, ngành ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng đang mở ra một triển vọng mới trong năm 2010. SVTH: Mai Đức Anh -51- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX Chương 6: Phân tích môi trường tác nghiệp Chương trước đã tập trung vào phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng. Chương này chủ yếu sẽ phân tích các yếu tố của môi trường tác nghiệp tác động đến ngành ngân hàng để từ đó nhận định về triển vọng ngành ngân hàng thông qua mô hình Năm tác lực của Micheal E.Porter. 6.1 Khách hàng Ngân hàng thực hiện rất nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của mình như dịch vụ thẻ, thanh toán, cho vay, bảo lãnh…Tuy dịch vụ của ngân hàng nhiều nhưng nhìn chung khách hàng trọng tâm của các ngân hàng có thể chia thành 2 nhóm: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. — Khách hàng cá nhân: Dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho nhóm khách hàng này cũng rất đa dạng như dịch vụ cho vay, gửi tiền tiết kiệm, dịch vụ thẻ, tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền và một số dịch vụ khác. Đa phần nhóm khách hàng này tập trung chủ yếu vào 3 dịch vụ chính: tiền gửi tiết kiệm, cho vay và dịch vụ thẻ. Những đặc điểm của nhóm khách hàng cá nhân: Nhóm khách hàng này chủ yếu tập trung phần lớn ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Nhóm khách hàng này chủ yếu là sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức. Đa phần họ sử dụng các dịch vụ thẻ của ngân hàng. Với dịch vụ thẻ, các khách hàng sẽ kiểm soát nguồn tài chính của mình dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng này còn sử dụng các dịch vụ cho vay như sinh viên vay tiền để trang trải học phí, cán bộ công nhân viên vay tiền để mua sắm vật dụng, sửa chữa, mua nhà, tiêu dùng cá nhân…Nhóm khách hàng này là những người có thu nhập ở mức trung bình khá. Ngoài ra, nhóm khách hàng cá nhân còn phải kể đến đó chính là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Họ là những người cần vốn để phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Với các dịch vụ cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay góp phố thị…họ sẽ có nguồn vốn để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả. Song song với dịch vụ thẻ, cho vay thì dịch vụ tiết kiệm tiền cũng được nhóm khách hàng này quan tâm. Với các sản phẩm tiết kiệm như Đắc lộc trường kỳ, lãi suất linh hoạt…sẽ giúp nhóm khách hàng này an tâm trong việc tiết kiệm tiền và đảm bảo khả năng sinh lợi trên số tiền của mình. Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ này chủ yếu là các cán bộ công nhân viên chức và các hộ gia đình. SVTH: Mai Đức Anh -52- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX Những lợi ích mà nhóm khách hàng cá nhân mong muốn nhận được: • Dịch vụ thẻ phải đảm bảo an toàn trong việc gửi, rút tiền và dịch vụ có tính bảo mật cao. • Dịch vụ hoạt động liên tục 24/24, sẵn sàng phục vụ khách hàng. • Thủ tục để mở tài khoản sử dụng, sổ tiết kiệm phải nhanh chóng. • Lãi suất cho vay, gửi tiết kiệm được công bố theo hướng có lợi cho khách hàng. • Hồ sơ vay được thực hiện nhanh gọn, chính xác. • Giải ngân đúng thời hạn cho khách hàng khi vay và khi đáo hạn tiền gửi tiết kiệm. • Có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành cho khách hàng. — Khách hàng doanh nghiệp: Nhóm khách hàng doanh nghiệp được xem là những khách hàng lớn của các ngân hàng. Vì thế, các dịch vụ dành cho nhóm khách hàng này cũng rất đa dạng phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh chẳng hạn các sản phẩm tín dụng để tài trợ xuất nhập khẩu, mua sắm tài sản cố định, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, cho vay đầu tư, tiền gửi thanh toán…Những dịch vụ này sẽ giúp cho nhóm khách hàng doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Những đặc điểm của nhóm khách hàng doanh nghiệp: Nhóm khách hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo từng quy mô khác nhau và theo từng ngành nghề như công ty chế biến thủy sản, xí nghiệp sản xuất da giày…Họ thường sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ vay vốn để tài trợ cho vốn lưu động, vốn cố định, dịch vụ tiền gửi thanh toán các hợp đồng cho nhà cung cấp của mình. Nhóm khách hàng doanh nghiệp là nhóm có nhu cầu vay vốn lớn với số tiền vay cũng khá lớn và thời vay hạn cũng rất đa dạng. Họ là những khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này cũng chú trọng nhiều đến lãi suất cho vay. Nếu tình hình lãi suất cho vay có sự biến động lớn thì nhóm khách hàng này sẽ hạn chế vay, thu hẹp quy mô sản xuất. Nếu lãi suất cho vay thấp thì nhóm khách hàng này sẵn lòng vay thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, phục hồi sản xuất kinh doanh…Điều này cho thấy, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng này co giãn theo lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng này cũng sử dụng các dịch vụ tiền gửi thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu, thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, sử dụng các dịch vụ thư tín dụng L/C…Số tiền nhóm khách hàng này gửi cũng khá lớn và thường họ gửi tiền không kỳ hạn. Tuy nhiên, việc gửi tiền thanh toán của nhóm khách hàng này cũng tạo thêm nguồn vốn lưu động cho các ngân hàng. SVTH: Mai Đức Anh -53- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX Những lợi ích mà nhóm khách hàng doanh nghiệp mong muốn nhận được: • Lãi suất cho vay ở tầm mức vừa phải, biên độ dao động nhỏ theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. • Hồ sơ vay được hoàn tất nhanh chóng, chính xác. • Giải ngân đúng thời hạn cam kết để doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. • Thực hiện các dịch vụ thanh toán đúng thời hạn trên hợp đồng để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp. • Ngân hàng thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng như các chương trình tặng lãi suất, ưu đãi cho khách hàng có số tiền vay lớn… 6.2 Đối thủ cạnh tranh Để có cái nhìn sâu sắc về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chúng ta sẽ phân tích toàn cảnh thị trường để thấy rõ cục diện cạnh tranh. Do số lượng các ngân hàng TMCP đã niêm yết chỉ ở mức 6 ngân hàng và chúng có những nét tương đồng nên ta sẽ nhóm chúng lại thành một nhóm gọi tên là nhóm các ngân hàng TMCP đã niêm yết. Việc nhóm các ngân hàng như thế sẽ giúp ích trong việc phân định những nhóm đối thủ khác. Bởi vì số lượng các ngân hàng ở thị trường Việt Nam cũng khá nhiều nên không thể phân tích từng ngân hàng được. Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định nên Việt Nam được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là địa điểm đầu tư lý tưởng ở Đông Nam Á. Với những thuận lợi đó, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là tài chính – ngân hàng. Trong những năm vừa qua số lượng ngân hàng ở Việt Nam tăng lên đáng kể, không những số lượng ngân hàng trong nước tăng mà số lượng ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng tăng lên đáng kể. Số lượng ngân hàng tăng nhanh đã làm xuất hiện một cục diện cạnh tranh mới. Các ngân hàng phải đối đầu với những thách thức trong việc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, thị phần và các dịch vụ sau bán hàng… Xu hướng gia nhập ngày càng nhiều của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sức ép cho các ngân hàng trong nước. Để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì các ngân hàng trong nước phải gia tăng vốn hoạt động. Vì thế quy định tăng vốn đều lệ của ngân hàng Nhà nước sẽ giúp ích cho các ngân hàng trong nước trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình. SVTH: Mai Đức Anh -54- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX Bảng 6.1 Nhóm các ngân hàng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam STT Nhóm Diễn giải 1 Các ngân hàng TMCP đã niêm yết CTG, EIB, STB, VCB, ACB, SHB 2 Các ngân hàng TMCP chưa niêm yết MSB, MXB, DAB … (chi tiết xem phụ lục 1) 3 Các ngân hàng Nhà nước chưa cổ phần hóa Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 4 Văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài ANZ bank, American Express bank, Bank of India, Cathy united bank, Deustche bank…. 5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Calyon, City bank, Maybank, ABN amro bank, Bangkok bank, Mizuho corperate bank…. 6 Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam INDOVINA bank limitted, ngân hàng Việt – Nga, SHINHANVINA bank, VID PUBLIC bank, VINASIAM bank. 7 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng TNHH 1 thành viên ANZ, Hong Leong, Standard Chartered, HSBC, Shinhan. (Nguồn: Tổng hợp từ www.sbv.gov.vn và một số nguồn khác) Số lượng và hình thức hoạt động của các ngân hàng cũng đã tạo nên một cục diện cạnh tranh toàn diện về mọi mặt. Từng nhóm sẽ có những đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau, chúng ta sẽ lần lượt phân tích tình hình của từng nhóm đối thủ cạnh tranh so với nhóm các ngân hàng đã niêm yết. Các ngân hàng TMCP chưa niêm yết: Các ngân hàng này so với quy mô và hình thức hoạt động đều mang những nét tương đồng so với các ngân hàng TMCP đã niêm yết. Nhóm này cạnh tranh gay gắt từ việc cung cấp các dịch vụ đến hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng đã niêm yết có lợi thế hơn nhóm này ở việc huy động vốn để tăng vốn điều lệ do chúng đã được niêm yết đại chúng. SVTH: Mai Đức Anh -55- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX Tuy nhiên, các ngân hàng TMCP chưa niêm yết cũng đáng lo ngại khi việc cổ phần hóa đang ồ ạt và trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều cổ phiếu ngân hàng được niêm yết. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn. Vì thế, để đảm bảo khả năng cạnh tranh các ngân hàng niêm yết phải gia tăng vốn, quy mô hoạt động và hiệu quả hoạt động để tăng lòng tin của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của mình. Ngoài việc cạnh tranh tăng lòng tin đối với cổ phiếu của mình, các ngân hàng còn cạnh tranh trong việc giành và giữ thị phần của mình. Nếu sức cạnh tranh kém sẽ có thể dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả, giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu. So với nhóm đã niêm yết thì nhóm chưa niêm yết tỏ ra thế yếu hơn. Tuy nhiên trong nhóm chưa niêm yết cũng có những cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư như cổ phiếu của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Điều đó cũng cho thấy năng lực hoạt động của nhóm chưa niêm yết. Tuy yếu thế hơn nhưng nhóm này cũng sẽ làm cho tình hình cạnh tranh diễn biến phức tạp hơn. Những điểm mạnh của nhóm này là: mạng lưới hoạt động cũng khá rộng, thương hiệu cũng được nhiều người biết đến, có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ cũng đa dạng. Những điểm yếu của nhóm này là: gia tăng vốn cổ phần trở ngại hơn do cổ phiếu chưa được niêm yết, sức mạnh tài chính yếu hơn, hoạt động marketing còn yếu. Các ngân hàng Nhà nước chưa cổ phần hóa: Các ngân hàng này nếu như so sánh về quy mô thì chúng có thể bằng thậm chí lớn hơn các ngân hàng đã niêm yết. Quy mô của nhóm này lớn do chúng được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Tình hình hoạt động của nhóm này cũng khá tốt khi chúng được sự tin tưởng của nhiều khách hàng do chúng là các ngân hàng Nhà nước. Với xu hướng cổ phần hóa như hiện tại thì trong thời gian sắp tới các ngân hàng này sẽ có xu hướng cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát. Những ngân hàng này cũng là những đối thủ đáng quan tâm khi quy mô, mạng lưới hoạt động khá rộng. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của nhóm này ít khốc liệt hơn trong việc cạnh tranh về lãi suất, huy động vốn do nguồn vốn hoạt động được ngân hàng Nhà nước tài trợ. Điểm mạnh của nhóm này là nguồn vốn hoạt động mạnh do được sự tài trợ của ngân hàng Nhà nước, thương hiệu tạo dựng được niềm tin cho khách hàng, kinh nghiệm quản lý ngân hàng nhiều và được ưu đãi từ các chính sách của ngân hàng Nhà nước. Điểm yếu của nhóm này là huy động vốn chưa tỏ ra hiệu quả do không có sự cạnh tranh về mặt lãi suất so với các ngân hàng khác và không sử dụng được nguồn vốn SVTH: Mai Đức Anh -56- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX từ thị trường chứng khoán, marketing ít hiệu quả trong việc giới thiệu và cung cấp dịch vụ, dịch vụ cung cấp chưa đa dạng. Văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài: Nhóm này tỏ ra ưu thế trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bởi vì chúng là những văn phòng đại diện của những ngân hàng có danh tiếng. Áp lực cạnh tranh mà nhóm này tạo ta cũng khá lớn nhưng chưa thực sự khốc liệt. Với những điểm mạnh về tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Nhóm này cũng đã chia sẻ một số phân khúc tại thị trường Việt Nam. Tuy thị phần chia sẻ chưa lớn nhưng cũng đáng quan tâm khi các ngân hàng này gia tăng đầu tư. Tuy có sức mạnh về mặt tài chính nhưng các ngân hàng này cũng chỉ là các văn phòng đại diện nên mạng lưới hoạt động cũng chưa rộng, còn tạo ra nhiều thị trường ngách. Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Quy mô của nhóm này lớn hơn quy mô hoạt động của các văn phòng đại diện. Điều này cho thấy áp lực cạnh tranh đang ngày càng lớn dần. Chi nhánh các ngân hàng có danh tiếng đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam đã tạo áp lực cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ, các hoạt động marketing. Điểm mạnh của nhóm này là sức mạnh về mặt tài chính, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh lớn trong việc giành lấy thị phần và đảm bảo hiệu quả hoạt động. Marketing cũng được nhóm này triển khai có hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, nhóm này chủ yếu hoạt động ở các thành phố lớn còn những thị trường nông thôn thì nhóm này chưa tiếp cận đến. Điều này cho thấy quy mô và mạng lưới hoạt động còn hạn chế. Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam: Sức mạnh cạnh tranh mà nhóm này tạo ra cũng rất đáng quan tâm, áp lực cạnh tranh đang diễn biến theo chiều hướng khốc liệt hơn khi các ngân hàng liên doanh có lợi thế về nhiều mặt. Nhóm ngân hàng này vừa có sức mạnh tài chính từ các tập đoàn tài chính nước ngoài, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và am hiểu thị trường Việt nam cũng như các phong tục tập quán để thực hiện các dịch vụ ngân hàng, marketing đối với khách hàng. Tuy chúng có sức mạnh tài chính và các ưu thế khác nhưng mạng lưới hoạt động cũng chưa rộng, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Điều này cũng cho thấy áp lực cạnh tranh sẽ có khả năng tăng lên khi chúng bắt đầu triển khai các chi nhánh để hoạt động rộng khắp. SVTH: Mai Đức Anh -57- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Đây là những đối thủ đáng phải đề phòng khi sức mạnh tài chính của chúng khá lớn, có khả năng làm khuynh đảo thị trường bằng những chiến lược kinh doanh và các chiến lược marketing hiệu quả. Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng khá lâu nên chúng sẽ thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn. Sức mạnh cạnh tranh của nhóm này cũng khá lớn và có nguy cơ khốc liệt hơn khi số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ gia tăng trong năm nay và thời gian sắp tới. Điều này cho thấy tình hình các ngân hàng trong nước phải chịu một sức ép lớn từ các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, chúng đa phần hoạt động ở các thành phố lớn nên vẫn còn những thị trường ngách cho các ngân hàng trong nước hoạt động. Thông qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại, ta có thể nhận thấy sức ép cạnh tranh sẽ có nguy cơ tăng cao đối với nhóm các ngân hàng đã niêm yết và ngành ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có lĩnh vực hoạt động và có những điểm mạnh về những lĩnh vực mà mình đang hoạt động nên vấn đề cạnh tranh sẽ bớt khốc liệt hơn khi các ngân hàng biết giữ vững những ưu thế và điểm mạnh của mình. Tuy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng nó là cơ hội để tạo ra một sân chơi bình đẳng giúp khách hàng có thể sử dụng được những dịch vụ tốt nhất từ các ngân hàng. Khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì khách hàng là người có lợi thế và các ngân hàng cũng sẽ nỗ lực để phát triển và để tránh bị loại ra khỏi thị trường. Như vậy, các ngân hàng cần có những nhân tố sau để tránh bị loại ra khỏi thị trường và đảm bảo sự thành công trong ngành: — Các công nghệ tiến bộ được áp dụng hiệu quả: Việc áp dụng các các công nghệ tiến bộ trong ngành ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ như dịch vụ thẻ, quản lý chứng từ…Thông tin được đảm bảo an toàn, bí mật sẽ giúp các ngân hàng gia tăng số lượng khách hàng khi các ngân hàng đã tạo được niềm tin cho khách hàng. — Đảm bảo được nguồn nhân lực chủ chốt: Việc các ngân hàng đào tạo và giữ được các cán bộ chủ chốt sẽ giúp ích cho các ngân hàng trong việc thực hiện các dịch vụ. Các cán bộ ngân hàng luôn sẵn sàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. — Năng lực thiết kế sản phẩm, dịch vụ: sản phẩm, dịch vụ được thiết kế đa dạng, linh hoạt theo chiều hướng có lợi cho khách hàng về mặt thời gian, lãi suất… SVTH: Mai Đức Anh -58- — Thương hiệu có uy tín: Thương hiệu chiếm vị trí quan trọng trong lòng khách hàng khi khách hàng đến thực hiện dịch vụ tại các ngân hàng. Với những uy tín, cam kết luôn được thực hiện đúng các ngân hàng sẽ tạo niềm tin cho khách hàng về một thương hiệu có chất lượng tốt. Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX — Marketing hiệu quả: Marketing sẽ bao gồm các khâu quảng cáo, khuyến mại, ưu đãi dành cho khách hàng. Với những chính sách ưu đãi về mặt lãi suất, tăng sản phẩm cho khách hàng thì các ngân hàng sẽ quảng bá được hình ảnh của ngân hàng mình với phương châm cung cấp các dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng và luôn hướng đến lợi ích khách hàng. — Sức mạnh tài chính vững mạnh: Để thực hiện được các dịch vụ có hiệu quả và có thể quảng bá được hình ảnh của ngân hàng thì ngân hàng phải có sức mạnh về tài chính đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch của ngân hàng đề ra. — Chất lượng dịch vụ tốt: Các ngân hàng chủ yếu thực hiện các dịch vụ cho khách hàng nên nguồn thu từ các dịch vụ cũng khá lớn. Vì thế, chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của các ngân hàng trong việc đem lại những lợi ích cho khách hàng. — Thị phần rộng lớn: Các ngân hàng đang gia tăng trong việc cung cấp các dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nếu như thị phần lớn thì nguồn thu lợi nhuận sẽ cao hơn. Vì thế, các ngân hàng luôn gia tăng cạnh tranh để giữ và giành thị phần. Thị phần lớn, nguồn lợi nhuận nhiều sẽ chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Từ đó, tạo được lòng tin cho khách hàng và nhà đầu tư. Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gia tăng không chỉ số lượng ngân hàng trong nước tăng mà sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng lớn. Tuy sức ép cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt nhưng nó đã chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực hấp dẫn, nguồn thu từ lợi nhuận cũng khá lớn. Đây là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn và trong thời gian sắp tới nó vẫn tiếp tục phát triển. Sức ép cạnh tranh có thể gia tăng hơn trước và các ngân hàng ngày nay không chỉ cạnh tranh về thị phần, dịch vụ mà các ngân hàng còn phải cạnh tranh toàn diện về mọi mặt. Cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng, phát triển sản phẩm, thực hiện dịch vụ có chất lượng tốt, mạng lưới hoạt động rộng khắp…Sự cạnh tranh toàn diện sẽ tạo cơ hội cho khách hàng sử dụng những dịch vụ tốt nhất và loại bỏ những ngân hàng yếu kém ra khỏi cuộc cạnh tranh. Trong thời gian tới, số lượng cổ phiếu ngân hàng sẽ được niêm yết nhiều hơn. Lúc đó, nhà đầu tư sẽ có cơ hội lựa chọn nhiều cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư của mình. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn là thị trường tốt nhất vì nó tạo ra sự phát triển và luôn đem lại lợi ích cho những khách hàng của nó. Các ngân hàng sẽ mở ra một triển vọng mới, bối cảnh mới với những cơ hội và thách thức từ thị trường tạo ra. Các ngân hàng cần nỗ lực để vượt qua, chứng tỏ khả năng của mình. SVTH: Mai Đức Anh -59- Lớp: DH7QT Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX 6.3 Nhà cung cấp Các ngân hàng chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng vì thế nguồn đầu vào của các ngân hàng đa phần là tiền tệ và các công cụ tài chính. Ngân hàng hình thành nên nguồn vốn và tài sản của mình chủ yếu từ vốn tự có (vốn điều lệ), vốn vay (vay của các ngân hàng khác, tổ chức tín dụng, ngân hàng Nhà nước, tập đoàn tài chính…), vốn huy động (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của khách hàng…). Vốn điều lệ của các ngân hàng có thể hình thành từ vốn góp của các cổ đông, nhà đầu tư đặc biệt là các ngân hàng TMCP thì vốn điều lệ hình thành từ việc phát hành cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tài chính – chứng khoán. Việc huy động vốn có thể dễ dàng hơn thông qua các công cụ tài chính nhưng sức ép từ thị trường này cũng khá lớn. Nếu như nhà đầu tư không ưa thích loại cổ phiếu này hoặc nhìn nhận không đúng tiềm năng của nó thì việc huy động vốn sẽ gặp trở ngại. Vốn vay được hình thành từ việc đi vay vốn tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, ngân hàng Nhà nước…Vốn vay trong những thời điểm bình thường, không có sự biến động gì về tình hình kinh tế, tài chính thì việc đi vay sẽ trở nên dễ dàng nhưng khi nền kinh tế có những dấu hiệu biến động thì các ngân hàng khó có thể va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANH GIA TRIEN VONG MOT SO CO PHIEU NGANHANG TREN SAN GIAO DICH HOSE VA HNX.PDF
Tài liệu liên quan