MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING.1
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP .11
TẢN MẠN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING .21
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING .28
VÀI GÓC NHÌN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG MARKETING TẠI VIỆT NAM.33
QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRÊN NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC .39
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG TRUYỀN THÔNG - LẮT LÉO
LÀM MARKETING CHO NHỮNG NHÃN HÀNG “CẤM” .50
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING -
THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP .57
QUẢNG CÁO PHI ĐẠO ĐỨC .70
KHOẢNG CÁCH GIỮA THỰC TẾ VÀ QUẢNG CÁO TRONG KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN.85
140 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng châu Âu hơn làm
tên cho thương hiệu sản phẩm và dịch vụ hay thương hiệu cho công ty.
2. Một số vấn đề liên quan đến đạo đức trong hoạt động truyền thông
marketing của doanh nghiệp hiện nay
Đạo đức trong kinh doanh cũng như đạo đức trong Marketing là sự kết hợp giữa
cái tâm và cái tài của các doanh nhân. Doanh nghiệp luôn phải tìm hiểu người tiêu
dùng cần gì để cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Còn cái tâm sẽ
quyết định cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các doanh nghiệp. Người làm
Marketing phải luôn luôn đảm bảo sự an toàn về thông tin hình ảnh cho sản phẩm và
cho khách hàng. Tức xây dựng hình ảnh tốt nhất cho thương hiệu và đem đến cho
người tiêu dùng (đối tượng khách hàng) những thông tin chân thật nhất tránh gây
nhầm lẫn, sai lệch. Các doanh nghiệp phải đưa những thông tin, quảng cáo chính xác,
trung thực về hàng hóa, dịch vụ, phải hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng, vận hành
hàng hóa đúng đắn nhất. Không cường điệu các điểm tích cực và che giấu đi những
điểm tiêu cực bằng vẻ ngoài đẹp mắt.
Trách nhiệm đạo đức trong Marketing có liên quan tích cực đến sự phát triển của
các tổ chức. Bởi vì, khách hàng sẽ trung thành với các tổ chức kinh doanh có ý thức
tuân thủ những chuẩn mực đạo đức; người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến đạo đức, quảng cáo và thông tin sản phẩm. Khi các tổ chức đưa ra những những
thông tin chính xác về calories, phần trăm tỉ lệ của các thành phần thực phẩm, cà các
phản ứng phụ về chức năng của sản phẩm thì sẽ làm tăng mức độ lòng tin của người
tiêu dùng. Từ đó, họ sẽ lựa chọn và mua sắm sản phẩm của công ty, tạo được uy tín
cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp nâng cao lợi nhuận và
đảm bảo được sự phát triển bền vững của tổ chức.
62
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại các
doanh nhiệp phải nghĩ đến vấn đề tiếp thị, quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người tiêu
dùng chứ không chỉ đơn thuần là tập trung vào chất lượng sản phẩm dịch vụ. Người
tiêu dùng hiện tại đã có những chuyển đổi trong xu hướng mua sắm, và cách mà họ
tiếp cận một sản phẩm cũng khác đi: họ cần được nghe, nhìn, thử,.v.v trước khi đi
đến quyết định mua một sản phẩm nào đó. Như vậy, các bước để doanh nghiệp đưa
sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng cũng buộc phải thay đổi. Nhiều doanh nghiệp
lớn đã xây dựng một chiến lược quảng bá sản phẩm/chiến lược Marketing, với kinh
phí đầu tư không hề nhỏ. Các chuyên viên thiết kế quảng cáo phải đầu tư vào đó nhiều
chất xám để làm bật lên tính ưu việt của sản phẩm và làm hài lòng công chúng để
mong chiếm được vị trí trên thương trường. Một chương trình quảng cáo tốt, cũng
giống như một tác phẩm hay, có sức lan tỏa để chinh phục tình cảm người đọc và
thành công từ đây cũng rất lớn. Nhiều người cho rằng Giày BITIS’ với câu slogan
“Nâng niu bàn chân Việt” xuất hiện ở mọi nơi đã có sức chinh phục tình cảm người
tiêu dùng khiến cho thương hiệu từ đó tỏa sáng. Đó là một ví dụ về ảnh hưởng tích
cực của tính nhân văn trong hoạt động marketing – quảng cáo.
2.1. Những hình ảnh tích cực
Đưa thông điệp đến công chúng
Ngoài việc cung cấp những thông tin, tính năng của sản phẩm, những đặc điểm
nổi bật của sản phẩm mới và thông tin của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, thì
quảng cáo còn đưa những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn từ những nhà lãnh đạo
của doanh nghiệp tới công chúng, tới xã hội.
Ví dụ: quảng cáo Lifebuoy về 5 quy định của bác sĩ nhí: một cô giáo cùng với
học sinh của mình truyền đạt thông điệp an toàn vệ sinh để tốt cho sức khỏe bản thân
và vì “một Việt Nam khỏe mạnh hơn”.Quảng cáo của OMO luôn thu hút người xem
từ nhiều năm nay, với tiêu chí "ngại gì lấm bẩn" nhưng được lồng vào tinh thần nhân
văn và chia sẻ. Nếu Tết 2015 mang đến câu chuyện xúc động về em bé tốt bụng và
ông lão bán tò he xa quê, với ý nghĩa giúp những người khó khăn có thể về nhà đoàn
tụ với gia đình.Thì Tết Bính Thân, OMO mang câu chuyện tiến thêm một bước mới
63
dưới góc nhìn của con đối với cha mẹ đã già yếu. Không chỉ về nhà là đủ, mà còn
mang niềm vui và tuổi xuân trở lại với cha mẹ.TVC nhận được hơn 2 triệu lượt xem
trong 2 tuần, đồng thời campaign chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” cho đến thời
điểm này đã thu được hơn 83 ngàn lượt đăng kí.Hay quảng cáo dầu ăn Neptune với
thông điệp “Cùng Neptune về nhà đón tết, gia đình trên hết”. Mặc dù nội dung quảng
cáo không đưa nhiều thông tin về sản phẩm hay doanh nghiệp nhưng thời điểm đưa ra
quảng cáo đó là thời điểm gần tới Tết Nguyên Đán – tết cổ truyền của dân tộc, dịp để
các thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, nên rất có ý nghĩa với người
xem.Dutch Lady: Quảng cáo Đèn Đom Đóm. Chiến dịch sẽ chẳng thể thành công nếu
không có đoạn quảng cáo đánh mạnh vào cảm xúc người tiêu dùng. Chắc mãi sau này
nếu ai xem quảng cáo “Đèn đom đóm” năm xưa chẳng thể quên hình ảnh cô học trò
gom giấy vở và mẩu bút chì nhỏ đến tặng người bạn nghèo đang tập viết trên nền đất.
Để cảm ơn, cậu bé ấy tặng lại một con đom đóm, làm sáng bừng cả khung cảnh
nghèo.Cái hay của Dutch Lady là hiểu được đối tượng cần giúp đỡ, biết làm sao để
người tiêu dùng cảm nhận được sự khó khăn của các em và bắt đầu hành động.
Quảng cáo giúp thay đổi suy nghĩ lạc hậu, thói quen sử dụng những sản phẩm
không tốt
Mặc dù có những quảng cáo có ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tiêu dùng
nhưng đồng thời vẫn tồn tại những quảng cáo giúp thay đổi những suy nghĩ lạc hậu,
thói quen xấu của người tiêu dùng.
Ví dụ: quảng cáo của các công ty bảo hiểm, hay những pano, biển hiệu kêu gọi
mọi người dân cùng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Quảng cáo truyền thông tính giáo dục, đạo đức
64
Như một số quảng cáo bánh kẹo nhân dịp lễ tết như rằm trung thu, tết nguyên
đán một số quảng cáo bánh kẹo có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ về sự biết ơn, về
truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.
2.2 Những hình ảnh tiêu cực trong quảng cáo
Để phù hợp với xu hướng hiện đại ngày nay, quảng cáo phải tạo ấn tượng độc
đáo mới thu hút khách hàng, đáp ứng khách hàng về cái lạ, cái mới. Ý tưởng độc đáo,
sáng tạo là cần thiết trong quảng cáo, tuy nhiên cũng cần phải gắn liền với hiện thực,
và quan trọng hơn là giá trị,mục đích truyền tải đến khách hàng. Nếu không có những
ý tưởng khác lạ thì sẽ gây nhàm chán đối với khách hàng, làm sao cạnh tranh trên thị
trường, làm vậy khách hàng mới ấn tượng, nhớ đến sản phẩm.
Chiến lược sai lầm của Vinacafe Biên Hòa. Với một quảng cáo sai sự thật
Vinacafe đang tự làm khó mình việc này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của thương
hiệu Vinacafe mà nó còn vi phạm đến đạo đức trong marketing khi quảng cáo sai sự
thật, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm.Trong đoạn
quảng cáo do Vinacafe Biên Hòa tung ra được chiếu trên hình quốc gia có trích dẫn:
“Được tuyển chọn từ café của 8 vùng đặc sản (Buôn Mê Thuột, Cầu Đất, Đăk Hà,
Đăk Mil, Khe Sanh, Chiềng Ban, Long Khánh, Chư Sê) ngon nhất Việt Nam..”.Tuy
nhiên, ông Lưu Đức Thanh - Trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý (Cục Sở hữu trí tuệ) cho
biết, sự thật không phải như vậy. Tất cả việc quảng cáo sai sự thật đã được chỉ rõ qua
phân tích của Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và
công nghệ).“ Việc Vinacafe Biên Hòa sử dụng địa danh đăng kí bảo hộ hồ tiêu, cao su
để quảng cáo cho café là không ổn như vậy là lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc
và xuất xứ sản phẩm”.
Quảng cáo sữa Vinamilk thông tin đến khách hàng sản phẩm sữa được chế biến
từ 100% sữa bò tươi nguyên chất, trong khi thực tế rằng sản phẩm được chế biến từ
bột sữa và chỉ chứa một lượng nhỏ sữa bò tươi nguyên chất.
Về lĩnh vực mỹ phẩm, các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như: L'Oreal,
Lancome và Olayđều sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng với gương mặt
65
không tỳ vết để quảng cáo cho tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, sự thật là những hình ảnh
quảng cáo đều là sản phẩm của Photoshop.
Một điều tiêu cực nữa của quảng cáo đó là quảng cáo phóng đại. Loại quảng
cáo này thường bỏ sót các thông tin, đưa những hình ảnh hay nêu lên chất lượng
phóng đại so với sự thật. Ví dụ như: Hầu hết quảng cáo của Hảo Hảo, Komachi,
Omachi hay các thương hiệu mì nổi tiếng đều nhấn vào việc ăn ngon, giá rẻ, "mì dai
rất thích", "ăn nghiện luôn", “công nghệ Nhật Bản giúp pha chế nhanh”, ăn nhanh sau
1 phút 30 giây, Cộng với đó, những hình ảnh miếng thịt gà, con tôm bắt mắt, khơi
dậy mùi thơm hấp dẫn lôi cuốn người xem khiến người tiêu dùng chú ý, thèm muốn
được một lần nếm, thưởng thức. Tuyệt nhiên không có quảng cáo nào đả động tới tác
hại của việc lạm dụng mì ăn liền.
Một dạng lạm dụng quảng cáo khác là đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ với
những từ ngữ không rõ ràng khiến khách hàng phải tự hiểu những thông điệp ấy. Ví
dụ như quảng cáo của trà Olong Tea Plus “Uống cho ngày thêm nhẹ”. Khi tung ra sản
phẩm “Trà Ô long TEA+ Plus”, Công ty PepsiCo Việt Nam đã cho rằng OTPP - thành
phần tự nhiên chiết xuất từ trà Ô Long - có tác dụng giúp hạn chế hấp thu chất béo,
đem lại cảm giác nhẹ nhàng. Tuy nhiên, theo khẳng định của các nhà khoa học, trong
nghiên cứu sinh hóa phẩm thì trong trà không hề có chứa chất nào tên OTPP. Việc
công ty PepsiCo Việt Nam khuếch đại công dụng của trà Ô long TEA+ Plus là “qua
mặt” cơ quan chức năng và lừa dối người tiêu dùng.
Nhiều quảng cáo còn tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản
phẩm, gây trở ngại cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn tiêu dùng tối
ưu. Điển hình là quảng cáo của viên sủi Plusssz “Uống hai viên sủi Plusssz mỗi ngày,
rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang là có thể phòng cúm”. Trong lúc thuốc đặc hiệu
vẫn chưa tìm ra, hiểu biết của người dân về bệnh và dịch còn chưa thấu đáo thì việc
quảng cáo phi đạo đức này rát dễ gây ngộ nhận, thậm chí là lừa gạt người tiêu dùng,
gây khó khăn cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch của ngành y tế.
Hạ bệ đối thủ cạnh tranh có thể là làm ngắn con đường để đi đến thành công
trong việc xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên không phải khách
hàng tiềm năng nào cũng dễ bị qua mặt, và họ sẽ lên tiếng chỉ trích hành vi này. Nhiều
66
công ty sử dụng báo đài như một công cụ để tung đòn triệt hạ đối thủ, nhưng cuối
cùng họ không ngờ rằng có những báo đài khác “ngoài tầm kiểm soát” đứng lên chống
lại họ. Đó là chưa kể vai trò ngày càng mạnh mẽ của các website, diễn đàn, mạng xã
hội cho phép người dùng có được tiếng nói đa chiều để kiểm chứng sự đúng – sai của
vấn đề.Bởi vậy đôi khi mũi tên bắn ra lại quay ngược về phía họ và làm giảm sút đáng
kể uy tín của người đã tạo ra cuộc chơi đó.
Hạt nêm Chin-su “không bột ngọt” mà chỉ có chất siêu ngọt: Với ý đồ đánh
vào tâm lý sợ bột ngọt ở người tiêu dùng, Masan đã tung ra quảng cáo “hạt nêm không
bọt ngọt” để cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo
không lâu, mẫu hạt nêm không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiểm nghiệm
và cho thấy: bột nêm “không bột ngọt” Chin-su có hàm lượng 1,21% bột ngọt. Không
chỉ riêng hạt nêm Chin-su mà hạt nêm Knorr, Maggi cũng chứa chất siêu ngọt. Và
thực chất, trong các loại hạt nêm này, thành phần không hoàn toàn kết tinh từ nước
hầm xương, thịt như các lời quảng cáo: “100% từ nước hầm xương”, “ngon từ thịt,
ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khỏe” mà có chứa rất nhiều bột ngọt.
Một quảng cáo phi đạo đức nữa đó là quảng cáo so sánh. Đặc điểm của quảng
cáo này là thường đẩy cao chất lượng của sản phẩm đó lên so với các sản phẩm đối
thủ hoặc không trực tiếp nhưng người xem dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm nào. Ví dụ
như quảng cáo nệm Kymdan “Nệm bằng cao su thiên nhiên có độ bền cao, không xẹp
lún, trong khi nệm lò xo, nệm nhựa vừa không bền, vừa dễ xẹp mà lại không tốt cho
sức khỏe”. Công ty Kymdam đã bị 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút (Vạn
Thành, Ưu Việt, Anh Dũng) khởi kiện ra tòa do quảng cáo không có căn cứ, gây thiệt
hại đến uy tín sản phẩm của họ.
Giữa những mẩu quảng cáo với nội dung phản cảm gây khó chịu cho người
xem thì những đoạn quảng cáo với thông điệp ý nghĩa, giàu tính nhân văn lại nổi bật
hơn cả.Tuy nhiên, một số DN lại lợi dụng điều này để lừa gạt người tiêu dùng.
Clip quảng cáo mỳ Gấu Đỏ với thông điệp mỳ Gấu đỏ - gắn kết yêu thương, ăn
một gói mỳ Gấu đỏ là bạn đã góp 10 đồng cho những trẻ em bị ung thư...thông điệp
đó đã đánh mạnh vào lòng trắc ẩn của khách hàng.Tuy nhiên nhiều độc giả cho rằng
67
sự đóng góp thực tế chưa được tương xứng với những gì đã kêu gọi...Sau đó, mọi
người sửng sốt khi phát hiện ra: Mỳ Gấu đỏ đã thuê 'diễn viên' để mua nước mắt của
khách hàng, không ít người đã phát hoảng khi biết được sự thật về bé Tuấn trong đoạn
Clip không phải là một đứa trẻ bị ung thư mà chỉ là một diễn viên đóng thế... Đa số
người xem clip quảng cáo cũng nghĩ Tuấn là nhân vật bị bệnh ung thư thật và hàng
ngày em đang đau đớn chống lại căn bệnh ung thư tại bệnh viện Nhi trung ương. Tuy
nhiên, tất cả đã vỡ lở khi mỳ Gấu đỏ lên tiếng đây chỉ là nhân vật được nhãn hàng
thuê đóng thế trong clip.
Không ít các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong khâu quản lý để áp dụng
những chiêu khuyến mãi “mua hàng trúng thưởng” nhưng không có người trúng, hoặc
những chiêu trò ma mãnh hòng thu lợi riêng cho mình và làm thiệt hại đến những sản
phẩm cùng loại khác.
Một số chương trình quảng cáo bắt chước nước ngoài để tạo ra các hiệu ứng
“giật gân” hay gây “sốc” với những hình ảnh, chi tiết bạo lực, nhố nhăng, nhảm nhí
không tạo được mấy thiện cảm của người tiêu dùng. Đã có rất nhiều ý kiến phê phán
sự xuất hiện những hình ảnh như: một cô gái chạy theo chàng trai đểngửi mùi kẹo
cao su; một cô dâu chạy xuống khỏi xe hoa để xem màu sơn trên ngôi nhà bên đường;
một con vi trùng gớm ghiếc trong bồn cầu; những mụn nhọt lở loét; rồi cảnh một cô
gái làm bắn thức ăn vào mặt người đối diện,..
Nhiều chương trình quảng cáo có cách diễn đạt thiếu trung thực về thông tin
các thành phần tạo nên sản phẩm, về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Ví dụ:
nhân sâm, các loại vitamin trong dầu gội đầu, thịt thăn và xương ống trong bột nêm;
uống sữa sẽ có sự phát triển vượt trội về chiều cao, về trí thông minh, sữa có thể bảo
vệ trẻ em khỏi vi khuẩn, thuốc trừ sâu không độc hại với ngườiNhiều chương trình
khuyến mãi với giải thưởng có giá trị lớn cũng gây nên tình trạng lãng phí, nhu cầu ảo
tăng vọt (uống bia trúng xe hơi).
Việc đầu tư cho quảng cáo là cần thiết, song điều cốt tử để tạo niềm tin bền
vững của khách hàng là chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, là văn hóa, đạo đức
trong kinh doanh.
68
3. Kết luận
Mới đây, cư dân mạng đồng loạt chia sẻ tin vui khi Nguyễn Giang Thành Đạt -
cậu bé lượm ve chai xếp giày cho bạn đi dã ngoại - đã được hiệu trưởng hai trường tài
trợ ăn học miễn phí. Mẹ của Đạt đang đi lượm ve chai cũng được một doanh nghiệp
ngành sữa hàng đầu Việt Nam nhận vào làm việc. Một cái kết có hậu cho một sự kiện
trên mạng xã hội bắt nguồn từ bức ảnh của nhà báo Phan Nghĩa (TP.HCM) đã làm lay
động trái tim của hàng triệu con người. Cách làm của doanh nghiệp sữa cũng như 2
ngôi trường nói trên là một trong những hoạt động của thời kỳ PR – Marketing, khi
người ta coi trọng đạo đức và sự tử tế.
Ở kỷ nguyên PR – Marketing 4.0, người tiêu dùng tin rằng đồng tiền bỏ ra
không chỉ thỏa mãn nhu cầu của mình mà còn góp phần cải tạo môi trường, gìn giữ
thiên nhiên, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững. Cùng với
một cái tên thuần Việt nhưng vươn ra tầm quốc tế. Doanh nghiệp nào làm được điều
ấy sẽ chiếm được không chỉ tâm trí mà còn cả trái tim của người tiêu dùng.
Vậy thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong thời đại hội
nhập trên con đường chinh phục người tiêu dùng chính là phải đảm bảo sao cho hoạt
động marketing thể hiện được đầy đủ 3 lợi ích: lợi ích khách hàng, lợi ích doanh
nghiệp và lợi ích xã hội.
Để phát huy được vai trò, chức năng của quảng cáo, doanh nghiệp và những
người liên quan có trách nhiệm chấp hành quy định của pháp luật về quảng cáo, tuân
thủ các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng.
Trong điều kiện hiện nay, quảng cáo là một trong những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ vi
phạm đạo đức cao, nên việc xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức kinh doanh nói
chung và đạo đức trong hoạt động quảng cáo nói riêng là cần thiết. Một mặt, tuân thủ
đạo đức kinh doanh góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và
lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp khác và lợi ích của nhà nước. Mặt khác, đạo
đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định, tạo được lòng
tin và thuyết phục đối với khách hàng.Trước những khó khăn thách thức như thế đòi
hỏi các DN Việt Nam phải không ngừng trau dồi học hỏi hoàn thiện khả năng để trở
nên vững vàng đối đầu với những thử thách.
69
David Ogilvy, nhà sáng lập Công ty Quảng cáo Ogilvy & Mather, từng chủ
trương quảng cáo chỉ nên tập trung vào sự kiện, không cần dùng tính từ hoa mỹ. Bởi
quảng cáo hay có thể khiến khách hàng mua sản phẩm nhưng nếu chất lượng sản
phẩm ấy không tốt thì họ chỉ mua một lần thôi và từ đó có thể làm giảm doanh số bán
hàng.Quảng cáo sai sự thật trước hết sẽ đem lại ảnh hưởng xấu cho hình ảnh thương
hiệu, gây tổn thất về mặt kinh tế, khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm. Điều
quan trọng hơn, mất niềm tin từ khách hàng là mất tất cả.
Tóm lại, trong nền kinh tế hội nhập, để phát triển bền vững các doanh nghiệp
cần xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh, đặc biệt là vấn
đề đạo đức trong marketing, điều này vô cùng cấp bách và cần thiết.Làm tốt điều này,
sẽ giúp các doanh nghiệp có những phương án cũng như chiến lược kinh doanh trong
việc cạnh tranh lành mạnh và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp trên thị trường
Việt Nam và thế giới.
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
duc-trong-marketing-cua-vinacafe-bien-hoa
5. https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/cho-vi-du-ve-hanh-vi-
canh-tranh-khong-lanh-manh-o-nuoc-ta-hien-nay-.aspx
70
QUẢNG CÁO PHI ĐẠO ĐỨC
ThS. Trịnh Thị Hồng Minh
Khoa Marketing – ĐH Tài chính – Marketing
Tóm tắt
Quảng cáo là một hoạt động mà chúng ta gặp hàng ngày và dường như chúng
ta không thể “chối từ” sự hiện diện của nó. Bằng việc sử dụng những phương tiện
truyền thông đại chúng quảng cáo đã tác động nhanh chóng và rộng rãi đến mọi
người. Quảng cáo còn ảnh hưởng đến nhận thức xã hội, làm thay đổi thói quen người
tiêu dùng, lôi cuốn họ theo những mục đích mà quảng cáo hướng đến, thậm chí còn
điều chỉnh và định hướng cả thị trường. Ở nhiều nước, những quy tắc chung cùng
chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm trong quảng cáo được đề cao, xem xét kỹ lưỡng và
có những chế tài để kiểm duyệt, quản lý và giám sát. Ở nước ta hoạt động quảng cáo
còn thiếu tính chuyên nghiệp, những quy định pháp lý chưa chặt chẽ, điều này đã dẫn
đến không ít vi phạm về đạo đức, sự thiếu trách nhiệm, thậm chí lừa dối khách hàng,
người tiêu dùng. Bài viết này tác giả đề cập đến một số hoạt động quảng cáo phi đạo
đức và đề xuất một số biện pháp hạn chế.
1. Quy tắc đạo đức trong quảng cáo
Có rất nhiều khái niệm về quảng cáo, theo Nghị định 194/CP của Chính phủ về
hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam thì “Hoạt động quảng cáo bao gồm việc
giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng
hóa, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ.” Theo P.Kotler: “Quảng cáo là thông báo phải trả tiền, một chiều và không
cho cá nhân ai, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các
dạng truyền thông khác nhằm cổ động có lợi cho một hàng hóa, một nhãn hiệu, một
công ty, tổ chức nào đó.”
Đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo là một tập hợp các nguyên tắc
chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ
thể. Đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn
71
mực đạo đức xã hội chung. Rất khó để xây dựng những căn cứ nhất định một mẫu
quảng cáo đủ chất lượng để xuất hiện trước công chúng. Thêm vào đó, quy tắc đạo
đức trong quảng cáo lại khá bao quát và khó định đúng sai, do nó chủ yếu dựa vào
những chuẩn mực riêng của từng cá nhân hay từng xã hội. Xã hội Phương Tây chắc
chắn sẽ có chuẩn mực đạo đức khác với xã hội phương Đông. Tuy nhiên, vẫn có một
số nền tảng cho quảng cáo, mà hai nền văn hoá đều tìm thấy tiếng nói chung. Đó là
qui tắc 3A: Advocasy (tính tích cực), Accurcy (độ chính xác) và Acquisitiveness (sức
truyền cảm). Cụ thể:
Tính tích cực: một quảng cáo được xem như tích cực khi nó không vi phạm
những điều sau: không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay giới tính, không có hành vi
hay thái độ chống đối xã hội, không đề cập đến những vấn đề có tính chất cá nhân,
không dùng ngôn ngữ không phù hợp như tiếng lóng hoặc tiếng nói tục, không có
cảnh khoả thân
Độ chính xác: quảng cáo phải tuyệt đối đảm bảo độ chính xác, đặc biệt khi đề
cập đến thành phần sản phẩm, kết quả thử nghiệm Tuyệt đối không được dùng
những từ ngữ “tốt nhất “ “số 1“
Sức truyền cảm: quảng cáo bị đánh giá là không truyền cảm khi có lạm dụng
hình ảnh “nhạy cảm“ về giới tính không liên quan đến sản phẩm, lạm dụng hình ảnh
người tật nguyền hoặc thiểu năng, quảng cáo gây những cảm giác không phù hợp như
sợ hãi hoặc căm ghét
2. Quảng cáo phi đạo đức
Mỗi ngành nghề đều có những qui tắc, luật lệ riêng của nó. Tuy nhiên, đối với
ngành quảng cáo còn non trẻ như tại Việt Nam hiện nay, khi luật quảng cáo và các qui
tắc đạo đức trong quảng cáo còn tương đối lỏng lẻo, thì hầu như mọi người trong nghề
đều tự dựa vào những chuẩn mực đạo đức của riêng mình khi tạo ra một sản phẩm
quảng cáo mới. Điều đó đôi khi dẫn đến những sai lầm không chỉ của sản phẩm quảng
cáo đó, mà có thể người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Sự vô trách nhiệm và thiếu đạo
đức trong quảng cáo, buông lỏng quản lý trong cấp phép, kiểm tra và giám sát đã dẫn
tới ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo
72
đảm như quảng cáo, cũng như những ảnh hưởng xấu đến nhận thức xã hội và cả trong
giáo dục, hình thành nhân cách ở lứa tuổi nhỏ. Một quảng cáo phi đạo đức nếu nó vi
phạm một trong số những điều sau đây:
Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm quá mức. Đặc điểm chung của
các quảng cáo phóng đại là thường bỏ sót thông tin, không đưa ra những thông tin
quan trọng như thông số kỹ thuật, chức năng, tiện ích; so sánh sản phẩm dịch vụ của
mình với sản phẩm kém chất lượng; có sự chứng thực của các cơ quan chức năng,
người nghiên cứu chuyên ngành mặc dù không biết người quảng cáo có hiểu rõ về sản
phẩm không; cung cấp thông tin mà sản phẩm không hề có. Chúng ta từng nghe rất
nhiều quảng cáo phóng đại như: “cuộc sống sẽ thú vị biết bao nếu như có X” hay “ngù
trên nệm Y giống như ngủ trên mây”, không ai có thể kiểm chứng được những điều
này. Những quảng cáo phóng đại không chỉ lừa đối người tiêu dùng mà còn gây ảnh
hưởng tiêu cực đến xã hội. Đã có rất nhiều quảng cáo nói sai sự thật dẫn đến hệ lụy
xấu, nhất là những sản phẩm đồ ăn, mỹ phẩm, sữa. Sản phẩm Nivea “Bio-Slim
Complex” được tung ra thị trường với cam kết giảm cân nặng, kích thước cơ thể. Tuy
nhiên khi sử dụng được một thời gian mọi người phát hiện da của họ bị sạm, nổi mẩn
đỏ trong khi kích thước cơ thể không giảm. Hãng bị tẩy chay và Nivea phải nộp phạt
hơn 800 nghìn đô để giải quyết hậu quả. Hay hãng sữa Enfamil Lipil quảng cáo “Sữa
Enfamil Lipil được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện não của trẻ”. Sản phẩm đã
được tiêu thụ nhanh chóng nhưng các bà mẹ phát hiện những đứa con bị suy dinh
dưỡng nặng nề, thiếu chất, trái ngược hoàn toàn so với quảng cáo.
Quảng cáo đưa ra lời giới thiệu mơ hồ với những từ ngữ không rõ ràng.
Các hãng hàng không giá rẻ thường quảng cáo giá vé rất hấp dẫn như bay từ Hà Nội
sang Thái Lan hay từ TP.HCM sang Singapore chỉ tốn 25 đôla. Đúng ra, họ phải ghi
rõ giá này chưa bao gồm nhiều loại phí khác và mỗi chuyến bay chỉ có một tỷ lệ nhỏ
ghế ngồi bán theo giá này. Loại quảng cáo bỏ sót thông tin thường gây phẫn nộ cho
khách hàng mỗi khi họ phát hiện mình bị “chơi khăm”. Chẳng hạn, hàng trăm người
từng dậy sớm, hăm hở xếp hàng chờ mua bộ sạc pin giá chỉ có 19.000 đồng, máy ảnh
kỹ thuật số giá 199.000 đồng hay máy in giá chỉ 1 đôla. Nhà quảng cáo các loại thông
điệp nóng hổi này chỉ hướng sự quan tâm tích cực của công chúng trong những ngày
73
trước giờ bán, còn chắc chắn sau đó sự quan tâm này sẽ chuyển thành bao lời chê bai
và ấn tượng xấu khó phai. Lẽ ra quảng cáo phải ghi rõ, tức là không bỏ sót những
thông tin quan trọng như phải có hóa đơn mua hàng trên 2 triệu đồng mới được mua
bộ sạc pin giá rẻ; số lượng máy ảnh, máy in bán ra với giá nói t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_dao_duc_trong_marketing_thach_thuc_cua_doanh_nghie.pdf