Khóa luận Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam – thực trạng và triển vọng

Công ty TNHH Ford Vietnam, đăng ký tại Mỹ, là liên doanh giữa Tập đoàn Ford Motor theo giấy phép số 1365/GP ngày 5/9/1995, vốn đầu tư 102,7 triệu USD, để sản xuất lắp ráp ô tô tại tỷnh Bình Dương. Hiện nay công ty đã góp trên 75 triệu USD vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 6 năm 1997. Tổng doanh thu từ đó tới nay đạt trên 165,7 triệu USD, doanh thu hàng năm tăng gấp đôi, doanh thu năm 2000 đạt 27 triệu USD, tăng lên 54 triệu USD năm 2001 và trong tháng 11 năm 2002 đạt 68 triệu USD, tạo việc làm cho 360 lao động trực tiếp.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam – thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rằng dù biến động cùng chiều với dòng vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp nói chung nhưng nguồn vốn này hết sức nhạy cảm với mọi thay đổi trong môi trường đầu tư của Việt Nam với tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cũng biến đổi tương ứng. Trong giai đoạn thăm dò tìm hiểu thăm dò thị trường, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam rất nhỏ, chỉ đạt tới 3 triệu USD, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư “thăm dò”. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư và công nghiệp, vốn đầu tư của Mỹ cũng gia tăng đáng kể, nâng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lên 4,6% khi đầu tư nước ngoài có những dấu hiệu suy giảm (do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, do những yếu kém nội tại của môi trường đầu tư Việt Nam), nguồn vốn đầu tư của Mỹ giảm sút với tộc độ nhanh hơn tổng nguồn vốn, làm giảm tỷ trọng của đầu tư Mỹ xuống còn 2,8% nhưng đến 2001 - 2002 lại tăng lên 3,15%, vận động của dòng vốn này được biểu thị ở đồ thị 1: Đồ thị 1: Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002 Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng trong tổng vốn ĐTNN 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Tuy nhiên, như phần trên đã đề cập, cần xem xét nhận định thêm quá trình vận động của đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam như là kết quả của những cột mốc trong mối quan hệ giữa hai nước (với 3 mốc cơ bản là việc dỡ bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ, ký kết và thực thi hiệp định thương mại giữa hai quốc gia), và dưới góc độ đặc điểm, chính sách đầu tư ra nước ngoài của Mỹ. 2.1.1. Lượng vốn và lượng dự án qua các năm Như đã phân tích ở trên, Mỹ bắt đầu có dự án đầu tư vào công nghiệp từ năm 1988. Trải qua hơn 10 năm, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam có lúc thăng, lúc trầm gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể, Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng đầu tư của Mỹ là một trong những dòng đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Vào đầu năm 1994, việc chính phủ Hoa kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận kéo dài gần 20 năm chống Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các nhà đầu tư Mỹ nói riêng cũng như giới đầu tư quốc tế nói chung. Họ coi sự kiện này chính là cơ sở cần thiết cho hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Chưa đầy 3 tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Hoa kỳ tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, những chai nước ngọt Pepsi đã được tung ra thị trường Việt Nam từ nhà máy nước ngọt quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt các dự án đầu tư được nghiên cứu, tìm hiểu và đàm phán với đối tác Việt Nam ngay trong thời kỳ lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực nay bắt đầu triển khai thực hiện. Sự sốt sắng của các công ty Mỹ còn thể hiện rõ khi cùng một lúc có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay sau khi hủy bỏ lệnh cấm vận có một ngày. Hiện nay các nhãn hiệu sản phẩm của các công ty Mỹ như Coca Cola, Pepsi, Camay, Pantene Pro V, Caltex, Ford, ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Có thể nói mặc dù là những người đến sau nhưng các nhà đầu tư Mỹ vẫn tìm được cho mình một chỗ đứng trong các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đến cuối năm 1994, sau gần một năm Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đã có 22 dự án với số 226,9 triệu USD của các công ty Mỹ đầu tư vào Việt Nam (đồ thị 2.2). Làn sóng đầu tư của Mỹ đạt tới đỉnh cao nhất vào năm 1995 khi tiến hành bình thường hóa được tuyên bố chính thức hai thỏa thuận thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại được ký kết. Chỉ riêng năm 1995 có thêm 25 dự án với số vốn 523,62 triệu USD. Kết quả là Mỹ nhanh chóng chuyển từ vị trí thứ 14 (1994) lên vị trí thức 9 trong danh sách các nước đầu tư vốn vào Việt Nam. Đến năm 1996 có thêm 12 dự án với số vốn 92,76 triệu USD, con số này năm 1997, 198, 1999, 2000 lần lượt là: 13 dự án (248,26 triệu USD); 16 dự án (92,38 triệu USD), 17 dự án (119,21 triệu USD), 20 dự án (87 triệu USD). Tính đến hết ngày 19 tháng 11 năm 2001, đầu tư của Mỹ đứng thứ 13 trong số các nước đầu tư lớn tại Việt Nam với 187 dự án - tổng số vốn đầu tư trên 1,73 tỷ USD. 2.1.2. Quy mô vốn đầu tư Trong giai đoạn 1988 - 2002, quy mô dự án trung bình là gần 10,17 triệu USD/dự án, thấp hơn quy mô trung bình của các dự án vào Việt Nam nói chung là khoảng trên 11 triệu USD. Từ số liệu về số dự án và số vốn đầu tư qua các năm, chúng ta có thể đánh giá được về quy mô trung bình của dự án qua các năm. Nếu quy mô trung bình của các dự án giai đoạn 1988 - 1993 rất nhỏ (chỉ khoảng 0,09 triệu USD/dự án thì năm có quy mô trung bình dự án lớn nhất là năm 1995 với 20,34 triệu USD dự án. Tuy nhiên có thể nhận thấy trong giai đoạn 1996 - 2001 quy mô trung bình của dự án giảm dần. Trên thực tế, các dự án đăng ký có quy mô vốn từ 50 triệu USD trở lên còn rất ít, chỉ chiếm 6,87% trong tổng số các dự án. Các dự án từ 30 - 50 triệu USD, chỉ chiếm 9,16% trong khi dự án dưới 10 triệu USD chỉ chiếm 61,06% trong tổng số các dự án đầu tư. 2.2. Cơ cấu đầu tư của Mỹ tại Việt Nam 2.2.1. Đầu tư của Mỹ tại Việt Nam theo hình thức đầu tư Đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 104 dự án có tổng số vốn đầu tư 632,74 triệu USD (chiếm 68,8% về số dự án và 58,7% vốn đầu tư). Hình thức liên doanh có 34 dự án với tổng vốn đầu tư 310,33 triệu USD (chiếm 22,5% số dự án và 28,8% vốn đầu tư). Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 13 dự án với tổng vốn đầu tư 134,1 triệu USD (chiếm 8,7% số dự án và 12,5% vốn đầu tư). Bảng 9: Hình thức đầu tư của Mỹ tại Việt Nam (Tính đến hết 19/11/2002 – các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 100% vốn nước ngoài 104 68,8 632,74 58,7 Liên doanh 34 22,5 310,33 28,8 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 13 8,7 134,1 12,5 Tổng 151 100,00 1077,19 100,00 Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.2. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam theo lĩnh vực Đầu tư của Mỹ có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam nhưng có sự tập trung vào một số phân ngành nhất định. Đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt gần 20%/năm, góp phần quan trọng trong việc đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt trên 10%/năm. Các dự án của Mỹ chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 104 dự án có tổng số vốn đăng ký 665,67 triệu USD, chiếm 68,8% về số dự án và 59% vốn đầu tư đăng ký. Riêng công nghiệp nặng có 55 dự án với tổng vốn đăng ký 328,6 triệu USD và công nghiệp dầu khí có tới 6 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 123,8 triệu USD. Đầu tư trực tiếp của Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, trong đó tỷ trọng đầu tư nước ngoài về khách sạn, du lịch giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông, y tế, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh. Đây là dấu hiệu tích cực nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tính đến hết ngày 31/10/2002 đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ có 33 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 278,98 triệu USD – chiếm 21,9% số dự án và 26,7% vốn đầu tư, trong đó lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục có 9 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 103,3 triệu USD. Cuối cùng là lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp với 14 dự án – tổng vốn đầu tư đăng ký 132,54 triệu USD - chiếm 9,3% số dự án và 12,3% vốn đầu tư. Chi tiết bảng 10 Bảng 10: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam phân theo ngành (Tính đến 31/10/2002 - các dự án còn hiệu lực) Ngành Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng (%) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp nặng 55 36,42 328,603 30,51 122,056 22,67 Công nghiệp dầu khí 6 3,97 123,800 11,49 172,653 32,06 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 11 7,28 116,344 10,80 47,176 8,76 VH - YT - GD 9 5,96 103,330 9,59 23,662 4,39 Công nghiệp nhẹ 22 14,57 72,868 6,76 27,776 5,16 Tài chính - Ngân hàng 5 3,31 67,150 6,23 52,500 9,75 Xây dựng 7 4,64 66,419 6,17 25,551 4,74 Khách sạn - Du lịch 2 1,32 52,200 4,85 3,519 0,65 Công nghiệp thực phẩm 13 8,61 41,920 3,89 5,674 1,05 GTVT - Bưu điện 7 4,64 40,931 3,80 35,131 6,52 Dịch vụ 9 5,96 26,427 2,45 15,314 2,84 Thủy sẩn 3 1,99 16,205 1,50 3,780 0,70 Xây dựng VP - Căn hộ 1 0,66 16,000 1,49 3,755 0,69 XD HT KCX-KCN 1 0,66 5,000 0,46 0 0 Tổng số 151 100,00 1077,197 100 538,547 100,00 Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.3. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư Về địa bàn đầu tư, cũng như các quốc gia khác, đầu tư của Mỹ tập trung vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Riêng 6 tỉnh thành này đã chiếm tới 76,82% về số dự án và 83,62% tổng vốn đầu tư. Chi tiết xem bảng 11 Bảng 11: Đầu tư trực tiếp của Mỹ theo địa bàn đầu tư (Tính hết ngày 31/10/2002 - Các dự án còn hiệu lực) Địa phương Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng (%) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ trọng (%) TP. Hồ Chí Minh 55 36,42 216,707 20,10 71,173 13,22 Hà Nội 24 15,89 188,293 17,47 74,548 13,84 Đồng Nai 13 8,61 172,575 16,01 49,805 9,25 Hải Dương 1 0,66 123,800 11,49 75,539 14,03 Bình Dương 17 11,26 102,700 9,53 44,830 8,32 Bà Rịa - Vũng Tàu 6 3,97 97,220 9,02 12,330 2,29 Hà Tây 3 1,99 25,800 2,39 20,000 3,71 Đắc Lắc 2 1,32 12,064 1,12 6,581 1,22 Quảng Nam 1 0,66 11,283 1,05 0 0 Bạc Liêu 1 0,66 10,465 0,97 2,480 0,46 Dầu khí và địa phương khác 28 18,54 116,29 10,79 181,261 33,66 Tổng số 151 100,00 1077,197 100,00 538,547 100,00 Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Xét trên quan điểm về phân bổ đầu tư việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện như sau: Tại vùng Bắc bộ, đầu tư của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng 63,8%, ngành công nghiệp nặng chiếm 12,2%, ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 9,3%; Tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đầu tư của Mỹ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng chiếm 23,3%, ngành khách sạn du lịch chiếm 22,6% và ngành giao thông vận tải bưu điện chiếm 13%; Tại vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, đầu tư của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 24%, ngành xây dựng chiếm chiếm 19,7%, ngành khách sạn du lịch chiếm 36,7% và ngành công nghiệp nhẹ chiếm 10,5%; Tại vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, đầu tư của Mỹ tập trung vào ngành công nặng 22,8%, ngành công nghiệp nhẹ chiếm 19,4%, ngành xây dựng văn phòng chiếm, trang trí nội thất chiếm 15,4%; Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 55,3%, trong khi ngành lớn thứ hai là ngành công nghiệp nhẹ chỉ chiếm 14,2% và ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 12,4%. (Nguồn Vụ đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) 2.3. Tình hình triển khai của một số dự án của các tập đoàn đa quốc gia lớn của Mỹ tại Việt Nam 1. Công ty TNHH Cargill Vietnam, do tập đoàn Cargill Asia Pacific đầu tư 100% vốn theo giấy phép số 1411/GP ngày 31/10/1995, vốn đầu tư 76,3 triệu USD, để sản xuất, chế biến các loại nông sản thực phẩm, dầu thực vật (dầu dừa, dầu đậu tương, dầu vừng, dầu lạc,… trừ dầu cọ), bột có đạm cao, các loại a-xít béo, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thuỷ sản; chăn nuôi gà giống; sản xuất ngô lai giống, xây dựng kho chứa hàng nội bộ; thành lập trung tâm hướng dẫn chăn nuôi và thu mua, chế biến cà phê xuất khẩu. Công ty hoạt động tốt, doanh thu cao, bắt đầu có lãi. Hiện đã góp trên 36 triệu USD, sản xuất có doanh thu từ tháng 10 năm 1996. Tổng doanh thu tới nay đạt 235,76 triệu USD, trung bình doanh thu mỗi năm đạt trên 50 ngàn USD, tạo việc làm cho gần 300 lao động trực tiếp. Công ty TNHH Cargill Vietnam là đối tác trong dự án Cảng Bà Rịa – Serece. Việc tham gia của Công ty trong dự án này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận, nhưng hiện còn tranh chấp về giá chuyển nhượng vốn trong hợp đồng (có thể không thực hiện được). Thêm vào đó, Công ty chưa triển khai được Chi nhánh sản xuất tại tỷnh Hưng Yên do vướng mắc về đền bù và giải phóng mặt bằng. 2. Công ty TNHH Colgate – Palmolive do Tập đoàn Colgate – Palmolive (New York) đầu tư 100% vốn theo giấy phép số 1524/GP ngày 23/3/1996, vốn đầu tư 40 triệu USD để sản xuất xà phòng, thuốc đánh răng tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đã góp 15,7 triệu USD vào thực hiện, sản xuất có doanh thu từ quí 2 năm 1996, hoạt động tốt, đã có lãi. Tổng doanh thu từ khi hoạt động tới nay đạt trên 41 triệu USD, trung bình mỗi năm doanh thu khoảng 8 triệu USD, tạo việc làm cho gần 200 lao động trực tiếp. 3. Công ty TNHH điện quốc tế Kidwell Việt Nam do tập đoàn Kidwell International Power đầu tư 100% vốn theo giấy phép số 2131/GP ngày 20/8/1999, vốn đầu tư 39,58 triệu USD để xây dựng Trạm phát điện 40 MW tại tỷnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện đã góp vốn và xây dựng cơ bản. 4. Tập đoàn Procter & Gamble Vietnam, đăng ký tại Singapore, vốn đầu tư 83 triệu USD, liên doanh với công ty Phương Đông (Bộ Công nghiệp) để sản xuất hàng mỹ phẩm (xà phòng, bột giặt, thuốc đánh răng, nước gội đầu) theo giấy phép số 1052/GP ngày 23/11/1993. Dự án đã sản xuất từ tháng 1 năm 1996. Tổng doanh thu tới nay đạt 113,68 triệu USD. Doanh thu tăng hàng năm, từ năm 1999 đạt 18,7 triệu USD lên 21,94 triệu USD năm 2001 và 25,4 triệu USD năm 2002, tạo việc làm cho 275 lao động trực tiếp. Hiện nay dự án triển khai tốt, có sản phẩm xuất khẩu và đã giảm được lỗ. Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương, 100% vốn của Mỹ, vốn đầu tư 20 triệu USD, để sản xuất băng vệ sinh tại tỷnh Bình Dương theo giấy phép số 1812/GP ngày17/01/1997. Do dự kiến sáp nhập 2 công ty lại nên hiện nay công ty đang tạm ngưng triển khai tới hết năm 2003. 5. Công ty nước giải khát quốc tế (Pepsi IBC) là liên doanh giữa tập đoàn Pepsico Global Investment II B.V đăng ký tại Hà Lan với Công ty cổ phần thương mại du lịch thành phố Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư 110 triệu USD, để sản xuất nước giải khát, nước tinh khiết, tại thành phố Hồ Chí Minh theo giấy phép đầu tư số 291/GP ngày 24/12/1991. Liên doanh đã hoạt động từ 01/01/1992, tổng doanh thu tới nay đạt trên 175 triệu USD, doanh thu mỗi năm đều tăng (từ 24,5 triệu USD năm 1999, lên 28,8 triệu USD năm 2000, năm 2001 đạt 28 triệu USD và đến hết tháng 11/2002 đạt 20 triệu USD) nhưng vẫn còn đang lỗ, tạo việc làm cho 950 lao động trực tiếp. 6. Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Vietnam, 100% vốn của Tập đoàn Coca-cola Indochina đăng ký tại Singapore, vốn đầu tư trên 385 triệu USD, để sản xuất nước ngọt theo giấy phép đầu tư số 1384/GP ngày 27/9/1995 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2001, đã hợp nhất với Công ty Coca-Cola Ngọc Hồi thành công ty Coca-Cola Vietnam. Công ty hoạt động tốt, đã góp 54% vốn đầu tư vào thực hiện, tổng doanh thu từ khi hoạt động tới nay đạt 174,39 triệu USD, tạo việc làm cho 1496 lao động trực tiếp. 7. Công ty TNHH Ford Vietnam, đăng ký tại Mỹ, là liên doanh giữa Tập đoàn Ford Motor theo giấy phép số 1365/GP ngày 5/9/1995, vốn đầu tư 102,7 triệu USD, để sản xuất lắp ráp ô tô tại tỷnh Bình Dương. Hiện nay công ty đã góp trên 75 triệu USD vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 6 năm 1997. Tổng doanh thu từ đó tới nay đạt trên 165,7 triệu USD, doanh thu hàng năm tăng gấp đôi, doanh thu năm 2000 đạt 27 triệu USD, tăng lên 54 triệu USD năm 2001 và trong tháng 11 năm 2002 đạt 68 triệu USD, tạo việc làm cho 360 lao động trực tiếp. Liên quan tới quyết định 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời ký 2001-205, Công ty Ford cho rằng việc Chính phủ Việt Nam cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng và xe ô tô nguyên chiếc (năm 2001 cho phép nhập khẩu xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên, và năm 2003 cho phép nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi) gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam. Công ty kiến nghị bãi bỏ các qui định trên. 8. Bệnh viện quốc tế Mỹ, 100% vốn nước ngoài, đăng ký tại Thuỵ Sĩ, do Công ty Keystone Management Development (của Việt kiều tại Mỹ), vốn đầu tư 50 triệu USD để xây dựng bệnh viện tại Hà Nội theo giấy phép số 1817/GP ngày 20/1/1997. Dự án đã nhiều lần được gia hạn tiến độ góp vốn pháp định. UBND thành phố Hà Nội trong tháng 5 năm 2001 đã hoàn thành thủ tục cho thuê đất. Hiện bệnh viện quốc tế Mỹ đã được cấp đất, cắm mốc đất và cấp mã số thuế để tiến hành xây dựng cơ bản. Tuy nhiên tiến độ triển khai dự án rất chậm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đôn đốc và kêu gọi chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. 9. Công ty TNHH Compaq Vietnam (100% vốn nước ngoài), đăng ký tại Hà Lan, thuộc tập đoàn COMPAQ (HP), vốn đầu tư 1 triệu USD để hoạt động tiếp thị, đào tạo và bảo hành những hệ thống Compaq tại Việt Nam theo giấy phép số 29/GP do UBND thành phố Hà Nội cấp, hiện đã hoạt động chính thức từ tháng 1 năm 2000. 10. Công ty TNHH Oracle Vietnam (100% vốn nước ngoài), vốn đầu tư 1,065 triệu USD để phát triển phần mềm theo giấy phép số 1462/Gp ngày29/12/1995 tại Hà Nội. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 1996. Hiện nay, Công ty đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thị trường Việt Nam còn nhỏ nên tạm thời đã đóng cửa tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. 11. Công ty TNHH IBM Vietnam (100% vốn nước ngoài), đăng ký tại Mỹ, thuộc Tập đoàn IBM World, vốn đầu tư 1,7 triệu USD để tiếp thị, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ IBM tại Việt Nam theo giấy phép số 1174/GP ngày 18/3/1995. 12. Công ty viễn thông Motorola Vietnam (100% vốn nước ngoài), đăng ký tại Mỹ, thuộc tập đoàn Motorola, vốn đầu tư 2 triệu USD để làm dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì các sản phẩm Motorola theo giấy phép đầu tư số 38/GP do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 12/12/1998. Hiện công ty đã chính thức hoạt động từ tháng 1 năm 2000. 13. Công ty TNHH Hewlett Packard Vietnam (100% vốn nước ngoài), đăng ký tại Hà Lan, vốn đầu tư 4,5 triệu USD để tiếp thị, đào tạo, tư vấn, bảo hành và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo giấy phép số 1462/GP ngày 29/12/1995, công ty đã chính thức hoạt động từ tháng 1 năm 1996, tổng doanh thu đạt gần 2 triệu USD 14. Công ty TNHH Oral-B Vietnam (100% vốn nước ngoài), đăng ký tại Mỹ, thuộc tập đoàn Gillete, vốn đầu tư 5 triệu USD để sản xuất bàn chải, thuốc đánh răng theo giấy phép số 1231/GP ngày 12/5/1995 tại Bình Dương, doanh nghiệp chính thức hoạt động từ năm 1997, tổng doanh thu tới nay gần 10 triệu USD và đã giảm hết lỗ. 15. Tập đoàn Kimberly - Clark: có 2 dự án Công ty TNHH Kimberly - Clark Hà Nội và Công ty TNHH Kimberly - Clark Vietnam tại Bình Dương. Cuối năm 2000 đã sáp nhập thành một dự án 100% vốn nước ngoài (giấy phép số 192/GP ngày 28/5/1991), vốn đầu tư 10 triệu USD, sản xuất băng vệ sinh tại KCN Việt Nam – Singapore, Bình Dương. Hoạt động tốt, tổng doanh thu đạt 63 triệu USD, đã bắt đầu có lãi. Ngoài ra, Tập đoàn Kimberly - Clark còn có 1 dự án tại Đồng Nai theo giấy phép số 20/GP do UBND tỷnh cấp ngày 14/5/1999, vốn đăng ký trên 3 triệu USD, hiện đã sản xuất có doanh thu từ năm 2001. 16. Tập đoàn Conoco tham gia 4 Hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, gồm: - Hợp đồng dầu khí lô 15 - 2 (giữa Tổng Công ty dầu khí Việt Nam với Japanese Petrolum – Nhật Bản và Conoco đăng ký tại Vương quốc Anh) - Hợp đồng dầu khí lô 133, 134 (giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với Conoco đăng ký tại Vương quốc Anh). - Hợp đồng dầu khí lô 15 - 1 (giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với KNOC - Conoco - SK - Geopetrol đăng ký tại Hà Lan) - Hợp đồng dầu khí lô 16 - 2 (giữa Tổng Công ty dầu khí Việt Nam với Conoco - KNOC đăng ký tại Hàn Quốc) 3. Đánh giá chung về đầu tư của Mỹ vào Việt Nam 3.1. Những kết quả đạt được * Tuy chưa tương xứng với tiềm năng nhưng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc bổ sung nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Có thể nhận định chung là giá trị vốn đầu tư của Mỹ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất nhỏ so với tiềm năng đầu tư của quốc gia này (tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 14 năm (1988 - 2001) chỉ gần bằng 1% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Mỹ năm 2001 là 162 tỷ USD). Tuy nhiên, lượng vốn này cũng là đáng kể đối với Việt Nam, hiện Mỹ là nước đầu tư lớn thứ 13 trong tổng số gần 66 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1988 - 2002, phần lớn các dự án của Mỹ hoạt động tốt. Tính đến ngày 19/11/2002, tổng vốn đầu tư thực hiện là 538.548.031USD đem lại 780.523.461USD doanh thu và tạo ra 5469 công ăn việc làm (Vụ đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đây là nguồn vốn đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hút cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta. * Các dự án đầu tư của Mỹ đã có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Xét về tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực chính của nền kinh tế, đầu tư của Mỹ được phân bổ theo hướng ưu tiên các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ. Cụ thể các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí...) với 73 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 591,79 triệu USD, chiếm 59,6% về số dự án nhưng chiếm 54,94% về vốn đầu tư. Trong đó đáng chú ý một số dự án lớn như Dự án sản xuất lắp ráp ô tô Ford (102 triệu USD), Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với Unocal và Moeco (30,8 triệu USD), công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD), Công ty THHH Procter & Gamble (20 triệu USD), Công ty THHH điện quốc tế Kidwell (39,6 triệu USD),... Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hóa, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng...) đứng thứ hai với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 311,04 triệu USD, chiếm 22,54% số dự án và 28,87% tổng số vốn. Trong đó đáng chú ý là 4 dự án chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 65 triệu USD như City Bank, Bank of America, Mahatan Bank, United Overseas Bank, Công ty kiểm toán quốc tế Arthur Andersen Việt Nam (1 triệu USD), Công ty cho thuê máy xây dựng V.Trac (17 triệu USD), Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Barker Hughes (10 triệu USD). Hiện cũng có 8 dự án lắp ráp máy tính, sản xuất, thiết kế phần mềm tin học như công ty TNHH Next Level Crown (8 triệu USD), Công ty dịch vụ tin học IBM Việt Nam (1,7 triệu USD),... mở ra những khả năng mới trong hợp tác phát triển công nghệ thông tin và phần mềm Việt Nam. Lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ với 27 dự án, tổng vốn đăng ký 174,47 triệu USD, chiếm 17,89% về số dự án và 16,2% về vốn, tập trung vào lĩnh vực phân bón, sản xuất thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm. Đáng chú ý là các dự án sản xuất thức ăn gia súc Cargill (76,2 triệu USD), Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi (14,9 triệu USD), Công ty Dor Shing Việt Nam sản xuất sữa đậu nành (12 triệu USD), Công ty duyên hải Bạc Liêu chế biến thủy sản (4,1 triệu USD),... Đồ thị 2 - biểu thị cơ cấu vốn đăng ký của Mỹ theo lĩnh vực chính Đồ thị 2: Cơ cấu vốn đầu tư của Mỹ theo lĩnh vực chính * Đầu tư của Mỹ đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Thông qua việc tiếp nhận đầu tư của Mỹ, ta tiếp thu được công nghệ và kỹ thuật hiện đại vì Mỹ là nước nằm trong số các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất thế giới nên Mỹ là một trong số rất ít các nước có điều kiện thuận lợi để phát triển nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ của mình. Hiện nay Mỹ đứng đầu thế giới trên rất nhiều lĩnh vực như điện tử tin học, công nghệ bán dẫn, công nghệ khai khoáng, cơ khí, chế biến, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày nay đã tạo ra một sân chơi công bằng, bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư. Để có thể cạnh tranh được với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác, các nhà đầu tư Mỹ cần phải tận dụng những thế mạnh công nghệ của mình đem áp dụng vào thực tiễn kinh doanh mới hy vọng có thể chiếm được ưu thế so với các nhà đầu tư đó. Đây chính là một cơ hội cho nước ta trong việc tiếp nhận, học hỏi và nắm bắt những thành tựu khoa học - kỹ thuật đó. Thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ đã mang lại những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao hơn chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. * Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mỹ đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tư của Mỹ đã thu hút trên 5.469 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ,... Một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp, một số công ty Mỹ thu hút được nhiều lao động như Coca - Cola với trên 1.496 lao động trực tiếp Mặc dù đầu tư của Mỹ đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng trong quá trình hoạt động vẫn bộc lộc một số những hạn chế cần phải khắc phục. 3.2. Những hạn chế cần khắc phục Những hạn chế này mang đặc trưng của đầu tư Mỹ nhưng một phần chịu tác động của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTh¸i thÞ ngäc thñy.doc
Tài liệu liên quan