Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế, đầu tư và thương mại với Việt
Nam, Pháp có mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam trước đây đã từng là
thuộc địa của Pháp. Pháp đã để lại nơi đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về cơ sở
hạ tầng, kiến trúc Do vậy, trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì
Pháp là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất. Việt Nam chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao với Pháp vào ngày 12/4/1973. Và từ đó cho đến nay, quan hệ
giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan
trọng như: Hiệp định đánh thuế hai lần (năm 1993), Hiệp định hợp tác về du lịch
1996 .
Ngay khi có chủ trương “ Mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt tại Việt Nam ngay
sau đó vào đầu năm 1998. Đầu tư trực tiếp của Pháp tăng nhanh từ 1993, sau
chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp - Francoise Mitterrand.
135 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực tài chính và công
nghệ hiện đại của EU cói chung với các nước thành viên nói riêng.
3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương
Tính đến 31/12/2002 đầu tư các nước EU đã có mặt ở 32 địa phương (trên
61 địa phương có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam). Các dự án của EU chủ
yếu tập trung vào các tỉnh phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà
Nẵng, Đồng Nai,...
TP. Hồ Chí Minh với 123 dự án còn hiệu lực và số vốn đầu tư là 1,84 tỷ
USD, chiếm 31,16% vốn đầu tư của EU và xếp thứ nhất, Bà Rịa - Vũng Tàu với
9 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn đầu tư đăng ký 926 triệu USD, chiếm
15,65% vốn đầu tư của EU, xếp thứ 3.
Ở phía Bắc, EU đầu tư vào những thành phố lớn như Hà Nội (65 dự án,
vốn đầu tư 845 triệu USD, chiếm 15%), Hải phòng (7 dự án, vốn đầu tư 67,4
triệu USD, chiếm 1,14%). Miền Trung cũng có khá nhiều dự án đầu tư của EU
như: Thừa Thiên Huế (4 dự án) Quảng Nam (6 dự án), Nghệ An (4 dự án).
62
(Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT)
Các nhà đầu tư thường đầu tư vào những địa phương có cơ sở hạ tầng
tương đối tốt, còn các vùng sâu, vùng xa hay miền núi hầu như không có dự án
nào. Đây cũng là một tình trạng chung của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
Các nhà đầu tư EU đầu tư vào tất cả các hình thức đầu tư. Hình thức 100% vốn
nước ngoài thu hút được nhiều dự án nhất: 183 dự án với tổng vốn đầu tư 1,186 tỷ USD,
chiếm 20% về vốn đầu tư cảu EU; mặc dù số dự án không nhiều (20 dự án), nhưng h
thức hợp đồng hợp tác kinh doanh lại là hình thức có vốn đầu tư nhiều nhất : 2,4 tỷ USD,
chiếm 40,5% tổng vốn đầu tư; hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO có 3 dự án và chi
17,5% tổng vốn đầu tư; hình thức liên doanh thu hút được 118 dự án với tổng vốn đầu t
là 1,297 tỷ USD, chiếm 22% vốn đầu tư cảu EU ở Việt Nam. (Xem bảng 8)
Biểu đồ 7: Tỷ trọng vốn ĐTTTNN của EU theo hình thức đầu tư
(Đến 31/12/2002 - Các dự án còn hiệu lực)
Bảng 8: ĐTTTNN của EU vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Các dự án còn hiệu lực tính đến 31/12/2002)
Đơn vị : triệu USD
Hình thức đầu tư Số DA Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tỷ trọng Quy mô DA
100% vốn nước ngo 183 1.186 589 20,04% 6,48
Liên doanh 118 1.297 795 21,90% 10,99
Hợp đồng hợp tác KD 20 2.400 1.600 40,53% 120,00
Hợp đồng BOT,BT,BTO 4 1.038 181 17,53% 259,50
Tổng số 325 5.921 3.165 100% 18,22
(Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT)
Như vậy, vốn đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào hình thức HĐHTKD, do
hình thức này thường có những dự án đầu tư quy mô lớn (bình quân 120 triệu USD 1 dự
án). Nói chung các dự án đầu tư chủ yếu là các liên doanh và 100% vốn nước ngoài, do
các hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, trong khi vốn đầu tư đòi hỏi không
nhiều.
21.9
20.04
40.53
17.53 DNLD
DN 100% VNN
HDHTKD
BOT
63
Nhìn chung, đối với hình thức DN 100% VNN thì Pháp là nhà đầu tư chiếm
thế, với 72 dự án, kế đến là Anh (30 dự án), Hà Lan và Đức cùng có 23 dự án. Hình th
DNLD cũng có số dự án của Pháp là lớn nhất (45dự án), thứ 2 là Hà Lan và Đức cùng có
17 dự án, Anh cũng có 14 dự án đầu tư theo hình thức này. Pháp cũng là nhà đầu tư quan
tâm nhất đến lĩnh vực CSHT với 2 dự án BOT, còn lại 1 dự án của Hà Lan. Các nhà đ
tư EU khác chưa quan tâm đến hình thức này.Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập
trung hơn nữa vào kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT từ các đối tác EU, vì đây là nh
dự án cần thiết cho những nước đang phát triển như Việt Nam.
5. Cơ cấu đầu tư theo đối tác
5.1. Đầu tư nước ngoài của Pháp
Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế, đầu tư và thương mại với Việt
Nam, Pháp có mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam trước đây đã từng là
thuộc địa của Pháp. Pháp đã để lại nơi đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về cơ sở
hạ tầng, kiến trúc… Do vậy, trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì
Pháp là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất. Việt Nam chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao với Pháp vào ngày 12/4/1973. Và từ đó cho đến nay, quan hệ
giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan
trọng như: Hiệp định đánh thuế hai lần (năm 1993), Hiệp định hợp tác về du lịch
1996….
Ngay khi có chủ trương “ Mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt tại Việt Nam ngay
sau đó vào đầu năm 1998. Đầu tư trực tiếp của Pháp tăng nhanh từ 1993, sau
chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp - Francoise Mitterrand.
Cho đến hết 31/12/2002, Pháp là nước thứ 6 /63 trong số các nước đầu tư
tại Việt Nam và đứng đầu trong số các nhà EU đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại,
Pháp đã có 176 dự án đầu tư được cấp giấy phép, với tổng số vốn đầu tư là
2,717 tỷ USD, trong số đó có 3 dự án đã hết hạn (tổng số vốn 3,466 triệu USD)
và 46 dự án giải thể (tổng số vốn 615 triệu USD). Còn lại số dự án còn hiêu lực
là 127 dự án với tổng số vốn đầu tư 2,099 tỷ USD. Trong khối EU, Pháp là nước
có ĐTTTNN dẫn đầu vào Việt Nam, chiếm 40,74% số dự án, 34,66% vốn đầu
tư của các liên minh Châu Âu. Trong giai đoạn 1998 - 2002, các nhà đầu tư
Pháp đã tạo ra doanh thu 1,718 tỷ USD và xuất khẩu 283,9 triệu USD. Quy mô
64
trung bình mỗi dự án cao, 15,4 triệu USD một dự án so với quy mô chung với
dự án ĐTTTNN tại Việt Nam (10,9 triệu USD). (Xem bảng 9)
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Pháp đã có mặt trong hầu hết các
ngành của nền kinh tế quốc dân, với 13 lĩnh vực khác nhau. Nhưng vốn đầu tư
tập trung lớn nhất vào ngành GTVT - Bưu Điện, với 656,48 triệu USD, chiếm
31,27% trong 7 dự án. Đáng chú ý nhất là dự án đầu tư của Công ty Alcatel.
Alcatel là một trong những tập đoàn thành đạt nhất ở Việt Nam. Kể từ năm
1990, Alacatel đã triển khai hàng loạt dự án cung cấp thiết bị viễn thông như:
Tổng đài E 10B cho các thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chính Minh, Huế, Đà
Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước, thiết bị chuyển mạch gói, truyền liệu…
Bên cạnh cung cấp thiết bị, Alcatel còn cùng với tổng Công ty Bưu Chính viễn
thông Việt Nam thành lập liên doanh ANFV (Alactel Network Systems Việt
Nam) một trong những liên doanh viễn thông lớn nhất tại Việt Nam.
- Trong lĩnh vực Du lịch - Khách sạn: tính đến 31/12/2002 đầu tư của
Pháp với hơn 138,69 triệu USD bao gồm 10 dự án còn hiệu lực chủ yếu là
các dự án đầu tư vào khách sạn, Làng du lịch và dịch vụ Du lịch. Với 9 dự
án liên doanh có tổng vốn đầu tư 117 triệu USD, Pháp hiện đứng thứ 6
trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn tại Việt Nam sau Đài Loan, Hồng
Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dự án Khách sạn đầu tiên của
Pháp là dự án Metropole trị giá 49 triệu USD được xem là khách sạn hoạt
động hiệu quả nhất tại Việt Nam. Ngoài ra còn có một số dự án khác như
dự án xây dựng khách sạn Opera - Hilton ở Hà Nội của Công ty CBC (56
triệu USD), dự án xây dựng khách sạn Hilton (82 triệu USD) của Công ty
Cibex Internatonal. Tuy nhiên, từ năm 1995, khi số cung về khách sạn tăng
nhanh hơn mức cầu thì đầu tư của Pháp vào lĩnh vực này cũng giảm sút.
Có thể nhận thấy rằng, hiện nay đây không còn là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn
các nhà đầu tư ở Việt Nam. Dự đoán trong thời gian tới đầu tư của Pháp
trong lĩnh vực dịch vụ sẽ hướng vào xây dựng các công trình hạ tầng như:
các khu trung cư cao cấp cho thuê và trung tâm thương mại….
- Công nghiệp và xây dựng: Đầu tư của Pháp vào sản xuất công
nghiệp chiếm số dự án cao nhất trong tất cả các ngành mà Pháp đầu tư với
59 dự án, trong đó Công nghiệp nặng chiếm 34 dự án với vốn đầu tư 573,5
triệu USD, Công nghiệp nhẹ là 15 dự án với vốn đầu tư 23,04 triệu USD,
65
xây dựng thu hút 6 dự án với tổng vốn đầu tư 152,03 triệu USD một dự án
công nghiệp dầu khí, 36,6 triệu USD, 3 dự án công nghiệp thực phẩm 38,6
triệu USD. Công nghiệp cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Pháp chú ý.
Trong số các dự án đầu tư vào công nghiệp nặng và công nghệ cao, đáng
chú ý có 2 dự án là Xí nghiệp liên doanh sản xuất điện tử - tin học GEN -
PACIFIC và Xí nghiệp liên doanh bảo hành sửa chữa dịch vụ điện tử Sài
Gòn Saphiles. Về lĩnh vực dầu khí, nước Pháp với Công ty hàng đầu thế
giới Total đã có mặt ở Việt Nam khá sớm. Hiện nay Công ty có 6 liên doanh
sản xuất và phân phối khí hoá lọc, sản xuất nhựa đường, dầu Điêzen và dầu
thô. Tổng vốn đầu tư của Total vào Việt Nam lên tới 297,2 triệu USD.
Trong thực tế, công nghiệp là lĩnh vực mà Pháp có tiềm lực mạnh nhất, với
công tác nghiên cứu khoa học đứng đầu thế giới và có những công nghệ tiên
tiến. Trong tương lai, chúng ta phải đề ra những chính sách ưu đãi thích
hợp, qua đó tiếp thu được những công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ
sản xuất công nghiệp nói chung.
- Nông - Lâm nghiệp: lĩnh vực này được coi là “ sở trường” của các
nhà đầu tư Pháp với 16 dự án có tổng số vốn đầu tư là 237,2 triệu USD còn
hiêu lực. Nổi bật trong số đó là Công ty TNHH Mía Đường Bourbon Tây
Ninh với vốn đầu tư 111 triệu USD, vốn pháp định 39,5 triệu USD, đây là
dự án đầu tư lớn nhất của Pháp ở Việt Nam. Dự án triển khai tốt đã giải
ngân 88,83 triệu USD chính thức đi vào sản xuất từ tháng 11/1998, tổng
doanh thu 22.95 triệu USD có 772 lao động. Bên cạnh đó, dự án sản xuất
thức ăn gia súc hiện còn có tại Đồng Nai, công suất 650 nghìn tấn/năm với
số vốn đầu tư 50 triệu USD, vốn pháp định 11 triệu USD. Đây là liên doanh
với Công ty Chăn nuôi Đồng Nai (chiếm 46,2% vốn pháp định) hiện triển
khai tốt, giải ngân 26,79 triệu USD. Với các dự án lớn này đã đưa pháp lên
vị trí thứ 2 trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên,
Pháp còn chưa có dự án lớn đầu tư vào khai thác, đánh bắt thủy sản, trồng
và khai thác rừng, là những lĩnh vực ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
của Việt Nam. Nói chung, đây là lĩnh vực đầu tư có thời gian thu hồi vốn
chậm và chứa đựng nhiều rủi ro, vì đặc thù của ngành này là phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên.
66
- Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng thu hút được 5 dự án còn hiệu lực
với số vốn đầu tư 55,3 triệu USD ( tính đến 31/12/2002) gồm 4 dự án ngân
hàng: Banque Indosuez, Credit Lylnnais, Banque Nationnale de Paris,
Banque Francaise. Các ngân hàng này vào Việt Nam tương đối sớm, từ
những năm 1991- - 1992 và cho đến nay vẫn hoạt động có hiệu quả. Phạm
vi hoạt động của các ngân hàng này mở rộng từ tài trợ xuất nhập khẩu, cho
vay ngắn hạn, trung hạn đối với các dự án lớn cho đến chuyển tiền, tư vấn
đầu tư vv… Tuy nhiên trong lĩnh vực này chưa thấy sự hiện diện của các
Công ty Tài chính và các Quỹ đầu tư của Pháp. Nguyên nhân là do thị
trường vốn ở Việt Nam vẫn còn sơ khai, thị trường chứng khoán mới đi vào
hoạt động, mua bán cổ phiếu, chứng khoán mới chỉ diễn ra trong khi mua
hàng.
Bảng 9: Đầu tư của Pháp vào Việt Nam theo ngành
(Tính đến 31/12/2002 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
TT Chuyên ngành Số DA Vốn đăng ký (Tr. USD)Lao động
(người)
QuymôDA
(Tr.USD)
Tỷ trọng
I Công nghiệp và xây dựng 59 823.920.096 4.255 13,96 39%
1 CN nặng 34 573.644.916 1.073 16,87 27%
2 Xây dựng 6 152.030.860 63 25,34 7%
3 CN thực phẩm 3 38.600.000 69 12,87 2%
4 CN dầu khí 1 36.600.000 320 36,60 2%
5 CN nhẹ 15 23.044.320 2.730 1,54 1%
II Nông-Lâm-Ngư nghiệp 18 239.815.370 2768 13,32 11%
1 Nông-Lâm nghiệp 16 237.215.370 2.763 14,83 11%
2 Thuỷ sản 2 2.600.000 5 1,30 0%
III Dịch vụ 50 1.035.691.317 4.298 20,71 49%
1 GTVT – Bưu điện 7 656.486.605 701 93,78 31%
2 Khách sạn – Du lịch 10 138.689.396 1481 13,87 7%
3 Dịch vụ khác 18 75.810.829 774 4,21 4%
4 Văn hoá-Y tế- Giáo dục 9 55.404.487 897 6,16 3%
5 Tài chính – Ngân hàng 5 55.300.000 122 11,06 3%
67
6 XD văn phòng- căn hộ 1 54.000.000 323 54,00 3%
Tổng 127 2.099.426.783 11.321 16,53 100%
Số dự án hết hạn: 3 dự án Vốn hết hạn: 3.466.715 USD
Số dự án giải thể: 46 dự án Vốn giải thể: 615.041.407
Tổng số dự án đã cấp phép: 176 dự án; Tổng vốn đầu tư: 2.717.934.905 USD
(Nguồn : Vụ quản lý dự án - Bộ KH & ĐT)
Về hình thức đầu tư, ĐTTTNN của Pháp được thực hiện chủ
yếu dưới hình thức DN 100% VNN (72 dự án), tiếp đến là hình thức DNLD,
với 45 dự án, hình thức HĐHTKD 8 dự án, hình thức BOT chỉ có 2 dự án
nhưng chiếm số vốn đầu tư lớn nhất 655,7 triệu USD. (Xem bảng 10)
Hình thức DNLD có tổng cộng 45 dự án còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư lên tới 462,13 triệu USD, trong đó có nhiều dự án có số vốn đầu tư
lớn như các Công ty liên doanh khách sạn cột cờ Thủ Ngữ ( vốn đầu tư
81,5 triệ USD), Công ty liên doanh thống nhất Metropol Hotel (47,8 triệu
USD). Ở hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, về phía Pháp chủ yếu là
các ngân hàng tham gia đầu tư như ngân hàng Banque Indosuer, ngân
hàng Credit Lyonais, BNP, vv… Hình thức BOT tuy chỉ còn 2 dự án nhưng
có số vốn đầu tư lớn thứ ba là 520 triệu USD, trong đó có dự án khôi phục
và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh với số vốn 120 triệu
USD của hãng Lyonnaise des Eanx. Với số dự án là 8 và tổng vốn đầu tư là
655,739 triệu USD (còn hiệu lực), nhiều nhất trong các hình thức đầu tư là
hình thức HĐHTKD. Trong đó, đáng chú ý là dự án xây dựng 540.000
đường dây điện thoại ở thành phố Hồ Chí Minh với số vốn 467 triệu USD.
Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Pháp ở Việt Nam cho tới thời điểm này.
Bảng 10: ĐTTTNN của Pháp vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Chỉ tính các dự cán còn hiệu lực đến hết 31/12/2002)
Số TT Hình thức đầu tư Số DA Tổng vốn ĐT
(Tr. USD)
Vốn thực hiện
(Tr. USD)
Tỷ lệ
VTH/VĐT
Tỷ trọng
vốn ĐT
1 Hợp đồng hợp tác KD 8 655739987 159971293 24,40% 31,23%
2 hợp động BOT, BT, BTO 2 625000000 84150000 13,46% 29,77%
3 Liên doanh 45 462137810 330107880 71,43% 22,01%
4 100% vốn nước ngoài 72 356548986 245259827 68,79% 16,98%
Tổng số 127 2099426783 819489000 39,03% 100%
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
68
Theo phân bố địa phương: các dự án của Pháp có mặt ở 22 tỉnh
trong cả nước (chỉ tính các dự án còn hiệu lực), nhưng tập trung chủ yếu
vào một số vùng trọng điểm kinh tế, nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương…(Xem
bảng 11)
TP. Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận FDI của Pháp nhiều nhất (khoảng
39,28% về số dự án và 44,81% tổng vốn đầu tư ). Thành phố này là trung
tâm kinh tế lớn của Việt Nam với các điều kiện về CSHT tương đối thuận
lợi. Các dự án lớn ở đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bưu chính viễn
thông, xây dựng khách sạn, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ và
gia công chế biến. Hiện nay, ngoài dự án ký với France Télé com của Tổng
Công ty Bưu chính viễn thông (tổng vốn đầu tư 615 triệu USD), ở TP. Hồ
Chí Minh còn có một số dự án lớn khác đang hoạt động như dự án cấp
nước Thủ Đức với số vốn 120 triệu USD, dự án xây dựng khách sạn Hilton
(82 triệu USD), và Thống Nhất - Metropole Sofitel (47,8 triệu USD). Hà Nội
là thành phố nhận ĐTTTNN lớn thứ hai (17,26% số dự án và 12,14% tổng
vốn đầu tư ), trong đó có dự án đáng chú ý là dự án tham gia xây dựng
khách sạn Opera - Hilton (vốn đầu tư 56 triệu USD. Đầu tư của Pháp ở Hà
Nội tập trung chủ yếu trong lĩnh vự khách sạn, thầu xây dựng, và công
nghiệp nhẹ. Ngoài ra, còn có một số dự án lớn khác như dự án Công ty
TNHH mía đường Bourbon - Tây Ninh (95 triệu USD), Công ty dịch vụ
XNK nông lâm sản và phân bón Bà Rịa (65 triệu USD)… Tây Ninh, Bà Rịa
- Vũng Tàu, Đồng Nai là những khu vực có nguồn nguyên liệu phong phú,
giao thông thuận lợi, chi phí lao động thấp, và lực lượng lao động dồi dào.
Và vậy, các dự án sản xuất lớn thường tập trung ở những địa phương này.
Có thể thấy, đa số vốn ĐTTTNN của Pháp tập trung ở các vùng trọng
điểm kinh tế phía nam. Sự lựa chọn này cho thấy đánh giá cao của các nhà
đầu tư Pháp về cơ hội đầu tư và khả năng sinh lời ở khu vực này.
Bảng 11: ĐTTTNN của Pháp vào Việt Nam theo địa phương
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
Số
TT
Địa phương Số dự án Tổng vốn Đ.tư
(USD)
Vốn thực
hiện (USD)
Tỷ lệ
VTH/VĐT(%)
Tỷ trọng
vốn ĐT(%)
1 TP Hồ Chí Minh 52 933527188 226058567 24.22 44.47
69
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 5 510990000 77291117 15.13 24.34
3 Hà Nội 20 228693249 162210205 70.93 10.89
4 Đồng Nai 13 142672650 79686084 55.85 6.80
5 Tây Ninh 1 113000000 112189000 99.28 5.38
6 Dầu khí 1 36600000 73984943 202.14 1.74
7 Gia Lai 1 25550000 16800500 65.76 1.22
8 Bình Dương 7 22137860 10260000 46.35 1.05
9 Hải Phòng 2 18350000 15082905 82.20 0.87
10 Long An 1 15000000 3540753 23.61 0.71
11 Cần Thơ 6 14359475 9788243 68.17 0.68
12 An Giang 1 8800000 8053401 91.52 0.42
13 Lào Cai 2 7200000 7300000 101.39 0.34
14 Quảng Nam 3 5568147 4244739 76.23 0.27
15 Bình Thuận 2 5517720 4727592 85.68 0.26
16 Đà Nẵng 2 3901583 3070544 78.70 0.19
17 Hưng Yên 1 2500000 0 - 0.12
18 Khánh Hoà 3 2008906 1950785 97.11 0.10
19 Phú Yên 1 2000005 2699622 134.98 0.10
20 Quảng Ninh 1 500000 0 - 0.02
21 Đồng Tháp 1 500000 500000 100.00 0.02
22 Thừa Thiên-Huế 1 50000 50000 100.00 0.00
Tổng Số 127 2099426783 819489000 39.03 100.00
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Theo đánh giá của Vụ Đầu tư nước ngoài (Bộ KH & ĐT), tỷ lệ các dự
án giải thể trước thời hạn của Pháp chiếm 26,1% tổng số dự án được cấp
phép, với tổng vốn giải thể là 22,6% trên tổng vốn đăng ký so với tỷ lệ dự
án giải thể trung bình của cả nước là 19% thì tỷ lê này là tương đối cao.
Khó khăn vướng mắc chính hiện nay của các doanh nghiệp Pháp là vấn đề
thị trường tiêu thụ và chính sách, cơ chế cảu Việt Nam. Qúa trình hội nhập
quốc tế của nước ta trước mắt là lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn
khổ AFTA cũng đang đăts doanh nghiệp Pháp trước thách thức mới.
Những lĩnh vực bị ảnh hưởng là phân bón sản xuất thép, sản xuất đồ gia
dụng,... Do thị trưòng nội địa đã hạn hẹp lại bị chia sẻ với các sản phẩm
cùng loại do các doanh nghiệp ĐTTTNN khác sản xuất tại Việt Nam.
70
5.2. Đầu tư nước ngoài của Hà Lan
Tính đến nay, Hà Lan đã vượt qua Anh và trở thành nước đứng thứ
hai trong EU đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 8 trong danh sách 62 đối
tác đầu tư vào Việt Nam nếu chỉ tính các dự án còn hiệu lực. Thực tế, các
nhà đầu tư Hà Lan đến Việt Nam tương đối muộn, năm 1991, nhưng từ chỗ
có 2 dự án tổng vốn là 129 triệu USD cùng năm đã lên tới 17 dự án với tổng
vốn đầu tư 469,277 triệu USD năm 1996 và đến 31/12/2002 là 58 dự án được
cấp phép với số vốn đạt hơn 2,07 tỷ USD. Trong số đó, có 14 dự án bị giải
thể trước thời hạn với số vốn 412,12 triệu USD, chiếm 19,9% tổng số vốn
đầu tư. Quy mô bình quân một dự án của các nhà đầu tư Hà Lan cao hơn
nhiệu so với mức trung bình của EU, 35,7 triệu USD so với 18,23 triệu USD.
Về hình thức đầu tư, hình thức DN 100% VNN vẫn được ưa chuộng
nhất, với 23 dự án (295,16 triệu USD). Kế đến là hình thức DNLD, với 17
dự án và 340,46 triệu USD vốn đầu tư. Các hình thức BOT và HĐHTKD
tuy có ít dự án (lần lượt là 1 và 3 dự án), nhưng số vốn lại chiếm ưu thế
(BOT là 412,85 triệu USD, chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư của nước này và
HĐHTKD là 609,8 triệu USD, chiếm 36,8% vốn đầu tư). (Xem bảng 12)
Bảng 12: ĐTTTNN của Hà Lan vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
Đơn vị: Triệu USD
Số
TT
Hình thức đầu tư Số DA Tổng vốn
ĐT
Vốn thực
hiện
Quy mô DA Tỷ trọng Lao động
(người)
1 Hợp đồng hợp tác KD 3 609,80 512,03 203,26 36,77% 441
2 Hợp đồng BOT, BT,
BTO
1 412,85 96,99 412,85 24,90% 93
3 Liên doanh 17 340,46 245,44 20,02 20,53% 4403
4 100% vốn nước ngoài 23 295,16 160,39 12,83 17,80% 1666
Tổng số 44 1.658,27 1.014,86 37.68 100% 6603
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Về địa bàn đầu tư, cũng như các quốc gia khác, Hà Lan chủ yếu đầu
tư vào các thành phố lớn, như TP. Hồ Chí Minh (17 dự án với 405,7 triệu
USD), Bà Rịa-Vũng Tàu (1 dự án vốn đầu tư 412,8 triệu USD), Đồng Nai và
Hà Nội...Trong số đó có một số dự án nổi bật như dự án Công ty nước giải
khát quốc tế IBC (tổng vốn đầu tư 110 triệu USD), Công ty TNHH Wall’s
71
Việt Nam (30 triệu USD), Công ty Lever Việt Nam (56,28 triệu USD),... ở
TP. Hồ Chí Minh; dự án Công ty sữa TNHH Việt Nam Foremost (49,5 triệu
USD) ở Bình Dương (Xem bảng 13).
Bảng 13: ĐTTTNN của Hà Lan vào Việt Nam theo địa phương
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
TT Địa phương Số dự
án
Tổng vốn ĐT
(USD)
Vốn thực
hiện (USD)
Tỷ lệ
VTH/VĐT(%)
Tỷ
trọng(%)
1 Dỗu khí 2 609500000 511868142 83.98 36.76
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 1 412850000 96991200 23.49 24.47
3 TP. Hồ Chí Minh 17 405709290 260054780 64.10 24.47
4 Đồng Nai 4 105613500 39514323 37.41 6.37
5 Bình Dương 6 62590000 38689558 61.81 3.77
6 Hà Nội 11 31700023 39109283 123.37 1.91
7 Hải Phòng 1 17100000 14412674 84.28 1.03
8 Đắc Lắc 1 10668750 10668750 100.00 0.64
9 Ninh Thuận 1 2541000 3551900 139.78 0.15
Tổng số 44 1658272563 1014860610 61.20 100.00
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Như vậy, đầu tư của Hà lan cũng chủ yếu tập trung ở các trung tâm
kinh tế ở các tỉnh phía nam, nơi có CSHT phát triển thuận lợi và mức sống
dân cư cao.
Sau Pháp (13 lĩnh vực), Hà Lan là nước thứ 2 cùng với Anh đầu tư
vào nước ta với nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế (12 lĩnh vực). Là một nước
có tiềm năng dầu khí lớn, lại đang trong quá trình khai thác nên lĩnh vực
dầu khí của Việt Nam đã thu hút được một lượng khá lớn ĐTTTNN từ Hà
Lan. Vốn đầu tư vào ngành này chiếm 45,12% vốn đầu tư vào nhóm ngành
công nghiệp, kế đến là công nghiệp nặng (39,8%), và công nghiệp thực
phẩm (11,9%), công nghiệp nhẹ đứng hàng sau cùng (4,3%). Điều này rất
thuận lợi cho việc pát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam,
góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Một
trong số những tập đoàn lớn của Hà Lan tham gia vào lĩnh vực công nghiệp
nặng là Shell Oversea Investment với hàng loạt các dự án lớn như Công ty
hữu hạn Shell Bitumen Việt Nam (tổng vốn đầu tư 16,8 triệu USD), Shell
Gas Hải Phòng (17,1 triệu USD),... Công nghiệp thực phẩm cũng có nhiều
72
dự án đáng chú ý như Công ty sữa TNHH Việt Nam Foremost (49,5 triệu
USD), Công ty liên doanh Elida P/S (17,5 triệu USD), v.v... (Xem bảng 14)
Bảng 14: ĐTTTNN của Hà Lan vào Việt Nam theo ngành
(Chỉ tínhcác dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002)
Số
TT
Chuyên ngành Số
DA
Tổng vốn
Đ.Tư (USD)
Vốn thực
hiện (USD)
Quy mô DA
(Tr. USD)
Tỷ lệ
VTH/VĐT
Tỷ
trọng(%)
1 CN dầu khí 2 609500000 511868142 304,75 83,98% 36,76
2 CN nặng 14 563373970 193388598 40,24 34,33% 33,97
3 CN thực phẩm 7 160141000 126695839 22,88 79,12% 9,66
4 Dịch vụ 3 123500000 35490400 41,17 28,74% 7,45
5 Nông-Lâm nghiệp 5 101788750 45748592 20,36 44,94% 6,14
6 Tài chính-Ngân hàng 4 34250000 35389432 8,56 103,33% 2,07
7 XD-Văn phòng căn hộ 3 28310023 40483452 9,44 143,00% 1,71
8 CN nhẹ 2 17800000 14170000 8,90 79,61% 1,07
9 Văn hoá-Ytế-Giáo dục 1 10000000 3000000 10,00 30,00% 0,60
10 Khách sạn-Du lịch 1 5708820 5812250 5,71 101,81% 0,34
11 Xây Dựng 1 3200000 1600000 3,20 50,00% 0,19
12 GTVT-Bưu điện 1 700000 1213905 0,70 173,42% 0,04
Tổng số 44 1658272563 1014860610 37,69 61,20% 100,00
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ có 5 dự án nhưng lượng vốn khá lớn,
quy mô trung bình một dự án là 20,36 triệu USD, đây là quy mô cao nhất
của các dự án đầu tư của EU trong lĩnh vực này.
Về Dịch vụ, Hà Lan tập trung vào đầu tư trong các ngành tài chính -
ngân hàng với sự có mặt của 2 ngân hàng lớn nổi tiếng trên Thế giới là
ANB AMRO và ING, mỗi ngân hàng đầu tư với số vốn là 15 triệu USD. Kế
đến là xâqy dựng các văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại với hàng
loạt các dự án như dự án xây dựng văn phòng cho thuê ở 58 Đồng Khởi,
TP. Hồ Chí Minh (2,98 triệU USD), khu biệt thự Golden Villasowr Hồ Tây
(6 ntriệu USD),...
Tóm lại, với 44 dự án còn hiệu lực, Hà Lan đã thực hiện được 61,2%
vốn đầu tư đăng ký, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 39% của Pháp và 53,45%
của EU, tạo việc làm cho 6003 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động
gián tiếp khác. Các dự án ĐTTTNN của Hà Lan ở Việt Nam đều hoạt động
tốt, nhiều dự án đã đăng ký tăng vốn và đem lại tổng doanh thu hơn 1,5 tỷ
73
USD. Hy vọng, trong thời gian tới, Hà Lan se tăng cường hơn nữa đầu tư
vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
5.3. Đầu tư nước ngoài của Vương quốc Anh
Cũng như các nhà đầu tư Pháp, Anh có mặt tại Việt Nam ngay từ
những năm đầu thực hiện Luật đầu nước ngoài với hình thức hợp đồng
phân chia sản phẩm dầu khí (PSC). Anh hiện nay đang là nước xếp thứ 10
ở Việt Nam trong số 62 nước tham gia đầu tư với tổng số dự án được cấp
phép là 66 dự án, tổng vốn đầu tư đạt gần 1,898 tỷ USD. Tuy nhiên, con số
thống kê về đầu tư của Anh là không chính xác, chỉ là nguồn đầu tư trực
tiếp do nét đặc thù của nước này. Các nhà đầu tư Anh quốc rất thận trọng
và tính toán kỹ càng, nên khi đầu tư vào Việt Nam cũng như các nước
Châu Á khác, họ thường sử dụng các đại lý ở những nước đã từng là thuộc
địa của mình như Singapore, Philippin,... Điển hình như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.pdf