Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : Khái quát về công nghiệp Việt Nam và kinh .3

nghiệm từ một số nước về thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp

1. Khái quát về CN Việt Nam .3

 1.1 Con đường phát triển của CN Việt Nam 3

 1.2 Tính cạnh tranh của CN Việt Nam . .7

2. Kinh nghiệm từ một số nước về thu hút FDI trong lĩnh vực CN 15

 2.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

 2.2. Bài học kinh nghiệm từ một số nước về thu hút FDI .19

 trong lĩnh vực CN

CHƯƠNG II : Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài .26

 trong lĩnh vực công nghiệp

1. Sơ lược về FDI vào Việt Nam trong thời gian qua .26

2. Khái quát chung về FDI trong lĩnh vực công nghiệp .27

3.Tình hình FDI vào các ngành công nghiệp .31

 3.1 Công nghiệp dầu khí .31

 3.2 Công nghiệp nặng .34

 3.3 Công nghiệp nhẹ .42

 3.4 Công nghiệp thực phẩm 48

4. Đánh giá tình hình FDI trong lĩnh vực công nghiệp .51

 4.1 Những kết quả đạt được 51

 4.2 Một số vấn đề còn tồn tại .55

CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút 59

 và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp

1. Mục tiêu chung về thu hút FDI .59

2. Phương hướng thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực CN. .59

3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và sử .60

 dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực CN

KẾT LUẬN 81

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp sản xuất săm lốp và ắc quy. Về hình thức đầu tư : có 1 hợp đồng hợp tác kinh doanh, 8 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ, di chuyển từ Nhật Bản và Đài Loan theo các hãng lắp ráp ôtô lớn sang Việt Nam. Phần lớn các sản phẩm của các doanh nghiệp này là các chi tiết linh kiện sản xuất với kỹ thuật công nghệ đơn giản : giảm xóc, đồng hồ báo tốc độ, báo xăng, đèn, dây và chi tiết điện, nội thất (ghế, đệm ôtô) và một số chi tiết nhựa. Chưa có doanh nghiệp sản xuất các bộ phận chính, quan trọng đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao như máy động lực cho ôtô, xe máy, thân xe... Tổng VĐK hơn 200 tr.USD, đã thực hiện đầu tư 80 tr.USD, DT mới đạt 33,5 tr.USD, có gần 3000 lao động đang làm việc (tương đương số lao động của 14 liên doanh lắp ráp ôtô và nhiều hơn số lao động đang làm việc trong 5 doanh nghiệp lắp ráp xe máy). Do các liên doanh ôtô thua lỗ nên các doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp cũng đang bị thua lỗ và đang phải cắt giảm lao động. Việt Nam còn thiếu các nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu và có rất ít các nhà cung cấp này đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nhà sản xuất ô tô đang có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, với môi trường đầu tư hiện nay nước ta không dễ dàng gì thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam. 3.2.2. Điện tử-tin học Cho đến nay, đã có hơn 58 dự án được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng VĐK 798,78 tr.USD, VPĐ 297,5 tr.USD. Hầu hết các dự án tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. Năm 1995, năm đạt cao nhất về số dự án được cấp Giấy phép (14 dự án) cũng như về vốn đầu tư (278 tr.USD). Sản xuất hàng điện tử : có 27 dự án FDI vào CN điện tử Việt Nam được cấp Giấy phép đầu tư với tổng VĐK 752,83 tr.USD, VPĐ 285,19 tr.USD. Tuy vậy, chỉ mới có 22 dự án đã triển khai và đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng VĐK là 740,5 tr.USD, VTH là 410 tr.USD,đạt tổng DT lũy kế là 1.549 tr.USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 954,4 tr.USD, nộp Ngân sách 28 tr.USD và thu hút 7686 lao động.Trong 22 doanh nghiệp, có 17 liên doanh và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã tạo được năng lực sản xuất tivi màu các loại 2 triệu chiếc/ năm, radio và cassette các loại 700 000 chiếc/ năm, đèn hình 1,6 triệu chiếc/ năm, linh kiện điện tử 804 triệu đơn vị sản phẩm/ năm. Nhìn chung các dự án FDI vào lĩnh vực điện tử được triển khai nhanh, đúng tiến độ cam kết, quy mô các dự án rất lớn, bình quân trên 27 tr.USD/dự án. Đối tác Việt Nam trong các liên doanh phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 94% dự án và 96% tổng vốn đầu tư), đối tác nước ngoài là các tập đoàn, các công ty lớn có tiếng trên thế giới như MITSUBISHI, SONY, TOYOTA, JVC, SAMSUNG, LG, PHILIP… có tiềm lực về tài chính, công nghệ cũng như uy tín lâu năm trong kinh doanh. Bảng 9 : Phân loại dự án theo vốn đầu tư Mức vốn (Tr.USD) Số dự án Tỷ lệ phần trăm (%) Vốn < 5 7 31,8 Vốn từ 5-10 5 22,7 Vốn > 10 10 45,5 Tổng vốn 22 100 (Nguồn : Vụ QLDA-Bộ KH&ĐT) Bảng số liệu cho thấy chủ yếu là các dự án có quy mô lớn (có vốn đầu tư trên 10 tr.USD) chiếm 45,5% số dự án. Các dự án có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD tuy chiếm tới 31,8% số dự án song thực tế chỉ chiếm xấp xỉ 1,16% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án có quy mô vốn trung bình từ 5-10 tr.USD (22,7% số dự án). Trong đó những dự án lớn, đáng chú ý như dự án của Công ty Fujitsu (Nhật) tại Đồng Nai, ORION-HANEL tại Hà Nội, DAEWOO-HANEL tại Hà Nội, SAMSUNG-VINA tại TP Hồ Chí Minh... Trong số 22 dự án đang hoạt động, Hàn Quốc đứng đầu về số dự án (7 dự án), sau đó là Nhật Bản (5 dự án), Hồng Kông (4 dự án), Đài Loan (2 dự án)...Các nhà đầu tư Hàn Quốc nhanh chân hơn các Công ty điện tử mạnh của Nhật Bản và của các nước khác, sản phẩm chủ yếu nhằm vào thị trường nội địa. Các công ty điện tử Nhật Bản tuy chậm chân hơn song đã đưa vào công nghệ hiện đại hơn và sản phẩm lắp ráp có hướng tới xuất khẩu. Ngoài công ty máy tính Fugistu, công ty Sony Việt Nam liên doanh với công ty Sony Nhật Bản hoạt động cũng hiệu quả. Vốn đầu tư Sony Việt Nam chỉ có 16,6 tr.USD nhưng DT đạt tới 132,6 tr.USD và nộp Ngân sách gần 12,5 tr.USD. Đặc biệt, Nhật Bản đã đầu tư một dự án sản xuất các thiết bị điều khiển tự động (công ty RozeRobotech) tại khu CN Nomura Hải Phòng với vốn đầu tư 46 tr.USD, VPĐ 25,5 tr.USD và đã bắt đầu hoạt động có DT. Ngoài ra còn có các nhà đầu tư từ Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia. Những nước EU có rất ít dự án đầu tư trong lĩnh vực này. Hoa Kỳ mới có một dự án sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử và viễn thông tại TP Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 25 tr.USD nhưng chỉ mới triển khai chưa có DT. Một đặc trưng quan trọng của các dự án FDI trong hoạt động sản xuất hàng điện tử là các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là thay thế hàng nhập khẩu. Sản lượng điện tử gia dụng của khu vực này chiếm khoảng 75% sản lượng toàn ngành, trong đó tivi chiếm khoảng 48%, riêng máy thu băng và video hoàn toàn do các doanh nghiệp FDI sản xuất.   Tuy nhiên, hoạt động FDI trong ngành này còn có một số hạn chế. Thứ nhất : bên Việt Nam trong các liên doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm khoảng 94% số dự án và 96% về vốn đầu tư). Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, như các công ty TNHH, các tổ chức đoàn thể, các công ty tư nhân chỉ chiếm 6% số dự án và khoảng 4% số vốn đầu tư. Điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích được hoạt động đầu tư của nhân dân, sự phát huy nội lực của đất nước đang còn hạn chế. Trong khi đó bên nước ngoài chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư trong khu vực như Nhật, NICS, các nước ASEAN (chiếm 93,76% nguồn vốn FDI). Ngành CN điện tử nước ta chưa đủ hấp dẫn để thu hút được các nhà đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ. Đây là những nước có tiềm lực và sự ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới. Thứ hai : Đặc thù của các nhà máy lắp ráp và sản xuất sản phẩm điện tử là có dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng chỉ sau 4 đến 6 năm đã trở nên lạc hậu về kiểu dáng sản phẩm, công nghệ... Mặt khác, dây chuyền thiết bị công nghệ giá cao không dễ dàng thay thế và hết khấu hao trong một thời gian ngắn. Dó đó, việc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa theo quy định của Giấy phép đầu tư gặp nhiều khó khăn. Thứ ba : theo nguồn tin có được trong ngành gần đây, các doanh nghiệp Nhật đã tính toán và thấy rằng sau khi Việt Nam hoàn tất cắt giảm thuế quan để gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), sản xuất ở Việt Nam không có lợi bằng việc nhập khẩu từ các nước láng giềng về bán. Do vậy các công ty điện tử Nhật như Sony, JVC... có thể ngưng sản xuất tại Việt Nam và chỉ nhập hàng vào thị trường này. Thời điểm kết thúc hoạt động của liên doanh Sony Việt Nam là tháng 12/2004, còn liên doanh Việt Nam-JVC là tháng 12/2006. Hiện thuế nhập khẩu hàng điện tử vào Việt Nam lên đến 40% và sẽ chỉ còn 15% vào năm2004 và đến năm 2005 chỉ còn 5%. Các công ty Nhật đã tập trung đầu tư cho một số căn cứ sản xuất để cung cấp sản phẩm cho toàn bộ khu vực ASEAN, chẳng hạn Sony chọn Malaysia, JVC chọn Thái Lan... Do đó ngay từ bây giờ Việt Nam nên có những chính sách hợp lý để trong trường hợp các nhà đầu tư Nhật Bản rút khỏi Việt Nam, ngành CN điện tử tránh khỏi những hụt hẫng. Tin học : Có 31 dự án đang hoạt động (2 hợp đồng hợp tác kinh doanh, 3 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) với tổng VĐT 45,95 tr.USD, VTH gần 5 tr.USD và DT khoảng 4,5 tr.USD. Đây là những dự án nhỏ có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD (dự án cao nhất là 4,5 tr.USD, dự án nhỏ nhất là 190.000 USD) và chủ yếu là dịch vụ phát triển phần mềm cho các hãng lớn của Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông và một số nước khác. Tuy có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhưng các dự án tin học của khu vực này cũng chiếm tới 90% năng lực toàn ngành. 3.2.3. Sản xuất sắt thép Hiện có 15 dự án (1 hợp đồng hợp tác kinh doanh, 11 liên doanh và 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đầu tư vào sản xuất sắt thép nguyên liệu các loại với tổng VĐK 303 tr.USD, VPĐ là 120,15 tr.USD. Phần lớn các dự án trong số này đầu tư vào công đoạn nếu kéo ống thép từ phôi và sắt phế liệu. Chưa có dự án đầu tư vào tinh luyện quặng ban đầu để sản xuất phôi. Tỷ lệ VTH trên VĐK của ngành thép là 83,16% và tỷ lệ VPĐ là 91,55%. Đây là một tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cao so với thực hiện ở những khu vực khác. DT ngành thép đạt 440 tr.USD , gấp 1,75 lần VTH và tạo được 1.209 chỗ làm việc cho người lao động. Trước những năm 1990, thép xây dựng và các loại thép khác đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhưng từ năm 1991 tới nay, cùng với việc mở rộng sản lượng thép của các cơ sở sản xuất trong nước, đầu tư nước ngoài đã tạo ra năng lực sản xuất thép 1,3 triệu tấn/năm (chiếm 65% năng lực sản xuất thép của toàn ngành), đáp ứng nhu cầu về thép ngày càng tăng, nhất là thép xây dựng. Tuy nhiên, sản lượng thép sản xuất hàng năm chỉ bằng 50-60% công suất thiết kế (khoảng hơn 650.000-700.000 tấn). Sau một số năm hoạt động, các doanh nghiệp FDI sản xuất thép cán và thép ống đã dần đi vào sản xuất ổn định. Riêng năm 1998, sản xuất thép của khu vực này đạt 653.000 tấn, tiêu thụ được 667.000 tấn, tăng 225 tấn so với năm 1997. Năm 1999 sản xuất được 633.000 tấn, chiếm 51,7% sản lượng cả nước. Năm 2000 sản xuất 1.014.000 tấn, chiếm 64,6% sản lượng thép cả nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành thép bị thua lỗ nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lãi vì đã dự đoán được thị trường giá phôi thép hạ, có điều kiện hạ giá bán nên tiêu thụ tăng. Các doanh nghiệp thép của nhà nước do dự đoán sai xu hướng thị trường nên đã nhập khẩu phôi thép với giá cao, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được nên dẫn đến thua lỗ. Mặt khác, Nhà nước vẫn có một số chính sách bảo hộ đối với một số sản phẩm thép, hạn chế nhập khẩu các loại thép mà sản xuất trong nước đã đáp ứng được nên đã tạo thuận lợi về thị trường nội địa cho các doanh nghiệp ngành thép. Về trình độ công nghệ sản suất sắt thép : nhìn chung các doanh nghiệp FDI sản xuất sắt thép vào nước ta đều có công suất nhỏ so với các nhà máy thép trong khu vực và trên thế giới, trong đó trình độ công nghệ chỉ mới ở công đoạn luyện, cán thép dây, thép thanh, ống thép và đạt mức trung bình tiến tiến. Chỉ có công ty thép VINA KYOEI (liên doanh giữa Việt Nam với Nhật Bản) có công nghệ hiện đại, VTH lớn gấp 2,07 lần VĐK ban đầu (VĐK là 69,59 tr.USD, VTH là 144,1 tr.USD), công suất 240.000 tấn thép/năm, có DT lớn nhất (266,63 tr.USD) nhưng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. FDI vào sản xuất sắt thép trong thời gian qua chỉ mới tập trung ở công đoạn nấu cán thép từ phôi nhập khẩu và sắt phế liệu. Sản phẩm nhằm vào thị trường trong nước là chính, xuất khẩu rất hạn chế nhưng nhìn chung thu hút FDI vào ngành thép là có hiệu quả. Toàn ngành đã có một năng lực sản xuất tương đối lớn, đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại. Các liên doanh thép đang họat động không có áp lực chuyển hình thức đầu tư thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 3.3. Công nghiệp nhẹ Tính đến ngày 31/12/2001, có 791 dự án FDI thuộc ngành CN nhẹ đang hoạt động với tổng số VĐK 4,382 tỷ USD, VPĐ 1,969 tỷ USD và đã thực hiện đầu tư 2,069 tỷ USD. Bảng 11 : Tình hình FDI vào CN nhẹ Đơn vị : Tr.USD Năm 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 VTH 646,86 435,61 379,63 209,86 186,43 2.068 Nhà nước góp vốn 327,63 268,09 170,34 85,79 73,88 32,62 VPĐ 388,15 291,37 194,09 102,92 75,87 1.785 DT 769,05 585,37 790,92 860,57 880,68 896,20 Xuất khẩu 580,24 448,32 568,41 708,30 647,35 573,10 (Nguồn : Vụ QLDA-Bộ KH&ĐT) Bảng số liệu cho thấy VTH, VPĐ cũng như vốn góp của bên nước ngoài có xu hướng giảm dần. Mặc dù vậy, CN nhẹ vẫn là khu vực thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI và có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Bảng số liệu cho thấy tổng DT của các doanh nghiệp tăng dần theo các năm, bên cạnh đó giá trị xuất khẩu cũng tăng đáng kể, chiếm 70-80% tổng DT. Các dự án triển khai đúng tiến độ, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp Ngân sách hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm cho ngàn lao động trong đó phải kể tới ngành Dệt may, Da giầy... Để phân tích sâu hơn tình hình FDI vào CN nhẹ, dưới đây xin trình bày tình hình FDI vào một số ngành tiêu biểu như sau : 3.3.1. Ngành Dệt-may Ngành Dệt-may hiện có 184 dự án có hiệu lực với số VĐK đạt gần 1,85 tỷ USD. Trong số đó đã có 133 dự án đi vào hoạt động với VTH đạt 848 tr.USD (chiếm gần 46% VĐK) và với tổng DT đạt khoảng 1,45 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Năm 2000, các doanh nghiệp FDI có sản lượng sợi các loại đạt 89.300 tấn, chiếm 55,4% sản lượng cả nước; vải các loại đạt 113,2 triệu mét, chiếm 29,9% và may mặc đạt 68.746.000 sản phẩm, chiếm 18% sản lượng cả nước. Có thể phân ngành Dệt-may thành 4 nhóm nhỏ : nhóm sợi-dệt-nhuộm; nhóm may mặc; nhóm phụ liệu và sản phẩm dệt khác. Trong đó gần 85% vốn đầu tư tập trung ở các dự án sản xuất liên hợp sợi-dệt-nhuộm-may, hai phân ngành còn lại chiếm tỷ trọng 15% và chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ. Tỷ lệ VTH của các dự án khá cao, trên 66,7% nhưng về số vốn tuyệt đối chỉ chiếm 20,8%. Trong các phân nhóm thì may mặc thu hút lao động nhiều nhất tới 30.422 người (67,4%) và cũng đạt kim ngạch xuất khẩu khá là 321,8 tr.USD (47,9%) tương đương kim ngạch xuất khẩu của nhóm sợi-dệt-nhuộm. Về quy mô vốn đầu tư, ngành Dệt-may có 3 dự án có quy mô vốn lớn với tổng vốn đầu tư 817,68 tr.USD, đứng thứ hai sau chế biến dầu khí. Đó là các dự án sau : Dự án 1: HuaLong Corp.Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn của Malaysia tai Đồng Nai, với VĐK 477,1 tr.USD. Đây là một liên hợp sợi-dệt-nhuộm hoàn tất có thiết bị hiện đại lớn nhất ngành Dệt-may nước ta. Được cấp Giấy phép từ ngày 30/12/1993, tới nay công ty đã thực hiện đầu tư hơn 76 tr.USD. Dự án 2 : Xí nghiệp SamSung Vina Synthetics, 100% vốn Hàn Quốc tại Đồng Nai với số VĐK 192,69 tr.USD, VPĐ là 57,8 tr.USD. Dự án 3 : Công ty TNHH KoLon Việt Nam, vốn đầu tư 147,8 tr.USD, VPĐ 44,3 tr.USD, là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc cũng tại Đồng Nai. Hai doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc hầu như chưa triển khai đầu tư và hiên nay chủ đầu tư cũng đang gặp khó khăn về tài chính do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á đầu năm 1997. Dệt-may là ngành CN sử dụng nhiều lao động, tỷ suất đầu tư thấp, triển khai nhanh và thích hợp với những nước đang phát triển như nước ta. Việc thu hút vốn FDI vào ngành này không những góp phần tăng năng lực sản xuất mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu EU, Mỹ, Nhật Bản và một số thị trường phi hạn ngạch khác. Nhìn chung các dự án trong lĩnh vực Dệt-may triển khai tốt, công nghệ đồng bộ từ khâu sản xuất sợi đến khâu in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm; máy móc thiết bị đạt công nghệ trung bình trong khu vực, một số tuy đã qua sử dụng song vẫn còn hiệu quả tốt, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công nghệ may tiên tiến đồng bộ từ khâu tạo mẫu mã sản phẩm đến khâu hoàn tất sản phẩm, có nhiều sản phẩm may đạt tiêu chuẩn quốc tế như áo lót phụ nữ, áo jacket, áo complet, đồ bơi… Nhìn chung các dự án trong lĩnh vực này có phương pháp quản lý tiên tiến nên phát huy được năng lực sản xuất nên thời gian thu hồi vốn nhanh.Bên cạnh đó, FDI vào ngành Dệt-may còn có những hạn chế : Thứ nhất : Hiện đang có xu thế chuyển dịch dần ngành Dệt-may từ các nước có nguy cơ thiếu lao động vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 như các khu vực Đông á : Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông sang thị trường nhiều lao động như nước ta. Tuy nhiên các nhà đầu tư đầy tiềm năng như Nhật Bản và các nước Tây Âu chưa thực sự vào Việt Nam mà chỉ dừng lại ở những dự án đầu tư hạn chế với mục đích thăm dò. Mặt khác, lĩnh vực đầu tư Dệt-may của nước ta còn bị cạnh tranh bởi môi trường đầu tư đầy hấp dẫn của Trung Quốc, Mianma, Indonesia. Vì vậy thu hút đầu tư trong lĩnh vực Dệt-may có kết quả hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và hầu như bị ngừng hẳn khi có khủng hoảng tài chính tiền tệ. Thứ hai là : Hầu hết các dự án đấu tư vào ngành Dệt-may là tận dụng thiết bị đã qua sử dụng của nước chủ đầu tư (do các nước này đang tiến hành đổi mới thiết bị và công nghệ) và giá nhân công thấp tại Việt Nam. Chỉ có một số ít dự án đầu tư thiết bị mới như dự án đấu tư của tập đoàn HuaLong (Malaysia). Thứ ba là : Trong nội bộ khu vực đầu tư nước ngoài, mối quan hệ giữa ngành Dệt và May còn lỏng lẻo, ngành Dệt chưa đáp ứng đủ nguyên liệu vải cho ngành May về số lượng, chủng loại và chất lượng nên ngành May vẫn phải gia công là chính. Thực tế cho thấy số dự án đầu tư vào ngành May nhiều hơn ngành Dệt bởi vốn đầu tư vào ngành May nhỏ và chóng thu hồi. Để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, hầu hết các dự án FDI vào ngành Dệt-may đều yêu cầu xuất khẩu 80% sản phẩm của mình ra nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp May, việc chấp hành tỷ lệ xuất khẩu theo Giấy phép đầu tư tương đối nghiêm chỉnh. Riêng đối với ngành Dệt thì sau khi đã đầu tư vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp xin giảm tỷ lệ xuất khẩu và tăng tỷ lệ nội tiêu. Thứ tư : FDI vào ngành Dệt-may chủ yếu vẫn là hình thức 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh rất ít. Gần đây có nhiều liên doanh xin chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài bởi thực tế việc liên doanh với Việt Nam có nhiều vướng mắc trong thủ tục cũng như hoạt động. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có 121 dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài với tổng VĐK là 1.596,5 tr.USD (đứng đầu về hình thức này trong tất cả các ngành), trong khi liên doanh chỉ có 41 dự án với số VĐK là 147,7 tr.USD. Rõ ràng là có điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao trình độ của người lao động, kinh nghiệm quản lý kỹ thuật cũng như quản lý sản xuất kinh doanh nhưng ngành Dệt-may đã không mấy thành công trong hợp tác liên doanh với nước ngoài. 3.3.2. Ngành Da giầy Gia công và sản xuất giầy dép của Việt Nam trở thành một trong những ngành CN chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ sau những năm 1985 khi hàng loạt xí nghiệp ra đời thực hiện những hợp đồng gia công may mũ, giầy và sản xuất một số loại giầy thể thao, giầy bảo hộ lao động cho Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi khối này tan rã, thiếu đơn đặt hàng, ngành Da giầy mới hình thành đã rơi vào tình trạng khó khăn do năng lực sản xuất không đồng bộ, sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm (mũ, giầy), nguyên liệu và mẫu mã phụ thuộc hoàn toàn vào đơn đặt hàng của nước ngoài và cung không còn nữa. Tuy nhiên, đây là ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta đã tạo cơ hội cho ngành Da giầy tiếp nhận làn sóng di chuyển các xí nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và một số nước khác sang nước ta vào những năm của thập kỷ 90. Cho đến nay có 94 dự án FDI vào ngành Da giầy đang hoạt động với tổng VĐK 601,75 tr USD, VPĐ 272,51 tr.USD và VTH 341.09 tr.USD chiếm 56,68% so với VĐK, tổng DT của doanh nghiệp đạt 1017,3 tr.USD, trong đó xuất khẩu 90% (967,94 tr.USD) và đã thu hút 6.144 lao động. Ngành Da giầy hiện đứng đầu tất cả các ngành về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (chiếm 27,9% tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp khu vực FDI ) và cũng đứng đầu về tạo việc làm cho người lao động (chiếm 35,3% tỷ trọng về lao động). Về năng lực sản xuất : Trong một thời gian ngắn khu vực này đã sản xuất gần 200 triệu đôi giầy dép các loại chất lượng cao đảm bảo cho xuất khẩu (chiếm tỷ lệ 35,5% năng lực sản xuất toàn ngành), không kể các loại sản phẩm tiêu dùng như găng tay, túi, lều và các sản phẩm da, giả da. Sản phẩm của các cơ sở thuộc thành phần kinh tế khác của nước ta còn kém sản phẩm của họ về chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã. Về quy mô đầu tư : phần lớn các dự án Da giầy có quy mô đầu tư nhỏ, dưới 5 tr.USD (chiếm 77,65% số dự án của ngành Da giầy). Đặc biệt có một số dự án lớn như : dự án công ty TNHH cổ phần Pou Yuen Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, dự án công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen Việt Nam tại Đồng Nai... Cụ thể theo mức vốn đầu tư như sau : Bảng 12 : Tình hình FDI vào ngành Da giầy giai đoạn 1988-2001 Loại quy mô (Tr.USD) Số dự án Vốn ĐTĐK (Tr.USD) VTH (Tr.USD) đầu tư (Tr.USD) Trên 100 1 120,26 86,13 20,01 40-100 2 115,05 87,35 367,89 10-40 10 181,93 81,51 270,76 5-10 8 53,3 12,39 144,68 Dưới 5 73 131,21 73,71 266,96 (Nguồn : Vụ QLDA-Bộ KH&ĐT) Về thị trường, thị trường chủ yếu của nước ta hiện nay là xuất khẩu sang EU. Hiện nay Việt Nam đang được hưởng ưu đãi về chế độ thuế quan của thị trường này, đó cũng là một trong những nguyên nhân mà mấy năm qua chủ đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều vào ngành này. Thiết bị công nghệ đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực da giầy đều thuộc loại trình độ trung bình và hiện đại. Ngành Da giầy sử dụng rất nhiều lao động, lao động cho ngành này đào tạo nhanh nhưng yêu cầu kỹ thuật cao. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI cao thường là từ nông thôn, số lượng dân gốc thành thị ít hơn và chế độ làm việc rất vất vả, thường phải làm thêm giờ, lương tháng thuộc loại trung bình và thấp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này thường thực hiện biện pháp quản lý rất nghiêm ngặt, cấp dưới phục tùng tuyệt đối lệnh của cấp trên, trách nhiệm của từng cấp được quy định rõ ràng và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong lĩnh vực mình phụ trách. Công nhân trước khi đào tạo tay nghề được học cách giao tiếp, cách đi lại và biết cách sử dụng đúng những dụng cụ sinh hoạt trong và ngoài xí nghiệp. Tuy nhiên công nghệ sử dụng chủ yếu vẫn ở mức trung bình, công nhân liên tục phải làm thêm giờ, sức lao động bị tận dụng quá mức. Một số doanh nghiệp chưa bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động, lương của người lao động quá thấp. Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành Da giầy cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế : nhu cầu tiêu dùng giảm, sức mua hạn chế gây ứ đọng, các đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm và đã có một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sa thải công nhân. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho bản tệ mất giá và làm cho lợi thế so sánh giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp tại nước ta không còn là yếu tố cạnh tranh so với ngay cả nước chính quốc đã có đầu tư tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm FDI vào ngành Da giầy trong mấy năm gần đây và cả trong một vài năm tới. 3.4. Công nghiệp thực phẩm Tính đến ngày 31/12/2001, số dự án đang hoạt động trong ngành CN thực phẩm là 165 dự án, chiếm 9,31% số dự án FDI của toàn ngành CN; tổng số VĐK 2.353,44 tr.USD (chiếm 13,63%); VPĐ là 1.002 tr.USD. Tới nay, các doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư 1.282,33 tr.USD, đạt tỷ lệ 54,48% so với tổng VĐK, đây là một tỷ lệ thực hiện khá cao. Sản xuất rượu-bia-nước giải khát là khu vực rất hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN do khả năng sinh lợi cao và sức tiêu thụ nội địa lớn, cho đến nay nước ta đã cấp Giấy phép đầu tư cho 52 dự án trong đó có 49 dự án đang hoạt động với tổng số VĐK 1.202,69 tr.USD, VPĐ 514 tr.USD, VTH 403 tr.USD, DT đạt 961,6 tr.USD, xuất khẩu đạt 32,6 tr.USD, nộp Ngân sách 128 tr.USD và thu hút hơn 7484 lao động. Dưới đây xin trình bày chi tiết hơn về FDI vào ba hoạt động sản xuất này. Sản xuất bia: Mặc dù phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao nhưng Bia là lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư của các địa phương trong nuớc. Giống như lĩnh vực ôtô, hiện nay nước ta đã có hầu hết các hãng sản xuất bia danh tiếng trên thế giới hoạt động. Do chính sách chỉ cho phép đầu tư theo quy hoạch phát triển của ngành nên ta chỉ cấp Giấy phép cho 13 dự án liên doanh. Không có chủ trương cấp giấy phép cho hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Tình hình đầu tư của lĩnh vực này như sau : Tới nay đã có một dự án bị rút Giấy phép đầu tư đó là Liên doanh sản xuất bia Tam Phúc ở Bắc Giang, hai liên doanh báo cáo kinh DTa lỗ và đã được chuyển hình thức đầu tư sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là Công ty Foster’s Tiền Giang và Công ty bia Rồng Vàng. Tổng VĐK của 12 dự án đang được phép hoạt động là 700,8 tr.USD, VPĐ là 282 tr.USD, tổng công suất đăng ký của khu vực FDI là 643 triệu lít/năm (chiếm 48% công suất toàn ngành), nhưng hiện nay mới chỉ huy động khoảng 167 triệu lít/năm bằng 25% công suất thiết kế và bằng 26% công suất huy động của toàn ngành . Mặc dù có sự sôi động trong việc xin cấp Giấy phép đầu tư nhưng cho tới nay chỉ mới có 8/12 dự án thực hiện đầu tư gần 250 tr.USD, DT lũy kế đạt 756 tr.USD (gấp 3 lần vốn đầu tư), xuất khẩu 6,3 tr.USD, nộp Ngân sách 114,8 tr.USD và thu hút 2344 lao động. Những liên doanh thực hiện đầu tư và hoạt động có hiệu quả là nhà máy bia Heniken Việt Nam đã đầu tư 84,3 84,3 tr.USD, DT đạt 537 tr.USD và nộp Ngân sách 74 tr.USD, đứng đầu danh sách các doanh nghiệp FDI về nộp Ngân sách trong cả nước. Đặc biệt có Công ty bia Tiền Giang, đối tác nước ngoài là Công ty bia Foster’s của úc, vào hoạt động từ khá sớm, vốn đầu tư ban đầu 43 tr.USD nay đã tăng thêm 14 tr.USD nhưng công ty vẫn yêu cầu tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Phía Việt Nam tham gia liên doanh bị lỗ, lại không có vốn để góp tiếp, tỷ lệ tham gia trong VPĐ bị giảm và đã ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docloan.doc
  • docbia.doc