Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT - ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT

I. Vài nét về khu công nghiệp, khu chế xuất. 1

1. Khái niệm. 1

 1.1. Khu chế xuất. 1

 1.2. Khu công nghiệp. 3

 1.3. Sự giống và khác nhau giữa khu công nghiệp, khu chế xuất. 7

2. Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất. 9

 2.1. Mục tiêu. 9

 2.2. Đặc điểm. 14

II. Quan hệ giữa việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam với việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 15

1. Khu công nghiệp, khu chế xuất - sự phát triển tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 15

2. Sự cần thiết xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17

CHƯƠNG II: TRỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

I. Tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đến hết quý II năm 2000 21

1. Sự thành lập và quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất. 21

 1.1. Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất. 21

 1.2. Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2010. 24

2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 25

3. Thực trạng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 27

II. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 31

1. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước 31

2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp. 35

3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ. 38

III. Quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 45

1. Cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài. hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 45

2. Những nội dung chính trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 47

2.1. Thành lập ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất - cơ quan thực hiện cơ chế "một cửa" để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 49

2.2. Định hướng cơ cấu ngành trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 53

2.3. Phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất bằng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 55

IV. Đánh giá chung hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. 57

1. Thành tựu 57

2. Tồn tại. 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT.

I. Phương hướng hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tới. 62

II. Những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta. 64

1. Thuận lợi. 64

2. Khó khăn. 67

III. Một số giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. 71

1. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển và xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. 71

2. Gắn chặt việc triển khai xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất với vấn đề lao động và việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất. 74

3. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư. 76

4. Hoàn thiện việc ban hành và hướng dẫn ban hành chính sách đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 78

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nước công nghiệp Châu á chiếm vị trí chủ đạo bởi lượng vốn đầu tư và số dự án áp đảo thì Châu Âu và Bắc Mỹ có vai trò còn rất mờ nhạt. Đây cũng là một vấn đề bức xúc được đặt ra với các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng trong công tác xúc tiến, vận động đầu tư. 2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngành, lĩnh vực Số dự án Vốn đầu tư (triệu đôla) Tổng số Xi măng Sắt thép Ô tô, xe máy Điện Cơ khí chế tạo Đường mía Dệt may Bia, nước giải khát Xây dựng CSHT khu công nghiệp Gạch ốp lát, sứ vệ sinh Điện tử Phân bón NPK Nước cho sinh hoạt và sản xuất Chế biến gạo xuất khẩu 565 0 3 2 5 16 0 - 2 14 3 31 1 1 1 8.607,5 0 141,25 301,5 446,67 179,5 0 1.321,11 88,8 891,5 67 618,78 39,95 19 10 - Có thể thấy các dự án công nghiệp nặng như vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép), hoá chất, điện, cơ khí... về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ trong các khu, tuy số lượng và vốn đầu tư của các dự án này còn khá "khiêm tốn". Đây là kết quả có được sau một thời gian dài các khu công nghiệp, khu chế xuất nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ vào công nghiệp nhẹ, điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng, mà còn vào công nghiệp nặng, bước đầu góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành cơ khí chế tạo chiếm số dự án nhiều nhất (16 dự án) trong tổng số các dự án công nghiệp nặng. Đáng chú ý là dự án sản xuất động cơ điện nhỏ và siêu nhỏ của công ty Mabuchi Motor Việt Nam, một công ty đang hoạt động tốt trong hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta của nhà đầu tư Nhật Bản. Vốn đầu tư của Mabuchi Motor Việt Nam cỡ khoảng 69,9 triệu đôla, chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư của 16 dự án cơ khí chế tạo (179,5 triệu đôla). Một dự án công nghiệp nặng khác cũng có số vốn đầu tư lớn (69,6 triệu đôla) và đang sản xuất tốt là dự sản xuất thép của công ty liên doanh thép Vinakyoei giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngành sản xuất điện có 5 dự án, đứng trên ngành hoá chất và vật liệu xây dựng về số dự án. Các dự án sản xuất điện đều là dự án lớn với tổng vốn đầu tư 446,67 triệu đôla (chẳng hạn công ty liên doanh AMATA Power Việt- Thái với vốn đầu tư 110 triệu đôla) nên tuy đứng sau về số dự án nhưng ngành sản xuất điện lại vượt xa về số vốn đầu tư so với ngành cơ khí chế tạo. - Các dự án công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc, lắp ráp điện tử...) và công nghiệp thực phẩm là các dự án chủ yếu trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Đáng chú ý nhất là dệt may và điện tử, hai ngành có số vốn đầu tư vượt trội các ngành khác. + Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong ngành dệt may là 1.321,11 triệu đôla. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng nữa trong tương lai, khi thị trường xuất khẩu hàng dệt may đang có chiều hướng được mở rộng, đặc biệt phải kể đến Hoa Kỳ - một thị trường triển vọng đối với hàng dệt may Việt Nam sau khi quan hệ kinh tế hai nước được thiết lập. Công ty Hualon Corporation Việt Nam (liên doanh giữa Malaixia và Việt Nam) là một trong những công ty lớn đang hoạt động tốt ở lĩnh vực sản xuất hàng dệt may với số vốn đầu tư gần 480 triệu đôla. + Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử là 618,78 triệu đôla. Các dự án lớn đều của chủ đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản. Chẳng hạn như công ty TNHH đèn hình Orion - Hanel với 178,6 triệu đôla vốn đầu tư, công ty Deawoo - Hanel với 152 triệu đôla vốn đầu tư (đều của Hàn Quốc), hay công ty máy tính Fujitsu với 198,8 triệu đôla vốn đầu tư (của Nhật Bản). Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã "có mặt" ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt, từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, tuy số dự án có khác nhau với từng ngành. Nếu không kể một vài dự án công nghiệp có qui mô lớn tập trung ở một số khu như khu công nghiệp Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu... thì các dự án có mức vốn đầu tư khoảng 4 - 5 triệu đôla, lao động 300 - 400 người, doanh thu 5 - 6 triệu đôla/ năm, là những dự án hết sức đặc trưng và phổ biến ở các khu. 3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất theo vùng lãnh thổ. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo vùng lãnh thổ (kể cả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất) tính đến đầu năm 2000. Tổng vốn FDI đăng ký (triệu đôla) FDI đăng ký trong các khu (triệu đôla) Tỷ trọng (%) Cả nước Vùng trọng điểm Nam Bộ Vùng trọng điểm Bắc Bộ Vùng trọng điểm Trung Bộ Vùng Tây Nguyên Vùng núi Bắc Bộ Vùng ĐB sông Cửu Long 35.660 17.304,84 10.888,6 1.983,5 898 264 1.005,83 8.607,5 5.685,6 990,6 1.516,6 0 0 214,25 24,1 31 9,1 76,5 - - 21,3 3.1 Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. ở vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, số khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập là 33 khu (có hai khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung) với tổng diện tích 7.110 ha, trong đó có gần 4.800 ha diện tích đất công nghiệp. Do tập trung một số lượng lớn các khu, vùng kinh tế này đã thu hút được 697 dự án có tổng vốn đầu tư 5.755 triệu đôla và trên 21.000 tỷ đồng, gồm 213 dự án đầu tư trong nước và 484 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: + 6 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất với 312,9 triệu đôla vốn đầu tư đăng ký. + 478 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp với 5.372,7 triệu đôla vốn đầu tư đăng ký. - Những năm gần đây, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng liên tục giảm sút: 1.103,3 triệu đôla vào năm 1997, 340 triệu đôla vào năm 1998 và chỉ 292,8 triệu đôla vào năm 1999. Tuy nhiên, vẫn có những khu đang hoạt động và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thành công như khu công nghiệp Biên Hoà II, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung... và so với các vùng khác trên cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ thu hút đầu tư vẫn đạt nhiều khả quan hơn. Cùng với dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm cho 123.000 lao động. Năm 1999, doanh thu của các doanh nghiệp đạt gần 2.092 triệu đôla, trong đó giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 1.466 triệu đôla (trên 80% là đóng góp của doanh nghiệp FDI). Các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng đã cho thuê 1.655 ha đất, chiếm 34,5% diện tích đất công nghiệp. Để lấp kín các khu này, ước tính cần hơn 10 tỷ đôla vốn đầu tư và tạo thêm việc làm cho khoảng 250.000 lao động nữa. Vì vậy, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới đang là mục tiêu của tất cả các khu. - Một số nguyên nhân dẫn đến thành công của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ trong việc phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu là: + Môi trường đầu tư thuận lợi: chi phí đầu tư thấp hơn các vùng khác, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, thu nhập cao của dân cư và thói quen tiêu dùng của dân cư. + Uỷ ban nhân dân, các cấp lãnh đạo của các tỉnh, thành phố quan tâm và chỉ đạo kịp thời Ban quản lý cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động của các khu. + Vận dụng cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư. 3.2 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, số khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập là 10 khu (trong đó có một khu công nghệ cao Hoà Lạc) với tổng diện tích 1.307 ha, trong đó có gần 1.000 ha diện tích đất công nghiệp. Vùng kinh tế này đã thu hút được 43 dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư 1.086,6 triệu đôla và 253,4 tỷ đồng, gồm 6 dự án đầu tư trong nước, 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: + 7 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất với 565,6 triệu đôla vốn đầu tư đăng ký. + 33 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp với 425 triệu đôla vốn đầu tư đăng ký. - Giống với vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, những năm gần đây, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng giảm sút mạnh: 300,3 triệu đôla vào năm 1997; 2,9 triệu đôla vào năm 1998 và tăng lên một chút 28,2 triệu đôla vào năm 1999. Dựa vào đặc điểm chung của các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là các dự án vừa và nhỏ, có qui mô vốn đầu tư khoảng 4 - 5 triệu đôla, chiếm trung bình 1 - 1,5 ha đất công nghiệp, thì để lấp đầy các khu đã được thành lập ở vùng này cần có trên 600 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký từ 2,4 - 3 tỷ đôla. Trong khi đến đầu năm 2000, mới có 33 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 425 triệu đôla. Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần thu hút thêm trên 2 tỷ đôla (nếu tốc độ thu hút đầu tư như thời gian vừa qua thì cần hơn 20 năm nữa). Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nguyên nhân: + Môi trường đầu tư tại vùng này không thuận lợi bằng các tỉnh phía Nam: chi phí đầu tư cao, cơ sở hạ tầng chưa tốt, thu nhập của dân cư thấp nên nhu cầu tiêu dùng chưa nhiều, giảm tính hấp dẫn các nhà đầu tư... + Vận dụng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, theo phản ánh của các nhà đầu tư, còn chưa linh hoạt. Tồn tại lớn nhất hiện nay là việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện chậm, tổng vốn xây dựng hạ tầng các khu mới đạt khoảng 225 triệu đôla (chiếm 33% tổng vốn đầu tư theo dự toán). Nhìn chung, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thường kéo dài từ 5 - 7 năm. Trừ khu công nghiệp Nomura Hải Phòng, giai đoạn I (50 ha) của khu công nghiệp Nội Bài Hà Nội có cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn chỉnh, các khu khác trong vùng triển khai xây dựng hạ tầng chậm do giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả phức tạp, tốn kém thời gian và do khả năng thu hút đầu tư hạn chế, nên các chủ đầu tư đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cầm chừng. Có trường hợp, tuy được thành lập từ 4 - 5 năm, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện dự án như khu công nghiệp Deawoo - Hanel. Việc thu hút đầu tư vào các khu hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, kể cả khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Nomura Hải Phòng. Chủ đầu tư của hai khu công nghiệp này đã thực hiện xây dựng xong cơ sở hạ tầng song mới chỉ cho thuê được một phần đất nhỏ, nên gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư. Đến hết năm 1999, cứ 1 đôla đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới thu hút được 1,6 đôla vốn đầu tư thực hiện vào sản xuất và dịch vụ. Thực tế, tỷ lệ này là rất thấp so với các tỉnh phía Nam (chẳng hạn ở Đồng Nai con số này đạt trên 20 đôla, Bình Dương trên 4 đôla...). Rút kinh nghiệm các chủ đầu tư của nhiều khu, nhất là các khu do doanh nghiệp Việt Nam phát triển hạ tầng, tiến hành thực hiện đầu tư theo hình thức cuốn chiếu. Việc thu hút đầu tư chậm cũng phản ánh hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất thấp, khả năng thu hồi vốn đầu tư khó khăn, chưa nói đến khả năng sinh lời. 3.3 Vùng kinh tế trọng đểm Trung Bộ. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Trung, Chính phủ đã đưa vào qui hoạch tổng thể xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2010 là sẽ xây dựng 10 khu công nghiệp tại các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế và đến nay đã thành lập 8 khu trong đó có khu Dung Quất (14.000 ha) thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với tổng diện tích 14.628 ha. Vùng kinh tế này đã thu hút được 70 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 1.577,5 triệu đôla và 1.035,37 tỷ đồng (trong đó có dự án Nhà máy lọc dầu số I, liên doanh với Liên bang Nga, vốn đầu tư 1.300 triệu đôla), gồm 55 dự án đầu tư trong nước và 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: + 1 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất Đà Nẵng, do chủ đầu tư Malaixia liên doanh cùng Việt Nam đảm nhận với 13 triệu đôla vốn đầu tư đăng ký. + 14 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp với 1.503,6 triệu đôla vốn đầu tư đăng ký. - Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng này rất chậm, nếu không kể dự án Nhà máy lọc dầu số I tại khu công nghiệp Dung Quất, thì trong 6 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, cả vùng mới thu hút được 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư 203,6 triệu đôla (thực tế lại có 1 dự án có vốn đầu tư 110 triệu đôla xin tạm hoãn thực hiện). Trong 3 năm gần đây nhất, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký luôn ở mức rất thấp, năm 1997 là 10,2 triệu đôla, năm 1998 là 7,3 triệu đôla (không tính 1.300 triệu đôla của Nhà máy lọc dầu số I) và năm 1999 là 20,75 triệu đôla. Các chỉ tiêu liên quan đến tình hình đầu tư của vùng đều cho thấy hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng hoạt động chưa hiệu quả. Chẳng hạn như: + Vốn đầu tư đăng ký/ diện tích đất cho thuê đạt gần 1,1 triệu đôla/ ha. Chỉ riêng những dự án vừa và nhỏ nói chung ở nước ta thì con số này đã là 3,5- 4 triệu đôla/ ha. + Vốn đầu tư thực hiện/ diện tích đất cho thuê đạt gần 240.000 đôla/ ha. + Vốn đầu tư thực hiện/ 1 lao động khoảng 7000 đôla/ người. + Số lao động/ diện tích đất đã đăng ký cho thuê lại khoảng 45 người/ 1 ha. Có thể nói, thu hút đầu tư chậm (đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài) là đặc điểm chung của cả vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, và các khu công nghiệp, khu chế xuất tại vùng cũng không nằm ngoài tình hình chung đó. Nguyên nhân chủ yếu nhất, đó là môi trường đầu tư kém thuận lợi: chi phí đầu tư cao, xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều trở ngại, thu nhập của dân cư thấp... Các đợt bão lũ đầu những tháng 11, 12 năm 1999 đã làm các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề, nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu đă khó khăn lại càng khó khăn thêm. 3.4 Vùng Tây Nguyên. Cho đến nay, vùng Tây Nguyên là vùng duy nhất trong số 6 vùng kinh tế chưa có một khu công nghiệp hay một khu chế xuất nào. Việc xây dựng và phát triển các khu mới ở đây rất khó khăn, bởi vì: + Vị trí địa lý kém thuận lợi, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội kém phát triển. + Hạn chế về nguồn lao động (cả mặt số lượng và chất lượng) để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong vùng. + Thu nhập của dân cư thấp nên nhu cầu tiêu dùng không nhiều, giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo Quyết định số 194/ 1998/ QĐ-TTg ngày 1 tháng 10 năm 1998, đến năm 2000 tại vùng Tây Nguyên sẽ được đầu tư xây dựng 3 khu công nghiệp ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc. Nhưng đến nay, các tỉnh còn chậm lập báo cáo khả thi xây dựng khu công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt theo qui định. Vì vậy, làm thế nào để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển kinh tế của vùng và giảm dộ chênh lệch về kinh tế với các vùng khác trên cả nước sẽ còn là vấn đề nan giải trong thời gian tới. 3.5 Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập 6 khu công nghiệp (trong tổng số 8 khu được phê duyệt theo qui hoạch phát triển khu công nghiệp tại vùng đến năm 2010), với tổng diện tích 649,6 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 670 tỷ đồng đều do doanh nghiệp Việt Nam đảm nhận. - Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào các khu của vùng, cũng như các vùng khác, liên tục giảm sút trong những năm gần đây: 53,45 triệu đôla vào năm 1997; 38,87 triệu đôla vào năm 1998 và 8,6 triệu đôla vào năm 1999. - Các dự án đầu tư chỉ tập trung vào 3 khu, đó là khu công nghiệp Cần Thơ, khu công nghiệp Mỹ Tho và khu công nghiệp Đức Hoà I. Ba khu này có 48 dự án, trong đó có 21 dự án đầu tư có vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 214,25 triệu đôla và đã thực hiện 44 triệu đôla. Năm 1999, các khu công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 102 triệu đôla giá trị sản lượng, trong đó xuất khẩu gần 58 triệu đôla, tạo việc làm cho gần 7500 lao động Việt Nam (chủ yếu là đóng góp của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài). 3.6 Vùng núi Bắc Bộ. Theo qui hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam đến năm 2010, tại vùng núi Bắc Bộ sẽ hình thành 3 khu công nghiệp tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, trong đó khu công nghiệp Sông Công tại tỉnh Thái Nguyên sẽ được xây dựng trên cơ sở khu công nghiệp Thái Nguyên cũ. Đến hết tháng 11/ 1999 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập khu công nghiệp Thuỵ Vân (Phú Thọ) và khu công nghiệp Sông Công (Thái Nguyên) với tổng diện tích 139 ha. + Khu công nghiệp Thuỵ Vân: được thành lập năm 1997, tuy nhiên đến nay công ty phát tiển hạ tầng của khu mới đang lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng. + Khu công nghiệp Song Công: được thành lập năm 1999, diện tích 70 ha. Tuy mới được thành lập, nhưng đầu tháng 12/ 1999 đã được khởi công xây dựng. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các khu công nghiệp ở vùng núi Bắc Bộ- vốn còn đang triển khai xây dựng, vẫn là con số 0. III. Quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 1. Cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất đều được thành lập trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nên trước hết chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư nước ngoài. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính phủ qui định việc cấp giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; căn cứ vào qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực, tính chất, qui mô của dự án đầu tư quyết định việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; qui định việc cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài hợp doanh hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các qui định khác (không qui định trong Luật đầu tư nước ngoài) của pháp luật Việt Nam như qui định về tài chính, về xuất nhập khẩu, thương mại, hải quan, lai động, xuất nhập cảnh, an ninh quốc phòng... - Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân đầu tư vào khu công nghiệp được Chính phủ khuyến khích thông qua một số ưu đãi riêng đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, nhằm mục tiêu tạo đà tăng trưởng cho công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp theo qui hoạch, tránh phát triển các cơ sở công nghiệp một cách tự phát, nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng phát triển. Cùng với hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, do có những đặc thù riêng về quản lý nhằm đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư cộng với việc áp dụng bổ sung một số ưu đãi, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất còn chịu sự điều chỉnh của: + Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/ CP ngày 24/ 4/ 1997. + Nghị định số 10/ 1998/ NĐ-CP ngày 23/ 1/ 1998 của Chình phủ về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTg ngày 26/ 3/ 1999 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mới đây nhất là Nghị định 24/ 2000/ NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài mới. Về cơ bản, Nghị định này kế thừa nội dung của các Nghị định, Quyết định nói trên cũng như của các văn bản pháp qui khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đồng thời Nghị định cũng cập nhật và điều chỉnh một số qui định đã nêu tại một số văn bản mà không còn phù hợp. Nói chung các văn bản pháp lý đã và đang ban hành, áp dụng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất đều mang một số đặc thù như sau: - Thủ tục đầu tư vào các khu được xét duyệt đơn giản hơn (Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư vào khu). - Các thủ tục liên quan đến việc triển khai dự án đơn giản và nhanh gọn hơn: các nhà đầu tư thứ cấp không mất thời gian thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng (công việc này thường mất nhiều thời gian đối với ở bên ngoài); xây dựng (sau khi thiết kế công trình được chấp thuận, nhà đầu tư được thi công công trình mà không cần giấy phép xây dựng); thủ tục hải quan (các khu đều có trạm hải quan riêng nên việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tiến hành nhanh hơn)... Các nhà đầu tư thứ cấp được hưởng cơ chế quản lý" một cửa" theo nguyên tắc các Bộ, ngành uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của cơ quan đó. Các cơ quan chuyên ngành thương mại, tài chính, hải quan, công an và các chuyên ngành cần thiết khác đặt cơ quan đại diện đủ thẩm quyền giải quyết trực tiếp công tác tại từng khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc cụm công nghiệp. Các cơ quan này do cơ quan cấp trên thành lập, qui định việc hoạt động, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với dự án cùng loại ở ngoài khu công nghiệp và áp dụng chung cho suốt đời dự án. - Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài (ở mức thấp nhất so với mức nhà đầu tư ở bên ngoài khu được hưởng). 2. Những nội dung chính trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Với hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, quản lý Nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là quản lý vĩ mô làm định hướng và tạo tiền đề cho hợp tác đầu tư từ khâu hình thành dự án. - Xây dựng môi trường đầu tư bao gồm hệ thống các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, trong đó quan trọng nhất là xây dựng môi trường chính trị - xã hội ổn định, chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ bảo đảm cho sự hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Tổng kết, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xét dưới giác độ quản lý Nhà nước được chia làm 3 giai đoạn chính: - Vận động đầu tư, hình thành dự án. - Thẩm định, cấp giấy phép đầu tư. - Quản lý doanh nghiệp sau khi được thành lập (cấp giấy phép đầu tư). Những nội dung cơ bản quản lý Nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đây được thể hiện cụ thể trong Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trong đó vừa thể hiện những nội dung quản lý vĩ mô, vừa đi sâu vào quản lý vi mô, xác định cơ chế quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất không nằm ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung trên cả nước, nên cũng chịu sự quản lý của Nhà nước với những nội dung đã nói. Nhưng dưới đây là những nội dung chính, xuất phát từ đặc trưng riêng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. 2.1 Thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất - cơ quan thực hiện cơ chế "một cửa" để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. a. Quan điểm của Nhà nước ta về cơ chế "một cửa". Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động có hiệu quả, nó phải được giải phóng khỏi những ràng buộc và hạn chế thông thường trong cơ chế quản lý của Chính phủ. Nói cách khác, trong quản lý, điều hành khu công nghiệp, khu chế xuất, cần hạn chế đến mức tối đa tệ quan liêu, hành chính, giấy tờ vốn là di chứng nặng nề trong quản lý Nhà nước ở các nước đang phát triển. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý Nhà nước theo chế độ "một cửa" là tạo ra một cơ quan làm đầu mối giải quyết mọi công việc do nhà đầu tư yêu cầu, tránh cho họ phải tiếp xúc với nhiều cơ quan quản lý Nhà nước. Để thực hiện chế độ quản lý "một cửa", cơ quan đầu mối ngoài chức năng nhiệm vụ chính của mình theo luật định, được các Bộ, cơ quan chức năng uỷ quyền giải quyết một số vấn đề trong phạm vi nhất định thuộc ngành, đồng thời là cơ quan phối hợp giải quyết những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ ngoài phạm vi được uỷ quyền vốn thuộc trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất là cơ quan đầu mối trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư trong khu, việc gì thuộc thẩm quyền của mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33816.doc
Tài liệu liên quan