Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 7

I. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 9

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình CNH của các nước đang phát triển .9

2.Thực trạng ngành Công nghiệp Việt Nam và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .12

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .23

I. Qui mô và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam .23

1. Qui mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp .23

2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp .25

2.1 Cơ cấu theo chuyên ngành .25

2.2 Cơ cấu theo hình thức đầu tư .27

2.3 Cơ cấu theo địa bàn .28

2.4 Cơ cấu theo đối tác đầu tư 29

II. Tình hình thu hút và sử dụng FDI của một số chuyên ngành Công nghiệp

1. Công nghiệp dầu khí 31

2. Công nghiệp nặng 38

3. Công nghiệp nhẹ 51

4. Công nghiệp thực phẩm 58

III. Những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển của ngành Công nghiệp Việt Nam 63

IV. Một số tồn tại, hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam 69

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

I. Mục tiêu và định hướng phát triển Ngành công nghiệp trong thời gian tới

1. Mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 76

2. Định hướng phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 76

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp trong thời gian tới

78

KẾT LUẬN .92

TÀI LIỆU THAM KHẢO .94

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và một số chi tiết nhựa. Chưa có doanh nghiệp sản xuất các bộ phận chính, quan trọng đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao như máy động lực cho ôtô, xe máy, thân xe...Tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 200 tr.USD, đã thực hiện đầu tư 80 tr.USD, doanh thu chỉ mới đạt 33,5 tr.USD, có gần 3.000 lao động đang làm việc (tương đương số lao động của 14 liên doanh lắp ráp ôtô và nhiều hơn số lao động đang làm việc trong 5 doanh nghiệp lắp ráp xe máy). Do các liên doanh ôtô thua lỗ nên các xí nghiệp cũng bị ảnh hưởng, nhiều xí nghiệp cũng đang bị thua lỗ và đang giảm lao động. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng ôtô xe máy không hạn chế về số lượng, hình thức đầu tư nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới tình hoạt động của chính các doanh nghiệp lắp ráp ôtô xe máy đã đầu tư và các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển. Việt Nam còn thiếu các nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu và có rất ít các nhà cung cấp này đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nhà sản xuất ôtô hiện đang có mặt tại Việt Nam. Để Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp ôtô, có thể đuổi kịp các hãng sản xuất phụ tùng nước ngoài và hình thành các nhà sản xuất phụ tùng trong nước. Tuy nhiên, với môi trường đầu tư hiện nay ở nước ta không dễ dàng gì thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam. 2.2 Ngành Điện tử - Tin học Cho đến nay, đã có hơn 58 dự án được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 798,78 tr.USD, vốn pháp định 297,5 tr.USD. Hầu hết các dự án tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. năm 1995 năm đạt cao nhất về số dự án được cấp Giấy phép (14 dự án) cũng như về vốn đầu tư (278 tr.USD) . 2.2.1 Lĩnh vực sản xuất hàng Điện tử Nếu phân chia ngành công nghiệp thành 19 chuyên ngành nhỏ như trên đã nêu thì công nghiệp Điện tử đứng thứ 8 vể vốn đăng ký nhưng xếp thứ hai về doanh thu và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu (tổng doanh thu luỹ kế là 1.549 tr. USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 954,4 tr.USD). Trong 22 doanh nghiệp đang hoạt động, có 17 liên doanh và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã tạo được năng lực sản xuất lắp ráp hàng điện tử các loại như sau: Tivi màu các loại: 2,0 tr. chiếc/ năm ; Tivi đen trắng 160.000 chiếc /năm; Radio, cassette các loại: 700.000 chiếc/năm; Đèn hình: 1,6 tr. chiếc/ năm; Linh kiện điện tử các loại 804 đơn vị sản phẩm/ năm. Nhìn chung, các dự án FDI vào lĩnh vực Điện tử được triển khai nhanh, đúng tiến độ cam kết, qui mô của các dự án rất lớn, bình quân trên 27 tr.USD/ dự án. đối tác của Việt Nam trong các liên doanh phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 94% dự án và 96% tổng vốn đầu tư), đối tác nước ngoài là các tập đoàn, các Công ty lớn có tiếng trên thế giới về Điện - điện tử như MISUBISHI, SONY, TOSHIBA, JVC, SAMSUNG, LG, PHILIP, FUJIITSU, DAEWOO... có tiềm lực về tài chính, công nghệ cũng như uy tín lâu năm trong kinh doanh. Bảng 7: Phân loại dự án theo vốn đầu tư (tính đến cuối năm 2001) Mức vốn (tr. USD) Số dự án Tỷ lệ phần trăm (%) Vốn < 5 7 31,8 Vốn từ 5 - 10 5 22,7 Vốn >10 10 45,5 Tổng vốn 22 100,0 (Nguồn: Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT) Bảng số liệu cho thấy, chủ yếu là các dự án có quy mô lớn (có vốn đầu tư trên 10 tr.USD) chiếm 45,7% số dự án. Các dự án có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD tuy chiếm tới 31,8% số dự án song thực tế chỉ chiếm xấp xỉ 1,16% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án có quy mô vốn trung bình từ 5-10 tr.USD (22,7% số dự án). Trong đó những dự án lớn, đáng chú ý là: -Công ty máy tính Fujitsu Việt Nam tại Đồng Nai, 100% vốn đầu tư của Nhật Bản với 198,8 tr.USD và vốn pháp định 77,9 tr.USD. Tuy mới thực hiện đầu tư 17,5 tr.USD nhưng tổng doanh thu của Công ty đã đạt hơn 655 tr.USD và sản phẩm hoàn toàn cho xuất khẩu, nộp Ngân sách chưa đáng kể nhưng Công ty đã tạo 1.667chỗ làm việc cho người lao động. Đây là một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và hiệu quả. -Công ty đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội, một liên doanh với Hàn Quốc, có vốn đăng ký 178,58 tr.USD, vốn pháp định 51,17 tr.USD trong đó phía Việt Nam góp 30%. Công ty đã góp xong vốn pháp định, đã thực hiện đầu tư 166,4 tr.USD đạt doanh thu 217 tr.USD, trong đó xuất khẩu 165,5 tr.USD, đã nộp Ngân sách gần 12 tr.USD và thu hút 1.346 lao động. - Công ty điện tử DAEWOO - HANEL tại Hà Nội, vốn đăng ký 52 tr.USD nhưng đã thực hiện đầu tư 67 tr.USD, trong đó vốn pháp định 14 tr.USD và phía Việt Nam đã góp 30%. Doanh thu của liên doanh đạt 90 tr.USD trong đó xuất khẩu đạt 24,5 tr.USD. - Hai công ty khác có vốn đầu tư tương đối lớn là Công ty điện tử SAMSUNG VINA, một liên doanh tại TP.Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 36,5 tr.USD và Công ty linh kiện điện tử DAEWOO Việt Nam tại Bình Dương với 21,6 tr.USD. Cho đến nay, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất vẫn là Công ty đèn hình OWENHARAL với 178 tr.USD và Công ty sản phẩm máy hình FUJITSU Việt Nam 198 tr.USD. Một đặc trưng quan trọng của các dự án FDI trong lĩnh vực điện tử là các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, điều này phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của nước ta. Thực tế cho thấy, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực điện tử ngày càng gia tăng thể hiện qua biểu sau: Bảng 8: Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm. Năm Vốn đầu tư (Tr.USD) Tốc độ tăng vốn cố định (%) Tốc độ tăng vốn liên hoàn (%) 1992 8,00 100 100 1993 18,3 225,3 225,3 1994 180,0 2.250 983,6 1995 93,9 1.174 52,2 1996 265,8 3.322,5 283 1997 16,5 206,3 6,2 1998 10,0 125 60,6 (Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT) Trong số 22 dự án đang hoạt động, Hàn Quốc đứng đầu về số dự án (7 dự án), sau đó là Nhật Bản (5 dự án ), Hồng Kông (4dự án), Đài Loan (2 dự án)... Các nhà đầu tư Hàn Quốc nhanh chân hơn các Công ty điện tử mạnh của Nhật Bản và của các nước khác, sản phẩm chủ yếu nhằm vào thị trường nội địa. Các công ty điện tử Nhật Bản tuy chậm chân hơn song đã đưa vào công nghệ hiện đại hơn và sản phẩm lắp ráp có hướng tới xuất khẩu. Ngoài công ty máy tính Fugitsu, Công ty Sony Việt Nam liên doanh với Sony Nhật Bản hoạt động cũng hiệu quả. Vốn đầu tư của Sony Việt Nam chỉ có 16,6 tr.USD nhưng doanh thu đạt tới 132,6 tr.USD và nộp Ngân sách gần 12,5 tr.USD. Đặc biệt, Nhật bản đã đầu tư một dự án sản xuất các thiết bị điều khiển tự động (Công ty RozeRobotech) tại Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng với vốn đầu tư 46 tr. USD, vốn pháp định 25,5 tr.USD và đã bắt đầu hoạt động có doanh thu. Ngoài các công ty hàng đầu của Hàn Quốc và Nhật Bản, lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng điện tử ở nuớc ta còn có các nhà đầu tư từ Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia. Những nước EU có rất ít dự án đầu tư trong lĩnh vực này. Hoa Kỳ mới có một dự án sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử và viễn thông tại Tp.Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 25 tr.USD nhưng chỉ mới triển khai, chưa có doanh thu. Tóm lại, hơn 14 năm thực hiện, sản lượng điện tử gia dụng của khu vực này chiếm khoảng 75% sản lượng toàn ngành, trong đó ti vi chiếm khoảng 48%, riêng máy thu băng, video hoàn toàn do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Các dự án thuộc lĩnh vực này triển khai thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ cam kết, có kinh nhiệm và uy tín với thị trường nội địa. Đối tác nước ngoài là những tập đoàn mạnh hàng đầu thế giới, có uy tín, năng lực tài chính và có thị trường và có thị trường đáng kể trên thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại KCN và KCX dễ có điều kiện gia công sản phẩm cho công ty mẹ như Công ty Fujitsu Việt Nam. Các dự án có quy mô vốn rất lớn, sản xuất chủ yếu sản phẩm xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực điện tử cũng tăng nhanh và cao, bình quân khoảng 298,25%. Ngoài ra, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt trên 50%, ghi nhận một nỗ lực rất lớn của bên nước ngoài và bên Việt nam, cũng như sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi của các cấp thẩm quyền ở các địa phương nơi có dự án tiến hành hoạt động đầu tư và kinh doanh sản xuất. 2.2.2 Lĩnh vực Tin học Có 31 dự án đang hoạt động trong lĩnh vực Tin học (hai Hợp đồng hợp tác kinh, 3 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 45,95 tr.USD, thực hiện gần 5 tr.USD và doanh thu khoảng 4,5 tr.USD. Đây là những dự án nhỏ, có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD (dự án cao nhất là 4,5 tr.USD, dự án nhỏ nhất 190.000 USD) và chủ yếu làm dịch vụ phát triển phần mềm cho các hãng lớn của Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông và một số nước khác. Tuy có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhưng các dự án Tin học của khu vực này cũng chiếm tới 90% năng lực toàn ngành. 2.3 Ngành sản xuất sắt thép Hiện có 15 dự án (1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, 11 liên doanh và 3 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) đầu tư vào sản xuất sắt thép nguyên liệu các loại với tổng vốn đầu tư đăng ký 303 tr.USD, vốn pháp định là 120,15 tr.USD. Phần lớn các dự án trong số này đầu tư vào công đoạn nấu kéo ống thép từ phôi và sắt phế liệu. Chưa có dự án đầu tư vào tinh luyện quặng ban đầu để sản xuất phôi. Tổng vốn đầu tư thực hiện của lĩnh vực sản xuất sắt thép là 252 tr.USD và vốn pháp định thực hiện là 110 tr.USD. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký của ngành thép là 83,16% và tỷ lệ vốn pháp định là 91,55%. Đây là một tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cao so với thực hiện ở những khu vực khác. Doanh thu ngành thép đạt 440 tr.USD, gấp 1,75 lần vốn đầu tư thực hiện và tạo được 1.209 chỗ làm việc cho người lao động. Trước những năm 1990, thép xây dựng và các loại thép khác đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhưng từ năm 1991 tới nay, cùng với việc mở rộng sản lượng thép của các cơ sở sản xuất trong nước, đầu tư nước ngoài đã tạo ra một năng lực sản xuất thép 1,3 tr.tấn/ năm (chiếm 65% năng lực sản xuất thép của toàn ngành), đáp ứng nhu cầu về thép ngày càng tăng, nhất là thép xây dựng. Tuy nhiên, sản lượng thép sản xuất hàng năm chỉ bằng 50-60% công suất thiết kế (khoảng hơn 650.000-700.000 tấn). Bảng 9: Sản lượng thép hàng năm ở các doanh nghiệp FDI 1997 1998 1999 2000 2001 Sản lượng thép (nghìn tấn) 398 653 633 1.014 1.253 % / sản lượng thép cả nước 39,5 50,8 51,7 64,6 65,9 (Nguồn : Vụ Quản lý dự án- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) Hoạt động sản xuất kinh doanh toàn ngành thép bị thua lỗ, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lãi vì đã dự đoán được thị trường giá phôi thép hạ, có điều kiện hạ giá bán nên tiêu thụ tăng. Mặt khác, Nhà nước vẫn có một số chính sách bảo hộ đối với một số sản phẩm thép, hạn chế nhập khẩu các loại thép mà sản xuất trong nước đã đáp ứng được nên đã tạo thuận lợi về thị trường nội địa cho các doanh nghiệp ngành thép. Các doanh nghiệp thép của nước ta do dự đoán sai xu hướng thị trường nên đã nhập khẩu phôi thép với giá cao, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ. Về trình độ công nghệ của khu vực sản xuất sắt thép: Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI sản xuất sắt thép vào nước ta đều có công suất nhỏ so với các nhà máy thép trong khu vực và trên thế giới, trong đó trình độ công nghệ chỉ mới ở công đoạn luyện, cán thép dây, thép thanh, ống thép và đạt mức trung bình tiên tiến . Chỉ có Công ty liên doanh thép VINA KYOEI (liên doanh giữa Việt Nam với Nhật Bản) có công nghệ hiện đại, vốn đầu tư đã thực hiện lớn gấp 2,07 lần vốn đăng ký ban đầu (vốn đầu tư đăng ký là 69,59 tr.USD, vốn được thực hiện là 144,11tr.USD) công suất 240.000 tấn thép/năm, có doanh thu lớn nhất (266,63 tr.USD) và có sản phẩm xuất khẩu tuy kim ngạch còn thấp. FDI vào sản xuất sắt thép trong thời gian qua chỉ mới tập trung ở công đoạn nấu cán thép từ phôi nhập khẩu và sắt phế liệu. Sản phẩm nhằm vào thị trường trong nước là chính, xuất khẩu rất hạn chế. Nhưng nhìn chung, thu hút FDI vào ngành thép là có hiệu quả. Toàn ngành đã có một năng lực sản xuất tương đối lớn đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại. Các liên doanh thép đang hoạt động không có áp lực chuyển hình thức đầu tư thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. N hìn chung, toàn Ngành công nghiệp nặng đáng chú ý là FDI vào lĩnh vực sản xuất lắp ráp ôtô xe máy (hiện FDI chiếm 100% về năng lực sản xuất) tiếp đến là máy biến thế 250 - 1.000 KVA, Điện tử -Tin học, sản xuất thép... FDI chiếm 60 -100% năng lực sản xuất. Ngành công nghiệp nặng đã thu hút hàng ngàn lao động, doanh thu đạt hơn 1,5 tr.USD mỗi năm, đóng góp cho Ngân sách một khoản đáng kể. Riêng lĩnh vực sản xuất láp ráp ôtô, mỗi năm thu hút hơn 3.056 lao động, doanh thu đạt 521 tr.USD, xuất khẩu đạt 13,5 tr.USD và nộp Ngân sách hơn 22 tr.USD, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe máy và Điện tử - Tin học... Bảng 10: Tổng hợp doanh thu của các dự án FDI. (tính đến 31/12/2001) Đơn vị: Tr. USD Năm 1991-1996 1997 1998 1999 2000 2001 C N 2078 1862 2570 3026 3565 3057 C N nặng 676 713 1290 1678 2011 1844 CN nặng/Chủ nhiệm (%) 32,57 38,30 50,19 55,47 56,42 60,33 (Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT) Bảng 10 cho thấy doanh thu của Ngành công nghiệp nặng rất lớn, chiếm hơn 50% doanh thu của toàn Ngành công nghiệp và ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập đối với ngành công nghiệp nặng nói riêng và toàn ngành nói chung. Phần lớn các dự án trong lĩnh vực đầu tư chỉ dừng lại ở công nghệ gia công lắp ráp sản phẩm, còn hầu hết linh kiện vẫn phải nhập khẩu như trong lĩnh vực ô-tô. Nhà nước chưa có việc tính toán kĩ càng để đưa ra con số dự báo chuẩn xác về dung lượng thị trường Việt Nam nên gây ra sự mất cân đối trong cung và cầu như: lĩnh vực ô tô có quá nhiều dự án lắp ráp đưa vào hoạt động trong cùng một thời điểm với công suất thiết kế lớn trong khi thị trường Việt Nam rất nhỏ và phát triển chậm; hay ngành thép nhập khẩu phôi thép với giá cao nhưng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp. Vấn đề thời sự hiện nay là vẫn phải có những biện pháp, chính sách cụ thể hơn cho từng lĩnh vực để giúp các doanh nghiệp định hướng được hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn. 3. Ngành công nghiệp nhẹ Tính đến ngày 20/12/2002, có 975 dự án FDI trong ngành công nghiệp nhẹ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 5.061tr USD, vốn pháp định 2.247tr. USD và đã thực hiện đầu tư 2.355tr USD. Tỷ lệ so với toàn ngành như sau: 44,54% số dự án và 26,8% tổng vốn đầu tư. Bảng 11: Tình hình FDI vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ (tính đến tháng 12/ 2001) Số dự án Tổng VĐK (tỷ USD) Doanh thu (tr. USD) Kim ngạch XK (tr. USD) Số LĐ (người) Ngành Dệt may 184 1,85 671,5 60.000 Ngành Da-Giầy 94 601,75 1.070,3 967,94 67.144 Các lĩnh vực khác 111 350 212,6 162,7 12.000 (Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Để phân tích sâu hơn tình hình FDI vào ngành công nghiệp nhẹ, dưới đây xin trình bày tình hình FDI vào một số lĩnh vực tiêu biểu như sau: 3.1 Ngành Dệt - may Ngành Dệt -may hiện có 184 dự án với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 341,09 tr.USD, tổng doanh thu đạt khoảng 1,46 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Nhìn chung toàn ngành công nghiệp, Dệt-may có tổng doanh thu đứng thứ năm (sau Điện tử- Tin học, Cơ khí, Da-giầy, Rượu- Bia- Nước giải khát các loại); kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 671,5 tr.USD, đứng thứ 3 (sau Da-giầy, Điện tử-Tin học) và chiếm tỉ trọng 19,4% xuất khẩu của khu vực FDI. Về nộp Ngân sách, Dệt-may xếp ở vị trí thứ 5 nhưng về thu hút lao động xếp thứ 2 (sau Da-giầy) chiếm tỷ trọng 23,8% lao động của cả khu vực. Có thể phân ngành Dệt-may thành 4 nhóm nhỏ: nhóm Sợi-Dệt-Nhuộm; nhóm May mặc; nhóm phụ liệu và sản phẩm dệt khác. Trong đó gần 85% vốn đầu tư tập trung ở các dự án sản xuất liên hợp sợi-dệt-nhuộm-may, hai phân ngành còn lại chiếm tỷ trọng 15% và chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ. Tỷ lệ vốn thực hiện của các dự án nhỏ khá cao, trên 66,7% nhưng về số vốn tuyệt đối chỉ chiếm 20,8%. Trong các phân nhóm thì May mặc thu hút lao động nhiều nhất tới 30.422 người (67,4%) và cũng đạt kim ngạch xuất khẩu khá: 321,8 tr.USD (47,9%) tương đương kim ngạch xuất khẩu của nhóm sợi -dệt-nhuộm. Các doanh nghiệp nhỏ của ngành Dệt -may chỉ thực hiện đầu tư 132 tr.USD, nhưng triển khai sớm, nhanh chóng đi vào họat động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 28.036 người lao động, doanh thu đạt 291 tr.USD và xuất khẩu đạt 277,3 tr.USD. Rõ ràng, những doanh nghiệp nhỏ này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Ngành công nghiệp Dệt-may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đầu tư thấp, triển khai nhanh và thích hợp với những nước đang phát triển như nước ta. Việc thu hút vốn FDI vào ngành này không những góp phần tăng năng lực sản xuất mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu tới EU, Mỹ, Nhật Bản và một số thị trường phi hạn ngạch khác. Nhìn chung các dự án trong lĩnh vực Dệt -may triển khai tốt, công nghệ đồng bộ từ khâu sản xuất Sợi đến khâu in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm; máy móc thiết bị đạt trình độ công nghệ trung bình trong khu vực, một số tuy đã qua sử dụng song vẫn còn hiệu quả tốt, chất lưọng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công nghệ may tiên tiến, đồng bộ từ khâu tạo mẫu mã sản phẩm đến khâu hoàn tất sản phẩm, có nhiều sản phẩm may đạt tiêu chuẩn quốc tế như: áo lót phụ nữ, áo Jacket, áo Comple, đồ bơi...Nhìn chung, các dự án trong lĩnh vực này có phương pháp quản lý tiên tiến, phát huy được năng lực sản xuất nên thời gian thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có chính sách đào tạo tương đối tốt nên đội ngũ lao động trưởng thành nhanh chóng, tiếp thu tốt công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến. 3.2 Ngành Da-Giầy Chế biến da và sản xuất giầy dép của Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ sau những năm 1985 khi hàng loạt xí nghiệp ra đời thực hiện những hợp đồng gia công may mũ, giầy và sản xuất một số loại giầy thể thao, giầy bảo hộ lao động cho Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi khối này tan rã, thiếu đơn đặt hàng; ngành Da-Giầy mới hình thành đã rơi vào tình trạng khó khăn do năng lực sản xuất không đồng bộ, sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm (mũ, giầy), nguyên liệu và mẫu mã phụ thuộc hoàn toàn vào đơn đặt hàng của nước ngoài và cung không còn nữa. Tuy nhiên, đây là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta đã tạo cơ hội cho ngành Da -Giầy tiếp nhận làn sóng di chuyển các xí nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong và một số nước khác sang nước ta vào đầu những năm của thập kỷ 90. Cho đến nay, có 94 dự án FDI vào ngành Da-Giầy đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 601,75 tr.USD, vốn pháp định 272,51 tr.USD và đã thực hiện 341,09 tr.USD chiếm 56,68% so với vốn đăng ký, đây là tỷ lệ thực hiện đầu tư cao. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.070,3 tr.USD, trong đó xuất khẩu hơn 90% (967,94 tr.USD) và đã thu hút tới 67.144 lao động. Ngành Da-Giầy hiện đứng đầu tất cả các ngành về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (chiếm 27,9% tỷ trọng xuất khẩu của toàn bộ công nghiệp FDI) và cũng đứng đầu về tạo việc làm cho người lao động (chiếm 35,3% tỷ trọng về lao động). Phần lớn các dự án Da-Giầy có quy mô đầu tư nhỏ, dưới 5tr. USD (chiếm tới 77,65% số dự án của ngành Da-Giầy). Dự án có vốn đầu tư lớn không nhiều. Cụ thể theo mức vốn đầu tư như sau: Bảng 12: Tình hình FDI vào ngành Da - Giầy Loại quy mô (tr.USD) Số dự án Vốn ĐTĐK (tr.USD) Vốn ĐTTH (tr.USD) Doanh thu (tr.USD) Trên 100 1 120,26 86,13 20,01 40-100 2 115,05 87,35 367,89 10-40 10 181,93 81,51 270,76 5-10 8 53,3 12,39 144,68 Dưới 5 73 131,21 73,71 266,96 (Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT) Đặc biệt có một số dự án lớn như sau: D.a.1 Công ty TNHH cổ phần PouYuen Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, 100% vốn của Hông Kong, sản xuất giầy thể thao, Giầy dép du lịch, khuôn, phụ liệu giầy và bao bì. Vốn đăng ký của doanh nghiệp là 120,26 tr.USD, vốn pháp định 36 tr.USD. Tới nay Công ty đã thực hiện đầu tư 86,1 tr.USD, trong đó đã thực hiện xong phần vốn góp. Tổng doanh thu của công ty là 20 tr.USD trong đó doanh thu xuất khẩu gần 19 tr.USD, có 7.079 người làm việc. D.a.2 Công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen Việt Nam tại Đồng Nai, cũng 100% vốn HongKong, sản xuất kinh doanh giầy thể thao, cấu kiện giầy, phụ liệu giầy cho xuất khẩu. Vốn đầu tư dăng ký là 74 tr.USD, vốn pháp định 36 tr.USD. Công ty đã thực hiện đầu tư 44,2 tr.USD và cũng đã xong phần vốn góp, tổng doanh thu đạt hơn 85 tr.USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hơn 84 tr. USD và tạo việc làm cho 9.095 người lao động. Hiện nay, Công ty đang xin chuyển thành xí nghiệp chế xuất 100% và xin được hưởng mọi quy chế ưu đãi như đối với Khu chế xuất. D.a.3 Công ty TNHH TaeKwangViNa, tại Đồng Nai. Đây là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, với vốn đầu tư là 41tr.USD, vốn pháp định 12 tr.USD, sản xuất giầy thể thao xuất khẩu và phụ liệu giầy. Tới nay, doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư 43tr.USD, doanh thu đạt 282,5 tr.USD, trong đó xuất khẩu 279,5 tr.USD (gần gấp 7 lần vốn đầu tư) và thu hút 8.790 người lao động. Một số dự án có quy mô vừa như Công ty giầy Đồng Nai-Việt Vinh (vốn đầu tư là 34 tr.USD); Công ty giầy Samyang Việt Nam (vốn đầu tư 30,5 tr.USD); Công ty ChangShin Việt Nam sản xuất giầy thể thao (vốn đầu tư 25 tr.USD) đều có doanh thu và kim ngạch xuất khẩu cao. Tới nay hầu hết các hãng lớn nhất, nổi tiếng nhất thế giới như: Nike, Adidas, Bata, Reebox, Fila... đã đầu tư vào Việt Nam. Sản phẩm của khối đầu tư nước ngoài này thường là cao cấp. Vì vậy sản phẩm của các cơ sở thuộc thành phần kinh tế khác của nước ta còn kém sản phẩm của họ về chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã. Khác với những ngành khác, sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI thường cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, các sản phẩm da giầy của khu vực FDI hầu như không cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước, không gây ứ đọng. Thiết bị, công nghệ đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực Da- Giầy đều thuộc loại trình độ trung bình và hiện đại, công nghệ phần lớn thuộc loại tiên tiến. Ngành Da-Giầy sử dụng rất nhiều lao động, lao động cho ngành này đào tạo nhanh nhưng yêu cầu kỹ luật cao. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường là từ nông thôn, số lượng dân gốc thành thị ít hơn vì chế độ làm việc rất vất vả, thường phải làm thêm giờ, lương tháng thuộc loại trung bình và thấp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này thường thực hiện biện pháp quản lý rất nghiêm ngặt, cấp dưới phục tùng tuyệt đối lệnh của cấp trên, trách nhiệm của từng cấp được quy định rõ ràng và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong lĩnh vực mình phụ trách. Công nhân trước khi đào tạo tay nghề được học cách ăn, cách giao tiếp, cách đi lại và biết cách sử dụng đúng những dụng cụ sinh hoạt trong và ngoài xí nghiệp. FDI vào ngành Da-Giầy đã giải quyết rất nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào Ngân sách nhà nước, đưa vào Việt Nam máy móc thiết bị tiên tiến cùng với phương thức quản lý nghiêm ngặt và hiệu quả. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng chủ yếu vẫn ở mức trung bình, công nhân liên tục phaỉ làm thêm giờ, sức lao động bị tận dụng quá mức. Một số doanh nghiệp chưa bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động, lương của người lao động quá thấp và thường sử dụng số lao động di chuyển từ nông thôn lên thành phố và các Khu công nghiệp để tìm việc làm. Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành Da-Giầy cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế: nhu cầu tiêu dùng giảm, sức mua hạn chế, gây ứ đọng, các đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm và đã có một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sa thải công nhân. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho bản tệ mất giá và làm cho lợi thế so sánh giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp tại nước ta không còn là yếu tố cạnh tranh so với ngay cả nước chính quốc đã có đầu tư tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm FDI vào ngành Da- Giầy trong mấy năm gần đây và cả trong một vài năm tới. Không giống ngành Dệt-may, ngành Da-Giầy không có hiện tượng và cũng không có áp lực chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc ngược lại. 3.3 FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp nhẹ khác Lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp nhẹ khác bao gồm các dự án sản xuất hàng công nghiệp nhẹ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng (bao gồm đồ gỗ, trang trí nội thất, đồ làm bếp...) đồ chơi, các sản phẩm tiêu dùng phục vụ thể thao, giải trí, du lịch...Có 111dự án (1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, 18 liên doanh và 92 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Lĩnh vực này phần lớn là các dự án nhỏ, chiếm tỷ lệ 10,4% về số dự án so với toàn ngành, nhưng tổng vốn đầu tư của cả nhóm chỉ chiếm 8,64%. Tới nay, khu vực công nghiệp này đã thực hiện đầu tư 150,9 tr.USD (đạt 43% vốn đăng ký), doanh thu 212,6 tr.USD, kim ngạch xuất khẩu 162,7 tr.USD, nộp Ngân sách nhà nước gần 2,5 tr.USD, thu hút hơn 12.000 lao động. Các dự án FDI trong lĩnh vực này đã góp phần làm phong phú và đa dạng các sản phẩm tiêu dùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan