Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FDI
I. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI
1. Khái niệm FDI 3
2. Đặc điểm cơ bản của FDI 3
3. Các hình thức của FDI 6
II. Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận vốn là nước đang phát triển 9
1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển 10
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH 11
3. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 13
4. Tạo ra nhiều việc làm mới 15
5. Bổ sung cho ngân sách Nhà nước 16
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI 17
1. Các yếu tố khách quan 18
a. Xu hướng vận động của các luồng FDI thế giới 18
b. Động cơ đầu tư của các chủ đầu tư quốc tế 21
c. Sự cạnh tranh thu hút FDI từ các quốc gia khác 23
2. Các yếu tố chủ quan 24
a. Quan điểm của nước tiếp nhận FDI 24
b. Các yếu tố của môi trường đầu tư 25
Chương II. FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997-2002 27
I. Đặc điểm môi trường đầu tư ở Việt Nam 27
1. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về thu hút FDI 27
2. Môi trường pháp lý cho hoạt động FDI 28
3. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội 31
4. Quá trình Việt Nam tham gia tự do hoá thương mại và đầu tư 33
II. Tình hình thu hút và triển khai các dự án FDI (1997-2002) 34
1. Tình hình thu hút dự án FDI 34
a. Xu hướng FDI vào Việt Nam thời gian qua 34
b. Cơ cấu luồng FDI 36
2. Tình hình triển khai các dự án FDI 43
a. Tình hình vốn thực hiện 43
b. Hoạt động chuyển nhượng vốn 45
3. Đánh giá về tình hình thu hút và triển khai các dự án FDI 46
a. Những tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế 46
b. Những tồn tại, hạn chế 53
III. Tìm hiểu các nguyên nhân gây nên sự sụt giảm
dòng FDI vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002 55
1. Các nguyên nhân khách quan 55
a. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á năm 1997 55
b. Sự cạnh tranh thu hút FDI của các nước trong khu vực 57
2. Các nguyên nhân chủ quan 59
a. Môi trường pháp lí cho hoạt động FDI còn gò bó 59
b. Môi trường kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, tiêu cực 68
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI
VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 73
I. Chiến lược thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 73
II. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI 76
1. Thống nhất nhận thức, xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng
qui hoạch thu hút FDI 77
2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI
nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam 78
3. Nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước hoạt động FDI 82
4. Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 85
5. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế, tăng sức hấp dẫn
của môi trường kinh doanh 87
6. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực 99
Kết luận
91
Danh mục tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 94
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1997-2002: nguyên nhân tăng trưởng chậm và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í, khách sạn và du lịch giảm nhẹ, nhưng tài chính và ngân hàng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.( Xem chi tiết tại Bảng 14, 15 - Phụ lục).
* Cơ cấu theo địa bàn
Cho đến nay các dự án FDI đã có mặt trên 58 tỉnh thành trong cả nước, 3 tỉnh chưa có FDI là Cao Bằng, Bắc Cạn, và Kon Tum. Tuy nhiên, FDI phân bố không đều giữa các vùng kinh tế. Hai khu kinh tế trọng điểm là Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Miền đông Nam bộ thu hút được nhiều FDI nhất, chỉ riêng hai vùng kinh tế này đã chiếm hầu hết FDI của cả nước (Tính chung cả hai vùng có 82,4% số dự án và 80% số vốn đã đăng kí).
Vùng Đông Nam bộ với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và nhất là Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực thu hút được nhiều FDI nhất. Tính cả giai đoạn 1988-2002 tỷ trọng của nó là 62,6% số dự án FDI của cả nước, giai đoạn 1997-2002 là 64,4% và xét riêng năm 2001 là 75,6%. Còn về số vốn đầu tư đăng kí có thấp hơn đôi chút, các con số tương ứng là 53,1%, 50,4% và 82,2%. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc đứng thứ hai với 19,8% số dự án cho thời kỳ 1988-2002 và 18,7% cho riêng giai đoạn 1997-2002. Về số vốn đầu tư đăng kí các con số có khả quan hơn là 25,9% và 26,2%.
Ngoài hai vùng kinh tế kể trên, các khu vực còn lại thu hút được rất ít các dự án FDI, tỷ trọng của chúng chỉ đạt khoảng 3-4%. Đặc biệt hai khu vực Vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên hầu như không có dự án FDI, tỷ trọng của chúng trong tổng số nguồn FDI vào cả nước chỉ đạt khoảng 0,3 - 0,4%.
Tuy nhiên, xét riêng trong giai đoạn 1997-2002, phân bổ FDI vào các địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng FDI vào các vùng kinh tế không phải là chủ lực còn lại đều tăng lên. Cụ thể, vùng Đông Bắc tỷ trọng số dự án đã tăng từ 4,0% vào các năm 1992-1995 lên 5,4% vào các năm 1996-2000, số vốn cũng tăng từ 3% lên 4,9%. Duyên hải Nam Trung bộ tỷ trọng cũng tăng từ 3,6% trong giai đoạn 1992-1995 lên 9,2% vào giai đoạn 1996-2000. Năm 1999 so với năm 1998 đã có thêm gần 10 địa phương thuộc địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn có dự án FDI là Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Bình Phước, Bến Tre… (Xem thêm chi tiết tại Bảng 16, 17- Phụ lục)
Đến hết năm 2001, xét theo từng địa phương cụ thể, thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút được nhiều FDI nhất với 1.042 dự án, số vốn đăng kí là 10,19 tỷ USD, vốn thực hiện là 4,833 tỷ USD, tiếp theo đó là Hà Nội với 396 dự án, số vốn đăng kí là 7,795 tỷ USD, vốn thực hiện là 2,972 tỷ USD, Đồng Nai: 327 dự án, vốn đầu tư đăng kí: 4,791 tỷ USD, vốn thực hiện: 2,171 tỷ USD.
Bảng 4. 20 tỉnh thành thu hút được nhiều FDI nhất, tính đến hết năm 2001
Tỉnh
Số dự án
Tổng vốn (triệu USD)
Vốn thực hiện (triệu USD)
1. Tp. Hồ Chí Minh
1.042
10.198
4.833
2. Hà Nội
396
7.795
2.972
3. Đồng Nai
327
4.791
2.171
4. Bình Dương
478
2.531
1.189
5. Bà Rịa-Vũng Tàu
70
1.867
419
6. Quảng Ngãi
6
1.332
283
7. Hải Phòng
98
1.282
975
8. Lâm Đồng
49
834
102
9. Hà Tây
27
413
198
!0. Hải Dương
29
505
130
11. Thanh Hoá
9
452
396
12. Kiên Giang
5
393
394
13. Đà Nẵng
41
204
152
14. Quảng Ninh
36
285
175
15. Khánh Hoà
36
332
269
16. Long An
42
310
192
17. Vĩnh Phúc
24
326
227
18. Nghệ An
10
248
48
19. Tây Ninh
40
207
114
20. Bắc Ninh
8
152
145
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Tình hình triển khai các dự án FDI
a. Tình hình vốn thực hiện
Tính chung từ năm 1988 đến năm 2002 đã có trên 750 dự án FDI tăng vốn với qui mô vốn tăng thêm đạt 6,756 tỷ USD. Trừ các dự án đã hết hạn và giải thể sớm với tổng số đăng kí là 9,75 tỷ USD, cộng với khoảng 40 dự án đã tách ra, hiện nay còn 3.495 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn là 38,916 tỷ USD. Riêng trong giai đoạn 1997-2002 có trên 501 dự án tăng vốn mở rộng kinh doanh với tổng vốn tăng thêm đạt 4,38 tỷ USD, gấp 1,5 lần qui mô tăng vốn giai đoạn 1991-1996 trước đó với 2,9 tỷ USD.
Bảng 5. Tình hình FDI ở Việt Nam, thời kỳ 1988- 2002 (triệu USD)
88-96
1997
1998
1999
2000
2001
9T/2002
Tổng
1. Đăng kí mới
26.466
4.649
3.897
1.567
1.987
1.385
886
41.888
2. Tăng vốn
2.914
1.146
875
614
600
580
601
7.357
3. Giải thể
2.689
544
2.428
564
1.709
1.350
1.169
10.453
4. Còn hiệu lực
27.998
31.668
33.993
35.636
36.514
38.177
38.495
38.495
5. Thực hiện
9.928
3.032
2.189
1.933
2.100
2.300
1.650
23.132
a. Từ nước ngoài
8.527
2.768
2.062
1.758
1.900
2.100
1.465
20.580
b. Từ trong nước
1.404
264
127
175
200
200
185
2.552
Nguồn: Số liệu nhiều kỳ của Tổng cục Thống kê
Trong tổng số vốn thực hiện cho tới cuối tháng 9 năm 2002 đạt khoảng 23 tỷ USD, vốn của bên nước ngoài đưa vào là 20,5 tỷ USD, chiếm 90%. Vốn thực hiện của riêng giai đoạn 1997-2002 là 13,25 tỷ USD, tăng 33,3% so với giai đoạn 1988-1996 với 9,92 tỷ USD. Trong số đó nguồn vốn góp của bên Việt Nam là 1,045 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 7,8% còn bên nước ngoài góp 12,2 tỷ USD, chiếm 92,2% với 55% là vốn pháp định còn 45% là vốn vay từ bên ngoài. Tỷ trọng vốn đi vay bên ngoài trong tổng vốn FDI có xu hướng giảm trong thời gian qua, từ mức 64,6% năm 1996 xuống 55,6% năm 1998 và 44,5% năm 2000, năm 2001 tỷ lệ có tốt hơn đôi chút với mức 42,2%.
Trong tổng số 3.495 dự án còn hiệu lực tính đến ngày 25/09/2002 với tổng số vốn đầu tư đăng kí 38,9 tỷ USD đã có 1.926 dự án hoàn thành xây dựng cơ bản và 1.861dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng kí là 22,5 tỷ USD (chiếm 57,8% tổng số vốn đăng kí), 709 dự án đang xây dựng cơ bản dở dang với tổng vốn đăng kí 11,2 tỷ USD, 925 dự án mới cấp Giấy phép đầu tư và chưa triển khai với tổng vốn đầu tư đăng kí là 5,2 tỷ USD. Riêng giai đoạn 1997-2002 có trên 950 dự án đi vào thực hiện với tổng số vốn đăng kí là 16,5 tỷ USD, tăng 69% so với giai đoạn 1991-1996. Qui mô vốn đầu tư thực hiện bình quân của mỗi dự án trong giai đoạn này đạt hơn 12 triệu USD, gần gấp đôi con số của giai đoạn 6 năm trước đó. Còn tính riêng năm 2001 có 50 dự án đi vào hoạt động với số vốn được thực hiện đạt hơn 2,3 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2002 có trên 120 dự án đi vào hoạt động với số vốn đạt 1,65 tỷ USD. Đến hết năm 2001 đã có 849 dự án kết thúc trước thời hạn với tổng số vốn đăng kí gần 10 tỷ USD.
Doanh thu của khu vực có FDI trong năm 2001 đạt 7,4 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2000, xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, nếu tính cả dầu thô là 6,748 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2000, 9 tháng đầu năm 2002 doanh thu đạt 6,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 3,07 tỷ USD. Tính chung, đến nay các dự án FDI đang hoạt động đã tạo ra doanh thu 39,1 tỷ USD, xuất khẩu đạt 18,2 tỷ USD, tỷ trọng của khu vực này trong tổng sản lượng công nghiệp cả nước đạt 35,4%, GDP do khu vực này tạo ra chiếm khoảng 13,5% cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có FDI là khoảng 18%, riêng năm 2001 có sụt giảm đôi chút với 12,1%. Khu vực FDI cũng có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, tổng cộng đã đạt trên 2 tỷ USD. Số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI hiện nay đã lên tới trên 460 ngàn người.
b. Hoạt động chuyển nhượng vốn
Trong thời gian qua, hoạt động chuyển nhượng vốn cũng như chuyển đổi hình thức doanh nghiệp trong khu vực FDI diễn ra khá mạnh, nhất là trong giai đoạn 1997-2002.
Bảng 6. Chuyển nhượng vốn trong các dự án FDI tại Việt Nam, đến 6/2002
Số dự án
Số vốn (triệu USD)
Tổng số
3.945
38.977
Thực hiện
1.926
22.940
1. Liên doanh
1046
19.928
Chuyển nhượng vốn
210
4.320
Đổi hình thức
154
2.070
2. 100% vốn nước ngoài
2065
13.045
Chuyển nhượng vốn
247
3.060
Đổi hình thức
12
36
3. HĐHTKD
146
4.175
Chuyển nhượng vốn
32
1.150
Đổi hình thức
4
5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đến nay trong tổng số hơn 3800 dự án đã được phê duyệt đã có hơn 490 dự án có chuyển nhượng vốn, hình thức liên doanh có 210 dự án với số vốn chuyển nhượng là 4,32 tỷ USD, hình thức 100% vốn FDI có 247 dự án với số vốn chuyển nhượng là 3,06 tỷ USD, hình thức HĐHTKD có 32 dự án với số vốn chuyển nhượng là 1,15 tỷ USD và một dự án BOT với số vốn 413 triệu USD. Ngoài ra, cũng đã có 171 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư với tổng số vốn là 2,11 tỷ USD.
3. Đánh giá về tình hình thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam.
a. Những tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế quốc dân
- Nguồn vốn FDI thu được trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 1997-2002, là sự bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước.
Vốn FDI được thực hiện tăng nhanh qua các năm, nếu trong thời kỳ 1991-1996 đạt 10 tỷ USD và chiếm 27% vốn đầu tư toàn xã hội (riêng các năm 1994, 1995 còn trên 30%) thì trong thời kỳ 1997-2002 vốn FDI thực hiện đạt trên 16,5 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Hình 2. FDI và tỷ trọng của nó trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam, giai đoạn 1991-2002 (triệu đồng)
Nguồn: Số liệu thống kê nhiều kỳ, Nhà xuất bản Thống kê
Đây là những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của đất nước. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với GDP chung của cả nước, tính bình quân trong 6 năm vừa qua đạt trên 12,5 %. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI có tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế, mức đóng góp của khu vực có FDI vào thu ngân sách ngày càng gia tăng, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách, giảm bội chi.
- FDI cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh qua các năm. Tính đến hết tháng 11 năm 2002, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu được 19,08 tỷ USD, trong đó riêng giai đoạn 1997-2002 là 16,5 tỷ USD, tăng hơn 6,5 lần so với giai đoạn trước đó và hiện chiếm 23% xuất khẩu của cả nước.
Sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI đã giúp đưa Việt Nam trở thành quốc giá đứng thứ 17 trên thế giới về mức tăng thị phần xuất khẩu trong giai đoạn 1985-2001. Những thành công của chính sách thu hút FDI hướng về xuất khẩu còn được thể hiện qua việc tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của doanh nghiệp FDI đã tăng nhanh qua các năm, tính bình quân thời kỳ 1992-1996 là 40%, còn thời kỳ 1997-2002 là trên 50%.
Nguồn: Trích dẫn từ dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Một đóng góp cũng hết sức quan trọng của khu vực FDI vào xuất khẩu của Việt Nam là nó đã giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu của mình. Nếu như trước đây xuất khẩu của Việt Nam chỉ tập trung vào các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp và một số ít khoáng sản có sẵn như than đá, dầu mỏ thì nay sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là của các ngành công nghiệp chế biến, nhất là các ngành điện tử, vi tính và linh kiện… (Xem thêm chi tiết tại Bảng 11 - Phụ lục). Trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu của khu vực FDI đã chiếm tới 42% hàng giày dép, 25% hàng may mặc, 84% hàng điện tử, vi tính và linh kiện, và đặc biệt là doanh nghiệp FDI chiếm hầu như 100% xuất khẩu dầu khí của Việt Nam.
Ngoài ra khu vực FDI đã góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn và du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lí, công nghệ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế.
- FDI góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất.
Nếu như trong những năm đầu nguồn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch, khách sạn, kinh doanh bất động sản thì trong giai đoạn 1997-2002 lại được tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng. Trong tổng số 3.495 dự án còn hiệu lực hiện nay có tới 80,7% thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Xét riêng trong giai đoạn1997-2002: 9,6% số dự án tham gia vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng là nông-lâm và dầu khí, 66,5% số dự án được dành cho công nghiệp chế tạo, 12,9% vào lĩnh vực xây dựng và chỉ có 11% số dự án là của ngành dịch vụ nhưng trong số đó du lịch và khách sạn chỉ còn chiếm 2,1%, còn lại là vào viễn thông-bưu chính, tài chính-ngân hàng, văn hoá, y tế và giáo dục. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 09/12/2002, trong tổng số 2014 doanh nghiệp FDI: lĩnh vực thương mại - dịch vụ có 141 doanh nghiệp, lĩnh vực nông-lâm có 54 doanh nghiệp, lĩnh vực công nghiệp có 1657 doanh nghiệp và các lĩnh vực khác có 152 doanh nghiệp.
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001-2002 - Thời báo Kinh tế Việt nam
Đây là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Khu vực FDI hiện chiếm 35% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực này đạt khoảng 20%/năm, điều đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chung của cả nước đạt 12% - 13%/năm.
Đặc biệt FDI đã tạo nên nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới, góp phần làm tăng đáng kể năng lực sản xuất các ngành công nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, năng lực sản xuất của khu vực FDI chiếm 100% về khai thác dầu khí, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, trên 80% sản xuất xe máy, các thiết bị văn phòng, ti vi, máy tính. Ngoài ra, khu vực FDI còn chiếm khoảng 60% sản lượng về cán thép, 30% về xi măng, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác. Trong công nghiệp nhẹ, khu vực FDI chiếm 55% về sợi các loại, 30% về vải các loại, 49% về da giày, 18% về sản phẩm may và 25% về thực phẩm đồ uống.
Nguồn vốn FDI còn góp phần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất ở Việt Nam. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào nước ta nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ô tô, xe máy, tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn cho đất nước, ví dụ như công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, rô bốt, dây chuyền công nghệ tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện… Nhìn chung phần lớn các công nghệ được chuyển giao theo nguồn vốn FDI đều là các trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc ít nhất là bằng các thiết bị tiên tiến sẵn có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực.
Bảng 7. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI theo ngành (%)
1997
1998
1999
2000
2001
9T/2002
Khu vực quan trọng (%)
1,3
1,1
2,0
1,3
1,0
1,6
Sản xuất chế tạo (%)
88,1
95,1
95,2
96,7
95,7
94,4
Dịch vụ (%)
10,6
3,8
2,8
2,0
3,3
4,0
Tổng số doanh nghiệp
1.344
1.598
1.791
2.515
2.043
2014
Nguồn: Trích dẫn từ dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Các doanh nghiệp FDI có đóng góp tích cực và ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách.
Cùng với khối lượng vốn đầu tư ngày càng tăng, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm: 1994 mới chỉ đạt 3,6%; năm 1998 đạt 10%, năm 2001 là 13,5% và 9 tháng đầu năm 2002 là 14%.
Bảng 8. Cơ cấu GDP theo hình thức sở hữu sản xuất, 1996-2002 (%)
Hình thức sở hữu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
9T/2002
Nhà nước
40,2
39,9
40,5
38,7
39,0
39,0
38,7
Tập thể
10,1
10,0
8,9
8,8
8,5
8,5
8,3
Tư nhân
3,1
3,3
3,4
3,4
3,3
3,3
3,4
Hộ gia đình
36,0
35,3
33,8
32,9
32,0
32,2
31,9
Hợp doanh
4,3
4,1
3,8
3,9
3,9
3,5
3,8
Khu vực FDI
6,3
7,4
10,0
12,2
13,3
13,5
14
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001-2002 - Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Nguồn thu ngân sách từ khu vực này cũng liên tục tăng, bình quân chiếm 6-7% thu ngân sách Nhà nước (nếu tính cả dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%). Tổng nguồn thu ngân sách từ khu vực FDI trong 6 năm từ 1997 đến hết quí 3 năm 2002 đạt 1,75 tỷ USD, gấp hơn 3 lần giai đoạn 6 năm trước đó với . Tính đến nay thu ngân sách từ khu vực FDI đạt hơn 2,3 tỷ USD.
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001-2002 - Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng trong 3 năm gần đây đóng góp của khu
vực FDI vào ngân sách Nhà nước có sự sụt giảm đáng kể, vẫn biết rằng luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 có dành thêm một số ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp FDI, nhưng sự sụt giảm này cũng đòi hỏi các cơ quan thuế vụ Nhà nước phải xem xét.
- Khu vực FDI đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Cho đến nay, hết quí 3 năm 2002, khu vực FDI đã tạo ra hơn 467 ngàn chỗ làm trực tiếp cho người lao động. Đặc biệt trong giai đoạn 1997-2002 với việc nhiều dự án hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đi vào sản xuất kinh doanh số lượng lao động vào làm việc trong khu vực FDI tăng đáng kể. Bình quân, mỗi năm có thêm khoảng 50 ngàn lao động tìm được việc làm trong các doanh nghiệp này.Bên cạnh số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI còn phải kể đến một số lượng vô cùng lớn các lao động gián tiếp làm các công việc có liên quan với các doanh nghiệp FDI như các lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Theo các nghiên cứu thì thông thường tỷ lệ lao động trực tiếp/lao động gián tiếp là 1/3 hoặc 1/4. (Xem thêm chi tiết phân bổ việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Bảng 18 - Phụ lục)
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001-2002 - Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Điều đáng ghi nhận là qua làm việc trong các doanh nghiệp FDI người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, thích ứng với cơ chế lao động mới. Đây là những yếu tố rất cần thiết cho nguồn nhân lực Việt Nam khi đất nước bước vào tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế. Đối với đội ngũ cán bộ, cũng thông qua quá trình phục vụ trong các doanh nghiệp FDI đã ngày một trưởng thành, học hỏi và tích luỹ được những kiến thức quản lí hiện đại.
Khu vực FDI cũng đem lại một bộ phận thu nhập đáng kể cho người lao động và tăng sức mua cho thị trường xã hội. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lao động thì lương bình quân lao động phổ thông trong khu vực FDI của Việt Nam là 70 đến 100 USD/tháng, lương cán bộ dự án là khoảng 300 - 400 USD/tháng. Còn theo điều tra của JETRO (Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản) riêng ở doanh nghiệp Nhật Bản, lương bình quân tháng của công nhân Việt Nam tại Hà Nội là 94 USD; tại Thành phố Hồ Chí Minh là 113 USD; lương kỹ sư từ 220 - 250 USD; lương cán bộ quản lí từ 490 - 510 USD. Như vậy, hiện nay, với khoảng 6.500 cán bộ quản lí, 25.000 cán bộ kĩ thuật và một số lượng đáng kể công nhân lành nghề, riêng thu nhập của người lao động làm việc trực tiếp trong khu vực FDI ước tính hàng năm đã lên tới gần 600 triệu USD.
Ngoài ra, FDI còn gián tiếp thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế thị trường tại thị trường nội địa, phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung như giao thông liên lạc, tài chính ngân hàng, giúp cho thị trường hàng hoá, thị trường lao động và một phần thị trường vốn hoạt động sôi động hơn. FDI cũng góp phần giúp Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
b. Những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, những đóng góp to lớn của đầu tư nước ngoài như đã trình bày ở trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, nhất là trong giai đoạn 1997-2001.
- Vai trò của nguồn vốn FDI tuy đã được khẳng định nhiều lần trong các văn kiện khác nhau của Nhà nước nhưng quá trình thực hiện các chính sách về FDI chưa thực sự hiệu quả như đề ra. Cụ thể là chưa có sự thống nhất trong hành động giữa các ban ngành và các cấp chính quyền khác nhau từ đó gây khó khăn cho hoạt động đầu tư.
- Cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam đã nhiều cải biến tích cực nhưng vẫn còn có một số bất hợp lí, hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của các dự án FDI chưa cao.
Đầu tư nước ngoài mới chỉ tập trung vào những ngành nghề có khả năng mang lại lợi nhuận nhanh còn các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi nhưng số lượng vốn đầu tư vẫn rất thấp (3%) mặc dù số dự án là khá lớn (khoảng 15%), các dự án đã đầu tư thì có có tỷ lệ thành công không cao do gặp nhiều rủi ro, thiên tai, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa thực sự thực hiện tốt các hợp đồng dài hạn với bà con nông dân. Điều đáng nói là tỷ trọng của khu vực này đã giảm mạnh trong giai đoạn 1997-2001, từ 14,3% thời kỳ 1991-1996 xuống chỉ còn khoảng 2,8%.
Nguồn FDI chủ yếu tập trung vào những địa phương có điều kiện phát triển thuận lợi (tới gần 90% tổng số vốn) còn các vùng còn lại chỉ thu hút được khoảng 3 - 4% thậm chí có vùng còn hầu như không có FDI như vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên. Tuy điều đó có góp phần làm cho các vùng kinh tế trọng điểm này có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cũng làm cho chênh lệch kinh tế giữa các vùng ngày càng lớn.
Vốn FDI từ các quốc gia trong khu vực Châu á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 60%) bất chấp sự sụt giảm mạnh của khu vực này sau cuộc khủng hoảng năm 1997, trong số đó ASEAN chiếm khoảng 23%. Trong khi đó FDI từ các khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu vẫn còn thấp, các nước EU chiếm khoảng 16%, Mỹ và Canada là 4%. Trong giai đoạn 1997-2001 tỷ trọng của các nhà đầu tư thuộc các nước phát triển trong khối OECD đã tăng lên đáng kể nhưng việc tỷ trọng của các nhà đầu tư Châu á vẫn cao sẽ hạn chế khả năng tiếp thu các công nghệ nguồn từ khối nước công nghiệp phát triển.
Về lĩnh vực đầu tư, hình thức doanh nghiệp liên doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên ở đây lại tồn tại rất nhiều vấn đề bất hợp lí. Thứ nhất là sự thống trị của các doanh nghiệp Nhà nước trong các liên doanh (chiếm 98% tổng vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh) do những ưu thế về vốn cũng như những ưu đãi của Chính Phủ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thứ hai là sự hạn chế về số vốn góp của phía Việt Nam trong các liên doanh, thông thường chỉ đạt khoảng gần 10% số vốn thực hiện. Hình thức góp vốn của phía Việt Nam chủ yếu là bằng giá trị quyền sử dụng đất không được các bên nước ngoài ưa thích. Thứ ba, do tỷ lệ vốn góp có hạn chế cũng như do sự yếu kém của các cán bộ quản lí người Việt Nam trong các liên doanh nên phía Việt Nam thường bị chèn ép, bên nước ngoài dễ dàng thao túng doanh nghiệp, nếu có mâu thuẫn xảy ra thì các dự án rất dễ bị giải thể, nhiều liên doanh cũng đã bị chuyển đổi sang hình thức 100% vốn nước ngoài.
Hoạt động của các doanh nghiệp FDI chưa thực sự hiệu quả, một vài năm gần đây số doanh nghiệp báo lỗ ngày càng tăng, thu ngân sách từ khu vực FDI trong 3 năm gần đây liên tục giảm. Phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước nhưng chưa có nhiều sản phẩm đạt trình độ quốc tế. Những năm gần đây, xuất khẩu của khu vực này tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn là gia công dệt may, giày dép, lắp giáp điện tử có giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế. Xét tổng thể, mặc dù khu vực FDI đã có tác động thúc đẩy xuất khẩu của cả nước nhưng bản thân khu vực này vẫn luôn ở trong tình trạng nhập siêu trong những năm qua. Cụ thể, năm 1998 là 686 triệu USD, 1999: 835 triệu USD, 2000: 1.044 triệu USD, 2001: 1.186 triệu USD. Chỉ đến năm 2002 này tình hình có được cải thiện đôi chút, 9 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này có xu hướng xuất siêu.
Đặc biệt FDI vào Việt Nam trong giai đoạn gần đây có xu hướng suy giảm, bắt đầu vào năm 1997 giảm liên tục cho đến năm 2000, có dấu hiệu phục hồi, nhưng năm 2001 lại tiếp tục giảm sút và 9 tháng đầu năm 2002 này cả nước chỉ thu hút được 886 triệu USD FDI, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2001. Ban đầu người ta cho rằng nguyên nhân của tình trạng sụt giảm là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và việc các nhà đầu tư nước ngoài chờ đón Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi được ban hành năm 2000 nhưng sau khi các hậu quả của cuộc khủng hoảng đã được khắc phục và Luật sửa đổi đã đi vào thực hiện thì đà suy giảm vẫn tiếp diễn và như vậy nguyên nhân của nó, tất nhiên, còn là sự kém hấp dẫn trong môi trường đầu tư ở Việt Nam.
III. Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sự sụt giảm luồng FDI vào Việt Nam, giai đoạn 1997-2002
1. Các nguyên nhân khách quan
a. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997
Rõ ràng cuộc khủng hoảng năm 1997 là nguyên nhân khách quan tác động mạnh nhất đến sự giảm sút trong luồng FDI vào khu vực Đông Nam á nói chung và vào Việt Nam nói riêng.
Cuộc khủng hoảng đã gây ra sự mất ổn định trong nền kinh tế tại các quốc gia trong khu vực: đồng tiền mất giá, lạm phát tăng, chỉ số các các thị trường chứng khoán Singapore, Hồng Kông, Tô-ky-ô sụt giảm mạnh, thêm vào đó các nhà đầu tư nước ngoài lại đồng loạt rút vốn ra khỏi các nước ASEAN, và tất cả những điều đó đã gây ra sự mất ổn định cả về kinh tế, xã hội không chỉ ở khu vực Đông Nam á mà cả ở khu vực Đông á.
Mặc dù tác động của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế Việt Nam là không đáng kể vì nền kinh tế nước ta khi đó chưa thực sự hòa nhập vào nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung nhưng sự bất ổn định của các nền kinh tế trong khu vực đã tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài tâm lí e ngại về sự an t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan tot nghiep.doc