Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng. Giao tiếp với tựnhiên
và giao tiếp trong xã hội. Giao tiếp với các hiện tượng tựnhiên con người
nhận ra quy luật của nó giúp con người có ứng xửphù hợp đểtạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn khi thấy trời kéo mây đen thì
con người biết là trời sắp mưa. Từ đó họsẽcó cách xửlí là lấy quần áo vào
đểkhỏi bị ướt. Ta thấy rằng dù ngày nay khoa học kĩthuật ngày càng hiện
đại, ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người nhưng bên
cạnh đó thì yếu tốtựnhiên cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta. Tất cảcác hiện tượng tựnhiên đều tồn tại trực tiếp,
thường xuyên trong cuộc sống của con người cho nên đểcó thểtồn tại thì
con người cần phải thực hiện hoạt động giao tiếp với tựnhiên, đồng thời
hoạt động giao tiếp này sẽgiúp cho con người hình thành ý thức và năng
lực nhằm đểcải tạo tựnhiên phục vụcho cuộc sống của mình.
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông phải chỉ dạy hình thức bài văn đúng phong
cách mà quan trọng là nội dung có ý hay, đẹp
2.1 Về hình thức:
Hình thức bài văn bao gồm nhiều đoạn, nhiều câu liên kết chặt chẽ
với nhau, các câu này phải cùng thể hiện được một chủ đề, cùng hướng đến
một mục đích nhất định. Môn Làm văn có các thao tác lập luận cơ bản. Ta
có thể lập luận theo cách diễn dịch hay quy nạp. Tùy theo nội dung và yêu
cầu của bài văn mà ta sẽ có sự lựa chọn phương pháp lập luận cho phù hợp
vì mỗi phương pháp lập luận đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Các thao
tác lập luận này cần phải được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ để giúp cho đoạn
văn có một hình thức thống nhất. Bố cục bài làm văn gồm có 3 phần lớn:
mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài là nêu một cách khái quát về vấn đề trọng tâm mà mình sẽ
khai thác ở phần thân bài. Phần mở bài này sẽ giúp cho học sinh nhận diện
được vấn đề mà mình sẽ tìm hiểu. Mở bài trong bài văn tự sự thuyết minh
thường giới thiệu khái quát về đối tượng, sự vật, sự việc sẽ kể sẽ thuyết
minh trong phần thân bài. Mở bài trong bài văn nghị luận thường nêu lên
luận điểm trọng tâm sẽ được trình bày trong phần thân bài. Phần mở bài
đóng một vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện là tiền đề để học sinh có thể
làm phần tiếp theo. Vì có nhiều trường hợp học sinh mất quá nhiều thời
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 19
gian để có thể viết được phần mở bài. Có những học sinh khi không viết
được phần mở bài thì sẽ không thể làm được những phần tiếp theo.
Thân bài có nhiệm vụ là triển khai và làm sáng tỏ vấn đề nêu ở phần
mở bài. Ở phần thân bài này sẽ gồm các luận điểm, luận cứ góp phần làm
sáng tỏ luận đề ở phần mở bài. Các luận điểm, luận cứ này cần phải được
liên kết chặt chẽ với nhau bằng các thao tác lập luận. Các luận điểm phải
nhỏ hơn và tập trung làm sáng rõ luận đề. Giữa các đoạn văn trong cùng
một bài làm văn được liên kết với nhau bằng các câu chuyển đoạn.
Kết bài là tổng kết, kết luận lại nội dung đã trình bày. Qua đó nêu
lên nhận định của bản thân về vấn đề đó, khẳng định hoặc phủ dịnh vấn đề
đó. Phần kết luận thường ngắn gọn, súc tích giúp học sinh nắm lại được nội
dung chính của vấn đề.
Làm văn lớp 10 có 3 kiểu bài cơ bản: Tự sự, thuyết minh, nghị luận.
Gắn liền với các kiểu bài này là các thao tác chứng minh, giải thích, bác bỏ.
Mỗi kiểu bài sẽ có hình thức riêng cho nên ta phải biết cách lựa chọn hình
thức cho phù hợp với từng kiểu bài.
Tự sự: cách làm bài văn tự sự là phải chuyển đổi cốt truyện thành
một bài văn mang nội dung truyện. Những đặc điểm chủ yếu của bài văn tự
sự bao gồm: cốt truyện, tình huống truyện phải hợp logic nhằm tác dụng
bộc lộ đầy đủ được vấn đề. Ta phải biết sắp xếp sao để cho mỗi tình tiết đều
có vai trò riêng không có chi tiết thừa. Bên cạnh đó còn phải chú ý đến cách
kể. Có thể kể theo trình tự thời gian, đảo trình tự thời gian hoặc kết hợp cả
hai. Cái hay của bài làm văn tự sự thường được bộc lộ qua lời kể cho nên
lời văn trong bài văn tự sự cần phải có cảm xúc để gây hứng thú cho người
đọc. Ta có thể kết hợp lời kể, lời dẫn hoặc lời “nửa trực tiếp” (Trong nền
văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945, Nam Cao là nhà văn sử dụng lời
nửa trực tiếp đạt hiệu quả nhất). Về ngôi kể thì có thể kể theo điểm nhìn của
nhân vật, kể theo điểm nhìn của người kể. Dù khi ta lựa chọn cách kể nào
thì cũng phải đảm bảo được rằng cách kể đó phải phù hợp với nội dung vấn
đề và đạt được hiệu quả nghệ thuật.
Thuyết minh là văn bản giới thiệu về những đặc điểm, tính chất cơ
bản của một sự vật, sự việc nào đó. Tất cả các đặc điểm này phải mang tính
khách quan phù hợp với thực tế. Đặc điểm của văn bản thuyết minh là phải
phản ánh được bản chất của sự việc cho nên khi làm một bài văn thuyết
minh tránh viết những ý dài dòng mà cần tập trung làm nổi bật đối tượng
định thuyết minh, các chi tiết cần phải được sắp xếp theo trình tự, hợp
logic. Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày
cho nên ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải giản dị, gần gũi
với đời sống hàng ngày. Khi làm một bài văn thuyết minh đòi hỏi người
viết phải tôn trọng sự việc, tránh những hư cấu thái hóa, phương pháp so
sánh được sử dụng rộng rãi trong bài văn thuyết minh sẽ đem lại hiệu quả
cao.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 20
Nghị luận là thể văn ra đời từ rất lâu. Văn nghị luận phản ánh tư
tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của con người. Trong bài văn nghị
luận thường phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ luận đề.
Lời văn trong bài văn nghị luận phải sáng sủa, mạch lạc. Người viết cần
phải dùng lí lẽ để làm rõ vấn đề. Trong bài văn nghị luận cần phải có các
thao tác: chứng minh, dẫn chứng, giải thích, phân tích, tổng hợp. Các thao
tác này có quan hệ mật thiết với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ là làm
sáng tỏ vấn đề. Muốn chứng minh một vấn đề thì cần phải có dẫn chứng (số
liệu, một nhận định của ai đó….) thuyết phục người đọc. Và để người khác
có thể hiểu được thì phải giải thích, phân tích. Cuối cùng là tổng hợp để
khẳng định lại vấn đề, đưa ra một nhận định chung về sự vật, sự việc.
Khi nói đến một bài làm văn thì một trong những vấn đề quan trọng
là việc sử dụng từ ngữ vì làm văn chính là thực hành những kiến thức về
tiếng Việt đã học. Từ ngữ trong một bài làm văn góp phần thể hiện được
những kĩ năng của người viết, phải biết lựa chọn từ ngữ trong sáng, mạch
lạc, súc tích phù hợp với từng kiểu bài và phù hợp với phong cách của một
bài làm văn. Ngôn ngữ trong một bài làm văn thuộc về ngôn ngữ nghệ thuật
cho nên từ ngữ đòi hỏi phải đạt được giá trị thẫm mĩ. Mỗi từ ngữ không
phải chỉ hàm chứa nội dung mà còn phải đạt được cái hay cái đẹp. Tiếng
Việt của ta về từ ngữ thì rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú đa dạng này
đem lại kết quả 2 mặt: một là nếu ta sử dụng đúng thì sẽ giúp cho lời văn
trở nên sinh động đạt được hiệu quả cao. Ngược lại thì nó sẽ làm sai ý nghĩa
hoặc đôi khi làm đảo lộn cả nội dung muốn nói đến. Bên cạnh đó thì câu
cũng đóng vai trò quan trọng trong một bài Làm văn. Nội dung giữa các câu
cần phải được sắp xếp một cách hợp logic, đúng đặc điểm ngữ pháp để tạo
nên được hiệu quả diễn đạt. Người ta thường nói “phong ba bão táp không
bằng ngữ pháp Việt Nam”, ta thấy rằng chỉ với một dấu câu cũng có thể
làm thay đổi nội dung của cả câu.
Ví dụ
Ngày tôi về nhà, cô ấy rất vui
Ngày tôi về, nhà cô ấy rất vui
Ta thấy chỉ cần thay vị trí dấu phẩy thì ý nghĩa của hai câu đã
khác xa nhau. Ở câu thứ nhất thì người có được niềm vui là “cô ấy”, còn ở
câu thứ 2 thì cả nhà cô ấy có được niềm vui. Từ sự phân tích trên ta thấy
rằng khi viết thành câu thì ta còn cần phải chú ý đến cả dấu câu. Các câu
được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các phép liên kết, các phương thức
ngữ pháp khác nhau cho phù hợp. Từ là phương tiện để tạo nên câu, câu là
đơn vị để tạo nên một đoạn văn và mỗi đoạn văn lại là phương tiện để tạo
nên một bài làm văn. Cho nên để có thể tạo nên một bài làm văn đạt được
yêu cầu thì trước tiên cần phải sử dụng từ ngữ, câu đúng phong cách, đặc
điểm ngữ pháp để cho bài làm văn chẳng những mang giá trị nội dung mà
còn đạt được giá trị thẩm mĩ.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 21
Tóm lại, để có thể viết được một bài làm văn hay, đạt hiệu quả thì
trước tiên bài làm văn đó phải đạt được yêu cầu về mặt hình thức. Hình
thức đóng vai trò quan trọng trong một bài làm văn vì hình thức là điều đập
vào mắt người đọc trước khi tiếp xúc với nội dung của một bài làm văn.
Cho nên khi hình thức tạo được sức thuyết phục nơi người tiếp nhận thì
người ta mới có thể tiếp nhận tiếp phần nội dung. Bên cạnh, bài làm văn
cần chú ý đến phần nội dung
2.2 Về nội dung:
Nội dung giao tiếp vô cùng phong phú, đa dạng về vấn đề tự nhiên
rồi các vấn đề xã hội như đạo đức, văn học, tình cảm. Trong bất cứ hoàn
cảnh nào thì con người cũng cần phải có giao tiếp. Trong nhà trường
thường giao tiếp về các lĩnh vực khác nhau. Ở đó, không chỉ cung cấp
thông tin mà còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Cho nên nội
dung giao tiếp cần phải hướng đến nhiều đối tượng khác nhau để đạt được
những hiệu quả giao tiếp. Lượng kiến thức mà nhà trường cung cấp cho học
sinh với số lượng rất lớn. Người giáo viên cần truyền tải tất cả nội dung này
gắn liền với giao tiếp để vừa giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng của mình
vừa phát huy được tính tích cực, tự giác, sự hứng thú của học sinh trong các
giờ học nói chung và giờ làm văn nói riêng. Giờ làm văn là những giờ giúp
cho học sinh có thể diễn đạt được những kiến thức đã học.
Cùng một vấn đề để làm sáng tỏ (nội dung) đâu phải lúc nào cũng
chứng minh hay phân tích với 1 thao tác duy nhất. Có thể tùy người nghe
(đọc), ý muốn chủ quan của người nói (viết) mà sử dụng những thao tác lập
luận, kiểu bài phù hợp. Đây là vấn đề có liên quan đến việc ra đề làm văn
sao cho phù hợp nhu cầu, lựa chọn cách thức thể hiện của người viết. Và
chỉ khi phù hợp nhu cầu thì người viết mới có khả năng bộc lộ sự thích thú,
sáng tạo được. Từ đó bài viết sẽ hay, hấp dẫn hơn. Ví dụ ta thử so sánh hai
đề làm văn sau:
Đề 1:Hãy chứng minh đôi vai là kì diệu nhất
Đề 2:Lấy đôi vai làm đề tài, hãy viết bài luận về đề tài ấy.
Ta thấy đề 2 sẽ tạo sự linh hoạt, hứng thú, sáng tạo nơi người viết.
Ở đề 1 tạo sự thụ động cho người viết vì ở đây khẳng định tác dụng của đôi
vai là “kì diệu nhất” và yêu cầu người viết chứng minh điều đó. Nghĩa là
người viết phải chấp nhận nhận định đó là đúng và chỉ tìm những ý nào
chứng tỏ đôi vai là kì diệu nhất làm cho phạm vi viết trở nên rất hạn hẹp.
Còn ở đề 2 người viết có thể tự do suy nghĩ và chọn ra chủ đề mà mình yêu
thích. Mỗi người sẽ có suy nghĩ, có sáng tạo khác nhau. Chẳng hạn như có
thể viết “đôi vai là nơi sẻ chia những tình cảm” hoặc “đôi vai là nơi để ta
cùng nhau chia sớt những gánh nặng trong đời”. Mỗi người sẽ có sự thể
hiện những tình cảm riêng của mình, do không bị gò bó về mặt nội dung
cho nên sẽ tạo được sự hứng thú cho người viết. Người viết sẽ thả những
suy nghĩ của mình trong bài làm văn. Qua cách ra đề như vậy người giáo
viên sẽ nắm được kiến thức của học sinh. Như vậy, nội dung làm văn phải
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 22
phong phú, gắn với cuộc sống xung quanh chứ không chỉ vấn đề sách vở,
vấn đề lời người xưa. Vì học sinh thích những điều gì thực tế, nắm bắt được
chứ không phải những gì mang tính chất lý thuyết khô khan. Học sinh có
nhu cầu tìm hiểu về thế giới, về những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của
các em. Mỗi thời đại khác nhau thì nhu cầu của con người cũng khác nhau.
Chẳng hạn như quan niệm về cái đẹp của con người hiện đại sẽ khác quan
niệm về cái đẹp của con người thời trung đại. Cho nên những vấn đề mang
tính chất sách vở của người xưa không còn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu
thẩm mĩ của học sinh lúc bấy giờ. Nó không còn gần gũi và tạo được sự
hứng thú cho các em vì những vấn đề mang tính chất sách vở thường phải
theo khuôn mẫu. Điều này làm cho học sinh không bộc lộ được tư tưởng,
tình cảm của mình. Mỗi học sinh sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
Cùng một vấn đề có em cho là đúng, có em lại cho là sai. Trong khi đó thì
khi ra đề làm văn cho học sinh người giáo viên thường cho học sinh làm về
những vấn đề gắn với sách vở, tác phẩm văn chương. Khi làm các đề làm
văn này, học sinh phải làm theo nội dung mà giáo viên cung cấp. Từ đó làm
cho học sinh trở nên thụ động trong tư duy, suy nghĩ của mình.
Tóm lại, nội dung đề văn, hình thức câu chữ của đề văn góp phần
tạo hứng thú, sáng tạo trong việc lựa chọn cách thức trình bày, thể hiện cho
phù hợp. Chỉ khi tạo được sự hứng thú, sáng tạo thì học sinh mới có thể
hoàn thành một bài làm văn đạt hiệu quả.
3. Giáo viên phải cho học sinh chú ý đến mục đích viết bài làm văn.
Điều này liên quan đến việc ra đề. Trong đề văn có thể có yêu cầu người
viết trình bày rõ vấn đề để làm gì hoặc không yêu cầu cụ thể nhưng cần cho
học sinh ý thức được mục đích của bài làm văn của mình. Viết để làm gì?
Cho ai đọc? Khi ý thức được mục đích của bài làm văn thì học sinh mới có
sự lựa chọn phương tiện ngôn ngữ phù hợp, đúng phong cách. Các nhân tố
giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều trong việc dạy và học làm văn. Mỗi nhân tố
sẽ mang những đặc điểm khác nhau cho nên dạy làm văn là phải giúp cho
học sinh ý thức đến các nhân tố giao tiếp để học sinh sử dụng đúng ngôn
ngữ trong từng trường hợp cụ thể.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 23
CHƯƠNG II
THỰC TẾ DẠY – HỌC LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THPT
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT KHI DẠY LÀM
VĂN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
I.Thực tế dạy và học làm văn ở THPT
1.Cấu trúc chương trình làm văn ở THPT
Về chương trình làm văn ở trường THPT, chúng tôi chọn sách đại trà
để nhận xét và đề ra những cách thức tiếp nhận
Trong phần làm văn ở lớp 10 học sinh sẽ được học 33 tiết trong một
năm
Xét về thể loại phần làm văn ở THPT học sinh được học 3 kiểu bài
tiêu biểu: tự sự, thuyết minh, nghị luận và một số văn bản ứng dụng nhiều
trong đời sống. Trong đó kiểu bài nghị luận chiếm số lượng ít hơn so với
kiểu bài tự sự, thuyết minh và một số văn bản ứng dụng khác.
Nội dung chương trình làm văn trong sách giáo khoa được biên soạn
theo quan điểm tích hợp thể hiện trong sự gắn bó với tiếng Việt và Văn học.
Các ngữ liệu trong phần làm văn được lấy chủ yếu từ Văn học. Phần làm
văn lớp 10 nhằm giúp học sinh hệ thống hóa các tri thức đã học và nâng cao
các kĩ năng thực hành để có thể hoàn thiện tất cả các kĩ năng trong chương
trình làm văn ở lớp 11, 12
Bố cục bài học được sắp xếp thành một chuỗi liên tục, thống nhất.
Đầu tiên là cho học sinh phân tích những ví dụ rồi từ các ví dụ giúp học
sinh khái quát được nội dung bài học. Cách sắp xếp này giúp học sinh
chiếm lĩnh được các tri thức cơ bản ở sách giáo khoa.
Sau mỗi bài học thường có mục ghi nhớ. Mục này trình bày nội dung
bài học một cách cô đọng, giúp học sinh nắm được những nội dung chính.
Ngoài ra trong chương trình làm văn còn có 7 bài viết: 1 bài văn cảm
nghĩ về 1 hiện tượng đời sống hoặc 1 tác phẩm văn học, 2 bài tự sự, 3 bài
thuyết minh và 1 bài nghị luận. Từ đó cho ta thấy rằng học phần Làm văn ở
lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh thực hành luyện tập và hoàn thiện kĩ năng
diễn đạt các loại văn bản đã học. Bên cạnh đó thì sau mỗi tiết làm bài viết
còn có tiết trả bài viết. Ở tiết này người giáo viên và học sinh sẽ trao đổi,
thảo luận (nghĩa là đã thực hiện quá trình giao tiếp) để rút ra những kiến
thức về bài viết của mình. Đồng thời chỉ ra những ưu, khuyết điểm mà học
sinh thường mắc phải trong các bài làm văn. Điều này sẽ giúp cho học sinh
nhận thức và hoàn thiện kĩ năng của mình trong các bài viết sau để đạt kết
quả tốt hơn.
Nhìn chung, phần Làm văn ở lớp 10 được sắp xếp theo 1 chuỗi liên
tục, các thể loại văn bản đều tiêu biểu cho các thể loại của làm văn. Sự sắp
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 24
xếp này giúp cho học sinh có cái nhìn bao quát về môn học đồng thời còn
giúp cho các em dễ nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của các loại văn
bản. Qua đó hình thành được các kĩ năng cơ bản khi làm văn.
2. Những nhận xét về thực tế dạy và học làm văn ở trường THPT
Qua việc lập phiếu thăm dò giáo viên, học sinh và tìm hiểu về
chương trình làm văn ở trường phổ thông, dự giờ một số tiết làm văn cũng
như xem qua một số bài làm văn của học sinh chúng tôi rút ra được những
đặc điểm cơ bản của tình hình dạy và học làm văn.
2.1 Những ưu điểm
Về sách giáo khoa. Phần làm văn ở phổ thông đáp ứng được yêu cầu
sử dụng phương pháp dạy học mới. Nội dung chương trình vừa giúp người
giáo viên tổ chức được hoạt động giảng dạy theo phương pháp phát huy
được tính tích cực của học sinh vừa giúp học sinh tìm tòi, phát hiện và
chiếm lĩnh được những tri thức mới. Ở mỗi bài làm văn có hệ thống câu
hỏi, bài tập đa dạng, phong phú. Phần làm văn được biên soạn theo hướng
cập nhật thông tin hiện đại. Có thể nói phần làm văn ở sách giáo khoa được
biên soạn vừa để giáo viên dạy vừa để cho học sinh có thể tự học được. Sự
đổi mới ngày càng cao của quan điểm giáo dục đòi hỏi sách giáo khoa cũng
phải có những cải cách cho phù hợp. Tóm lại sách giáo khoa Ngữ văn lớp
10 bộ mới nói chung và phần làm văn nói riêng đáp ứng tương đối đầy đủ
cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh theo quan điểm dạy học mới.
2.2 Hạn chế và những nguyên nhân
Về phía học sinh. Khi được hỏi về việc học môn làm văn đa số học
sinh đều cho rằng chỉ đôi lúc thích viết làm văn vì nội dung làm văn không
phù hợp với các em cho nên học sinh không có hứng thú để diễn đạt
(85/115 chiếm 72%). Ta đều biết rằng sở thích là một trong những điều
kiện quan trọng giúp con người làm tốt mọi việc, làm văn lại đòi hỏi điều
này hơn nữa. Một bài làm văn được xem là kết quả của quá trình tư duy,
sáng tạo của học sinh. Mà sự tư duy, sáng tạo cần phải gắn liền với hứng
thú. Đa số học sinh đều cho rằng chỉ thích viết làm văn khi hợp với nhu cầu
bản thân vì đó là điều kiện giúp các em bộc lộ được những tình cảm, cảm
xúc của mình. Còn khi đề làm văn quá xa rời thực tế, học sinh không hiểu
được thì không có cảm hứng cũng như không thể viết được. Từ những điều
trên ta có thể kết luận được rằng học sinh không thích học làm văn vì nội
dung làm văn còn quá xa rời thực tế, không gây được hứng thú cho học
sinh. Bởi vì khi hiểu được vấn đề càng nhiều bao nhiêu thì học sinh mới có
thể viết chính xác, đầy đủ thậm chí là viết hay bấy nhiêu.
Còn một vấn đề phải bàn đến đó là kĩ năng làm văn của học sinh. Đa
số học sinh đều có kĩ năng diễn đạt quá yếu. Học sinh cho rằng học làm văn
tốn quá nhiều thời gian để diễn đạt nhưng cho dù cố gắng thế nào thì vẫn
không thể diễn đạt được điều muốn nói. Từ đây, cho thấy khả năng sử dụng
tiếng Việt của học sinh vào trong hoạt động giao tiếp còn quá hạn chế. Điều
đó có nguyên nhân từ việc học sinh không được giao tiếp thường xuyên cho
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 25
nên khi muốn nói một điều gì đó vẫn không thể diễn đạt được. Từ đó dẫn
đến việc học sinh không có kĩ năng diễn đạt trong làm văn.
Về phía giáo viên, nhiều người vẫn chưa được học những kiến thức
về lý thuyết giao tiếp 03/05 chiếm 60%) hoặc có người được học nhưng
chưa biến thành phương pháp dạy học (04/05 chiếm 80%). Giáo viên cũng
chưa thể cập nhật thông tin theo hướng hiện đại cùng với sự đổi mới của
sách giáo khoa cải cách. Trong các giờ làm văn, giáo viên cũng chưa tạo
được nhiều tình huống giao tiếp cho học sinh. Chính điều này đã làm cho
các giờ học làm văn trở nên khô khan, dễ chán.
Từ trước đến nay phân môn được quan tâm nhiều nhất là giảng văn
còn phân môn ít được chú ý là Làm văn. Phân môn Làm văn đang có nhiều
vấn đề cần được quan tâm, số tiết dành cho phần làm văn so với số tiết dành
cho phần giảng văn có sự chênh lệch. Những giờ làm văn là những giờ ứng
dụng những nguyên tắc dạy học của môn Ngữ văn. Kết quả của những giờ
làm văn là thước đo kết quả của những giờ học tiếng Việt, văn học. Từ kết
quả này, người giáo viên có thể đánh giá được phương pháp mà mình đã
ứng dụng trong quá trình dạy học. Nhưng thực tế thì đây lại là phân môn ít
được quan tâm nhất.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì nội dung của phần Làm văn ở
sách giáo khoa cũng còn những hạn chế nhất định
Lý thuyết làm văn chưa có những bước tiến lớn, chỉ xoay quanh
những vấn đề chung thuộc các kiểu bài mà không chú ý đến các nhân tố
giao tiếp. Mà chúng ta đều biết rằng nhân tố giao tiếp là một trong những
nhân tố quan trọng để tạo nên văn bản. Đa số các kiểu bài làm văn ở lớp 10
đều đã được học ở THCS nhưng khi lên THPT thì lý thuyết của các kiểu bài
làm văn này lại không có sự kế thừa những lý thuyết trước để học sinh có
thể tái hiện, liên hệ kiến thức cũ. Bên cạnh đó thì cũng không có những tiết
dành cho việc ôn tập những kiến thức cũ. Điều này đã hạn chế rất nhiều
đến việc truyền đạt những kiến thức cơ bản về lý thuyết cho học sinh.
Phương pháp dạy lý thuyết làm văn chủ yếu là phương pháp phân tích các
bài làm văn hay các đề văn sau đó trả lời các câu hỏi rồi rút ra nội dung của
bài học. Mà thường thì những bài văn này đều rút ra từ một đoạn trích hoặc
một tác phẩm văn học nào đó nên nó mang tính chất khuôn mẫu nhất định
không có tính phong phú, đa dạng. Từ đó mà làm cho học sinh cảm thấy
lúng túng, khó khăn khi tiếp nhận một văn bản với hình thức khác. Chẳng
hạn, các đề văn sau:
1.Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi
2.Kể lại chuyên An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, tưởng
tượng một đoạn kết khác với kết thúc của tác giả dân gian.
3.Cảm nghĩ của các em về vẻ đẹp của một nhân vật văn học mà em yêu
thích.
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 26
Ta thấy rằng quan niệm làm văn là thực hành những văn bản văn
học, không chú ý đến những văn bản thông dụng khác .Từ đó làm cho học
sinh không thấy được sự đa dạng của nội dung, phong cách trong giao tiếp.
Khi nói đến môn Ngữ văn thì người ta vẫn xem là tiếp nhận tác phẩm văn
chương cho nên chỉ chú trọng những tác phẩm văn chương mà quên rằng để
hiểu đầy đủ giá trị của một tác phẩm thì không thể thiếu những kiến thức về
ngôn ngữ tiếng Việt và sự thể hiện những kiến thức đó trong các bài làm
văn. Nói đến môn Ngữ văn, người ta nghĩ đến là phân tích những tác phẩm
văn học mà bỏ quên đi phần quan trọng là làm văn giúp hình thành nên
những văn bản trong giao tiếp. Do lối dạy văn theo khuôn mẫu mà nhiều
lúc học sinh đã không phát huy được sự sáng tạo của mình. Các em phải
suy nghĩ và chấp nhận những luận đề nêu ra trong đề văn. Thực tế khi xem
qua một số bài làm văn của học sinh thì ta thấy rằng học sinh quá lệ thuộc
vào các bài văn mẫu. Có khi học sinh thuộc lòng những bài mẫu rồi đến khi
làm bài văn thấy đề nào tương tự như kiểu bài ấy thì chép vào. Làm văn là
sự hứng thú cá nhân là bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình thì ngày nay học
sinh lại làm vì điểm số, phải làm theo khuôn mẫu. Từ đó không phát huy
được sự sáng tạo, tư duy của học sinh dẫn đến việc thiếu năng lực trong
cuộc sống. Có một thực tế phải thừa nhận là có một số học sinh sau khi tốt
nghiệp THPT, thậm chí là tốt nghiệp Đại học vẫn không thể viết được một
lá đơn hoàn chỉnh.
Do học sinh không nắm được lý thuyết làm văn từ đó mà không xác
định được đề rõ ràng, không lập được dàn ý. Có rất nhiều học sinh khi viết
mở bài không được thì bài làm sẽ bị ngưng lại không thể viết tiếp phần thân
bài hoặc có trường hợp viết theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, phần đầu thì
quá tỉ mỉ không cần thiết, phần sau lại quá sơ sài do không đủ thời gian.
Bên cạnh đó thì đề văn cũng không phù hợp với nhận thức, xa rời nhu cầu
bên trong của bản thân học sinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho học
sinh không thích môn làm văn. Các em đều cho rằng bản thân có nhu cầu
bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình, các em muốn viết về những vấn đề gắn
liền với đời sống hàng ngày trong khi đó thì đề làm văn lại áp đặt các em
vào những khuôn mẫu nhất định. Chẳng hạn “hãy chứng minh Nguyễn Trãi
là nhà thơ của thiên nhiên”. Có nhiều vấn đề mà các em nhận xét không
giống với giáo viên của mình. Đề văn buộc các em phải phân tích, chứng
minh, nghị luận … Trong khi các em có thể cho rằng vấn đề đó là không
đúng. Tâm lí chung của hầu hết học sinh là khi các em thích về vấn đề nào
thì các em mới có thể đầu tư cho bài viết cũng như mới có thể hứng thú khi
làm bài văn. Trong nhà trường đa số các em đều học những vấn đề mang
tính chất khuôn mẫu đôi lúc gây cho học sinh cảm giác nhàm chán. Có một
số học sinh lại cho rằng giáo viên chỉ dạy theo những nội dung đã trình bày
trong sách giáo khoa (mà những nội dung này thì các em đều đã được đọc
từ sách giáo khoa). Trong những giờ làm văn các em chỉ được học những lý
thuyết suông, giáo viên không liên hệ đến đời sống thực tế mà hầu hết học
sinh đều mong muốn rằng nội dung làm văn cần phù hợp với nhu cầu của
bản thân thì các em mới thấy có hứng thú để viết. Giáo viên thường đưa ra
Dạy làm văn lớp 10 theo quan điểm giao tiếp Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Phạm Hồng Trang Trang 27
những nội dung rất xa rời với các em (chẳng hạn như những tác phẩm văn
chương thời trung đại). Trong khi đó những nội dung này không phù hợp để
các em bày tỏ cảm xúc của mình vì nội dung cách xa các em quá lâu cho
nên phong cách viết cũng như quan niệm về các vấn đề đã khác xa với con
người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAY LAM VAN LOP 10 TEHO QUAN DIEM GIAN TIEP.PDF