MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về xúc tiến hỗn hợp 5
1.1.1. Khái niệm về xúc tiến hỗn hợp: 5
1.1.2. Vai trò và tác dụng của xúc tiến hỗn hợp 6
1.2. Các công cụ cơ bản trong xúc tiến hỗn hợp. 8
1.2.1. Các bước của hoạt động xúc tiến hỗn hợp 12
1.2.2 Hệ thống xúc tiến hỗn hợp 16
1.2.2.1. Quảng cáo 16
1.2.2.2. Bán hàng cá nhân 19
1.2.2.3. Xúc tiến bán (Khuyến mại) 20
1.2.2.4 Tuyên truyền 23
1.2.2.5 Marketing trực tiếp: 24
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phối hợp xúc tiến 25
1.2.4 Ngân sách dành cho truyền thông 28
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 32
2.1. Sự ra đời và quá trình hoạt động phát triển của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội 32
2.1.1 Bộ máy tổ chức của Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội 33
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội 33
2.1.3 Chức năng của Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội 37
2.1.4 Các sản phẩm của Trung tâm 38
2.1.5. Thị trường khách của Trung tâm 43
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch. 44
2.1.6.1 Tình hình khách du lịch của Trung tâm 44
2.1.6.2 Doanh thu của Trung tâm 48
2.1.6.3 Lợi nhuận của Trung tâm 50
2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội 51
2.2.1. Thực trạng quảng cáo tại trung tâm 51
2.2.2. Xúc tiến bán: 56
2.2.3 Bán hàng cá nhân 58
2.2.4 Marketing trực tiếp 62
2.3 Đánh giá kết quả các chương trình xúc tiến 62
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI. 65
3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 65
3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm 65
3.2.1 Xác định ngân sách chi cho chính sách xúc tiến trong thời gian tới của Trung tâm 65
3.2.2. Một số vấn đề về việc đánh giá kết quả của chương trình xúc tiến 66
3.2.3. Một số giải pháp về các công việc cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp 67
3.2.3.1 Quảng cáo 67
3.2.3.2 X úc tiến bán 71
3.2.3.3 Bán hàng cá nhân 73
3.2.3.4 Marketing trực tiếp 74
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
87 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của trung tâm du lịch và dịch vụ công đoàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAN QUA
Trong những năm gần đây du lịch đã và đang phát triển. Một loạt các doanh nghiệp du lịch ra đời và đi vào kinh doanh để đẩy mạnh vai trò du lịch trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh lữ hành có điều kiện phát triển, những doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân bắt đầu thành lập và hoạt động do nhu cầu du lịch ngày càng tăng của xã hội.
2.1. Sự ra đời và quá trình hoạt động phát triển của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội
Ngay từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội hoạt động độc lập và số khách đến công ty ngày một nhiều. Thị trường khách ngày một đa dạng hơn với mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi. Khách tới công ty không chỉ để nghỉ dưỡng, vui chơi mà còn kết hợp với việc tham quan du lịch. Mặt khác, trên thị trường nhu cầu du lịch đã ngày một tăng theo các năm, một số khách sạn trên thị trường cũng đã bước vào kinh doanh lữ hành. Ngành kinh doanh lữ hành đã đem lại doanh thu tương đối lớn, góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh của công ty. Để đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch của khách, đòi hỏi công ty phải có một Trung tâm lữ hành riêng để phục vụ, tổ chức việc tham quan du lịch. Ý thức được yếu tố khách quan và chủ quan đó, năm 1995 Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội đã quyết định thành lập một Trung tâm lữ hành mang tên : Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội. Trung tâm ra đời là một yếu tố phù hợp với quy luật thị trường và đã mang lại lợi ích cho Công ty, cho toàn xã hội.
2.1.1 Bộ máy tổ chức của Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội
Giám đốc trung tâm
Nhân viên Kế toán
Nhân viên dịch vụ
Nhân viên marketing
Nhân viên xây dựng tour
Hướng dẫn viên
Cộng tác viên và sinh viên thực tập
Sơ đồ 2 : Bộ máy của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội
Từ sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy, đứng đầu Trung tâm du lịch là Giám đốc – là người quản lý trực tiếp các nhân viên làm việc tại Trung tâm. Và với những công việc khác nhau thì có những nhân viên đảm nhiệm riêng nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch tốt nhất đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời góp phần đem về lợi nhuận tối đa cho công ty.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội
Giám đốc Trung tâm :
Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và tập thể lãnh đạo đơn vị về mọi mặt.
Có trách nhiệm lập phương hướng về kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để đạt năng suất cao, chất lượng, hiệu quả.
Thực hiện sự uỷ quyền của Giám đốc công ty trong việc giao dịch kí kết hợp đồng và thanh toán trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ khác đối với khách hàng.
Hàng tháng phải có trách nhiệm báo cáo doanh thu, phân tích kết quả kinh doanh cho cán bộ công nhân viên trong phòng và Giám đốc công ty, kí xác nhận đề nghị duyệt thu, chi hàng ngày và những giấy tờ khác có liên quan đến Trung tâm du lịch và dịch vụ.
Giám đốc Trung tâm phân công công việc và lao động tại Trung tâm tuỳ theo năng lực cụ thể và tình hình kinh doanh thực tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Được quyền tuyển cộng tác viên (sinh viên thực tập sau khi báo cáo và được Giám đốc công ty đồng ý).
Nhân viên kế toán:
Phụ trách vấn đề doanh thu tài chính, hoạch tính lỗ lãi. Chịu trách nhiệm quản lý mọi sổ sách, hoá đơn tài chính, chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của phòng tài vụ công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc trung tâm về công tác hoạch toán tài chính của Trung tâm.
Hàng ngày phải cập nhật theo dõi đối chiếu, kiểm tra và hoạch toán các hoạt động tài chính trong hoạt động kinh doanh du lịch, mua bán văn phòng phẩm, hoạt động kinh doanh vận chuyển và các dịch vụ khác thực hiện tại Trung tâm. Trực tiếp làm thanh toán với khách và đòi các công nợ. Khi thanh toán phải dựa trên hợp đồng đã kí và phát sinh do hướng dẫn viên báo về.
Tuân thủ sự phân công công tác của người lãnh đạo, hoàn thành tốt công việc được giao, phải báo cáo Giám đốc trung tâm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cuối tháng phải tổng hợp chứng từ, làm báo cáo doanh thu và phân tích hoạt động kinh doanh của Trung tâm để báo cáo với Giám đốc trung tâm.
Nhân viên Marketing:
Tuân thủ sự phân công công tác của người lãnh đạo, hoàn thành các nhiệm vụ mà Giám đốc trung tâm giao phó.
Đảm nhận chức năng nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, quyết định nguồn khách và đồng thời tiến hành các hoạt động quảng cáo, khuyến mại thu hút khách, nghiên cứu mở rộng nguồn khách cho Trung tâm, phân công nhân viên phụ trách tiếp thị từng thị trường và quản lý những thông tin về thị trường đó.
Lập phương án marketing, tổ chức qui trình marketing. Trong quá trình tiếp thị phải tự giác nhiệt tình và có báo cáo thường xuyên về kết quả tiếp thị bằng văn bản hay theo quy định để người quản lý tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo. Trong quá trinh đi tiếp thị có quyền đàm phán giá và cơ chế hoa hồng cho khách không quá 3% trên tổng thu.
Nhân viên xây dựng Tour:
Chịu trách nhiệm với Giám đốc trung tâm về việc thiết lập, xây dựng những chương trình du lịch do Giám đốc trung tâm giao phó và yêu cầu của công ty để thiết lập xây dựng những tour du lịch mới sao cho có hiệu quả và chất lượng.
Tính giá thành và giá bán của các tour du lịch.
Nhân viên dịch vụ:
Đảm nhiệm các công việc tìm hiểu và đặt các dịch vụ với đối tác sao cho đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Phải nắm vững các thủ tục cần thiết để hướng dẫn cho du khách khi làm các giấy tờ có liên quan đến visa, hộ chiếu...
Luôn cập nhật thông tin để nắm đựoc những sự thay đổi về dịch vụ (nều có) như : giá vé máy bay, tàu hoả; lịch trình xuất phát của các chuyến bay...
Hướng dẫn viên:
Đảm nhiệm việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã kí kết trên thực tế nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứng các nhu cầu đã thoả thuận với du khách.
Chỉ dẫn và cung cấp lời thuyết minh về các điểm du lịch. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch với phạm vi quyền hạn, khả năng của mình và tạo ra ấn tượng tích cực cho du khách.
Trong công tác dẫn đoàn phải tuân thủ theo quy trình hướng dẫn đoàn đã được công ty phê duyệt. Tuân thủ sự phân công của cấp lãnh đạo-cấp trên.
Ngoài ra, còn làm các công việc văn phòng khác.
Cộng tác viên, sinh viên thực tập :
Làm tất cả những công việc mà Giám đốc trung tâm giao phó sao cho có hiệu quả nhất.
Có thể được tuyển chọn, kí hợp đồng làm việc với công ty nếu như cộng tác viên, sinh viên thực tập đó làm tốt mọi việc và được Giám đốc trung tâm tín nhiệm (sinh viên thực tập phải hiểu biết về kinh doanh lữ hành, năng động, có phẩm chất đạo đức tốt...)
Tóm lại: Bộ máy hoạt động của Trung tâm theo tính chất một Thủ truởng, các nhân viên hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm. Các nhân viên có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau, liên kết với nhau tạo thành một khối vững mạnh. Tất cả có cùng mục địch là làm cho Trung tâm kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và có uy tín trên thị trường.
Mọi hoạt động của Trung tâm đều do Giám đốc Trung tâm quyết định. Giám đốc Trung tâm được coi như “con chim đầu đàn” là người quyết định cho việc kinh doanh có hiệu quả của Trung tâm.
2.1.3 Chức năng của Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động tháng 6 năm 1995, chức năng chính của Trung tâm là hoạt động kinh doanh lữ hành, tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói.
Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm :
Đăng kí đặt vé may bay, tàu hoả...
Môi giới cho thuê xe ô tô.
Đăng kí mua bảo hiểm cho khách.
Đăng kí đặt chỗ trong khách sạn.
Các dịch vụ môi giới trung gian khách.
Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành nói chung và của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội nói riêng. Trung tâm liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phầm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp.
Để đứng vững trên thị trường, Trung tâm không chỉ tìm kiếm nguồn khách cho mình mà trên cơ sở đó khai thác nguồn khách cho Công ty.
2.1.4 Các sản phẩm của Trung tâm
Nói tới sản phẩm của công ty lữ hành người ta chủ yếu đề cập đến các chương trình du lịch trọn gói. Đối với Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội, nhận thức được rằng nhu cầu về du lịch là thay đổi, phải luôn đa dạng hoá các sản phẩm của mình và lấy chất lượng phục vụ là mục tiêu hàng đầu. Hàng năm Trung tâm đều cử người đi khảo sát để xây dựng những tuyến du lịch mới để làm phong phú thêm các chương trình du lịch. Chẳng hạn : Trung tâm đã tiến hành khảo sát và sản xuất thêm các chương trình du lịch phục vụ khách như:
Năm 2005 : Hà Nội - Hạ Long – Quan Lạn – Hà Nội
(3 ngày 2 đêm – đi ô tô và tàu thuỷ)
Hà Nội – Vân Long – Kênh Gà – Hà Nội
(2 ngày 1 đêm – đi ô tô)
Năm 2006 : Hà Nội – Siêm Riệp – Angkor Wat – Hà Nội
(3 ngày 2 đêm – đi và về bằng máy bay)
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển các nhà máy, các khu đô thụ mọc lên đã kéo theo sự ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc mệt mỏi. Mặt khác cũng do cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao nên họ làm việc không chỉ để ăn, sắm sửa ... mà nhu cầu dành tiền cho việc du lịch cũng ngày được tăng cao. Đi du lịch đã trở thành một thói quen với mọi người, giúp họ phục hồi thể trạng và khám phá những nền văn hoá khác, làm giàu vốn hiểu biết của mình.
Các chương trình của Trung tâm đa dạng về loại hình: Mùa xuân khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, du khách có thể lựa chọn cho mình những chương trình du lịch văn hoá lễ hội để có những chuyến du xuân thú vị và chương trình du lịch nghỉ biển trong nước như:
BẢNG 2 : CÁC TRƯƠNG CHÌNH DU LỊCH NGẮN NGÀY CỦA TRUNG TÂM
Chương trình
Thời gian
Phương tiện
Hà Nội - Đền Trần - Chùa Phổ Minh - Chùa Cổ Lễ
1N
Ô tô
Hà Nội - Chùa Côn Sơn - Đến Kiếp Bạc
1N
Ô tô
Hà Nội - K9 Đá Chông - Chùa Mía - Đền Và
1N
Ô tô
Hà Nội - Chùa Dư Hàng - Chùa Quán Toan
1N
Ô tô
Hà Nội - Chùa Bà Đanh - Vân Long - Kênh Gà
1N
Ô tô
Hà Nội - Tản Đà Spa Resort
1N
Ô tô
Hà Nội - Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
1N
Ô tô
Hà Nội - Vân Long Resort
1N
Ô tô
Hà Nội - Rừng Cúc Phương - Khoáng nóng Kênh Gà
2N/1Đ
Ô tô
Hà Nội - Mai Châu - Bản Lác - Bảo tàng đường Hồ Chí Minh
2N/1Đ
Ô tô
Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn
3N/2Đ
Ô tô
Hà Nội - Bái Tử Long - Quan Lạn
3N/2Đ
Ô tô
( Nguồn của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội )
Ngày này nhu cầu sống của dân ta càng ngày càng cao. Vì vậy đi du lịch không chỉ là những địa danh trong nước nữa mà nhu cầu đi du lịch nước ngoài để mở mang tầm mắt, để thoả mãn chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh đẹp của nước bạn ngày càng nhiều. Nhận rõ nhu cầu này Trung tâm đã có nhiều chương trình du lịch nước ngoài để khách có thể lựa chọn. Bên cạnh đó hiên nay Trung tâm đang đặc biệt quan tâm đến lượng khách có nhu cầu đi du lịch Trung Quốc. Số lượng nhu cầu này rất lớn nên Trung tâm đã thiết kế nhiều tour du lịch đi Trung Quốc rất là hấp dẫn và mới lạ giúp cho khách có thể lựa chọn được chương trình du lịch phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của mình như sau :
BẢNG 3 : CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ
Chương trình
Thời gian
Phương tiện
Hữu nghị quan - Sùng tả
2N/1Đ
Tàu hoả
Hữu nghị quan - Nam Ninh - Bách Sách
5N/4Đ
Tàu hoả
Hữu nghị quan - Nam Ninh - Thành Đô - Đài Phật Lạc Sơn - Nga My Sơn - Thành Đô – Nam Ninh
5N/4Đ
Ô tô/Máy bay
Hữu nghị quan - Trịnh Châu - Phủ Khai Phong - Thiếu Lâm Tự - Lạc Dương - Trịnh Châu - Nam Ninh
5N/4Đ
Ô tô/Máy bay
Hữu nghị quan - Thâm Quyến - Chu Hải - Macao - Quảng Châu - Nam Ninh
6N/5Đ
Ô tô/Máy bay
Hà Nội - Hồng Kông - Macao - Bắc Kinh - Hà Nội
7N/6Đ
Máy bay
Hà Nội - Bắc Kinh - Tây An - Thượng Hải - Bắc Kinh - Hà Nội
8N/7Đ
Máy bay
Hà Nội - Hồ Chí Minh – Angkor – Phnompenh - Hồ Chí Minh – Hà Nội
5N/4Đ
Máy bay
Hà Nội – Matxcơva – Xanhpetecbua – Hà Nội
9N/8Đ
Máy bay
(Nguồn của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội )
Bên cạnh các chương trình có sẵn được thiết kế thì Trung tâm cũng có thể tạo ra những tour tuyến mới theo nguyện vọng của khách nếu thấy hợp lý và có khả năng đáp ứng. Điều này cũng góp phần tạo nên sự đa dạng hoá sản phẩm cho Trung tâm. Tuy vậy, Trung tâm vẫn cần phải có sự đầu tư hơn nữa để tạo nên những sản phẩm du lịch khác biệt với những hãng lữ hành khác trên thị trường.
Trong những năm qua, du lịch phát triển kéo theo sự ra đời của rất nhiều hãng lữ hành, làm xuất hiện vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng lữ hành. Để chiếm được thị phần, một số hãng lữ hành bất chấp chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách để làm giá tuor hạ thấp. Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội không vì lợi trước mắt mà đánh mất uy tín của mình trên thị trường. Trung tâm đã phải tính giá một cách chi tiết sao cho giá phù hợp mà chương trình vẫn độc đáo và chất lượng không thấp.
Để giữ vững uy tín của mình, Trung tâm không nhận tổ chức những chuyến du lịch mà mức giá quá thấp không đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách. Do đó,Trung tâm cố gắng vừa đáp ứng được nhu càu của khách vừa củng cố được uy tín của Trung tâm lại phải phù hợp với giá cả thị trường. Chính vì vậy, có 2 chính sách giá mà Trung tâm thực hiện cho chương trình du lịch:
Một là, mức giá phụ thuộc vào số lượng khách. Dựa vào số lượng khách nhiều hay ít của một tour du lịch mà trung tâm đưa ra mức giá khác nhau. Số lượng khách trong đoàn càng đông thì giá trên đầu người càng giảm.
Ví dụ: Chương trình du lịch:
Yên Tử - Cửa Ông – Cô Bé Cửa Suốt (2 ngày 1 đêm – đi ô tô)
Đơn vị tính : VNĐ / người
Giá cho đoàn
10 – 14 khách
Giá cho đoàn
20 – 30 khách
Giá cho đoàn
35 khách trở lên
485.000
398.000
367.000
(Nguồn của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội )
Hai là, mức giá phụ thuộc vào chất lượng phục vụ. Trung tâm dừng lại ở mức giá thấp nhất là phục vụ trung bình, còn lại Trung tâm không phục vụ ở mức giá kém như một số công ty tư nhân khác, với khẩu hiệu chính là : “khách hàng là sự tồn tại của mình”. Trung tâm đưa ra 3 mức giá tính như sau:
Mức I : Chất lượng cao.
Mức II : Chất lượng khá.
Mức III : Chất lượng trung bình.
Ví dụ :
Ở mức I (chất lượng cao)
- Tiêu chuẩn ăn : 60.000đ/bữa
- Phòng nghỉ 2 người, có điều hoà, ti vi, tủ lạnh, điện thoại, tắm nóng lạnh
- Xe đưa đón có điều hoà.
Ở mức II (chất lượng khá)
- Tiêu chuẩn ăn 45.000đ/bữa.
- Phòng nghỉ 3 hoặc 4 người, có điều hoà, ti vi, tủ lạnh, điện thoại, tắm nóng lạnh.
- Xe đưa đón có điều hoà.
Ở mức III (chất lượng trung bình)
- Tiêu chuẩn ăn : 35.000đ/bữa
- Phòng nghỉ 4 người, phòng bình dân có đủ quạt thoáng mát.
2.1.5. Thị trường khách của Trung tâm
Trung tâm du lịch và dịch vụ thuộc Công ty du lịch Công Đoàn Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước do tổ chức Công Đoàn Thành phố Hà Nội thành lập. Như đã biết thì Công đoàn là một tổ chức của Nhà nước được toàn thể nhân dân biết đến với vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi và chăm lo tới đời sống sức khoẻ của mọi tầng lớp lao động trong đó có tầng lớp công nhân.
Hiện nay, ở mọi công ty, xí nghiệp, trường học... đều có tổ chức Công đoàn để bảo vệ chăm lo sức khoẻ cho mọi người ở cơ sở đó, như vậy Công Đoàn có sự phân cấp theo ngành dọc, đây cũng là thế mạnh mà không phải công ty kinh doanh lữ hành nào cũng có. Nắm bắt được lợi thế đó, Trung tâm đã xác định được thị trường mục tiêu cho mình..
Thị trường mục tiêu của Trung tâm đó là khách nội địa của các tổ chức Công đoàn thuộc khối các doanh nghiệp Nhà nước. Trung tâm đã và đang khai thác rất tốt thị trường mục tiêu của mình, dành được kết quả đáng kể.
Từ năm 1995 đến nay, do nhu cầu du lịch tăng mạnh mẽ, các công ty du lịch nhà nước, tư nhân, liên doanh đã đua nhau thành lập. Một số công ty du lịch đã vì lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm kinh doanh của mình, chính vì vậy mà không ít khách phàn nàn về chất lượng không đúng với những gì họ đã nêu ra. Do đó, các tổ chức cá nhân đã tìm tới Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội bởi vì khách hàng tin tưởng vào công đoàn và du lịch Công Đoang cũng biết được nhiệm vụ của mình, du lịch Công Đoàn luôn đặt câu hỏi : khách du lịch cần gi? nhu cầu của họ ra sao? và mục đích đi du lịch là gì?. Trung tâm không chỉ dừng lại ở những gì mình đạt được mà luôn mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động hơn nữa. Là một doanh nghiệp lữ hành, Trung tâm nhận thức được vai trò của tiếp thị du lịch đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Trung tâm đã triển khai áp dụng marketing hỗn hợp nhằm tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách khắp mọi miền của đất nước, mở rộng thị trường và thu lợi nhuận tối đa cho công ty.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.
2.1.6.1 Tình hình khách du lịch của Trung tâm
Từ khi thành lập trung tâm năm 1995 và được thừa hưởng kinh nghiệm hơn 40 năm của Công ty du lịch Công Đoàn Hà ội, trong những năm qua mặc dù có nhiều sự thay đổi về nhân sự song Trung tâm luôn cố gắng phát triển ngày một lớn mạnh hơn.
Năm 2003, Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội đã được Tổng cục du lịch Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặc dù vậy, việc khai thác khách quốc tế vào Việt Nam du lịch vẫn còn là thách thức lớn đối với Trung tâm. Thị trường khách chính của Trung tâm vẫn là khách nội địa và khách outbound.
Chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình khai thác khách chính của Trung tâm từ năm 2003 đến 2007
* Khách đi du lịch trong nước và quốc tế
BẢNG 4 : TÌNH HÌNH LƯỢNG KHÁCH ĐI DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Năm
Tổng lượt khách
Khách du lịch trong nước
Khách du lịch nước ngoài
Số lượt khách
Tốc độ tăng
%
Số lượt khách
Tốc độ tăng
%
Tỷ trọng
Số lượt khách
Tốc độ tăng
%
Tỷ trọng
2003
5310
5022
94,57
288
5,43
2004
5100
96,04
4800
95,58
94,11
300
104,16
5,89
2005
5430
106,47
5091
106,06
93,75
339
113
6,25
2006
5870
108,1
5479
107,62
93,34
391
115,34
6,66
2007
6530
111,2
6000
109,5
91,88
530
135,54
8,12
(Nguồn: số liệu của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội)
Từ bảng dữ liệu trên ta thấy rằng lượng khách đến Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm. Nhưng năm 2003 Trung tâm đón được số lượt khách nhiều hơn so với năm 2004 là do năm 2003 Việt nam đăng cai tổ chức Seagames 23 và Paragames II. Sự kiện thể thao trọng đại mang tầm khu vực đã thu hút rất nhiều khách du lịch ở mọi miền đất nước. Chính vì vậy mà lượng khách đến vơi Trung tâm tăng đáng kể, đạt 5310 lượt khách. Nhưng tới năm 2004, số lượng khách giảm 210 lượt so với năm 2003, dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 96,04%. Với nỗ lực của Trung tâm thì tới năm 2005, lượng khách lại tăng đạt 5430 lượt khách (tăng 330 lượt khách so với năm 2004), tốc độ tăng trưởng đạt 106,47%. Năm 2006, lượt khách du lịch tới Trung tâm tăng 440 lượt khách so với năm 2005 với tốc độ tăng trưởng đạt 108,1%. Và năm 2007 vừa qua thì số lượt khác đến Trung tâm cũng ko hề giảm đi mà ngày càng tăng thêm với 5870 lượt khách và đạt tốc độ 112.1%. Như vậy, lượng khách của Trung tâm có sự tăng lên qua các năm nhưng chưa có sự bứt phá về số lượng. Con số khách tới Trung tâm còn chưa cao.
Trong cơ cấu khách chủ yếu là khách đi du lịch trong nước. Cụ thể năm 2003 số lượt khách đi du lịch trong nước đạt 50022 lượt còn số lượt khách đi du lịch nước ngoài chỉ đạt 288 lượt, do đó chỉ chiếm 5,43% trong tổng số lượt khách của năm. Đến năm 2004, 2005 con số này có tăng nhưng không đáng kể. Nếu lấy năm 2004 làm mốc thì năm 2005 số lượt khách đi du lịch nước ngoài tăng 39 lượt, năm 2006 tăng 91 lượt và đến năm 2007 con số này tăng lên là 230 lượt khách. Nhìn chung, số lượng khách đến Trung tâm không nhiều trong đó số khách đi du lịch trong nước là chủ yếu. Do vậy Trung tâm cần phải chú ý tới chính sách kinh doanh của mình nhằm khắc phục những mặt yếu kém để có thể phát huy tối đa những ưu điểm để thu hút khách nhiều hơn nữa.
* Số khách phân theo đơn vị, tổ chức
BẢNG 5 : TÌNH HÌNH KHÁCH ĐI DU LỊCH THEO ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC
Năm
Tổng lượt khách
Khối công ty Nhà nước
Khối công ty tư nhân
Thị trường khách dân cư
Số lượt khách
% tổng lượt khách
Số lượt khách
% tổng lượt khách
Số lượt khách
% tổng lượt khách
2003
5310
4620
87
386
7,27
304
5,73
2004
5100
4590
90
395
7,74
115
2,26
2005
5430
4645
85,54
362
6,66
423
7,8
2006
5870
5136
87,5
427
7,27
307
5,23
2007
6530
5535
84,76
483
7,4
512
7,84
(Nguồn: số liệu của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội)
Biểu đồ 1 : Tình hình đi du lịch theo các đơn vị, tổ chức năm 2007
Từ bảng dữ liệu trên ta thấy lượng khách của Trung tâm chủ yếu là khối cơ quan nhà nước. Cụ thể là : năm 2003 chiếm 87%, năm 2004 chiếm 90%, năm 2005 chiếm 85,54%, năm 2006 chiếm 87,5% và đến năm 2007 chiếm 84,76%. Trong khi đó khối công ty tư nhân và thị trường dân cư rất ít. Đây là hai thị trường tiềm năng mà Trung tâm cần phải đẩy mạnh hơn nữa chiến lược xúc tiến hỗn hợp để tăng nguồn khách của mình.
2.1.6.2 Doanh thu của Trung tâm
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh thu của một doanh nghiệp lữ hành bao gồm toàn bộ các khoản thu từ mọ sản phẩm dịch vụ cung cấp đến cho khách du lịch. Vì kinh doanh lữ hành là một hoạt động kinh doanh tổng hợp nên có những dịch vụ công ty không thể tự sản xuất ra để cung cấp cho khách du lịch. Điều này sản sinh việc các hãng lữ hành đứng ra thu hộ các đơn vị dịch vụ khác để phục vụ khách hàng của mình. Vì vậy ở đây cần quan tâm đến là doanh thu thực tế sau khi đã trừ hết các khoản thu hộ (của khách sạn, nhà hàng, vé máy bay, xe vận chuyển, phí tham quan...). Theo nghiệp vụ kinh doanh lữ hành thì doanh thu thực tế của doanh nghiệp lữ hành là tiền hướng dẫn, tiền hoa hồng từ các đơn vị cung cấp dịch vụ và tiền phần trăm của hãng trên tổng giá trị tour.
BẢNG 6 : DOANH THU CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI TỪ NĂM 2003 - 2007
Năm
Tổng doanh thu
Doanh thu hộ
Tỷ lệ % so với tổng doanh thu
Doanh thu thực tế
Tỷ lệ % so với tổng doanh thu
2003
1.803.000.000
1.478.000.000
82%
325.000.000
18%
2004
1.750.000.000
1.408.750.000
80,4%
341.250.000
19,6%
2005
1.986.000.000
1.634.780.000
82,3%
351.220.000
17,7%
2006
2.839.000.000
2.300.157.000
81,02%
538.843.000
18,98%
2007
4.124.000.000
3.263.450.000
79,13%
860.550.000
20,87%
(Nguồn: số liệu của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội)
Qua bảng phân tích doanh thu của Trung tâm du lịch và dich vụ Công Đoàn Hà Nội, ta thấy tổng doanh thu qua các năm có tăng nhưng thực tế là doanh thu hộ vẫn lớn, chiếm hơn 80% tổng doanh thu.
Tuy nhiên, chỉ tiêu doanh thu không thể phản ánh được đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiêp, chỉ tiêu nữa thường dùng là lợi nhuận kinh doanh.
2.1.6.3 Lợi nhuận của Trung tâm
BẢNG 7 : LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2003-2007 CỦA TRUNG TÂM
Năm
Tổng doanh thu
Tốc độ tăng trưởng (%)
Doanh thu thực tế
Nộp thuế
Lợi nhuận
Tỷ lệ % so với tổng doanh thu
2003
1.803.000.000
325.000.000
56.000.000
54.090.000
3%
2004
1.750.000.000
97,06
341.250.000
67.500.000
75.500.000
3,4%
2005
1.986.000.000
113,5
351.220.000
79.000.000
89.370.000
4,5%
2006
2.839.000.000
142,9
538.843.000
87.000.000
144.780.000
5,1%
2007
4.124.000.000
145,3
860.550.000
137.688.000
256.378.000
6,2%
(Nguồn: số liệu của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội)
Biểu đồ 2 : Lợi nhuận so với doanh thu thực tế của Trung tâm từ năm 2003 đến năm 2007
Qua biểu đồ ta thấy lợi nhuận của Trung tâm ngày càng tăng lên một cách rõ rệt. Trong năm 2003, lợi nhuận của công ty chiếm 3% tổng doanh thu. Năm 2004, lợi nhuận chiếm 4% trong tổng doanh thu và đến năm 2006 và 2007 tăng lên so với năm 3005. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Tuy nhiên muốn tăng lợi nhuận của mình lên nữa, Trung tâm cần có biện pháp thu hút khách sử dụng dịch vụ của mình nhiều hơn.
2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội
2.2.1. Thực trạng quảng cáo tại trung tâm
Nhìn chung về tình hình chính sách xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội đã sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau trong quá trình thực hiện các chương trình xúc tiến. Nhưng trong đó công ty đã nhấn mạnh việc thực hiện các chương trình truyền thông trực tiếp do nhận thức rõ các đặc tính đặc biệt của sản phẩm dịch vụ.
Quảng cáo được hiểu là “bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao về những ý tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể của quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí”. Từ định nghĩa này ta thấy rằng quảng cáo là một phương tiện truyền thông phổ biến, được sử dụng nhằm giành và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. ảnh hưởng của quảng cáo là khá rộng lớn nhưng đa phần các quảng cáo không ảnh hưởng ngay đến quyết định mua của khách hàng trong một vài lần quảng cáo đầu tiên. Nhưng khi nó đã tác động vào tâm trí khách hàng thì nó có ảnh hưởng lâu dài đến quyết định mua của người tiêu dùng. Do đó có thể nói, đầu tư ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội.DOC