Khóa luận Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới

MỤC LỤC Trang

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1 : THỊ TRƯỜNG GIÀY DÉP THẾ GIỚI.

1. Đặc điểm của thị trường giày dép thế giới.

2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và buôn bán hàng giày dép thế giới.

 2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu.

2.1.1 Tình hình chung.

2.1.2 Một số nước, khu vực sản xuất giày dép lớn trên thế giới.

 2.2 Tình hình nhập khẩu và tiêu thụ.

2.2.1 Tình hình chung.

2.2.2 Một số nước, khu vực tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới.

 2.3 Đặc điểm mậu dịch hàng giày dép thế giới.

2.3.1 Về cơ cấu xuất nhập khẩu.

2.3.2 Về giá xuất khẩu mặt hàng giày dép .

2.3.3 Về hệ thống phân phối.

2.3.4 Về hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.

3. Xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới.

 3.1 Xu hướng sản xuất.

 3.2 Xu hướng tiêu thụ.

 3.3 Xu hướng cạnh tranh.

CHƯƠNG 2 : NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM.

1. Khái quát về ngành công nghiệp da giày Việt Nam.

 1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

 1.2 Vị trí của ngành công nghiệp da giày trong nền kinh tế quốc dân.

2. Thực trạng sản xuất của ngành công nghiệp da giày Việt Nam.

 2.1 Đặc điểm sản xuất.

2.1.1 Thiết bị, công nghệ, nhà xưởng.

2.1.2 Nguyên phụ liệu.

2.1.3 Lao động.

2.1.4 Tài chính.

 2.2 Kết quả sản xuất.

2.2.1 Sản lượng sản xuất.

2.2.2 Cơ cấu sản xuất.

 2.3 Đánh giá tổng quan thực trạng ngành da giày Việt Nam .

3 Tình hình xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam

 3.1 Tình hình xuất khẩu.

3.1.1 Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu.

3.1.2 Phương thức xuất khẩu.

3.1.3 Kim ngạch xuất khẩu.

3.1.4 Cơ cấu xuất khẩu.

 3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam.

3.2.1 Cạnh tranh về chất lượng.

3.2.2 Cạnh tranh về giá cả.

3.2.3 Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối.

3.2.4 Cạnh tranh trong xúc tiến thương mại.

3.2.5 Đánh giá chung.

4 Đóng góp của ngành giày đối với nền kinh tế quốc dân.

 4.1 Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

 4.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động.

 4.3 Góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

 4.4 Cải thiện cơ cấu và phát triển sản xuất.

CHƯƠNG 3 : ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.

1. Triển vọng xuất khẩu của giày dép Việt Nam.

 1.1 Dự báo về xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới.

 1.2 Các thị trường mục tiêu của giày dép Việt Nam.

2. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành da giày.

 2.1 Định hướng.

 2.2 Mục tiêu.

2.1.1 Mục tiêu tổng quát.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể.

3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới.

 3.1 Tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép.

3.1.1 Thị trường EU.

3.1.2 Thị trường Mỹ.

3.1.3 Thị trường Nhật.

3.1.4 Các thị trường khác.

 3.2 Giải pháp cho sản phẩm giày dép xuất khẩu.

 3.3 Phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu.

 3.4 Xây dựng lợi thế tập trung.

 3.5 Phát triển nguồn nhân lực.

 3.6 Đổi mới công nghệ.

 3.7 Hoàn thiện cơ chế quản lí xuất nhập khẩu và môi trường pháp lí.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho sự phát triển của ngành. 3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM 3.1 Tình hình xuất khẩu 3.1.1 Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kì 2001 - 2010, Chính phủ luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng bằng cách ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu giày dép phát triển. Chính sách khuyến khích đầu tư Đầu tư là một trong những chính sách quan trọng nhất bởi có đầu tư mới nâng được tốc độ phát triển. Với Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, các dự án nước ngoài đầu tư vào thuộc da sản xuất giày, dép đều thuộc diện ưu tiên, khuyến khích đầu tư và do đó được hưởng nhiều ưu đãi. Các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài của ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã mở rộng và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho ngành phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong 5 năm 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư cho ngành giày là 2.890 tỉ đồng. Dự kiến giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư phát triển ngành từ nguồn trong nước là 7.564,7 tỉ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu là 1.220,0 tỉ đồng. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước là 8.862,9 tỉ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu là 1.844,2 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành giày dự kiến từ 2001 đến 2010 sẽ thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài là 644,58 triệu USD Số vốn này sẽ được đầu tư vào các chương trình sau : Đầu tư phát triển công nghiệp thuộc da và nguyên phụ liệu khác trong đó các dự án thuộc da 1.022,0 tỉ đồng; các dự án nguyên phụ liệu khác (như giả da PVC và dự án da váng tráng PU) 3.581,53 tỉ đồng. Đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành giày : 9.946,3 tỉ đồng; Đầu tư các cụm công nghiệp chuyên ngành da giày : 1.800 tỉ đồng, dự kiến sẽ hình thành 3 cụm công nghiệp giày và nguyên phụ liệu, 1 ở phía Bắc và 2 cụm khác ở phía Nam, ngoài ra còn có một trung tâm thương mại chuyên ngành; Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đào tạo tại viện nghiên cứu da giày : 80 tỉ đồng trong đó đầu tư hạ tầng cơ sở của viện 50 tỉ đồng và đầu tư trang thiết bị cho xưởng thuộc da, sản xuất giày, hàng mềm và thiết kế mẫu mã giày 30 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành còn dự định đầu tư phát triển lĩnh vực cơ khí da giày và một số lĩnh vực khác. Chính sách thuế, lệ phí Trong lĩnh vực thuế, để khuyến khích hàng xuất khẩu, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp khi mua nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, nguyên vật liệu nhập theo phương thức mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm thì phải tính thuế, khi xuất hàng thì được thoái thu và thời gian hoàn thuế được kéo dài 270 ngày (không phải 90 ngày như trước đây). Các mặt hàng giày dép xuất khẩu đều có thuế suất bằng 0% Ngày 26/07/2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó qui định việc miễn thu lệ phí hải quan, lệ phí hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, C/O đối với hàng xuất khẩu. Chính sách khuyến khích xuất khẩu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thời kì 2001 - 2010 đã nêu rõ định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực theo hướng đa dạng hoá quan hệ buôn bán, duy trì tỉ trọng xuất khẩu hợp lí vào các thị trường đã có của châu Á, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ, Tâu Âu, Nga và châu Phi. Cụ thể hoá chiến lược này, các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc ngành da giày nói riêng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. - Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu được thành lập, sử dụng và quản lí theo quyết định 195/1999/QĐ-TTg (27/09/1999) nhằm hỗ trợ khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. - Quyết định 46/2001/QĐ-TTg (04/04/2001) ban hành Cơ chế quản lí xuất nhập khẩu trong 5 năm 2001 - 2005. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chủ động bố trí kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong một thời gian dài. Mặt khác, quyết định này cũng tạo ra hành lang thông thoáng hơn nhằm tháo gỡ những vướng mắc lâu nay các doanh nghiệp thường gặp theo cơ chế "xin- cho", giảm các biện pháp phi thuế quan, tăng các công cụ kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tháng 5 năm 2001, Bộ Thương mại đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số giải pháp cấp bách hỗ trợ 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong đó có da giày với biện pháp chính là tăng cường hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ giá, bù lỗ) thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Tuy giai đoạn đầu chỉ có gạo, cafe, rau quả hộp và thịt lợn được hưởng chế độ thưởng này nhưng trong Nghị quyết bổ sung một số biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế có nêu rõ đối với các mặt hàng xuất khẩu còn lại (da giày, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản) trong thời gian tới nếu gặp khó khăn khách quan như các mặt hàng trên cũng có thể được xem xét áp dụng chế độ thưởng này. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cơ quan chức năng đối với việc xuất khẩu mặt hàng da giày. Bên cạnh đó, tháng 6/2001, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Thương mại đã điều chỉnh bổ sung vào Hướng dẫn sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu này Quy chế chi hoa hồng trong môi giới thương mại theo hướng mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong việc quyết định các hình thức và mức chi hoa hồng, đối tượng được hưởng hoa hồng, hình thức hạch toán các khoản chi hoa hồng cho phù hợp với đặc điểm từng đối tượng giao dịch và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành da giày còn được hưởng các ưu đãi về qui định thủ tục được cấp C/O form A cho hàng xuất khẩu sang EU. Nhận được sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, chúng ta cùng xem xét ngành da giày đã thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu của ngành ra sao. 3.1.2 Phương thức xuất khẩu Hiện nay, phương thức sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất da giày chủ yếu là gia công xuất khẩu (chiếm khoảng gần 70% kim ngạch xuất khẩu) dẫn tới xuất khẩu phải thông qua đối tác trung gian. Do đó nghiệp vụ xuất khẩu không do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tiến hành mà giao cho phía đối tác nước ngoài thực hiện. Chính vì phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài trong phân phối sản phẩm mà doanh nghiệp trong nước không có cơ hội tiếp cận trực tiếp và chiếm lĩnh thị trường. Đây là một nhược điểm lớn của ngành giày. Tuy nhiên, cũng có một số ít các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp, phần lớn theo phương thức bán FOB. Số hợp đồng xuất khẩu FOB trong 2 năm gần đây cũng chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch ngành giày2 . Mỗi năm cũng có một vài lô hàng được bán theo phương thức CFR hoặc CIF nhưng rất hiếm hoi, và chỉ có ở một số công ty như Biti's, Sella - Hải Phòng, Thượng Đình, Hữu nghị Đà Nẵng... Hầu như giày Việt Nam không được xuất khẩu theo các điều kiện D. Ngành da giày cần phải sớm khắc phục tình trạng này để mang lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn. 3.1.3 Kim ngạch xuất khẩu Giày dép nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (bao gồm dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép, gạo, điện tử máy tính, rau quả, cà phê, hạt điều, cao su...). Không chỉ có kim ngạch xuất khẩu cao mà điều đặc biệt đối với mặt giày dép là có tốc độ tăng trưởng cũng rất cao. Với tốc độ tăng trưởng là 13,35 lần trong 9 năm, đây là mặt hàng tăng trưởng gần như cao nhất so với các mặt hàng chủ lực khác trong thời gian tương ứng. Ta hãy cùng xem xét các số liệu về kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này trong khoảng thời gian 9 năm từ 1993 đến 2001 để có được những đánh giá khách quan về những thành tựu mà ngành giày đã đạt được trong giai đoạn này. Bảng 9 : Kim ngạch xuất khẩu giày dép và tốc độ tăng trưởng qua các năm 1993 - 2001 Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Kim ngạch (triệu USD) 118 275 383 534 966 1001 1334 1468 1575 Tốc độ tăng trưởng (%) - 142 35,8 58,4 65,4 6,71 23,3 10,0 7,29 Nguồn : Báo cáo về chiến lược phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam đến năm 2010 của Tổng công ty da giày Bảng 9 cho thấy rằng liên tục từ khi bắt đầu xuất khẩu giày dép, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2001 so với 1993, kim ngạch tăng lên 13,35 lần. Đặc biệt vào năm 1994, kim ngạch tăng tới gần 2,5 lần, và cũng tăng hơn 1,5 lần vào các năm 1996, 1997. Bắt đầu có giày dép xuất khẩu vào năm 1991, chỉ đến 1993, tổng giá trị xuất khẩu đã đạt hơn 100 triệu USD, rồi hơn 500 triệu USD vào 2 năm sau đó, năm 1995. Vào năm 1998, lần đầu tiên xuất khẩu giày dép đạt 1 tỉ USD. Dự kiến ngành giày sẽ nâng con số này lên gấp đôi vào năm 2003 tới. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành giày có xu hướng giảm, chỉ đạt 23,2% vào năm 1999; 10% năm 2000 và giảm xuống 7,29% năm 2001. Nguyên nhân là từ phía khách quan, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới năm 97 đã làm giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu giày dép ở hầu hết các thị trường trong năm 2 năm 1998 và 1999. Năm 2000 với sự mất giá của đồng Euro, năm 2001 trong bối cảnh thế giới nhiều biến động do vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11 - 9, sự kiện Mỹ và các nước liên minh phát động cuộc chiến chống khủng bố tại Afganistan,... Vượt qua tất cả những khó khăn đó, ngành giày vẫn tiếp tục tăng trưởng, vẫn đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1997 đến nay, xuất khẩu giày dép luôn chiếm trên 10% tổng giá trị sản lượng xuất khẩu của cả nước. 3.1.4 Cơ cấu xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm Với các số liệu về sản lượng và trị giá của các sản phẩm giày dép từ 1998 đến 2001, được trình bày trong bảng 10 dưới đây, chúng ta cùng đánh giá về cơ cấu xuất khẩu của mặt hàng giày dép. Bảng 10 : Xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 1998 - 2001 Đơn vị : 1.000.000 đôi 1.000.000 USD Loại giày 1998 1999 2000 2001 Slượng Trị giá Slượng Trị giá Slượng Trị giá Slượng Trị giá Tthao 87,71 668,07 102,73 879,97 116,00 892,64 127,89 1001,8 Vải 30,53 112,43 33,10 133,36 30,67 155,71 11,18 26,32 Nữ 34,37 143,24 39,29 182,10 54,71 231,84 64,19 283,94 Còn lại 32,93 77,08 46,17 111,97 75,22 187,81 88,57 263,14 Tổng số 185,55 1008,8 221,20 1334,4 276,60 1468,0 291,83 1575,2 Nguồn : - Tổng cục Hải quan Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam Giày thể thao có sản lượng và trị giá tăng đều qua các năm và cũng là mặt hàng giữ vị trí quan trọng nhất, khoảng 42 - 45% sản lượng, 63 - 66% giá trị. Đây cũng là mặt hàng duy nhất có tỉ trọng giá trị cao hơn sản lượng, chứng tỏ giày thể thao do Việt Nam sản xuất có được giá bán khá trên thị trường và là mặt hàng giàu tiềm năng xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu giày vải giảm mạnh vào năm 2001. Nguyên nhân là do nhu cầu mặt hàng giày vải của thị trường thế giới (chủ yếu là EU) giảm mạnh. Xu hướng chung của mặt hàng này là giảm số lượng đơn hàng chính vụ, kết thúc vụ giày sớm, triển khai vụ mới muộn, duy trì số lượng nhỏ đơn hàng trái vụ với giá thấp, tiêu thụ chậm. Giày nữ cũng duy trì được tốc độ tăng sản lượng và giá trị cũng như tỉ trọng khá ổn định. Tỉ trọng sản lượng tăng từ 18,52% năm 1998 lên 22% năm 2001. Cũng trong thời gian đó, tỉ trọng giá trị tăng từ 14,20% lên 18,03%. Trong thời gian tới ngành cần tập trung sản xuất các sản phẩm giày nữ cao cấp, đưa giá trị xuất khẩu tăng lên cao hơn so với sản lượng. Nhóm hàng có tỉ trọng tăng nhanh nhất là các loại giày khác (bao gồm các sản phẩm như giày đi dạo, giày bảo hộ lao động, xăng đan, dép đi trong nhà,...). Chỉ trong 4 năm, cả sản lượng và giá trị xuất khẩu của đều tăng tỉ trọng xấp xỉ 2 lần. Tuy giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này chưa được cao như ý muốn, năm 2001 với hơn 30% sản lượng chỉ chiếm hơn 16% giá trị xuất khẩu, nhưng đã chứng tỏ những cố gắng đa dạng hoá chủng loại hàng hoá xuất khẩu của ngành giày Việt Nam, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hy vọng trong thời gian tới, ngành giày sẽ nhanh chóng khai thác được các thế mạnh của nhóm hàng này. Cơ cấu thị trường Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, năm 2001 đã lên đến 129 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 48 nước và vùng lãnh thổ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,2 triệu USD, có 18 thị trường đạt trên 10 triệu USD trong đó đứng đầu là Anh , Đức ,Pháp2 . Bảng 11 : Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các nước 1998 - 2001 Trị giá : 1000 USD Tên nước 1998 1999 2000 2001 1 Đài Loan 87.538 45.140 20.967 28.973 2 Anh 128.135 199.313 211.128 253.743 3 Đức 112.425 193.611 208.210 213.608 4 Pháp 73.292 132.457 139.723 166.225 5 Hàn Quốc 23.047 47.309 35.645 8.737 6 Italia 60.328 66.296 87.550 101.597 7 Hà Lan 65.288 125.158 133.253 157.188 8 Hongkong 23.623 8.684 7.532 8.564 9 Bỉ 119.596 146.247 156.734 158.315 10 Tây Ban Nha 24.511 36.653 39.890 44.528 11 Canada 24.176 30.418 19.280 19.542 12 Mỹ 99.313 102.662 87.804 114.037 13 Australia 14.422 15.547 19.226 20.023 14 Nhật Bản 27.377 32.276 76.392 64.135 15 Singapore 4.105 9.282 7.536 8.335 16 Thuỵ Điển 10.862 16.560 22.800 21.868 17 Liên bang Nga 10.670 7.545 10.154 15.792 18 Tân Tây Lan 5.151 5.721 5.773 4.520 19 Phần Lan 6.024 7.384 7.123 6.999 20 Hy Lạp 4.320 7.456 8.352 9.591 21 Các nước khác 76.615 103.566 152.828 148.937 Tổng số 1.008.822 1.334.455 1.468.000 1.575.157 Nguồn : Tổng cục hải quan Việt Nam Qua xem xét bảng 11, ta thấy rằng nếu như năm 1998 chỉ có 3 nước có trị giá nhập khẩu giày dép nước ta lớn hơn 100 triệu USD là Anh, Bỉ, Đức thì tới năm 2001 đã có thêm 4 quốc gia nữa là Pháp, Hà Lan, Mỹ, Italia tham gia vào danh sách này. Nếu xét riêng từng nước thì trong giai đoạn này vương quốc Anh luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của giày dép Việt Nam. Vị trí thứ 2 năm 1998 thuộc về Bỉ nhưng do nước này tuy vẫn tăng giá trị nhập khẩu về mặt tuyệt đối nhưng lại giảm về tỉ trọng nên đành phải nhường lại cho Liên bang Đức và giữ vị trí thứ 4 năm 2001. Trong danh sách các nhà nhập khẩu cũng ghi nhận sự vươn lên của Pháp, từ vị trí thứ 6 năm 1998 tiến tới thứ 4 vào năm 1999 và thứ 3 từ năm 2000. Nếu như giá trị nhập khẩu giày dép Việt Nam của Hà Lan tăng nhanh thì của Mỹ lại có xu hướng chững lại, hy vọng rằng với Hiệp định thương mại Việt Mỹ thì xuất khẩu giày dép sang Mỹ sẽ có sự chuyển biến lớn. Sự xuất hiện của Italia trong ”danh sách 100 triệu USD" vào năm 2001 là một dấu hiệu rất đáng mừng bởi chúng ta biết rằng Italia là trung tâm xuất khẩu giày thời trang lớn nhất thế giới và là một thị trường nổi tiếng "khó tính". Không có mặt trong danh sách 7 nước trên nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản. Ngoài ra cũng phải kể đến một số thị trường khác như Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Liên bang Nga, Canada, Australia, Đài Loan,... Dưới đây xin được trình bày rõ hơn về 3 thị trường EU, Mỹ và Nhật. Thị trường EU Với số dân trên 375 triệu người, mức sống cao và nhu cầu giày dép lớn, trung bình 5 đôi giày/người/năm, hàng năm EU tiêu thụ khoảng 1,5 tỉ đôi giày dép các loại trong đó gần 60% giày dép nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Nguồn nhập khẩu chủ yếu của EU là các nước châu Á. Mức tăng trưởng nhập khẩu giày dép từ ngoài cộng đồng hàng năm tương đối ổn định là 10%. Nếu EU duy trì mức này thì dự kiến đến năm 2010 số lượng nhập khẩu từ ngoài cộng đồng sẽ vào khoảng 1,8 tỉ đôi24. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000, Việt Nam chiếm 20% trong tổng số lượng nhập khẩu vào EU, đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường các nước EU tăng lên nhanh chóng từ 11 triệu đôi năm 1992 tăng lên 137,7 triệu đôi năm 1997; 175,35 triệu đôi năm 1999 và 189,67 triệu đôi năm 200025. Đến nay giày dép Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng xuất khẩu, trong khi đó hàng của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không tiếp tục được hưởng GSP hoặc bị định hạn ngạch. Đây là lợi thế của sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Thị trường Mỹ Mỹ là nước có nền công nghiệp phát triển, người dân có mức sống cao, là thị trường tiêu thụ lớn với mức bình quân tính theo đầu người cao nhất thế giới 6 đôi/người/năm, là thị trường hấp dẫn của các nước xuất khẩu giày. Năm 1998 Mỹ tiêu thụ 1.589 triệu đôi giày các loại, năm 1999 tiêu thụ 1.664 triệu đôi, trên 90% giày dép được nhập khẩu từ nước ngoài26. Thị trường Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu chiếm vị trí số 1 của các nước Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc... Xuất khẩu giày dép chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội công nghiệp giày dép Hoa Kỳ (FIA), năm 1997 Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia xuất khẩu giày dép vào Mỹ đạt 6,266 triệu đôi, tăng gần 20 lần so với năm 1995 về số lượng và năm 2000 đứng thứ 14 với 5,969 triệu đôi. Trước năm 1995 Việt Nam chưa được ghi danh vào danh sách các nguồn nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, việc nhập khẩu giày dép sang Mỹ hiện nay chủ yếu từ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh do có lợi thế về kĩ năng tiếp thị xuất khẩu, công nghệ, quản lí sản xuất tiên tiến... Ngoài ra, các doanh nghiệp biết lựa chọn những chủng loại sản phẩm có thuế suất nhập khẩu thấp, có giá FOB từ 8 - 16 USD/đôi27. Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực từ 12/2001, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế thương mại trong đó có ngành công nghiệp giày Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam có cơ hội để vươn tới một thị trường rộng lớn. Thị trường Nhật Bản Cùng nằm ở khu vực châu Á, đây là thị trường có phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam. Theo số liệu thống kê thì ở khu vực châu Á, Nhật Bản có mức tiêu thụ giày dép bình quân theo đầu người cao nhất, trên 3 đôi/người/năm, nhập khẩu trên 400 triệu đôi giày/năm28. Hiện nay Nhật Bản và Việt Nam dành cho nhau qui chế tối huệ quốc. Trong mấy năm gần đây, các doanh nghiệp ngành giày Việt Nam đã cố gắng tìm cách để thâm nhập thị trường, song đến nay kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật mới đạt 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 1998 Việt Nam xuất khẩu vào Nhật 3,499 triệu đôi, trị giá 27,377 triệu USD, năm 1999 đạt 5,379 triệu đôi, trị giá 32,276 triệu USD và năm 2000 đạt 14,6 triệu đôi, trị giá 76,392 triệu USD, năm 2001 đạt 64,135 triệu USD chiếm 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam29. Dự kiến đến năm 2010 giày dép Việt Nam sẽ tăng tỉ lệ xuất khẩu vào Nhật Bản và các nước Đông Á. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ và một số loại dép đi trong nhà. 3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam Khả năng cạnh tranh của một mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và có thể chia thành các nhóm nguyên nhân sau đây : - Nhóm nguyên nhân xuất phát từ điều kiện chủ quan bao gồm : lợi thế so sánh về nguyên liệu, lợi thế so sánh trong khâu thiết bị, công nghệ và kĩ thuật, lao động và năng suất, tiếp thị và tổ chức kinh doanh. - Nhóm nguyên nhân xuất phát từ điều kiện khách quan bao gồm các điều kiện về địa lí và tập quán tiêu dùng cũng như văn hoá. - Nhóm nguyên nhân xuất phát từ cơ chế chính sách bao gồm chính sách trong nước và chính sách nước nhập khẩu. - Nhóm nguyên nhân cuối cùng là các ảnh hưởng từ chiến lược kinh doanh toàn cầu. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các tiêu chí cạnh tranh của một sản phẩm xuất khẩu là chất lượng, giá cả, phân phối và xúc tiến. Trên cơ sở nhận định, phân tích về các nhân tố này cũng như những tác động lên các tiêu chí cạnh tranh, chúng ta hãy cùng nhau đánh giá về khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới. 3.2.1 Cạnh tranh về chất lượng Đặc điểm chung nhất đối với sản phẩm giày dép xuất khẩu của ta là mẫu mã do khách hàng cung cấp, chưa chủ động trong thiết kế và phát triển sản phẩm, đối với sản phẩm tự làm chất lượng không cao, kiểu dáng thiếu hấp dẫn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các nhân tố sau đây : Chất lượng nguyên phụ liệu : Như đã trình bày ở trên, thực trạng cung ứng nguyên vật liệu cho ngành da giày hiện nay đang bị lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài do đó làm mất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá phẩm cấp mặt hàng,... Chất lượng da sản xuất trong nước vô cùng yếu kém : da nhỏ, bề mặt xấu do khâu chăn nuôi, giết mổ, lột da và bảo quản da sống chưa đúng kĩ thuật nên mỗi năm nước ta phải nhập 80 triệu feet vuông da thuộc. Về vải, hiện nay ngành dệt chưa đủ khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành giày, nếu sản xuất giày cao cấp hơn một chút phải nhập vải ngoại từ nước ngoài. Giả da : chủ yếu nhập từ Đài Loan, ta chỉ có thể sản xuất được giả da mỏng, mềm có thể dùng may lót hay trang trí. Đế giày : phải nhập hầu như toàn bộ nguyên liệu để sản xuất đế, các doanh nghiệp trong nước chỉ tự cung cấp được các loại đế thuần đơn giản. Về cao su : là một nước trồng nhiều cây cao su ở khu vực, chúng ta rất sẵn cao su tự nhiên nhưng lại thiếu cao su tổng hợp. Phụ liệu : chưa có công ty quốc doanh chuyên cung ứng tổng hợp nguyên phụ liệu cho ngành giày, các tư nhân cũng có thể làm được nhưng năng suất chất lượng không cao. Ta hãy thử làm một phép so sánh giữa nguyên phụ liệu của ta với các nước trong khu vực. Lấy chuẩn Việt Nam với 100 điểm, điểm của các nước khác sẽ hơn 100 nếu có lợi thế hơn và ngược lại. Các nước được so sánh với Việt Nam gồm Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Indonesia. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hong Kong Indo nesia Da 100 100 110 100 100 100 Vải 100 100 140 140 130 110 Giả da 100 110 120 140 140 110 Đế giày 100 120 100 140 80 100 Cao su 100 80 70 70 70 120 Phụ liệu 100 110 130 150 150 100 TBình 100 103,3 111,7 123,3 111,7 106,7 Nhìn vào bảng trên ta thấy nguyên phụ liệu của Việt Nam là tương đối yếu so với các nước, đặc biệt là nếu đem so sánh với Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan. Chất lượng máy móc thiết bị Hầu hết các thiết bị của ngành giày dép, được sử dụng trong thuộc da, sản xuất nguyên liệu nhân tạo đều nhập khẩu từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Italia, Pháp, một số từ Trung Quốc theo công nghệ băng tải dài, tốc độ chậm và chỉ kết hợp được một số lượng hạn chế nhân công trên một đầu máy. Hiện nay một số nhà máy cơ khí trong nước và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có nỗ lực sản xuất một số thiết bị giản đơn cho ngành da giày, các thiết bị này có trình độ chỉ ở mức trung bình hoặc thấp. Thiết bị sản xuất trong nước có giá bán từ 50 - 70% so với giá nhập khẩu, tuy chất lượng thiếu ổn định và tuổi thọ không cao nhưng vẫn có thể chấp nhận được khi so sánh các mặt tác dụng qua lại với nhau. Tương quan so sánh về thiết bị giữa nước ta với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như sau : Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hong Kong Indo nesia Thiết bị đơn giản 100 90 120 80 80 100 Thiết bị phức tạp 100 110 100 150 150 100 Trung bình 100 100 110 115 115 100 Như vậy là trong khâu thiết bị, chúng ta có trình độ ngang bằng với 2 nước ASEAN khác là Thái Lan và Indonesia, máy móc thiết bị của nước ta có trình độ thua kém nước láng giềng Trung Quốc và kém xa Đài Loan, Hongkong. Công nghệ kĩ thuật : Đây là khâu yếu nhất của ngành giày, vì bản thân ngành giày Việt Nam có tuổi thọ chưa cao, kinh nghiệm còn ít. Trong khi đó nếu so với các nước trong khu vực thì họ đã có quá trình phát triển khá lâu. Những công nghệ sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên nghiệp, giày y tế đều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hong Kong Indo nesia Công nghệ thấp 100 90 110 80 80 100 Công nghệ tbình 100 110 110 100 100 100 Công nghệ cao 100 110 110 150 150 100 Trung bình 100 103,3 110 110 110 100 Nhìn vào bảng trên có thể thấy ngay là cùng với Indonesia thì công nghệ của Việt Nam được đánh giá thấp nhất trong khu vực, Thái Lan nhỉnh hơn 2 nước trên một chút còn Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong thì bỏ cách khá xa. Lao động và năng suất Hiện nay trên cả nước chưa có một trường dạy nghề chuyên nghiệp để cung ứng cho dù đến nay ngành đã thu hút 400.000 lao động. Phần lớn các công nhân cũng như đội ngũ kĩ thuật được đào tạo ngay tại chỗ, trong khi đó cạnh tranh gay gắt trên thị trường đòi hỏi phải thay đổi nhanh chóng về cấu trúc sản phẩm và các kĩ năng, công nghệ sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, thì người Việt Nam được giáo dục tốt, chăm chỉ và khéo tay. Giày dép xuất khẩu được sản xuất tại Việt Nam với những nhãn mác nổi tiếng thế giới đã chứng rỏ rằng công nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19296.doc
Tài liệu liên quan