MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
2.3.1 Về nội dung 3
2.3.2 Về thời gian 3
2.3.3 Về không gian 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Phương pháp thống kê 3
3.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 4
3.3 Phương pháp thực địa 4
3.4 Phương pháp bản đồ 4
3.5 Phương pháp PRA (Participatory rapid appraisal – phương pháp đánh giá có sự tham gia) 4
4. Bố cục trình bày 5
5. Tài liệu được kế thừa 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái niệm du lịch 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 7
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, kinh doanh du lịch 7
1.1.2.2 Các nhân tố kinh tế – xã hội – chính trị 7
1.1.2.3 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 9
1.1.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ 11
1.1.3.1 Điểm du lịch 11
1.1.3.2 Khu du lịch 11
1.1.3.3 Tuyến du lịch 11
1.2 Khái niệm phát triển bền vững 12
1.2.1 Quan niệm 12
1.2.2 Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững 12
1.3 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 13
1.3.1 Quan niệm 13
1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 16
1.4 Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững 18
1.4.1 Sự phát triển bền vững về kinh tế 18
1.4.1.1 Chỉ số về GDP du lịch tăng 18
1.4.1.2 Các chỉ số về khách tăng 18
1.4.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được nâng cao 19
1.4.1.4 Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch 20
1.4.1.5 Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ 20
1.4.1.6 Số lượng các khu, các điểm du lịch được quy hoạch 21
1.4.1.7 Mức độ quản lý tài nguyên tại các khu, điểm du lịch 21
1.4.2 Sự bền vững về môi trường 22
1.4.3 Sự bền vững về xã hội 22
1.4.3.1 Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương 22
1.4.3.2 Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch 22
1.4.3.3 Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 23
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 26
2.1 Tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng 26
2.1.1 Tài nguyên du lịch 26
2.1.1.1 Khái quát chung 26
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 29
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 36
2.1.2 Cơ sở hạ tầng 41
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 41
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội 44
2.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng 45
2.1.3.1 Về tài nguyên du lịch 45
2.1.3.2 Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 46
2.1.3.3 Về các nguồn lực khác 46
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững 47
2.2.1 Hiện trạng khách du lịch 47
2.2.2 Doanh thu du lịch 55
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 57
2.2.4 Lao động trong ngành du lịch 60
2.2.5 Thực trạng đầu tư du lịch 63
2.2.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 65
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững 67
2.3.1 Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch tỉnh Lâm Đồng dựa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững 67
2.3.1.1 Về đáp ứng nhu cầu của du khách 67
2.3.1.2 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ kinh tế 68
2.3.1.3 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ sinh thái tự nhiên 69
2.3.1.4 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ xã hội nhân văn 70
2.3.2 Những thành tựu và các vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững 71
2.3.2.1 Thành tựu 71
2.3.2.2 Tồn tại 72
2.3.3 Cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng 72
2.3.3.1 Cơ hội 72
2.3.3.1 Thách thức 73
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG 75
3.1 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020 75
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 75
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 75
3.1.2.1 Mục tiêu kinh tế 75
3.1.2.2 Mục tiêu môi trường 76
3.1.2.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội 76
3.1.2.4 Mục tiêu hỗ trợ phát triển 76
3.1.2.5 Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội 76
3.2 Định hướng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng gian đoạn 2011 – 2020 77
3.2.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 77
3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 77
3.2.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng 77
3.2.4 Định hướng về Marketing 78
3.2.5 Định hướng tổ chức không gian 78
3.2.6 Định hướng bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch 79
3.2.7 Định hướng trong thiết kế, quy hoạch trồng hoa và cây xanh (tập trung phát triển tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng) 80
3.3 Các chỉ tiêu dự báo 81
3.3.1 Số lượng du khách quốc tế và nội địa 81
3.3.2 Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2020 83
3.3.3 Dự báo về nguồn nhân lực 83
3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020 83
3.4.1 Đối với trung tâm du lịch Thành phố Đà Lạt 84
3.4.1.1 Giải pháp thiết kế trồng hoa ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt 84
3.4.1.2 Giải pháp thiết kế trồng cây xanh trên các tuyến đường phố 86
3.4.1.3 Giải pháp trồng rừng Thông Đà Lạt 87
3.4.1.4 Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của con người thành phố Đà Lạt 87
3.4.2 Đối với du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng 89
3.4.2.1 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm 89
3.4.2.2 Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch 90
3.4.2.3 Giải pháp đầu tư và phát triển nguồn vốn 91
3.4.2.4 Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing 92
3.4.2.5 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch 93
3.5 Kiến Nghị 93
3.5.1 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng 93
3.5.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lâm Đồng 95
3.5.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 95
PHẦN KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
117 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không ngày một tăng của du khách đến Lâm Đồng. Hiện tại sân bay Liên Khương đã được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế để có thể tiếp nhận được các loại máy bay tầm trung như A320, A321. Như vậy khả năng đón khách du lịch từ thị trường khách quốc tế đặc biệt là các nước Asean trong tương lai gần rất thuận lợi.
Đường sắt: tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt dài 84km với 6 ga và 3 ga phụ được xây dựng từ thời Pháp, từ năm 1975 tới nay không sử dụng. Hiện nay ngành đường sắt đã khôi phục gần 10km tuyến Đà Lạt – Trại Mát để phục vụ du lịch và chính phủ cũng đã cho phép khôi phục toàn tuyến để phục vụ du lịch trong tương lai.
Đường sông: giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài 60km vào mùa khô chủ yếu ở khu vực Cát Tiên. Giao thông đường sông trên địa bàn Lâm Đồng chỉ phù hợp với phát triển du lịch thể thao mạo hiểm.
b. Điện lực: nguồn điện cung cấp của Lâm Đồng khá ổn định gồm nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160MW, Hàm Thuận công suất 300MW, Đa Mi công suất 175MW, Suối vàng công suất 3,1MW, thủy điện Đại Ninh đang được xây dựng với công suất 300MW.
Hệ thống lưới điện Lâm Đồng phát triển đến các xã, mạng lưới điện đã cung cấp đủ điện cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch trong toàn tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vẫn xảy ra tình trạng bị thiếu hụt nguồn điện trong mùa cao điểm nhất là mùa khô.
c. Cấp nước sạch: đến nay có 5 huyện, thành phố được cấp nước sạch từ nhà máy, cụ thể như sau:
Thành phố Đà Lạt: được cấp nước từ nhà máy nước Suối Vàng, công suất 25.000m3/ngày đêm và nhà máy Hồ Xuân Hương công suất 6.000m3/ ngày đêm với công nghệ xử lý của Đan Mạch đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của toàn thành phố nói chung và ngành kinh doanh du lịch nói riêng.
Thành phố Bảo Lộc: được cung cấp nước từ nhà máy nước Bảo Lộc công suất 6.000m3/ngày đêm.
Huyện Di Linh: được cung cấp nước từ nhà máy nước Di Linh công suất 2.500m3/ngày đêm.
Huyện Đức Trọng: được cấp nước từ nhà máy nước Đức Trọng với công suất 2.500m3/ngày đêm.
Huyện Lâm Hà: được cấp nước từ nhà máy nước Lâm Hà với công suất 6.000m3/ngày đêm nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 3.000m3/ngày đêm.
Các huyện khác được cung cấp nước sạch bằng công trình cấp nước tự chảy và bể lọc, giếng khoan gồm: Huyện Đơn Dương, Huyện Bảo Lâm, Huyện Đạ Huoai, Huyện Đạ Tẻh, Huyện Cát Tiên, Huyện Lạc Dương.
d. Thoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước ở Đà Lạt đang trong tình trạng lạc hậu và hư hỏng, nên mặc dù là thành phố cao nguyên nhưng khi có mưa lớn hoặc thời gian mưa kéo dài, nhiều đoạn đường phố không kịp thoát nước gây ra tình trạng ngập nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đường xá và môi trường của khu vực, đây là một trong những yếu tố làm giảm vẻ đẹp và tính hấp dẫn của một thành phố du lịch có truyền thống như Đà Lạt.
Hiện nay, thành phố Đà Lạt đang đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 7.500m3/ngày đêm với công nghệ hiện đại thuộc dự án hỗ trợ của Đan Mạch, công trình hoàn thành sẽ góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện tại của thành phố.
e. Bưu chính viễn thông
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 30 bưu cục khu vực, 10 bưu cục quận huyện, 1 bưu cục trung tâm và 41 điểm bưu điện văn hoá xã, 138/138 số xã, phường, thị trấn đã được trang bị điện thoại. Tuy là một tỉnh miền núi nhưng Lâm Đồng là một trong số các tỉnh và thành phố có ngành bưu chính - viễn thông phát triển nhất cả nước với công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh. Đó là một thuận lợi lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng. Với công lao đóng góp của ngành đối với sự nghiệp cách mạng, Bưu điện tỉnh Lâm Đồng đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” ngày 8 – 11 – 2000 .
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
a. Công trình văn hóa thể thao: công tác văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân và tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt đến với tất cả các tỉnh bạn.
Hệ thống các thiết chế văn hóa được xây dựng gồm: trung tâm văn hóa và thông tin, bảo tàng khảo cứu địa phương, thư viện tỉnh….
Một số sân Golf, Tennis tại thành phố Đà Lạt và các khu du lịch đã được xây dựng, hình thành các tuyến du lịch thể thao dã ngoại, xe đạp hoặc xe máy xuyên Việt, leo núi, thể thao cảm giác mạnh… thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.
Hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày, thư viện đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo để phục vụ du khách.
b. Các công trình dịch vụ phục vụ y tế: tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế đều đảm bảo phục vụ khách du lịch trong những trường hợp cần thiết tạo nên sự an tâm cho du khách. Tuy nhiên với khả năng đáp ứng của ngành y tế còn hạn chế nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khoảng cách và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch, hoạt động xã hội hóa công tác y tế còn chưa được quan tâm đúng mức.
c. Các công trình dịch vụ khác: hệ thống ngân hàng tại các thành phố, huyện đều tốt, tại khác khách sạn đều có dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại chỗ cho khách du lịch. Tại thành phố Đà Lạt đã có nhiều hệ thống thanh toán thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tự động ATM.
d. Các nguồn lực khác: một trong những nguồn lực để phát triển du lịch Lâm Đồng bền vững trong tương lai là yếu tố con người với dân số khoảng 1,2 triệu người năm 2008 và hơn 1,6 triệu dự báo cho năm 2020, Lâm đồng là một trong số các tỉnh có đội ngũ khoa học mạnh của cả nước, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao , người lao động có kinh nghiệm tronh các hoạt động thương mại và du lịch ở các đô thị.
Nền kinh tế Lâm Đồng đang từng bước ổn định và đi vào phát triển thu nhập của người dân trong tỉnh ngày càng tăng lên, đó cũng là một trong những động lực để thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.
2.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng
2.1.3.1 Về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch Lâm Đồng đa dạng phong phú về cả tự nhiên và nhân văn là tiền đề phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch và có tính cạnh tranh cao.
Trong hệ thống tài nguyên du lịch, nổi bật là tài nguyên tự nhiên. Với khí hậu mát mẻ và nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp (các ghềnh thác, rừng thông, hồ, sưới nước nóng, hoa Đà Lạt…) làm cho Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung, xứng đáng là điểm du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp tham quan có một không hai ở nước ta.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Lâm Đồng tuy không nhiều như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế nhưng lại có nét độc đáo và sức hấp dẫn riêng. Các công trình kiến trúc nghệ thuật, trong đó có hệ thống các biệt thự với những kiến trúc và cảnh quan đẹp, đa dạng, đồng thời còn là cơ sở lưu trú phục vụ du khách.
Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người ở Lâm Đồng được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề truyền thống… có sức lôi cuốn riêng đối với khách du lịch.
Hội hoa Đà Lạt cũng đã và đang là niềm đam mê của du khách thập phương. Vì không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trong đó có Cồng chiêng của các dân tộc thiểu số của Lâm Đồng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể đã trở thành nguồn tài nguyên du lịch hết sức giá trị
Phần lớn các điểm tài nguyên du lịch kể trên đều đã được đưa vào phục vụ phục vụ du lịch Lâm Đồng và đem lại hiệu quả nhất định, là tiền đề cho việc đầu tư khai thác phát triển du lịch một cách bền vững lâu dài trong tương lai. Tuy nhiên, do đặc điểm mùa mưa kéo dài và tập trung vào tháng 7, tháng 8, cộng hưởng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch, đây là yếu tố cần phải được tính toán và xem xét thật kỹ để từ đó đưa ra các loại hình du lịch phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tính liên tục của các hoạt động du lịch ở Lâm Đồng.
2.1.3.2 Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông đường bộ ở tỉnh có mối liên hệ thuận tiện với các tỉnh trong khu vực. Giao thông đường hàng không cũng là thế mạnh trong tương lai của tỉnh, các hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc… cũng đang từng bước được đầu tư phát triển. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bên cạnh vị trí dễ tiếp cận là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong mối liên kết vùng, hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn Lâm Đồng cũng đang được cải thiện không ngừng, tạo môi trường tích cực hỗ trợ cho phát triển du lịch.
2.1.3.3 Về các nguồn lực khác
Yếu tố con người cũng là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng với gần 1,2 triệu người bao gồm nhiều dân tộc anh em, người dân Lâm Đồng cần cù, lực lượng lao động trẻ dồi dào, có trình độ nắm bắt nhiều ngành nghề, là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch.
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững
2.2.1 Hiện trạng khách du lịch
Số lượng khách du lịch và đặc điểm về thị trường khách là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Do những đặc trưng riêng của ngành mà việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là khâu quan trọng nhất và không thể thiếu được trong việc nghiên cứu sự phát triển du lịch.
Các chỉ tiêu về khách phản ánh mức độ phát triển của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, xu hướng phát triển cũng như có thể kiểm nghiệm được việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng định hướng chưa, có phù hợp với điểm du lịch không….
Nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng khá phát triển: địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp, các khu vui chơi giải trí được xây dựng, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển…nên đã thu hút đáng kể lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng. Đáng kể là khoảng 5 năm trở lại đây (2005 – 2010) tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 16,65%, đây thật sự là một dấu hiệu đáng mừng đối với du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Năm 2010 đã đón hơn 3 triệu lượt khách, tăng 2 lần so với năm 2005 và đạt 100% mục tiêu Nghị quyết đề ra; trong đó 163,5 ngàn lượt khách quốc tế; thời gian lưu trú của khách là 2,4 ngày; Công suất phòng bình quân khoảng 55%; Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt hơn 4.500 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
Năm
Tổng số khách du lịch
Khách nội địa
Khách quốc tế
Số lượng
% tăng so với cùng kỳ năm trước
Số lượng
% tăng so với cùng kỳ năm trước
Số lượng
% tăng so với cùng kỳ năm trước
2005
1.560,9
15,62%
1.460,3
15,53%
100,6
16,97%
2006
1.848
18,39%
1.751
19,91%
97
- 3,57%
2007
2.200
19,05%
2.080
18,80%
120
23,71%
2008
2.300
4,45%
2.180
4,81%
120
0%
2009
2.500
8,69%
2.370
8,71%
130
8,33%
2010
3.115
24,60%
2.951
24,51%
163,5
25,77%
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Phân tích: Sự biến động lượng khách và tốc độ tăng trưởng hàng năm du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Năm 2006 so với năm 2005: tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 18,39% tương ứng với số khách tăng 287,1 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 290,7 ngàn lượt khách (tăng 19,91%) và khách quốc tế giảm nhẹ 3,6 ngàn lượt khách (giảm 3,57%).
Nguyên nhân, vào năm 2006 là lần đầu tiên Lễ hội văn hóa trà Việt Nam được tổ chức tại thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc vào ngày 10 – 10 – 2006 (nay là thành phố Bảo Lộc) nên thu hút khá nhiều du khách nội địa đến với du lịch Lâm Đồng vì sự tò mà và muốn được sống trong không gian văn hóa trà, thưởng thức các loại trà đạo trên thế giới và các loại trà đặc sản trong nước. Tuy nhiên, cũng trong năm 2006 này xảy ra tình hình bạo động chính trị và khủng bố rất rầm rộ trên thế giới, ngoài ra còn xảy ra các hiện tượng dịch bênh lạ đã gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ trong lòng du khách nên số lượng du khách quốc tế đi du lịch cũng bị hạn chế, dẫn đến số lượt khách quốc tế đến Lâm Đồng cũng giảm so với cùng kỳ năm 2005, cụ thể giảm 3,6 ngàn lượt khách.
Năm 2007 so với năm 2006: tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 19,05% tương ứng với số khách tăng 352 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 329 ngàn lượt khách (tăng 18,80%), khách quốc tế tăng 23 ngàn lượt khách (tăng 23,71%). Năm 2007 là năm lần thứ 2 lễ hội hoa Đà Lạt được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 22 – 12 – 2007, số khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng lên một cách đáng kể vì trước đó vào năm 2005, Lâm Đồng đã tổ chức khá thành công lễ hội hoa Đà Lạt lần thứ 1, tạo nên tiếng vang lớn và để lại nhiều ấn tượng và kỷ niệm đẹp trong lòng du khách nên số du khách quốc tế lẫn nội địa đã quay lại khá đông vào năm 2007.
Năm 2008 so với năm 2007: tốc độ tăng trưởng khách du lịch chỉ tăng 4,45% tương ứng số khách tăng 100 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 100 ngàn lượt khách (tăng 4,81%), lượng khách quốc tế không thay đổi so với năm 2007, vẫn giữ nguyên là 120 ngàn lượt khách. Vào năm 2008 bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân thấp hơn, dẫn đến việc chi tiêu cho các chuyến đi du lịch cũng bị hạn chế, khách đến với du lịch Lâm Đồng chủ yếu chỉ còn khách nội địa vì một phần họ bị thu hút bởi lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng được tổ chức lần thứ 2, mặt khác do chi phí đi du lịch trong nước không quá cao nên du khách vẫn chấp nhận được với khả năng chi trả của họ , còn khách quốc tế thì họ cũng trở nên dè dặt hơn trong việc tổ chức các chuyến đi du lịch với nguồn tài chính đang bị eo hẹp của họ. Do vậy làm cho tình hình tăng trưởng của du lịch Lâm Đồng không được cao so với các năm trước.
Năm 2009 so với năm 2008: tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 8,69% tương ứng với số khách tăng 200 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 190 ngàn lượt khách (tăng 8,71%), khách quốc tế tăng 10 ngàn lượt khách (tăng 8,33%). Dịch bệnh cúm A/H1N1 bùng nổ, các dịch bệnh lạ xuất hiện, đồng thời vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên số lượng du khách cũng chỉ tăng 8,69% so với năm 2008, thị trường khách chủ yếu vẫn là khách nội địa, và khách quốc tế đã tăng thêm 10 ngàn lượt khách.
Năm 2010 so với năm 2009: độ tăng trưởng khách du lịch tăng 24,60% tương ứng với số khách tăng 615 ngàn lượt khách, trong đó khách nội địa tăng 581 ngàn lượt khách (tăng 24,51%), khách quốc tế tăng 33,5 ngàn lượt khách (tăng 25,77%). Lễ hội hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4 – 1 – 2010 là một trong những hoạt động văn hóa mở để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội có sức hút lớn khách du lịch đến với Lâm Đồng trong năm 2010, cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã dần đi vào giai đoạn kết thúc, do vậy khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế đến với tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố ngàn hoa Đà Lạt nói riêng tăng đột biến, trong năm 2010 du lịch Lâm Đồng đã đón hơn 3.115 ngàn lượt khách, đạt doanh thu ước tính hơn 4.500 tỷ đồng, đây là một điểm móc quan trọng đánh dấu sự phát triển của du lịch tỉnh Lâm Đồng.
a. Khách quốc tế: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng trong 5 năm qua (2005 – 2010) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 10,85%/năm. Số liệu thống kê cho ta thấy lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng có tăng nhưng không được cao và ổn định do ảnh hưởng bối cảnh chung về các dịch bệnh, thiên tai và ảnh hưởng của các cuộc khủng bố từ năm 2006 – 2008 trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách đến du lịch Lâm Đồng có dấu hiệu giảm nhẹ dần từ 100,6 ngàn lượt khách năm 2005, chỉ còn 97 ngàn lượt vào năm 2006, sau đó trong 3 năm liên tiếp từ năm 2007 – 2009 chỉ đạt mức 120 đến 130 ngàn lượt khách mà thôi, so với tiềm năng du lịch của tỉnh thì khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của chúng ta chưa được cao.
Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng tăng 2,3 ngày năm 2005 lên 2,4 ngày năm 2010. Tuy vậy, vẫn còn thấp hơn so với các thành phố và địa phương khác trong cả nươc như Thành phố Hồ Chí Minh (3,5 ngày), Hà Nội (3,1 ngày)...
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Năm
Khách quốc tế
Số lượng
% tăng so với cùng kỳ năm trước
2005
100,6
16,97%
2006
97
- 3,57%
2007
120
23,71%
2008
120
0%
2009
130
8,33%
2010
163,5
25,77%
Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách quốc tế và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Kết quả phân tích thị trường các năm qua cho ta thấy những thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Lâm Đồng gồm có Pháp, Mỹ, Anh, Hà Lan, Singapore...
Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chưa được cao so với một số tỉnh thành khác trong cả nước. Nguyên nhân chính là nhu cầu của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay thường quan tâm đến du lịch biển, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa được công nhận là Di sản thế giới...Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan khác là Lâm Đồng vẫn chưa tạo ra những nước đột phá trong thu hút khách quốc tế bằng các sản phẩm du lịch với các dịch vụ, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cao và khó tính của họ.
Cũng trong thời gian đó, từ năm 2008 – 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch thế giới nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam và Lâm Đồng nói riêng, làm cho nhu cầu đi du lịch của các du khách cũng bị hạn chế vì lý do tài chính, ngoài ra cộng hưởng với sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường du khách quốc tế đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài ra, do còn hạn chế về số lượng các chuyến bay đi và đến với Lâm Đồng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách cũng gây hạn chế trong việc thu hút khách quốc tế.
Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng số liệu thống kê trên, có thể nhận thấy được vào năm 2010 du lịch Lâm Đồng đã đón hơn 3.115 ngàn lượt khách, trong đó có đến 163,5 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 25,77% so với cùng kỳ năm 2009. Để đạt được điều này, một phần là nhờ vào việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã ngày càng đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ du lịch, bên cạnh đó nhờ vào công tác xúc tiến du lịch Lâm Đồng đến các thì trường khách quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN đã được quan tâm thực hiện tốt hơn, ngoài ra trong năm 2010 cả nước có khá nhiều sự kiện văn hóa – xã hội mang tầm quốc gia đã được tổ chức như : Lễ hội 1000 năm Thăng Long, ...và các lễ hội khác được tổ chức trong tỉnh cũng đã góp phần thu hút du khách đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng cao.
b. Khách nội địa: khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2010, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15,53%. Nguyên nhân một phần là do nhu cầu tham quan nghĩ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn khác trong cả nước...ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Lâm Đồng chú trọng phát triển du lịch nghĩ dưỡng cuối tuần, du lịch trăng mật và đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn ở thành phố Đà Lạt...phù hợp với thị hiếu của khách du lịch trong nước. Điều đó có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phat triển của du lịch Lâm Đồng, nếu như chúng ta có được những định hương đúng đắn trong đường lối phát triển du lịch một cách bền vững.
Bảng 2.4: Khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng, giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị tính: Ngàn lượt khách
Năm
Khách nội địa
Số lượng
% tăng so với cùng kỳ năm trước
2005
1.460,3
15,53%
2006
1.751
19,91%
2007
2.080
18,80%
2008
2.180
4,81%
2009
2.370
8,71%
2010
2.951
24,51%
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách nội địa và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60,5%, từ các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ 9,0%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 15,5%, Hà Nội – Hải Phòng 7,8%...
Số ngày lưu trú trung bình của khách nội địa khá cao 2,3 ngày – 2,4 ngày (từ năm 2005 – 2010), cao hơn so với Hà Nội 2,0 ngày, Bình Thuận 1,4 ngày, Khánh Hòa 1,8 ngày, Thành phố Hồ Chí Minh 1,9 ngày...
Hiện nay, khách du lịch đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung ở khu vực Đà Lạt và phụ cận (chiếm khoảng trên dưới 90%). Trong tương lai, để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở khu vực Đà Lạt và phụ cận, chúng ta cần phải đầu tư phát triển đồng bộ các khu vực khác như Bảo Lộc, Cát Tiên. Tuy nhiên Đà Lạt và phụ cận vẫn là cụm du lịch chính, thu hút phần lớn du khách đến với Lâm Đồng.
Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh một mặt vừa thu hút ngày càng nhiều khách du lịch mặt khác tỉnh sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp để lưu giữ khách ở lại dài ngày và tăng khả năng chi tiêu của khách từ đó tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch hơn nữa trong tương lai.
2.2.2 Doanh thu du lịch
Doanh thu từ ngành du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán hàng lưu niệm…Tuy nhiên vì du lịch có tính chất liên ngành, liên vùng nên các khoản thu trên không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác nữa ví dụ như y tế, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm…Chính vì vậy theo thống kê, sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp và chưa đầy đủ.
Doanh thu của ngành du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 đã có sự tăng trưởng với tốc độ trung bình đạt 28,88%.
Cơ cấu du lịch chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 66% – 75% tổng doanh thu). Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí ở mức khiêm tốn (từ 25% – 35%). Đây là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng.
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Doanh thu
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1.405
1.663
3.000
3.220
3.400
4.500
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng hàng năm du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
Phân tích: Tình hình biến động doanh thu du lịch và tôc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
Sự tăng trưởng này bị ảnh hưởng chính bởi hai nhân tố chính gồm: số lượt du khách đến du lịch tại tỉnh Lâm Đồng như đã phân tích ở trên, và phụ thuộc vào mức chi tiêu và mua sắm của du khách (mặt bằng chung thì mức chi tiêu của khách quốc tế thấp mặc dù đây là đối tượng khách sẽ đem lại nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho du lịch). Cụ thể như sau:
Năm 2006 so với năm 2005: tốc độ tăng trưởng doanh thu đạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh lâm đồng giai đoạn 2011 - 2020.doc