Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế vùng rừng, phấn đấu cơ bản xóa đói giảm nghèo, đưa mức sống của người dân ngày một tăng lên.
Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả kinh tế vùng đồi vùng rừng. Coi trọng nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày mà trọng tâm là cây cao su.
+ Quy hoạch khu dân cư mới để ổn định cuộc sống của người dân
+ Tham gia thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi theo hướng từng bước bê tông hóa, nhựa hóa.
+ Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xây dựng thôn bản văn hóa.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à dịch vụ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Trên địa bàn xã có 29 hộ kinh doanh hàng tạp hóa thực hiện bán tận, mua tại, có 12 máy xay xát lớn nhỏ chế biến nông sản, có 07 ô tô, 01 máy xúc mi ni, có 04 chủ sửa chữa nhỏ xe đạp và xe máy, 03 máy cưa, 07 tổ mộc có máy liên hoàn và 13 tổ nề hoạt động có hiệu quả và thu nhập cao.Nhìn chung các hộ kinh doanh dịch vụ đều cho thu nhập khá, có chiều hướng phát triển tương đối ổn định tạo việc làm và giải quyết việc làm cho một số lao động ngày càng nhiều.
Về thông tin liên lạc: Tại trung tâm xã có điểm bưu điện văn hóa xã đây cũng là nơi truy cập internet cho nhân dân trong xã. Hầu như 73% cá nhân trong xã đã có điện thoại di động và rải rác một số hộ gia đình lắp điện thoại bàn. Nhiều cá nhân có máy vi tính bàn riêng cũng như máy vi tính xách tay đã nối mạng iternet nên đây là một điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và truy cập thông tin liên lạc hằng ngày trong nước và trên thế giới.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Các công trình văn hóa, phúc lợi
Mặc dù xã có một số vật chất kỹ thuật nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Trụ sở UBND xã diện tích sử dụng 2.403m2, trạm Y tế 2.509m2, xã có 2 trường Mần non, 3 trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, tổng diện tích đất của các trường là 25.940m2. Trang thiết bị dạy và học ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu kiến thức của các em học sinh. Trong toàn xã có 9 thôn mỗi thôn có một nhà sinh hoạt văn hóa có đầy đủ loa máy phục vụ các dịp lễ.
- Giao thông
Xã Minh Hóa có tuyến đường 12A chạy qua một phần địa phận của xã, nối với các tuyến đườn liên xã, liên thôn. Đây là tuyến giao thông quan trọng để người dân trong xã giao lưu với bên ngoài. Trong năm 2010 vừa qua, tuyến đường trục chính của xã đã được bê tông hóa và mở rộng cũng như các tuyến đường liên thôn và các tuyến đường phụ trong thôn cũng được bê tông hóa và mở rộng, nên rất thuận lợi trong việc đi lại của người dân. Bên cạnh đó các tuyến đường mở rộng khác như tuyến đường vào Rừng cũng như 3 tuyến đường đi ra các vùng đất sản xuất cũng được rải sỏi đá chắc chắn nên rất tiện cho việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
- Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã có:
Đập Eo Hụ với 1.250m2 kênh cấp I đã được bê tông hóa, đập Khe Cái 750m2 kênh cấp I cũng đã được bê tông hóa cùng với hệ thống kênh cấp II đủ cung cấp nước cho các ruộng lúa cho làng Kim Bảng và thôn Tân sơn.
Đập nước Khe Rại và Cửa Truông cung cấp nước cho khu vực đồng lúa của các thôn Lạc Thiện, Tân Thượng, Tân Trung trước đây có hư hỏng nhưng trong năm 2010 đã khôi phục và đã cung cấp nước trở lại.
3.1.2.5. Dân số và lao động
Theo tài liệu thống kê năm 2010, toàn xã có 773 HGĐ với 3.476 nhân khẩu, phân bố trong 9 thôn. Trong đó nam 1.732 người, nữ 1.744 người. Trung bình mỗi hộ có 5,3 người.
Dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 100% dân số toàn xã.
Số người trong độ tuổi lao động 1.120 người chiếm 32,22% dân số. Trong đó số lao động có việc làm thường xuyên 657 người, số lao động thiếu việc làm (trên 50% thời gian là nhàn rỗi) là 336 người, số lao động chưa có việc làm là 127 người.
Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình vì thế tỷ lệ dân số có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng dân số là 0,72% dự kiến mỗi năm giảm trung bình 0,02%. Ước tính đến năm 2020 giảm còn 0,52%. Bình quân hằng năm toàn xã có khoảng 15-20 cặp vợ chồng kết hôn.
Trong đó 89% số hộ sản xuất và thu nhập đời sống từ nông lâm nghiệp, còn lại 11% số hộ thu nhập đời sống từ các ngành nghề khác.
Do địa hình đồi núi, dân cư trong xã sống không tập trung cho nên việc bố trí các cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn lao động còn thiếu việc làm, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, tay nghề còn hạn chế nên hiệu suất, năng suất lao động và khả năng tìm kiếm việc làm chưa cao.
Trong 3 năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Số sinh viên đi học ngành nghề ngày càng nhiều, có nhiều cử nhân cũng như kỹ sư ra trường ngày một nhiều nhưng vẫn thất nghiệp do không có chế độ ưu tiên việc làm cho sinh viên ra trường. Do đó, gây lãng phí lao động có trình độ chuyên môn cao, nên cần phải khai thác triệt để nguồn lao động này.
3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Minh Hóa thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện. Xã có nguồn tài nguyên đặc biệt là đất đai phong phú và đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào. Song do chưa áp dụng tốt những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chưa đạt kết quả cao, đất trống đồi núi trọc còn nhiều, sản xuất độc canh nên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của địa phương.
Trong năn 2010 vừa qua trận lũ lịch sử đã nhấn chìm hầu như 98% toàn xã nên cuộc sống của người dân càng gặp khó khăn. Đất đai sạt lở nhiều, lương thực thì thiếu thốn, nhà cửa hư hỏng nhiều,.... do vậy xã cần có chủ trương đúng đắn để đưa người dân đi lên có cuộc sống ấm no.
3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
- Việc hoạch định ranh giới theo chỉ thị số 364/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay Chính phủ) đã được thực hiện tốt trên cơ sở đo đạc bản đồ thửa 299 TTg. Và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ xung, tài liệu thống kê đất đai. Đến nay tổng diện tích đất đai tự nhiên của xã là 3406,24 ha.
- Công tác QHSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí, nên xã đã xây dựng hoàn thành được QHSDĐ đai giai đoạn 2005 – 2015, trên địa bàn xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hiện đang được thực hiện.
- Nhìn chung trên địa bàn xã, tương đối hoàn thành về hồ sơ địa chính nên các HGĐ cá nhân, tổ chức đều sử dụng đúng mục đích được giao. Việc tố cáo khiếu nại trên địa bàn xã ít xảy ra, nếu có xảy ra đều là các vụ tranh chấp nhỏ giữa các HGĐ với nhau nên UBND xã đã giải quyết ở cơ sở.
- Công tác giao đất giao rừng ngày càng được thể hiện mạnh mẽ. Điển hình xã có 1.975,94 ha đất LN và đã giao cho các HGĐ và các thôn 1.599,94 ha đất để trồng rừng sản xuất và 376 ha đất rừng phòng hộ do xã quản lý. Diện tích đất có khả năng SXLN (trong bảng các loại đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng) chưa được giao cho các tổ chức HGĐ để sử dụng.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha còn thấp so với tiềm năng của xã có 192,28 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã Minh Hóa là 3.406,24 ha theo số liệu kiểm kê năm 2011 thì diện tích đưa vào khai thác sử dụng là 2.622,48 ha (chiếm 77% tổng diện tích tự nhiên) đất chưa sử dụng còn lại là 783,76 ha (chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên của xã). Hiện trạng về cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2011 của xã thể hiện qua biểu sau:
Biểu 3.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của xã Minh Hóa
TT
Loại đất
Mã số
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
3.406,24
100
1
Đất nông nghiệp
NNP
2.335,96
68,5
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
286,52
8,41
3
Đất chưa sử dụng
CSD
783,76
7,3
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 2.335,96 ha, chiếm 68,5% tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất LN.
Biểu 3.2: Cơ cấu các loại đất nông nghiệp của xã Minh Hóa
TT
Mục đích sử dụng đất
Mã số
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Đất nông nghiệp
NNP
2.335,96
100
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
359,10
15,37
1.1.1
Đất trồng cây hằng năm
CHN
252,61
10,81
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
61,15
2,61
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
26,71
1,14
1.1.1.3
Đất trồng cây hằng năm khác
HNK
164,75
7,05
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
106,49
4,56
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.975,94
84,59
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
1.599,94
68,49
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
376,00
16,10
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
0,92
0,04
Hiện trạng sử dụng các loại đất cụ thể như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là 359,10 ha, chiếm 15,37% tổng diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất lúa nước 2 vụ gồm vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu mỗi vụ trồng 58,09 ha. Năng suất 42 tạ/ha. Do đất trồng lúa của xã chỉ nằm ở các vùng thung lũng tương đối bằng nên hệ thống giao thông thủy lợi tương đối ổn định nên rất thuận lợi cho việc cung cấp đủ nước tưới trong cả hai vụ. Nhưng do chưa ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa cả hai vụ cũng chưa cao. Do vậy, nếu đầu tư phát triển yếu tố đầu vào cho sản xuất thì năng suất lúa sẽ tăng lên.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi có 26,71 ha loại đất này chủ yếu là các vùng đồi và bãi đất trống phân bố tương đối đều cho các thôn.
+ Đất trồng cây hằng năm khác có 164,75 ha cây trồng chủ yếu là ngô, lạc. Vụ Đông Xuân trồng ngô năng suất bình quân 55 tạ/ha, lạc năng suất bình quân 15 tạ/ha. Ngoài ra còn trồng các loại cây như: khoai lang, sắn (trong đó nguyên liệu KM 94 cho năng suất bình quân 150 tạ/ha) và các loại khoai khác, đậu đỗ các loại…
+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích 106,49 ha bao gồm trồng cây cao su 27,30 ha đã đưa vào khai thác thử nên chưa cho năng suất ổn định, cây hồ tiêu khoảng 5,20 ha năng suất bình quân 1,5 tạ/ha, diện tích đất còn lại phân tán trong các vườn HGĐ chủ yếu trồng cây ăn quả truyền thống như: Hồng xiêm, vải, mít, bưởi, xoài,… nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Đất Lâm nghiệp
Xã Minh Hóa có 1.975,94 ha đất Lâm nghiệp, chủ yếu là rừng sản xuất, 100% diện tích rừng và đất rừng sản xuất này đã được giao khoán đền từng HGĐ với thời hạn 50 năm
+ Đất rừng sản xuất chiếm 1.599,94 ha được giao cho các hộ gia đình theo nghị định 02/NĐ-CP và quyết định số 163/QĐ. Trong đó có 70,31 ha đất trồng rừng sản xuất chủ yếu trồng các loại Keo như: keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm nhưng chủ yếu là trồng keo lai vì nó đáp ứng yêu cầu của hai loại keo kia nên cho hiệu quả kinh tế cao và rút ngắn được chu kỳ kinh doanh. Ngoài ra một số HGĐ còn trồng hỗn loài hoặc thuần loài thêm giống cây bạch đàn.
+ Đất rừng phòng hộ có diện tích 376 ha phân bố chủ yếu ở núi cao dốc trên 300 và xung quanh đập nước Eo Hụ để chống sụt lở cũng như xói mòn đất. Rừng này được trồng bởi dự án 661 với các loại cây chủ yếu là keo và bạch đàn.
3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 286,52 ha nhưng diện tích chiếm phần lớn là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn các loại đất khác thì chỉ có một phần diện tích nhỏ.
Biểu 3.3: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp của xã Minh Hóa
TT
Mục đích sử dụng
Mã số
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
286,52
100
2.1
Đất ở
OTC
29,00
10,12
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
29,00
10,12
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
57,04
19,91
2.2.1
Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp
CTS
0,26
0,09
2.2.4
Đất SXKD, phi nông nghiệp
CSK
3,40
1,19
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
53,38
18,63
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
8,20
2,86
2.5
Đất sông suối & mặt nước cd
SMN
192,28
67,11
+ Đất ở: Quỹ đất ở có diện tích 29,00 ha chiếm 10,12% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Loại đất này được kế thừa qua các thế hệ và chưa được quy hoạch chi tiết nên nhà ở xây dựng mang tính chất tự phát, dẫn đến việc tự giãn trong các HGĐ rất khó khăn.
+ Đất chuyên dùng có diện tích là 57,04 ha, chiếm 19,91% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, rộng hơn nhiều so với đất ở, phần lớn các công trình mới được xây dựng và nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015. Trong đó, đất cơ quan, công trình sự nghiệp là 0.26 ha, đất giao thông là 32,50 ha, đất thủy lợi là 14,52 ha. Các công trình về chất lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên, về số lượng còn thiếu như các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,…
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích là 8,20 ha. Phần diện tích này luôn ổn định qua các kỳ quy hoạch bởi loại đất này đã được quy hoạch ổn định. Khu nghĩa trang, nghĩa địa được bố trí tập trung và tương đối hợp lý đã hạn chế sự ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 192,28 ha đây là quỹ đất chiếm phần lớn đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này chưa được đưa vào diện tích đất chưa sử dụng do có thể đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng người dân không chú trọng đến vấn đề này.
3.2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng
Diện tích đất này giảm mạnh trong những năm qua do xã đã quy hoạch và tận dụng được chúng vào các mục đích sử dụng khác nhau
Biểu 3.4: Cơ cấu các loại đất chưa sử dụng của xã Minh Hóa
TT
Mục đích sử dụng đất
Mã số
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
3
Đất chưa sử dụng
CSD
783,76
100
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
126,08
16,09
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
123,97
15,82
3.3
Núi đá không có cây rừng
NCS
533,71
68,09
Đất chưa sử dụng là 783,76 ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 126,08 ha chiếm 16,09% diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 123,97 ha, chiếm 15,82% tổng diện tích đất chưa sử dụng và đất núi đá không có cây rừng chiếm diện tích lớn nhất là 533,71 ha đất ở đây chỉ toàn đá vôi, khô cằn rất khó trồng cây.
¯ Đánh giá chung tình hình quản lý sử dụng đất xã Minh Hóa
Đất đai trong những năm gần đây đã được quản lý chặt chẽ mặc dù chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao song đảm bảo tuân thủ theo quy định của nhà nước và pháp luật.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn song diện tích đất trồng lúa 2 vụ lại ít. Trong sản xuất nông nghiệp có những bước tiến lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng các giống lúa mới cũng như các loại cây hoa màu cho năng suất cao nên năng suất cây lương thực ngày càng tăng.
Quỹ đất lâm nghiệp khá lớn, chiếm hơn một nửa tổng diện tích tự nhiên của xã, điều này cho thấy xã có thế mạnh trong sản xuất các loại cây lâm nghiệp, diện tích đất này đã được giao khoán cho từng HGĐ quản lý, bảo vệ dài hạn. Trong đó rừng sản xuất cũng như rừng phòng hộ đầu nguồn cây sinh trưởng và phát triển rất tốt chủ yếu là các loại keo nên mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng hiệu quả bảo vệ môi trường thì chưa được đáp ứng.
Diện tích đất chuyên dùng còn hạn chế, chất lượng các công trình nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng vẫn còn thiếu các công trình giải trí mục đích công cộng để đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng đất đai của xã.
Đất chưa sử dụng còn nhiều chưa được quy hoạch hết nên rất lãng phí trong khi đó một số loại đất vẫn còn thiếu chưa được quy hoạch đầy đủ nhất là đất ở và các loại đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp,…
3.2.3. Biến động và tiềm năng đất đai của xã Minh Hóa
3.2.3.1. Biến động đất đai
Biểu 3.5: Biến động các loại đất chính giai đoạn 2005 - 2011
của xã Minh Hóa
TT
Mục đích sử dụng đất
Mã số
Năm 2005 (ha)
Năm 2011 (ha)
Tăng (+) Giảm (-)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Tổng diện tích tự nhiên
3.396,00
3.406,24
+10,24
1
Đất nông nghiệp
NNP
1.949,75
2.335,96
+386,21
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
403,73
359,10
-414,63
1.1.1
Đất trồng cây hằng năm
CHN
375,85
252,61
-123,24
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
61.42
61,15
-0,27
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
26,71
26,71
1.1.1.3
Đất trồng cây hằng năm khác
HNK
287,72
164,75
-122,97
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
27,88
106,49
+78,61
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.545,10
1.975,94
+430,84
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
1.545,10
1.599,94
+54,84
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
376,00
+376,00
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
0,92
0,92
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
272,85
286,52
+13,67
2.1
Đất ở
OTC
25,80
29,00
+3,2
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
25,80
29,00
+3,2
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
66,07
57,04
-9,03
2.2.1
Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp
CTS
0,25
0,26
+0,01
2.2.4
Đất SX, KD, phi NN
CSK
9,95
3,40
-6,55
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
55,87
53,38
-2,49
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
8,20
8,20
2.5
Đất sông suối & mn cd
SMN
172,78
192,28
+19,5
3
Đất chưa sử dụng
CSD
1.173,40
783,76
-389,64
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
92,48
126,08
+33,6
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
1.080,92
123,97
-956,95
3.3
Núi đá không có cây rừng
NCS
533,71
+533,71
3.2.3.1.1. Biến động đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Hóa tại thời điểm thống kê ngày 01/01/2005 là 1.949,75 ha. Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2011 diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 386,21 ha nâng tổng diện tích đất nông nghiệp lên 2.335,96 ha. Qua đây cho thấy đất nông nghiệp biến động mạnh trước và sau quy hoạch. Sự Tăng giảm này xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
- Diện tích đất trồng lúa giảm 0,27 ha do chuyển sang đất có mục đích công cộng.
- Đất trồng cây hằng năm giảm 137,33 ha, do chuyển sang các loại đất sau:
+ Đất trồng cây lâu năm 63,56 ha
+ Đất ở nông thôn 2,6 ha
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,02 ha
+ Đất mục đích công cộng 0,85 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 18 ha
+ Đất bằng chưa sử dụng 48,3 ha
- Đất trồng cây lâu năm giảm 1,18 ha do chuyển sang đất ở nông thôn 0,6 ha và đất đất có mục đích công cộng 0,58 ha, tăng 79,79 ha lấy từ các loại đất sau:
+ Đất trồng cây hằng năm khác 63,56 ha
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,01 ha
+ Đất có mục đích công cộng 0,02 ha
+ Đất bằng chưa sử dụng 16,2 ha
- Đất rừng sản xuất giảm 376 ha do chuyển sang đất rừng phòng hộ và tăng 430,84 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ tăng 376 ha lấy từ đất rừng sản xuất
Thế mạnh của xã là ngành nông lâm nghiệp đặc biệt là LN nên diện tích đất LN của xã ngày càng tăng và dự báo trong tương lai sẽ tăng rất lớn vì nghề rừng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở đây. Bên cạnh việc trồng rừng sản xuất người dân còn chuyển đổi mục đích từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ để bảo vệ đất và bảo vệ nguồn nước cũng như môi trường.
3.2.3.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2005 là 272,85 ha. Tính đến ngày 01/01/2011 thì diện tích đất ngày tăng thêm 13,67 ha nâng tổng diện tích đất này lên 286,52 ha. Biến động chủ yếu ở các loại đất sau:
- Đất ở nông thôn tăng 3,2 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác 2,6 ha và đất đất trồng cây lâu năm 0,6 ha.
- Đất chuyên dùng tăng 0,01 ha ở đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và giảm 6,55 ha ở đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 2,49 ha ở đất có mục đích công cộng.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 19,5 ha do chuyển từ đất trồng cây hằng năm khác 18 ha và do chỉ tiêu phân loại đất 1,5 ha nâng tổng diện tích đất này lên 192,28 ha.
3.2.3.1.3. Biến động đất chưa sử dụng
Năm 2011 đất chưa sử dụng giảm mạnh tính đến 01/01/2011 thì đất chưa sử dụng giảm đến 389,64 ha. Nguyên nhân biến động do:
- Đất bằng chưa sử dụng tăng 33,6 ha
- Đất đồi núi chưa sử dụng tăng 7,89 ha do thay đổi chỉ tiêu phân loại đất tăng khác và giảm 964,84 ha do chuyển sang các loại đất sau:
+ Đất rừng sản xuất 430,84 ha
+ Đất có mục đích công cộng 0,29 ha
+ Đất núi đá không có rừng cây 533,71 ha
- Đất núi đá không có rừng cây tăng 533,71 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng.
3.2.3.2. Tiềm năng đất đai
Xã Minh Hóa là xã miền núi của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có địa hình tương đối phức tạp, địa hình dốc, nhiều sông suối, đồi núi nên rất khó khăn trong việc giao lưu với các xã lân cận. Nhưng trong những năm gần đây nhờ được sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước nên cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá thuận tiện. Đặc biệt là xã hiện nay việc quản lý đất đai đã được xã quản lý và quy hoạch nên đất đai được khai hoang và tận dụng hết tiềm năng vốn có.
Xã vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp nên chỉ cần chú trọng tới các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, phân bón, … thì sẽ mang lại năng suất cao hơn. Nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trồng xen các loại cây bảo vệ đất bảo vệ nguồn nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm đất và phân bón để tiến tới sản xuất bền vững.
Đất sản xuất cây nông nghiệp cũng không nhiều do vậy cần chú ý đến việc thâm canh tăng vụ để không bỏ phí đất bên cạnh đó không để đất hoang phí bởi hiện nay một số hộ không làm ruộng nên bỏ đất hoang không giao trả lại cho xã nên đất cũng bỏ hoang do vậy xã cần thiết lập ban quản lý điều tra đất tránh tình trạng này gây lãng phí đất.
Xã có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối nhiều đây là tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản
Do xã còn nghèo nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa được chú trọng. Trong địa bàn chỉ xuất hiện những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên trong tương lai các ngành này cũng sẽ phát triển và nhu cầu đất cũng sẽ đáp ứng đủ bởi nhóm đất chưa sử dụng của xã cùng còn tương đối nhiều.
3.3. Đề xuất phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa
3.3.1. Những căn cứ lập phương án
3.3.1.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật Đất đai 2003
- Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
- Căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ–CN ngày 19/12/2004 của Chính phủ về thi hành luật Đất đai
- Căn cứ các thông tư hướng dẫn của bộ Tài nguyên và môi trường
+ Thông tư số 28/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư số 30/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Căn cứ quyết định số 364/CP ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết đất đai có liên quan đến địa giới hành chính.
- Căn cứ vào quyết định QHSDĐ của xã Minh Hóa giai đoạn 2010 – 2020.
- Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của xã Minh Hóa.
- Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế các ngành trên địa bàn xã Minh Hóa.
3.3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.1.2.1. Phương hướng chung
Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế vùng rừng, phấn đấu cơ bản xóa đói giảm nghèo, đưa mức sống của người dân ngày một tăng lên.
Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả kinh tế vùng đồi vùng rừng. Coi trọng nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày mà trọng tâm là cây cao su.
+ Quy hoạch khu dân cư mới để ổn định cuộc sống của người dân
+ Tham gia thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi theo hướng từng bước bê tông hóa, nhựa hóa.
+ Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xây dựng thôn bản văn hóa.
+ Duy trì và bảo vệ diện tích rừng hiện có, nắm bắt thời cơ chú trọng phát triển kinh tế hạ tầng.
+ Hình thành các tụ điểm kinh tế tạo ra những điểm phân phối hàng háo và vật tư thúc đẩy quá trình sản xuất đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn trong tương lai.
Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từng bước giảm nhịp độ tăng trưởng dân số tự nhiên và ổn định vào năm 2020. Chú trọng phát triển Y tế, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phong trào văn hóa thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người dân. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới.
- Mục tiêu KTXH chủ yếu đến năm 2020
+ Mục tiêu kinh tế: Tổng sản lượng lương thực đạt 950 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 250kg/người/năm.
+ Mục tiêu xã hội: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tốt các chính sách xã hội, đặc biệt đối với gia đình có công với cách mạng, thực hiện tốt chính sách dân tộc miền núi, công tác định canh định cư.
+ Mục tiêu môi trường: Từng bước quy hoạch xây dựng điểm xử lý rác thải, không vứt rác lung tung. Quy hoạch trồng cây phân tán ở các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng để tạo môi trường trong sạch lành mạnh.
3.3.1.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
a, Ngành nông lâm nghiệp
Minh Hóa là một xã miền núi ngành sản xuất chủ yếu là lâm nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, nông lâm nghiệp là là ngành quan trọng để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Giai đoạn tới cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cây trồng rừng sản xuất để tăng khả năng bảo vệ đất đai, nguồn nước và nâng cao thu nhập từ rừng. Bảo vệ tốt diện tích đất rừng phòng hộ hiện có. Mục tiêu cụ thể của ngành nông lâm nghiệp như sau:
+ Lúa : 65 tạ/ha
+ Ngô : 50 tạ/ha
+ Khoai các loại : 70 tạ/ha
+ Đỗ các loại : 15 tạ/ha
+ Lạc : 15 tạ/ha
+ Hồng xiêm : 20 tạ/ha
+ Hồ tiêu : 18 tạ/ha
+ Vải : 25 tạ/ha
b, Ngành chăn nuôi
Tăng tỷ trọng ngành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tot_nghiep_nganh_qldd_026.doc