Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam

MỤC LỤC

 

Chương I: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng quốc tế 1

 

I. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng quốc tế 1

1. Đôi nét về lịch sử ngân hàng và dịch vụ ngân hàng 1

2. Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng quốc tế 3

3. Bản chất dịch vụ ngân hàng quốc tế 5

3.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng quốc tế 5

3.2 Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 6

3.3 Động cơ tiến hành dịch vụ ngân hàng quốc tế 8

4.Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 8

4.1. Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 8

4.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 11

4.2.1. Đặc điểm và các loại hình trung tâm tài chính quốc 11

4.2.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 13

 

II. Một số nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại 15

1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế để thu phí 15

1.1. Dịch vụ tài khoản Nostro và tài khoản Vostro 15

1.2. Ngân hàng đại lý 16

1.3. Dịch vụ bảo quản và lưu ký 17

1.3.1 Dịch vụ bảo quản 17

1.3.2 Dịch vụ lưu ký 17

1.4. Dịch vụ séc du lịch 18

1.5. Dịch vụ thẻ tín dụng 19

1.5.1 Bản chất của thẻ thanh toán quốc tế 19

1.5.2. Các loại thẻ thanh toán quốc tế tiêu biểu hiện nay 19

1.5.3. Các chủ thể chính tham gia thị trường 20

1.6. Dịch vụ thanh toán quốc tế 21

1.6.1. Dịch vụ chuyển tiền (Remittance) 21

1.6.2. Dịch vụ nhờ thu (Collection) 22

1.6.3. Thanh toán qua L/C 23

1.7. Dịch vụ tư vấn 23

1.8. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử 24

2. Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 24

2.1. Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu 25

2.2. Tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá 27

2.3. Thuê mua tài chính quốc tế ( International Leasing) 27

2.4. Tín dụng chấp nhận (Bank acceptance- BA) 29

2.5. Bao thanh toán ( Factoring ) 30

2.6. Forfaiting 31

2.7. Bảo lãnh ngân hàng (Banks guarantee) 32

Chương II : Thực trạng dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam

 

I. Thực trạng các ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam 35

1.Kinh tế Việt nam những năm gần đây 35

2. Thực trạng các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 36

2.1. Vai trò của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trong nền kinh tế 36

2.2. Cơ cấu của các NHTM quốc doanh 37

2.3. Qui mô của các NHTM quốc doanh 38

2.4. Những khó khăn, tồn tại 38

II. Thực trạng Dịch vụ ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng TMQD Việt nam 40

1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế 40

1.1. Dịch vụ ngân hàng đại lý 40

1.2. Dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTMQD Việt nam 42

1.3. Dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTMQD Việt nam 44

1.3.1. Mạng SWIFT 44

1.3.2. Các hình thức và kết quả thanh toán quốc tế của các NHTMQD Việt nam 45

1.3.3. Các mô hình tổ chức quy trình thanh toán thư tín dụng 46

1.3.4. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 49

1.4. Đánh giá tổng quát các hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế 50

2. Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm thu lợi nhuận ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam 50

2.1.Thực trạng cho vay xuất, nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trong những năm gần đây 50

2.2. Tín dụng chiết khấu 52

2.2.1. Chiết khấu ngay bộ chứng từ thanh toán hàng xuất 52

2.2.2. Chiết khấu hối phiếu trả chậm có chấp nhận của người nhập khẩu 53

2.3. Nghiệp vụ đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) 54

2.4. Bảo lãnh ngân hàng 54

2.5. Nghiệp vụ tiền gửi ngoại tệ. 58

2.6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 59

2.6.1.Thực trạng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 59

2.6.2. Thị trường kinh doanh ngoại tệ Việt nam 61

2.6.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế 63

2.6.4. Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. 64

2.7. Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế và hoạt động ở nước ngoài 64

2.7.1. Các liên doanh hoạt động tài chính trong nước 64

2.7.2. Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài: 66

2.8. Đánh giá chung về hoạt động dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam 66

 

Chương III: Những giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam

I. Những giải pháp chung 68

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 68

1.1. Đòi hỏi của hội nhập kinh tế với môi trường pháp lý 68

1.2 Một số kiến nghị hoàn thiện môi trường pháp lý 69

2. Nhà nước và ngân hàng cùng đề ra những kế hoạch khả thi đưa lĩnh vực tài chính ngân hàng tiến ra thế giới 71

3.Từng ngân hàng phải đưa ra và thực hiện tốt đề án tái cơ cấu của mình 74

4. Các ngân hàng thương mại quốc doanh cần biết cách lựa chọn thị trưong mục tiêu và xây dựng chiến lược marketing 77

5. Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng thương mại quốc tế. 80

II. Những giải pháp riêng 82

1. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng đại lý 82

2. Hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế 85

3. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế 86

4. Hoàn thiện và phát triển các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 89

5. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 92

 

* Kết luận

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lạc bộ ngân hàng được phát triển mạnh mẽ vào đầu thập niên 1970. Cơ chế ngân hàng hải ngoại (International Banking Facilities -IBF): Vào tháng 12 năm 1981, các IBF được cục dự trữ liên bang Mỹ uỷ quyền cấp phép cho các ngân hàng và các tổ chức tiền gửi khác thực hiện hoạt động ngân hàng quốc tế trong nước Mỹ trên cơ sở giống như các chi nhánh và các ngân hàng trực thuộc nước ngoài của các ngân hàng Mỹ. Khi cấp phép cho các IBF, ý đồ chính của Fed là nhằm thu họat động này trở lại Mỹ. IBF tạo ra cho các ngân hàng môi trường tương đối tự do giống như môi trường các chi nhánh và ngân hàng trực thuộc của họ đã gặp ở nước ngoài. Không có các quy định dự trữ hay các hạn chế lãi suất nào đối với tiền gửi của người nước ngoài, không phải bảo hiểm cho các khoản tiền gửi và tránh được những đánh giá liên quan đến bảo hiểm. Phần lớn các tài sản của IBF bao gồm các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp, chính phủ và ngân hàng trung ương nước ngoài với mục đích sử dụng ngoài nước Mỹ. Nguồn vốn của họ là từ các khoản vay liên ngân hàng của các tổ chức quốc tế , các chính phủ và các cơ quan nước ngoài 4.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 4.2.1. Đặc điểm và các loại hình trung tâm tài chính quốc tế Trung tâm tài chính quốc tế là địa điểm có mật độ cao các trụ sở của các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế, bất kể ngân hàng đó thuộc sở hữu của quốc gia nào. Các trung tâm tài chính có 3 đặc điểm quan trọng sau : Tại các trung tâm tài chính quốc tế, các ngân hàng quốc tế giao dịch với nhau bằng đồng tiền nước ngoài chứ không phải bằng đồng tiền của nước chủ nhà. Bởi vậy các giao dịch tài chính ở trung tâm tài chính không liên quan trực tiếp tới hệ thống ngân hàng nội địa. Các ngân hàng quốc tế hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế nói chung được miễn thuế và không chịu sự quản lý ngoại hối như đối với các thị trường tài chính nội địa. Hoạt động tài chính tại các trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu diễn ra giữa các khách hàng là người không cư trú (mặc dù không phải là độc quyền). Các trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu khác nhau về chức năng và cơ cấu. Sự khác nhau bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu là đặc trưng của nền kinh tế cũng như môi trường pháp lý của nước sở tại. Nói chung, chúng ta có thể nhận dạng bốn loại trung tâm tài chính quốc tế nhờ vào phân loại nguồn vốn và sử dụng vốn trên thị trường. Các trung tâm tài chính chủ chốt (các trung tâm tài chính quốc tế) Các trung tâm tài chính chủ chốt như London, New york... phục vụ các khách hàng toàn cầu. Nhờ chiếm ưu thế về nguồn vốn cũng như sử dụng vốn trong các nước công nghiệp hoá phát triển mà các trung tâm tài chính chủ chốt huy động và cho vay lại trong các nước công nghiệp phát triển. Nhờ chiếm ưu thế vai trò trung gian, các trung tâm tài chính chủ chốt được coi như trục bánh xe tại các khu vực thị trường tài chính và ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính quốc tế như kinh doanh ngoại tệ, tiếp thị tài chính quốc tế, cho vay hợp vốn, bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Cơ sở hạ tầng của trung tâm tài chính chủ chốt rất hiện đại. Vì lý do này mà người ta còn gọi chúng là các trung tâm tài chính quốc tế. Trung tâm kế toán (ví dụ như đảo Nassau và Cayman) Các Ngân hàng quốc tế mở các chi nhánh và công ty con tại Trung tâm kế toán và thường sử dụng trung tâm kế toán (nhờ môi trường pháp lý và các quy định về kế toán dễ dàng) để kế toán các khoản cho vay và tiền gửi quốc tế. Các chi nhánh ngân hàng và công ty con này hoạt động như văn phòng lưu giữ sổ sách, văn phòng kế toán cho các giao dịch tài chính được thực hiện ở nước ngoài. Các trung tâm kế toán này chủ yếu phục vụ khách hàng quốc tế. Trong trường hợp này, trung tâm kế toán đóng vai trò kế toán cho thị trường tài chính quốc tế. Trung tâm quỹ (như Singapore, Hongkong) Trung tâm quỹ đóng vai trò như trung gian tài chính hướng nội, đóng vai trò như kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào trong nước hay khu vực. Ngày nay Singapore và Hongkong đã phát triển thành trung tâm tài chính phát triển có thể đua tranh với các trung tâm tài chính chủ chốt như London, New York, và Tokyo. Trung tâm tập hợp tài chính (như Bahrain) Trung tâm tập hợp tài chính chủ yếu liên quan đến trung gian tài chính hướng ngoại. Các quốc gia ở khu vực gần Trung tâm tập hợp tài chính huy động được nhiều vốn nhưng năng lực sử dụng vốn kém. Nguồn tài chính thặng dư được tích luỹ ở trung tâm tập hợp tài chính sẽ được các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vào các khu vực khác trên thế giới. Trung tâm tài chính quốc tế ở các nước đang phát triển Từ thập niên 70, nhiều trung tâm tài chính nước ngoài đã được thiết lập ở các quốc gia đang phát triển như Singapore, Hongkong, Philippines, Bahrain, Egyp, Panama... Trong những năm gần đây, các trung tâm tài chính quốc tế đã được xây dựng tại các nước công nghiệp hóa mới nổi như Malaysia và Thái Lan. 4.2.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế Trung tâm tài chính quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng và tài chính quốc tế. Sau đây là một số vai trò của trung tâm tài chính quốc tế: Đa dạng hoá mạng lưới ngân hàng quốc tế: Hiện nay các trung tâm tài chính quốc tế là tụ điểm các giao dịch kinh doanh của các ngân hàng quốc tế. Trong các trung tâm này, các ngân hàng quốc tế chủ chốt hiện diện dưới các hình thức khác nhau. Với các ngân hàng không có mạng lưới ở nước ngoài thì việc chúng có mặt tại trung tâm tài chính quốc tế sẽ làm đa dạng hoá mạng lưới ngân hàng quốc tế. Tạo ra cơ sở hạ tầng tốt: Các tổ chức ngân hàng quốc tế đã phát triển các trung tâm tài chính quốc tế để có cơ hội thu lợi nhuận do việc chiếm lợi thế kinh doanh trong các giao dịch quốc tế. Các trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi các cơ sở hạ tầng đắt tiền và tinh vi để trợ giúp chúng như viễn thông, hàng không, kế toán, môi trường pháp lý và những dịch vụ khác. Những chi phí này sẽ không có hiệu quả nếu được đầu tư vào các thị trường của các nước. Nhờ đóng ở vị trí trung tâm, các Trung tâm tài chính quốc tế sẽ trang trải các chi phí thông qua các dịch vụ phục vụ khách hàng của các nước. Đóng góp cho nền kinh tế địa phương: Số lượng các tổ chức ngân hàng và tài chính quốc tế có mặt tại trung tâm tài chính quốc tế phải ở mức phù hợp để cung cấp hiệu quả dịch vụ cho khách hàng quốc tế. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi kỹ năng tài chính phức tạp và cập nhật thông tin thị trường. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cần phải đổi mới thường xuyên và trao đổi thông tin giữa các ngân hàng và các chuyên gia tài chính khác nhau. Ngoài ra, những yêu cầu của ngân hàng quốc tế hiện đại đòi hỏi các nhóm ngân hàng thực hiện các khoản cho vay hợp vốn và các giao dịch tín dụng. Với khối lượng tiền giao dịch lớn thì không một ngân hàng nào tự mình thực hiện giao dịch có hiệu quả. Các giao dịch ngân hàng quốc tế đòi hỏi mối quan hệ thân thiện giữa các ngân hàng bằng cách gắn với nhau bằng lợi ích của mỗi ngân hàng và cùng hoạt động với nhau. Ngoài việc cùng cho vay hợp vốn và chia sẻ rủi ro, cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế cùng ở trên một vị trí sẽ có ích cho việc cung ứng tiền và đầu tư. Sự tồn tại thị trường liên ngân hàng dẫn đến kênh tài chính hiệu quả. Một số ngân hàng đầu tư nguồn tiền thặng dư của họ vào thị trường liên ngân hàng, trong khi những ngân hàng khác sử dụng nguồn tiền thặng dư để tài trợ hoạt động tín dụng quốc tế. Trung tâm tài chính quốc tế là môi trường thuận lợi cho người vay và người đầu tư trong vùng gặp nhau. Tạo ra môi trường pháp lý dễ chịu: Nhà cầm quyền tại các trung tâm tài chính đã cho phép các ngân hàng quốc tế không chịu các gánh nặng về thuế, những đòi hỏi về tỷ lệ vốn khả dụng cũng như dự trữ bắt buộc. Các ngân hàng quốc tế cũng được phép huy động và sử dụng nguồn vốn quốc tế tạm thời nhàn rỗi để đầu tư mà không bị kiểm soát về ngoại hối cũng như về tiền tệ. Thị trường liên ngân hàng cung cấp cho họ cơ hội đầu tư nguồn vốn thặng dư một cách dễ dàng và với rủi ro thấp nhất. Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng mà còn thuận lợi cho các các hoạt động khác nhờ những ưu điểm hiển nhiên của nó. Trung tâm tài chính là nơi đóng trụ sở của các công ty con của các công ty đa quốc gia. Các công ty con này có được môi trường pháp lý thuận lợi hơn so với môi trường pháp lý tại chính trụ sở chính của công ty mẹ. II. Một số nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại Ngoài việc thành lập các tổ chức ngân hàng ở nước ngoài nhằm thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế còn tổ chức tại trụ sở chính hoặc các chi nhánh trong nước các đơn vị chuyên biệt tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế này có thể khái quát thành 3 nhóm như sau: Cung ứng dịch vụ ngân hàng quốc tế để thu phí Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tức là hoạt động bỏ vốn ra thông qua nghiệp vụ ngân hàng để thu lãi Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế. 1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế để thu phí Đặc điểm của các dịch vụ loại này là ngân hàng tham gia với vai trò môi giới trung gian để thu phí, do đó chịu rủi ro ít nhất 1.1. Dịch vụ tài khoản Nostro và tài khoản Vostro Nét đặc trưng của nghiệp vụ ngân hàng hiện đại là giữa các ngân hàng với nhau có mối quan hệ mật thiết trong việc tiến hành các giao dịch. Để tiền gửi ngân hàng được dùng làm phương tiện thanh toán, thì cần phải có sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc thiết lập hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán nhằm giảm tối đa chi phí thanh toán và tăng khả năng chấp nhận thanh toán. Muốn vậy, ngân hàng cần phải duy trì mối quan hệ tài khoản với ngân hàng đại lý. Tài khoản Nostro (tiếng Latinh có nghĩa là tài khoản của chúng tôi) là tài khoản tiền tệ được mở dưới tên một ngân hàng trong sổ sách các ngân hàng ở nước ngoài. Ví dụ ngân hàng Vietcombank của Việt nam có tài khoản bằng đô la ở ngân hàng Mỹ Bank of America thì đây là tài khoản Nostro của Vietcombank. Tài khoản Vostro (tiếng Latinh có nghĩa là tài khoản của các bạn) là tài khoản của một ngân hàng nước ngoài gửi ở ngân hàng địa phương bằng tiền nước ngân hàng địa phương. Ví dụ ngân hàng Bank of America có tài khoản VND tại ngân hàng Vietcombank thì đó là tài khoản Vostro. Mục đích của hai loại tài khoản này là thực hiện thanh toán bù trừ và chuyển tiền quốc tế. 1.2. Ngân hàng đại lý Hai ngân hàng được coi là ngân hàng đại lý của nhau nếu hai ngân hàng cùng duy trì tài khoản ngân hàng đại lý với nhau. Các ngân hàng trở thành các ngân hàng đại lý của nhau khi phát sinh nhu cầu thanh toán cho khách hàng của ngân hàng tại nơi mà ngân hàng của họ không có chi nhánh. Các khách hàng của ngân hàng thường yêu cầu ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Trên lý thuyết thì điều này có thể thực hiện được qua ngân hàng chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế là không thể vì rất tốn kém và gặp khó khăn về chính trị văn hoá …ở nhiều nước. Mối quan hệ ngân hàng đại lý đem lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng bởi vì ngân hàng có thể phục vụ các công ty với chi phí rất thấp và không cần đội ngũ nhân sự cũng như cơ sở vật chất ở nước ngoài, do vậy có thể phục vụ khách hàng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Điều bất lợi đối với các khách hàng, các công ty, là họ không nhận được chất lượng dịch vụ thông qua các ngân hàng đại lý như họ đã nhận được từ chính ngân hàng của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại giao dịch liên ngân hàng nào cũng là dịch vụ ngân hàng đại lý. Nhiều nghiệp vụ giữa các ngân hàng không được coi là dịch vụ ngân hàng đại lý bởi vì nó không đòi hỏi mối quan hệ liên tục giữa các ngân hàng. Ví dụ như các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng và nghiệp vụ cho vay hợp vốn trong đó một nhóm ngân hàng hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng. Dịch vụ ngân hàng đại lý thường có đặc trưng nổi bật là mối quan hệ giao dịch liên tục và nhân tố chủ chốt để biết hai ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau hay không là tồn tại mối quan hệ tài khoản nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng để thu phí. 1.3 . Dịch vụ bảo quản và lưu ký 1.3.1 Dịch vụ bảo quản Bảo quản an toàn vật có giá là một trong những dịch vụ lâu đời nhất được các ngân hàng thương mại thực hiện, và nay được thực hiện với cả người nước ngoài. Những ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá là những ngân hàng có những hầm kho kiên cố, có các phương tiện hiện đại để bảo vệ tuyệt đối an toàn vật có giá. Công việc bảo quản vật có giá được phân chia thành hai bộ phận khác nhau trong một ngân hàng: Bảo quản ký thác: Khách hàng có thể thuê két sắt để bảo quản những tài sản có giá như: chứng khoán, các chứng thư, các hợp đồng bảo hiểm, những tài liệu cá nhân, hoặc có khi chỉ là những tài sản tinh thần như bản thảo của một tác phẩm văn học, một chiếc nhẫn cưới Bảo quản an toàn các giấy tờ có giá: có nhiệm vụ trông nom quản lý giấy tờ có giá và các chứng từ khác liên quan như là một đại lý đối với khách hàng. 1.3.2 Dịch vụ lưu ký Dịch vụ lưu ký của ngân hàng là dịch vụ giữ chứng khoán theo hợp đồng cho các khách hàng và thực hiện mua hoặc bán chứng khoán khi được ký thác. Dịch vụ lưu ký bao gồm việc xuất, nhập chứng khoán, chuyển giao chứng khoán, bảo quản chứng khoán trong kho, kế toán chứng khoán, giúp khách hàng nhận cổ tức và thực hiện quyền cổ đông. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ lưu ký tại các quốc gia khác nhau gọi là ngân hàng siêu lưu ký, các ngân hàng này cũng mua, bán, phân phối chứng khoán khi được khách hàng tín thác. Vai trò cơ bản của dịch vụ lưu ký là giảm thiểu rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động mà các nhà đầu tư phải đối mặt trong tất cả các loại chứng khoán. Dịch vụ lưu ký có thể đạt được bằng cách thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán nhanh chóng, chính xác và vì vậy giảm thiểu khả năng rủi ro trong giao dịch. Ngoài ra các ngân hàng làm dịch vụ lưu ký còn thu nhận cổ tức nhân danh nhà đầu tư, thực hiện các yêu cầu hoàn lại tiền thuế cũng như các hoạt động khác. Dịch vụ lưu ký còn phục vụ các nhu cầu thông tin thị trường cho các khách hàng. Các dịch vụ lưu ký đã là một trong những sản phẩm ngân hàng quốc tế phát triển trong thời gian gần đây. Dịch vụ này đã phát triển cùng với việc mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong thập kỷ vừa qua, người ta đã ước tính rằng vào những năm đầu thập niên 90, giá trị chứng khoán nằm trong tay các tổ chức thực hiện dịch vụ lưu ký toàn cầu xấp xỉ khoảng 600 tỷ USD đến 800 tỷ USD. Dịch vụ lưu ký là một nghiệp vụ phổ biến của ngân hàng bởi vì đó là dịch vụ thu phí, khách hàng ổn định và cần ít vốn. Tuy nhiên dịch vụ lưu ký hiện nay là một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt. 1.4. Dịch vụ séc du lịch Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế, các ngân hàng thương mại theo chân khách hàng qua việc phát hành séc du lịch. Séc du lịch là loại séc đích danh. Nhờ loại séc này mà người du lịch có thể không thể không cần tiền mặt mang đi vì séc du lịch có thể được thanh toán một cách chắc chắn ở khắp mọi nơi. Séc du lịch được phát hành bằng loại giấy đặc biệt (tương tự như giấy bạc), khó giả mạo và bôi sửa. Việc phát hành séc tạo mối liên quan pháp lý giữa ba bên: ngân hàng phát hành séc, người thụ hưởng và ngân hàng thanh toán. Có hai đặc điểm phân biệt giữa séc du lịch và séc thông thường khác của ngân hàng: 1. Séc có mệnh giá được in trên mặt séc. 2. Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Nhờ đó séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt. Séc du lịch chỉ có thể thanh toán bởi người hưởng séc. Người hưởng séc ký trên mỗi tờ séc vào chỗ qui định khi được phát hành và ký lại (countersign) khi xuất trình để nhận tiền trước mặt nhân viên ngân hàng. Việc xuất trình chứng thư là không cần thiết, tuy nhiên ngân hàng có quyền yêu cầu như là một bảo đảm khi thanh toán. Khi người hưởng xuất trình séc tại khách sạn hoặc bất cứ nơi nào để thanh toán thì người nhận séc phải có trách nhiệm kiểm tra chữ ký. Người nhận séc gửi séc đến ngân hàng đại lý tiếp theo ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiếp séc tới ngân hàng thanh toán qua hình thức nhờ thu. 1.5. Dịch vụ thẻ tín dụng 1.5.1 Bản chất của thẻ thanh toán quốc tế Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ với hạn mức chi tiêu nhất định, trả tiền sau mà ngân hàng cho phép căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của chủ thẻ. Như vậy, về bản chất kinh tế, thẻ tín dụng chính là sự vay mượn tiền của chủ thẻ đối với ngân hàng với một số điều kiện đảm bảo của ngân hàng như: tài khoản của chủ thẻ (nếu có), hợp đồng sử dụng thẻ, tài sản thế chấp...Tuy nhiên chủ thẻ chỉ sử dụng được thẻ tại những nơi nhất định (đại lý chấp nhận thẻ, ngân hàng đại lý). Việc cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng có hai cách lựa chọn như sau: - Ngân hàng có thể trở thành một thành viên với một nhóm các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò như một đại lý; - Ngân hàng cũng có thể phát hành thẻ của riêng ngân hàng nhưng họ phải thu hút được đủ những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ, và phải có nhóm người giữ thẻ đủ lớn để những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ quen thuộc với phương thức đó. Dịch vụ thẻ tín dụng đòi hỏi phải có khối lượng khách hàng đủ lớn, nếu ngân hàng muốn thu được lợi nhuận. 1.5.2. Các loại thẻ thanh toán quốc tế tiêu biểu hiện nay Thẻ Diners Club là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành năm 1949 tại Mỹ. Vào năm 1960 nó là loại thẻ trước tiên có ở Nhật Thẻ American Express (thẻ Amex) do Tổ chức thẻ American Express phát hành lần đầu dưới tên Green Amex, không hạn mức tín dụng, chủ thẻ được chi xài và có trách nhiệm trả một lần vào cuối tháng. Năm 1987 Amex cho ra đời thêm 3 loại thẻ mới Amex Gold, Platium và Optima có hạn mức tín dụng tuần hoàn. Hiện nay đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới, tổ chức này tự phát hành và quản lý chủ thẻ, không cấp giấy phép thành viên cho các ngân hàng. Thẻ VISA. Năm 1960, ngân hàng Mỹ Bank of American phát hành thẻ Bank Americard. Năm 1977 thẻ Bank Americard trở thành thẻ VISA. Tổ chức VISA quốc tế cũng chính thức hình thành và phát triển cho đến nay có thể nói rằng thẻ VISA là loại thẻ có qui mô phát triển nhất thế giới. Tổ chức Visa không phát hành trực tiếp mà giao cho các thành viên Thẻ JCB xuất phát từ Nhật vào năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa. Năm 1981 bắt đầu phát triển thành tổ chức thẻ quốc tế, mục tiêu chủ yếu hướng vào thị trường giải trí và du lịch. Thẻ MasterCard. Năm 1967, bốn ngân hàng California đổi tên thành Western States Bank Card Association chính thức phát hành thẻ Master Charge. Năm 1979 MasterCharge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ thanh toán quốc tế lớn thứ hai sau Tổ chức Visa. 1.5.3. Các chủ thể chính tham gia thị trường Tổ chức thẻ thanh toán quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất toàn cầu. Ngân hàng phát hành thẻ là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ thanh toán quốc tế. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm thanh toán thẻ đó. Ngân hàng thanh toán thẻ hay còn gọi là ngân hàng đại lý là thanh viên tổ chức thẻ thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng. Ngân hàng thanh toán thẻ trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch về thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ Chủ thẻ Là người có tên trên thẻ do Ngân hàng phát hành thẻ cấp và được quyền sử dụng thẻ. Chỉ có chủ thẻ mới sử dụng thẻ của mình mà thôi. Chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm cho người thân thẻ phụ. Cơ sở chấp nhận thẻ là các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, nhà hàng…. Có kí hợp đồng với ngân hàng thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán. 1.6. Dịch vụ thanh toán quốc tế 1.6.1. Dịch vụ chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các hình thức chuyển tiền - Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer), gọi tắt là M/T (phải gửi địa chỉ tên những người có quyền ký ở ngân hàng); - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là T/T (phải quy định khoá mật mã điện tử); - Chuyển tiền bằng Fax (trong phạm vi giới hạn Fax được sử dụng như là một phương tiện chuyển tiếp trong thanh toán quốc tế); - Chuyển tiền bằng điện thoại (thường có nhiều sai sót nên ít được sử dụng); - Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen. Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mật mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới được tiếp nhận. Dùng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu thường không an toàn nên ít khi sử dụng. Người ta thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong các trường hợp sau: - Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm; - Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; - Chuyển kiều hối; - Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu(khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn). Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng đóng vai trò trung gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và thu phí chuyển tiền. 1.6.2. Dịch vụ nhờ thu (Collection) Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế trong đó các ngân hàng xử lý các chứng từ phù hợp với chỉ dẫn đã nhận để thực hiện thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên số tiền chi trả và /hoặc dựa trên số tiền chấp nhận, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên các nghĩa vụ hoặc điều kiện khác . Các chứng từ trong nhờ thu có thể là các chứng từ tài chính hoặc các chứng từ thương mại. Các chứng từ tài chính có thể là hối phiếu, giấy hứa trả tiền, séc hoặc các công cụ thanh toán tương tự như vậy. Các chứng từ thương mại có thể là hoá đơn, vận đơn, chứng từ sở hữu hoặc các chứng từ khác giống như vậy. Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại: Nhờ thu hối phiếu trơn: là phương thức thanh toán nhờ thu dựa trên các chứng từ tài chính không kèm theo các chứng từ thương mại Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán nhờ thu dựa trên các chứng từ thương mại mà không kèm theo các chứng từ tài chính. Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếu trơn thường gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán. Người ta thường sử dụng phương thức nhờ thu trong các trường hợp sau: - Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau; - Trị giá hợp đồng không lớn. 1.6.3. Thanh toán qua L/C Thanh toán quốc tế qua L/C là một phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (gọi là ngân hàng mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát hoặc uỷ thác cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu đó trong phạm vi số tiền đó khi người này giao cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất nhưng lại có độ an toàn cao và phổ biến nhất hiện nay. Chính vì sự phức tạp trong quá trình thực hiện mà phí dịch vụ của loại hình này cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập về thanh toán quốc tế của ngân hàng. Loại hình này, ngân hàng vừa có thể cung cấp dịch vụ thu phí, vừa có thể kinh doanh thu lãi. 1.7- Dịch vụ tư vấn Nhờ hệ thống ngân hàng đại lý, chi nhánh….và đội ngũ chuyên gia hùng hậu, các ngân hàng có thể cung cấp thông tin ngay lập tức cho khách hàng các thông tin về giá cả, luật pháp, rủi ro tài chính, đối tác kinh doanh... trên phạm vi toàn cầu. Dịch vụ tư vấn một mặt đem lại khoản thu nhập cho ngân hàng nhưng mặt quan trọng hơn là củng cố các mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng hoặc đem lại cho ngân hàng mối tiếp xúc ban đầu với khách hàng, từ đó ngân hàng sẽ phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Các dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh quốc tế rất đa dạng và ngày càng phát triển, ví dụ như: tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho nhà xuất khẩu, làm các thủ tục để xuất khẩu ra nước ngoài, kiểm tra tín nhiệm đối tác, tìm nguồn nhập khẩu cho nhà nhập khẩu, thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác ở nước ngoài. 1.8. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử - PDAs (Personal Data Assistant) PDAs là loại máy cung cấp các dữ liệu thông tin về ngân hàng, về tỷ giá hối đoái, về giá các loại cổ phiếu.... Hiện nay nhiều ngân hàng kinh doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG1.DOC
  • docCHUONG2.DOC
  • docChuong3.doc
  • docKet luan.doc
  • docLoi mo dau.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhu luc.doc
Tài liệu liên quan