MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 4
I. Khái quát chung về thị trường chứng khoán phái sinh 4
1. Giới thiệu về thị trường chứng khoán phái sinh 4
2. Công cụ tài chính phái sinh 5
2.1. Khái niệm 5
2.2. Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản 7
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn 7
2.2.2. Hợp đồng tương lai 8
2.2.3. Quyền chọn: Mua và bán 12
2.2.4. Hợp đồng hoán đổi 14
2.2.5. Một số loại chứng khoán phái sinh khác 14
II. Ứng dụng của các công cụ tài chính phái sinh 15
1. Quản trị rủi ro 15
2. Thông tin hiệu quả hình thành giá 17
3. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả 17
3.1. Lợi thế 17
3.2. Hiệu quả 18
III. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
của một số nước 19
1. Sự ra đời của thị trường quyền chọn 19
2. Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia 21
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 23
I.Sự hình thành và triển vọng của thị trường chứng khoán phái sinh ở
Việt Nam 23
1. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam 23
2.Quá trình hình thành và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
ở Việt Nam 26
2.1. Giao dịch kỳ hạn 26
2.2. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng 27
2.3. Giao dịch hoán đổi 28
2.4. Repo chứng khoán 31
2.5. Đánh giá về mức độ áp dụng công cụ tài chính phái sinh
ở Việt Nam 31
3.Triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh
Việt Nam 32
3.1. Sự tham gia tích cực vào thị trường kỳ hạn trên thế giới 32
3.2. Phát triển sở giao dịch hàng hoá nội địa 34
II.Đánh giá hiện trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 35
1.Cơ sở pháp lí 35
1.1. Đối với phái sinh ngoại hối và phái sinh vàng 35
1.1.1. Quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN 35
1.1.2. Quyết định số 2554/QĐ - NHNN 36
1.1.3. Thông tư số 03/2008/TT – NHNN 36
1.2. Quy định về bán khống ở Việt Nam 37
1.2.1. Luật chứng khoán 2006 37
1.2.2. Công văn số 557/UBCK 38
2. Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán phái sinh
ở Việt Nam 38
2.1. Ngân hàng thương mại 38
2.1.1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 38
2.1.2. Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 39
2.2. Công ty chứng khoán 39
2.2.1. Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương 40
2.2.2. Công ty chứng khoán quốc tế SISecurities 40
3. Các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 41
3.1. Phái sinh đối với ngoại hối 41
3.1.1. Hợp đồng kỳ hạn 41
3.1.2. Hợp đồng quyền chọn 44
3.1.3. Hợp đồng hoán đổi 46
3.2. Phái sinh vàng 48
3.3. Repo chứng khoán 50
III. Những tồn tại, hạn chế của việc phát triển thị trường chứng khoán
phái sinh Việt Nam 51
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM 55
I. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 55
1. Tổ chức thị trường 55
2. Thành viên tham gia 56
2.1. Ngân hàng thương mại 56
2.2. Các công ty chứng khoán 56
3.Công cụ phái sinh 57
4. Quản lý từ phía Nhà nước 57
II. Điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
ở Việt Nam 58
1. Sự phát triển của nền kinh tế 58
2. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 59
3. Sự phát triển trong nhận thức của các nhà đầu tư 60
3.1. Các tổ chức đầu tư 60
3.2. Các nhà đầu tư cá nhân 60
4. Sự hoàn thiện của hệ thống chính sách 61
III. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán
phái sinh Việt Nam 61
1. Đối với Chính phủ 61
2. Đối với doanh nghiệp 67
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i công cụ này cũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
2.4. Repo chứng khoán
Tháng 7 năm 2000, NHNN bắt đầu sử dụng các hợp đồng mua lại và mua đảo ngược như những công cụ để điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2003, nghiệp vụ repo được các công ty chứng khoán và ngân hàng thực hiện đối với trái phiếu chính phủ. Đến nay nghiệp vụ này đã đi tới cổ phiếu với mức độ rủi ro nhiều hơn so với trái phiếu.
Hiện nay, ở Việt Nam, repo là nghiệp vụ do Công ty chứng khoán đưa ra để mua có kỳ hạn các loại cổ phiếu chưa niêm yết, chưa lên sàn, với các cổ phiếu đã niêm yết thì có dịch vụ cầm cố.
2.5. Đánh giá về mức độ áp dụng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam
Theo số liệu của Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các NHTM trong các năm 1995, 2000 và 2006 chỉ là 11,7%, 15,4% và 17,5%. Ta có thể thấy rõ hơn ý nghĩa của các con số này qua biểu đồ sau:
Biểu đồ : Tỷ lệ doanh thu các sản phẩm phái sinh/ Tổng doanh thu của các NHTM
Rất dễ dàng nhận thấy sau 6 năm doanh thu từ các sản phẩm phái sinh tăng không đáng kể, chỉ tăng được 2%. Trong khi đó, theo báo cáo của IMF, thị trường phái sinh quốc tế có sự tăng trưởng rất mạnh, tính riêng từ đầu năm 2007 đến nay đã tăng 30% và đạt quy mô khoảng 370 tỷ USD.
Như vậy, ta có thể thấy các công cụ phái sinh chưa được thị trường Việt Nam đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro.
3. Triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
3.1. Sự tham gia tích cực vào thị trường kỳ hạn trên thế giới
Thị trường kỳ hạn là thị trường mua bán hàng hoá được giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tương lai nhưng theo giá thoả thuận hiện tại.
Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp luôn đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá... Chính vì vậy các Doanh nghiệp cần ý thức hơn nữa về việc sử dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính.
Sau đây ví dụ về quá trình tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên các sàn giao dịch thế giới:
Trên sàn giao dịch kỳ hạn cà phê London
Tháng 12/2004, Bộ Thương mại cũ (nay là Bộ Công thương) và NHNN Việt Nam đã cho phép Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) làm nhà môi giới giao dịch cà phê giữa các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam với sàn giao dịch LIFFE – London. Khi giao dịch trên thị trường này, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc mua-bán cà phê bằng hợp đồng tương lai, giá cà phê được chốt ngay tại thời điểm đặt lệnh –thời điểm mà giá cà phê trên thị trường được doanh nghiệp “ưng ý” nhất, còn hàng thì giao sau với thời điểm do hai bên thoả thuận.
Trước đây, khi chưa trực tiếp giao dịch tại thị trường kỳ hạn London, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải chịu rất nhiều thua thiệt. Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch kỳ hạn trên thị trường London khá lớn, luôn ở mức trên 100USD/tấn. Nhờ vào giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, doanh nghiệp được lợi khoản chênh lệch trên và chỉ phải chịu một mức phí rất thấp cho nhà môi giới (Techcombank) – 10USD/tấn cho mỗi giao dịch dưới 200lot (lot là đơn vị tính cho mỗi hợp đồng 5 tấn cà phê nhân) và với giao dịch trên 1000lot mức phí giảm xuống 2USD/tấn.
Trên sàn giao dịch Newyork
Vào ngày 13/10/2007, Sở giao dịch hàng hoá NewYork (NYBOT) đã mời các nhà kinh doanh cà phê robusta của Việt Nam tham gia giao dịch cà phê kỳ hạn tại sàn NewYork. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Mỗi hợp đồng cà phê robusta giao dịch ở sàn NewYork có khối lượng 37.500 pounds, tức 17,025 tấn, cao hơn gấp 3 lần so với giao dịch tại sàn giao dịch LIFFE của London. Hiện nay khối lượng từng hợp đồng của LIFFE là 5 tấn cà phê robusta. Mức phí giao dịch của sàn Newtừng hợp đồng của LIFFE là 5 tấn cà phê robusta. Mức phí giao dịch của sàn NewYork là 18,75USD mỗi hợp đồng, tức 0,908 USD/tấn, thấp hơn so với phí giao dịch ở LIFFE.
Bên cạnh đó, lợi thế của sàn Newyork là mở cửa từ 12h trưa theo giờ Việt Nam, còn sàn London lại mở cửa từ 16h.
Hiện khối lượng cà phê các doanh nghiệp trong nước tham gia giao dịch kỳ hạn với LIFFE bằng một nửa sản lượng cà phê thật xuất khẩu của Việt Nam. Một số doanh nghiệp tham gia giao dịch bị thua lỗ nhưng đa số các doanh nghiệp nhờ có giao dịch với LIFFE đã phòng chống được rủi ro cho xuất khẩu cà phê trước các biến động của thị trường cà phê thế giới.
Bên cạnh đó, Nghị định số 158/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào tháng 12/2006 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, trong đó có các quy định về giao dịch với các Sàn giao dịch nước ngoài, làm cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp tham gia.
Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm ngoài cà phê có giao dịch trên thị trường tương lai thông qua sàn giao dịch như : Gạo, Cao su, Đường trắng, bông, nước cam...; các sản phẩm tài chính như: JBG, T-notes, T-bill... ; các loại nhiên liệu: xăng dầu, khí đốt...
Có thể thấy giao dịch kỳ hạn ngày càng được phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với các công cụ phái sinh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có đủ tự tin hơn khi bước ra thị trường thế giới và thành công trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, buôn bán với nước ngoài như hiện nay.
3.2. Phát triển sở giao dịch hàng hoá nội địa
Hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá được quy định chi tiết trong Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006. Theo Nghị định này thì Sở giao dịch hàng hoá được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và phải đáp ứng các điều kiện sau: có vốn pháp định là 150 tỷ đồng, Giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có thời gian công tác tròn lĩnh vực kinh tế-tài chính ít nhất là 05 năm.
Thành viên của Sở giao dịch gồm thương nhân môi giới và thương nhân kinh doanh. Vốn pháp định của thương nhân môi giới là 05 tỷ đồng, thương nhân kinh doanh là 75 tỷ đồng. Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch hàng hoá có thể uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
Tổng hạn mức giao dịch với một loại hàng hoá của toàn bộ các hợp đồng trong thời hạn giao dịch không vượt quá 50% tổng khối lượng hàng hoá đó được sản xuất tại Việt Nam của năm ngay trước đó. Hạn mức giao dịch của một thành viên không được vượt quá 10% tổng hạn mức giao dịch nói trên.
Trên đây là một số điều kiện cơ bản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia sở giao dịch hàng hoá. Hiện nay ở Việt Nam chưa có sở giao dịch hàng hoá nhưng trong tương lai gần ta sẽ có một số sở giao dịch, tiêu biểu là Sở giao dịch hàng hoá thành phố Hồ Chí Minh. Mặt hàng chủ lực của Sở sẽ là hàng nông – thuỷ – hải sản. Đây sẽ là Sở giao dịch hàng hoá đầu tiên được thành lập ở nước ta, vận hành theo mô hình công ty, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Sở sẽ xây dựng 3 trung tâm đấu giá hàng hoá bằng việc nâng cấp 3 chợ đầu mối thành trung tâm đấu giá gồm Tam Bình (Q. Thủ Đức), Bình Điền (Quận 8) và Tân Xuân (Huyện Hóc Môn).
Mới đây, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cũng đã lên kế hoạch cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia bởi theo thống kê thì Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới. Nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro.
Thành lập các sở giao dịch hàng hoá là một phương thức quản trị rủi ro hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và cũng là điều kiện quan trọng để hàng hoá Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế. Trên thế giới đã có rất nhiều sở giao dịch hàng hoá nhưng việc phát triển sở giao dịch hàng hoá nội địa vẫn là một điều kiện cần đối với thị trường Việt Nam. Hi vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có thêm nhiều Sở giao dịch và Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một sự khởi đầu tốt đẹp cho quá trình phát triển ở Việt Nam.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM
1. Cơ sở pháp lí
1.1. Đối với phái sinh ngoại hối và phái sinh vàng
1.1.1. Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN
Đây là quyết định ban hành quy chế về hoạt động giao dịch hối đoái nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh hối đoái, đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường, tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lai…
Phần I là những quy định chung về các loại giao dịch hối đoái, phạm vi giao dịch, đối tượng giao dịch, các thủ tục đối với tổ chức tín dụng khi muốn tham gia kinh doanh giao dịch hối đoái, những đồng tiền được phép giao dịch, phí giao dịch và kỳ hạn đối với từng loại giao dịch.
Phần II là những quy định cụ thể về kỹ thuật giao dịch như nguyên tắc giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hối đoái, mẫu hợp đồng gao dịch hối đoái…
Tiếp đó là những quy định về chế độ báo cáo và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng khi không chấp hành những quy định về chế độ báo cáo.
1.1.2. Quyết định số 2554/QĐ-NHNN
Quyết định này được ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2006, thay thế quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN, ban hành về việc một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng cho phép được hoạt động ngoại hối.
Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, bán giao ngay của đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
• Đối với Đô la Mỹ: Không vượt quá biên độ ±0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo.
• Đối với các ngoại tệ khác: Do tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định.
• Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do tổng giám đốc (giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định.
1.1.3. Thông tư số 03/2008/TT-NHNN
Đây là thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được NHNN ban hành ngày 11/04/2008.
Theo thông tư này, các tổ chức tín dụng ngoại hối của các ngân hàng sau khi được NHNN xác nhận đủ điều kiện, các ngân hàng được cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước cho khách hàng trong phạm vi như cung cấp các giao dịch ngoại hối dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế… Sau khi có xác nhận của NHNN, các ngân hàng được cung cấp dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng như cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài, tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư trên thị trường quốc tế…
Trước khi thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối, tổ chức tín dụng phải xây dựng quy trình giao dịch, các biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ.
1.2. Quy định về bán khống ở Việt Nam
Bán khống là một khái niệm còn tương đối mới mẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Còn trên thế giới, nghiệp vụ này đã được thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở thị trường chứng khoán các nước phát triển.
1.2.1. Luật chứng khoán 2006
Theo khoản 9, điều 71 Luật chứng khoán quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ tài chính”.
Như vậy, Luật không cấm việc bán khống chứng khoán nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ tài chính. Và theo lộ trình phát triển của công ty chứng khoán của UBCKNN thì đến năm 2009, nghiệp vụ bán khống mới có quy chế hướng dẫn thực hiện.
1.2.2. Công văn số 557/UBCK
Công văn số 557/UBCK được ban hành vào ngày 7/04/2008 gửi các công ty chứng khoán về việc tuân thủ các quy định về giao dịch chứng khoán.
Theo công văn này, các công ty chứng khoán phải đảm bảo tất cả các giao dịch mua chứng khoán của nhà đầu tư phải có đủ tiền và bán chứng khoán phải có đủ chứng khoán trong tài khoản.
Đồng thời, Uỷ ban nghiêm cấm các thành viên cho nhà đầu tư vay tiền bằng chứng khoán chưa về tài khoản và chưa thực sự thuộc sở hữu của nhà đầu tư.
Đây là một động thái nhằm siết chặt hoạt động bán khống chứng khoán trên thị trường khi chưa có quy định cụ thể về việc bán khống chứng khoán ở Việt Nam.
2. Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
2.1. Ngân hàng thương mại
Hiện nay, hầu hết các NHTM đều đã triển khai dịch vụ tài chính phái sinh do nhu cầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và bản thân người dân khi đến ngân hàng gửi tiết kiệm, mua ngoại tệ hay vàng.
2.1.1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV)
BIDV là ngân hàng tiên phong tại thị trường Việt Nam cung cấp các sản phẩm phái sinh với mục đích bảo hiểm giá cho các hàng hoá.
Trong những năm gần đây, BIDV không ngừng triển khai các dịch vụ mới và đã đạt được rất nhiều thành công. Năm 2006, nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai hàng hoá đối với mặt hàng cà phê có được kết quả rất khả quan : trong 6 tháng cuối năm, doanh số hợp đồng giao dịch cà phê tương lai tại BIDV đã đạt trên 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước trong năm 2006.
Năm 2007, theo đánh giá của các định chế tài chính của tạp chí Asiamoney thì BIDV là ngân hàng cung ứng dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam với việc cung ứng các dịch vụ đa dạng, phong phú, phù hợp với thông kệ quốc tế.
Ngày 14 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, BIDV cùng ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) đã ký hợp đồng khung ISDA (International Swaps and Deriatives Association – Hiệp hội quốc tế và các sản phẩm phái sinh và hoán đổi) để chuẩn hoá các giao dịch phái sinh giữa hai ngân hàng cũng như đưa lại những cơ hội kinh doanh cho cả hai bên.
Trên cơ sở hợp đồng ISDA, hai bên đã thực hiện 2 giao dịch phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND trị giá 60 triệu USD.
2.1.2. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Đối với các khách hàng là cá nhân: Eximbank cung cấp các dịch vụ giao dịch hối đoái và vàng giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ và quyền chọn vàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: có các giao dịch hối đoái giao ngay, kì hạn, hoán đổi, quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, ngoại tệ với USD và các giao dịch phái sinh vàng.
Các dịch vụ của Eximbank hết sức đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của từng loại khách hàng, các giao dịch phái sinh cũng ngày càng được mở rộng.
2.2. Công ty chứng khoán
Hiện nay ở Việt Nam mới có rất ít các công ty chứng khoán tiến hành cung cấp các dịch vụ phái sinh. Chỉ có một số ít công ty trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường Việt Nam cung cấp các giao dịch kì hạn, tương lai, quyền chọn và repo. Sau đây ta sẽ điểm qua một vài công ty chứng khoán nổi bật:
2.2.1. Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (viết tắt: VCBS)
Công ty cung cấp một số các sản phẩm phái sinh như:
• Giao dịch tương lai: khách hàng khi tham gia giao dịch này sẽ phải cam kết với VCBS bằng một hợp đồng tương lai. Đây cũng là sự ràng buộc về mặt trách nhiệm của cả 2 bên với nhau. Hợp đồng này là hợp đồng mua bán một loại chứng khoán, một nhóm chứng khoán và chỉ số chứng khoán với số lượng, mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.
• Giao dịch quyền chọn mua/ quyền chọn bán: là giao dịch theo đó VCBS cho phép khách hàng lựa chọn quyền mua/ bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước đó. Quyền chọn mua có thể theo kiểu Mỹ hoặc kiểu châu Âu.
• Giao dịch mua bán lại chứng khoán:
Repo: VCBS bán chứng khoán avà cam kết mua lại chứng khoán đó vào một ngày cụ thể với mức giá đã được xác định. Giá mua lại chứng khoán sẽ cao hơn giá bán, thể hiện phần lãi mà người mua được hưởng. Lãi suất chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại là lãi suất repo.
Reverse Repo(Repo đảo ngựơc): Tương tự với giao dịch Repo nhưng trong giao dịch này VCBS tham gia với tư cách là bên mua chứng khoán và cam kết sẽ bán lại chứng khoán đó vào một ngày cụ thể với mức giá xác định. Giá bán lại chứng khoán sẽ cao hơn giá mư,thể hiện phần lãi VCBS được hưởng.
2.2.2. Công ty chứng khoán quốc tế VISecurities
Nghiệp vụ phai sinh chính của công ty là Repo chứng khoán:
• Repo cổ phiếu niêm yết ( tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh): Khách hàng có tài khoản giao dịch tại VIS, đang sở hữu một số loại chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch nhưng chưa muốn bán và có nhu cầu về tài chính phục vụ cho đầu tư thì khách hàng có thể tạm bán số chứng khoán này cho VIS và cam kết sẽ mua lại sua một thời hạn nhất định với mức giá bằng giá ban đầu cộng với một khoản phí giao dịch tương đương với mức lãi suất tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.
• Repo cổ phiếu chưa niêm yết ( cổ phiếu OTC): khách hàng sở hữu một số loại chứng khoán OTC, chưa muốn bán và có nhu cầu về tài chính phục vụ cho đầu tư, khách hàng có thể tạm bán số chứng khoán này cho VIS và cam kết mua lại sau một thời hạn nhất định với mức giá bằng giá ban đầu cộng với một khoản phí giao dịch tương đương với mức lãi suất tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.
3. Các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
3.1. Phái sinh đối với ngoại hối
Trong các loại hợp đồng phái sinh tệ, chỉ có hợp đồng tương lai là chưa xuất hiện ở Việt Nam do chưa được sự cho phép của NHNN, còn các dịch vụ phái sinh khác đều đã được phép sử dụng ít nhất 3 năm.
3.1.1. Hợp đồng kỳ hạn
Là loại ngoại hối phái sinh đầu tiên được phép triển khai tại Việt Nam. Ngày 10/01/1998 với quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN7 của Thống đốc NHNN, các tổ chức tín dụng Việt Nam bắt đầu được phép cung cấp các hợp đồng ngoại tệ kì hạn, hoán đổi lãi suất giữa USD và VND cho các khách hàng. Nhưng phải đến ngày 28/05/2004, tức là phải hơn 6 năm sau với quyết định số 648/2004/QĐ_NHNN, Thống đốc NHNN mới đồng ý bỏ các điểm kì hạn, cho phép NHTM tự xác định tỷ giá kì hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa USD và VND, các NHTM mới có đủ điều kiện về pháp lý để phát triển các hợp đồng kì hạn.
Theo quy định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa các loại ngoại tệ với nhau không còn bị hạn chế trong phạm vi 7 – 180 ngày như trước đây mà được dỡ bỏ và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích sự đa dạng và phát triển của thị trường. Đối với giao dịch giữa đồng Việt nam và các loại ngoại tệ với nhau, lên mức 3 – 165 ngày và không còn bị giới hạn cụ thể từng khoảng kì hạn nhỏ.
Về vấn đề quản lý tỉ giá, theo quy định trước đây, mức tỉ giá áp dụng cho các giao dịch hoán đổi, kì hạn giữa VND với các loại ngoại tệ tối đa không vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay tại thời điểm kí hợp đồng giao dịch cộng với tỷ lệ % gia tăng cho phép quy định 4 kỳ hạn cụ thể là: 7 – 30 ngày (0,5%), từ 31 – 60 ngày (1,3%), 61 – 90 ngày (1,5%) và từ 91 – 180 ngày (2,5%).
Nhưng theo quy định này, tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn như trước đây mà cho phép tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế , trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD. Hai mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân năm do Cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) công bố. Bên cạnh đó, việc xác định mức tỷ giá giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ khác không phải là USD và giữa các ngoại tệ với nhau tiếp tục được trao quyền tự do quyết định cho tổng giao dịch các tổ chức tín dụng trên cơ sở thoả thuận với khách hàng theo thông lệ quốc tế nhằm tạo sự chủ động cho khách hàng và tổ chức tín dụng.
Thực trạng sử dụng hợp đồng kì hạn tiền tệ tại Việt Nam:
Giao dịch kì hạn giữa ngân hàng trong năm 2004 tăng 66% so với năm 2003. Dịch vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ cũng phát huy tác dụng trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Ngày 24/03/2003, ngay sau khi chính thức khai trương nghiệp vụ này, NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn... 11 hợp đồng quyền chọn mua 3 triệu SGD, Domesco mua 200.000 EUR. Vilube bán 100.000 USD... Tính đến ngày 31/03/2003, đã có 11 hợp đồng quyền chọn, trong đó có 5 quyền chọn bán với tổng giá trị 150.000 EUR và 6 quyền mua với tổng giá trị 558.000 EUR và 5.000.000 JPY. Trong số những hợp đồng đó, đã có 1 hợp đồng quyền chọn mua với giá 200.000 EUR đã được khách hàng thực hiện, với số lợi thu được là 700 USD.
Số lượng hợp đồng và giá trị thực hiện trong thời điểm đó và tích luỹ cho đến hiện nay chưa phải là nhiều. Tuy nhiên, xét về mặt tiện ích thì trong đợt biến động lớn của tỷ giá ngoại tệ, nhất là tỷ giá đồng EUR thời điểm 2004 – 2005, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã áp dụng và giúp giảm đáng kể thiệt hại cho doanh nghiệp của mình.
Sau đây là tổng hợp của NHNN về việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn ngoại hối qua các năm:
Năm
Vai trò của Forward
Tỷ trọng mua bán Forward
Tổng doanh số mua bán(%)
Mua bán Forward(%)
Tổng mua bán Forward(%)
Mua Forward(%)
Bán
Forward(%)
1998
100
10,6
100
38
62
1999
100
2,8
100
39
61
2000
100
5,5
100
24
76
2001
100
5,6
100
19
81
2002
100
5,6
100
14
86
2003
100
4,9
100
17
83
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Từ bảng trên ta thấy giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số giao dịch của các ngân hàng. Mua bán kỳ hạn trong bốn năm từ 2000 đến 2003 chỉ đạt trên dưới 5,5% trong tổng số doanh số mua bán. Trong đó nghiệp vụ mua kỳ hạn ngày càng giảm, năm 1998 là 38% nhưng đến năm 2003 con số này chỉ còn 17%, tức là giảm xuống gần một nửa. Trái lại, nghiệp vụ bán kì hạn thì lại tăng dần từ 62% năm 1998 lên 83% năm 2003.
Xét trường hợp của NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) ta có bảng tính sau:
Bảng 2: Khối lượng mua ngoại tệ theo 2 loại giao dịch kỳ hạn và giao ngay tại VPBank giai đoạn 2002-2004
Giao dịch giao ngay (USD)
Giao dịch kỳ hạn (USD)
Tổng (USD)
Kỳ hạn/Tổng (%)
2002
81.128.305
67.000.000
148.128.305
45,23
2003
134.397.824
94.000.000
228.397.824
41,15
2004
118.007.984
83.200.000
201.207.984
41,35
Nguồn:Báo cáo hoạt động ngân quỹ VPBank
Qua bảng trên ta thấy tổng giao dịch kỳ hạn của năm 2003 và 2004 có tăng lên so với năm 2002. Trong đó, năm 2003 có con số mua kỳ hạn cao nhất (94.000.000). Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ tiến hành giao dịch thì năm 2002 là năm có phần trăm giao dịch kỳ hạn là lớn nhất (45,23%). Con số này giảm xuống năm 2003 (41,15%) và 2004 (41,35%).
3.1.2. Hợp đồng quyền chọn:
Sau một thời gian nghiên cứu kỹ thuật giao dịch và những ứng dụng của nghiệp vụ trong việc hạn chế rủi ro tỷ giá, xét thấy nhu cầu của các NHTM và nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 12/02/2003, NHNN đã ban hành thông tư số 134/NHNN-QLNH, hướng dẫn các NHTM thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn. Đồng thời ngày 23/10/2003, NHNN đã ban hành văn bản số 1245/NHNN-QLNH cho phép Ngân hàng công thương Việt Nam (INCOMBANK) thực hiện thí điểm quyền chọn tiền tệ, đồng tiền giao dịch là các ngoại tệ tự do chuyển đổi ( không được giao dịch bằng đồng Việt Nam, giới hạn số dư cao nhất là 500.000 USD, thời hạn của giao dịch là từ 7 ngày đến tối đa là 3 tháng...).
Tiếp đó, NHNN lần lượt cho phép 6 ngân hàng khác là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Citibank, Vietcombank, Eximbank và ngân hàng Hongkong Bank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thí điểm quyền chọn.
Tới nay các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Quy mô giao dịch cũng tương đối giống nhau ở các ngân hàng, ví dụ: Eximbank, ACB quy định mức giao dịch tối thiểu với cặp tiền tệ USD/VND là 10.000 USD, với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì tối thiểu phải tương đương 100.000 USD quy đổi. Còn Techcombank thì quy định mức giao dịch tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là 100.000USD quy đổi, với mức giá thực hiện < tỷ giá kì hạn. Hình thức quyền chọn cũng khác nhau tuỳ Ngân hàng. Ví dụ: Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu châu Âu, tức là hợp đồng chỉ thực hiện khi đến ngày đáo hạn, thời gian kết thúc giao dịch là 13h Hà Nội hoặc 15h Tokyo. Nhưng với Eximbank thì chỉ nêu ra có hai loại quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu chứ không quy định khách hàng phải chọn loại nào....
Tuy nhiên, các nghiệp vụ quyền chọn phòng ngừa rủi ro đối với ngoại hối, vàng chưa phát triển mạnh bởi những lý do sau:
• Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có giám đốc tài chính như thông lệ thế giới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT084.doc