Khóa luận Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hoá 3

1.1.1. Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hoá 3

1.1.2. Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa 7

1.1.2.1. Các hợp đồng phải có tiền bảo chứng 8

1.1.2.2. Đa số các hợp đồng được thanh lý trước thời hạn 9

1.1.2.3 Các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa 9

1.1.2.4. Trung tâm thanh toán giám sát việc thực hiện hợp đồng 11

1.1.3. Phân loại sở giao dịch hàng hoá 11

1.1.3.1. Căn cứ theo hình thức sở hữu 11

1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức thị trường 13

1.1.4. Tổ chức hoạt động sở giao dịch hàng hoá 16

1.1.4.1. Tổ chức sở giao dịch hàng hóa 16

1.1.4.2. Các công ty môi giới 17

1.1.4.3. Các thành viên sở giao dịch hàng hóa 18

1.1.4.4. Sàn giao dịch hàng hóa (Trading floor) 20

1.1.4.5. Trung tâm thanh toán (Clearing house) 21

1.2. Những giao dịch trên sở giao dịch hàng hoá 23

1.2.1. Giao dịch tương lai hàng hoá (Futures Commodity Trading) 23

1.2.1.1. Trạng thái giao dịch mở và khối lượng giao dịch 23

1.2.1.2. Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai 24

1.2.1.3. Những hoạt động trên thị trường tương lai 25

1.2.2. Giao dịch quyền chọn hàng hóa 27

1.2.2.1. Đặc trưng thị trường quyền chọn hàng hóa 27

1.2.2.2. Các chiến lược quyền chọn 30

1.3. Vai trò của sở giao dịch hàng hoá 33

1.3.1. Đối với những người tham gia sở giao dịch 33

1.3.1.1. Đối với những người tự bảo hiểm 33

1.3.1.2. Đối với những nhà đầu cơ trên sở giao dịch hàng hóa 35

1.3.2. Đối với nền kinh tế nói chung 36

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 38

2.1. Điều kiện để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38

2.1.1. Điều kiện khách quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38

2.1.1.1. Cơ chế thị trường 38

2.1.1.2. Sản xuất phát triển và hàng hóa được tiêu chuẩn hóa 39

2.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế 41

2.1.2. Điều kiện chủ quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 42

2.1.2.1. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 42

2.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị 44

2.1.2.3. Các chính sách của chính phủ 44

2.1.2.4. Năng lực các nhà đầu tư 46

2.2. Những điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 48

2.2.1. Cơ chế kinh tế của việt Nam 48

2.2.2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam 50

2.2.3. Nguồn sản phẩm nông nghiệp phong phú 52

2.2.3.1.Tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 52

2.2.3.2. Khả năng tham gia sở giao dịch hàng hóa của một số nông sản Việt Nam 55

2.2.4. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 66

2.2.4.1. Số lượng những người tham gia thị trường lớn 66

2.2.4.2. Sự biến động xu hướng giá cả trong nước và thế giới. 67

2.2.5. Khung khổ pháp lý về giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa 70

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM 74

3.1. Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số quốc gia 74

3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 74

3.1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc 74

3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc 75

3.1.1.3. Nhận xét 78

3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 80

3.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ 80

3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ 81

3.1.2.3. Nhận xét 84

3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia 85

3.1.3.1. Vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Malaysia 85

3.1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia 86

3.1.3.3. Nhận xét 87

3.2. Một số đề xuất xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 89

3.2.1. Về hình thức tổ chức sở giao dịch hàng hóa 89

3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận. 90

3.2.3. Vấn đề đào tạo 91

KẾT LUẬN 94

PHỤ LỤC 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

 

 

docx115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tử hay đấu giá đề cần thiết phải có những yêu cầu máy móc nhất định như: hệ thống điện thoại tốt, các bảng điện tử và một mạng lưới máy tính kết nối thông suốt, với hệ thống hỗ trợ hiệu quả, mạng lưới cung cấp điện ổn định. 2.1.2.3. Các chính sách của chính phủ Nhà nước được xem như một chủ thể hết sức quan trọng trên thị trường sở giao dịch hàng hóa. Ngay cả nếu như không đóng vai trò là một trong những thành viên sáng lập nên sở giao dịch hàng hóa đi nữa thì sự hỗ trợ đúng đắn từ phía chính phủ cũng là điều kiện quan trọng, bao gồm sự sẵn sàng thông qua những quy định mới và sự giám sát một cách hợp lý vào sở giao dịch. Không chỉ những chính sách trực tiếp điều chỉnh hoạt động sở giao dịch hàng hóa mà cả những chính sách khác của chính phủ liên quan đến thị trường hàng hoá và giao dịch hàng hoá đều phải đáp ứng những điều kiện chung nhất định và tốt nhất là không nên có những sự can thiệp độc quyền của chính phủ làm gián đoạn việc trao đổi. Đối với các sở giao dịch thì nhà nước có những vai trò nhất định, trong đó có hai vai trò tích cực: một là vai trò giám sát, chính phủ xử phạt những người cố tìm cách thao túng thị trường vì lợi ích riêng của mình, đảm bảo sự ràng buộc của hợp đồng, và vai trò thứ hai là vai trò hỗ trợ, nhà nước đưa ra khung pháp lý hoàn thiện và thậm chí là một cơ cấu cơ sở hạ tầng (mà nếu không có nó thì một sở giao dịch không thể hoạt động một cách chính xác được). Các thị trường cần chính phủ nhưng không phải là sự kiểm soát quá mức. Những vai trò này được thể hiện qua các chính sách của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế nói chung như các chính sách về thuế, hay chính sách đối với các ngân hàng, và các thành phần kinh tế. Các chính sách thuế: Các chính sách này là một trong những chính sách vĩ mô sức quan trọng được nhà nước sử dụng để thể hiện chủ trương của mình đối với việc hình thành sở giao dịch hàng hóa. Bởi lẽ, các sở giao dịch hàng hóa muốn hoạt động được thì cần phải có một hệ thống thuế hợp lý và tạo điều kiện cho các giao dịch trên sở giao dịch. Do đó, nếu như nhà nước ủng hộ việc thành lập sở giao dịch hàng hóa thì các chính sách thuế sẽ tạo điều kiện hết sức cho các hoạt động của nó; ví dụ như cho phép những sản phẩm nhập khẩu được bán đấu giá trên sở giao dịch, và việc thu thuế có thể được lùi lại cho đến khi người mua nhận hàng. Bản thân thuế cũng có thể là một vấn đề, đặc biệt là nếu các giao dịch giấy tờ bị đánh thuế như là các giao dịch hàng hoá thông thường. Nếu sở giao dịch tiến hành giao dịch các hóa đơn nhà kho, thì thuế cũng được đánh chỉ tại thời điểm giao hàng gốc và/hoặc giao hàng cuối cùng, những thời điểm giữa hai mốc thời gian này thì việc trao đổi có thể hoàn toàn không mất phí đăng kí, thuế gia trị gia tăng hay sự đánh thuế nào (ngoài một khoản phí giao dịch rất thấp cho sở giao dịch). Với các giao dịch tương lai cũng vậy, chỉ những giao dịch giao hàng thật mới bị đánh thuế. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống thuế và các chính sách thuế liên quan tới sở giao dịch hàng hóa là một trong những điều kiện cần để có thể hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa. Các chính sách tiền tệ - ngân hàng: Cần phải nhấn mạnh rằng các chính sách tiền tệ có thể tác động mạnh đến các chức năng của sở giao dịch hàng hoá. Nếu lạm phát cao, thì các hợp đồng kỳ hạn về tiền tệ và lãi suất khó có thể được giao dịch, và hàng hoá được giao dịch bằng đồng nội tệ, bất cứ giao dịch kỳ hạn nào với kỳ hạn hơn một khoảng từ một đến ba tháng (tuỳ thuộc vào mức tăng và khả năng dự đoán được của lạm phát) sẽ là hiệu quả cho mục đích tự bảo hiểm lạm phát, chứ không phải là tự bảo hiểm giá cả hàng hoá: cuối cùng thì giá cả của hàng hoá lúc kết thúc kỳ hạn được được xác định phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát hơn là giá trị thực của hàng hoá. Các sở giao dịch hàng hoá ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao do đó sẽ hướng tới những khách hàng liên quan đến thương nhân hơn là việc sử dụng các hợp đồng giao ngay hoặc có thời hạn ngắn, và nhóm các ngân hàng và các thể thế tài chính với việc sử dụng các hợp đồng giao ngay hơn là các hợp đồng kỳ hạn. Việc kiểm soát vốn có thể cũng có tác dụng nếu họ hạn chế việc các khách hàng tham gia vào các sở giao dịch nội địa; trong trường hợp này, trong các quy định về các dòng vốn, các chính phủ có thể sẽ đưa ra một ngoại lệ cho việc lợi nhuận tạo ra trên các sở giao dịch về nước của các khách hàng nước ngoài Tại nhiều nước, các quy định không cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động như là buôn bán hàng hoá, cấp tiền bảo chứng cho các nhà tự bảo hiểm, tích trữ hàng hoá, hay là các gói công cụ trên các sở giao dịch hàng hoá cho các nhà đầu tư. Những quy định này đều là những rào cản khá lớn cho việc thực hiện các chức năng của các sở giao dịch hàng hoá; các ngân hàng và các sở giao dịch do đó nên hợp tác để sửa đối những quy định này. Chính vì vậy, thông qua các công cụ chính sách này, nhà nước thể hiện sự ủng hộ hay không ủng hộ đối với việc thành lập sở giao dịch hàng hóa. Sự ủng hộ của nhà nước được xem như là một điều kiện chủ quan hết sức quan trọng tạo tiền đề để xây dựng sở giao dịch hàng hóa. 2.1.2.4. Năng lực các nhà đầu tư Thu hút sự mối quan tâm của những người tham gia thị trường, cũng như những nhà đầu cơ ở được xem như điều kiện sống còn đối với sự tồn tại của một sở giao dịch hàng hoá. Tuy nhiên một các thành viên này cần phải được trang bị những kiến thức và tiềm năng nhất định chứ không phải những người không có một sự hiểu biết một cách đúng đắn về vai trò của các sở giao dịch hàng hóa. Trên thực tế thị trường cà phê Việt Nam đã chứng minh rất rõ điều này. Một số doanh nghiệp Việt Nam giao dịch cà phê trên sở giao dịch hàng hóa của Luân Đôn (LIFFE) đang phải đối mặt với những khoản thua lỗ đáng kể. Thua lỗ chủ yếu do các doanh nghiệp, cá nhân không nhận thức đầy đủ về phương thức này, họ không xem nó như một công cụ phòng, chống rủi ro khi thị trường biến động, mà tham gia giao dịch mang tính đầu cơ, “đỏ đen”, đặt lệnh mua bán khống, không có cà phê robusta vẫn tham gia giao dịch với thị trường Liffe (London), không có cà phê arabica vẫn giao dịch với thị trường Nybot (New York). Điều đáng nói nữa là một số doanh nghiệp đã tự đứng ra làm trung gian giao dịch để thu phí bất hợp pháp từ các đối tượng không đủ điều kiện giao dịch với Techcombank, trong khi các đối tượng chưa được khuyến cáo đầy đủ, chưa hiểu biết sâu về phương thức này và thực sự không có cà phê, năng lực tài chính lại quá nhỏ bé so với các đại gia nước ngoài, vì thế việc thua lỗ là tất yếu...Theo như thống kê của VICOFA hiệp hội cà phê Việt Nam, trong đợt khảo sát đối với 9 trong tổng số doanh nghiệp có tham gia hoạt động trên sở giao dịch nước ngoài thì đã thua lỗ tới gần 30 tỷ đồng-đây là một khoản “học phí” quá lớn để tìm hiểu về hoạt động trên sở giao dịch hàng hóa. Hơn nữa những người chưa có sự hiểu biết này là những người có tâm lý dễ dao động nhất và do đó dễ gây đến những rối loạn trên thị trường. Nếu như sở giao dịch hàng hóa Việt Nam được thành lập trong điều kiện như vậy, thì liệu sẽ tồn tại được bao lâu với những chủ thể như thế này? Chính vì những lý do như vậy, việc thu hút những người tham gia thị trường là một vấn đề then chốt cho sự tồn tại của thị trường nhưng sự thu hút đó cũng phải dựa trên cơ sở chọn lọc và dần dần. Để hình thành được các sở giao dịch thì cần phải có sự chuẩn bị sẵn về việc phổ biến vai trò lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn trên sở giao dịch từ đó thu hút được những người tham gia có nhu cầu thực sự, với động cơ chân chính. 2.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 2.2.1. Cơ chế kinh tế của việt Nam Nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 1954 cho đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau. Song tổng quan lại có thể chia ra làm hai giai đoạn lớn với hai phương pháp tổ chức và quản lỹ nền kinh tế hoàn toàn khác nhau: Giai đoạn 1954-1986: thực chất giai đoạn này Việt Nam chưa có thị trường hàng hóa theo đúng nghĩa của nó. Hầu hết những sản phẩm của xã hội đều do nhà nước quản lý, tổ chức sản xuất hay nhập khẩu cũng đều phụ thuộc vào những quyết định của nhà nước và sau đó được phân phối theo hiện vật theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và đời sống dân cư. Vào giai đoạn này bức tranh nền kinh tế Việt Nam hết sức ảm đạm. Giai đoạn 1987 đến nay: Sau khi tiến hành một công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế, Việt nam đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bước ngoặt có ý nghĩa cơ bản là xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung và luôn đi liền với hành chính quan liêu bao cấp trước đây và thực hiện cơ chế thị trường. Vấn đề độc quyền nhà nước được xem xét lại và có những thay đổi đáng kể. Nhà nước bắt đầu giảm sự can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh và vào thị trường nói chung. Đồng thời nhà nước cũng vạch ra những nguyên tắc nhất định trong việc can thiệp vào thị trường như sau: Nguyên tắc thứ nhất: Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô đối với hoạt động kinh tế nói chung; còn những hoạt động mang tính vi mô, vốn dĩ là công việc của các chủ thể kinh tế thì để cho họ tự quyết định theo sự dẫn dắt của các quy luật thị trường và tự chịu trách nhiệm. Nguyên tắc thứ hai: Nhà nước thực hiện các hành vi can thiệp vào hoạt động kinh tế phải xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, có tính đến yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn đương đại. Mọi hành vi sao chép một cách máy móc các mô hình quản lý của nước ngoài mà không tính đến hoàn cảnh và điều kiện đặc thù của Việt Nam sẽ là không thích hợp và thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả vô cùng bất lợi cho nền kinh tế và xã hội. Nguyên tắc thứ ba: Nhà nước thực hiện các hành vi can thiệp vào nền kinh tế phải nhằm thoả mãn các mục tiêu cơ bản về kinh tế, chính trị và xã hội theo định hướng XHCN như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau (chẳng hạn như công cụ pháp luật, các chính sách và hệ thống chương trình, kế hoạch định hướng…) nhưng các biện pháp và công cụ này không được gây cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại quốc tế Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết sẽ tham gia, cũng như không cản trở quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch kinh tế. Nguyên tắc thứ năm: Tiêu chí xác định giới hạn hợp lý cho hành vi can thiệp của Nhà nước vào kinh tế là hậu quả của sự can thiệp đó phải là cho kinh tế tăng trưởng bền vững; các chủ thể kinh tế thoả mãn được lợi ích của mình khi giao dịch kinh tế; nền kinh tế và đời sống xã hội không gặp phải các rắc rối và những biến động bất lợi; không bị cản trở xu hướng hội nhập quốc tế. Thị trường đã dần được hình thành theo quy luật khách quan là thị trường tự do, nhiều thành phần kinh tế cạnh tranh và theo dẫn dắt của cung cầu. Nhà nước khuyến khích sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế được tự do phát triển và bình đẳng trước pháp luật. Danh mục các hàng hóa do nhà nước độc quyền đã giảm đáng kể và hiện chỉ còn một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, nước. Thị trường cạnh tranh hiện là hình thái thị trường phổ biến đối với hầu hết các mặt hàng như lương thực, thực phẩm thông dụng, dệt may. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều năm qua tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và thiếu bình đẳng vẫn thường xảy ra. Chẳng hạn đầu vào của ngành kinh doanh sản xuất gạo, cà phê có rất nhiều người bán nên sự cạnh tranh là phổ biến, song đầu ra của nó lại bị khống chế bởi quy định giao cho một số doanh nghiệp làm đầu mối xuất khẩu. ở đây, các yếu tố phi cạnh tranh là những “rào chắn” được tạo bởi việc quy định đầu mối và quota hạn ngạch. Do vậy khi thị trường thế giới biến động đã phát sinh cạnh tranh không lành mạnh do việc tranh mua tranh bán chèn ép lẫn nhau và yếu tố độc quyền lúc này trở thành đặc quyền đem lại lợi ích cho các đầu mối. Đặc biệt trong những nỗ lực để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có rất nhiều cam kết nhằm cải cách cơ cấu kinh tế, dần dần hội nhập nền kinh tế trong nước với các nền kinh tế khác trên thế giới. Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn 31/12/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Trong những cam kết này có rất nhiều cam kết liên quan đến những lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu góp phần thúc đẩy việc hình thành sở giao dịch hàng hóa việt Nam. Ví dụ Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may). Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế. Những biện pháp bảo hộ đối với nông dân trước đây nay đã bị dỡ bỏ, do đo người nông dân lại càng cần cơ một cơ chế thị trường mới để thay thế những biện pháp này để tránh những rủi ro hay ít nhất là không bị lâm vào tình trạng bị ép giá hoặc cạnh tranh quá khốc liệt trên thị trường thế giới. Với những cải cách như vậy, cơ chế thị trường của Việt nam đã cỏ thể cho phép việc hình thành và phát triển một cơ cấu thị trường hiện đại với nhiều hình thức kinh doanh không chỉ ở những sở giao dịch hàng hóa hữu hình thông thường mà ngay cả với những sở giao dịch tương lai về hàng hóa. 2.2.2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam Nếu chỉ có nhiều người mà không có tiềm năng về kinh tế thì cũng không thể hình thành nên sở giao dịch hàng hóa được. Thực tế sự phát triển nền kinh tế Việt Nam với những thành tựu vượt bậc đã có những tác động hết sức tích cực tác động tới những tiềm năng về chủ thể của sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam. Trải qua 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc với sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng phù hợp với các xu hướng chung trên thế giới. Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế, 2003-07 (%) 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48 Nông-lâm-thủy sản 3,62 4,36 4,02 3,40 3,40 Công nghiệp-xây dựng 10,48 10,22 10,69 10,37 10,60 Dịch vụ 6,45 7,26 8,48 8,29 8,68 Nguồn: CIEM Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã kéo theo những tác động tích cực tới những sự phát triển con người, chỉ số HDI tăng lên qua các năm (1985 mới đạt 0,590, năm 1990 đạt 0,620, năm 1995 đạt 0,672, năm 2000 đạt 0,711, năm 2005 đạt 0,733, khả năng năm 2007 đạt trên 0,75). Thứ bậc về HDI tăng lên trong khu vực Đông Nam Á, ở châu Á và trên thế giới. Thứ bậc trên thế giới về HDI cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương (105 so với 123), cao hơn hàng chục nước có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam, phù hợp với nền kinh tế thị trường mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tỷ lệ nghèo đã giảm (từ 17,8% xuống còn 14,8%). Thêm vào đó, với sự thành công của thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua cũng góp phần tăng số lượng chủ thể tiềm năng cho sở giao dịch hàng hóa. Vì xét về cơ cấu cũng như hình thức hoạt động thì sở giao dịch hàng hóa và sở giao dịch chứng khoán không khác nhau mấy, vì vậy giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa cũng sẽ là một công cụ đầu tư hữu hiệu có thể thu hút được những nhà môi giới, hay những người đầu tư muốn thu lợi nhuận. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã khẳng định được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO, được bầu làm ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc… Nhờ vậy mà uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng và thu hút mối quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư. Bằng chứng là việc thu hút FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua tăng nhanh và năm 2007 đã đạt con số kỷ lục là 20,3 tỷ USD tăng 69,1% so với năm trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến. Qua kết quả khảo sát triển vọng thu hút đầu tư của Hội nghị Thương mại và Phát triển liên hợp quốc (UNCTAD) vừa công bố, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát (sau Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil). Cho đến nay các nhà đầu tư từ khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh đã tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Điều đó cho thấy các đối tác nước ngoài đã đặt lòng tin vào các chính sách kinh tế của Việt Nam. Họ cũng đã tìm thấy ở Việt Nam khả năng tạo ra lợi ích cho các nỗ lực kinh doanh của học và Việt Nam không phải là một thị trường quá mới mẻ với họ nữa. Chính yếu tố này đã tạo cho đối tác nước ngoài tâm lý yên tâm kinh doanh lâu dài khi tham gia vào các giao dịch thu lợi nhuận của Việt Nam, và đây sẽ là một lực lượng chủ thể đáng kể khi Việt Nam hình thành sở giao dịch hàng hóa. 2.2.3. Nguồn sản phẩm nông nghiệp phong phú Việt nam là một nước nông nghiệp điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhưng do nhiều mặt còn hạn chế, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch nên thời gian qua việc sản xuất của nông sản Việt nam chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Tuy nhiên trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay trị giá của các mặt hàng nông nghiệp chiếm một tỷ trọng còn rất cao và đóng một vai trò quan trọng. Một số hàng nông sản xuất khẩu của ta như gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, hạt điều, rau quả… chiếm một thị phần lớn trên thị trường khu vực và thế giới. 2.2.3.1. Tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì tỷ lệ đóng góp vào GDP của Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm xuống từ chỗ chiếm tới 38,74% năm 1990 xuống còn 20.36% năm 2006, đến năm 2007, con số này đã giảm xuống còn dưới 20% (19,8%) và kế hoạch đến năm 2020 thì con số này sẽ giảm xuống dưới 10%. Tuy nhiên giá trị đóng góp của ngành tăng liên tục từ năm 1990 là 16252 tỷ VNĐ thì đến năm 2006 đã tăng hơn 12 lần đạt 198266 tỷ VNĐ. Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: Nghìn tỷ, % Năm Tổng số Nông, Lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Trị giá % Trị giá % Trị giá % 1990 41955 16252 38.74 9513 22.67 16190 38.59 1995 228892 62219 27.18 65820 28.76 100853 44.06 2000 441646 108356 24.53 162220 36.73 171070 38.74 2001 481295 111858 23.24 183515 38.13 185922 38.63 2002 535762 123383 23.03 206197 38.49 206182 38.48 2003 613443 138285 22.54 242126 39.47 233032 37.99 2004 715307 155992 21.81 287616 40.21 271699 37.98 2005 839211 175984 20.97 344224 41.02 319003 38.01 2006 973790 198266 20.36 404753 41.56 370771 38.08 Nguồn: Niên giám thống kê 2006, nhà xuất bản thống kê Tuy chỉ đóng góp vào GDP chung của cả nước nhỏ hơn so với những ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng nông nghiệp lại thu hút phần lớn lực lượng lao động của cả nước. Cho dù là tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm trong những năm gần đây nhưng số lượng lao động trong nông nghiệp vẫn luôn chiếm đa số lao động trong xã hội (chiếm hơn 50% lao động). Do vậy việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nông nghiệp vẫn sẽ là một trong những ưu tiên đầu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm theo ngành Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp và lâm nghiệp 62.5 60.6 58.7 57.0 55.4 53.8 52.1 Thuỷ sản 2.6 2.8 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 Công nghiệp 10.3 11.0 11.5 12.3 12.7 13.5 14.3 Xây dựng 2.8 3.3 3.9 4.2 4.6 4.7 4.6 Thương nghiệp 10.4 10.5 10.8 11.2 11.5 11.6 11.7 Khách sạn, nhà hàng 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 3.1 3.1 3.0 2.9 2.9 2.7 2.6 Văn hoá, y tế, giáo dục 3.6 3.7 3.8 3.9 4.0 4.1 4.2 Các ngành dịch vụ khác 2.9 3.1 3.3 3.5 3.7 4.4 5.2 Nguồn: tổng cục thống kê www.gso.gov.vn Nông nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho tới hơn 50% lao động trong nước, góp phần tạo sự ổn định trong xã hội mà còn góp phần đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Tuy một mặt, nông nghiệp phải đảm bảo lương thực cho người dân trong nước, dự trữ lương thực, đảm bảo các chính sách về đảm bảo lương thực quốc gia nhưng hiện nay nông sản cũng vẫn là một trong những sản phẩm mũi nhọn trong cơ cấu xuất khẩu Việt Nam. Đã qua rồi cái thời là một nước nông nghiệp nhưng phải nhập khẩu lương thực, hiện nay Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu nông sản lớn của thế giới với sản lượng cao trên thế giới. Về trị giá xuất khẩu gần đây mặt hàng nông sản có xu hương giảm so với những mặt hàng khác nhưng vẫn luôn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Năm 2007 hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ. Cà phê là mặt hàng về đích với khoảng 1,8 tỷ USD tăng gần 50% so với năm 2006 (năm 2006 xuất khoảng 1,2 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2,34 tỷ USD tăng 21% so với năm 2006; cao su trên 1,4 tỷ USD, tăng 10%; gạo là 1,48 tỷ USD tăng 16%, trong khi đó thủy sản vẫn dẫn đầu với con số 3,75 tỷ USD. Bảng 2.4: Xếp hạng sản lượng một số nông sản năm 2001, 2004 và 2007. 2001 2004 2007 Lúa Cà Phê Chè Hạt Tiêu Lúa Cà phê Chè Hạt tiêu Lúa Cà phê Chè Hạt tiêu 5 2 8 4 5 2 7 1 5 2 7 1 Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhà xuất bản thống kê, và số liệu tự tổng hợp. Những số liệu trên cho thấy rằng, cho dù công nghiệp hóa hiện đại hóa là một xu thế tất yếu để phát triển đất nước và do đó, nông nghiệp sẽ đóng góp ngày càng ít vào GDP của cả nước, nhưng điều đó không có nghĩa rằng vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế sẽ giảm. Nông nghiệp trong thời kỳ mới sẽ không chỉ tập trung về việc tăng về lượng mà còn phải tập trung về chất để có thể cạnh tranh hơn nữa trên thị trường. Hơn nữa, công cuộc đổi mới của nước ta sẽ góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, cơ giới hóa các khâu sản xuất, nông thôn sẽ chuyển dịch dần sang hướng khai thác tiềm năng lợi thế và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ở nước ta thời gian qua. 2.2.3.2. Khả năng tham gia sở giao dịch hàng hóa của một số nông sản Việt Nam Lúa gạo Như đã đề cập ở trên, nông nghiệp Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển và ổn định xã hội và trong đó nông nghiệp sản xuất lượng thực chiếm vị trí quan trọng nhất. Nghề trồng lúa vốn là một nghề đã có từ lâu đời ở Việt nam, hơn nữa do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Việt nam là một nước sản xuất lúa gạo đứng vào loại hàng đầu các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay tuy sản lượng sản xuất của Việt Nam chỉ đứng thứ 5 trên thế giới nhưng Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới về lượng gạo xuất khẩu. Về diện tích: tổng diện tích tự nhiên của cả nước là vào khoảng 329.314,04ha với khoảng 20,25% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trong đó hơn một nửa dùng cho sản xuất lúa. Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa của Việt nam ngày càng tăng nhưng đó không chỉ nhờ tăng diện tích tự nhiên mà phần lớn do tăng vụ, hiện nay nhiều nơi ở Việt Nam đã tiến hành trồng lúa 3 vụ. Bảng 2.5: Diện tích đất trồng lúa qua các năm Đơn vị: nghìn ha Năm 1985 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 Diện tích 5718 6766 7666 7493 7504 7452 7444 7325 7181 Nguồn: Tổng quan ngành lúa gạo năm 2005 và số liệu tự tổng hợp. Các cùng sản xuất lúa gạo ở nước ta chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và một phần duyên hải miền Trung. Về năng suất: Do có truyền thống canh tác canh tác lâu đời cộng với điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên năng suất lúa của Việt Nam thuộc vào loại cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảng 2.6: Năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất lúa 1995-2004 của một số nước châu á. Nước Năng suất (tấn/ha) Tốc độ tăng trưởng trung bình (%/năm) 1995 2004 Thái Lan 2,42 2,57 1,67 Philippin 2,8 3,55 8,33 Myanmar 2,98 3,83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐiều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan