MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .
MỤC LỤC.
DANH MỤC BẢNG BIỂU .
DANH MỤC HÌNH ẢNH .
MỞĐẦU . 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀTÀI . 2
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀTÀI. 2
4. PHẠM VI CỦA ĐỀTÀI . 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞLÝ THUYẾT . 3
1.1. Tổng quan vềHuyện Nhà Bè . 3
1.1.1. Vịtrí địa lý. 3
1.1.2. Điều kiện tựnhiên. 5
1.1.3. Kinh tế- xã hội . 6
1.1.4. Hiện trạng cấp nước tại Huyện Nhà Bè . 10
1.2. TỔNG QUAN VỀNGUỒN NƯỚC PHỤC VỤCHO SINH HOẠT TẠI
HUYỆN NHÀ BÈ. 10
1.2.1. Giới thiệu chung . 10
1.2.2. Nguồn nước thiên nhiên . 11
1.2.3. Các chỉtiêu vềchất lượng nước . 12
1.2.4. Tiêu chuẩn nước sạch. 14
1.2.5. Tiêu chuẩn dùng nước . 19
1.3. TỔNG QUAN VỀHỆTHỐNG CẤP NƯỚC CHO HUYỆN NHÀ BÈ. 19
1.3.1. Công trình thu nước . 19
1.3.2. Công nghệxửlý nước . 22
1.3.3. Mạng lưới cấp nước . 25
1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. 26
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước . 26
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒCHÍ MINH
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước . 28
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Nội dung nghiên cứu . 32
2.2. Đối tượng nghiên cứu . 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 32
2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch tại huyện Nhà Bè. 32
2.3.2. Nội dunng 2: Đềxuất các biện pháp cải thiện tình hình nước sạch . 34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢVÀ BÀN LUẬN . 36
3.1. Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước sạch . 36
3.1.1. Hiện trạng nguồn nước và nhu cầu sửdụng nước . 36
3.1.2. Hiện trạng nước sạch tại Huyện Nhà Bè. 40
3.1.3. Hiện trạng mạng lưới từcông ty cấp nước Nhà Bè đến Huyện . 45
3.1.4. Đánh giá hiện trạng các trạm cấp nước tập trung trên khu vực Huyện . 47
3.1.4.1. Chất lượng nước thô. 49
3.1.4.2. Công nghệxửlý . 51
3.1.4.3. Chất lượng nước sau xửlý . 52
3.1.4.4. Hiện trạng quản lý. 54
3.1.4.5. Tác động tới môi trường. 56
3.2. Nội dung 2: ĐỀXUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN . 58
3.2.1. Biện pháp quản lý . 58
3.2.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch . 58
3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệvào cấp nước . 59
3.2.1.3. Chính sách và tổchức quản lý . 61
3.2.1.4. Tăng cường hiệu quảquản lý nhà nước vềcung cấp nước sạch . 63
3.2.2. Biện pháp kỹthuật . 64
3.2.2.1. Giải pháp ngắn hạn . 64
3.2.2.2. Giải pháp trung hạn . 65
3.2.2.3. Giải pháp dài hạn . 67
3.2.3. Biện pháp hỗtrợ. 67
3.2.3.1. Cơ chếphối hợp . 69
3.2.3.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. 70
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒCHÍ MINH
3.2.3.3. Huy động tạo lập nguồn vốn cho cấp nước . 71
3.2.3.4. Thành lập cơ sởdữliệu chung cho lĩnh vực cấp nước . 72
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 77
4.1. KẾT LUẬN . 77
4.2. KIẾN NGHỊ. 78
95 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4697 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hình thái lòng sông Nhà Bè:
+ Là đoạn sông cong, rộng và sâu, chiều rộng lòng sông không đều nhau.
+ Vị trí tuyến lạch sâu qua nhiều năm không phải là đường cong trơn mà là
đường cong di dịch qua lại theo hướng ngang với tốc độ chậm và trong phạm vi
khoảng 150 m, đặt biệt khu vực ngã ba Đèn Đỏ.
+ Đường bờ cũng như mặt cắt ngang lòng sông biến đổi rất phức tạp và
theo nhiều mức độ khác nhau.
+ Đoạn sông Nhà Bè ít chịu tác động bởi xả lũ của hồ thượng lưu. Khả
năng cắt giảm lũ 1% của các hồ tốt khi mực nước hồ còn 1/3 dung tích hữu ích
trống. Để nâng cao hiệu quả cắt lũ của các hồ cần có dụ báo tốt dòng chảy đến hồ.
- Nghiên cứu 3:
+ Số liệu quan trắc tại Liên đoàn Ðịa chất Thủy văn - Ðịa chất Công trình
miền nam năm 2009 đã cho thấy, mực nước ngầm hạ thấp tùy theo từng địa điểm.
Ở Bình Chánh, Nhà Bè mỗi năm giảm từ 0,5 m đến 0,77 m, ở huyện Củ Chi mỗi
năm cũng giảm khoảng 0,8 m.
+ Hệ thống sông rạch thành phố chịu ảnh hưởng của thủy triều (bán nhật
triều) xâm nhập vào, sâu nhất vào tháng 4 và tùy theo mùa, tùy theo con nước, tùy
theo khối lượng nước đổ xuống từ thượng nguồn, nước mặn.
Tại khu vực sông Nhà Bè - Đồng Nai, mức mặn 4 phần nghìn.
+ Song song với đà tụt giảm nước ngầm là sự xâm nhập mặn và sụt lún bề
mặt gia tăng. Sự giảm mực nước ở các tầng khai thác, cùng với sự phát triển
nhanh các công trình xây dựng trên mặt đất,... đã gây nên biến dạng bề mặt địa
hình (lún đất) xảy ra tại nhiều nơi.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 32 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội Dung Nghiên Cứu:
2.2. Đối Tượng Nghiên Cứu:
Khảo sát hiện trạng sử dụng nước sạch tại huyện Nhà Bè TP.HCM, bao
gồm 6 xã và 1 thị trấn.
2.3. Phương Pháp Nghiên Cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích điều tra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch tại huyện Nhà Bè
- Phương pháp khảo sát cộng đồng thông qua các phiếu điều tra ý kiến
người dân tại địa phương.
* Thiết kế mẫu phiếu điều tra:
Dựa trên đánh giá và nhận định trong quá trình khảo sát ở nội dung 1, phiếu khảo
sát cộng đồng dân cư tại huyện được thiết kế tập trung vào các nội dung chính:
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 33 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
+ Nguồn cấp nước.
+ Lưu lượng nước cấp.
+ Hiện trạng công trình cấp nước.
+ Nhận xét sơ bộ về nước cấp đang sử dụng.
+ Ý kiến người dân.
( Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong phụ lục )
- Trong quá trình khảo sát thông tin từ các hộ dân cư, đã phát 175 phiếu thu thập ý
kiến người dân tại sáu xã và một Thị trấn (mỗi xã phát 25 phiếu).
+ Số lượng phiếu thu lại là 175 phiếu, đạt 100%.
- Thu thập tài liệu từ các cơ quan có chức năng: UBND Huyện Nhà Bè, TT
Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn, Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè.
- Phỏng vấn lấy ý kiến những cán bộ phòng môi trường, quản lý tại các
trạm cấp nước tập trung về:
+ Chất lượng nước đầu vào, đầu ra của trạm.
+ Tình hình cấp nước tại trạm.
+ Phản ánh của người dân sử dụng nước.
+ Khó khăn trong quá trình cấp nước.
- Lấy mẫu nước phân tích:
+ Thực hiện lấy 35 mẫu nước sinh hoạt tại các hộ dân Huyện Nhà Bè.
+ Phân tích mẫu nước và đánh giá chất lượng nước theo Tiêu chuẩn chất lượng
nước sinh hoạt TC 09/2005 Quy Định Bộ Y Tế.
Bảng 2.1 : Chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp phân tích
1 pH - pH Meter
2 Clorua mg/l Moth
3 Chất rắn tổng cộng mg/l Khối lượng
4 N – Tổng mg/l Lập đường chuẩn
5 Amoni mg/l Kjeldahl
6 Fe – Tổng mg/l Lập đường chuẩn
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 34 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
7 Độ oxi hóa mg/l Đun kín
8 Coliform Khuẩn
lạc/100ml
MF
9 E.Coly Khuẩn
lạc/100ml
Most Probable Number
2.3.2. Nội dung 2: Đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình nước
sạch
* Đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình nước sạch tại Huyện Nhà Bè
dựa theo môt số Tiêu chuẩn và Nghị định, thông tư sau:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5944:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn
chất lượng nước ngầm.
- Tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống của Việt Nam TCVN và
QĐ 1329 Quy Định Bộ Y Tế.
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT ngày 02/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước
dưới đất.
- Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
* Đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình nước sạch tại Huyện:
- Đối với hiện trạng thiếu nước sinh hoạt:
+ Giải pháp tạm thời là thương lượng với các Khu công nghiệp trên địa bàn
tích nước sử dụng dần và không sử dụng trong giờ cao điểm để dân có nước sử
dụng.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 35 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
+ Tăng thêm các họng lấy nước.
+ Tăng cường thêm các xà lan, xe bồn chở nước cung cấp cho các hộ gia
đình.
+ Tiến hành các biện pháp tăng áp, điều tiết, điều phối lượng nước nhằm
tăng áp lực và lượng nước cho các khu vực nước yếu. Tránh hiện tượng các hộ
ở đầu đường ống thì có nước, các hộ ở cuối đường ống thì không có nước sử
dụng.
- Đối với chất lượng nước sinh hoạt:
+ Thường xuyên súc rửa đường ống dẫn nước để hạn chế hiện tượng nước
bị đục, vàng do cặn bám vào thành ống.
+ Thay những đường ống nước đã quá cũ kỹ, tránh nguy cơ nước bị nhiễm
bẩn.
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống xử lý và cấp nước, đảm bảo
cung cấp nước sạch cho người dân.
- Đối với nguồn nước:
+ Quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm.
+ Xử lý nghiêm những hành động làm nguy hại đến nguồn nước.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 36 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nội dung 1: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC
SẠCH
3.1.1. Hiện trạng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước:
- Phát ra 175 phiếu điều tra thu thập ý thông tin từ người dân (trung bình
mỗi xã được 25 phiếu). Thu lại 175 phiếu, đạt 100%.
- Từ kết quả khảo sát thực tế thu được kết quả được thể hiện qua biểu đồ
sau:
Biểu Đồ Phân Chia Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Tại Huyện Nhà
Bè
29%
9%
19%
43%
Nước máy
Giếng khoan
Nguồn khác
Trạm tập trung
Hình 3.1: Biểu đồ phân chia nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại huyện
Nhà Bè
- Hiện nay mức nước trung bình của công ty Cấp nước Nhà Bè cung cấp cho
Thị Trấn và xã Phú Xuân đạt 4.100 m3/ngày, bao gồm:
+ Xe bồn bơm trực tiếp vào mạng lưới khối lượng khoảng 1.400 m3/ngày ( 53 họng đổ
nước ).
+ Chở nước bằng sà lan khối lượng khoảng 600 m3/ngày.
+ Dùng bơm tăng áp để tăng áp lực nước khối lượng khoảng 2.100 m3/ngày.
- TT Nước Sạch & VSMT Nông Thôn cấp nước cho năm xã còn lại là 4.756
m3/ngày.
- Nguồn nước giếng khoan do người dân tự khai thác sử dụng.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 37 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
à Nhận xét :Có bốn nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại Huyện Nhà Bè. Trong
đó:
+ Nguồn nước chính cung cấp cho Thị Trấn và xã Phú Xuân là nguồn nước
từ Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè.
+ Nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của năm xã Hiệp Phước, Long
Thới, Nhơn Đức, Phước Kiển, Phước Lộc là nguồn nước từ Trung Tâm Nước
Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn.
Bảng 3.1: Thống kê kết quả điều tra
STT Xã Số phiếu %
1 Thị trấn 25 14,3
2 Phú Xuân 25 14,3
3 Hiệp Phước 25 14,3
4 Long Thới 25 14,3
5 Nhơn Đức 25 14,3
6 Phước Kiển 25 14,3
7 Phước Lộc 25 14,3
- Hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng nước cấp của Công Ty Cấp Nước
Nhà Bè, TT Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn. Khi thiếu nước phải mua
nước ở các xe bồn, sử dụng thêm nguồn nước giếng khoan.
- Tuy nhiên theo người dân ở đây, nhiều lúc bơm nước lên sử dụng, nước
có tình trạng màu vàng, mùi tanh, có cát kèm theo. Nguồn nước giếng khoan
thì có màu đục, đỏ và nhiễm mặn nặng.
- Nhiều giếng khoan của dân cư gặp phải tình trạng giếng cạn, nhiễm phèn
mặn hoặc nhiều cặn.
Các giếng khoan nhiễm mặn sớm hơn mọi năm. Nhiều giếng đã không thể
dùng nước được.
- Qua thông tin ghi nhận từ các phiếu điều tra, đánh giá được nhu cầu sử
dụng nước của người dân huyện Nhà Bè cho sinh hoạt cũng như trong sản xuất
là rất cao, đặc biệt là vào mùa nắng nóng (từ tháng 12 đến tháng 4).
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 38 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
- Nhu cầu sử dụng nước rất cao, tuy nhiên lượng nước cấp cho các hộ gia
đình ở đây là không đủ, 50% dân Nhà Bè thiếu nước sinh hoạt.
- Thời gian cúp nước là thường xuyên.
- Từ đường Huỳnh Tấn Phát (xã Phú Xuân) theo đường Nguyễn Bình
ngược về xã Nhơn Đức, nạn thiếu nước sạch còn trầm trọng. Nhiều khu vực ở
đây được cấp nước (giếng) nhưng nước thường xuyên bị cúp nên các hộ gia
đình hứng được bao nhiêu chỉ để tắm giặt, còn nước uống vẫn phải đi mua
từng can tại các điểm đặt bồn.
Nhiều khi nước ở các điểm đặt bồn thiếu, người dân phải đi xa vài cây số mới
mua được nước.
- Tại khu vực đường Huỳnh Tấn Phát (nối quận 7 và huyện Nhà Bè), nhiều
người dân đã phải đi xếp hàng mua nước từ 4h tại bồn cấp nước gần phà Bình
Khánh (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè).
- Nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn huyện là khoảng 20.000 m3/ngày (tính
theo định mức trên đầu người là 0,2 m3/người/ngày). Riêng Thị trấn Nhà Bè và
xã Phú Xuân có trên 10.500 hộ dân với khoảng 42.700 người, tổng nhu cầu
nước trên 8.500 m3/ngày. Thế nhưng hiện nay mức nước trung bình của công
ty Cấp nước Nhà Bè cung cấp cho bà con ở đây chỉ đạt 4.100 m3/ngày. Chỉ
mới đáp ứng gần 50% so với nhu cầu sử dụng của người dân. Do đó không đáp
ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của nhân dân dẫn đến tình trạng thiếu nước xảy
ra nghiêm trọng. Bước vào mùa khô tình trạng thiếu nước càng nghiêm trọng
hơn, gây khó khăn và bức xúc trong nhân dân, đặc biệt là những hộ dân ở cuối
hẻm thường không có nước. Mức độ thiếu hụt cho khu vực này khoảng 4.000
m3/ngày.
- Ở năm xã nông thôn còn lại, theo định mức cần 11.113 m3/ngày nhưng từ
nguồn nước giếng công nghiệp do TT Nước Sạch & VSMT Thành Phố đầu tư
tập trung khu vực các xã nông thôn của huyện và từ nguồn nước giếng khoan
do người dân tự khai thác sử dụng là 4.756 m3/ngày, không đáp ứng đủ nhu
cầu theo quy định.
- Nguồn nước cung cấp bằng xe bồn do Công ty DVCI Nhà Bè vận chuyển
khoảng 300 m3/ngày (5,4 lít/người/ngày) chỉ được 162 lít/người/ tháng (Theo
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 39 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
định mức 510lít/người/tháng) do áp lực nước rất yếu nên Công ty DVCI Nhà
Bè phải dùng bơm để bơm nước lên xe bồn . Kiến nghị Tổng công ty cấp nước
Sài Gòn cho mở thêm nhiều họng lấy nước và đảm bảo đủ áp lực để có thể lấy
nước. Thành phố đầu tư thêm nhiều xe bồn vận chuyển nước để đảm bảo cung
cấp cho nhân dân, nâng cao năng lực vận chuyển của các xe bồn.
- Trung bình mỗi tháng, một gia đình ở Nhà Bè phải tốn 800.000 đồng tiền
nước vào mùa mưa và 1,2 triệu đồng/ tháng vào mùa khô. Nay, khi giá nước
tăng, chi phí cho tiền nước của người dân đã đội lên ở khoảng 1,2 – 1,5
triệu/tháng.
- Vào những ngày nóng bức, nhiều người dân cho hay có thời điểm họ phải
mua nước của đầu nậu lên tới 160.000 đồng/m3, nhưng vẫn không đủ nước để
mua.
- Tại ấp 6, xã Phú Xuân nước sinh hoạt dù đổ bằng xe bồn cũng không đến
được cuối khu dân cư ở khu vực ven bờ sông, sát phà Bình Khánh. Hiện đã có
xà lan (60m3) thay xe bồn đổ nước bắt đầu từ 14 giờ với mật độ bốn ngày/lần
thì người dân đỡ hơn.
- Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè cho biết, hiện quận 7 và huyện Nhà
Bè đang thiếu khoảng 30.000 m3 nước một ngày. Trước đây, hàng ngày có xe
bồn chở khoảng 1.800 - 2.000 m3 nước cung cấp cho các khu vực thiếu nước.
Năm nay, công ty còn thuê thêm sà lan, với 700 m3 nước tăng cường mỗi ngày,
nhưng vẫn không thể cung ứng đủ nhu cầu.
Hình 3.2: Người dân Huyện Nhà Bè mua nước sạch từ các xe bồn chở nước
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 40 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
Hình 3.3: Nước không chảy tại nhà bà Kim Tuyến
3.1.2. Hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè:
- Người dân huyện Nhà Bè đang sử dụng nước sinh hoạt từ những nguồn:
+ Nước cấp của Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè cấp cho Thị Trấn và Xã
Phú Xuân.
+ Nước từ các trạm tập trung của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông
Thôn Thành Phố cấp cho năm xã Hiệp Phước, Nhơn Đức, Long Thới, Phước
Kiển, Phước Lộc.
+ Nước từ các giếng tự khoan.
- Để đánh giá hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè, thực hiện lấy và phân
tích 35 mẫu nước sinh hoạt trên toàn huyện ( mỗi Thị Trấn – Xã lấy năm mẫu
nước sinh hoạt ).
- Lấy mẫu nước tại các hộ dân cư trong huyện Nhà Bè:
+ Lấy 10 mẫu nước máy tại Thị trấn và Xã Phú Xuân.
+ Lấy 19 mẫu nước trạm trên năm xã.
+ Lấy 6 mẫu nước giếng khoan tại xã Long Thới, Phước Kiển và Phước
Lộc.
- Thời gian thực hiện phân tích mẫu nước bắt đầu từ ngày 10/5/2010 đến
ngày 11/6/2010.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 41 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
- Kết quả phân tích:
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại Thị Trấn và Xã Phú
Xuân huyện Nhà Bè.
Mẫu Nước Máy
Tên Chỉ Tiêu Stt Nơi lấy
mẫu pH
clorua Chất rắn
tổng
N – tổng Amoni Fe – tổng Độ
oxh
colifrom E.coly
1 Thị Trấn
Nhà Bè
6,9 138,5 456 11,03 0.09 0,17 1,92 10 0
2 Thị Trấn
Nhà Bè
7,25 161 700 35,31 1,3 0,31 2,16 36 6
3 Thị Trấn
Nhà Bè
7,0 218 670 16,72 1,2 0,49 1,18 28 11
4 Thị Trấn
Nhà Bè
7,3 98 400 13,61 1,2 0,18 1,97 30 0
5 Thị Trấn
Nhà Bè
7,6 225 510 27,35 1,5 1,28 2,04 14 3
6 Xã Phú
Xuân
7,47 240 470 39,18 1,3 1,36 1,97 11 0
7 Xã Phú
Xuân
6,83 252,5 850 20,65 0,08 0,36 0,18 27 0
8 Xã Phú
Xuân
7,2 276 988 43,18 1,6 0,94 2,91 19 9
9 Xã Phú
Xuân
7,56 139 1.200 27,18 1,6 2,25 1,76 53 16
10 Xã Phú
Xuân
7,0 130 960 30,23 1,7 3,6 1,63 76 10
Nguồn: phân tích tại phòng thực hành – trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh
Bảng 3.3. : Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt từ các trạm tập trung tại huyện Nhà Bè
Mẫu Nước Trạm Tập Trung
Tên Chỉ Tiêu Stt Nơi lấy
mẫu pH clorua Chất rắn
tổng
N – tổng Amoni Fe – tổng Độ
oxh
colifrom E.coly
1 Xã Hiệp
Phước
7,6 167 618 35,61 0,07 0,48 1,95 20 6
2 Xã Hiệp
Phước
6,9 218,6 510 27,83 2,2 1,27 1,46 18 3
3 Xã Hiệp
Phước
7,0 240,2 470 42,19 1,45 0,46 2,71 27 8
4 Xã Hiệp
Phước
7,3 248,1 527 48,25 2,36 2,11 2,45 96 37
5 Xã Hiệp
Phước
7,2 237 389 47,63 3,76 0,43 3,19 120 42
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 42 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
6 Xã Long
Thới
8,1 270 725 56,17 1,63 0,59 1,67 27 8
7 Xã Long
Thới
7,7 315 657 52,04 1,51 2,67 2,01 67 20
8 Xã Long
Thới
7,42 137 692 36,15 0,89 1,17 1,09 50 18
9 Xã Long
Thới
6,95 266 800 51,98 1,35 2,4 1,76 78 30
10 Xã
Nhơn
Đức
7,06 276 976 63,29 1,8 0,33 1,89 50 11
11 Xã
Nhơn
Đức
8,02 189 857 45,76 2,4 0,67 2,81 62 13
12 Xã
Nhơn
Đức
7,43 376 459 76,42 2,1 0,08 3,15 17 5
13 Xã
Nhơn
Đức
7,5 380 399 39,98 2,0 0,6 4,66 100 38
14 Xã
Phước
Kiển
8,25 136,5 700 36,78 0,97 0,08 1,47 50 21
15 Xã
Phước
Kiển
7,47 248 665 53,6 2,7 2,8 3,15 67 27
16 Xã
Phước
Kiển
7,24 169 1.359 62,1 1,98 3,6 2,68 92 36
17 Xã
Phước
Lộc
7,73 240 788 37,81 2,4 0,095 1,93 86 27
18 Xã
Phước
Lộc
6,91 233 977 53,6 3,67 1,3 2,16 77 24
19 Xã
Phước
Lộc
8,05 357 1.265 35,4 0,86 2,1 4,16 98 35
Nguồn: phân tích tại phòng thực hành – trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 43 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
Bảng 3.4 : Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại huyện Nhà Bè
Mẫu Nước Giếng Khoan
Tên Chỉ Tiêu Stt Nơi lấy
mẫu pH clorua Chất rắn
tổng
N – tổng Amoni Fe – tổng Độ
oxh
colifrom E.coly
1 Xã Long
Thới
6,1 470 2.300 120,07 45 17,2 17 2.700 980
2 Xã
Nhơn
Đức
5,96 352 3.000 150,44 37 25,67 12 1.800 696
3 Xã
Phước
Kiển
6,1 356 870 200 18 26,15 28 2.100 616
4 Xã
Phước
Kiển
6,88 400 932 250 22,5 13,5 8,7 2.300 870
5 Xã
Phước
Lộc
5,97 388 3.857 450 35,75 17,7 7,9 1.600 565
6 Xã
Phước
Lộc
6,25 445 3.769 475 22,6 8,8 10,9 1.900 720
Nguồn: phân tích tại phòng thực hành – trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh
- Từ kết quả phân tích 35 mẫu nước sinh hoạt tại các hộ dân cư Nhà Bè,
dựa theo Tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt TC 09/2005 Quy Định Bộ Y Tế.
Số mẫu nước được thống kê như sau:
Bảng 3.5: Thống kê tổng số mẫu nước máy đạt và không đạt tại Thị Trấn và
Xã Phú Xuân:
STT Chỉ Tiêu Số Mẫu Đạt Số Mẫu Không Đạt
1 pH 10 0
2 Clorua 08 02
3 Chất rắn tổng 09 01
4 N – Tổng 10 0
5 Amoni 07 03
6 Fe – Tổng 06 04
7 Độ OXH 07 03
8 Coliform 0 10
9 E.Coli 04 06
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 44 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
Bảng 3.6 : Thống kê tổng số mẫu nước trạm đạt và không đạt tại 13 trạm
STT Chỉ Tiêu Số Mẫu Đạt Số Mẫu Không Đạt
1 pH 19 0
2 Clorua 12 07
3 Chất rắn tổng 17 02
4 N – Tổng 11 08
5 Amoni 08 11
6 Fe – Tổng 07 12
7 Độ OXH 08 11
8 Coliform 0 19
9 E.Coli 0 19
Bảng 3.7 : Thống kê tổng số mẫu nước giếng đạt và không đạt yêu cầu
STT Chỉ tiêu Số mẫu đạt Số mẫu không đạt
1 pH 05 01
2 Clorua 0 06
3 Chất rắn tổng 02 04
4 N – Tổng 0 06
5 Amoni 0 06
6 Fe – Tổng 0 06
7 Độ OXH 0 06
8 Coliform 0 06
9 E.Coli 0 06
* Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sạch tại huyện Nhà Bè :
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 45 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
- Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt đang có nguy cơ ô nhiễm cao. Chủ
yếu chỉ tiêu không đạt là độ mặn, sắt tổng, chỉ tiêu vi sinh. Nguyên nhân các mẫu
nước không đạt chỉ tiêu là do:
+ Nhà Bè nằm trong khu vực tầng nước bị nhiễm mặn nặng.
+ Nước từ vòi không đạt chất lượng do hệ thống cấp nước cũ kỹ và nước
đầu nguồn cũng đang ô nhiễm vì xả thải, mặn xâm nhập.
+ Cặn bám trong các đường ống bị bong tróc ra.
+ Chất lượng nước cấp qua các giếng khoan bị nhiễm phèn ngày càng bị ô
nhiễm.
+ Mẫu nước giếng khoan bị nhiễm vi sinh nặng, có vi khuẩn gây bệnh
đường tiêu hóa.
+ Khai thác nước quá mức, gây mất cân đối trong bổ sung trữ lượng nước
ngầm làm hạ thấp mực nước ngầm và gây ra tình trạng các tầng nước bị thấm,
nhiễm bẩn, nhiễm mặn ngày càng nhanh hơn.
3.1.3. Hiện trạng mạng lưới cấp nước từ công ty cấp nước Nhà Bè
đến Huyện:
Hiện trạng mạng lưới tuyến ống:
- Nhà Bè nằm ở vị trí cách xa trung tâm, cuối nguồn nước nên lượng nước
máy hiện tại cung cấp rất yếu và thiếu nghiêm trọng, nhất là vào những tháng mùa
khô. Hiện nay, có hai nguồn cung cấp nước chính phục vụ nhu cầu sử dụng nước
cho nhân dân như sau:
1. Từ nguồn nước máy của Công ty cấp nước Nhà Bè cho hai xã Phú Xuân và Thị
trấn Nhà Bè. Khu vực này, hệ thống các tuyến ống nước đã cơ bản phủ kính các
khu dân cư. Nhưng do áp lực nước rất yếu nên Công ty cấp nước Nhà Bè đã dùng
xe bồn bơm vào các trụ nước Phòng cháy chữa cháy qua đường ống để cung cấp
nước cho người dân.
2. Từ nguồn nước giếng công nghiệp do TT Nước Sạch & VSMT Thành Phố đầu
tư tập trung khu vực các xã nông thôn của huyện và từ nguồn nước giếng do người
dân tự khai thác sử dụng.
- Những sự cố trong mạng lưới cấp nước:
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 46 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
+ Thiếu nước sạch, cung cấp thêm nước bằng xe bồn chở nước Tuy nhiên
cung cấp nước bằng xe bồn cũng gặp một số khó khăn như thiếu xe, chở nước
bằng xe loại nhỏ vừa tốn kém lại ít hiệu quả trong cấp nước phục vụ dân cư. Xe ít,
giá nước cao. Nhưng tại các điểm tập trung luôn đông người mua nước, mức tiêu
thụ nước cao.
+ Một vài hệ đường ống dẫn nước đã quá cũ kỹ, bị vỡ.
Xì mối nối ống cấp nước. Nước bị rò rỉ, thất thoát, hiện tượng đấu trộm nước vẫn
còn.
- Các tuyến ống cấp truyền tải Æ 900 -Æ1200 đang được thi công trên
những tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Tấn Phát và Lê
Văn Lương (Æ 500) để đưa nước từ nhà máy BOO Thủ Đức về. Hiện địa bàn xã
Phước Kiển và xã Nhơn Đức đã được lắp đặt hệ thống tuyến ống cấp nước Æ 100
- Æ 150mm trong các đường hẻm để chờ nguồn nước BOO Thủ Đức. Riêng địa
bàn xã Hiệp Phước và Phước Lộc chưa được đầu tư hệ thống tuyến ống tiếp nhận
nguồn nước BOO trên.
- Thành phố cũng đã có kế hoạch chuẩn bị đưa nước từ nhà máy nước BOO
Thủ Đức về phục vụ người dân các địa bàn quận 7 và huyện Nhà Bè. Giai đoạn 2
đang lắp đặt đường ống chính chạy từ đường Lương Định Của (quận 2), băng qua
sông Sài Gòn đến Khu Chế Xuất Tân Thuận (ngã ba Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn
Văn Linh) và chạy theo đường Nguyễn Hữu Thọ qua cầu Rạch Đĩa, Phước Kiển,
Bà Chiêm về đến Khu Công Nghiệp Hiệp Phước. Công suất phát nước trong giai
đoạn hai là 300.000m3/ngày.đêm. Nước từ nhà máy BOO Thủ Đức sẽ đi theo hai
nhánh, trong đó một nhánh cấp nước cho Khu Công Nghiệp Hiệp Phước và đường
Nguyễn Văn Linh, một nhánh đi về phía cầu Kinh Tẽ.
- Sau khi súc xả xong đường ống và xét nghiệm đạt các tiêu chuẩn hóa lý,
vi sinh, Công Ty Cổ Phần Cấp Nước BOO Thủ Đức sẽ phối hợp với Tổng Công
Ty Cấp Nước Sài Gòn đấu nối đường ống đưa nước về cho người dân sử dụng. Dự
kiến đến cuối năm 2010 sẽ cung cấp đủ công suất 300.000m3/ng.đêm cho người
dân ở quận 7 và huyện Nhà Bè góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt
nơi đây lâu nay.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 47 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
- Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè cho biết, sau khi có nguồn nước của nhà máy
BOO Thủ Đức, nhu cầu sử dụng nước của người dân sẽ được đáp ứng khoảng 80%. Đến
cuối năm 2010 sẽ tăng 90% do một số dự án nước khác hoàn thành.
3.1.4. Đánh giá hiện trạng các trạm cấp nước tập trung trên khu vực
huyện:
- Theo báo cáo tổng hợp số liệu thống kê các trạm cấp nước của TT Nước
SH & VSMT Nông Thôn (5/2010). Trên địa bàn Huyện có 13 trạm cấp nước
tập trung trên năm xã của Huyện Nhà Bè.
Bảng 3.8 : Thống kê công suất các trạm cấp nước tại huyện Nhà Bè
Công Suất Hiện Khai
Thác
ST
T
Tên Trạm Năm
Xây
Dựng
Năm
Mở
Rộng
Số
Dân
Số Hộ
m3/ng.đ m3/tháng
1 Hiệp Phước 2002 2.142 324 218 6.532
2 Long Thới 1 1996 2001 2.888 476 358 10.737
3 Long thới 2 1997 2001 3.159 459 224 6.750
4 Nhơn Đức 1 2000 3.632 580 377 11.297
5 Nhơn Đức 2 2001 2004 2.271 443 378 11.315
6 Nhơn Đức 3 2002 2004 1.726 332 313 9.362
7 Phước Kiển 1 1999 1.944 387 457 13.695
8 Phước Kiển 2 2001 1.910 368 404 12.094
9 Phước Kiển 3 2002 1.072 232 511 15.322
10 Phước Kiển 4 2004 2.162 432 627 18.789
11 Phước Lộc 1 1999 2005 3.105 480 547 16.408
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 48 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
12 Phước Lộc 2 2000 1.420 275 172 5.153
13 Phước Lộc 3 2002 1.029 203 170 5093
Nguồn : TT Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn
Bảng 3.9 : Tổng công suất của 13 trạm
Tổng 13 trạm cấp nước
Số hộ 4.991
Nhân khẩu 28.460
Công suất điện 1.478.821
Tiêu thụ điện 97.325
Công suất nước theo GPKT m3/ng.đ 10.900
Công suất nước tính theo TKKT
m3/ng.đ
132.733
Công suất hiện khai thác m3/ng.đ 4.756
Công suất hiện khai thác m3/tháng 142.502
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 49 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
3.1.4.1. Chất lượng nước thô:
- Nước thô lấy từ giếng ngầm ngay tại các trạm cấp nước huyện Nhà Bè.
Bảng 3.10 : Kết quả phân tích chất lượng nước thô tại các trạm cấp nước huyện Nhà Bè
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 50 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ
“ Nguồn : TT Nước Sinh Hoạt & VSMT Nông Thôn ”
- Ghi chú: kph - không phát hiện.
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO THI PHU NGU.pdf