Mở đầu 1
Chương 1 4
tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC TRÊN THẾ GIỚI 4
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC Ở VIỆT NAM 5
1.3. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÂY THUỐC 9
1.4. TIỀM NĂNG, TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở 10
NƯỚC TA 10
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC Ở THÁI NGUYÊN 12
Chương 2 13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến. 13
2.2.2. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn 13
2.2.3. Phương pháp điều tra trong nhân dân 14
2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu 14
Xác định cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng và nguy cơ khan hiếm cần được bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam [21]Chương 3 14
Chương 3 15
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 15
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU 15
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới vùng nghiên cứu 15
3.1.2. Các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu 15
3.1.2.1. Đặc điểm chung về địa hình 15
3.1.2.2. Diện tích 16
3.1.2.3. Khí hậu 16
3.2. Điều kiện dân cư, xã hội 17
Chương 4 19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC, ĐA DẠNG LOÀI CỦA CÁC HỌ VÀ CHI SỬ DỤNG LÀM THUỐC Ở XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN. 19
4.2. ĐA DẠNG VỀ SINH CẢNH SỐNG CỦA CÁC LOÀI CÂY THUỐC Ở 31
XÃ VĂN HÁN 31
4.3. ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÁC LOÀI CÂY THUỐC Ở XÃ 32
VĂN HÁN 32
4.3.1. Nhóm cây chữa bệnh ngoài da 32
4.3.2. Nhóm cây chữa cảm, ho, hạ sốt 34
4.3.3. Nhóm cây chữa bệnh về đường tiêu hóa. 36
4.3.4. Nhóm cây chữa tê thấp, đau nhức 37
4.3.5. Nhóm cây thuốc chữa bệnh phụ nữ 38
4.4. Đa dạng về các bộ phận được sử dụng làm thuốc 39
4.5. Danh sách các loài cây thuốc ở xã Văn Hán huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có nguy cơ tuyệt chủng và nguy cơ khan hiếm 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
I. Kết luận 42
II. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra tính đa dạng nguồn gen cây thuốc ở xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích kinh tế xã hội nói trên, việc sử dụng, phát triển cây thuốc còn mang lại lợi ích về môi trường, sinh thái rất to lớn.
1.4. Tiềm năng, tình hình khai thác và sử Dụng cây thuốc ở
nước ta
Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới - gió mùa, có hệ thực vật phong phú và đa dạng nên tiềm năng về cây thuốc là rất lớn. Theo tài liệu thống kê của hội nghị châu á về cây thuốc và cây tinh dầu ở Băng Cốc (12/1996), Việt Nam có khoảng 3200 loài làm thuốc. Con số này sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tới đây, do nhiều loài cây thuốc Việt Nam được sử dụng trong y học cổ truyền của các dân tộc chưa được điều tra nghiên cứu.
Các cây làm thuốc phân bố chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi (70%). Những vùng có nhiều loài cây thuốc tập trung chủ yếu ở các loại hình rừng nhiệt đới thường xanh. Đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng rậm nguyên sinh như: Cúc Phương, vườn Quốc gia Cát Bà, Ba Vì, Tam Đảo, Nam Cát Tiên...Đây là những nơi thảm thực vật được bảo vệ tương đối tốt là môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu điều tra thống kê, khám phá thêm những loài mới.
Thấy được những tiềm năng to lớn của cây thuốc Việt Nam, trong những năm 60, 70 của thế kỷ 20, phong trào phát triển và sử dụng cây thuốc Nam được khuyến khích và phát triển rầm rộ. Vào thời gian này 60% số xã ở miền Bắc có vườn thuốc Nam, các cơ sở y tế địa phương và trong dân gian sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh là chính và đạt nhiều kết quả tốt.
Hiện nay, y học hiện đại đang phát triển như vũ bão. Những thành tựu mà y học hiện đại đạt được thật đáng kinh ngạc, đã đưa con người thoát khỏi một số căn bệnh hiểm nghèo, giành lấy sự sống cho mình. Thị trường thuốc Tây ở nước ta cũng đang ngày một mở rộng. Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc trong nước vẫn được dùng nhiều ở một số bộ phận cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, các dân tộc miền núi.
Trong công tác trị liệu bằng y học cổ truyền, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của y học Trung Quốc (thuốc Bắc) nhưng các vị thuốc trong nước vẫn chiếm vị trí quan trọng. Nhiều vị thuốc hoàn toàn trồng ở Việt Nam, chưa từng nhập ở Trung Quốc (Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân, Quế...). Nhiều loài có thể thay thế cho dược liệu nhập nội mặc dù chất lượng chưa cao (Đẳng sâm, Bạch truật, Cánh kiến, Kỷ tử ...). Nhiều loài cây thuốc khai thác ở Việt Nam có chất lượng cao hơn sản phẩm cùng loại ở Trung Quốc. Rõ ràng, cây thuốc đã có khả năng đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Trong những năm qua, một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp dược liệu hiện đại. Những thành tựu quan trọng đã thu được là:
- Chiết xuất Berberin từ cây Vàng đắng.
- Sản xuất nhiều loại tinh dầu thực vật.
- Sản xuất Rotundin, Stihox từ củ Bình vôi.
- Chiết xuất Rutin từ Hoa hòe.
Ngoài ra, chúng ta đã có những thành công bước đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội. Đáng kể trong lĩnh vực này là sử dụng cây thuốc chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế phát triển khối u sau giải phẫu. Đồng thời các bài thuốc đông y đang có triển vọng trong việc cắt cơn nghiện ma túy.
Do chính sách mở cửa cũng như sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, trong những năm trở lại đây, một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá mức, không được bảo vệ và dần đi tới khan hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Trầm hương...[12]
1.5. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thái Nguyên
Những công trình nghiên cứu về dược liệu ở tỉnh Thái Nguyên còn rất ít. Gần đây, Nguyễn Trọng Lạng (1996) [10] nghiên cứu về cây thuốc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có Thái Nguyên) đã công bố 160 loài cây thuốc và công dụng của chúng. Còn lại, chủ yếu nghiên cứu về: thành phần loài, giá trị kinh tế và một số mô hình nông lâm kết hợp, biện pháp phục hồi rừng (Lê Ngọc Công, 2004 [3], Nguyễn Phú Quang 2001 [20]). Tuy nhiên, việc tìm hiểu đa dạng nguồn gen cây thuốc và giá trị sử dụng của chúng ở địa phương xã Văn Hán chưa có tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy, khóa luận tốt nghiệp đại học này của tôi nhằm tìm hiểu sự đa dạng nguồn gen cây thuốc ở địa phương.
Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu toàn bộ các loài thực vật có giá trị làm thuốc trong một số quần xã: rừng phục hồi tự nhiên, thảm cỏ, cây bụi, rừng trồng (keo, bồ đề), vườn nhà, ven đường đi tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến.
Trước hết là xác định địa điểm và quần xã thực vật nghiên cứu. Sau đó lập các tuyến đi điều tra tùy từng địa hình và quần xã cụ thể.
+ Nếu là đồi thì tuyến đi vuông góc với đường đồng mức.
+ Nếu là địa hình bằng phẳng thì tuyến đi là các đường ngang hoặc dọc quần xã.
Các tuyến này cách nhau 50 - 100m. trên tuyến đi tiến hành thống kê tất cả các loài, dạng sống trong phạm vi chiều rộng của tuyến từ 2-4m. Những loài chưa biết tên lấy mẫu về tra cứu.
2.2.2. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Chúng tôi tiến hành lập các ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn được bố trí theo tuyến đi.
Kích thước ô tiêu chuẩn tùy theo loại quần xã:
+ Đối với rừng phục hồi tự nhiên,rừng trồng,ô tiêu chuẩn có diện tích là 100m2 (10m x 10m ).
+ Đối với thảm cây bụi ô có diện tích 16m2(4m x 4m).
+ Đối với thảm cỏ ô có diện tích là 4m2 (2m x 2,)
Trong mỗi ô, tiến hành thống kê thành phần loài, dạng sống. Loài nào chưa biết tên ,lấy mẫu về tra cứu.
2.2.3. Phương pháp điều tra trong nhân dân
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số người dân vùng nghiên cứu về các loài cây làm thuốc, công dụng và bộ phận sử dụng làm thuốc trong việc phòng, chữa bệnh ở địa phương.
2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu
Sau khi thu thập mẫu tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xác định tên loài theo các tài liệu của Lê Khả Kế và cộng sự (1969) [13], Phạm Hoàng Hộ (1993) [19], Nguyễn Tiến Bân (1997), Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [2].
Tên họ và tên loài cây được xếp theo vần ABC (theo tên Latinh) và xếp theo hệ thống tiến hóa của Takhtazan (1981).
Xác định dạng sống, công dụng của các loài và nhóm loài làm thuốc dựa vào các tài liệu: "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (1986) [9], "Cây thuốc Việt Nam" của Lê Trần Đức (1995) [8].
Xác định cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng và nguy cơ khan hiếm cần được bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam [21]Chương 3
điều kiện tự nhiên xã hội vùng nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới vùng nghiên cứu
- Vị trí địa lý, ranh giới của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên có giới hạn từ 21001' đến 22003' vĩ Bắc và từ 105028' đến 106014' kinh Đông.
Về ranh giới: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
- Địa điểm nghiên cứu thuộc xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã nằm ở phía Đông bắc của tỉnh, cách trung tâm thành phố 20 km.
Về ranh giới: phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp xã Khe Mo, phía Nam giáp xã Nam Hòa, phía Đông giáp xã Cây Thị.
3.1.2. Các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu
3.1.2.1. Đặc điểm chung về địa hình
Địa hình của tỉnh không bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi thấp. Diện tích đồi núi có độ cao hơn 100m chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, còn lại là thung lũng, vùng phù sa của sông Cầu, sông Kông và đồi thấp. Vùng có độ cao lớn nhất là 1591m thuộc dãy Tam Đảo, vùng thấp nhất là Phổ Yên 15m (so với mực nước biển). Các dãy núi nằm ở vùng phía Nam của cánh cung Đông bắc. Đồi núi cao thường tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc của tỉnh.
Điểm nghiên cứu tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thuộc phía Đông Bắc của tỉnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi đất xen lẫn với đồi núi đá vôi. Độ cao trung bình 500-600m, xen lẫn là những dải thung lũng.
3.1.2.2. Diện tích
Toàn tỉnh có 356801 ha đất tự nhiên, diện tích có rừng là 139420 ha trong đó 99795 ha rừng tự nhiên và 39625 ha rừng trồng.
Điểm nghiên cứu xã Văn Hán, có tổng diện tích đất tự nhiên là 7784 ha, trong đó đất có rừng là 2027,4 ha chiếm 26% diện tích đất tự nhiên.
3.1.2.3. Khí hậu
Do vị trí địa lý, địa hình như trên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong điều kiện nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, có gió mùa Đông nam, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm cao. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, có gió mùa Đông bắc, trời rét đậm, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, nắng hanh, có sương muối, mưa phùn về cuối đông.
- Về nhiệt độ: có sự phân mùa rõ rệt, mùa hè nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong 4 năm (từ 2000 -2004) tại Thái Nguyên là 17,20C (tháng 1). Nhiệt độ trung bình cao nhất trong 4 năm (2000 - 2004) là 28,60C (tháng 7). Nhiệt độ không khí trung bình từ 2000 đến 8/2004 là 23,740C.
- Về độ ẩm: độ ẩm ở năm 2003 - 2004 khá cao, biến động theo mùa. Độ ẩm lớn nhất vào tháng 7 - 8 là tháng có lượng mưa lớn trong năm. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11 - 12 do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc khô và lạnh.Độ ẩm trung bình từ năm 2000- 8/2004 là 81,2%.
- Về lượng mưa: Tháng 6, 7, 8 do tác động của gió mùa Đông nam nên lượng mưa lớn. Trong khi đó các tháng 11, 12, 1, 2 lượng mưa thấp nhất.Tổng lượng mưa trung bình từ năm 2000-2004 là 1719,7mm.
Bảng 3.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình giai đoạn 2000 - 2004 của tỉnh Thái Nguyên
( Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên)
Chỉ tiêu
Tháng
Nhịêt độ trung bình (0C)
Độ ẩm trung bình (%)
Lượng mưa trung bình (mm)
1
17,2
77,1
20,1
2
17,9
82,8
32,7
3
20,8
83,4
55,2
4
24,4
84,8
77,9
5
27,0
82,2
275,3
6
28,6
81,8
240,3
7
28,6
84,8
464,8
8
28,5
84,4
264,4
9
27,2
81,7
127,9
10
25,1
81
123,2
11
21,2
75
21,8
12
18,2
75,5
16,1
Trung bình năm
23,7
81,2
1719,7
3.2. Điều kiện dân cư, xã hội
Theo số liệu điều tra năm 1999, dân số tỉnh Thái Nguyen có 1092000 người với mật độ trung bình 300 người/km2, tập trung cao nhất ở thành phố Thái Nguyên với 2500 người/km2, thấp nhất là Sảng Mộc (huyện Võ Nhai) 8 người/km2. 70% số dân sống trong khu vực nông nghiệp.
Tỉnh Thái Nguyên có 43 dân tộc anh em, chiếm đa số là các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Dao, Mông. Do tỷ lệ tăng dân số nhanh, lại phân bố không đều nên ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp và văn hóa xã hội trong tỉnh.
Vùng nghiên cứu xã Văn Hán có 10 dân tộc là: Kinh (5141 người), Nùng (3299 người), Sán Chỉ (119 người), Tày (53 người), Sán dìu (28 người)… Là huyện có nhiều dân tộc ít người cùng chung sống, trình độ văn hóa chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, ý thức bảo vệ rừng của người dân chưa cao. Hiện tượng chặt cây lấy gỗ phục vụ cho làm nhà, làm nguyên liệu vẫn diễn ra. Tuy nhiên có giảm trong những năm gần đây, song cần phải quan tâm, chú ý hơn nữa. Địa phương cần hoàn thành tốt hơn nữa chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, giúp cho việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày một hiệu quả. Nhờ đó sự đa dạng các loài thực vật nói chung và đa dạng các loài làm thuốc mới được bảo tồn và phát triển.
Chương 4
kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc, đa dạNG LOàI CủA CáC Họ Và CHI Sử DụNG LàM THUốC ở xã văn hán, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên.
Sau một thời gian điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã thu được 184 loài, thuộc 151 chi, 59 họ, phân bố trong các ngành: Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermatophyta), Hạt kín (Angiospermatophyta). Số lượng các họ, chi, loài chúng tôi thống kê ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Số lượng các họ, chi, loài cây thuốc ở xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
STT loài
Tên khoa học
Tên địa phương
Dạng sống
Sinh cảnh sống
Cây gỗ
Cây bụi
Cây thảo
Cây leo
I. lycopodiophyta
ngành thông đất
1. Lycopodiaceae
họ thông đất
1
. Lycopodium cernua L.
Thông đất
+
A
II. polypodiophyta
ngành dương xỉ
2. Adiantaceae
họ đuôi chồn
2
Adiantum capillus L
Tóc thần vệ nữ
+
AB
3. Aspleniaceae
họ tổ chim
3
Asplenium nidus L.
Tổ chim
+
A
4. Dryopteridaceae
họ dương xỉ
4
Cibotium barometz(L)J.Sm.
Cu li
+
A
5
Cyclosorus parasitica (L) Fawell.
Dương xỉ thường
+
AB
6
Drynaria forunei J.Sm.
Bổ cốt toái
+
A
III. Gymnosperma Tophita
Ngành hạt trần
5. Cycadaceae
họ tuế
7
Cycas pectinata Griff.
Thiên tuế
+
E
8
Cycas repoluta Thunb.
Vạn tuế
+
E
6. Cupressaceae
họ bách
9
Araucaria excelsa R.Br.
Bách tán
+
E
10
Thuj a oeientalis L.
Trắc bách diệp
+
E
7. Pinaceae
họ thông
11
Pinus morkusii Coolet Gauss.
Thông nhựa
+
F
IV. ngiospermatophytA
Ngành hạt kín
(A) dicotyledoneae
lớp 2 lá mầm
8. Acanthaceae
họ ô rô
12
Ruellia tuberosa L.
Quả nổ
+
CD
9. AMRYLLIDACEAE
Họ THủY TIÊN
13
Crinum asiaticum L.
Náng hoa trắng
+
E
10. ANACARDIACEAE
Họ đào lộn hột
14
Mangifera indica L.
Xoài
+
E
15
Rhus chinensis L.
Muối
+
AB
11. AnnonaCeae
họ na
16
Annona squamosa L.
Na
+
E
12. AmaRanthaceae
họ dền
17
Celosiac cristata L.
Mào gà đỏ
+
E
13. Apocynaceae
họ trúc đào
18
Alstonia scholaris (L) R.Be.
Hoa sữa
+
EF
14. Araliaceae
họ nhân sâm
19
Scheffleera octophylla Har.
Ngũ gia bì
+
E
20
Nothopanax fruticosum Miq.
Đinh lăng
+
E
15. AsteraCeae
họ cúc
21
Ageratum conyzoides L.
Cứt lợn
+
BCDF
22
Artemisia vulgaris L.
Ngải cứu
+
E
23
Bidens polisa L
Đơn kim
+
CDEF
24
Blumea lanceolaria Roxb Duee.
Xương sông
+
E
25
Cirsium japonicus (DC) Maxim.
Ô rô
+
AE
26
Crassocephalum crepidioides (Beth)
Rau tàu bay
+
AC
27
Elephantopus scaber L.
Cúc chỉ thiên
+
BCD
28
Eclipta prostata L
Cỏ nhọ nồi
+
E
29
Eupatorium odoratum L
Cỏ lào
+
ABC
30
Lactuca indica L
Bồ công anh
+
ACE
31
Paethenium hysterophorus L
Cúc liên chi dại
+
C
32
Pluchea indica (L) Lees
Cúc tần
+
EF
33
Wedelia chinensis (Osh) Merr.
Sài đất
+
E
34
Xalthium strumarinm L.
Ké đầu ngựa
+
DF
16. Bignoniacea
họ núc nác
35
Oroxylum indicum (L) Vent.
Núc nác
+
DF
36
Heliotropium indicum L.
Vòi voi
+
CF
17. ClustaceaE
họ bứa
37
Garconia oblongifolia Champ
Bứa
+
A
18. Combretaceae
họ bàng
38
Terminalia catappa L.
Bàng
+
EF
19. Crassulaceae
họ thuốc bỏng
39
Kalanchoe pinnata Ders.
Cây thuốc bỏng
+
E
20. Cucurbitaceae
họ bầu bí
40
Momordica charantia L.
Mướp đắng
+
E
41
Momordica cochinchinensis Lour.
Gấc
+
E
42
Luffa cylindrica Roem.
Mướp
+
E
43
Sechium edule (Jacq) Sw.
Su su
+
E
21. Dilleniaceae
họ sổ
44
Dillenia heterosepala finetet Gangnep.
Lọng bàng
+
A
45
Tetracera scanders (L) Mere.
Chạc chìu
+
A
22. Euphorbiaceae
họ thầu dầu
46
Alchornea trewioides Muell Arg.
Đom đóm
+
ADF
47
Aporosa microcalyx Hassk.
Thàu táu
+
AD
48
Breynia fruticosa (L) Hook F.
Bồ cu vẽ
+
ABD
49
Cleistanthus myrianthus Kurs.
Cọc rào
+
AD
50
Glochidion velutinum SP.
Bọt ếch
+
ABDF
51
Mallotus barbatus Arg.
Bùng bục
+
ABF
52
Mallotus apelta Muell - Arg.
Bùng bục
+
ABD
53
Melientha suavis
Rau ngót rừng
+
A
54
Phyllanthus reticulatus Poir.
Phèn đen
+
ABD
55
Sapium discolor Muell- Arg.
Sòi tía
+
A
56
Sauropus androgynus (L) Meer.
Rau ngót
+
E
57
Euphorbia antiquvrum L.
Xương rồng ba cạnh
+
E,F
58
Euphorbia milii Desmoul.
Xương rắn
+
E
23. Fabaceae
họ đậu
Caesalpinioideae
Phân họ vang
59
Bauhinia accuminata L.
Móng bò hoa trắng
+
A
60
Caesalpinia minax (A) Hance.
Móc mèo
+
A
61
Cassia alata L.
Muồng trâu
+
AB
62
Cassia tora L.
Thảo quyết minh
+
ABD
63
Delonix regia (Hook) Rat.
Phượng vĩ
+
F
64
Gledistschia fera (Lour) Merr.
Bồ kết
+
AE
65
Tamarindus phloeum fordii Oliv.
Me
+
E
Faboideae
phân họ đậu
66
Bowring callicarpa Champex Bent.
Dây bánh nem
+
ABD
67
Desmodium gangeticum (L) DC.
Thóc lép
+
AB
68
Mucuma pruriens DC.
Mắt mèo
+
ABD
69
Pueraria thomsom L.
Sắn dây
+
E
MIMOSOIDEAE
phân họ trinh nữ
70
Acacia mangium Willd.
Keo tai tượng
+
B
71
Acacia auriculiformis Willd.
Keo lá tràm
+
B
72
Albizia corniculata (Lour) Pruce.
Muồng gai
+
A
73
Mimosa pudica L.
Trinh nữ
+
CBF
74
Pithecellobium clypearia Jack. Bent.
Mán đỉa
+
AD
75
Xylia dobbriformis Bent.
Căm xe
+
A
24. FAGACEAE
họ dẻ
76
Castanopsis armata (Roxh) Spach.
Dẻ gai
+
A
25. HYPERICACEAE
họ thành ngạnh
77
Cratoxy lon cochinchinensis (Lour) Blume.
Thành ngạnh
+
ABDF
26. LAURACEAE
họ long não
78
Linderan myrrha (Lour) Mere.
Ô dược
+
A
79
Litsea cubeba (Lour) Pers.
Màng tang
+
ABD
80
Listsea amara Beex Blume.
Mò lông
+
AB
81
Phoe betavoyna (Meisr) Hookf.
Kháo
+
A
27. LAMIACEAE
Họ hoa môi
82
Elscholtzia ciliata L.
Kinh giới
+
E
83
Leonurus heterophyllus Sue.
ích mẫu
+
E
84
Ocimum salctum L.
Hương nhu
+
E
85
Perilla frutescens L.
Tía tô
+
E
28. MALVACEAE
họ bông
86
Abutilen indicum (L) Swelt.
Cối xay
+
AB
87
Hibiscus- rosasinensis (L).
Dâm bụt
+
EF
88
Sida rhambifolia L.
Ké hoa vàng
+
DF
89
Ureance lobata L.
Ké hoa đào
+
DF
29. MELASTOMATACEAE
họ mua
90
Melastoma candium D.Don.
Mua
+
BDF
91
Melastoma sanguineum Sims.
Mua bà
+
BDF
30. MALIACEAE
họ xoan
92
Aglaia dupereeana Perre.
Ngâu
+
E
93
Melia azeda Rach L.
Xoan
+
CDEF
31. MENISPER MACEAE
họ tiết dê
94
Cissampelos pareira L.
Tiết dê
+
AB
95
Fibraurea tinctocia Lour.
Hoàng đằng
+
A
96
Tinospora sinensis Merr.
Dây đau xương
+
AE
97
Tinospora crispa (L) Miers.
Dây kí ninh
+
AE
98
Stephania rotunda L.
Bình vôi
+
AE
32. MORACEAE
Họ dâu tằm
99
Artocarpus heterophyllus Lam.
Mít
+
E
100
Broussonetia papirifera Vent.
Dướng
+
A
101
Ficus simplicisima Lour.
Vú bò lá xẻ
+
AB
102
Ficus hispia LF.
Ngái
+
A
103
Ficus racemosa L.
Sung
+
AE
104
Stre blusasper Lour.
Ruối
+
F
33. MYRISTICACEAE
họ máu chó
105
Knema corticosa Lour.
Máu chó
+
A
34. MYRSINACEAE
họ đơn nem
106
Maesa membranacea A.DC.
Đơn bông
+
AB
107
Maesa indica Wall.
Đơn nem
+
ABD
108
Rapanea capitellata Wall.
Tháo kén lông
+
AFD
35. MYRTACEAE
họ sim
109
Eucalyptus resinifera Smith.
ổi
+
E
110
Eucalyptus globulus Labill
Bạch đàn xanh
+
BE
111
Rhodomytus tomentosa (Ait) Hassk.
sim
+
BCD
112
Syzygium jambos L.Alston.
Gioi
+
E
36. OXALIDACEAE
họ chua me
113
Averrhoa carambola L.
Khế
+
E
37. PANDANACEAE
họ dứa dại
114
Pandanus odoratissimus Lt.
Dứa dại
+
F
38.papayyaceae
họ đu đủ
115
Carica papaga L.
Đu đủ
+
E
39. PASSIFLORACEAE
họ lạc tiên
116
Passiflora hispida DC.
Lạc tiên
+
AB
40. POLIGONACEAE
họ rau răm
117
Polygonum sinense L.
Thồm lồm
+
BC
118
Polygonum cuspidatum Siebet Zuce.
Cốt khí
+
F
41. ROSACEAE
họ hoa hồng
119
Rubus alcaefolius Poir.
Mâm xôi
+
AD
120
Rubus cocchinchinensis Fazz.
Ngấy
+
AD
42. RUBIACEAE
họ cà phê
121
Canthium paarifolium Roxb.
Găng cơm
+
ABD
122
Hedyotis multiglomerulata L.
Cỏ vừng
+
CE
123
Morinda umbellata L.
Mặt quỷ
+
E
124
Morinda officinalis How.
Ba kích
+
A
125
Oldenlandia penduncularis Pitard.
Dạ cẩm
+
AB
126
Psychotria rubra L.
Lấu
+
A
127
Mussaenda camboriara Direrre.
Bướm bạc
+
AF
128
Paederia scandens Mere.
Mơ tam thể
+
E
43. RUTACEAE
Họ cam
129
Atalantia buxifolia Oliv.
Độc lực
+
E
130
Clausena dentata (Willd).
Củ khỉ
+
E
131
Citrus grandis Osbeck.
Bưởi
+
E
132
Citrus japonica Thumb.
Quất
+
E
133
Micromelum falcatum Wils
Trẩu trắng
+
E
134
Evodia lepta (Spring) Merr.
Chẻ ba
+
ABCD
135
Zanthoxylum nitidum (Lamk).
Hoàng lực
+
A
44. SAPINDACEAAE
họ bồ hòn
136
Euphoria fragipera Gagnep.
Nhãn
+
E
137
Faviesia annamensis Pierre.
Vải
+
E
45. SAURURACEAE
Họ Lá giấP
138
Houttuynia cordata Thumb.
Diếp cá
+
E
46. SOLANACEAE
Họ cà
139
Argemone mexicana L.
Cà dại hoa vàng
+
F
140
Datura metel L.
Cà độc dược
+
E
141
Capsicum annuum L.
ớt
+
E
142
Lycopersicum esculentum (L).
Cà chua
+
E
143
Solanum melongena L.
Cà ăn
+
E
144
Solanum indicum L.
Cà dại hoa tím
+
F
47. STEMONACEAE
họ bách bộ
145
Stemona tuberosa Lour.
Bách bộ
+
AE
48. STYRACCEAE
họ bồ đề
146
Styrax tonkinensis (Lour) Bruce.
Bồ đề trắng
+
BD
49. THEACEAE
họ chè
147
Camellia sinesis Seem.
Chè
+
E
50. TILIACEAE
Họ đay
148
Corchours acutangulus Lamk.
Đay dại
+
F
149
Corchourus olitorius L.
Rau đay
+
E
150
Grewia miceosos Lamk.
Cò ke
+
AD
51. VERBENACEAE
Họ cỏ roi ngựa
151
Callicae palongifolia Lam.
Bọ mẩy
+
AB
152
Clerodendrum chineneven L.
Mò trắng
+
ABF
153
Clerodendrum longi folia Lam.
Tử châu lá dài
+
AB
154
Stachytar pheta jamaiunsin ( L) Wahl.
Cỏ roi ngựa
+
BF
B.MONOCOTYLEDONEAE
Lớp một lá mầm
52. ARACEAE
họ ráy
155
Alocasia maceorhiza (L) G.Dou.
Cây ráy
+
EF
156
Homalomena alomtica (Roxb) Schott.
Thiên niên kiện
+
E
157
Modestum Scholl
Vạn niên thanh
+
E
53. ARECACEAE
Họ cau
158
Areca catecha L.
Cau
+
E
159
Calamus tetradactylus L.
Mây
+
AE
54.CYPERACEAE
Họ cói
160
Cyperus rotundus L.
Cỏ gấu
+
ABC
161
Seleria radula Gangnep.
Cỏ 3 cạnh
+
ABD
55. DRACAENACEAE
Họ HUYếT GIáC
162
Crodiline sruticosa(L) Coepp.
Huyết dụ
+
E
163
Rllomele cochinechinensis L.
Huyết giác
+
AE
56. LILIACEAE
Họ hành
164
Allium fistulosum L.
Hành ta
+
E
165
Allium sertirum L.
Tỏi ta
+
E
57. POACEAE
họ hòa thảo
166
Bambusa blumeana Schult.
Tre
+
EF
167
Bambusa stenostachya Hack.
Cỏ lá tre nhỏ
+
ABCD
168
Centotheca lappcea Desu.
Cỏ lá tre lớn
+
ABCD
169
Cynodon dactylon (L) Pers.
Cỏ gà
+
ABC
170
Cymbopogon citratus(DC)Stapf.
Cỏ sả
+
E
171
Eleusine indica Gaertn.
Cỏ mần trầu
+
BC
172
Ehrysopogon aciculatus (Retz).
Cỏ may
+
FC
173
Imparata cylindrica (L) Beanv.
Cỏ tranh
CF
174
Miscanthus japonicus Ande.
Chè vè
+
CBD
175
Paspalum scrobicubtum L.
Cỏ đắng
+
ABCD
176
Thysanolaena maxima L.
Chít
+
ABD
58. PLATAGINACEAE
họ mã đề
177
Plantago major L.
Mã đề
+
EF
59. ZINGIBERACEAE
Họ gừng
178
Alpinia galanga Swactz.
Ré
+
A
179
Alpinia offianarum Hance.
Riềng
+
E
180
Alpinia conchigera Swactz.
Sa nhân
+
A
181
Costus speciosus Sunith.
Mía dò
+
AD
182
Curcuma domestica Val.
Nghệ
+
E
183
Kaempferiu galalga L.
Địa liền
+
CE
184
Zingiber officinale Roscoe.
Gừng
+
E
Chú thích:
Sinh cảnh sống: Rừng phục hồi (A); Rừng trồng (keo, bồ đề) (B)
Thảm cây cỏ (C); Thảm cây bụi (D)
Vườn nhà (E); Ven đường (F)
Qua số liệu thu được ở bảng 4.1, bước đầu điều tra về thành phần loài cây làm thuốc ở xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, chúng tôi thấy các loài cây ở đây khá phong phú và phân bố không đều trong các ngành thực vật khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 loài, thuộc 1 chi, 1 họ.
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 5 loài, thuộc 5 chi, 3 họ.
- Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) có 5 loài, thuộc 4 chi, 3 họ.
- Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) có 173 loài, thuộc 141 chi, 52 họ.
Trong đó, lớp thực vật Hai lá mầm (Dicotyledoneae) chiếm chủ yếu với 143 loài, thuộc 115 chi, 44 họ. Lớp thực vật Một lá mầm (Monocotyledoneae) chỉ có 30 loài, thuộc 26 chi, 8 họ.
Kết quả tổng hợp được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả tổng hợp về số họ, chi, loài cây thuốc ở xã Văn Hán.
STT
Tên ngành, lớp
Số họ
Số chi
Số loài
Tỉ lệ %số loài/tổng số loài
I
Thông đất (Lycopodiophyta)
1
1
1
0,54
II
Dương xỉ (Polypodiophyta)
3
5
5
2,72
III
Hạt trần (Gymnospermato phyta)
3
4
5
2,72
IV
Hạt kín (Angiosper mato phyta)
52
141
173
94,02
1. Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae)
44
115
143
77,72
2. Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae)
8
26
30
16,3
Tổng số
59
151
184
100
Từ kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Họ có nhiều loài nhất là họ Đậu (Fabaceae) với 18 loài, thuộc 16 chi. Sau đó là họ Cúc (asteraceae) với 14 loài, thuộc 14 chi; rồi đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 13 loài thuộc 11 chi; họ Hòa thảo (Poaceae) 11 loài thuộc 10 chi; họ Dâu tằm (Moraceae) với 6 loài, thuộc 5 chi; họ Cà phê (Rubiaceae) với 8 loài, thuộc 7 chi; họ Gừng (Zingiberaceae) 7 loài thuôc 5 chi; họ Dâu tằm (Moraceae) với 6 loài, thuộc 5 chi; họ Cà (Solanaceae) với 6 loài thuộc 5 chi…
- Có 24 họ có số loài ít nhất (1 loài) gồm: họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Đuôi chồn (Adiantaceae), họ Tổ chim (Aspleniaceae), họ Tuế (Cycadaceae), họ Thông (Pinaceae), họ Ô rô (Acanthacere) …
- Các chi đa dạng về loài nhất có: chi Ficus với 3 loài, chi Alpinia với 3 loài. Có 19 chi mỗi chi có 2 loài gồm: Alpinia, Litsea, Measa, Euphorbia, Monoedica, Allium, Centotheca… Còn lại là các chi có 1 loài.
4.2. Đa dạng về sinh cảnh sống của các loài cây thuốc ở
xã Văn Hán
Trong quá trình điều tra ngoài thực địa, chúng tôi đã thống kê được các loài thực vật làm thuốc sống trong các sinh cảnh sau:
Rừng phục hồi tự nhiên có 83 loài, chiếm 45,11% tổng số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34164.doc