Chương I. Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. 1
I. Khái quát về kinh doanh Xuất bản phẩm (XBP) xuất nhập khẩu. 1
1. Định nghĩa về kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. 1
2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. 5
2.1. Sự khác biệt của hàng hóa XBP xuất nhập khẩu. 5
2.2. Đặc trưng về thị trường XBP xuất nhập khẩu. 7
2.3. Khách hàng. 9
3. Môi trường của hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. 10
3.1. Môi trường văn hóa, xã hội. 11
3.2 Môi trường chính trị, pháp luật. 12
3.3 Môi trường kinh tế và công nghệ. 13
II. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh sách, báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. 14
1. Nghiên cứu thị trường. 14
2. Xây dựng chiến lược sản phẩm. 18
3. Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu XBP. 22
4. Thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu XBP. 24
5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu XBP. 25
II. Vai trò của hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. 26
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu XBP. 26
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu XBP 28
Chương II. Thực trạng kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu của công ty Xunhasaba giai đoạn 2001 -2005 30
I. Vài nét về công ty Xunhasaba. 30
1. Quá trình xây dựng và phát triển. 30
2. Tổ chức bộ máy công ty. 31
3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 32
3.1 Chức năng . 32
3.2 Nhiệm vụ 32
II. Tình hình kinh doanh sách báo sách xuất nhập khẩu của Công ty Xunhasaba trong giai đoạn 2001-2005. 33
1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường về sách báo xuất nhập khẩu . 33
1.1 Nghiên cứu nhu cầu sách báo Việt Nam ở thị trường quốc tế. 33
1.2 Nghiên cứu nhu cầu sách báo ngoại văn của thị trường trong nước. 36
Bảng 2. Tỷ trọng doanh thu từ hai nhóm khách hàng với sách báo nhập khẩu của Công ty năm 2001-2005 40
2. Xác định nguồn cung cấp sách, báo cho Công ty. 42
2.1. Nguồn cung cấp nước ngoài. 42
2.2. Nguồn cung cấp trong nước. 45
3. Tổ chức khai thác mặt hàng. 46
4. Một số biện pháp hỗ trợ tiêu thụ. 55
4.1. Các biện pháp xúc tiến tiêu thụ. 55
4.2. Tổ chức phân phối xuất bản phẩm 61
5. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2001-2005. 63
5.1. Kết quả của hoạt động xuất khẩu sách báo. 63
5.2. Kết quả của hoạt động nhập khẩu sách báo. 64
5.3 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh của Xunhasaba. 66
6. Nhận xét hoạt động xuất nhập khẩu sách báo của công ty giai đoạn 2001 – 2005. 67
6.1. Ưu điểm 67
6.2. Nhược điểm. 69
Chương III. Định hướng và những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh XBP XNK của công ty Xunhasaba trong giai đoạn tiếp theo. 74
I. Phương hướng hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu của Công ty đến năm 2010 74
II. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu của Công ty Xunhasaba trong thời gian tới. 76
1. Các giải pháp ngắn hạn. 76
1.1. Nâng cao hiệu quả các khâu nghiệp vụ. 76
1.2. Tổ chức hoàn thiện bộ máy nhân lực: 77
1.4. Tổ chức tốt bộ máy quản trị. 77
2. Các giải pháp dài hạn- chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2010. 78
2.1. Xây dựng thương hiệu. 78
2.2. Tăng cường hiệu quả kinh doanh của Công ty. 78
2.3. Mở rộng thị trường. 80
III. Một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Xunhasaba trong thời gian tới. 81
1. Một số kiến nghị với Nhà nước. 81
2. Một số giải pháp đề xuất với Công ty. 83
Đó là những biện pháp nhỏ cho chiến lược lớn! 85
Kết Luận. 92
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định hướng và những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm xuất nhập khẩu của công ty Xunhasaba trong giai đoạn tiếp the, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền thống là rất quan trọng. Năm 2005 Xunhasaba cử một số đoàn cán bộ đi nghiên cứu trực tiếp tại những thị trường tiềm năng như: Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ…kết quả thu được đã hứa hẹn nhiều khả năng phát triển trong tương lai.
Trên thực tế hai phương pháp nghiên cứu này còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy Xunhasaba luôn kết hợp linh hoạt cả hai phương pháp.
+ Nghiên cứu qua quá trình xúc tiến tiêu thụ. Đó là việc nắm bắt sự “phản ứng” (thái độ phản ứng) cụ thể của công chúng. Theo cách này Xunhasaba sẽ nắm được mức độ quan tâm của khách hàng đối với hàng hoá của mình. Dựa trên sự so sánh, kết quả tiêu thụ ở từng mặt hàng Xunhasaba đã thường xuyên thống kê được lượng cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu nhu cầu sách báo ngoại văn của người tiêu dùng trong nước cho thấy khả năng phát triển thị trường của công ty là khá lớn.
Theo đó thì lượng cầu của khách hàng trong nước ước đạt khoảng: 105 nghìn bản sách và hơn 1 triệu bản báo tạp chí mỗi năm.
Cụ thể chủng loại sách báo nhập khẩu các năm như sau:
Bảng 1. Cơ cấu sách, báo, tạp chí nhập khẩu của Công ty từ năm 2001-2005.
Năm
Sách
Báo tạp chí
tổng kim ngạch (USD)
số lượng (bản)
Doanh thu (USD)
tỷ trọng doanh thu (%)
số lượng (tờ)
Doanh thu (USD)
tỷ trọng doanh thu (%)
2001
100720
620400
26,29
1207062
1739000
73,71
2359400
2002
105015
648230
24.46
1238171
1821000
75.54
2469230
2003
110370
596728
25,89
1271562
1708200
74,11
2304928
2004
107215
572315
25.5
1225273
1669400
74.5
2241715
2005
111581
684520
26,78
1284728
1871520
73,22
2556040
(Nguồn: báo cáo tổng kết 2001-2005)
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy lượng cầu XBP ngoại văn của công chúng trong nước là tương đối cao. Và sự biến động là khá lớn. Về mặt hàng sách tốc độ gia tăng lượng cầu trung bình là 3.3%, cao hơn so với mặt hàng báo, tạp chí-với tốc độ gia tăng trung bình là 1.56%. Cụ thể mức độ gia tăng lượng cầu của hai mặt hàng này qua các năm như sau:
Bảng 1.1 Tỷ lệ gia tăng số lượng nhập khẩu sách báo qua các năm 2001-2005.
Năm
Tỷ lệ gia tăng lượng nhập (năm sau so với năm trước - %)
Sách
Báo và tạp chí
2001
0
Tỷ lệ tăng trung bình 3.3
0
Tỷ lệ tăng trung bình 1.56
2002
4.26
2,58
2003
5.1
2,7
2004
-2.96
-3.75
2005
6.8
4.85
Sự sút giảm lượng cầu 2004 cả về sách và báo chí nguyên nhân lớn không phải về phía độc giả. Công tác xúc tiến tiêu thụ đã không được đảm bảo trong năm trước và đầu năm 2004. Hơn nữa năm này Xunhasaba tập chung tiến hành nhiều công việc quan trọng khác nên không phản ứng được trước một số biến động của nhu cầu một số khách hàng lớn. Như TTTVQG, viện Văn hoá… được nhận một lượng lớn sách tài trợ từ Liên hợp quốc và một số tổ chức khác. Tốc độ tăng trở lại năm 2005 khi tình hình đã khác so với 2004. hiệu quả của những công việc tập trung trong năm 2004 đã phát huy tác dụng vào năm này. Và hơn nữa năm 2005 nước ta là chủ nhà tổ chức nhiều sự kiện Quốc tế quan trọng. Do vậy nhu cầu tìm hiểu về các quốc gia khác của các cơ quan, của các công ty, khách sạn và một bộ phận dân chúng tăng lên. Do vậy lượng cầu XBP ngoại văn cũng tăng lên.
Khách hàng đến với XBP ngoại văn đều là những đối tượng có đặc trưng riêng. Tuy nhiên cũng có thể phân chia thành lượng cầu của hai nhóm đối tượng khách hàng chính. Đó là nhóm khách hàng thường xuyên (KHTX) và nhóm khác hàng không thường xuyên (KHKTX).
Nhóm KHTX là những đối tượng quen thuộc. Họ có thể đặt XBP ngoại văn của công ty theo tháng, theo quý, theo năm. Hoặc ít nhất họ luôn có nhu cầu tìm đến Công ty. Đó là các cơ quan, viện nghiên cứu, các thư viện, các trường đại học, những người hoạt động nghề nghiệp…
Nhóm KHKTX là những cá nhân tổ chức đến với hàng hoá của Xunhasaba với mong muốn được thoả mãn nhu cầu trước mắt. Họ chỉ mua một lần hoặc một ít lần. Đó là các nhà hàng, khách sạn, các bộ ngoại giao đoàn, các hãng thông tấn, các phòng đại diện của các tổ chức…và những người mua lẻ.
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai nhóm khách hàng này: về chủng loại mặt hàng, về số lượng, về sự ổn định trong nhu cầu, về khả năng thanh toán.
Sau đây là bản cơ cấu tỷ trọng doanh thu từ lượng cầu XBP ngoại văn của hai nhóm khách hàng này:
Bảng 2. Tỷ trọng doanh thu từ hai nhóm khách hàng với sách báo nhập khẩu của Công ty năm 2001-2005
Nhóm
khách hàng
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
%
Doanh thu
%
Doanh thu
%
Doanh thu
%
Doanh thu
%
KHTX
510
22.68
516
22.75
523
23
515
22.88
524
22.4
KHKTX
1739
77.32
1742
77.25
1750
77
1736
77.12
1814
77.6
Tổng
2249
100
2268
100
2273
100
2251
100
2338
100
(Nguồn : báo cáo tổng kết của Công ty 2001-2005)
Từ bảng trên ta có tỷ lệ gia tăng doanh thu từ nhu cầu của các nhóm khách hàng qua các năm như sau:
Bảng 2.1 Tỷ lệ gia tăng lượng cầu của các nhóm khách hàng qua các năm 2001-2005.
Năm
Tỷ lệ gia tăng so với năm trước (%)
Nhóm KHTX
Nhóm KHKTX
2001
0
Tỷ lệ gia tăng trung bình 0.805
0
Tỷ lệ gia tăng trung bình 1.23
2002
1.17
0.17
2003
1.35
0.46
2004
-1.58
-0,1
2005
1.75
4.4
Có thể nhận thấy sự ổn định trong tỷ lệ gia tăng doanh thu từ nhóm KHTX. Các năm kề nhau đều tăng giảm không đáng kể. Khác với đó là sự biến động mạnh hơn ở nhóm KHKTX. Tốc độ tăng trung bình doanh thu của nhóm này cũng cao hơn (1.23%). Điều đó là do ở nhóm KHTX họ có lượng quỹ nhất định do nhà nước hoặc cơ quan ban ngành cấp cho hàng năm để mua XBP, hơn nữa đó là các cơ quan sự nghiệp nên nhu cầu đó là luôn có (ví dụ như thư viện, một số trường đại học..). Nên nhu cầu của nhóm khách hàng này là luôn ổn định, tăng giảm không đáng kể.
Khác với đó là nhóm KHKTX, họ tự bỏ tiền ra mua . Họ làm dịch vụ, họ có thời gian ngắn ở Việt Nam, họ đi du lịch, họ mua quà tặng… bởi thế họ chỉ mua khi nào họ cần. Doanh thu từ nhóm khách hàng này luôn cao hơn rất nhiều nhóm KHTX. Điều đó cho thấy số lượng mua của họ là nhiều hơn, cũng còn do chiết khấu cho họ là không cao (nếu không muốn nói là rất ít)
Ngoài ra kết quả nghiên cứu nhu cầu ở thị trường trong nước với XBP ngoại văn của Xunhasaba còn cho thấy có tới hơn 50% khách hàng tập trung ở Hà Nội, gần 40% tập trung ở TP. HCM, chỉ còn gần 10 % khách hàng tập trung ỏ Đà Nẵng và một số ít các tỉnh khách…
Nó cho thấy yêu cầu cũng như khả năng mở rộng thị trường của Công ty trong thời gian tới.
Xác định nguồn cung cấp sách, báo cho Công ty.
Hiện nay thị trường xuất bản cũng như kinh doanh sách báo trong và ngoài nước rất sôi động. Đặc biệt là nguồn cung cấp rất lớn, rất đa dạng và phong phú về sách báo cho Công ty lựa chọn và khai thác.
Nguồn cung cấp nước ngoài.
Đây là nguồn hàng hoá cho hoạt động tìm kiếm đầu vào cho Công ty.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, ngành in, xuất bản, phát hành sách báo cũng có những bước tiến đột phá. Sự phát triển ấy bắt đầu bằng số lượng và tốc độ cho ra đời những ấn phẩm xuất bản, đến chất lượng của nó.
Người ta tính rằng mỗi ngày trên thế giới cho ra đời khoảng 14 triệu bản sách và hàng trăm triệu tờ báo ra đời. Như vậy mỗi ngày loài người sẽ có cơ hội tiếp cận với một lượng sách báo không lồ. Cùng với đó thì chất lượng của chúng cũng không ngừng được tăng lên. Sách báo với đủ kích cỡ, chất liệu, màu sắc, hình ảnh, và nội dung thông tin rất phong phú…sẽ làm hài lòng bất cứ những khách hàng khó tính nhất. Không chỉ dừng lại ở sách truyền thống mà sản phẩm của nó cũng có thể là sách điện tử, đĩa nén hiện đại và rất tiện dụng mà nội dung cũng không kém phong phú…
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm nghìn Nhà xuất bản, hàng triệu tờ báo lớn nhỏ. Trong đó phải kể đến những nhà xuất bản tên tuổi như:
+ Ở Anh : Có Nxb OxFord, CamBriged, BlackWell, HapPerColLins, MacMiLan…
+Ở Mỹ : Có Nxb McGraw-Hill, MicRoSoft, John Wiley, Simon&Sxhumster...
+ Ở Đức : Có Nxb SpinGer, Birkhauser…
+Ở Hàn Quốc : Nxb Capress…
+Ở Nhật : Nxb FaesTern Book Seller, Tokyo Book…
….
Bên cạnh đó cũng phải kể đến các hãng kinh doanh sách, báo chí lớn như:
+ Rowercon-Dawson ( Pháp-Anh)
+ Eisevier, Kliverd ( Hà Lan)
+ Periodica (Nga)
+ CIBIC, Vân Nam thư điếm ( Trung Quốc)
+ UBPS (Ấn Độ)
+ OCS,VISTA, Nawka (Nhật)
+ Time, EBBSCO, Bookzine..(Mỹ)…
Rõ ràng trước áp lực cạnh tranh của các phương tiện thông tin khác, sách báo truyền thống vẫn đang mạnh mẽ vận động đi lên. Nó trở thành một ngành kinh tế lớn và hoàn toàn có thể thoả mãn đựơc như cầu (vốn có xu hướng đến hoàn thiện) của con người.
Người ta thống kê được năm 1993 ở châu Âu có khoảng 25% tổng số hộ gia đình là không có cuốn sách nào, năm 1997 tỉ lệ này giảm xuống còn 9% và năm 2000 con số này chỉ còn khoảng 5%.
Ở các nước phát triển có số lượng sách rất lớn. Ở Mỹ mỗi năm không dưới 200.000 đầu sách mới ra đời. Nước Anh mỗi năm cũng cho ra đời 120.000 đầu sách_một con số rất cao với một quốc gia không lớn. Ở Đức, Pháp con số này vào khoảng 60.000-80.000 đầu. Hiện nay nước Nga là quốc gia có số lượng bản sách trên đầu người lớn nhất trên thế giới - vào khoảng 30 cuốn. Ở Nhật hiện nay có khoảng 4000 nhà xuất bản và mỗi năm có hơn 70 triệu tờ báo, tạp chí ra đời…
Rõ ràng cơ hội lựa chọn và khai thác sách báo cho hoạt động kinh doanh của Xunhasaba là rất lớn. Hoạt động tìm kiếm nguồn hàng của Xunhasaba luôn đựơc xác định trên 4 yếu tố cơ bản: nhu cầu của công chúng, khả năng của các nhà cung cấp, tình hình thị trường và khả năng của chính bản thân Công ty.
+ Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để xác định : chủng loại sách báo, số lượng, giá cả và những yêu cầu của họ.
+ Căn cứ vào khả năng cung ứng của các nhà cung cấp để xác định: họ có thể cung ứng những loại sách báo nào, số lượng thế nào, uy tín của họ, và những chính sách của họ…
Có thể chỉ dựa vào 2 yếu tố đó cũng có thể chọn được nhà cung cấo cho mình nếu dựa trên sự phù hợp giữa nguồn cung cấp (đầu vào của doanh nghiệp) và nguồn tiêu thụ (đầu ra của doanh nghiệp). Trước kia thì có thể . Nhưng bây giờ, khi mà Công ty không còn thế độc quyền nhập khẩu sách báo nữa thì áp lực của các đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Lực lượng nhập khẩu sách báo ở Việt Nam đã tăng lên, các nhà cung cấp trên thế giới sẽ có điều kiện để lựa chọn đối tác tiêu thụ cho họ, phù hợp với họ. Lúc này sự cạnh tranh rất gay gắt và khi ấy chính vị trí sản phẩm và khả năng của doanh nghiệp sẽ quyết định sự lựa chọn của chính công ty. Trên thực tế thì vẫn còn một số trường hợp Xunhasaba đã không chính xác trong sự lựa chọn này. Vì vậy ở đây khả năng của doanh nghiệp được biểu hiện qua sự thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp với các chính sách của các nhà cung cấp.
Hiện nay Xunhasaba có mối quan hệ làm ăn với hơn 160 đối tác cuả hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng nguồn cung ứng hàng hoá chủ yếu cho công ty thì vẫn tập trung ở những đối tác lâu năm. Như Nxb Oxford cung cấp phần lớn sách ngoại ngữ cho Công ty. Nxb Capress của Hàn Quốc thì có thế mạnh về sách kiến trúc hội hoạ. Nxb McGraw-Hill chuyên nghành mạnh về sách tài chính kinh tế, Nxb Mcrosoft thì là nhà cung cấp quen thuộc cho công ty ở các dạng sách tin học, các Nxb như Barker (Mỹ), Taylor, Bookazine (Anh) thường cung cấp cho Xunhasaba sách về khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật…
Quan trọng là Xunhasaba đã tạo được mối quan hệ làm ăn lâu năm, có uy tín với các bạn hàng. Điều đó sẽ tạo những thuận lợi hơn nữa cho Công ty trong việc xây dựng hệ thống các nguồn cung cấp sách báo cho mình.
Nguồn cung cấp trong nước.
Mặc dù phát triển sau nhưng ngành kinh tế xuất bản-in-phát hành của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ. Vẫn là một quóc gia có tỉ lệ sách trên đầu người thấp (gần 4 cuốn/người/năm) nhưng những bước chuyển mình của ngành là không thể phủ nhận. Sự hoàn thiện của pháp luật đã tạo ra những môi truờng kinh doanh của các doanh nghiệp được cởi mở hơn, thông thoáng, bình đẳng hơn. Khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào trong hoạt động của ngành đã tạo ra nhiều sự thay đổi về chất lượng sản phẩm.
Hiện nay cả nước có 52 nhà xuất bản, hơn 400 tờ báo trung ương và địa phương, hàng chục nghìn các đơn vị, doanh nghiệp, cá thể kinh doanh mặt hàng XBP nói chung và sách báo nói riêng.
Các lực lượng kinh doanh trên thị trường rất đông đảo. Trong đó nguồn cung cấp chính (hầu hết) các mặt hàng cho Công ty là các Nhà xuất bản và các tờ báo, tạp chí. Hiện nay các Nxb Việt Nam mỗi năm cho ra đời gần 300 triệu bản sách (năm 2004 là 251 triệu bản, năm 2005 là 285 triệu bản). Và theo ước tính đến năm 2010 mỗi người dân sẽ có 10 đầu sách, tức khoảng 700 triệu bản sách.
Sự lớn mạnh của các Nxb kéo theo chất lượng nguồn hàng ngày càng được nâng cao. Vì vậy Xunhasaba luôn có được sự đáp ứng tốt từ phía các nhà cung cấp. Hiện nay các Nxb trong nước được tổ chức hoạt động xuất bản dưới 2 dạng: các Nxb chuyên ngành và các Nxb tổng hợp. Các Nxb chuyên ngành như Nxb Văn hoá thông tin, Nxb Văn học, Nxb Chính trị quốc gia, Nxb Kim Đồng, Nxb Dân tộc, Nxb Tôn giáo…Các Nxb tổng hợp như Nxb Thanh niên , Nxb Trẻ, Nxb Thống kê, Nxb Phương Đông, Nxb Đà Nẵng…
Với đầy đủ các mảng đề tài về: kinh tế, văn học, chính trị, pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y học, thể thao…
Với các tờ báo thông qua Trung tâm phát hành báo chí quốc gia, Xunhasaba như các báo: Nhân dân, Tiền Phong , An ninh quốc tế, An ninh thủ đô, Đầu tư, Sài Gòn giải phóng, Lao động, Quân đội…là những tờ báo chiếm phần lớn trong số hàng trăm tờ báo, tạp chí xuất khẩu của Công ty.
Đặc biệt hiện nay ở nước ta đã xuất hiện những cuốn sách, tờ báo được xuất bản bằng ngoại ngữ. Số lượng chưa nhiều nhưng đó cũng sẽ mở ra những hướng mới trong khai thác của Xunhasaba trong tương lai.
Cũng như với thị trường quốc tế việc xác định nguồn cung cấp trong nước cũng được Xunhasaba dựa trên những cơ sở nhất định. Với thâm niên nhiều năm hoạt động trên thị trường, mối quan hệ, uy tín của Công ty có thể sẽ là ưu thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường nội địa (trong đó phải kể đến công ty Fahasa Tp. HCM, công ty Phs Hà Nội…).
Tổ chức khai thác mặt hàng.
Tổ chức khai thác mặt hàng là yêu cầu tất yếu sau khi đã xác định nhu cầu của công chúng và tuyển chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp. Quá trình tổ chức khai thác mặt hàng là đồng thời xác định 3 công việc :
+ Xây dựng kế hoạch khai thác kế hoạch.
Thông thường xây dựng kế hoạch khai thác được coi là đơn giản khi nó có cơ sở đã được xác định là lượng nhu cầu xác định và nhà cung cấp xác định. Song các yếu tố của thị trường luôn biến động. Hơn nữa bản chất của kế hoạch là dự đoán. Do vậy một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch là phải linh hoạt, kế hoạch mở. Kế hoạch càng cụ thể, sát thực thì càng đòi hỏi có sự co giãn. Nói cụ thể xây dựng kế hoạch khai thác là trả lời các câu hỏi : nhập mặt hàng nào? Số lượng là bao nhiêu? Ở đâu, nhập vào thời gian nào? Nhập làm bao nhiêu lần?...
+ Lựa chọn hình thức khai thác là phải tìm cách khai thác nào để đảm bảo hiệu quả nhất? Điều đó lại phụ thuộc vào phần lớn là chủng loại mặt hàng và năng lực của doanh nghiệp.
+Tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác là quá trình chuẩn bị lực lượng nhân sự? phương tiện? cở sở vật chất …để thực hiện khai thác. Nó phụ thuộc vào hình thức mà doanh nghiệp tiến hành khai thác.
Các hình thức khai thác của Xunhasaba là tương đối cơ bản. Dựa trên đặc điểm, nguồn gốc các mặt hàng mà công ty lựa chọn những hình thức khai thác riêng.
*Đối với sách báo nhập từ nước ngoài: Xunhasaba thường xuyên sử dụng hai hình thức khai thác cơ bản: khai thác qua mạng Internet và khai thác tại hội chợ, triển lãm .
Khai thác qua mạng Internet là phương pháp mới đem lại hiệu quả cao. Hình thức này sẽ khắc phục triệt để sự ngăn cách về không gian địa lý, thời gian và chi phí giao dịch cho Xunhasaba. Hơn nữa đối tượng tiếp nhận nó là rất đông đảo. Chi phí cho việc xây dựng website cho công ty là không cao, nó lại phù hợp với cung cách làm ăn của người nước ngoài. Năm 1999 Xunhasaba đã thiết kế website cho mình với địa chỉ là: www.Xunhasaba.com.vn. Trên trang web của mình Xunhasaba đã cập nhật thông tin theo mục đích riêng, khá đầy đủ. Khách hàng chỉ cần nhấp chuột vào bất mục nào theo nhu cầu tìm hiểu thì mọi thông tin sẽ được hiện ra trứơc mắt như: sách lịch sử gồm những cuốn gì? nội dung gì? khổ bao nhiêu? tác giả ? giá cả ?... Nếu khác hàng muốn mua thì rất đơn giản thì mục hướng dẫn mua sẽ giúp đỡ. Được xây dựng từ năm 1999 qua 7 năm hoàn thiện website của công ty đã không ngừng được khác hàng tiếp nhận. Đến nay có khoảng hơn 100.000 người truy cập vào website.
Tuy nhiên lượng khai thác qua hình thức nay là chưa cao. Mỗi năm doanh nghiệp chỉ nhận đựơc chưa đầy 100 đơn trao hàng trong và trong đó Xunhasaba chỉ thực hiện một số ít hợp đồng mua, số lượng không lớn (đó cũng là một hạn chế của hình thức này). Điều đó cho thấy khẳ năng làm việc trên mạng của Xunhasabaa còn thấp. Với những thông tin không đầy đủ về bản thảo, công ty sẽ chỉ lấy được niềm tin của nhà cung cấp mới. Trong số những thư chao hàng của các nhà cung cấp nước ngoài thường là những bạn làm ăn với nhau, họ giới thiệu mặt hàng mới…Hàng năm số lượng giao dịch khai thác qua hình thức này chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số hàng khai thác của công ty.
Khai thác trực tiếp tại các hội chợ triển lãm có nhiều ưu thế riêng biệt. Rất nhiều các đơn vị các nhà xuất bản nhà, kinh doanh trên thế giới tham gia, hàng triệu cuốn sách được trưng bày, những phương thức giao dịch khác nhau, những buổi hội thảo, những cuộc toạ đàm…tất cả các yếu tố đố sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Xunhasaba lựa chọn, tìm kiếm. Hình thức này phù hợp với những lô hàng lớn và xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài. Hàng năm Xunhasaba vẫn cứ những đội ngũ ưu tú của mình tham gia 2 đến 4 hội chợ: tiêu như các hội chợ sách FrankFurk, Tokyo, Matxcơva và các hội chợ sách tại Việt Nam (mỗi năm định kì được tổ chức hai lần tại Hà Nội và TP. HCM). Tuy vậy kinh phí cho công tác này là rất cao. Do đó muốn tạo đựơc hiệu quả Xunhasaba luôn có sự chuẩn bị chu đáo nhất. Hiệu quả các phương pháp này là rất lớn: chất lượng sách báo đựơc thẩm định trực tiếp, điều kiện giao dịch có nhiều ưu đãi (ví dụ triết khâu cho sách từ 10-25%, điều thanh toán từ 60-90 ngày ) và số lượng rất lớn (chiếm hơn 80% lượng sách báo ngoại văn mà công ty khai thác).
Ngoài hai hình thức khai thác này Xunhasaba cũng sử dụng một số hình thức khác: qua điện thoại, tìm hàng trên các trang web của các nhà cung cấp, nhận đại lý tiêu thụ cho một số tờ báo…Tuy nhiên hiệu quả các biện pháp này chưa đựơc khai thác cao nên số lượng hàng hoá khai thác qua các hình thức này thấp, chỉ chiếm gần 10% trong tổng lượng khai thác.
Sau khi tiến hành tìm đối tác cung cấp trên cơ sở kế hoạch nhập khẩu đã định sẵn, công ty sẽ tiến hành các kí kết hợp đồng mua bán và tổ chức nhân sự, các phương tiện vận chuyển giao nhận (nếu cần). Do hợp đồng là những ràng buộc mang tính pháp lý mà hai bên sẽ phải thực hiện vì các điều khoản quy định (số lượng, chất lượng giá cả triết khấu,thời gian, thanh toán, trách nhiệm, vận chuyển…) nên doanh nghiệp luôn chú ý những vấn đề nhạy cảm như:
+) Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sạch đẹp, nội dung phải phản ánh đúng đầy đủ của những vấn đề thoả thuận;
+) Ngôn ngữ trong hợp đồng phải là ngôn ngữ và hai bên cùng thông thạo;
+) Người kí kết phải là người có thảm quyền quyết định;
+) Hợp đồng phải đề cập rõ vân đề khiếu nại, trọng tài để giả quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh nếu có, tránh tranh cãi, kiện tụng tốn kém …
Kết quả khai thách sách báo của công ty qua một số năm như sau:
Sơ đồ 2. Cơ cấu hiệu quả các hình thức khai thác
Có thể thấy kết quả khai thác qua hình thức khai thác trực tiếp qua hội chợ, triển lãm là rất cao, luôn chiếm khoảng 80 % trong tổng số lượng hàng khai thác của Công ty. Nhưng trong thời gian tới Xunhasaba sẽ tập trung nhiều hơn vào các hình thức khai thác kia. Nhằm khai thác triệt để những lợi thế mà nó mang lại tránh quá phụ thuộc vào hình thức khai thác qua hội chợ.
Kết quả khai thác XBP ngoại văn là khá khả quan. Năm 2001 Công ty khai thác được 100720 bản sách và 1207062 bản báo, tạp chí đạt tổng doanh thu là 2359400 USD. Năm 2002 do tình hình chính trị, kinh tế thế giới có thuận lợi hơn sau cuộc khủng hoảng bởi sự kiện 11/9/2001, kết quả khai thác của Công ty đạt được mức tăng trưởng cao hơn với số lượng sách là 105015 bản và 1238171 bản báo, tạp chí đạt tổng doanh thu là 2469230 USD. Năm 2003 các con số này lần lượt là: 110370 bản sách và 1271562 bản báo, tạp chí, đạt doanh thu 2304928 USD. Bước sang năm 2004 tình hình khai thác của Công ty gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan. Kết quả khai thác được có phần sút giảm với số lượng sách là 107215 bản và 1225273 bản báo, tạp chí, đạt doanh thu 2141715 USD. Mức tăng trưởng cao trở lại trong năm 2005 khi mà kết quả khai thác của Công ty đạt là 114581 bản sách và với báo, tạp chí con số đó là 1284728 bản, đạt doanh thu 2556040 USD. Đây là năm kết quả khai thác nguồn cho hoạt động nhập khẩu của Xunhasaba đạt cao nhất trong giai đoạn này. Tình hình chính trị, kinh tế tương đối ổn định, xu hướng học tập, tìm hiểu ngoại ngữ và các vấn đề về văn hóa các nước trong bối cảnh nước ta hiện nay đang có chiều hướng tăng nhanh. Chính điều đó đã thúc đẩy sự cố gắng Công ty để đạt được kết quả khai thác khả quan trong năm 2005.
Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường là rất khác nhau. Điều đó đã phản ánh được hoạt động khai thác của công ty chủ yếu ở những thị trường nào:
Bảng4. Kim ngạch nhập khẩu ở các khu vực thị trường từ năm 2001- 2005.
(đơn vị 1000 USD)
Năm
Tên nước
2001
2002
2003
2004
2005
Mỹ
Trung Quốc
Nhật
Hàn Quốc
Nga
Đức
Anh
Pháp
Úc
T2 khác
825.6
570
16
165
215
93
26
16
23
409.8
889
581
18
171
223
95
28
17
24
423.23
829.7
583
20.5
171
224
88
28.5
17.5
25.5
316.6
664
516
16.5
142
168
78
26
16
22
493.2
894
595
21
168
217
101
29
32
16
483
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của Xunhasaba 2001-2005)
Thị trường Mỹ luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch nhập sách của Xunhasaba (31-35%). Tiếp theo là thị trường Trung Quốc nguồn cung cấp không nhỏ sách báo cho Xunhasaba (chiếm khoảng 24%). Tiếp theo là thị trường Nga (hơn 9%), Hàn Quốc chiếm khoảng 7%, Đức chiếm khoảng 4%...Đó đều là các thị trường truyền thống của Xunhasaba. Riêng thị trường Mỹ là thị trường mới so với các thị trường khác như Anh, Trung Quốc, Đức, Pháp, Nga …nhưng cùng với Hàn Quốc thị trường Mỹ ẩn chứa nhiều cơ hội kinh doanh cho Xunhasaba. Năm 2004, hầu hết các thị trường đều sụt giảm nguyên nhân là lượng cầu trong nước sụt giảm, do Xunhasaba tập trung rất nhiều vào việc khác trong năm, nên công tác xúc tiến không đảm bảo. (Xunhasaba cũng quá tập trung vào khai thác thị trường mới như Bắc Âu, một số nước Bắc Phi, Nam Á...)
Năm 2005, kết quả đạt được khá tốt, các điều kiện thuận lợi hơn so với năm trước.
* Đối với hoạt động khai thác trong nước, Công ty cũng áp dụng nhiều hình thức khai thác đa dạng linh hoạt.
Khai thác trực tiếp từ các nhà xuất bản. Điều kiện thuận lợi các nhà xuất bản trong nước tập trung tại HN và TP.HCM. Do vậy công ty dễ dàng trực tiếp khai thác từ họ (trong TP.HCM Công ty cũng có chi nhánh…). Các nhà xuất bản cũng luôn cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu khai thác của Công ty. Có nhiều Nxb chuyên ngành lớn mạnh và có uy tín, do đó Xunhasaba không khó khăn gì tìm được nguồn hàng tốt nhất cho mình. Công ty vẫn khai thác từ Nxb quen thuộc như :
- Sách khoa học kỹ thuật : Nxb Khoa học kỹ thuật ..
- Sách chính trị, pháp luật : Nxb chính trị quốc gia, Nxb tư pháp
- Sách văn học nghệ thuật : Nxb văn học, Nxb Văn hoá
- Sách thiếu nhi : Nxb kim đồng
- Sách y học : Nxb Y học
- Sách TDTT : Nxb Thể thao
- Sách tổng hợp : Nxb Trẻ Đà Nẵng, Thanh Niên …
- Sách dịch : Nxb Thế giới …
Một thuận lợi nữa là các chính sách của nhà xuất bản rất đa dạng và tương đối dễ chịu.
Với báo chí Xunhasaba khai thác chủ yếu thông qua trung tâm phát hành báo chí Việt Nam (tại số 6 Đinh Lễ). Điều này giảm được những khó khăn so với trực tiếp khai thác tại các tờ báo (như đi lại, kiểm tra, quan hệ…). Nhưng lợi nhuận bị chia sẻ và nhiều khi cũng dẫn đến trễ nải. Các tờ báo tạp chí mà Công ty khai thác rất phong phú (hơn 100 tờ báo tạp chí lớn nhỏ, tin nhanh, chuyên ngành … được Xunhasaba khai thác ). Trong đó phải kể đến các tờ : Nhân dân, Lao động, Quân đội, An ninh thế giới, An ninh thủ đô, Sài Gòn giải phóng, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tiền phong, Đầu tư…số lượng các tờ này luôn chiếm gần 80% tổng số lượng báo chí mà Xunhasaba khai thác. Đặc biệt là các tờ tin tức mang tính tổng hợp : như tờ Nhân dân , Sài Gòn giải phóng, Tiền phong…Khách hàng nước ngoài đặt mua rất nhiều và liên tục, vì thông qua đó họ nắm bắt được hầu như toàn bộ tin tức của Việt Nam.
Một số tờ báo tạp chí đang có triển vọng trong hoạt động xuất khẩu của Công ty như: Tiêu dùng, tạp chí Thời trang, Người đẹp, Kiến trúc, Dân tộc …
Trong thời gian tới có lẽ số lượng của các tờ báo tạp chí này tăng rất mạnh. Vì khách hàng cũng rất quan tâm đến các xu hướng, xu thế trong lối sống của người dân Việt Nam (đặc biệt với nhà kinh doanh nước ngoài).
Nhìn chung, đây là hình thức khai thác chính của Xunhasaba với các mặt hàng sách báo trong nước trong th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32537.doc