Khóa luận Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG HÀNG NÔNG SẢN CHẾ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI 3

I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản chế biến

trên Thế giới 3

II. Mậu dịch hàng nông sản chế biến thế giới trong những

năm 90 và đầu thế kỷ 21 4

1. Thực trạng xuất khẩu theo nhóm nước và khu vực 4

2. Thực trạng xuất nhập khẩu theo nhóm hàng 8

3. Thực trạng xuất nhập khẩu một số nông sản chế biến chủ yếu 9

4. Tình hình giá cả xuất khẩu các nông sản chế biến 9

III. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mậu dịch hàng nông sản

chế biến thế giới 11

1. Tác động của chính sách Chính phủ 11

2. Tác động của các xu hướng sản xuất và trình độ công nghệ 12

3. Tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ 13

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG

NÔNG SẢN CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM 14

I. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp và thực trạng

công nghiệp chế biến nông sản 14

1. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp 14

2. Thực trạng công nghiệp chế biến nông sản 15

2.1. Thành tựu 15

2.2. Hạn chế 18

II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam

- Đánh giá 24

III. Triển vọng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản chế biến của

Việt Nam đến năm 2010 46

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHẾ BIẾN

CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 48

I. Định hướng tổng thể 48

II. Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam

giai đoạn 2001 – 2010 48

III. Kiến nghị 58

1. Phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản chế biến xuất khẩu 59

2. Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu 62

3. Tăng cường vai trò của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu

nông sản chế biến 65

4. Các biện pháp xúc tiến thương mại hàng nông sản chế biến 67

5. Tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường

xuất khẩu nông sản chế biến thế giới 69

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động của hạn hán, xuất khẩu cà phê năm 1998 chỉ đạt 382 ngàn tấn, giảm 18 ngàn tấn so với kế hoạch 400 ngàn tấn đề ra từ đầu năm và giảm khoảng 2% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (389 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân tăng gần 300USD/tấn so với năm 1997 nên kim ngạch cả năm đã tăng tới 21% và đạt 594 triệu USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Theo tổng cục Hải quan, niên vụ 2001 - 2002, lượng xuất khẩu đạt 762,4 ngàn tấn cà phê nhân, giảm 19,4% so với niên vụ trước. Kim ngạch xuất khẩu 288,6 triệu USD, là vụ có kim ngạch thấp nhất kể từ niên vụ 1997 - 1998. Xuất khẩu cả năm 2002 đạt trên 700 ngàn tấn, kim ngạch trên 300 triệu USD, giảm gần 230 ngàn tấn và 90 triệu USD so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân 431USD/tấn. Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, như năm 1997, vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng khoảng 25%) và Châu âu (chiếm tỷ trọng khoảng 50%, riêng Đức là 16%). Nhật Bản vẫn nằm trong số 10 bạn hàng lớn nhất nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ (khoảng 3%) nên khủng hoảng kinh tế tại nước này hầu như không ảnh hưởng gì đến tiến độ xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 1998. Đến năm 2002, ngành cà phê đã phấn đấu mở rộng thị trường xuất khẩu từ 61 lên 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cây cà phê đã có mặt ở Việt nam từ lâu nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây, nhất là những năm từ đầu thập kỷ 90. Từ chỗ hàng năm chỉ xuất khẩu trên dưới 100 ngàn tấn, đến năm 1992 lượng cà phê xuất khẩu đã vượt quá mức 100 ngàn tấn và trở thành một trong những mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Năm 1995, sản lượng xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua mức 200 ngàn tấn và chỉ hai năm sau đã đạt gần 400 ngàn tấn. Kết quả này đã đưa Việt Nam vượt qua Uganđa và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nếu tính tất cả các chủng loại cà phê thì Việt Nam đã vượt Mexico để chiếm vị trí thứ 3, chỉ sau Braxin và Colombia. Tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại cà phê quốc tế hiện nay khoảng 7%. Bảng sau đây cho thấy bước tiến vượt bậc của cà phê Việt Nam trong các năm từ 1993 đến 1999 (vụ mùa cà phê được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau): BảNG 6: xuất khẩu cà phê của việt nam, giai đoạn 1993-1999 NIêN Vụ SảN LượNG XUấT KHẩU (TấN) KIM NGạCH XUấT KHẩU (NGàN USD) GIá BìNH QUâN (USD/T FOB VIETNAM) 1993 - 1994 165,000 226,790 1,374 1994 - 1995 212,038 558,280 2,633 1995 - 1996 232,765 422,436 1,815 1996 - 1997 358,512 427,991 1,194 1997 - 1998 391,326 592,279 1,514 1998 - 1999 405,616 557,000 1,373 Nguồn: Thống kê Hải quan và Bộ thương mại Thời kỳ 1990 - 1994, diện tích trồng cà phê tăng không đáng kể (có năm còn giảm) nhưng sản lượng tăng rất nhanh do đa số các vườn cà phê đến độ trưởng thành và cho năng suất rất cao. Thời kỳ 1994 - 1996, giá cà phê thế giới tăng đột biến nên diện tích trồng cà phê cũng tăng mạnh ở khắp các tỉnh Tây Nguyên. Đến hết năm 1998, theo ước tính của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam đã đạt xấp xỉ 370,000 ha, trong đó riêng 3 tỉnh Tây Nguyên đã chiếm khoảng 60%. Tuyệt đại đa số diện tích được sử dụng để trồng robusta, chỉ có khoảng 20,000 ha là trồng arabica. Trước năm 1995, cà phê Việt Nam được đưa vào thị trường thế giới thông qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân Singapore (chiếm tỷ trọng gần 45%). Từ năm 1995, khi Mỹ bỏ cấm vận, vai trò của trung gian Singapore giảm dần. Khách hàng Mỹ đã nhanh chóng tìm đến Việt Nam và chỉ sau 1 năm họ đã trở thành bạn hàng số 1, hàng năm mua khoảng 24% lượng cà phê của Việt Nam (năm 1996 lên tới gần 30%). Khách hàng Đức luôn chiếm vị trí số 2. Những bạn hàng quan trọng khác gồm: Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Angiêri, Ba Lan và Nhật Bản. Singapore, kể từ năm 1996, không còn nằm trong danh sách 10 bạn hàng lớn nhất nữa. Một yếu tố đáng chú ý là ngoài các nhà buôn, các nhà rang xay cà phê nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp. Tuy tỷ trọng bán cho rang xay còn nhỏ nhưng đây là dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp bởi rang xay chỉ mua trực tiếp khi cà phê có độ đồng đều nhất định về cỡ hạt và chất lượng hạt. Sản lượng tăng rất nhanh nhưng cho tới nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến vào loại hoàn chỉnh. Tổng công suất của các cơ sở này đạt trên dưới 100,000 tấn/năm, chỉ đảm bảo chế biến tốt từ 25% đến 30% sản lượng cà phê. Số còn lại được chế biến phân tán tại các hộ gia đình và các nông trường nhỏ theo phương pháp thủ công hoặc bằng các thiết bị vừa cũ, vừa không đồng bộ. Vào cuối năm 1994, trước tình trạng lộn xộn, tranh mua tranh bán trên thị trường cà phê, Chính phủ đã quyết định thiết lập chế độ đầu mối xuất khẩu. Hình thức quản lý đầu mối đối với cà phê không giống như gạo. Cụ thể, tất cả các doanh nghiệp là thành viên hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu xuất khẩu được 2000 tấn/năm sẽ mặc nhiên được Bộ thương mại công nhận là đầu mối xuất khẩu và, khi đã là đầu mối, họ được quyền xuất khẩu với số lượng không hạn chế. Chế độ đầu mối này không những không ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng cà phê mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng dần tỷ trọng cà phê đã qua chế biến bởi trong điều kiện cà phê đã được tư nhân hoá hoặc giao khoán cho các hộ gia đình chỉ có các công ty chuyên doanh mới đủ mạnh để đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng cà phê và chế biến cà phê hoà tan. Bảng 7: Tình hình xuất khẩu cà phê 5 năm từ 1997 - 2001 Niên vụ Sản lượng xuất khẩu Giá trị Giá bình quân 1000 tấn Triệu USD USD/tấn 1997 391,6 493,7 1,260 1998 381,8 593,8 1,560 1999 482,4 585,3 1,210 2000 733,9 501,5 680 2001 932 392 420 Nguồn: Bộ NN & PTNT Theo bảng trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục tăng do cà phê được giá trong những năm này, nông dân đẩy mạnh phát triển diện tích cà phê. Tuy nhiên, khi cà phê bắt đầu cho thu hoạch thì giá cà phê trên thị trường thế giới bắt đầu giảm mạnh trong khi lượng cà phê tiêu thụ trong nước không đổi. Để bù lại chi phí sản xuất đã bỏ ra, Việt Nam buộc phải tiếp tục xuất khẩu cà phê với giá thấp. Hạt điều (nhân điều): Xuất khẩu nhân điều năm 1998 đạt 25,6 ngàn tấn, hụt gần 10 ngàn tấn so với kế hoạch 35 ngàn tấn đặt ra từ đầu năm và giảm hơn 23% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (33,3 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân năm 1998 tăng hơn 14% so với năm 1997 nên kim ngạch xuất khẩu đã đạt 117 triệu USD, chỉ giảm 12,3% so với 133 triệu USD đã thực hiện năm 1997. Năm 2002, lượng điều xuất khẩu đạt trên 60 ngàn tấn, kim ngạch trên 200 triệu USD, tăng 19 ngàn tấn và gần 60 triệu USD so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân 4,000USD/tấn (loại tốt). Nhân điều là một trong số ít những mặt hàng không bị tác động xấu của khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 (không gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ). Sản lượng xuất khẩu giảm chủ yếu là do vườn cây bị thoái hoá. Yếu tố này, kết hợp với thời tiết không thuận lợi, đã làm năng suất cây điều sụt xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngành chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều xí nghiệp đã phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng từ giữa năm 1998. Hiện tượng này vẫn tiếp tục trong năm 1999. Từ năm 1995 trở về trước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều thô. Từ năm 1996, do có chính sách hạn chế xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước nên việc xuất thô hầu như không còn. Thị trường xuất khẩu điều nhân được thể hiện trong bảng dưới đây: bảng 8: thị trường xuất khẩu điều nhân NăM Tỷ TRọNG 1995 (%) Tỷ TRọNG 1996 (%) Tỷ TRọNG 1997 (%) Tỷ TRọNG 1998 (%) Trung Quốc 70 50 40 35-40 Châu âu 15 20-25 30 30-35 Mỹ 5-10 15 15 20 Châu á 10 8-10 8-10 8-10 Các nước khác Không đáng kể Không đáng kể 5 Không đáng kể Nguồn: Bộ Thương mại Qua bảng này có thể thấy tỷ trọng của Trung Quốc đang giảm dần. Điều của ta đã thâm nhập khá tốt vào thị trường EU và thị trường Mỹ, trước đây vốn là thị trường của điều ấn Độ. Nhìn chung, ngành điều không gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng điều của ta về cơ bản là cao hơn chất lượng điều của Indonesia và ấn Độ (hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít hạt vỡ hơn do ta chủ yếu làm thủ công, vị lại ngọt và bùi hơn). Cây điều là loại cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Nhu cầu thế giới tăng trung bình 5 - 7%/năm trong khi sản lượng điều thô thế giới không thể tăng nhanh (chỉ dao động quanh mức 950,000 tấn/năm). Nếu có chính sách đúng đắn, trong vòng vài năm kim ngạch xuất khẩu điều và sản phẩm điều có thể vượt cả kim ngạch xuất khẩu cao su để trở thành nông sản chế biến quan trọng thứ 3 của Việt Nam. Rau quả: Xuất khẩu rau quả năm 1998 chỉ đạt 53 triệu USD, giảm khoảng 22% so với 68 triệu USD của năm 1997, một phần do mất mùa, một phần do bị rau quả Thái Lan cạnh tranh gay gắt. Ngay tại thị trường tiểu ngạch Trung Quốc, rau quả của ta cũng bị rau quả của Thái Lan gây khó khăn do nông dân và chủ vựa của Thái Lan được đào tạo tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và tiếp thị, trong khi nông dân của ta rất yếu những khâu này, ngay cả những mặt hàng mà ta có lợi thế như long nhãn, vải. Trước năm 1992, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Liên Xô (trên 90%, có năm là 98% như năm 1990). Việc xuất khẩu này được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện đúng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã, kim ngạch lập tức sụt giảm rất mạnh (năm 1994 chỉ đạt 20 triệu USD). Nhờ có thị trường Trung Quốc nên kim ngạch đã dần hồi phục trở lại và đạt 68 triệu USD vào năm 1997. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của ta (36%), tiếp đó là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12,5%), Mỹ (7,5%) và Nga (4%). Tổng cộng 5 bạn hàng này đã chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu rau quả năm 1999 đã phục hồi trở lại so với năm 1998. Kim ngạch cả năm dự kiến đạt 70 - 75 triệu USD, tăng từ 35 đến 40% so với kim ngạch của năm 1998. Năm 2000 đạt xấp xỉ 85 triệu USD và nếu có những biện pháp thích hợp, nhiều khả năng sẽ đạt 200 triệu USD vào năm 2005. Năm 2002, xuất khẩu rau quả cả năm đạt kim ngạch 200 triệu USD, giảm 40% so với năm 2001. Rau quả chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Mỹ, EU,... Riêng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần năm trước do tăng mạnh các sản phẩm chế biến. Hạt tiêu: Trong những năm trước đây, hạt tiêu là mặt hàng nông sản chiếm vị trí thứ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 1996, do nhận thức được giá trị kinh tế của cây hồ tiêu, diện tích trồng hồ tiêu đã tăng khá nhanh. Hạt tiêu ở Việt Nam chủ yếu để phục vụ xuất khẩu. Sau đây là tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 1994 - 1999: bảng 9: tình hình xuất khẩu hạt tiêu của việt nam, giai đoạn 1994-1999 Năm Sản lượng xuất khẩu (tấn) Tốc độ tăng, giảm (%) 1994 16000 1995 17900 12% 1996 25000 40% 1997 23000 -8% 1998 15000 -35% 1999 34000 127% Nguồn: Phòng xúc tiến thương mại, Vụ Kế hoạch & Quy hoạch, Bộ NN & PTNT Chúng ta đã xuất khẩu được tiêu sang khoảng 40 nước. 10 nước nhập khẩu lớn nhất, theo số liệu đến năm 2000 được thể hiện trong bảng sau. Qua bảng này, có thể thấy tiêu của ta chủ yếu vẫn được tiêu thụ qua trung gian. Việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường tiêu Châu âu, Dubai và Mỹ chưa nhiều: bảng 10: 10 nước nhập khẩu tiêu lớn nhất của việt nam STT Tên nước Lượng (tấn) Trị giá (USD) 1 Singapore 13765 52155851 2 Lào 6281 27196605 3 Hà Lan 3008 11905497 4 Hoa Kỳ 2577 8829154 5 UAE 1611 6312404 6 Trung Quốc 1322 4900608 7 Hongkong 752 2849327 8 Đức 647 2400948 9 Ba Lan 550 2032253 10 Pháp 419 1597855 Nguồn: Bộ Thương mại Xu hướng tăng giá là đặc trưng cơ bản của thị trường hạt tiêu thế giới năm 1999, đặc biệt là đối với tiêu đen. Tháng 4/1999, giá trung bình tiêu đen (FOB nước xuất sứ) trên thị trường thế giới mới đạt khoảng 4500USD/tấn nhưng đến tháng 11/1999 đã lên tới 6200USD/tấn. Theo Hội đồng hạt tiêu thế giới (IPC), giá hạt tiêu đen hiện nay đã đạt tới mức cao nhất kể từ năm 1980. Cầu lớn hơn cung là nguyên nhân chính của xu hướng tăng giá này. IPC dự báo xuất khẩu tiêu đen toàn thế giới năm 1999 sẽ đạt khoảng 105 ngàn tấn, giảm 16% so với 126 ngàn tấn của năm 1998 và 24% so với 139 ngàn tấn của năm 1997. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu tiêu đen vẫn tăng vững và đạt tới 125 ngàn tấn trong năm 1999 (nhu cầu tiêu trắng là 30000 - 32000 tấn). Theo IPC, tình trạng dư cầu hạt tiêu tiếp tục kéo dài trong suốt năm 2000. Năm 2002, lượng xuất khẩu tiêu cả năm đạt khoảng 80 ngàn tấn, đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen. Kim ngạch đạt 110 triệu USD, tăng 23% so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen là 1,610USD/T (loại 500g/lít, FOB TP Hồ Chí Minh). Dự báo giai đoạn 2001 - 2205, cung cầu hạt tiêu sẽ trở lại cân bằng hơn do diện tích tiêu đang được mở rộng tại hầu hết các nước sản xuất. Mặt hàng chè: Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, đến cuối năm 1997, diện tích chè cả nước đạt gần 80.000 ha. Sản lượng chè búp khô đạt khoảng 52,5 ngàn tấn, xuất khẩu 32 ngàn tấn, đạt trị giá 48 triệu USD. Xuất khẩu chè năm 1998 đạt hơn 33 ngàn tấn, trị giá hơn 50 triệu USD, tăng gần 3% về lượng và 5,4% về trị giá so với năm 1997. Xuất khẩu chè cả năm 2002 đạt 76 ngàn tấn, kim ngạch 86 triệu USD tăng khoảng 8 ngàn tấn và gần 8 triệu USD so với năm 2001. Giá xuất khẩu bình quân 1.136USD/tấn. Nếu so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới (khoảng 1,2 triệu tấn/năm) thì khối lượng xuất khẩu của ta rất nhỏ bé (chưa đầy 3%). Khối lượng nhỏ là một trong những nguyên nhân chính cản trở ngành chè tiếp cận các bạn hàng lớn và ổn định. Chè của ta được tiêu thụ khá rải rác, từ I-rắc, Libi, Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan, Mỹ,... mỗi nơi một ít. Không bạn hàng nào là bạn hàng chính. Yếu điểm thứ nhất của ngành chè là năng suất thấp. Bình quân chỉ đạt 630kg/ha trong khi năng suất bình quân của một số nước trồng chè khác trên thế giới đạt trên 1000kg/ha, thậm chí có những vùng đạt đến trên 2000kg/ha. Nguyên nhân chính là do giống chè của ta chưa tốt. Phần lớn đều trồng chè hạt. Diện tích trồng cành chỉ chiếm 10 - 15% diện tích vườn chè. Yếu điểm thứ hai của ngành là kỹ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái rất yếu kém. Nhiều hộ nông dân tham lợi trước mắt nên thu hái chè không đúng quy cách, không theo thời vụ, không đầu tư chăm sóc đầy đủ khiến vườn chè bị khai thác cạn kiệt, cây chóng thoái hoá. Về chế biến, nhìn chung là sử dụng thiết bị công nghệ quá cũ kỹ do các nhà máy phần lớn được xây dựng trong thời kỳ 1957 - 1977 với sự trợ giúp của Liên Xô (cũ). Thiết bị máy móc như vậy làm chất lượng chè thấp, khó bán được giá cao. Gần đây, ngành chè đã có gần 10 dự án liên doanh và hợp tác chế biến chè với nước ngoài nên khâu chế biến đã có một số cải tiến, nhất là dự án hợp tác với Nhật tại công ty Sông Cầu - Bắc Thái. Ngoài những khó khăn nội tại, ngành chè còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Ngoài nguyên nhân sản lượng nhỏ bé, chất lượng yếu kém như trên đã trình bày, còn có một số nguyên nhân khác như sau: Việc thanh toán từ một số thị trường rất khó khăn, vừa chậm, vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (như Nga) hoặc bị cấm vận (như I-rắc, Libi), hoặc ngân hàng của ta chưa có quan hệ giao dịch vững chắc với ngân hàng của họ. Các nước sản xuất chè lớn cạnh tranh rất mạnh với ta bằng cách cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu (Sri Lanka thường bán trả chậm từ 30 đến 60 ngày cho khách hàng Nga và các nước SNG). Bằng cách này, họ đã giành được nhiều hợp đồng lớn tại các nước trước đây vẫn mua chè của ta (Liên Xô trước đây chỉ mua chè của ấn Độ và của ta, nay đã chuyển sang mua của Sri Lanka và chiếm tới 20% tổng lượng chè xuất khẩu của Sri Lanka). bảng 11: Tình hình xuất khẩu chè 5 năm 1997 – 2001 Năm SL xuất khẩu (1000 tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) 1997 32,3 47,9 1,480 1998 34,0 53,2 1,520 1999 36,4 45,2 1,240 2000 55,7 69,6 1,250 2001 69,0 78,0 1,130 Nguồn: Tổng cục thống kê Lạc nhân: Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lạc là giá, Nhu cầu trong nước đối với lạc đang ngày càng tăng nên giá nội địa thường xấp xỉ, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu. Thí dụ, nửa cuối tháng 4/1999, giá FOB lạc nhân chỉ khoảng 570 - 580USD/T, tương đương 8,000 đồng/kg trong khi trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh lạc loại 1 được bán lẻ với giá 12,000 đồng/kg. Hà Nội 11,500 đồng/kg, nơi thấp nhất là Đà Nẵng cũng phải 8,500 đồng/kg. Xuất khẩu lạc nhân năm 1999, vì lý do đó, chỉ còn khoảng 60 ngàn tấn, giảm tới hơn 30% so với năm 1998 mặc dù giá xuất khẩu FOB bình quân tăng tới 20% so với năm 1998. Thịt lợn: Chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn, là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình năm khá cao (từ 4 - 5%). Năm 1997 cả nước có gần 18 triệu con lợn, sản lượng thịt đạt gần 1,2 triệu tấn. Xuất khẩu được 10,000T và đạt trị giá khoảng 27,7 triệu USD, trong đó có 500 tấn lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, 9,500T còn lại được chế biến và xuất khẩu từ miền Bắc (chiếm 4,5% sản lượng thịt lợn của Miền Bắc). Xuất khẩu thịt lợn đạt mức cao nhất là 25,000T vào năm 1991. Từ năm 1991 trở về trước, thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô. Tương tự như rau quả, xuất khẩu thịt lợn được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện đúng sức cạnh tranh của thịt Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan ra, xuất khẩu thịt lợn lập tức giảm rất mạnh. Năm 1992 chỉ xuất được hơn 12 ngàn tấn, bằng ẵ sản lượng đã xuất năm 1991. Đến năm 1996 chỉ còn khoảng 4,500T, chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn choai xuất khẩu sang Hongkong, một thị trường quan trọng khác của thịt lợn Việt Nam. Năm 2002, xuất khẩu thịt lợn cả năm đạt 14 - 15 ngàn tấn, kim ngạch khoảng 20 triệu USD, giảm 43% về lượng và 44% về giá trị so với năm 2001. Năm 1997, lượng thịt xuất khẩu tăng hơn 100% so với năm 1996 nhưng tốc độ tăng này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa phản ánh đúng khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu năm 1997 tăng nhờ hai yếu tố chủ yếu: Nga bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam. Lệnh cấm này được áp dụng trong hai năm 1995 và 1996 sau khi Nga phát hiện thịt lợn của ta mang mầm dịch. Hongkong có dịch cúm gà nên dân chúng chuyển hướng sang tiêu dùng thịt lợn. Đài Loan, nơi vẫn cung cấp thịt lợn cho Hongkong, phát hiện lợn bị bệnh lở mồm long móng nên tạm ngừng xuất khẩu. Thịt của ta tạm thời có được vị trí nhất định trên thị trường Hongkong. Sau khi Hongkong được trả về Trung Quốc và Đài Loan khắc phục được dịch bệnh, số lượng và trị giá xuất khẩu thịt lợn của ta sang Hongkong lại trở về mức trung bình trong nhiều năm. Giá lợn sữa giảm từ trên 3,000USD/T xuống còn 1,200 - 1,300USD/T phần nào cũng vì lý do này. Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính nhưng xuất khẩu thịt lợn của ta vẫn chưa có được sức cạnh tranh bởi các nguyên nhân sau đây: Chăn nuôi lợn chưa hướng vào xuất khẩu. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh và phân tán về các hộ gia đình nên không có điều kiện giảm giá thành và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Chất lượng thịt còn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao, giá thành nhiều khi còn cao hơn cả giá FOB nên rất khó đẩy mạnh xuất khẩu. Công nghiệp chế biến của ta hầu như chưa có gì. Cả nước chỉ có hai nhà máy chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (1 ở Hải Phòng, 1 ở thành phố Hồ Chí Minh) nên không thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Trong mậu dịch thịt thế giới, Nhà nước thường phải đi trước một bước để lo hạn ngạch cho các doanh nghiệp, lo ký các Hiệp định thú y và Hiệp định công nhận kết quả kiểm dịch của nhau. Nhiều nước còn tiến hành trợ cấp, trợ giá cho thịt lợn xuất khẩu. Do hạn chế về nguồn tài chính, ta chưa làm được những việc này. Ngoài các nguyên nhân trên, thịt lợn của ta còn gặp nhiều khó khăn khác ngay tại các thị trường tiêu thụ truyền thống nên tốc độ phát triển chưa được như mong muốn, cụ thể là: Thị trường Nga: Sau khi ký Hiệp định thú y, đầu năm 1997 Nga đã nhập khẩu trở lại thịt lợn của ta nhưng số lượng còn khiêm tốn bởi mới có hai nhà máy được phép bán thịt lợn vào Nga. Quan hệ thanh toán với thị trường Nga găùp nhiều rủi ro. Ngay cả hình thức thanh toán L/C cũng không đảm bảo bởi các ngân hàng Nga có thể phá sản bất cứ lúc nào. Các nước xuất khẩu lớn như Mỹ thường chấp nhận bán trả chậm cho Nga từ 6 tháng đến 1 năm mà không cần phải confirm. Doanh nghiệp của ta không trường vốn để bán trả chậm và dù có vốn cũng không dám bán trả chậm bởi chỉ cần doanh nghiệp Nga không thanh toán 1 lần là cụt vốn. Việc xuất khẩu thịt vào Nga trong thời gian tới đây sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là do kinh tế Nga đang suy yếu, sức mua giảm. Ngày 18/2/1999, Chính phủ Nga đã chính thưc ra Nghị định về việc tiếp nhận và phân bổ lương thực, thực phẩm do Mỹ và EU viện trợ. Theo Nghị định này, trong 6 tháng đầu năm 1999, Nga tiếp nhận và phân phối 420 nghìn tấn thịt viện trợ với giá bình quân là 1,000USD/T CIF cảng Liên bang Nga (giá miễn thuế nhập khẩu). Một số địa phương vùng Viễn Đông lâu nay vẫn nhập thịt của ta cũng nằm trong diện được phân phối. Sau khi có tin chính thức về việc phân phối hàng viện trợ, giá thịt lợn đông lạnh chào bán cho Nga chỉ còn khoảng 680 - 720USD/T. Với giá này, thịt của ta không có khả năng chen chân vào thị trường Nga, dù có được trợ cấp với mức hiện nay. Thị trường Hongkong: Sau khi Hongkong được trả về cho Trung Quốc, Trung Quốc đã tìm nhiều cách tạo sức ép để khống chế đến 80% thị phần thịt lợn tại Hongkong. Ngoài sức ép của thịt Trung Quốc, thịt lợn của ta còn phải chịu sức ép của thịt Thái Lan. Chất lương thịt của Thái tốt, đồng Bath lại mất giá nên Thái có thể bán thịt với giá quy ra USD hết sức cạnh tranh. Đầu ra khó khăn nên chính các doanh nghiệp của ta cũng cạnh tranh lẫn nhau, cùng kéo giá xuống khiến nông dân phải chịu thiệt thòi. Trước những khó khăn nội tại và khó khăn về thị trường tiêu thụ như vậy, nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu về thịt lợn trong những năm tới đây sẽ hết sức nặng nề. Qua thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến của Việt Nam như đã trình bày ở trên, có thể thấy được những vấn đề sau: Một là, thành tích xuất khẩu nông sản chế biến trong giai đoạn vừa qua, mới chỉ có thể được xem là “lớp váng” sẵn có trên bề mặt của sản xuất nông nghiệp nước ta. Nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến khác chưa được khơi dậy và phát triển. Chính điều này đang làm cách biệt nhiều hơn giữa các vùng sản xuất nông nghiệp trong nước và hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam. Hai là, sự manh mún về ruộng đất, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ phát triển thị trường ở các khu vực nông thôn thấp,... đã gây nên trì trệ trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là nền sản xuất nông sản chế biến hướng đến xuất khẩu. Các nguồn hàng nông sản phần lớn chỉ có quy mô nhỏ, phân tán, do đó, không kích thích được các hoạt động chế biến nông sản phát triển, tạo ra các sản phẩm có tính xã hội hoá cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ba là, những khó khăn về vốn đầu tư và trình độ hiểu biết về công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng đã góp phần làm hạn chế sự phát triển của công nghiệp chế biến nói chung và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu nói riêng. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là các thị trường có sức mua cao và yêu cầu chất lượng sản phẩm cao. Bốn là, trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tỏ ra thích ứng với cơ chế mới, từ sự chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, cũng như năng lực của các cán bộ kinh doanh. Các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam không được đầu tư, chú trọng đúng mức đến những vấn đề marketing sản phẩm, từ các nội dung về bao bì sản phẩm, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của từng thị trường nhập khẩu đến việc xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu và các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam sớm định hướng đến các thị trường có tính cạnh tranh cao, xem ra hơi khiên cưỡng. Năm là, cùng với sự phát triển của trào lưu tự do hoá thương mại ở cả cấp độ quốc tế và cấp độ khu vực, thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, trong hoàn cảnh đó, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng ngày càng trở nên cần thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản nói chung và hàng nông sản chế biến nói riêng của Việt Nam chậm phát triển cả ở tầm quốc gia và tầm doanh nghiệp, trong chừng mực nào đó, đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Cùng với xu hướng phục hồi giá xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới trong những năm qua, giá xuất khẩu các nông sản chế biến của Việt Nam cũng được cải thiện đáng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep DHNT_vntime.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhu luc Khoa luan TN.doc
Tài liệu liên quan