Khóa luận Đồ họa ứng dụng và tranh sơn khắc

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

NGHỆ THUẬT & NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA 3

A. Nghệ thuật là gì? 3

B. NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA 4

I/ Đồ họa - Sư cần thiết và vai trò đối với đời sống xã hội 4

1.1 Những nét cơ bản của ngôn ngữ và nghệ thuật đồ họa 4

1.2 Ngôn ngữ của đồ họa rất da dạng và phong phú đó là những ngôn ngữ có tiếng nói mạnh mẽ khái quát cao 5

1.3 Vai trò của đồ họa trong cuộc sống 6

CHƯƠNG 2 7

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ ĐỒ HỌA 7

I. Sự phát triển của ngôn ngữ đồ họa - xu hướng phát triển của đồ họa Việt Nam 7

2.1 Đồ họa là hình thức nghệ thuật đầu tiên của loài người 7

2.2 Phân loại một số loại hình đồ họa cơ bản 8

2.2.1 Đồ họa nghệ thuật 8

2.2.2 Đồ họa in ấn (Phục vụ sách báo) 9

2.2.3 Đồ họa trang trí ứng dụng 9

2.3 Quá trình sử dụng chất liệu và kỹ thuật ấn loát 11

2.3 Xu hướng phát triển của đồ họa việt nam 13

Chương 3 16

NGHIÊN CỨU THEO ĐỀ TÀI 16

3.1 Đồ họa ứng dụng: 16

3.2 Tranh sơn khắc 34

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật tranh khắc 34

CHƯƠNG 4 39

TÍNH LỢI NHUẬN CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 39

4.1 Giới thiệu 39

4.2 Tính lợi nhuận tranh sơn khắc 40

4.2.1 Chi phí cố định 40

4.2.2 Chi phí cho nguyên vật liệu: 40

4.3.2Chi phí nhân công 41

4.2.4 Các chi phí khác 41

4.2.5 Chi phí lãi xuất ngân hàng 42

4.2.6 Tổng chi phí: 42

4.2.7 Doanh thu 43

4.2.8 Lợi nhuận 43

4.3 Tính lợi nhuận bao bì 43

4.3.1 Chi phí cố định 43

4.3.2 Chi phí cho nguyên vật liệu 43

4.3.3 Chi phí nhân công: 44

4.3.4 Các chi phí khác: 44

4.3.5 Tiền vay lãi xuất ngân hàng 45

4.3.6 Tổng chi phí: 45

4.3.7 Doanh thu 45

4.3.8 Lợi nhuận: 45

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đồ họa ứng dụng và tranh sơn khắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nó. Ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa là đường nét, mảng khối để con người những hình tượng trong tranh, vì vậy mà đồ họa đương đại cần có sự kế thừa và phát triển dựa trên cơ sở của dân gian không mối cách biệt của truyền thống. Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì đồ họa cũng tạo ra bước nhẩy vọt trong lĩnh vực đồ họa ứng dụng, với sự ra đời của những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao sản xuất hàng loạt có giá thành rẻ. Chính điều này đã làm cho đồ họa ngày càng phát triển và khẳng định vai trò của mình trong đời sống, vị trí trong kinh tế thị trường. Đồ họa ứng dụng đã phần nào giúp cho con người thấy được những giá trị của cái đẹp trong cuộc sống để giúp con người tiếp cận với cái đẹp một cách rộng rãi. Đồ họa đã tạo ra hàng loạt các tác phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị nghệ thuật. Như một số tác phẩm dùng làm tem, lịch treo tường, bao bì công nghiệp. Hiện nay sự phân định giữa đồ họa ứng dụng và đồ họa nghệ thuật chỉ là tương đối, bởi chúng có sự đan xen xâm nhập lẫn nhau, thậm chí có tranh hội họa hơi nghiêng về đồ họa. Điều này càng làm cho đồ họa thêm phần phong phú. Với các hình thức trang trí mang tính quảng cáo văn hóa đã trực tiếp làm đẹp cho cuộc sống và nâng cao thẩm mỹ cho con người. Nền mỹ thuật công nghiệp của ta phát triển trên tinh thần phát triển của nền mỹ thuật công nghiệp nước ngoài, nhưng nó có mục đích rõ rệt là nhằm nâng cao tinh thần văn hóa của con người, tạo sự tiện nghi thoải mái cho con người trong môi trường làm việc sinh hoạt của ta. Thực tế đã chứng minh mỹ thuật công nghiệp của ta không phải thỏa mãn loại thị hiếu nào, mặt khác những thị hiếu trái với thuần phong mỹ tục, với đường lối giáo dục tinh thần tập thể, cầu thị lập dị đều bị đào thải. Đồ họa phải có hướng đi đúng đắn có sự chọn lọc trong sự tiếp thu văn hóa phương Tây. Như vậy tìm hiểu những đường nét mới mẻ trong nghệ thuật đồ họa hiện đại ta cần hướng về các hệ ký hiệu và cách biểu cảm, không sa vào khía cạnh chất liệu hay kỹ thuật cho dù kỹ thuật hay chất liệu có chắp cánh cho sáng tạo… Trong một xã hội phát triển, khi mà khoảng cách kinh tế ngày càng có xu hướng thu hẹp và sự giao lưu gữa các nền kinh tế văn hóa trở thành điều không tránh khỏi đã đặt ra cho cách nhà làm văn hóa nghệ thuật ở mỗi nơi một nhiệm vụ rất khó khăn và không kém phần quan trọng đó là tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc khác hay còn gọi là “hòa nhập chứ không hòa tan”. Điều này đã tạo ra cho cách nghệ sĩ, và các nhà thiết kế Việt Nam một thách thức không nhỏ, làm thế nào để tiếp tục phát huy bản sắc dân tộc đã có từ lâu đời nhưng đồng thời tiếp thu, ảnh hưởng một cách có lựa chọn cho các nền nghệ thuật của cả nước khác. Mỗi nhà họa sỹ hay các nhà thiết kế phải hiểu rõ một điều là: Chính họ chứ không ai khác chịu trách nhiệm tôn vinh vẻ đẹp của quê hương tổ quốc, để cho bạn bè trên toàn thế giới biết đến một đất nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, một đất nước Việt Nam tuy còn nghèo khó nhưng giầu về bản sắc đã được hình thành qua mấy nghìn năm lịch sử. Nhu cầu nhận thức không chỉ là lý tính mà cả cảm tính, thỏa mãn nhu cầu đời sống tình cảm. Có thể xét chính nghệ thuật như một hệ thống gồm hai yếu tố: các nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật. Cả hai yếu tố này gắn bó mật thiết với nhau, nhưng khi tác động đến xã hội chúng có sự độc lập tương đối. Như vậy, xã hội tác động đến nghệ thuật (thông qua ảnh hưởng đến nghệ sĩ), còn nghệ thuật ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội qua việc công chúng lĩnh hội các tác phẩm nghệ thuật. Như ta đã biết khái niệm về đồ họa là một khái niệm thuần túy của phương Tây, vốn phát triển từ xa xưa trên tình thân duy lý, cái gì cũng luận giải và duy danh định nghĩa, và từ đó phân chia khắt khe tới mức rạch ròi, tách rời đồ họa ra khỏi hội họa. Thậm chí có một thời gian dài đã có sự phận biệt hội họa với đồ họa không dựa vào sắc thái, bút pháp mà chỉ dựa vào chất liệu sử dụng: Một tác giả một phong cách, mà cách vẽ bằng màu dầu thì coi là hội họa còn bằng màu nước và bột thì coi là đồ họa. Ngôn ngữ đồ họa chủ yếu là đường nét khúc triết, tách bạch như nét viết. Tất nhiên nghệ thuật đồ họa không bỏ qua màu và sắc, song kể cả khi sử dụng thì sức sống và hơi thở của đồ họa vẫn là đường nét thanh mảnh, béo đậm, thưa thoáng hay rối rắm có thể kết hợp những mảng rộng bỏ trắng hay phủ sắc độ hoặc để đen. ở phương Tây thì khác, nếu như phương Tây lấy chuẩn thức làm chính thì phương Đông lại cốt ở cái thần mà không mấy bận tâm tới ranh giới hội họa hay đồ họa, hay ranh giới giữa đường nét và màu sắc. Qua thời gian dài thì có sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, chính nhờ nó mà sự ảnh hưởng qua lại giữa chuẩn thức của phương Tây với các thần tài cốt tử của phương Đông. Chương 3 Nghiên cứu theo đề tài 3.1 Đồ họa ứng dụng: Ngành đồ họa ứng dụng có sự đóng góp to lớn đối với xã hội. Nó đan xen vào từng ngõ ngách cuộc sống góp phần hoàn thiện hơn những sản phẩm vốn đã được nhà sản xuất đầu tư không tiếc để đem lại sự tiện dụng cho xã hội. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt với sự phát trển của máy tính, máy in…và một số công cụ chuyên nghiệp khác. Ngành thiết kế và sản xuất bao bì là một trong những ngành quan trọng không thể thiếu cho cuộc sống hiện nay. Thử tượng tượng xem nếu như không có những bàn tay khối óc của những họa sĩ, thiết kế, những người thực hiện sản xuất ra bao bì, đồ hộp thì những sản phẩm nằm trên giá của siêu thị, cửa hàng kia sẽ ra sao? Những thành công của ngành thương mại đều có sự đóng góp to lớn của ngành công nghệ thiết kế và sản xuát bao bì. Mỗi sản phẩm bao bì được thiết kế ra mang đầy đủ những ý nghĩa mà sản phẩm bên trong nó cần nói rõ. Tạo nên được sức thuyết phục với người mua. Không sai nếu nói rằng bản thân những sản phẩm bao bì là những “người bán hàng thầm lặng”. Nó có thể tự bán hàng tự giải thích những thắc mắc mang lại đầy đủ những thông tin mà nhà sản xuất muốn truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua từng sản phẩm của mình. Thiết kế bao bì Định nghĩa bao bì: “ Bao bì có nghĩa là một hoạt động chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa hoặc bán hàng hóa. Bao bì là tổng hợp của nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật được sử dụng chuẩn bị cho trong quá trình vận chuyển và bán hàng hóa cùng các phương pháp kỹ thuật và quy phạm có liên quan đến sự chuẩn bị trên”. Theo tiêu chuẩn của công nghiệp Quốc gia Nhật Bản (JiS Z0101, 1951) có định nghĩa: “Bao bì như là một phạm trù kỹ thuật của việc sử dụng nguyên liệu bao bì một cách phù hợp đi với hàng hóa để bảo vệ gía trị của hàng hóa. Trong đó, bao gồm tình trạng hàng hóa mà đi với nó các điều kiện kỹ thuật phải phù hợp với nó và chia thành 3 loại: Bao bì riêng lẻ, bao bì bên trong và bao bì bên ngoài”. Bao bì cũng có thể được định nghĩa là phương tiện cung cấp sự bảo vệ cho sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo lưu thông, phân phối, an toàn từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng hoặc sử dụng. Đây là một đinh nghĩa chung và được áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm, tuy nhiên không có một định nghĩa đơn giản nào được hoàn thiện. Một thông điệp hoàn chỉnh có thể nêu đầy đủ chức năng của bao bì cho tất cả các lĩnh vực như sau: Bao bì là phương tiện để: Bảo quản, chứa đựng, trình bày, thông tin đối với toàn bộ vòng đời của một sản phẩm trong quá trình: Bảo quản, vận chuyển, trưng bày và sử dụng. Kết quả đạt được: Về mặt kỹ thuật Sự cân nhắc đối với: Môi trường Việc đòi hỏi các sản phẩm khi sản xuất ra phải có những bao bì đẹp hấp dẫn thu hút khách hàng càng trở nên bức xúc tới mức độ chóng mặt. Bao bì lúc này như một món thời trang cho hàng hóa và được đề cập tới như một chiến lược kinh doanh. Bởi để được một bao bì hội tụ đày đủ cả ba yếu tố cơ bản trong thiết kế đạt được sự tổng hợp của nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật thì nhà thiết kế cần phải làm gì? Vai trò của bao bì trong xã hội và thị trường thương mại Trong đời sống chúng ta không thể thiếu được bàn tay của các nhà thiết kế. Kết quả của nhà thiết kế đồ họa luôn có ở xung quanh chúng ta, tất cả đều được sản xuất bởi các nhà thiết kế. Trong lĩnh vực hạn hẹp chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề mà ta tiếp xúc nhiều nhất và thường xuyên nhất mỗi khi ta bắt đầu một ngày trong đời sống của chúng ta. Đúng như vậy bạn không thể chỉ cầm tay không một cân đường để mang nó về nhà, thậm chí những sản phẩm quý giá nhất cũng sẽ chưa hoàn thành trừ khi nó được gói một cách đễ thương. Nếu không có cái gì bảo vệ thì một bộ đồ sứ hay một món quà kỷ niệm bằng thủy tinh sẽ không có thể từ tay nhà sản xuất đến với người yêu của bạn mà không bị vỡ. Bao bì là sự phát triển do nhu cầu kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng của bao bì đã ảnh hưởng lớn đến ngành thiết kế. Các loại bao bì hết sức đơn giản từ lúc đầu về hình dáng, màu sắc chỉ có từ một đến hai màu rồi dần tiến tới các dáng bao bì thay đổi đẹp hơn. Phù hợp hơn, tinh tế hơn, hợp thời trang hơn, mầu sắc thì yêu cầu nhiều hơn hoặc có màu sắc đặc biệt hơn, yêu cầu kỹ thuật sản xuất bao bì phức tạp hơn. Ngoài ra, kèm theo bao bì còn bao nhiêu vấn đề khác cần có thêm như tờ rơi các tờ có nhãn treo, mục đích nhằm thu hút khách hàng nhiều nhất, bởi vậy ngoài phần quan trọng mà các nhà thiết kế cần hết sức quan tâm khi tiến hành thiết kế đó là chức năng tiếp thị của bao bì. Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế bao bì càng được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Bao bì phải truyền tải được mục đích công tác truyền thông của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào mà các công ty thiết kế bao bì sản phẩm nắm bắt được những điểm cốt lõi của thương hiệu và làm thế nào mà họ lấy được vị trí đặt sản phẩm tốt nhất trong các siêu thị. Làm thế nào để tăng được thị phần và  giành được sự chú ý của người tiêu dùng? Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọng trong các chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong khi các nỗ lực về marketing và quảng cáo đóng vai trò tìm kiếm “nhu cầu” và “mong muốn” của người tiêu dùng thì chỉ có bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình - mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Bao bì phải đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách  chính xác thông điệp thương hiệu nhằm khuyến khích quyết định mua hàng. Tất cả các nỗ lực về  hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến thị đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùng đứng trước giá để sản phẩm và từ từ bước qua. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả  những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích. Do bao bì chính là phương tiện truyền thông thương hiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên một điều rất quan trọng là nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thương hiệu (brand experience) thông qua tổng thế kết cấu và thiết kế. Bao bì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính của thương hiệu. Đôi lúc, mục tiêu là tạo ra một logo và hệ thống thiết kế bao bì cho dòng sản phẩm mở rộng bằng cách dựa vào tác dụng của các tài sản thương hiệu hiện có kèm theo việc tạo ra một hình ảnh đặc trưng cho một phân khúc mặt hàng mới. Có thể thấy rằng, việc đầu tư vào các thiết kế bao bì mang lại kết quả tốt hơn việc quảng cáo rất nhiều. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu từ các công ty tư vấn thương hiệu, thống kê từ các tập đoàn và các nghiên cứu độc lập. Các chuyên gia khẳng định rằng thiết kế bao bì, một phần của hệ thống nhận diện thương hiệu, có thể có hiệu quả hơn hẳn 3 chiến dịch quảng cáo và 8 kỳ khuyến mãi mang lại. Bao bì hướng phát triển trong thế giới hiện đại Trong tương lại bao bì sẽ trở nên quần chúng hơn với khách hàng vẫn có thể theo cách truyền thống đi thẳng tới và tiếp xúc với ấn phẩm ngay trên giá của những cửa hàng và cũng có thể nắm sờ hay giữ chúng trước khi quyết định mua nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ có rất nhiều người chọn mua sản phẩm thông qua những hình ảnh trên máy tính của họ, như vậy chúng ta phải phát triển bao bì với cái vẻ bề ngoài trên phim ảnh của chúng mang tính thuyết phục nhiều hơn. Một chuyên gia về nghiên cứu thị trường Piter Set cho thấy rằng: Sự tiêu dùng thông qua mạng điện tử là một mỏ vàng đối với các nhà thiết kế. thực tế là rất nhiều sản phẩm không thể làm gì nếu không có bao bì, một phần nữa là cần phải được đóng gói để đảm bảo cho vấn đề vệ sinh, bao bì đồng thời cũng đóng một vai trò là một công cụ để giúp cho người mua có thể nhận ra sản phẩm dễ dàng. Khi đưa ra những triển vọng như vậy thì còn phải e ngại đối với việc mua bán trên thị trường là dựa trên những gì chúng ta đã biết từ hồi quá khứ, do vậy nếu chúng ta bị bất ngờ hoặc bị xốc bởi một điều gì đó được mang đến bởi khả năng của công nghệ mới ở trên thực tế và đây cũng sẽ chính là trường hợp của sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp bao bì. ép bằng phim và phôi Giấy bài cứng Túi giấy nhiều lớp Giấy gói, túi và túi đựng hàng ống Sắt: Phôi và nhãn tráng nhôm – Hộp và lon, thùng phi Thủy tinh: Chai, Lọ Nhựa: (gồm cả màng cenllulô và cao su): túi, túi nhỏ, hộp và thùng phi, nắp gỗ (gồm cả gỗ dán): Túi, bao Các vật liệu phối hợp khác. Tin học và vấn đề kinh tế trong thiết kế sản xuất bao bì Việc đưa hệ thống máy tính vào hỗ trợ thiết kế cho ngành công nghiệp sản xuất bao bì nghiên cứu đến sự thay đổi nhanh chóng việc sáng chế mẫu mã và các bản vẽ, giúp cho việc giảm thiểu chi phí về thời gian. Công việc thiết kế bao bì thuộc về thế giới này, từng phần nhỏ thật như chính sản phẩm nó chứa đựng bên trong. Và tất nhiên việc thiết kế bao bì trong thế giơí hiện đại đã bắt đầu đóng vai trò như một thực tế ảo. Phần mềm không gian ba chiều mang đến vẻ sinh động cho dáng vẻ bên ngoài của từng loại bao bì vào cuộc sống lâu dài trước khi một phần của tấm bìa bị cắt rời ra, một tấm kim loại được tiến hành cắt ghép hay một bộ khuôn cho chai lọ được tiến trình phát triển. Những nhà thiết kế bao bì sử dụng công nghệ “trạng thái của nghệ thuật” có thể mời chào quý khách của họ một cuộc tản bộ vô hình qua những hộp bìa cứng hoặc những hình mẫu chai lọ… cũng giống như xe hơi bao bì hiện nay được thiết kế bằng điện tử và hình ảnh không gian ba chiều, trực tiếp từ những giai đoạn dễ nhất. Nhu cầu về những bản vẽ thiết kế theo lối cũ buồn tẻ giờ đây đã được thay thế bởi những thao tác tao nhã, tiết kệm và ảo. Người xem có thể quay mẫu thiết kế với bất cứ sự chỉ dẫn nào trên màn hình xuyên qua nó và xem xét mọi chi tiết. Những tỷ lệ và mặt cắt của bao bì co thể được trình bày rõ ràng mạch lạc mà không đòi hỏi những nhà tráng phim hoặc sản xuất thử phải xây dựng mô hình mới tại mỗi giai đoạn của quá trình thiết kế. Chọn cấu trúc màu sắc bao bì cho một sản phẩm Việc đầu tư một thiết kế tốt sẽ mang lại kết quả cho khách hàng của bạn, thiết kế mang một hình dáng mới và hợp ý của bao bì khi ra thị trường tất nhiên sẽ mang lại gía trị cho chính thiết kế đó và thậm chí nhà thiết kế phải trực tiếp đầu tư cho một cấu trúc khác chất lượng cao hơn và có nhiều hoài bão hơn, những điều đó chắc chắn là sẽ có giá trị với các kiểu dáng bao bì luôn được thay đổi và chúng khích thích mạnh mẽ việc bán hàng thì không phải là điều không bình thường. Biểu tượng công ty và tên thương mại trên bao bì: Thiết kế biểu tượng công ty, tên thương mại trên bao bì là một yếu tố quan trọng trong quá trình của sự đồng nhất hóa các yếu tố tổng hợp có tính triết lý và được chọn lọc trong một hình ảnh có thể là hình nét có thể là mảng màu nhìn thấy được, thường thì trên mỗi sản phẩm bao bì đều được nhấn mạnh bởi biểu tượng của công ty xuất hiện trên bao bì thường trên danh nghĩa của một công ty và mang tên chính công ty đó. Tên thương mại xuất hiện trên bao bì thường là một điểm nhấn cho từng sản phẩm và đạt được điều này, một biểu tượng công ty hay tên thương mại có trên bao bì nếu thành công thì phải. - Phân biệt được và phải rất đặc trưng, có như vậy bản chất và cảm giác tự nhiên của sản phẩm có thể được nhận ra ngay và tạo ra một ấn tượng. - Thiết kế phải độc đáo điều này đạt được khi mẫu thiết kế sử dụng những cảm hứng từ sự vật xung quanh. - Mềm mỏng và dễ thích nghi cho những phương tiện truyền tải khác nhau nhưng không đổi. - Một sự sáng tạo mang tính thời đại như vậy nó sẽ là một cái gì khá hơn chứ không còn đơn thuần và chứa đựng các yếu tố kéo dài. Không có những quy tắc chuẩn để theo trong cuộc việc thiết kế. Biểu tượng của công ty hay tên thương mại. Nó là một sự đầu tư lâu dài, thử nghiệm và phân tích qua các phương pháp khác nhau, so sánh các sản phẩm, thu thập và phân tích những gì mà chúng ta thấy nghe ngóng và nắm bắt. Một biểu tượng công ty hay tên thương mại là sản phẩm của một quá trình chưng cất chắt lọc vô số các phần trái ngược vào một chủ thể gắn bó chặt chẽ rõ ràng. Và một khi đã hoàn thành thì sự cân bằng lại là chìa khóa để một biểu tượng công ty hay tên thương mại được tỏa sáng. Thiết kế túi xách: Phương tiện trung chuyển hàng hóa Nếu bạn nghĩ rằng nhưng chiếc túi xách tay chỉ là một phượng tiện hữu ích để có thể mang lại dễ dàng cho sản phẩm hàng hóa được mua sắm từ cửa hàng về nhà và ngược lại thì hãy suy nghĩa lại tính thực tiễn chỉ là một phần trong vấn đề này bởi vì với nhận thức ngày càng tăng người ta đầu tư nhiều trí tuệ hơn để nghiên cứu các thành phần cấu tạo dẫn đến sự bùng nổ về thiết kế chất lượng cao. Với những kiểu dáng cùng những phương tiện quảng cáo miễn phí và sẽ đem đến nhiều thú vị, ở đây có thể là một phụ tranh sang trọng hoặc một biểu tượng cao quý mà bạn có thể muốn có bên mình trong suốt một thời gian dài. Thực tế chỉ có một chiếc túi chắc chắn mới có thể là một điểm quảng cáo lâu dài. Ngay bây giờ chúng ta vẫn phải cố gắng tìm ra một kiểu mẫu và khi cái kiểu mẫu cần phải đưa ra thì sẽ trông như thế nào và những cái khả năng thực tế của phương tiện truyền thông đã và đang gây nên những thay đổi sâu sắc và thêm vào đó là phạm vi đối với những nhà kinh doanh và giao dịch hàng ngày của mình. Thuyết trình đồ án: Cây Nến (hay đèn cầy) đã đem lại ánh sáng cho loài người trong suốt hàng thế kỷ nay. Tuy nhiên, ít ai biết rõ về nguồn gốc của cây nến. Mặc dù lịch sử ghi nhận là cây nến đầu tiên là do những người Ai Cập cổ đại sử dụng cây nến lõi bấc, hay đuốc. Chúng được làm bằng những ruột cây ngâm ướt trong mỡ động vật được nấu chảy. Loại nến người Ai cập cổ xưa dùng không có tim nến như cây nến ngày nay. Người La Mã đã thêm vào tim nến, chúng được dùng để đi vào đêm tối, thắp sáng nhà cửa và những nơi thờ phụng. Giống như người Ai Cập cổ đại, người La Mã cũng sử dụng mỡ động vật của loài có sừng và mỡ cừu,  như thành phần chính yếu của cây nến. Vào thời Trung cổ, sáp ong (beewax) được sử dụng từ chất liệu mật ong được lấy từ tổ ong. Loại nến mật ong này được ghi nhận là một cải tiến so với loại nến cổ xưa vì chúng không tạo ra khói, hay những mùi độc hại khi được đốt cháy. Thay vào đó, loại nến sáp ong này cháy sạch và không độc hại. Tuy nhiên, chúng quá đắt, chỉ dành cho những người giàu có. Những người phụ nữ thuộc địa ở Châu Mỹ đầu tiên đã góp phần vào việc chế tạo nến khi họ phát hiện ra cách đun sôi những quả mộng của những bụi cây thanh mai (bayberry bushes) để tạo ra loại sáp có mùi hương ngọt ngào khi chúng được đốt cháy. Tuy nhiên, việc chiết xuất ra loại nến này từ cây thanh mai rất là thủ công đơn điệu và tốn nhiều thời gian. Kết quả là mức phổ biến của việc sử dụng loại cây làm nến này càng ít được sử dụng. Sự phát triển của ngành công nghiệp săn cá voi vào cuối thế kỷ 18 đem lạisự thay đổi lớn lao trong việc sản xuất nến từ thời Trung cổ, khi việc sử dụng dầu cá voi làm nến. Loại nến từ dầu cá voi này có chất lượng rất tốt và không tạo ra mùi độc khi cháy. Tuy vậy dầu từ cá voi rất khó kiếm. Những nhà lịch sử ghi nhận rằng loại nến đạt tiêu chuẩn đầu tiên được làm từ dầu cá voi. Trong suốt thế kỷ 19, sự phát triển to lớn đã ảnh hưởng đến việc sản xuất cây nến. Trong năm 1834, nhà phát minh Joseph Morgan đã giới thiệu một loại máy cho phép sản xuất liên tục cây nến bằng việc sử dụng trục lăn được đẩy bằng bit-ton giúp tạo ra những cây nến đặc ruột. Những phát triển xa hơn trong ngành sản xuất nến xuất hiện vào năm 1850 với việc sản xuất được sáp paraffin từ dầu hoả và than đá. Quá trình chưng cất phần còn lại sau việc tinh chế dầu thô, loại sáp trắng xanh được phát hiện là đốt sạch và không tạo mùi khó chịu. Một dấu hiệu tuyệt vời là giá trị kinh tế của chúng, sáp paraffin có giá trị kinh tế để sản xuất hơn những loại nến có trước đây. Vào cuối thế kỷ 19, hầu hết loại nến được sản xuất với chất liệu bao gồm paraffin và axit stearic. Ngày nay, loại nến chỉ được sử dụng tượng trưng cho lễ hội, cho những dấu hiệu của sự lãng mạn, các buổi nghi lễ và việc trang trí. Lao động đã giúp cho con người ngày càng hoàn thiện về sự khéo léo chân tay và trí tuệ phát triển, từ con người nguyên thuỷ sống theo bầy đàn trong hang động và nguồn nuôi sống chủ yếu bằng lao động hái lượm, săn bắn, thông qua lao động con người đã phát triển đến xã hội cao cấp hiện đại ngày nay. Trong lịch sử phát triển của loài người có lẽ việc tìm ra lửa là bước đột phá phát triển nhất, giúp tách rời phân biệt động vật cao cấp là con người ra khỏi mọi loài động vật khác. Lửa không chỉ làm chín thức ăn mà còn sưởi ấm, làm con người xích lại gần nhau. Trong các buổi tế lễ, lễ hội từ nguyên thủy cho tới xã hội hiện đại, người ta vẫn vui mừng nhảy múa xung quanh các đám lửa. Trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay dù là các buổi cắm trại đông người hoặc lãng mạn trong tính yêu đôi lứa, thậm chí giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã, hình ảnh một con người cô đơn ngồi bên đống lửa cũng khiến chúng ta xúc động. Lửa được duy trì ở đền đài, lăng tẩm, một số dân tộc trên thế giới còn thờ cả thần lửa. Một trong những vật nhỏ nhoi nhất để duy trì ngọn lửa, tạo khung cảnh ấm áp, lãng mạn là những ngọn nến. Cùng lịch sử phát triển của loài người, nến đã có lịch sử hàng ngàn năm phát triển. Từ xa xưa người ta dùng dầu của một số loại thực vật như cây cọ, dừa hoặc những nơi phát triển động vật thì người ta dùng mỡ cừu, dê để sản xuất nến. ở tầng lớp tăng lữ, quý tộc cao cấp thì người ta sử dụng sáp ong. Trước đây hàng trăm năm việc sản xuất và sử dụng nến được xã hội quản lý rất nghiêm khắc và chặt chẽ. Người ta quy định một khu dân cư chỉ được sản xuất và sử dụng một số lượng có hạn nhất định và phải báo cáo rõ năng suất sản xuất cũng như lượng hàng tồn kho. Việc quản lý chặt chẽ đó nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như nhằm quản lý việc giết mổ gia súc, chặt phá thực vật. Đối với hầu hết phần lịch sử được ghi chép lại nến đã trở thành một nguồn ánh sáng nhân tạo chính ở Bắc và Trung Âu. ở miền viễn Nam, nơi nhiệt độ rất cao, người ta có xu hướng dùng đèn dầu vì nến thường bị mềm và cong do độ nóng. Một chiếc đèn u với một chiếc bấc có một đầu được nhúng vào đồ đựng dầu, trong khi đó một chiếc nến, là một chiếc bấc được bao quanh bởi một lớp nhiên liệu rắn và do đó không cần có đồ đựng riêng. Cho đến thế kỷ 19, mỡ động vật được dùng làm nguyên liệu chính để làm nến. Mỡ động vật là chất béo từ động vật, thường được lấy từ cừu, lợn, dê và bò đã được lọc và làm sạch một phần. Mỡ động vật tạo khói và có mùi không dễ chịu khi đốt, nhưng chúng tương đối rẻ và đáng tin cậy. Vào năm 1860, nhà khoa học Michael Faraday đã chứng minh điều này tại buổi nói chuyện công khai. Khi đó ông đã đốt vài chiếc nến mỡ động vật được lấy ra từ thân tầu của chiếc tầu bị đắm. Mặc dù đã ngập chìm trong nước mặn 57 năm nhưng các chiếc nến này đã cháy một cách ổn định khi nó được đốt lên. Chất lượng tốt hơn và đắt hơn, đó là những loại nến được làm từ các sản phẩm động vật khác như sáp ong hoặc dầu cá lấy từ tinh cá voi. Sáp thực vật cũng được sử dụng nhưng ít hơn nhiều. Tại Trung Quốc sáp được lấy từ hạt của những cây mỡ. Tại Mỹ, những người khai hoang đã luộc các quả của bụi cây thanh mai và chiết chất sáp từ phần bã còn lại. Cây bụi xa mạc cũng mang lại một loại sáp hữu ích, và hiện đang rất cần đến để làm ra loại nến tự nhiên. Sự tiến bộ to lớn về nguyên liệu xuất hiện vào những năm 1820 khi chất stearin được khai thác. Stearin là một hợp chất hoá học được tạo ra từ mỡ tinh lọc (vì vậy nó còn được gọi là axit béo và thường được sử dụng trong việc chế tạo mỹ phẩm), stearin giúp cho nến cứng hơn, trong hơn tăng thời gian cháy và không bị xả. Trong suốt những năm 1850 nến được chiết xuất từ dầu thô. Sự xuất hiện sau đó của các phương tiện chạy bằng dầu và một ngành công nghiệp đồ sộ để cung cấp chất đốt cho các phương tiện này cũng đã đảm bảo một nguồn cung cấp ổn định các nguyên liệu làm nến cao cấp. Công nghệ làm nến ngày càng phát triển nhanh chóng, và được giữ ở mức không đổi trong hàng trăm năm qua. Những chiếc nến đầu tiên bao gồm một cây bấc được nhúng vào sáp lỏng hoặc mỡ động vật, và sau đó được để cứng. Những phần nhúng cây bấc như thế đã trở nên quen thuộc với người dân miền bắc và trung Âu cho đến thời gian gần đây. Khuôn nến chưa được phát minh cho đến thế kỷ thứ 15, và chỉ có thể dùng cho các loại nến mỡ động vật. Vì vào thời điểm đó sáp ong không được đúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21237.doc
Tài liệu liên quan