MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 4
3. Giới hạn của đề tài. 9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 9
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 10
6. Ý nghĩa. 11
7. Cấu trúc của khóa luận. 11
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 12
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề 12
1.1.1. Cơ sở lý luận. 12
1.1.2. Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập Lịch sử của học sinh ở trường trung hoc phổ thông hiện nay. 31
1.2. Phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử. 37
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 Ở LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 39
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cở bản của “Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975” trong sách giáo khoa lớp 12 THPT. 39
2.1.1. Vị trí. 39
2.1.2. Mục tiêu. 40
2.2. Yêu cầu khi xác định và sử dụng một số biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 lớp 12 THPT. 44
2.3. Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT. 48
2.3.1. Xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và học tập lịch sử nói riêng. 48
2.3.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ để đảm bảo tính toàn diện về nội dung kiểm tra, đánh giá. 50
2.3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá. 54
2.3.4 Kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận với phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 65
2.3.5. Tiến hành ra đề kiểm tra, thi theo quy trình đổi mới. 71
2.3.6. Cải tiến khâu coi, chấm kiểm tra, thi. 81
2.4. Thực nghiệm sư phạm. 83
2.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm. 83
2.4.2. Kết quả thực nghiệm. 84
2.4.3. Ý kiến của giáo viên và học sinh về việc sử dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh. 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAO KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10273 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đổi mới việc kiểm tra- Đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân, kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ nhằm đánh giá thành quả học tập của học sinh mà còn bao gồm cả đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Bên cạnh đó kiểm tra còn phải giúp cho học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu được đặt ra, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kỹ năng tự đánh giá. Tất cả điều đó đều nhằm đảm bảo cho kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
Ngoài ra, các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá cần có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Lý luận dạy học hiện đại đã nói đến vai trò tích cực, chủ động của học sinh như một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của quá trình dạy học “mọi sự tác động từ phía giáo viên chỉ là những tác động bên ngoài, khách quan, yếu tố quyết định chất lượng dạy học phải là hoạt động tư duy tích cực của chính bản thân người học” [20; tr.69].
Trong nhà trường truyền thống với phương pháp dạy học thụ động, giáo viên nắm vai trò chủ đạo truyền đạt kiến thức còn học sinh chỉ thụ động lắng nghe và ghi chép lại. Cách dạy và học như vậy không những không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh mà còn làm các em mất dần đi tư duy sáng tạo, độc lập của mình. Điều này đã không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay.
Hiện nay, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo những con người năng động, sáng tạo, thích ứng với môi trường xã hội mở cửa hội nhập quốc tế. Môi trường đó không dung nạp và phù hợp với những ai không chủ động tìm tòi, sáng tạo và vươn lên. Như vậy, rõ ràng cách dạy truyền thống đã không còn phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải gắn liền với việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Và đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Các biện pháp đưa ra để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh cần phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Có như vậy, các biện pháp đó mới đạt hiệu quả cao và có tác dụng tích cực.
Tóm lại, các biện pháp để đổi mới kiểm tra, đánh giá được nêu ra cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nói chung cũng như những yêu cầu khác như: lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng làm căn cứ và mục tiêu để đánh giá; đảm bảo chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá; phát huy tính tích cực học tập của học sinh … Thực hiện đúng các yêu cầu trên sẽ đảm bảo cho việc xây dựng và sử dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá một cách hợp lý và phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.
2.3. Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT.
Trên cơ sở những lý luận chung về kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đồng thời căn cứ vào thực trạng kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông hiện nay chúng tôi mạnh dạn nên lên một số biện pháp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử theo yêu cầu đổi mới.
2.3.1. Xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và học tập lịch sử nói riêng.
Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới trước hết phải đổi mới về quan niệm. Đó là nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học và là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Các thành tố này có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau trong đó kiểm tra, đánh giá được xem là thành tố cuối cùng của quá trình. Trước đây trong giáo dục thường chỉ quan tâm tới mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Khâu kiểm tra, đánh giá chỉ được xem xét dưới góc độ sao cho việc đánh giá được thuận tiện và khách quan hay nếu có thì cũng chỉ chú ý tới kiểm tra kiến thức. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, khi xã hội đòi hỏi những con người có năng lực thực hành, tư duy sáng tạo, tinh thần tích cực…thì cách thức kiểm tra, đánh giá như trên đã bộc lộ rõ những điểm hạn chế, yếu kém. Yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã trở nên cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình dạy học chỉ có thể có hiệu quả tối ưu nếu như giáo viên và học sinh thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá, các cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục- đào tạo, Sở Giáo dục- đào tạo phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây được coi là một biện pháp để đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Với quan niệm kiểm tra, đánh giá nghiêm túc không chạy theo thành tích, các nhà quản lý giáo dục phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện và đảm bảo việc thực hiện nó một cách có hiệu quả nhất. Các quy định, quy chế đưa ra phải đảm bảo hoàn thiện từ nội dung, hình thức đến phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá và có chỉ đạo cụ thể đến từng trường THPT.
Để công việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện tốt, ban lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá theo đúng các quy chế đã được đưa ra. Nhà trường không nên coi kiểm tra, đánh giá là một hoạt động cốt để lấy điểm, chạy theo thành tích mà cần nhận thấy kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Trong mỗi trường hoặc mỗi sở Giáo dục- Đào tạo nên xây dựng một ngân hàng đề thi, kiểm tra của các bộ môn để việc tiến hành kiểm tra, đánh giá được thuận lợi và đảm bảo tính khách quan.
Đối với giáo viên, phải được nắm vững lý luận về kiểm tra, đánh giá và các quy chế của việc kiểm tra, đánh giá thông qua việc tìm hiểu sâu các tài liệu bồi dưỡng của Bộ Giáo dục hoặc các lớp học bồi dưỡng của Sở Giáo dục hay nhà trường tổ chức. Việc giáo viên nắm vững lý luận và quy chế sẽ đảm bảo việc ra đề, chấm thi và coi thi đạt hiệu quả cao. Trong khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên mặc dù thực hiện đúng quy chế, quy định coi thi một cách nghiêm túc nhưng cũng cần tạo không khí thoải mái, không nên làm cho học sinh căng thẳng lo sợ dẫn đến tình trạng gian lận, thiếu sáng tạo, mất tự tin. Khi đánh giá giáo viên cần phải hết sức khách quan, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh và đưa ra các biện pháp sư phạm thích hợp cho từng đối tượng học sinh.
Việc triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Những thông tin phản hồi thu được từ quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ chính xác và đó là cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2.3.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ để đảm bảo tính toàn diện về nội dung kiểm tra, đánh giá.
Mục đích của nhà trường phổ thông là đào tạo những con người phát triển toàn diện, hài hòa, năng động, sáng tạo. Nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học, cơ bản hiện đại mà còn giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng cho các em. Do vậy, để đánh giá học sinh phải đánh giá một cách toàn diện những tiêu chuẩn trên. Đồng thời với xu hướng áp dụng phương pháp dạy học tích cực hiện nay việc kiểm tra, đánh giá cũng không chỉ đơn thuần là ghi nhớ sự kiện mà còn phải phát triển khả năng sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh. Nói cách khác việc kiểm tra, đánh giá học sinh cần đảm bảo tính toàn diện về nội dung trên cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Tuy nhiên muốn đánh giá toàn diện phải có chuẩn đánh giá toàn diện “chuẩn đánh giá chính là biểu hiện cụ thể mức tối thiểu/ mức độ chuẩn của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được”[3; tr.224]. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và đánh giá theo chuẩn được xem là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đã xác định “Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, từng hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình phổ thông, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục”[3; tr.227].
Như vậy, để đánh giá khách quan, chính xác chất lượng học tập của bộ môn cần dựa trên những tiêu chí được xây dựng từ các chuẩn nhằm kiểm tra được cả về số lượng tức lĩnh vực kiến thức và chất lượng tức mức độ nhận thức. Đề kiểm tra phải đảm bảo được toàn diện về nội dung trên cơ sở các chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ.
* Về mặt kiến thức:
Chuẩn kiến thức là yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa. Căn cứ vào chuẩn kiến thức đó giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh ở cả ba mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức.
Tri thức lịch sử bao giờ cũng mang tính cụ thể cao, nó bao gồm các sự kiện, nhân vật lịch sử, niên đại…Kiểm tra giúp học sinh nhớ sự kiện tức là đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ, tái hiện các sự kiện, khái niệm, quy luật lịch sử… Việc nhớ sự kiện là cơ sở giúp học sinh đi đến hiểu được nội dung bản chất của sự kiện đó một cách có hệ thống.
Ví dụ: Khi học bài 21 lịch sử lớp 12 “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)” ở mục III “ Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng Khởi” (1954- 1960)” học sinh phải nhớ được: Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển sang đấu tranh chống Mỹ- Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ dưới các hình thức như mít tinh, biểu tình… lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành mặt trận chống Mỹ- Diệm. Từ năm 1957 đến 1959 Mỹ- Diệm tăng cường khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Trước tình hình đó Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã quyết định nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ- Diệm. Phong trào đấu tranh lúc đầu nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Bắc Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)…sau lan ra khắp miền Nam và thành phong trào “Đồng Khởi” (1960). Sự thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã mở ra vùng giải phóng rộng lớn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1060.
Như vậy, sau khi học xong mục III học sinh có thể nhắc lại diễn biến của cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ- Diệm ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1960, đặc biệt là diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”.
Tuy nhiên, học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở ghi nhớ và tái hiện các kiến thức đã học mà còn phải hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Học sinh phải thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử cụ thể, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện đó để rút ra kết luận.
Cũng ví dụ trên để đo được mức độ hiểu của học sinh, giáo viên có thể nêu câu hỏi kiểm tra, đánh giá như sau:
“Tại sao nói phong trào “Đồng Khởi” (1959- 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?”.
Câu hỏi trên trước hết nhằm kiểm tra mức độ hiểu kiến thức của học sinh. Sau khi đã lĩnh hội được các sự kiện cơ bản của cách mạng miền Nam giai đoạn 1959- 1960 học sinh phải hiểu được ý nghĩa to lớn của phong trào “Đồng Khởi” là một bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Dựa vào các sự kiện đã được học, học sinh lựa chọn và phân tích các sự kiện đó để lý giải vì sao phong trào “Đồng Khởi” đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Đồng thời câu hỏi trên cũng đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo của học sinh khi vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề lịch sử. Học sinh trả lời không đơn thuần là trình bày các sự kiện y nguyên như sách giáo khoa hay bài giảng của giáo viên một cách máy móc mà các em còn phải so sánh giữa hai giai đoạn trước và sau “Đồng Khởi” để thấy được sự chuyển biến của phong trào cách mạng miền Nam.
Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức không chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ các sự kiện mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu sự kiện và biết vận dụng các sự kiện đó để nghiên cứu kiến thức mới hoặc vận dụng vào thực tiễn. Nói cách khác đề kiểm tra xây dựng dựa vào chuẩn kiến thức phải đạt được ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng về mặt kiến thức.
* Nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện kết quả phát triển kỹ năng thực hành bộ môn.
Yêu cầu của xã hội đặt ra với ngành giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có năng lực thực hành cao, thích ứng với môi trường năng động của xã hội hiện đại. Vì vậy nhiệm vụ ở nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh về kiến thức lý thuyết mà phải giúp các em phát triển năng lực thực hành. Đối với bộ môn lịch sử yêu cầu đặt ra là phải phát triển cho học sinh năng lực thực hành bộ môn cũng như năng lực thực hành trong cuộc sống. Do đó, trong kiểm tra phải có những câu hỏi nhằm phát triển kỹ năng cũng như là kiểm tra kỹ năng của học sinh.
Ví dụ sau khi học xong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973)” giáo viên có thể đưa ra câu hỏi kiểm tra như sau:
“Em hãy lập bảng so sánh hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ 1965 đến 1973?”
Với câu hỏi trên giáo viên sẽ kiểm tra được kỹ năng thực hành lập bảng so sánh của học sinh. Trên cơ sở đó đánh giá kỹ năng của học sinh và có biện pháp điều chỉnh thích hợp với từng đối tượng học sinh.
* Nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện yêu cầu về giáo dục, tư tưởng, tình cảm của học sinh.
Lịch sử là môn học có ưu thế và nhiệm vụ trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Những con người và những sự kiện, hiện tượng thực trong quá khứ có sức tuyết phục và có sức rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Những sự kiện đó trước hết giáo dục cho thế hệ trẻ lý tưởng, trách nhiệm của mình đối với đất nước, lòng tự hào trước những chiến công của cha anh, những thành tựu vật chất tinh thần mà cha ông để lại, qua đó khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc… Chính vì vậy, trong kiểm tra, đánh giá cũng cần có những câu hỏi mang nội dung giáo dục.
Ví dụ, sau khi học xong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973)” giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau:
“Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?”
Trả lời câu hỏi này học sinh không những phải nắm được về cơ bản sự kiện chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mà còn phải hiểu được ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện này. Qua câu trả lời của học sinh giáo viên sẽ đánh giá được nhận thức của học sinh về cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam mà đặc biệt là hành động bắn phá miền Bắc năm 1972, học sinh cũng phải thấy được tinh thần chiếu đấu anh dũng của nhân dân ta quyết tâm bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, một đề kiểm tra được coi là toàn diện về nội dung khi nó đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ba mục tiêu đó trong dạy học lịch sử có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển chỉ có thể hình thành trên cơ sở nắm vững kiến thức đồng thời chính việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Vì vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá về mặt nội dung là phải đánh giá toàn diện cả ba mặt trên.
2.3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá.
Vấn đề đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá đã trở thành yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại và những yêu cầu của thực tế chúng tôi đề xuất một số hình thức kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu đổi mới như sau:
2.3.3.1. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh kết hợp với kiểm tra, đánh giá của giáo viên.
Quá trình dạy học là quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Đây là một quá trình hoạt động luôn luôn thay đổi, phát triển và có mối liên hệ xuôi- ngược. Việc truyền đạt thông tin của giáo viên tới học sinh là con đường liên hệ xuôi. Trong quá trình học tập học sinh thu được hai tín hiệu ngược là nhờ kết quả kiểm tra, đánh giá do giáo viên tiến hành (liên hệ ngược ngoài) và tự kiểm tra, đánh giá của mình (liên hệ ngược trong). Do vậy, học sinh cần tận dụng việc kiểm tra, đánh giá của thầy, đồng thời tiến hành có hệ thống việc tự kiểm tra, đánh giá của mình để củng cố và hiểu sâu sắc hơn kiến thức như:
* Tái hiện lại kiến thức lịch sử đã học
“ Tái hiện là quá trình làm sống lại nội dung đã được ghi nhớ và giữ gìn”. Quá trình tái hiện những kiến thức lịch sử được biểu hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng. Qua tái hiện học sinh tự kiểm tra được trình độ kiến thức của bản thân để tự khắc phục, tái hiện kiến thức thể hiện bằng các hoạt động sau:
- Tự lập và nhớ lại dàn ý bài học.
Ví dụ: Học xong tiết 2 của bài 23 “Khôi phục và phát tiển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973- 1975)”, khi học ở nhà, học sinh cần nhớ lại những kiến thức cơ bản của bài thông qua lập dàn ý theo nội dung đã học như: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Việc nhớ lại và lập dàn ý của bài học đã giúp cho học sinh tái hiện lại những kiến thức được tiếp thu trên lớp, củng cố lại một lần nữa để các em nhớ sâu và hiểu kỹ hơn.
- Hình dung nhớ lại những sự kiện, khái niệm theo dàn ý đã lập.
- Tự trình bày hoặc trao đổi với bạn về dàn ý đã lập.
Sau khi nhớ lại những nội dung cơ bản của bài đã học theo dàn ý đã lập, học sinh sẽ tiến hành tự trình bày hoặc trao đổi với bạn những nội dung kiến thức đó. Hoạt động này vừa có tác dụng củng cố lại những kiến thức đã tiếp thu một cách sâu sắc vừa rèn luyện cho học sinh tính tự giác học tập và khả năng trình bày, lập luận những vấn đề lịch sử.
* Tự giải quyết bài tập về nhà do giáo viên đưa ra.
Theo như ý kiến của các giáo viên ở trường THPT thì ra bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà là một hình thức giúp các em tự kiểm tra, đánh giá. Khi điều tra học sinh chúng tôi cũng nhận thấy có 76/200 học sinh coi hoàn thành bài tập do giáo viên đặt ra là một hình thức tự kiểm tra, đánh giá.
Hoàn thành các bài tập về nhà sẽ giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã học và rèn luyện được các kỹ năng, kỹ xảo. Để có thể làm tốt bài tập học sinh trước hết cần xác định được yêu cầu cụ thể của bài tập, sau đó nghiên cứu lại sách giáo khoa hoặc tìm tài liệu tham khảo (nếu có) theo sự định hướng của giáo viên rồi mới tiến hành làm bài tập (nếu bài tập là câu hỏi tự luận thì cần thiết phải lập đề cương sau đó mới viết).
Ví dụ: sau khi học xong bài 21 lịch sử lớp 12 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)” giáo viên có thể đưa ra hệ thống bài tập về nhà cho học sinh như sau:
1. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (27/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sau 10 năm khôi phục, cải tạo: “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc anh (chị) hãy chứng minh câu nói trên.
Học sinh phải độc lập suy nghĩ dưới sự hướng dẫn của giáo viên đề hoàn thành bài tập. Khi làm bài tập học sinh sẽ tái hiện lại được những kiến thức cơ bản đã được tiếp thu đồng thời vận dụng các kiến thức đó để giải quyết yêu cầu của đề bài ra.
* Tập trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa
Các câu hỏi ở cuối mỗi mục, mỗi bài là một bộ phận kênh chữ trong sách giáo khoa, nó chính là sự thể hiện kiến thức cơ bản mà giáo viên và học sinh cần lưu ý.
Học sinh tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa ở cuối mỗi mục, mỗi bài nhằm rèn luyện cho mình khả năng tái hiện, tưởng tượng, ghi nhớ nhất là khả năng tư duy và trình bày một vấn đề lịch sử. Để thực hiện hình thức tự kiểm tra, đánh giá này học sinh cần tiến hành các công việc sau:
- Xác định yêu cầu của câu hỏi.
- Xác định nội dung của câu trả lời có trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Học sinh phải nghiên cứu lại sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo để xem phần kiến thức cần áp dụng để trả lời câu hỏi. Làm như vậy mới có cơ sở để trả lời câu hỏi một cách chính xác và khoa học nhất.
- Dự kiến các câu trả lời dưới dạng dàn ý: đây là một thao tác rất quan trọng, bởi nó phát triển cho học sinh tư duy logic. Dàn ý được lập càng chi tiết thì việc trả lời càng chính xác rõ ràng.
- Tái hiện những kiến thức có liên quan để trả lời. Sau khi đã có được dàn ý sơ lược hay chi tiết, học sinh lần lượt vận dung các kiến thức đã tiếp thu để trả lời câu hỏi.
- Tập trình bày câu trả lời dưới dạng một vấn đề lịch sử.
Ví dụ “Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?”
Học sinh cần lần lượt thực hiện các thao tác sau:
- Xác định yêu cầu của câu hỏi: khái quát lại những thành tựu trong việc chi viện cho miền Nam từ năm 1965- 1973 của miền Bắc.
- Nội dung để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên.
- Dàn ý:
+ 1965- 1969: miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào miền Nam chiến đấu, gửi vào miền Nam hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng, lương thực, thực phẩm…
+ 1969- 1971: miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của miền Nam: trong 3 năm hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ trong đó có 60% bổ sung cho chiến trường miền Nam và cho các chiến trường Lào, Campuchia; khối lượng vận chất đưa vào miền Nam trong 3 năm tăng gấp 1,6 lần 3 năm trước đó.
+ 1972: có 22 vạn thanh niên miền Bắc được bổ sung cho chiến trường miền Nam và hàng chục vạn khối lượng vật chất.
Sau khi đã lập được dàn ý chi tiết trên, học sinh tiếp tục tái hiện lại tri thức đã học và tập trình bày một vấn đề lịch sử sao cho trôi chảy, logic chặt chẽ. Như vậy, tập trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa là một biện pháp tự kiểm tra, đánh giá của học sinh rất có hiệu quả.
Việc tự kiểm tra, đánh giá của học sinh có liên quan chặt chẽ đến việc tự học. Việc tự học này phụ thuộc rất lớn ở thái độ học tập, sự nỗ lực của từng học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình dạy học giáo viên cần thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh đồng thời học sinh cũng phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.
2.3.3.2. Sử dụng bài tập về nhà nhằm kiểm tra, đánh giá học sinh và giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.
Thực tế dạy học từ trước tới nay cả giáo viên và học sinh đều quan niệm rằng học lịch sử thì không cần bài tập, nếu có thì chỉ là những câu hỏi có tính hình thức mà không chú ý tới việc ra các bài tập thật sự phát triển hoạt động nhận thức độc lập của học sinh.
Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử có vai trò quan trọng trọng việc củng cố tri thức lịch sử cho học sinh. Nó là một trong những biện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, trong đó đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo của các em. Sử dụng các dạng bài tập còn là hình thức quan trọng để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bởi khi hoàn thành bài tập học sinh sẽ tự nhận thấy những thiếu sót của mình còn giáo viên sẽ nắm bắt được trình độ nhận thức của học sinh.
Bài tập lịch sử không phải là lời dặn dò chung chung của giáo viên vào cuối giờ học mà nó mang nội dung rộng và đòi hỏi tư duy, trí tuệ của học sinh.
Bài tập lịch sử được xây dựng trên cơ sở một số sự kiện quan trọng, một số bài học, một chương hay một quá trình học tập. Nó khơi dậy tư duy của học sinh ở vùng phát triển gần nhất đồng thời nó lại yêu cầu cao đối với các em nhằm khắc sâu, củng cố vững chắc bài học và hoàn thiện kiến thức.
Bài tập lịch sử rất đa dạng và phong phú, có thể phân chia thành: bài tập nhận thức, bài tập thực hành bộ môn, bài tập trắc nghiệm…Trong dạy học lịch sử có thể sử dụng một số loại bài tập về nhà như sau:
*Bài tập dưới dạng câu hỏi tổng hợp
Nội dung loại bài tập này không phải là sao chép lại những gì đã học trên lớp mà phải yêu cầu học sinh xem xét lại những sự kiện đã học những đặt trong mối quan hệ khác, đòi hỏi phát hiện thêm một khía cạnh mới của vấn đề hoặc làm cho kiến thức đã biết thêm sâu sắc:
Ví dụ: sau khi nghiên cứu xong về “Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” trong tiết 2 bài 22 lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT.doc