MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ CỦA ĐỒNG YÊN HIỆN NAY QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ VỀ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI-TÀI CHÍNH NHẬT BẢN 4
1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây 5
1.1. GDP, một trong những yếu tố quyết định sức mạnh đồng tiền của một nền kinh tế 5
1.2. GDP của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới 6
1.2.1. Quy mô GDP của Nhật Bản 6
1.2.2. Triển vọng tăng trưởng GDP trong thời gian tới 7
2. Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản 11
2.1. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp Nhật Bản 11
2.2. Tình hình và xu hướng sản xuất công nghiệp Nhật Bản 12
2.2.1.Tình hình sản xuất công nghiệp Nhật Bản 12
2.2.2. Xu hướng sản xuất công nghiệp Nhật Bản 14
3. Quan hệ thương mại quốc tế 14
3.1. Tỷ trọng thương mại quốc tế của Nhật Bản 15
3.2. Cán cân thương mại của Nhật Bản 15
3.3. Chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản 18
3.3.1. Đặc điểm của chính sách ngoại thương thời gian gần đây: 18
3.3.2. Những nét mới trong chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản 20
4.Tình hình hệ thống ngân hàng và dự trữ vàng, ngoại tệ của nhật bản 21
4.1. Tình hình hệ thống ngân hàng của Nhật Bản 21
4.2. Dự trữ vàng và ngoại tệ 23
5. Cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản 24
5.1. Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến đồng tiền quốc gia 24
5.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế 24
5.1.2. Ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế đến đồng tiền quốc gia 25
5.2. Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế của nền kinh tế Nhật 25
5.2.1. Tình trạng dư thừa cán cân thanh toán vãng lai và thiếu hụt cán cân di chuyển vốn là đặc trưng của nền kinh tế Nhật 25
5.2.2. Xu hướng biến động và điều chỉnh cán cân thanh toán của Chính phủ Nhật Bản 28
6. Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng Yên Nhật Bản 29
6.1. Vấn đề đồng Yên mạnh với nền kinh tế Nhật Bản 30
6.1.1. Ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá sản xuất tại Nhật Bản 30
6.1.2. Ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp: 30
6.1.3. Sự “trống rỗng” của sản xuất trong nước 30
6.2. Tỷ giá hối đoái đồng Yên hiện nay và xu hướng biến động 31
6.2.1. Tỷ giá hối đoái đồng Yên 31
6.2.2. Xu hướng biến động tỷ giá 32
6.3. Lý thuyết chung về khả năng chuyển đổi của đồng tiền 32
6.4. Khả năng chuyển đổi của đồng Yên Nhật Bản 33
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG YÊN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHÂU Á 35
1. Chính sánh tiền tệ của Nhật Bản từ năm 1998 đến nay 35
1.1. Sự lựa chọn chính sách tiền tệ của Nhật Bản 35
1.2. Những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhật Bản từ năm 1998 đến nay 38
1.2.1. Về chính sách tín dụng 38
1.2.2. Chính sách ngoại hối 40
1.2.3. Chính sách đối với ngân sách 41
1.3. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ nới lỏng đối với nền kinh tế và triển vọng 42
2. Vai trò của đồng Yên đối với thị trường tiền tệ Châu Á 43
2.1. Vai trò thanh toán quốc tế của đồng Yên 45
2.1.1. Vấn đề đồng tiền thanh toán quốc tế 45
2.1.2. Đồng Yên trong hoạt động thanh toán quốc tế 45
2.2. Đồng Yên trong lĩnh vực đầu tư quốc tế của Nhật Bản tại châu á 48
2.2.1. Đầu tư của Nhật Bản vào các nước châu á 48
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tài chính của Nhật Bản 52
3. Ảnh hưởng của đồng Yên đối với thị trường tiền tệ Châu Á 58
3.1 Đồng Yên mạnh ảnh hưởng tới Châu Á 58
3.2. Vấn đề dùng đồng Yên làm đồng tiền trung tâm khu vực Châu Á 59
3.2.1. Vấn đề thành lập quỹ tiền tệ Châu Á 60
3.2.2. Vấn đề nâng cao ảnh hưởng của đồng Yên tại thị trường tiền tệ Châu Á 62
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG KẾT QUẢ TỪ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 65
1. Vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động ngoại thương Việt Nam- Nhật Bản 66
1.1. Đánh giá tình hình quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản 66
1.1.1. Một vài nét chung 66
1.1.2. Về tình hình xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam 67
1.1.3. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: 69
1.2. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 70
1.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại Việt Nam- Nhật Bản 71
2. Vận dụng kết quả nghiên cứu trong việc thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản 75
2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam 75
2.2. Phương hướng phát triển quan hệ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 77
2.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu để tăng nhanh vốn FDI của Nhật Bản 79
3. Vận dụng kết quả nghiên cứu trong việc thu hút vốn ODA của Nhật Bản 80
3.1. Đánh giá tình hình vốn viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam 80
3.1.1. Về vai trò vốn ODA với phía Việt Nam 80
3.1.2. Về vai trò vốn ODA với phía Nhật Bản 82
3.2. Phương hướng phát triển nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản cho Việt Nam 83
3.3. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA của Nhật Bản 83
4. Vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm đẩy mạnh các quan hệ đối ngoại khác với Nhật Bản 86
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đồng yên Nhật Bản hiện nay và ảnh hưởng của nó đến thị trường tiền tệ Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệt. Tháng 2/1999 NHTWNB đã thực hiện chính sách lãi suất bằng 0. Mức lãi suất này ngoài mục tiêu kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, còn nhằm giảm đi số tiền lãi cần phải trả nợ khi nợ của chính phủ và nợ của các công ty đã phình ra tới mức có thể phá vỡ nền kinh tế Nhật Bản. Sau khi xoá bỏ vào tháng8/2000, vào tháng 12/2001 NHTW lại thông qua chính sách lãi suất bằng 0 và giới thiệu phương thức cho vay theo kiểu Lombard( là cách cho vay thế chấp chứng khoán, tín dụng), cộng thêm sự nới lỏng hơn về số lượng cho vay.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách lãi suất bằng 0, NHTWNB còn quy định mức dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng rất thấp nhằm tăng mức tín dụng, giảm phí dịch vụ trong việc mua bán các giấy tờ có giá…
Như vậy, việc chuyển từ mục tiêu lãi suất sang số lượng trong chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản là một bước chuyển quan trọng nhằm kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
1.2.2. Chính sách ngoại hối
Đây là chính sách nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoại, phục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm trong xã hội và bảo đảm chủ quyền tiền tệ của một đất nước.
Luật quản lý ngoại hối mới ban hành năm 1997 nằm trong cải cách hệ thống tài chính của Nhật Bản cho phép các cá nhân được sử dụng ngoại tệ một cách tự do, người Nhật được tự do chuyển tiền ra nước ngoài, các nhà xuất khẩu Nhật được phép quyết toán bằng ngoại tệ, tự do trao đổi ngoại tệ tại các máy đổi tiền, không bắt buộc phải đến ngân hàng như trước đây. Điều này làm cho hoạt động ngoại tệ tại Nhật Bản được thông thoáng hơn và chi phí hoạt động cũng giảm đi rất nhiều. Đây là một biện pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển của đồng Yên với vai trò một đồng tiền chuyển đổi mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Như đã nghiên cứu ở trên, xuyên suốt nhiều năm nay, vấn đề tỷ giá hối đoái khiến cho chính phủ Nhật Bản nhức đầu là vấn đề đồng Yên mạnh. Nhằm làm giảm giá đồng Yên, NHTW Nhật Bản đã nhiều lần can thiệp bằng việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế hoặc thay đổi mức mua bán chứng khoán trong nước và quốc tế trên thị trường mở. Kết qủa góp phần giữ một tỷ giá hối đoái thích hợp nhằm tới mục tiêu phục hồi nền kinh tế, ổn định đồng Yên.
1.2.3. Chính sách đối với ngân sách
Đây là chính sách nhằm bảo đảm cung ứng phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợp ngân sách Nhà nước bị thâm hụt. Phương thức cung ứng tối ưu là NHTW cho ngân sách nhà nước vay theo kỳ hạn nhất định, dần dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Nhằm ngăn chặn sự suy thoái kinh tế với sự phá sản của hàng loạt công ty và ngân hàng, Chính phủ đã không ngừng thực hiện chính sách mở rộng chi tiêu. Trong những năm 1990, Nhật Bản đã có 11 chương trình kích thích kinh tế cả gói với tổng số tiền lên tới 130000 tỷ Yên như là một phần ngân sách bổ xung1 (Fiscal reform subcommitte preliminary report, June 8,2001)
. Từ năm 1994, ngoài phần công trái xây dựng, Chính phủ đã phát hành công trái bù thiếu hụt và loại công trái này trong mấy năm gần đây ngày một tăng và như vậy có nghĩa nợ của chính phủ cũng tăng nhanh. Người ta ước tính NHTW đã mua 80% trái phiếu của Chính phủ. Mức độ phụ thuộc vào trái phiếu Chính phủ trong chi tiêu ngân sách của Nhật Bản năm 1999 là 43,3%, trong khi các nước phát triển khác chỉ ở mức trên 10%. Điều đó chứng tỏ Nhật Bản đang ở trong tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.
Tóm lại, qua 3 chính sách cụ thể trên có thể rút ra 2 đặc điểm cơ bản của CSNLTT của Nhật Bản là: Thứ nhất, Nhật Bản đã sử dụng triệt để công cụ lãi suất và cung ứng tiền (2 vũ khí lợi hại nhất của CSTT) trong CSTT của mình. NHTWNB đã liên tục điều chỉnh chính sách lãi suất và nhìn chung có xu hướng giảm dần và tiến đến mức lãi suất 0. Với mức lãi suất này NHTW đã cung cấp một số lượng vốn lớn cho thị trường tiền tệ. Thứ hai là để đảm bảo ảnh hưởng dài hạn của chính sách này, làm cho các nhà đầu tư và dân chúng yên tâm, NHTWNB cam kết sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ cho đến khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định ở mức 0 hoặc trên 0%.
1.3. ảnh hưởng của chính sách tiền tệ nới lỏng đối với nền kinh tế và triển vọng
Tác động đầu tiên của CSTT là góp phần thúc đẩy sự hồi phục kinh tế bằng việc cung cấp một lượng vốn lớn, kết thúc sự đóng băng tín dụng, tăng nguồn tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phục hồi này thể hiện ở mức tăng trưởng kinh tế năm 2002, dự kiến năm 2003, mức tăng tài khoản vãng lai, tăng xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ…(những chi tiết đã phân tích trong chương một của đề tài).
Tác động thứ hai là đã thúc đẩy ngân hàng tự xử lý những khoản nợ khó đòi. Kết thúc năm tài chính 2001, 12 ngân hàng lớn của Nhật Bản đã xoá bỏ 7500 tỷ Yên nợ khó đòi ra khỏi tài khoản có của mình. Nếu theo đúng tiến độ mà chính phủ đã đề ra thì đến tháng 3/2004, Nhật Bản sẽ xử lý dứt điểm vấn đề nợ khó đòi.
Tuy nhiên, mặc dù có những kết quả tốt nhưng kinh tế Nhật Bản vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn. Trước hết là sự gia tăng của các khoản nợ khó đòi và sự phá sản của các công ty. Việc làm sạch hệ thống ngân hàng, xoá bỏ các khoản nợ khó đòi trong bảng tổng kết tài khoản của các ngân hàng là cần thiết trong dài hạn, nhưng tốc độ của nó trong ngắn hạn có thể gây ra nhiều sự phá sản và thất nghiệp hơn. Theo thống kê của Bộ tài chính Nhật thì trong năm 2002 Nhật Bản có đến 19.087 vụ phá sản với số nợ lên tới 13.782 tỷ Yên. Còn thất nghiệp thì ở mức trên 5%. Ngoài ra, gánh nặng giảm phát vẫn cứ dai dẳng kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách thì nói rằng họ hoàn toàn bất lực đối với việc “loại trừ” căn bệnh này.
Trước những diễn biến trên cộng với một tương lai bất ổn của kinh tế thế giới cũng như sự điều chỉnh trong khu vực công nghệ thông tin, các nhà đầu tư Nhật Bản thêm tâm trạng không muốn chịu rủi ro. Họ nghĩ rằng với sự sụt giảm của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thế giới như hiện nay thì chi phí đầu tư sẽ lớn hơn và lợi nhuận giảm xuống thấp hơn.
Vì vậy, CSTT của Nhật Bản chỉ thực sự phát huy tác dụng khi cải cách tài chính của Nhật Bản được tiến hành đồng thời với cải cách cơ cấu và giải quyết nợ khó đòi.
2. Vai trò của đồng yên đối với thị trường tiền tệ châu á
Đồng Yên là đồng tiền mạnh nhất châu á, điều đó đã được thừa nhận. Từ thập niên 1980, đã có nhiều ý kiến cho rằng châu á trong tương lai sẽ là khu vực của đồng Yên. Tuy nhiên, trên thực tế, đồng Yên đã không thể hiện đúng vai trò của nó để tương xứng với tầm vóc của nền kinh tế Nhật Bản tại châu á và trên thế giới. Tại sao đồng tiền mạnh nhất châu á này từ trước tới nay lại không được sử dụng nhiều trong cả thương mại quốc tế và giao dịch tài chính quốc tế tại châu á?
Điều đó có lẽ có thể lý giải bởi hai nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, trong hơn một thập kỷ trước khi khủng hoảng, đồng tiền châu á được cố định theo đôla Mỹ. Ngoại trừ trường hợp Nhật Bản, các nền kinh tế bị khủng hoảng như : Indonesia, Hàn Quốc, Malaisia, Philippin và Thái Lan, cũng như các nền kinh tế không bị khủng hoảng: Hồng Kông, Singgapo và Đài Loan đều tổ chức chính sách tiền tệ của nước mình theo cách duy trì tỷ giá hối đoái khá ổn định với đôla Mỹ.
Thứ hai, do ngay bản thân Nhật Bản trong các giao dịch với nước ngoài cũng không nỗ lực sử dụng nhiều đồng bản tệ.
Thế nhưng, do khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, kinh tế châu á- nhất là những quốc gia trước đó có sự tăng trưởng cao và ổn định như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc đã chịu những thiệt hại to lớn. Chế độ tỷ giá như trước đây của những nước này thể hiện rõ điểm yếu. Nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng một đồng tiền ổn định hơn đồng đôla làm đồng tiền trung tâm cho khu vực. Đồng tiền trung tâm đó là đồng Yên. Chính trong bối cảnh khủng hoảng đó, chính Nhật Bản đã nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm giá trị đồng tiền nước mình, là một trong những cơ sở cho việc duy trì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giữ nguyên giá, ngăn cho nền kinh tế châu á không bị trượt dốc thêm nữa.
Vai trò của Nhật Bản tại châu á đã được thừa nhận và việc hình thành ba cực tiền tệ trên thế giới cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu và nhiều hội nghị quốc tế đề cập tới.
Cực thứ nhất là khu vực đồng đôla Mỹ. Đây sẽ là khu vực bao gồm: Mỹ, các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, các nước Địa Trung HảI và một số nước châu á - Thái Bình Dương. Đồng đôla Mỹ sẽ là đồng tiền có tư cách ngang bằng với đồng tiền nội địa ở những nước này dưới dạng đôla hoá hoàn toàn hoặc chế độ bản vị tiền tệ.
Cực thứ hai là khu cực đồng Euro. Đây sẽ là khu vực gồm bản thân các nước thuộc Liên minh châu Âu, các nước Trung và Đông Âu, các nước Tây Phi, Trung Phi và một phần Bắc Phi. Trong đó, cùng với việc gia nhập liên minh tiền tệ châu Âu, đồng tiền nội địa của một số nước sẽ được thay thế bằng đồng Euro còn đồng tiền của các nước khác sẽ cố định vào Euro dưới hình thức cố định cứng( như chế độ bản vị tiền tệ chẳng hạn).
Còn cực tiền tệ cuối cùng được hình thành là khu vực phát triển năng động châu á, bao gồm các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Một cơ chế tiền tệ chung cho khu vực với đồng Yên là đồng tiền chủ đạo và là mỏ neo cho các đồng tiền khác.
Chính xác rằng việc thúc đẩy, duy trì được kinh tế châu á phát triển, thoát khỏi suy thoái có vai trò rất lớn của nền kinh tế Nhật Bản. Trong đó ảnh hưởng của đồng Yên là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, “ Nếu đồng yên không được sử dụng nhiều hơn tại khu vực thì vạn nhất xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ như năm 1997 thì Nhật Bản cũng bó tay”1 -Arawa yama, giáo sư kinh tế đại học Nagoya, Sogorenshyu ngày 29/05/2000”
. Việc đẩy mạnh quốc tế hoá đồng yên có ý nghĩa lớn đối với khu vực, cụ thể hơn, nó đem lại các lợi ích sau:
Một là, tăng quy mô xuất khẩu của châu á vào Nhật Bản.
Hai là, tăng việc thu hút đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản.
Ba là, tránh rủi ro hối đoái và giảm các khoản nợ tính bằng yên.
Bốn là, nâng cao sức mạnh khu vực ngang tầm với châu Mỹ và European.
Như vậy, việc nâng cao vai trò quốc tế đồng yên là rất quan trọng với các nước châu á. Vậy trên thực tế, đồng yên đã được quốc tế hoá ở mức độ nào?, vai trò của nó đã được thể hiện cụ thể trong thanh toán quốc tế ra sao?
2.1. Vai trò thanh toán quốc tế của đồng Yên
2.1.1. Vấn đề đồng tiền thanh toán quốc tế
Trong quan hệ thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Việc lựa chọn đồng tiền nào cũng phải đảm bảo giữ vững giá trị thực tế của thu nhập bằng ngoại tệ hoặc nội tệ của các bên khi có những biến động của tiền tệ xảy ra. Do vậy, các bên thường chọn những đồng tiền mạnh, ổn định của những nền kinh tế có uy tín trên thế giới làm đồng tiền thanh toán.
Qua phân tích ở chương một, ta thấy đồng yên Nhật Bản có địa vị mạnh trên thị trường tiền tệ thế giới. Và trên thực tế, địa vị của Yên Nhật Bản, Mác Đức, trong những năm gần đây được nâng cao nhờ cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán vãng lai của hai nền kinh tế này thường dư thừa, nhưng các đồng tiền này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế như bảng Anh và đôla Mỹ, vì tỷ trọng xuất nhập khẩu trong mậu dịch quốc tế của các nước này chưa lớn lắm so với Anh, Mỹ và khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế của thị trường ngoại hối ở các nước này không nhiều bằng London và New York.
2.1.2. Đồng Yên trong hoạt động thanh toán quốc tế
Nhật Bản có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong vai trò thanh toán quốc tế khi mà Nhật Bản là quốc gia có nền tài chính và thương mại khổng lồ. Với tư cách đồng tiền quốc gia của Nhật Bản, đồng Yên trong nhiều năm qua đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ nghiệp vụ giao dịch thanh toán quốc tế nào đồng Yên cũng thể hiện được nhiệm vụ của nó. Các chuyên gia tiền tệ vẫn nhận định rằng hiện nay mức độ quốc tế hoá của đồng Yên còn thấp và cần đẩy mạnh hơn nữa ( Bảng 15 )
Bảng 15: Quy mô kinh tế và đồng tiền Âu-Mỹ-Nhật
GDP Kim Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
(2000) ngạch đồng tiền đồng tiền đồng tiền đồng tiền đồng tiền
XNK trong trong trong trong trong
(2000) TMQT tài khoản tiền nợ dự trữ giao dịch
(1992) NH nước các nước ngoại tệ ngoại hối
phát triển đang pt thế giới thế giới
(2002) (1996) (2000) (2001)
Ghi chú : -Theo thứ tự từ dưới lên: Nhật (yên), Mỹ (đôla), Khu vực châu âu (EURO), Phần còn lại thế giới.
-Trong tỷ lệ đồng tiền trong TMQT và tỷ lệ tiền nợ các nước đang phát triển thì khu vực đồng EURO bao gồm cả bảng Anh
Nguồn:- World bank, World Development Indicator 2002
IMF, World economic outlook, October 1997
Số liệu thống kê của BIS
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy đồng Đôla Mỹ là đồng tiền chủ đạo trong hệ thống tài chính-tiền tệ thế giới. Thể hiện là đồng tiền đóng vai trò thước đo giá trị quốc tế, phương tiện thanh toán quốc tế và công cụ dự trữ quốc tế.
Tuy không giữ vai trò chủ đạo như Đôla Mỹ nhưng đồng Yên Nhật Bản cũng có một vai trò rất quan trọng trong thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Tại thị trường giao dịch ngoại hối, vai trò của đồng Yên chiếm trên 12%(trong khi đồng đôla Mỹ chiếm trên 50%). Điều này có được một phần nhờ vào cuộc cải cách hệ thống tài chính “Big Bang”. Đây là một chương trình giải quy tài chính bắt đầu từ ngày 1/4/1998 và đã hoàn thành vào năm 2001. Mục tiêu cơ bản của “Big Bang” là làm cho thị trường tài chính Nhật Bản trở nên năng động, linh hoạt, tự do, công bằng và minh bạch hơn, để sánh ngang tầm với các trung tâm tài chính quốc tế như New york, Luân Đôn, tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường Nhật Bản với vai trò quan trọng hơn và buộc các tổ chức tài chính Nhật Bản phải chấp nhận cạnh tranh theo nguyên tắc tự do kinh tế. Ngoài ra, “Big Bang” còn thực hiện việc nới lỏng những hạn chế trong hoạt động ngoại tệ, đẩy mạnh mức độ quốc tế hoá của thị trường tài chính Nhật Bản. Khác với những quy định quản lý ngoại hối ngặt nghèo trước đây, từ ngày 1/4/1998, các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước được phép tự do kinh doanh trên thị trường tiền tệ Nhật Bản. Biện pháp này sẽ góp phần làm đồng Yên có được một vị thế vững chắc trong nền kinh tế thế giới. Trong tương lai, đây là một kênh dẫn vốn rất quan trọng trong việc mở rộng ảnh hưởng hơn nữa của đồng Yên tới thị trường tiền tệ Châu á.
Tuy nhiên, đồng Yên trong tài khoản ngân hàng các nước phát triển và trong dự trữ ngoại tệ các nước trên thế giới còn thấp (không được tới 8%). Ngược lại, vai trò đồng đôla trong các nghiệp vụ này rất lớn, đặc biệt là trong dự trữ ngoại tệ các nước trên thế giới (chiếm gần 70%). Tại châu á và ngay cả tại Nhật Bản, đồng Đôla vẫn là đồng tiền dùng chủ yếu trong các hoạt động ngoại thương và tích trữ ( trong thời kỳ 1990-2000, đôla Mỹ luôn chiếm từ 50,6-68,2% trong tổng dự trữ ngoại tệ thế giới). Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn quen dùng đồng Đôla để thanh toán ngoại thương, chính phủ Nhật Bản với tổng lượng dự trữ Đôla khổng lồ cũng làm giảm vai trò của đồng yên trên thị trường tiền tệ. Để đẩy mạnh quốc tế hoá đồng Yên, làm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế Nhật Bản cũng như nền kinh tế châu á vào đồng Đôla, các doanh nghiệp cũng như chính phủ Nhật cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này.
Trên khía cạnh đồng tiền tín dụng quốc tế, đồng Yên có vai trò khá cao. Trong tổng số nợ nước ngoài của các nước đang phát triển, đồng Yên chiếm gần 20% trong khi đồng đôla Mỹ chiếm trên 50%. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của đồng Yên. Lý do có liên quan trực tiếp đến chính sách cho vay của Nhật Bản. Điều này ra sẽ làm rõ ở mục tiếp theo.
2.2. Đồng Yên trong lĩnh vực đầu tư quốc tế của Nhật Bản tại châu á
2.2.1. Đầu tư của Nhật Bản vào các nước châu á
2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp
Quy mô đầu tư
Sau khi đạt mức kỷ lục vào năm 1989 với tổng kim ngạch 68 tỷ USD, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài đã bị giảm sút đáng kể trong bối cảnh khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào năm 1991 và rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Năm 1990, FDI của Nhật giảm tới 15%, năm 1991 lại tiếp tục giảm 36,6%, năm 1992 lại giảm thêm 5% nữa... Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối, FDI của Nhật Bản vẫn đạt ở mức cao. Năm 1992, khối lượng FDI vẫn gấp 3 lần so với năm 1985 (Biểu đồ 16).
Biểu đồ 16: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản những năm gần đây
1991 1993 1995 1997 1999 2001
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản; Từ 1991 – 1993: Exim Review-
Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản, số 17, tháng 02-1998
Tuy nhiên, nếu so sánh tương quan với GDP thì nó chỉ dừng lại ở mức đã đạt được từ hồi đầu những năm 1970 chủ yếu do sự sụp đổ của giá cổ phiếu và bất động sản. Từ năm 1994 đến năm 1997, FDI của Nhật Bản tăng giảm không đều do nền kinh tế vừa mới bắt đầu ra khỏi suy thoái thì lại vấp phải cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á - địa bàn đầu tư quan trọng của Nhật Bản.
Năm 1999, mức tăng trưởng cao trở lại nhưng không bền vững. Chỉ một năm sau đó, dòng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài lại tiếp tục suy giảm. Xu hướng giảm sút này hiện nay vẫn tiếp tục một phần nguyên nhân do việc mua đứt hay sáp nhập của các tập đoàn Nhật Bản ở nước ngoài giảm đi trông thấy1 Theo Jetro
.
FDI của Nhật Bản vào châu á
Châu á là một thị trường giành được sự chú ý của các công ty Nhật Bản. Có thể thấy vào những năm 1970 và 1980, các công ty Nhật Bản vẫn phần lớn tập trung ở Bắc Mỹ và châu Âu nhằm sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ. Nhưng từ cuối những năm 1980 trở lại đây, các công ty Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách thị trường, hướng tập trung vào khu vực Châu á, nhất là Đông á. Trước cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, tỷ trọng FDI của Nhật Bản đầu tư vào Châu á đứng vị trí thứ hai sau khu vực Bắc Mỹ, một vị trí vốn thuộc về châu Âu.
Sau khi khủng hoảng, dòng vốn đầu tư của Nhật Bản chững lại và giảm mạnh. Năm 1998, mức FDI vào châu á chỉ ngang bằng với mức FDI vào khu vực Mỹ La tinh. Năm 2000, tổng FDI vào châu á chỉ đạt 655,5 tỷ Yên, chiếm 12,2% tổng số đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn này đã lại bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng hai năm trở lại đây và có khả năng sẽ lại đạt được như những năm trước khủng hoảng, chứng minh cho chiến lược “hướng về châu á” của Nhật Bản.
Biểu đồ 17: Cơ cấu FDI của Nhật Bản ra nước ngoài theo lãnh thổ
1994 2001
Nguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN
Tóm lại, mặc dù có bị giảm sút trong một vài năm trở lại đây, song Nhật Bản vẫn đang là một trong những nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Đặc biệt dòng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản vào châu á ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế khu vực và vị thế của Nhật Bản tại châu lục.
2.2.1.2. Đầu tư gián tiếp
2.2.1.2 Nguồn vốn viện trợ ODA
Sau chiến tranh vai trò của Nhật Bản trong các hoạt động quốc tế hầu như không còn. Với sự phục hồi và phát triển nhanh về kinh tế, Nhật dần dần muốn thể hiện vai trò quốc tế của mình. ODA là kênh quan trọng cho phép Nhật tham gia vào giải quyết gián tiếp các vấn đề quốc tế. Về mặt tiền tệ, ODA đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đồng Yên ra quốc tế và tăng sự lệ thuộc của các nền kinh tế vào đồng Yên.
Từ cuối những năm 1970, lượng ODA của Nhật Bản bắt đầu có sự gia tăng mạnh. Năm 1975, tổng lượng ODA là 1,1 tỷ USD thì 5 năm sau(1980) tăng gấp ba lần, với tổng kim ngạch 3,3 tỷ USD. Cuối những năm 1980, Nhật Bản đã là nước cung cấp ODA hàng đầu trên thế giới. Lượng ODA vẫn tiếp tục gia tăng và đạt kỷ lục gần 15,4 tỷ USD trong năm 1998-1999. Mức viện trợ của Nhật Bản gấp khoảng 1,5 lần so với mức đóng góp của Đức và Pháp là hai quốc gia chiếm vị trí thứ hai và ba trên thế giới trong việc cung cấp ODA, và gấp 3-4 lần tổng ODA của Anh và Canada.
Lượng ODA gia tăng một mặt nhằm giúp các quốc gia đang phát triển, nhưng mặt khác cũng đem lại lợi ích cả về kinh tế và chính trị cho Nhật Bản. ODA tạo cơ sở cho gia tăng thương mại và đầu tư, cho thâm nhập thị trường dễ dàng và hiệu quả hơn. ODA cũng nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, việc theo đuổi chính sách gia tăng ODA của Nhật Bản đang gặp phải thách thức do sự suy giảm kinh tế trong nước và sự ủng hộ thấp của người dân về vấn đề này. ở nước ngoài, việc mở rộng ODA của Nhật Bản cũng gặp phản ứng của một số nước cho rằng đây chính là chính sách cạnh tranh nhằm giành vị trí lãnh đạo trong các công việc quốc tế của Nhật Bản. Các quốc gia nhận ODA cho rằng Nhật Bản cần gia tăng viện trợ không hoàn lại chứ không phải là cho vay. Trong khi đó quan niệm của Nhật Bản dường như lại quá tập trung vào khoản cho vay bằng đồng Yên.
Với nhiều sức ép khác nhau vào những năm gần đây đã buộc Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách: giảm lượng ODA cho thế giới. Nếu như năm 2000, lượng ODA của Nhật Bản là 13,06 tỷ USD thì năm 2001 còn 8,06 tỷ USD và tiếp tục giảm 10,3% vào năm 2002, chấm dứt vị trí hàng đầu trong suốt 10 năm liên tục trong cung cấp ODA cho thế giới của Nhật Bản.
ODA của Nhật Bản vào các nước châu á
ODA của Nhật Bản dành cho các nước châu á trong những năm 1970 chiếm khoảng 70-90% tổng lượng ODA của Nhật Bản, trong đó tỷ lệ dành cho các nước thuộc ASEAN khá cao. Trong những năm 1980, ODA cho châu á giảm dần cho đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Sau khủng hoảng tài chính châu á, ODA của Nhật Bản vào khu vực này lại có chiều hướng gia tăng với tỷ lệ chiếm trên 60% (năm 1998).
Biểu đồ18 : Cơ cấu ODA của Nhật Bản
Tỷ trọng ODA của Nhật vào ASEAN/khu vực Châu á năm 1998
Cơ cấu ODA của Nhật
trên toàn cầu năm 1998
Nguồn: Japan’s ODA, Annual Report 1999, Ministry of Foreign Affairs
Nguồn: Japan’s ODA, Annual Report 1999, Ministry of Foreign Affairs
Nhìn chung, tuy có những lúc tăng giảm nhưng mức ODA của Nhật Bản dành cho các nước châu á luôn chiếm tỷ lệ lớn. Điều đó nói lên quan hệ phụ thuộc và những mục tiêu kinh tế của Nhật Bản đối với thị trường châu á. Trong các quốc gia châu á, phần lớn ODA được đổ vào ASEAN, những năm 1980 chiếm trung bình 40%, sang những năm 1990 chiếm khoảng 20-25% tổng lượng ODA của Nhật Bản ra nước ngoài.
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tài chính của Nhật Bản
Cùng với những thay đổi trong chính sách đầu tư ra nước ngoài, Nhật Bản với cuộc cải cách tài chính lớn mang tên “ Big Bang” cũng tạo ra những điều kiện mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà cuộc cải cách này hướng tới là mở cửa thị trường Nhật Bản thích ứng với sự phát triển của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá các hoạt động tài chính đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Về phương diện này, cuộc cải cách đã có những tiến triển rất đáng kể. Quá trình gia tăng liên doanh, liên kết với các nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nhật Bản đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính Nhật Bản, cuộc cải cách hệ thống tài chính cũng như tiến bộ trong việc cơ cấu lại nền kinh tế đã đưa khu vực tài chính Nhật Bản đi vào kỷ nguyên của cạnh tranh. Đó là sự chuyển từ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực kinh doanh sang sự cạnh tranh vượt khỏi lĩnh vực kinh doanh và các biên giới quốc gia. Trong bối cảnh này, việc tổ chức lại khu vực tài chính chính thông qua việc hợp nhất và thiết lập các công ty cổ phần đã được thực hiện một cách nhanh chóng và đang thâm nhập mạnh vào thị trường Nhật Bản.
Bảng 19: Số vụ đầu tư và tổng giá trị đầu tư của nước ngoài vào Nhật Bản (theo năm tài chính 1991 - 2001)
Năm tài chính
Số vụ đầu tư
Tổng giá trị (tỷ yên)
1991
4.212
589
1992
1.271
530
1993
1.072
358
1994
1.135
432
1995
1.272
369
1996
1.304
770
1997
1.301
678
1998
1.524
1.340
1999
1.705
2.399
2000
1.842
3.125
2001
1.497
2.178
Đồ thị 20: Xu hướng phát triển của FDI vào Nhật Bản từ đầu thập kỷ 90 đến nay
Nguồn: Statistics, International Transaction, Inward Direct Investment (F.Y 1999 - 2001),
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia này không phải là hướng được chú trọng, hơn nữa giá lao động cao cùng với những hạn chế về tài nguyên là những lý do dẫn tới mức FDI vào Nhật Bản rất thấp. Trên thực tế ngay cả các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã tìm cách chuyển các cơ sở sản xuất của mình ra nước ngoài, còn các nhà đầu tư nước ngoài cũng không nhìn thấy triển vọng sáng sủa của việc đầu tư vào Nhật Bản. Vì vậy, tỷ lệ FDI vào Nhật Bản trong thập kỷ 90 rất thấp. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho sự quốc tế hoá đồng Yên còn yếu.
Sau khi đạt 589 tỷ yên vào năm 1991, FDI vào Nhật Bản đã đi vào thoái trào với mức vốn có xu hướng giảm dần và rất không ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự tiến triển của các cuộc cải cách kinh tế, đặc biệt là cuộc cải cách hệ thống tài chính, FDI vào Nhật Bản đã tăng lên rất đáng kể cả về số vụ đầu tư lẫn tổng giá trị đầu tư (Bảng 19 và đồ thị 20).
Bảng trên cho thấy tổng số vụ đầu tư của nước ngoài vào Nhật Bản có xu hướng tăng qua các năm mặc dù số lượng tăng không lớn lắm. Năm 1996 là 1.304 vụ; 1997: 1.301 vụ; 1998: 1.542 vụ; 1999: 1705 vụ; 2000: 1842 vụ; 2001: 1497 vụ. Nhưng về tổng giá trị đầu tư thì xu hướng tăng lên rất rõ rệt. Năm 1998 lần đầu tiên sau nhiều năm FDI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D9.Doc