MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG DU LỊCH
I.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
I.2 Điều kiện kinh tế
I.3 Điều kiện văn hóa - xã hội
I.3.1 Văn hoá
I.3.2 Xã hội
I.4 Tài nguyên du lịch.
I.4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
I.4.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
II.1 Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
II.1.1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật
II.1.2 Cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch.
II.1.2.1 Giao thông
II.1.2.2 Hệ thống thông tin liên lạc
II.1.2.4 Hệ thống cung cấp nước
II.1.2.5 Đường mòn thiên nhiên
II.1.2.6 Biển diễn giải môi trường
II.1.2.7 Đầu Tư
II.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử
II.2.1 Hiện trạng du khách
II.2.1.1 Du khách quốc tế
II.2.1.2 Du khách nội địa
II.2.2 Doanh thu từ du lịch
II.2.3 Lao động trong du lịch
II.2.4 Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch
II.3 Những tác động chủ yếu của hoạt động du lịch ở Yên Tử
II.3.1 Tác động tích cực
II.3.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư xung quanh
II.3.1.2 Lợi ích đối với khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
II.3.2 Tác động tiêu cực
II.3.2.1 Những tác động về văn hoá xã hội
II.3.2.2 Những tác động về kinh tế
II.3.2.3 Sự tập trung hóa cao thu nhập từ du lịch
II.3.2.4 Những tác động về môi trường
II.3.2.3.1 Tác động đối với hệ động, thực vật
II.3.2.3.2 Xử lý chất thải
II.3.2.3.3 Thẩm mỹ cảnh quan
II.3.2.3.4 Sử dụng chất đốt
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở YÊN TỬ BỀN VỮNG
III.1 Giải pháp về tổ chức quản lý
III.2 Giải pháp về kinh tế
III.4 Giải pháp về hoạt động kinh doanh du lịch
III.5 Đào tạo và nâng cao nhận thức
III.6 Xây dựng phát triển hệ thống an ninh và an toàn trong hoạt động du lịch
III.7 Tăng cường khai thác nguồn khách ở các thị trường gần đồng thời chú trọng khai thác thị trường xa
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Du lịch Yên Tử và những giải pháp để phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởi công xây dựng Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử. Ngày 11-11-2002 xây xong và làm lễ khánh thành. Ngày nay Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử rất khang trang, đẹp đẽ. Thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và lễ Phật
I.4.2.5 Chùa Giải Oan
Tiếp tục đi qua bảy suối du khách vòng tay trái lên dốc Đầu Voi, đã trông thấy toàn cảnh Chùa Giải Oan ( nay các suối đều được xây đập tràn )
Chùa này được xây dựng sau khi Trần Nhân Tông lên đây tu hành để giải hết trần duyên với các cung tần, mỹ nữ.
Cuối năm 1997 ( Đinh Sửu ) Chùa Giải Oan đã hoàn thành việc trùng tu, tổng kinh phí 500.000.000 đ. Năm canh thìn (2000) toàn bộ đường từ Dốc Đỏ vào tới chùa Giải Oan được làm bằng bê tông, việc đi lại tham quan vãn cảnh rất thuận lợi.
I.4.2.6 Hòn Ngọc
Sau chùa Giải Oan du khách leo ba dốc liên tiếp ( Lò Rèn, Dây Diều và Voi Quỳ) đi khoảng 1h sẽ thấy Hòn Ngọc ở phía tay trái. Nơi đây có đường Tùng rất đẹp. Con đường này do Trần Nhân Tông mở lối. Người cho trồng giống Thuỷ Tùng và Xích Tùng ấn Độ đã để lại cho du khách nhiều cảm xúc...
Muôn cây xen lẫn, tùng với trúc.
Đẹp thay, cảnh Phật thật phi phàm...
Hòn Ngọc có cụm tháp gồm 8 ngọn, trong đó có ba ngọn tháp đá cao tầng, mang những nét điển hình của tháp đời Lê, ngọn cổ nhất có niên đại Cảnh Hưng năm thứ mười chín (1758). Đang lưng chừng núi có một non đẹp, nên gọi là Hòn Ngọc.
I.4.2.7 Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên ngoài chùa chính, đôi bên đều có nhà cho du khách nghỉ.
Chùa được xây dựng lại từ cuối thời Nguyễn ( sau khi bị hoả hoạn) còn trước kia được xây dựng từ thời Lý. Tên chùa cổ gọi là Vân Yên Tự ( Chùa mây khói ) vì nơi đây ở độ cao khoảng 600 thước thi thoảng có làn mây trắng mỏng bay qua. Khi Vua Lê Thánh Tông ( 1470-1479) vãn cảnh chùa, thấy cảnh sắc đẹp bởi hoa muôn sắc, nên đổi tên là Hoa Yên Tự. Ngày nay có người gọi chệch là Hoa Hiên, ngoài ra còn gọi là Chùa Cả.
Ngày Xưa, khu vực này rất nguy nga nhất là khi Trần Nhân Tông tu hành tại đây. Ngoài tiền đường, hậu điện, còn có nhà dưỡng tăng, nhà in kinh, giảng đào và nơi khách nghỉ. Đôi bên có lầu Trống, lầu Chuông.
Phía sau có chùa Phổ Đà Quan Âm Bồ Tát, nay đã đổ nát từ lâu, chỉ còn dấu vết của sáu ngọn tháp.
Năm 2002 Chùa Hoa Yên được trùng tu. Du khách đến lễ Phật, vãng cảnh sẽ được thưởng thức những cảnh đẹp từ độ cao nhìn xuống, không khí trong lành và yên tĩnh.
I.4.2.8 Chùa Bảo Sái
Qua một giờ đồng hồ quý khách sẽ đến Chùa Bảo Sái, ngôi chùa ba gian mới trùng tu:
Chùa cũ hỏng rồi, nay mới làm.
Đẹp nhất đằng sau, là vách đá
Thẳng đứng như thành, dưới đỉnh An..
Đầu thế kỷ 20, còn có tên là chùa Bảo Tháp, ngày nay gọi là Chùa Bảo Sái, là tên một nhà sư ( đứng thứ tư sau Tam Tổ với ý định nối nghiệp) trụ trì tại đây. Chùa rất đẹp và thoáng đãng.
I.4.2.9 Chùa Vân Tiêu
ở phía Nam Chùa Bảo Sái khoảng năm trăm thước là Chùa Vân Tiêu. Trước chùa ( nay chỉ còn nền) có vườn tháp sáu ngọn bằng đá và gạch xây, cái tên Vân Tiêu hấp dẫn dễ làm cho du khách thấy tâm hồn mình thanh thản.. lâng lâng...
Năm 2001 Chùa được làm mới khang trang, do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Phật học thuộc Hiệp hội CLB – UNESCO Việt Nam công đức.
I.4.2.10 Tượng An Kỳ Sinh
Sau chùaVân Tiêu, có lối lên đỉnh núi, đoạn đường này độ dốc cao, leo vừa khỏi dốc đã thấy một tượng đá to, đẹp, đó là tượng An Kỳ Sinh.. Ông là người Trung Quốc, ông học đạo và làm thuốc, ông đi tìm nơi lập nghiệp với điều kiện nơi đó phải là danh lam thắng cảnh, đồng thời có nhiều cây thuốc quý để làm thuốc và luyện đan...Khia ông đi đến vùng Đông Bắc nước ta, xa xa trông thấy đỉnh Bạch Vân Sơn, ông ưng ý lắm, liền dừng lại: Ông chữa bệnh cho dân nghèo với tâm niệm làm phúc... vì vậy dân bản xử quý mến ông, họ gọi ông là An Tử ( thầy An). Ông nhờ người làm một am nhỏ vừa là nơi thờ vừa để luyện đan ở trên núi. Một ngày khi ông lên núi có người đưa lương thực, các thứ cần thiết cho ông, còn ông chủ yếu sống bằng thuốc bổ... Từ đó, tự nhiên người ta gọi là An Tử Sơn ( núi thầy An) để tỏ lòng ngưỡng mộ ông. Ngày nay hơn hai ngàn năm du khách chúng ta tới đây sẽ chiêm ngưỡng tượng đá thiên tạo hình ông sư ( giống như An Kỳ Sinh). An Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo, tạo hoá đã để lại cho đời pho tượng đá An Kỳ Sinh.
I.4.2.11 Chùa Đồng
Theo truyền thuyết, sau khi An Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo tại đây, tới thời Đinh và nhất là thời Lý, đạo Phật ở nước ta đã hưng thịnh. Hệ thống chùa trên Yên Tử được xây dựng. Lúc đó trên đỉnh núi này có tên là Thiên Trúc Tự. Khi Vua Trần Nhân Tông tu tại đây đã đặt tên là Chùa Đồng.
Phải chăng, tên gọi Chùa Đồng.
Đức Vua xưa muốn: Dân cùng tâm linh...
Đồng tâm, đồng lực, đồng tình...
Non sông Đại Việt, quang vinh đời đời...
Tới thời hậu Lê, một bà vợ Chúa Trịnh đã cung tiến ngôi chùa lợp bằng ngói đồng, và đúc ba pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ cũng bằng đồng.
Năm 1740, thời Lê Cảnh Hưng kẻ trộm lấy mất ngói. Đầu thế kỷ 20, một nhà sư hảo tâm đã công đức làm lại bằng kim loại như hiện nay ( đã hỏng nhiều).
Xuân 1994, một phật tử Việt Kiều đã cung tiến ngôi Chùa Đồng mới, dựng bên trái Chùa Đồng cũ.
Khi du khách tới đây, trên đỉnh Yên Sơn, nơi tối thượng non thiêng này sẽ cảm thụ nhiều cảm xúc kỳ thú, quan sát được phong cảnh tận non xa, ở trên độ cao này du khách sẽ cảm nhận được vẻ yên tĩnh, không khí trong lành và sẽ gắng tích thiện để phùng thiện.
Đó là các chùa tiêu biểu trong hệ thống chùa Yên Tử. Ngoài ra còn Thác Vàng, Thác Bạc, Am Hoa, Am Dược, Chùa một Mái... cũng rất đẹp và kỳ thú. Phong cảnh đẹp mắt và thu hút sự tò mò của du khách tham quan qua từng chặng đường để qua lộ trình chặng đường gian nan leo núi nhưng rất thú vị khi chứng kiến tận mắt các cảnh đẹp của mỗi ngôi chùa.
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
II.1 Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
II.1.1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Hệ thống các cơ sở lưu trú là một trong nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Yên Tử hiện nay còn rất nhiều hạn chề về cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Chủ yếu là nhân dân tham gia kinh doanh dưới hình thức các dịch vụ.
Mới đây một hệ thống cáp treo đã đi vào hoạt động phục vụ du khách rất thuận tiện cho cả những ngươì già và trẻ nhỏ.
II.1.2 Cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch.
II.1.2.1 Giao thông
Yên Tử nằm trong địa bàn của Thị xã Uông Bí – Một thị xã có đường quốc lộ 18 A, 18B, đường 10 chạy qua, nối liền Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với Thành phố Hạ Long, trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại của Tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Từ phía Đông sang phía Tây có đường xe lửa quốc gia đi qua. Phía Nam có sông Bạch Đằng chảy qua từ phía Tây về phía Đông; Sông Uông, sông Sinh bắt nguồn từ phía Bắc chảy qua thị xã Uông Bí ra huyện Yên Hưng và thành phố cảng Hải Phòng thuận lợi. Mặt khác từ đường 18 quý khách có thể đi vào Yên Tử bằng hai đường:
Một đường từ ngã ba Dốc Đỏ vào Giải Oan ( hiện nay đường đã được trải bê tông, các đập tràn, các cống ngầm đã được xây dựng lại, tại các suối dọc đường đi, làm cho việc đi lại rất thuận tiện. Trong thời gian tới con đường này sẽ mở rộng thành đường hai làn xe )
Một đường đi qua trung tâm thị xã và đi đến cột Đồng Hồ ( trước nhà máy điện ) quý khách đi vào đường Mỏ than Vàng Danh phải đi thẳng sẽ đến Giải Oan – Khu trung tâm của YênTử ( tất cả đề có biển chỉ đường ).
Ở một địa thế có lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, nên quý khách có thể đi Yên Tử một cách dễ dàng, thuận lợi.
II.1.2.2 Hệ thống thông tin liên lạc
Yên Tử có trạm phát sóng viba đặt tại khu vực Hoa Yên, có bưu điện ở ngay khu vực bến xe Giải Oan và bưu điện Nam Mẫu, có bốt điện thoại thẻ, điện thoại di động đã phủ sóng nên du khách có thể liên lạc bất cứ nơi đâu trong nước và quốc tế.
II.1.2.3 Hệ thống cung cấp điện
Yên Tử có hệ thống điện lưới quốc gia và nhiều trạm biến áp có thể cung cấp đủ nhu cầu sử dụng điện. Hiện nay hệ thống điện đã cung cấp điện cho tất cả các chùa trên núi ( trừ chùa Đồng )
II.1.2.4 Hệ thống cung cấp nước
Vấn đề nước sinh hoạt ở Yên Tử còn là vấn đề cần khắc phục. ở Yên Tử hiện nay còn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau như:
Hệ thống nước tự chảy do người dân và các quán hàng tự tạo, lấy nước từ các thác Vàng, thác Bạc. Hệ thống này ổn định, không phụ thuộc vào mùa nhưng dễ bị ô nhiễm. Hiện nay hầu như các nhà hàng, nhà nghỉ, các quán dịch vụ để sử dụng nguồn nước này.
Ngoài ra còn sử dụng nước giếng đào, giếng khoan, nước mưa, chất lượng nước từ các nguồn này thường cạn kiệt, nước không đủ dùng cho sinh hoạt.
Hiện nay ở Yên Tử đang xây dựng nhà máy lọc nước và đóng chai có thể cung cấp nước sinh hoạt cho tất cả các nhà hàng, khách sạn, các quán dịch vụ và nhu cầu của khách du lịch trong thời gian tới.
II.1.2.5 Đường mòn thiên nhiên
Nhìn chung tuyến đường từ Giải Oan lên chùa Đồng và từ chùa Đồng xuống tương đối tốt. Song các tuyến đường mòn từ Hoa Yên đi Thác Vàng và từ Một mái đi Thác Bạc còn rất xấu, nhỏ hẹp có chỗ nguy hiểm ( cần có lan can bảo vệ ) và chưa có đường mòn liên thông đi đến các điểm tham quan khác. Hiện nay du khách tới tham quan song bắt buộc phải đi quay trở lại theo con đường mòn cũ lúc ban đầu.
II.1.2.6 Biển diễn giải môi trường
Số lượng biển diễn môi trường ở Yên Tử tương đối nhiều và tốt; song còn có rất nhiều điểm cần thêm biển diễn giải môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm của du khách và tránh được những tác hại xâm hại tới quần thể khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
II.1.2.7 Đầu Tư
Dự án Yên Tử từ 1997 đến 2002.
Ngày 25/10/1996, sau một chuyến về thăm Yên Tử, nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Khánh và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đã chủ trì hội nghị thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và uỷ quyền cho UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án Yên Tử tử 1997 đến 2002.
Dự án tổng thể bao gồm 5 dự án hợp phần:
Quy hoạch tổng thể và chi tiết khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
Xây dựng đường vào khu di tích Yên Tử.
Trùng tu tôn tạo các di tích vật thể.
Bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hoá phi vật thể.
Tổng mức kinh phí đầu tư cho toàn bộ dự án là: 65,4 tỷ đồng. Đến nay thực hiện được 45 tỷ đồng đạt 68,8% mức đầu tư dự án được duyệt.
Năm 2001, Công ty phát triển Tùng Lâm đầu tư vào làm hệ thống cáp treo, với tổng kinh phí đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Các Doanh nghiệp tư nhân đầu tư mạnh vào cuộc xây mới và cải tạo nhà nghỉ, quầy dịch vụ lưu niệm...
Trong thời gian tới tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường từ Dốc Đỏ vào Yên Tử thành đường hai làn xe cấp V miền núi, tiếp tục xây dựng chùa Lân và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, nâng cao chất lượng các dịch vụ tại Yên Tử, tôn tạo các di tích Am, Tháp đã xuống cấp.
II.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử
II.2.1 Hiện trạng du khách
Trong những năm gần đây khách du lịch đến Yên Tử ngày càng nhiều và đa dạng. Nếu năm 2000 chỉ có 18 vạn lượt khách thì năm 2001 có tới 22 vạn lượt khách. Tới năm 2002 lượng khách về Yên Tử tăng tới 33 vạn lượt. Năm 2004: 48 vạn lượt khách. Con số này ít hơn thực tế vì Ban quản lý Yên Tử đã miễn vé cho những du khách từ 70 tuổi trở lên và các đoàn sinh viên đi thực tế nghiên cứu học tập tại Yên Tử và miễn giảm vé cho các đối tượng là học sinh, sinh viên... Du khách đến với Yên Tử có 50% là khách hành hương, họ về đây với tâm niệm: Yên Tử là đất tổ, về với Yên Tử là về với đất tổ, về với cội nguồn Phật tổ Việt Nam. Trong tâm khảm của họ cũng như nhiều thế hệ người Việt Nam, đời nọ truyền đời kia, Yên Tử là cõi tâm, cõi thiện là nơi gửi gắm niềm tin và lẽ sống, là nơi giải toả những nỗi niềm u uất, phiền não và đau khổ. Về Yên Tử con người tạm xa lánh cõi trần tục với bao vất vả,lo toan, những nỗi niềm uất ức của kiếp sống con người, tạm quên đi những phiền não đời thường để có những phút giây thanh thản. Trong số khách hành hương về Yên Tử, có người cả đời lận đận, chưa bao giờ được hưởng lợi danh, có những người lập gia đình đã lâu mà chưa có được một “Mụn con”.... Hàng chục người, hàng vạn người mỗi người một số phận, họ về Yên Tử để cầu mong vận đẹp và theo họ: Yên Tử linh thiêng có Phật tổ chở che, ban phước lành cho họ và gia đình họ.
Số khách còn lại họ về Yên Tử với mục đích tham quan thắng cảnh và khu di tích lịch sử, chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ, những cổ vật, nghiên cứu khảo cổ, nghiên cứu động, thực vật, sưu tầm tiêu bản tham gia hội thảo, thám hiểm, leo núi...
Biểu đồ thể hiện hiện trạng du khách đến Yên Tử ( 2000 - 2004)
( Nguồn: Uỷ ban nhân nhân Thị xã Uông Bí và Ban quản lý Yên Tử )
II.2.1.1 Du khách quốc tế
Khách nước ngoài đến du lịch chủ yếu theo các tour du lịch của các công ty lữ hành, đặc biệt là của tư nhân ở Hà Nội, Bãi Cháy, Móng Cái, Hải Phòng và một số nơi khác, ngoài ra còn một lượng nhỏ đi tự do. Các thị trường chính là Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản... Theo kết quả điều tra khách du lịch quốc tế đến Yên Tử chủ yếu là tham quan phong cảnh thiên nhiên và các kiến trúc văn hóa nghiên cứu khoa học, leo núi...
II.2.1.2 Du khách nội địa
Khách du lịch nội địa đến Yên Tử chủ yếu đi theo đoàn vài chục người tự tổ chức, không có hướng dẫn, hoặc một số đi tự do khoảng vài người một nhóm, hay đi theo nhóm khoảng vài chục ngươi trong các tour của các công ty du lịch hay tổ chức đoàn thể, có hướng dẫn viên của công ty du lịch đó. Thị trường khách du lịch chính trong giai đoạn này vẫn là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... Ngoài ra còn có các tỉnh khác trong toàn quốc. Khác với các du khách quốc tế, khách nội địa đến Yên Tử với mục đích chủ yếu là lễ Phật, tìm hiểu về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, tham quan thắng cảnh, chiêm ngưỡng các kiến trúc văn hóa... Các sản phẩm thương mại được khách nội địa ưa thích đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm rừng, các đặc sản Yên Tử như: Rượu mơ, rượu chua... và món ăn độc đáo của các nhà hàng ở Yên Tử.
II.2.2 Doanh thu từ du lịch
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách du lịch tới Yên Tử, doanh thu thuần tuý từ du lịch ( bao gồm doanh thu từ vé vãn cảnh và dịch vụ khác cùng với nguồn công đức của khách thập phương) cũng đã liên tục tăng.
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm KH thị xã giao Thực thu Tỉ lệ % so với Tỉ lệ % so
kế hoạch với năm trước
2000 1.650.000 1.792.435.5 108,63 115,00
2001 2.500.000 3.096872 123,87 172,82
2002 3.800.000 5.417.614 142,57 174,88
2003 6.521.000 6.100.000 94,00 112,00
( Nguồn: Ban quản lý Yên Tử )
II.2.3 Lao động trong du lịch
Trong những năm gần đây, số lượng công chức, lao động của Ban quản lý tăng đột biến. Từ tổng số 27 công chức lao động thời điểm cuối năm 2000 ( kể cả lao động bảo vệ rừng ). Sang năm 2001, biên chế của Ban tăng lên thành hơn 50 người. Đến nay là trên 60 người, chưa kể hợp đồng lao động vệ sinh môi trường sau hội xuân. Cuối năm 2000, cả Ban chỉ có hai bộ phận: bộ phận quản lý di tích và Bộ phận quản lý rừng đặc dụng Yên Tử. Từ tháng 6/2001 đến nay đơn vị hình thành các đội và bộ phận nghiệp vụ, trong đó có: Đội quản lý di tích, Đội duy tu đường giao thông, Đội thu phí, Đội bảo vệ rừng đặc dụng Yên Tử, Bộ Phận văn phòng và Bộ phận quản lý phát triển du lịch Lựng Xanh – Hang Son.
Ngoài ra Ban còn tiếp tục kiêm nhiệm Ban quản lý dự án Yên Tử và Ban quản lý dự án Rừng đặc dụng Yên Tử. Trong số công chức, lao động của Ban có tới hơn 50% có trình độ đại học và cao đẳng, 20% có trình độ trung cấp và khoảng gần 30% là tốt nghiệp phổ thông trung học.
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ qua mỗi kỳ hội xuân, lực lượng lao động hợp đồng mùa vụ được tuyển chọn, bổ xung vào đội ngũ, mỗi kỳ Hội xuân từ 40 đến 70 người. Vừa chú trọng tăng cường về số lượng, Ban quan tâm đến tới công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý đội ngũ công chức lao động toàn cơ quan. Các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý di tích, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.... do cơ quan tự tổ chức, thực tế quá trình công tác tại cơ quan và quá trình tự rèn luyện, tự đào tạo đội ngũ công chức, lao động..... đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Đảng viên là cán bộ lãnh đạo và một số nhân viên trong cơ quan tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn. Đã bố trí đúng người, đúng việc, phát huy hiệu quả công tác của từng người. Đội ngũ cán bộ các đầu mối trực thuộc nâng cao được năng lực quản lý và điều hành. Nhìn chung trình độ quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ban quản lý Yên Tử đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, năm nào cũng hoàn thành các chỉ tiêu Kinh tế – Xã hội Nhà nước giao, có chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc.
Ngoài số lượng công chức, lao động của Ban và số hợp đồng mùa vụ ra còn có hàng trăm lao động gián tiếp khác trong các đơn vị có liên quan và cộng đồng địa phương xung quanh Yên Tử.
II.2.4 Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch
Từ năm 1985 trở về trước, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên tử chủ yếu giao cho 2 xã Thượng Yên Công và xã Phương Đông quản lý theo địa bàn hành chính. Ngày hội, ngành văn hoá cử người vào phối hợp chống mê tín dị đoan. Sau Hội có nhân viên đến kiểm tra tình hình. Năm 1986, UBND thị xã Uông bí giao cho Ban văn hóa thông tin thị xã Uông bí ( 1988 gọi là phòng Văn thể ) xác lập quyền quản lý toàn diện di tích lịch sử và danh thắng Yên tử.
Cuối năm 1991, Uỷ ban nhân dân thị xã chỉ đạo phòng văn thể và phòng tổ chức lập đề án trình Tỉnh thành lập Ban quản lý khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Sau Hội xuân Yên Tử 1992, thị xã Uông bí có thêm luận chứng về kinh thế ( Tổng thu 68 triệu ) để trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh lập đề án thành lập Ban quản lý di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
Tháng 10-1992, Ban quản lý Yên Tử được thành lập và cũng là lúc chấm dứt vai trò quản lý trực tiếp khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử của phòng văn thể.
Từ ngày được thành lập tới nay, Ban quản lý Yên Tử đã phối hợp với các phòng ban chức năng tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy chế quản lý lễ hội, quản lý văn hoá tín ngưỡng tôn giáo tại Yên Tử, quy chế hoạt động và tổ chức bộ máy Ban quản lý Yên Tử, ban hành quyết định về chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên ban quản lý Yên Tử; quy hoạch về thu nhận công đức; quy chế hoạt động và tổ chức bộ máy của Ban quản lý Yên Tử. Ban đã xây dựng và hoàn thiện quy định hoạt động của đội bảo vệ rừng đặc dụng Yên Tử, hướng dẫn nghiệp vụ ghi nhận công đức, bán, soát vé vãng cảnh, các bến xe, điều hành trật tự, vệ sinh môi trường... xây dựng kịch bản lễ hội xuân Yên Tử phù hợp với tình hình thực tế của Yên Tử hiện nay; lập và trình duyệt kế hoạch tổ chức các kỳ Hội xuân và việc đón khách về Yên Tử từng năm..
Đến nay, cơ chế quản lý các lĩnh vực hoạt động của Yên Tử đã cơ bản hoàn thiện. Việc quản lý lễ hội đã định hình, tạo thành nề nếp, khẳng định rõ nét nguyên lý khoa học trong quản lý di sản và quản lý lễ hội.
II.3 Những tác động chủ yếu của hoạt động du lịch ở Yên Tử
II.3.1 Tác động tích cực
Cùng với sự phát triển chung của thị xã Uông bí, những năm gần đây, du lịch Yên Tử ( gồm cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn – ở Yên Tử từ 2 hình thức du lịch này không thể tách rời mà nó còn đan xen, hoà quện vào nhau trong các chuyến về thăm Yên Tử của du khách) đã có những bước phát triển mới.
Doanh thu từ du lịch và doanh thu xã hội ( gián tiếp ) không ngừng tăng. Tính chung tổng doanh thu của Yên Tử năm 2001 đạt: 3.096.872 nghìn đồng, tăng 72,82% so với năm 2000 bằng 17% kế hoạch thu ngân sách của thị xã, năm 2002 đạt: 5.417.614 nghìn đồng, tăng 74,88% so với năm 2001 bằng 24% kế hoạch thu ngân sách của thị xã. Tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch của Yên Tử tương đối cao và ổn định, đã góp phần tăng trưởng các ngành kinh tế khác của thị xã.
Du lịch Yên Tử đã mang lại lợi ích xã hội không nhỏ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế – xã hội cũng như diện mạo của du lịch Yên Tử, góp phần đưa nghành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Du lịch Yên Tử đã có những đóng góp thiết thực làm cho Uông bí ngày càng trở lên giầu đẹp hơn.
II.3.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư xung quanh
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Yên Tử đã mang lại lợi ích không nhỏ cho cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Yên Tử. Du lịch phát triển đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo cơ hội giao lưu văn hoá với khách.
1, Bán sản phẩm mang sắc thái dân tộc: Người dân ở đây chủ yếu bán các sản phẩm hàng hoá như: Đồ lưu niệm, rượu mơ, dược liệu. Trước kia lượng khách du lịch ít, các mặt hàng lưu niệm, dược liệu là do họ tìm kiếm và được sản xuất tại địa phương, nhưng trong thời gian gần đây lượng khách ngày một đông và nhu cầu mua của khách ngày một tăng lên, lượng hàng có sẵn ngày càng khan hiếm, những người bán hàng nhanh chóng chuyển sang mua lại các mặt hàng lưu niệm và dược phẩm từ nơi khác về đây bán lại.
2, Dịch vụ vận chuyển hàng hoá lên núi: Tham gia vào hoạt động này chủ yếu là các thanh niên ở Khe Sú và Nam Mẫu thuộc xã Thượng Yên Công. Họ thường có quan hệ mật thiết với một số quán dọc tuyến du lịch, nhất là Hoa Yên. Những thanh niên này được trả 100.000 đ/ ngày. Công việc chủ yếu là khuân vác đồ, dìu khách và dẫn đường....mỗi tour leo núi mất khoảng 1 ngày – 1,5 ngày.
3, Mở rộng giao lưu và hiểu biết về thế giới quan: Sự phát triển của du lịch Yên Tử đã đem lại những cơ hội giao tiếp, mở rộng thế giới quan, tăng cơ hội hiểu biết của những người dân tộc thiểu số trước đây và thúc đẩy sự hình thành ở họ những nhu cầu mới về văn hóa tinh thần lẫn vật chất. Những điều này đến lượt chúng ta lại là những động lực phát triển của người dân tộc thiểu số trong tương lai.
Ngoài ra còn một số hoạt động khác cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân ở đây như mở quán bán hàng tại các điểm trên toàn tuyến du lịch, chụp ảnh ( có sự quy hoạch, quản lý của Ban quản lý Yên Tử ) cung cấp nhân công lao động...
II.3.1.2 Lợi ích đối với khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
Cùng với sự phát triển du lịch mà yếu tố then chốt là sự tăng nhanh số lượng du khách đến thăm, đã thúc đẩy đầu tư, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống nhà hàng, cơ số dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật xã hội. Kết quả là bộ mặt của Yên Tử chỉ trong vài năm gần đây đã thay đổi một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa giá trị thắng cảnh, lịch sử, văn hoá, tôn giáo của Yên Tử ngày một được nâng cao và có ảnh hưởng sâu rộng trong và ngoài nước. Các di tích vật thể được tôn tạo và trùng tu bảo vệ an toàn 2.686,5 ha rừng. Lập và trình duyệt “ Dự án nâng cấp rừng đặc dụng Yên Tử thành vườn quốc gia Yên Tử” bảo vệ và xây dựng rừng Yên Tử trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, tạo sức hấp dẫn về du lịch sinh thái. Dư luận chung của khách về dự hội khen nhiều hơn chê.
II.3.2 Tác động tiêu cực
II.3.2.1 Những tác động về văn hoá xã hội
Khía cạnh tiêu cực trước hết là phương thức bán hàng rong, chạy theo khách, vái lạy du khách ở mọi nơi mọi lúc để mời chào, nài nỉ chèo kéo khách du lịch. Cách thức bán hàng này đã gây mất thẩm mỹ, mỹ quan du lịch, gây nhiều phiền hà khó chịu cho du khách.
Bên cạch đó đã có hiện tượng tranh giành khách, nâng hạ giá bán kết quả là có nhiều người không bán được hàng và cuộc sống của họ sẽ tồi tệ hợn.
Trong những năm gần đây lượng khách đến YênTử ngày càng đông kéo theo gía cả sinh hoạt ngày một nâng cao, xuất hiện một số tệ nạn như móc túi, rạch túi...ảnh hưởng đến giá cả sinh hoạt của dân cư trong vùng và tài sản của du khách.
II.3.2.2 Những tác động về kinh tế
Do du lịch nội địa có tính mùa vụ cao, khách nội địa chủ yếu đi tham quan vãn cảnh, hành hương lễ phật vào ba tháng hội xuân, đặc biệt là tháng 1 và tháng 2 âm lịch với số lượng nhà nghỉ hiện nay ở Yên Tử, vào những ngày đông khách vào các ngày thứ sáu, thứ bẩy, chủ nhật vào tháng 1 tháng 2 có lúc không còn phòng cho thuê, có khi gía phòng lên gấp đôi, gấp ba so với ngày khác. Ngược lại trong 9 tháng ngoài Hội xuân ( từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch) khách ít dần và họ ít khi nghỉ tại Yên Tử, tình hình này dẫn đến các chủ kinh doanh nhà nghỉ cạnh tranh nhau, hạ gía xuống thấp đến mức không ngờ.
II.3.2.3 Sự tập trung hóa cao thu nhập từ du lịch
Dọc dãy Yên Tử có rất nhiều điểm du lịch nhưng hầu như khách nội đều tập trung tổ chức đến Giải Oan, Hoa Yên, Chùa Đồng. Tuy những hoạt động du lịch diễn ra trên toàn tuyến nhưng hầu như lại được chi trả cho các hộ kinh doanh ở Giải Oan, Hoa Yên, chùa Đồng. Do đó mà phần lớn các thu nhập từ du lịch chỉ tập trung vào một số hộ kinh doanh ở Hoa Yên, Giải Oan, chùa Đồng mà chủ yếu là người có điều kiện kinh doanh.
II.3.2.4 Những tác động về môi trường
II.3.2.3.1 Tác động đối với hệ động, thực vật
Sự có mặt đông của khách du lịch làm giảm khả năng săn mồi của động vật hoang dã dẫn đến gỉam số loài động vật và số cá thể trong từng loài.
Do nhu cầu đặc sản của du khách cũng như ý thức chưa tốt của người dân... nên ở đây cũng có sự săn bắt động thực vật (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL37-.DOC