Khóa luận Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cát Lâm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1 Một số định nghĩa cơ bản 3

1.1.1 Định nghĩa về thị trường 3

1.1.2 Phân loại thị trường 4

1.1.3 Vai trò của thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. 7

1.1.3.1 Nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp 7

1.1.3.2 Điều hòa sản xuất và lưu thông hàng hóa. 8

1.1.3.3 Phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. 9

1.1.4 Sự cần thiết của việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 9

1.1.4.1 Việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 9

1.1.4.2 Sự cần thiết của việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế. 10

1.1.4.3 Mục đích của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 12

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 12

1.1.5.1 Các yếu tố cấu thành thị trường 13

1.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 15

1.1.6 Các hình thức duy trì và mở rộng, phát triển thị trường 21

1.1.6.1 Phát triển sản phẩm 21

1.1.6.2 Phát triển thị trường về khách hàng 22

1.1.6.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý 22

1.1.6.4 Phương pháp đẩy mạnh tiêu thụ 23

1.1.7 Phương hướng mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 24

1.1.7.1 Phát triển theo chiều rộng 24

1.1.7.2 Phát triển theo chiều sâu 24

1.1.7.3 Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu 25

Chương 2 27

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠICÔNG TY TNHH 27

CÁT LÂM 27

2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty 27

2.1.1. Lịch sử hình thành 27

ĐỐI TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 29

2.1.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp 30

2.1.3. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức của công ty 31

2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 37

2.1.5. Đặc điểm về bố trí mặt bằng nhà xưởng 38

2.1.6 Đặc điểm sơ đồ sản xuất 39

2.1.7 Đặc điểm về tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm. 41

2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Cát Lâm. 44

2.3 Thực trạng tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cát Lâm. 45

2.3.1 Bộ phận thực hiện 45

2.3.2 Công tác lập kế hoạch duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 46

2.3.2.1 Nghiên cứu dự báo thị trường 47

2.3.2.2 Phân đoạn thị trường 47

2.3.2.3 Thị trường mục tiêu 48

2.3.2.4 Lên kế hoach thực hiện chu kỳ bán hàng và chu kỳ Marketing 48

2.3.2.5 Phân tích đánh giá kết quả hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 49

2.3.3 Các kênh phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 50

2.3.3.1 Các kênh phân phối 50

2.3.3.2 Tổ chức kênh phân phối 50

2.3.3.3 Quản lý kênh phân phối 51

2.3.4. Quy trình phân phối sản phẩm tại doanh nghiệp 52

2.3.5.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp 53

2.3.5.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo thị trường từ năm 2005 đến năm 2009. 54

Chương 3 56

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CÁT LÂM 56

3.1 Đánh giá hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Cát Lâm. 56

3.1.1 Những kết quả đạt được 56

3.1.2 Những tồn tại 57

3.1.3 Nguyên nhân chủ quan 58

3.1.4 Nguyên nhân chủ quan 59

3.2 Mục tiêu hướng đến trong thời gian tới của công ty Cát Lâm 59

3.3 Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Cát Lâm. 60

3.3.1 Tăng cường công tác điều tra và nghiên cứu thị trường 60

3.3.2 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng cường xúc tiến bán hàng 64

3.3.2.1 Công ty cần sử dụng các hình thức xúc tiến 64

3.3.2.2 Công tác tổ chức bán hàng cần chặt chẽ hơn 64

3.3.2.3 Các dịch vụ kèm theo 64

3.3.2.4 Tăng cường hoạt động thông tin quảng cáo 64

3.3.2.5 Xây dựng các chính sách về giá 65

3.3.3 Xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp 65

3.3.3.1 Xác đinh sản phẩm trên thị trường 66

3.3.3.2 Lựa chọn đặc tính tiêu dùng của sản phẩm 66

3.3.3.3 Biến đổi chủng loại sản phẩm 67

3.3.4 Đầu tư nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tự động 67

3.3.5 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ 69

3.3.6 Coi trọng công tác quản trị nhân sự của công ty 70

3.3.7 Cải thiện và củng cố uy tín của công ty trên thị trường 71

3.3.8 Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng và quan hệ khách hàng 73

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cát Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn lựa kỹ càng.   Một điều cần hết sức chú ý là phương diện thực thi chiến lược đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cả 4P:   Sản phẩm mới phải luôn được xem xét và lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng.   Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì vậy nó phải luôn luôn cạnh tranh và chứa đựng cả yếu tố khích lệ người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm.   Địa điểm (sự phân bố) luôn được cho là vấn đề hàng đầu. Chúng là những động lực thúc đẩy chính của Marketing nên luôn đòi hỏi bạn phải giành giật và duy trì cho bằng được hệ thống phân phối. Quảng cáo, khuyến mãi được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng bằng cách khuyến khích họ dùng thử đồng thời đẩy mạnh các chương trình giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng.[1] Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠICÔNG TY TNHH CÁT LÂM 2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Cát Lâm có tên giao dịch là Catlam Company Limited, tên viết tắt là Catlam Co, ltd. Được thành lập ngày 16/9/1998, hiện nay công ty có trụ sở chính ở Hà Nội, một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và một nhà máy ở Hưng Yên. Trong tương lai gần, công ty sẽ mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài, ví dụ như Singapore, Trung Quốc... để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu. Chúng tôi đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại, lắp ráp và sản xuất máy phát điện theo dây chuyền công nghệ cao của các nước Châu Âu với các linh kiện được nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Hoạt động của công ty Cát Lâm là cung cấp và lắp đặt các máy phát điện dự phòng, các thiết bị máy móc công nghệ,… Mốc lịch sử: Năm 1998: Cát Lâm thành lập trụ sở chính tại Hà Nội và bắt đầu phân phối tổ máy phát điện SDMO (Pháp) Năm 2001: Cát Lâm được chọn là nhà phân phối độc quyền của hãng máy phát điện BRUNO (Italy) trên lãnh thổ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2002: Cát Lâm thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003: Cát Lâm trở thành nhà lắp ráp cho những nhãn hiệu động cơ, đầu phát có tên tuổi trên thế giới như: JOHN DEERE, MECCALTE, MARELLI, CRAMACO, LOMBARDINI, LEROYSOMER... Từ đó lắp ráp thành sản phẩm máy phát điện của riêng Cát Lâm mang thương hiệu CaPO. Năm 2004: Cát Lâm được chỉ định là nhà phân phối máy phát điện TOYO (Nhật Bản) tại Việt Nam. Năm 2005: Công ty bắt đầu tiến hành đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và lắp ráp máy phát điện tại Khu công nghiệp Hưng Yên. Năm 2006: Công ty đạt được chứng nhận ISO 9001:2000 do tổ chức AFAQ ASCERT cấp. Cũng trong năm này, công ty trở thành đại lý độc quyền của hãng sản xuất và lắp ráp máy phát TOYO. Năm 2007: Hoàn thành giai đoạn 1 đầu tư vào Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy phát điện tại Hưng Yên và đưa vào sử dụng, đồng thời là nhà phân phối các loại máy phát điện Mitsubishi công suất 480-2235 KVA tại Việt Nam. Năm 2008: Cát Lâm được chọn làm nhà phân phối để lắp ráp máy phát điện CaPO sử dụng động cơ Mitsubishi công suất từ 5-85 KVA. Năm 2009: Mở rộng thêm một chi nhánh tại Đà Nẵng và Cần Thơ. Chứng chỉ ISO 900:2000 của Cát Lâm được cấp năm 2006 đã được nâng cấp thành chứng chỉ ISO 9001:2008, có giá trị trong vòng 3 năm từ tháng 11-2009 đến tháng 11 năm 2012. ĐỐI TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . Công ty TNHH Cát Lâm là nhà cung cấp máy phát điện chuyên nghiệp loại máy CaPO. Công ty tự hào là một trong những nhà cung cấp máy phát điện hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các khách hàng truyền thống trong toàn quốc trải dài từ Bắc vào Nam: Hệ thống Bưu chính viễn thông các tỉnh thành. Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành. Hệ thống Ngân hàng Công Thương. Hệ thống Kho bạc. Hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển. Hệ thống Bộ quốc phòng và công an. Hệ thống Bộ xây dựng (Tổng công ty Vinaconex). Hệ thống các khách hàng khác. Trong giai đoạn tới, Công ty định hướng sẽ tiếp cận thêm mảng thị trường khách hàng tiềm năng đó là các khu công nghiệp, khu chung cư và các công trình xây dựng lớn. Đối tác nước ngoài Trong các mối quan hệ quốc tế, Cát Lâm được nhiều nhà cung cấp tin tưởng và mong muốn được hợp tác. Hiện Cát Lâm đang là đối tác chính của nhiều nhà sản xuất mày phát điện. Đại lý của hãng MITSUBISHI (Nhật Bản) chuyên cung cấp các loại máy phát điện có công suất lớn. Đại lý độc quyền của hàng sản xuất và lắp ráp máy phát điện BRUNO (ITALYA). Bên cạnh đó, Công ty còn là đại lý phân phối của một số hãng đông cơ, đầu phát và thiết bị điều khiển như: Động cơ: Mitsubishi (Nhật Bản), JohnDeere (Mỹ), Doosan (Hàn Quốc), Deuzt (Đức),  Lombardini (ITALY), Perkins (Anh), Honda (Nhật Bản)… Đầu phát: Mecc Alte (Italy), Marerlli (Italy), Cramaco (Arhentina), Sincro (Italy), … Thiết bị điều khiển: Sices (Italy), Elcos (Italy), Datakom (Thỗ Nhĩ Kỳ) [5] 2.1.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp Hoạt động của công ty Cát Lâm là cung cấp và lắp đặt các máy phát điện dự phòng , các thiết bị máy móc công nghệ,… Ngoài chức năng là cung cấp máy phát điện mới 100% công ty còn thực hiện các nghiệp vụ như mua lại các máy phát điện cũ đã qua sử dụng và bán lại cho các đơn vị khác khi họ có nhu cầu và đồng thời và thực hiện các hoạt động như bảo trì bảo dưỡng cho khách hàng. Với phương châm kinh doanh "Giải pháp tốt nhất cho nguồn điện dự phòng" cùng sự chuẩn định về chất lượng, giá cả, các sản phẩm máy phát điện của công ty đã liên tục nhiều năm được người tiêu dùng chấp nhận. Bên cạnh đó Cát Lâm cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực máy phát điện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty đều đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, Cát Lâm đã nhận được giấy chứng nhận ISO 9001: 2000 vào năm 2006. Công ty Cát Lâm không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu bảo trì sửa chữa máy phát điện và đã được các hãng sản xuất công nhận các tiêu chí cho bảo trì. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Máy phát điện và các dịch vụ liên quan từ năm 1998, công ty tự hào với bề dày 12 năm kinh nghiệm trong hoạt động cung cấp, lắp đặt, dịch vụ hậu mãi đối với các loại máy phát điện với dải công suất từ 1 đến 2500KVA. Công ty chuyên sâu trong các lĩnh vực sau: • Cung cấp và lắp đặt các máy phát dự phòng. Thiết kế và thi công sản xuất lắp đặt tủ ATS và hệ thống cách âm phòng máy và tổ máy. Cung cấp các dịch vụ hậu mãi như: sửa chữa, bảo hành… Đào tạo sửa chữa và vận hành máy phát điện. 2.1.3. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức của công ty Một trong những yếu ảnh hưởng đến quá trình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đó là yếu tố con người. Để có được năng lực sản xuất và kinh doanh nhất định doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên thích hợp. Nếu doanh nghiệp nào sử dụng tốt nguồn lao động và tận dụng hết khả năng lao động là một yếu tố quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm đẩy mạnh được công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp Bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức lao động của công ty Bộ phận Tổng số Sau đại học Đại học Cao Đẳng THCN TĐ khác Văn phòng Hà Nội 27 2 15 7 0 3 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 22 1 8 6 5 3 Nhà máy Hưng Yên 95 1 20 17 38 19 Cơ sở bảo hành tại Đà Nẵng 10 0 3 2 4 1 Tổng số 154 [8] Bảng 2.3: Số lượng và trình độ cán bộ kỹ thuật STT Ngành nghề Số lượng Thâm niên công tác < 5 năm 5-10 năm ≥ 10 năm 1 Kỹ sư điện 11 6 4 1 2 Kỹ sư tự động hóa 5 - 2 3 3 Kỹ sư điện tử 2 1 1 - 4 Kỹ sư cơ khí 7 2 2 3 [8] Bảng 2.4: Số lượng và bậc thợ công nhân kỹ thuật STT Ngành nghề Số lượng Bậc thợ 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 1 Thợ điện 8 - - 5 2 - 1 2 Thợ hàn 4 - - 2 2 - - 3 Thợ gò 3 - - - 2 - 1 4 Thợ sơn 3 - - - 2 - 1 5 Thợ cơ khí, thợ cắt 16 - 4 5 2 1 1 Quan sát bảng số liệu về tình hình lao động của công ty ta thấy. Trình độ lao động của công ty là tương đối cao, phù hợp với cơ chế sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất khá vững vàng, số công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói rằng công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt với kết cấu lao động hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Do yêu cầu ngày càng cao của công tác sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức năm qua đã kịp thời chuyển biến để phù hợp yêu cầu mới và cấp bách, công ty thực hiện nguyên tắc đào tạo hướng về lớp cán bộ trẻ, sử dụng theo năng lực cá nhân và yêu cầu công việc. Nói tóm lại với đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên tay nghề cao, Công ty TNHH Cát lâm đảm bảo cung cấp máy phát điện cho trạm máy nổ từng phần hoặc tổ hợp máy phát điện hoà đồng bộ. Quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ từng bước từ khâu lập kế hoạch đến khâu kiểm tra máy xuất xưởng. Đội ngũ kỹ thuật của các nhà phân phối được đào tạo thường xuyên đảm bảo xử lý các tình huống kỹ thuật một cách chính xác và nhanh nhất. * Bộ máy quản lý của công ty: Công ty TNHH Cát Lâm Tổng giám đốc Nguyễn Việt Hùng Nhà máy (Hưng Yên) Chi nhánh Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ Văn Phòng Hà Nội Lắp đặt Bảo hành Lắp đặt Tài chính kế toán Cơ khí lắp ráp Thiết kế Bảo hành Xuất nhập khẩu Kinh doanh Tài chính kế toán Hành chính [8] Sơ đồ 2.5: Bộ máy tổ chức của công ty Cát Lâm Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban được miêu tả như sau: * Tổng giám đốc: Là người có nhiệm vụ chính, và quan trọng góp phần thiết lập hoạt động của toàn bộ công ty. Tổng giám đốc quản lý, kiểm soát, giám sát, mọi hoạt động của công ty. Giám đốc chịu mọi trách nhiệm pháp luật về mọi phương diện hoạt động trong doanh nghiệp. * Trụ sở Hà Nội: Đây là văn phòng quản lý dịch vụ thị trường của công ty ở Miền Bắc nước ta. * Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Đây là chi nhánh văn phòng của công ty có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm tới những khách hàng có những nhu cầu ở pha Nam Việt Nam. * Chi nhánh Đà Nẵng: Có nhiệm vụ phân phối, cung cấp những sản phẩm cho thị trường miền trung, lắp đặt, sửa chữa, và bảo trì các sản phẩm của công ty. * Chi nhánh Cần Thơ: Đây là chi nhánh văn phòng mới, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong cả nước nhất là khu vực có tiềm năng rộng lớn như miền Nam.. * Phòng nhân sự: Hoạt động của phòng nhân sự giống như một cố vấn để trực tiếp thực hiện một cách đầy đủ những chính sách, luật lệ, quy định của chính phủ. Bộ phận nhân sự có vai trò biên soạn các điều luật cũng như quy định, vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp một cách trực tiếp. Một vai tài liệu được ký kết giữa nhân viên văn, phòng công nhân và công ty được thực hiện bởi phòng hành chính. * Phòng tài chính kế toán: Đây là một nhóm người làm việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giám đốc, bộ phận này có trách nhiệm quản lý tất cả về nguồn vốn và tài chính của công ty để đảm bảo cho sự sản xuất và quá trình thương mại được diễn ra một cách thuận lợi. Tuy nhiên, phòng tài chính phải thiết lập và thực hiện các kế hoạch tài chính bằng việc phân tích và thu thập các số liệu tài chính và thông tin từ cả trong nội bộ cũng như môi trường kinh doanh bên ngoài. * Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trường. Phối hợp với các đơn vị mở rộng thị trường nội địa, đảm bảo cung ứng sản phẩm cho nhân dân, thỏa mãn mọi nhu cầu tiêu dùng với chất lượng cao. Phối hợp với Phòng Xuất nhập khẩu khai thác các nguồn hàng khác để kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Phòng xuất nhập khẩu: Tìm hiểu thị trường nước ngoài cũng như trong nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thức hiện các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. Là đầu mối thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm máy móc, thiết bị. Nghiên cứu khảo sát đánh giá khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với Tổng Công ty. * Phòng lắp đặt: Có nhiệm vụ lắp đặt các sản phẩm, linh kiện nhập từ nước ngoài về nước và các sản phẩm sản xuất tại nhà máy. Bộ phận lắp đặt đòi hỏi những nhân viên có kinh nghiệm và những người có sự hiểu biết về công nghệ, không ngừng trao dồi về kiến thức để có thể tiếp cận với những loại sản phẩm ngày càng hiện đại. * Phòng bảo hành: Có nhiệm vụ bảo hành, bảo trì các sản phẩm máy móc do công ty lắp đặt và sản xuất. Phòng bảo hành được coi như bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty nhằm thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Phòng bảo hành là bộ phận thực hiện dịch vụ sau bán hàng và thể hiện một cách rõ nhất các chiến lược do công ty đề ra. 2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật Bảng 2.6: Thống kê số lượng máy móc thiết bị, công cụ kỹ thuật Thiết bị Số lượng Sở hữu Máy ép thủy lực YH41- 100C 1 chiếc Sở hữu Máy cuốn tôn W11 - 6X 2000 1 chiÕc Sở hữu Máy xọc B504D 1 chiÕc Sở hữu Máy tiện vạn năng CW6136B/3000 1 chiÕc Sở hữu Máy phay vạn năng XA6132 1 chiÕc Sở hữu Máy khoan cần Z3040 1 chiÕc Sở hữu Máy khoan bàn Z4016 1 chiÕc Sở hữu Pha lăng xích 3,5 tấn 1 chiÕc Sở hữu Máy cắt hơi 2 chiÕc Sở hữu Máy hàn điện 1 bé Sở hữu Máy khoan kim loại kiểu đứng 1bé Sở hữu Máy khoan bê tông 1 chiÕc Sở hữu Thước thăng bằng 5 chiÕc Sở hữu Máy mài cầm tay 1 chiÕc Sở hữu Máy nén khí 2 chiÕc Sở hữu Máy rút tán đinh 1 chiÕc Sở hữu Bộ cờ lê chòng 10-30 2 bé Sở hữu Bộ cờ lê tuýp 10-26 4 bé Sở hữu Bộ cờ lê lục giác 2 bộ Sở hữu Tô vít đóng 2 chiÕc Sở hữu Bút cặp 2 chiÕc Sở hữu Kìm tháo phanh 2 chiÕc Sở hữu Kìm điện vạn năng 2 chiÕc Sở hữu K×m kÑp ®Çu cèt thuû lùc 1chiÕc Sở hữu K×m kÑp ®Çu cèt c¬ khÝ 2 chiÕc Sở hữu K×m ®iÖn v¹n n¨ng 8 chiÕc Sở hữu K×m c¸ch ®iÖn 2 chiÕc Sở hữu §ång hå am pe k×m 2 chiÕc Sở hữu M¸y ®o xung sintron doner 1 chiÕc Sở hữu M¸y ®o siªu ©m branson 1 chiÕc Sở hữu M¸y ®o ®é ån 1 chiếc Sở hữu Bảng 2.7: Phương tiện vận chuyển Thiết bị Số lượng Sở hữu Bé b¸nh th¸o l¾p ®éng c¬ 4 bé Së h÷u Thanh ray thÐp ch÷ U120 6 thanh Së h÷u Xe cÈu 1 xe Së h÷u Xe chë hµng 2 xe Së h÷u Con l¨n s¾t 8 chiÕc Së h÷u Xe t¶I 4,5-5 tÊn 2 chiÕc Thuª Xe n©ng ®Æt thiÕt bÞ 2 chiÕc Së h÷u Bé tã dïng ®Ó n©ng kÝch 1 bé Së h÷u 2.1.5. Đặc điểm về bố trí mặt bằng nhà xưởng NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN CAPO [5] Khuôn viên nhà máy chụp từ trên cao xuống (Địa điểm: Văn Lâm, Tân Quang, Hưng Yên) Cổng 1 Cổng 2 Kho hàng Nguyên liệu nhập Sản xuất Lắp ráp và Chế tạo Nghiên cứu và thiết kế Đóng gói bao bì Kiểm tra, thẩm định Quản lý _ Hành Chính Sơ đồ 2.8: Sơ đồ bố trí mặt bằng 2.1.6 Đặc điểm sơ đồ sản xuất Bộ phận ứng dụng và thử nghiệm Bộ phận nhập thiết bị Vận hành Bộ phận nghiên cứu và thiết kế Bộ phận giao hàng Bộ phận giám sát kiểm tra Bộ phận đóng gói bao bì Bộ phận lắp ráp Sơ đồ 2.9: Quy trình sản xuất của công ty Cát Lâm * Thuyết minh từng công đoạn: - Bộ phận thiết kế: Thiết kế mô tả lắp ráp chuyển động, chế tạo ra các thiết bị máy móc mới. Cải tiến nâng cấp những máy móc thiết bị cũ. Công ty có đội ngũ kỹ sư với trình độ chuyên môn cao không ngừng nghiên cứu cải tiến những thiết bị mới. - Bộ phận ứng dụng và thử nghiệm: Có nhiệm vụ đưa thiết kế kỹ thuật vào thực tế và thử nghiệm sản phẩm cho phù hợp, và vận hành có hiệu quả. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ mang đi sản xuất đại trà, còn nếu sản phẩm không đạt tiêu tiêu sẽ phải nghiên cứu lại. - Bộ phận vận hành: Sử dụng máy phát điện đã sản xuất vào vận hành dùng thử, sau một thời gian kiểm tra, máy vận hành tốt, ổn định, phù hợp với thực tế sẽ tiến hành sản xuất bán trên thị trường. - Bộ phận nhập nguyên liệu: Có nhiệm vụ nhập các trang thiết bị cần thiết để chế tạo ra sản phẩm. -Bộ phận lắp ráp: Hoạt động theo dây truyền lắp ráp thiết bị thành một sản phẩm hoàn chỉnh để đưa sản phẩm ra thị trường. - Bộ phận kiểm tra giám định: Thực hiện kiểm tra, giám định sản phẩm so với thiết kế, theo dõi kiểm tra tiến trình lắp ráp và thẩm định chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. - Bộ phận đóng gói: Sau khi sản phẩm được lắp ráp hoàn thiện sẽ được đóng hộp, dán tem bảo đảm - Bộ phận giao hàng: Đưa sản phẩm tới các đại lý phân phôi hoặc tới tay người tiêu dùng. Vận hành lắp ráp cho khách hàng. 2.1.7 Đặc điểm về tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm. Tính đến năm 2009 cả nước chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp chính thức cung cấp máy phát điện trên toàn quốc. Vì vậy đã tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như một thị trường lớn cho công ty phát triển. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, nhưng toàn thể lãnh đạo cũng như công nhân viên của công ty đã cố gắng phát huy hết năng lực của mình để xây dựng chiến lược và kế hoạch để phát triển công ty. Nhìn chung mức doanh thu hàng năm của công ty năm sau luôn tăng hơn so với năm trước, tình hình kinh doanh trong những năm qua của doanh nghiệp được thể hiện qua biểu đồ về doanh thu thuần thể hiện qua các năm và bảng “Số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh sau đây: Bảng 2.10: Số liệu sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Cát Lâm Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu thuần Trđ 30,517 55,697 124,906 143,472 154,206 Tổng lợi nhuận trước thuế Trđ 668 969 1,266 337 587 Lợi nhuận ròng sau thuế Trđ 480 697 912 247 557 Tổng chi phí trong năm Trđ 4,341 7,271 16,841 13,230 11,877 Tæng tµi s¶n Trđ 13,379 220,455 765,221 660,791 1,150,802 Vèn lưu động bình quân năm Trđ 114,127 202,651 755,293 611,154 1,064,357 Số lao động bình quân năm Người 117 125 125 142 154 [6] Bảng 2.11: Tỷ lệ tăng giảm tương đối và tuyệt đối Quan sát bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu năm sau tăng trưởng lớn hơn so với năm trước. Mức lợi nhuận hàng năm của công ty đều tăng, từ năm 2005 đến năm 2006 lợi nhuận tăng 45.1% và từ năm 2006 đến năm 2007 tăng lên đến 31%. Điều này phản ánh sự quyết tâm cố gắng của các cán bộ và toàn thể nhân viên của công ty . Nhưng từ năm 2007 đến năm 2008 mức lợi nhuận lại giảm xuống một cách đột ngột, giảm tới 72.8%. Nguyên nhân là do tình hình nền kinh tế không ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng lạm phát xảy ra. Nhưng đến năm 2009 mức lợi nhuận đã tăng lên đáng kể tăng 125.1%. Sau khi nền kinh tế được phục hồi và dần ổn định. Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cát Lâm từ năm 2005 ĐVT: Trđ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Tổng doanh thu 30,517 55,697 124,906 143,472 154,206 1. Doanh thu thuần 30,517 55,697 124,906 143,472 154,206 2. Giá vốn hàng bán 25,531 47,569 106,810 129,231 141,980 3. Lợi nhuận gộp (3 = 1 – 2) 4,985 8,228 180,959 14,240 12,225 4. Chi phí bán hàng 1,456 2,356 4,452 1,436 2,293 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,250 3,859 7,856 4,282 2,880 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (6 = 3 – 4 – 5) 1,279 2,013 5,786 233 577 7.Thu nhập hoạt động tài chính 345 144 8.Chi phí hoạt động tài chính 632 1,056 4,531 7,348 6,617 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính ( 9 = 7 – 8) (4,531) (1,056) (632) (7,003) (6,473) 10.Các khoản thu nhập khác 23 12 12 267 95 11.Chi phí khác 2 0,008 163 85 12. Lợi nhuận từ hoạt động khác ( 12 = 10 – 11) 21 12 12 103 10 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (13 = 6 + 9 + 12) 668 969 1,266 337 587 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 188 272 354 90 30 15.Lợi nhuận ròng sau thuế (15 = 13 -14) 480 697 912 247 557 [6] Ta có đồ thị như sau: 2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Cát Lâm. -Công ty TNHH Cát Lâm, đặc biệt thực hiện nhập khẩu, sản xuất và buôn bán máy phát điện. Vì vậy nó có 2 thị trường chính đó là: Nước ngoài và nội địa. Công ty thường nhập khẩu máy phát điện từ thị trường nước ngoài. Hầu như các đối tác nước ngoài của công ty Cát Lâm là các nước thành viên trong nhóm G7. Họ là Italia, Mỹ, Anh, Pháp, Singapo và Nhật Bản… Thị trường nội địa của công ty Cát Lâm thì giống với thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, nó bao gồm 65 tỉnh thành phố trên khắp cả nước. Thị trường nội địa được chia làm 2 phần: Thị trường miền Bắc (gồm từ Huế, Đà Nẵng tới các tỉnh miền bắc…), và thị trường miền nam đều có văn phòng đại diện. (Trụ sở chính Hà Nội và chi nhánh chính là TP Hồ Chí Minh), tất cả đều được quan tâm. Tất cả các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất trong nước đều được bán trong nội địa. Vì vây, thị trường nội địa của công ty Cát Lâm được xác định chính xác là toàn bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Theo như số liệu điều tra của phòng thương mại vào tháng 3 năm 2009, Cát Lâm đứng vị trí thứ 3 trong số những nhà cung cấp máy phát điện lớn nhất Việt Nam. Mặc dù đã đạt được vị trí cao và thuận lợi, nhưng Cát Lâm vẫn đang phải đối mặt với những đe dọa và sự tồn tại của những mặt yếu kém. Bảng 2.13: Thống kê doanh thu của các công ty cung cấp máy phát điện STT Công ty 2006 2007 2008 1 Công ty Hữu Toàn 285,522 388,349 501,646 2 Công ty thương mại kỹ thuật STC 25,691 78,457 177,149 3 Công ty TNHH Cát Lâm 60,697 134,906 167,022 4 Công ty TNHH Thiên Hòa An 35,187 79,241 152,771 5 Công ty ĐT Thương mại và CN Thiên Việt, SJC 0 32,700 35,295 6 Viet A 13,225 18,499 20,076 7 Bình Minh 0 12,541 15,545 8 HV 0 5,522 13,557 9 Sai Gon Ban Mai.,JSC 20,955 18,522 11,545 10 Công ty TNHH Mạn Nguyên 3,766 9,844 15,557 Thực ra các đối thủ của công ty Cát Lâm không chỉ buôn bán các loại máy phát điện mà còn là các máy móc và công cụ xây dựng. Nhờ có tính đa dạng của sản phẩm họ có thể đạt được mức doanh thu cao hơn so với các đối thủ khác. Ngược lại, Công ty Cát Lâm tập trung vào các loại máy phát điện và các bộ phận cấu thành máy. Vì vậy kết quả doanh thu sấp xỉ 170 tỷ là khá cao. Hiện nay thị phần máy phát điện của công ty trên thị trường là 22.5%. Bởi vì nhu cầu của thị trường hiện nay khá cao và liên tục tăng, vì vậy Cát Lâm có thể bán sản phẩm với một số lượng lớn và chiếm khoảng một phần năm toàn bộ thị trường máy phát điện. 2.3 Thực trạng tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cát Lâm. 2.3.1 Bộ phận thực hiện Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ta có thể thấy bộ phận thực hiện việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là phòng bán hàng và Marketing. Bộ phận bán hàng và Marketing: Đây là bộ phận có nhiệm vụ tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo sản phẩm để khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của công ty sản xuất. Hiện nay công ty CÁT LÂM chuyên buôn bán và lắp đặt các loại máy phát điện có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, việc giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng phòng bán hàng và marketing phải tiến hành, để khách hàng biết tới những sản phẩm đó. Phòng không chỉ có nhiệm vụ bán hàng mà còn phải duy trì được thị phần của công ty thông qua các chính sách hậu mãi và giữ khách. Không những vậy việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhờ các chính sách xâm nhập thị trường, các chương trình quảng cáo, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp có thể mở rộng thêm được thị phần và những khách hàng tiềm năng. Phòng Marketing của công ty phải đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể như sau: + Tổ chức thực hiện các chiến lược do phòng kinh doanh đề ra + Thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá, và phát triển thị trường. + Thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đánh giá lựa chọn kênh phân phối phù hợp + Triển khai thực hiện việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.3.2 Công tác lập kế hoạch duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không đơn giản chỉ là đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà cần phải có sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tất các cán bộ nhân viên trong công ty, từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng đến việc áp dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại và dây truyền công nghệ tiên tiến hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để đạt được những đòi hỏi và yêu cầu đó công ty không ngừng lập các kế hoạch nhằm phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các hoạt động của công ty đang thực hiện bao gồm: 2.3.2.1 Nghiên cứu dự báo thị trường Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được thị phần và khu vực doanh nghiệp đang nắm giữ. Thị trường chủ yếu của máy phát điện thường là các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức,… Khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải phân đoạn được từng khu vực thị trường. Tìm hiểu và tìm kiếm những thị trường bở ngỏ hay những thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có thể khai thác được. Khi xây dựng kế hoạch của mìmh, việc đầu tiên nên làm là tạo lập văn bản yêu cầu. Vào thời điểm này, tốt hơn hết là hãy thu hút tất cả các phòng ban trong doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112469.doc
Tài liệu liên quan