Khóa luận EU, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam trong những năm tới

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I 5

Tổng quan về ngành thủy sản và các thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt nam

I. Đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản Việt Nam 5

1. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam 5

2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 7

II. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam trong thời gian gần đây. 14

1. Về giá trị và tốc độ phát triển 14

2. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 15

3. Giá cả và hiệu quả xuất khẩu của thủy sản Việt Nam 17

4. Các quy định hiện hành liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản 18

III. Một số thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam 26

1. Thị trường Nhật Bản 27

2. Thị trường Mỹ 29

3. Thị trường Đông Á 31

4. Thị trường Châu Âu 33

CHƯƠNG II 35

Thực trạng xuất khẩu của thuỷ sản Việt nam sang EU trong những năm qua

I. Giới thiệu chung về thị trường EU 35

1. Đặc điểm chung về kinh tế, chính trị và mức sống dân cư 35

2. Các đặc điểm chung liên quan đến việc tiêu dùng mặt hàng thủy sản 37

3. Những yêu cầu của EU về chất lượng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu 43

4. Giới thiệu về các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của EU 50

II - Thực trạng XKTS của Việt nam sang EU giai đoạn 1997 - 2002 54

1. Về giá trị và tốc độ phát triển 54

2. Về cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam 55

3. Về cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt nam xuất khẩu vào EU 57

4. Về tình hình thực hiện các quy định của EU về an toàn thực phẩm. 59

III. Đánh giá kết quả hoạt động XKTS sang EU giai đoạn 1997-2000 62

1. Những kết quả đạt được 62

2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục 64

3. Các vấn đề đặt ra với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU 67

CHƯƠNG III 70

Định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới.

I. Định hướng và mục tiêu phát triển XKTS 72

1. Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản 72

2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản 75

II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong những năm tới. 79

1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU 79

2. Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích XKTS sang EU 84

3. Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU 87

KẾT LUẬN 91

PHỤ LỤC 01 92

Danh mục tài liệu tham khảo 96

 

 

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận EU, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không vũ trụ Mỹ - đã đưa ra các nguyên tắc và các bước thực hiện và đó chính là nền móng của hệ thống HACCP ngày nay. Về mặt ngôn ngữ, HACCP là các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Hazard Analysis Critical Control Point và có thể hiểu là một hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Như vậy, HACCP là một hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh nhưng khác với các hệ thống đảm bảo chất lượng khác như ISO 9000, TQM…hệ thống HACCP chỉ áp dụng riêng cho các cơ sở sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm, trong khi các hệ thống đảm bảo chất lượng khác như ISO 9000, ISO 14000 hay TQM có thể áp dụng ở mọi cơ sở từ sản xuất đến dịch vụ kể cả sự nghiệp hành chính với mục tiêu nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng nói chung cho sản phẩm. Do đó, HACCP chính là một hệ thống các biện pháp phòng ngừa toàn diện và hiệu quả từ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm tới công nghệ, quá trình, môi trường, con người thông qua phân tích, xác lập và tổ chức kiểm soát có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP bao gồm 2 giai đoạn: Phân tích mối nguy: Các mối nguy gắn liền với các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất thực phẩm. Kiểm soát mối nguy và hạn chế chúng: Kiểm soát các mối nguy và xác định biện pháp hạn chế và phòng ngừa. Sau đó là việc kiểm tra lại hiệu quả của cả hệ thống. Như vậy, HACCP không loại trừ được tất cả các mối nguy nhưng nó cho phép hạn chế rủi ro tại các điểm trọng yếu, đó là những giai đoạn quyết định tính an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Để làm được điều đó một nguyên tắc quan trọng trong 7 nguyên tắc cơ bản của HACCP là xác định các điểm có khả năng xuất hiện rủi ro, từ đó mới hạn chế hoặc kiểm soát được chúng. Phải thừa nhận rằng HACCP thực sự là một công cụ có hiệu quả đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng phòng ngừa một cách chủ động nguy cơ nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất, từ đó chế biến tạo ra thực phẩm an toàn và có chất lượng cao. Ngoài ra, HACCP còn thực sự cân thiết bởi khi áp dụng HACCP, cơ sở áp dụng trước hết nâng cao uy tín chất lượng đối với sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời đây cũng là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như nước ngoài. Yêu cầu an toàn vệ sinh trong thực phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài ý thức được tầm quan trọng của tính an toàn vệ sinh trong thực phẩm thủy sản và để tạo sự bình đẳng giữa các quốc gia khi xuất hàng vào thị trường EU, hội đồng cộng đồng Châu Âu đã ra Chỉ thị 91/493/EEC ngày 22/7/1991 quy định những điều kiện vệ sinh cho việc sản xuất và đưa các các sản phẩm thủy sản vào thị trường này. Theo tinh thần chỉ thị, các nước muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường phải kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi thương phẩm và nhuyễn thể trước khi thu hoạch. Cùng với đó doanh nghiệp phải nâng cấp nhà xưởng chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh theo quan điểm HACCP và phải có cơ quan nhà nước có thẩm quyền đủ năng lực và độ tin cậy trong hoạt động kiểm soát toàn bộ quá trình. Cuối cùng, khi đã tự cảm thấy mình đạt được những yêu cầu theo quy định của EU, nước xuất khẩu làm đơn gửi Uỷ ban EU và mời thanh tra EU đến xem xét. Những yêu cầu về vệ sinh sản phẩm thủy sản cụ thể như sau: Những điều kiện áp dụng để xử lý sản phẩm thủy sản trên bờ Sản phẩm thủy sản tươi không đóng gói làm lạnh khi chưa phân phối, sơ chế hoặc chế biến biến ngay sau khi đưa đến xí nghiệp phải được ướp nước đá và trữ trong phòng lạnh của xí nghiệp, các phương tiện bảo quản phải luôn được giữ sạch và bảo trì tốt. Ngoài ra những công đoạn như cắt lát, làm philê phải được tiến hành tránh gây nhiễm bẩn hoặc hư hỏng. Cắt lát hay philê không được làm cùng chỗ với nơi bỏ đầu, bỏ ruột. Các loại phế liệu cần được bỏ vào những thùng chứa không rò rỉ, có nắp đậy, dễ làm sạch và dễ khử trùng, tuyệt đối không được để phế liệu trong khu làm việc mà phải được chuyển đi thường xuyên đảm bảo phế thải tồn trữ không tạo nguồn gây nhiễm bẩn cho cơ sở sản xuất hay gây ô nhiễm môi trường. Đối với sản phẩm thủy sản ướp đông, xí nghiệp phải có thiết bị làm lạnh đủ mạnh để nhanh chóng hạ nhiệt độ sao cho sản phẩm có thể đạt đến trị số nhiệt độ theo quy định là không được vượt quá -9 độ C. Khi rã đông sản phẩm, sản phẩm thủy sản phải được rã đông trong những điều kiện vệ sinh, không được gây nhiểm bẩn sản phẩm và phải có chỗ thoát nước phù hợp cho nước đã tan ra. Sau đó, sản phẫm đã rã đông cần được xử lý phù hợp, các công đoạn sơ chế hoặc chế biến nếu có phải được tiến hành không chậm chễ. Nếu sản phẩm được đưa thẳng vào thị trường, các chi tiết về thủy sản trong trạng thái đã đông cần được ghi rõ trên bao bì phù hợp. Ngoài hai loại sản phẩm trên, Hội đồng cộng đồng Châu Âu cũng có quy định cụ thể đối với sản phẩm chế biến. Khi chế biển sản phẩm tức là chúng ta đã kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh và cũng là một khâu quan trọng để bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chế biến không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thì sẽ gây nguy hại trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm tổng hợp. Theo quy định của EEC, khi đóng hộp phải dùng nước uống được để sản xuất đồ hộp, đồng thời quá trình xử lý hộp phải thích hợp căn cứ theo những chỉ tiêu như thời gian xử lý nhiệt độ, mức chứa, cỡ hộp…và tất cả những ghi chép này đều cần phải được lưu giữ. Việc xử lý nhiệt cần đảm bảo tiêu diệt hoặc làm bất hoạt hoá vi sinh vật gây bệnh và bảo tử của chúng, thiết bị cấp nhiệt cũng phải được gắn các phương tiện kiểm tra xem đồ hộp đã thực sự được xử lý nhiệt hay chưa (phù hợp ở đây có nghĩa là sản phẩm cần được ủ ở 37 độ C trong 7 ngày hoặc 35 độ C trong 10 ngày). Sau khi xử lý nhiệt phải dùng nước uống được để làm mát đồ hộp đảm bảo không gây nguy hại cho bất kỳ phụ gia hoá học nào và ngăn ngừa sự ăn mòn đối với thiết bị, hộp chứa. Cuối cùng là quy định về sản phẩm giáp xác luộc và nhuyễn thể. Dùng nước uống được hoặc nước biển sạch để luộc nhuyễn thể và giáp xác, sau khi luộc phải làm lạnh nhanh và quá trình làm lạnh phải được tiếp tục cho đến khi đạt đến điểm đóng băng. Việc bóc vỏ hoặc moi thịt phải được tiến hành trong điều kiện vệ sinh, tránh gây nhiễm bẩn cho sản phẩm. Trong trường hợp thu hồi thịt cá bằng máy thì quá trình lấy thịt cá từ cá đã bỏ ruột cần được làm sạch ngay sau khi philê, dùng nguyên liệu hoàn toàn không có ruột. Thịt cá này cũng phải được ướp đông càng nhanh càng tốt hay pha vào các sản phẩm dùng để ướp đông hoặc để xử lý ổn định sản phẩm. Trong chỉ thị 91/493/EEC ngày 22/7/1991, hội đồng cộng đồng Châu Âu cũng quy định khá cụ thể về những điều kiện để đảm bảo vệ sinh an toàn thủy sản như đưa ra các điều kiện áp dụng cho những tầu chế biến, yêu cầu trong và sau khi bốc dỡ lên bờ hay điều kiện chung cho các cơ sở sản xuất trên đất liền. Những điều kiện ấy hết sức nghiêm ngặt và đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Kiểm tra y tế và giám sát điều kiện sản xuất, đóng gói Qúa trình sản xuất phải được giám sát, kiểm tra do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm xác định tính trung thực của quá trình thực hiện và cũng là để xác định tính phù hợp với nội dung của chỉ thị đề ra. Công việc kiểm tra bắt đầu từ khi tầu đánh bắt vẫn ở trên biển, đến khi bốc dỡ đem bán, quá trình sản xuất ở cơ sở sản xuất và cuối cùng là kiểm tra điều kiện bảo quản và vận chuyển. Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra cảm quan, kiểm tra ký sinh trùng, kiểm tra hoá học và phân tích vi sinh. Kiểm tra cảm quan được thực hiện đầu tiên khi mỗi lô hàng được dỡ lên bờ hoặc trước khi bán lần thứ nhất với mục đích xem lô hàng ấy có thích hợp với người tiêu dùng hay không (chủ yếu xét về độ tươi của sản phẩm). Nếu sau khi kiểm tra cảm quan phát hiện thấy lô hàng ấy không phù hợp cho người ăn, cơ quan kiểm tra tiến hành các biện pháp thu hồi chúng khỏi thị trường và xử lý sao cho lô hàng ấy không thể được tái sử dụng. Còn khi nghi ngờ về độ tươi của sản phẩm thủy sản, cơ quan kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra hoá học hoặc phân tích vi sinh trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Trước khi bán cho người ăn, cá và sản phẩm thủy sản cần được kiểm tra bằng mắt thông qua lấy mẫu nhằm phát hiện các ký sinh trùng thấy được và tất nhiên khi đã phát hiện nhiễm ký sinh trùng, cá và các sản phẩm từ cá không được đưa vào thị trường bằng bất cứ giá nào cho dù đã loại bỏ được ký sinh trùng ấy. Đồng thời với việc đó, cơ quan kiểm tra cũng tiến hành lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm theo những phương pháp đã được thừa nhận về mặt khoa học (chẳng hạn phương pháp sắc ký lỏng cao cấp) để xem sản phẩm có đảm bảo vệ sinh, sản phẩm có nhiễm các chất bẩn có trong môi trường thủy sinh hay không. Yêu cầu đặt ra là các chất ấy không phương hại đến quy chế của cộng đồng về quản lý và bảo vệ nước, các sản phẩm thủy sản không chứa những chất nhiễm bẩn có sẵn trong môi trường nước như các kim loại nặng, các chất hữu cơ halogen… Cuối cùng là vấn đề bao gói: không thể phủ nhận rằng bao gói đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chất lượng của sản phẩm, vì vậy việc bao gói phải được thực hiện trong những điều kiện vệ sinh thích hợp nhất nhằm loại trừ nhiễm bẩn cho sản phẩm thủy sản. Thêm vào đó, vật liệu bao gói và các sản phẩm có khá năng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thủy sản cũng phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, đặc biệt là: Không làm hại đến đặc tính cảm quan của sản phẩm thủy sản Không có khả năng truyền vào sản phẩm thủy sản những chất gây hại cho sức khoẻ con người. Đủ bền chắc để bảo vệ được sản phẩm thủy sản. Lưu trữ và vận chuyển Khi bản thân các sản phẩm thủy sản đã đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của EU; quá trình sản xuất, chế biến đã áp dụng theo hệ thống HACCP thì việc lưu trữ, vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng là khâu cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Theo chỉ thị, trong thời gian lưu trữ và vận chuyển, sản phẩm thủy sản phải được giữ ở các nhiệt độ theo quy định, cụ thể là: Sản phẩm thủy sản tươi hoặc đã rã đông, sản phẩm giáp xác và nhuyễn thể đã luộc sơ hoặc làm lạnh phải được giữ ở nhiệt độ tan băng. Sản phẩm thủy sản đã ướp đông, trừ cá ướp đông trong nước muối dùng để sản xuất đồ hộp phải được giữ ở nhiệt độ -18 độ C hoặc thấp hơn đối với mọi bộ phận của sản phẩm, trong thời gian vận chuyển cho phép nhiệt độ tăng đột xuất ngắn hạn không vượt quá 3 độ C. Khi vận chuyển sản phẩm cũng phải lưu ý rằng không được lưu giữ hoặc vận chuyển sản phẩm cùng các sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn hay ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh của chúng, trừ khi sản phẩm đã được bao gói cẩn thận. Điều kiện về loại xe vận chuyển cũng được quy định nghiêm ngặt. Đó là xe cần được thiết kế và trang bị để xe có thể duy trì được các nhiệt độ như đã nêu ở trên trong suốt qúa trình vận chuyển. Nếu dùng đá để làm lạnh sản phẩm phải có chỗ thoát nước phù hợp đảm bảo nước tan không đọng lại và tiếp xúc với sản phẩm. Đồng thời, phương tiện vận chuyển sản phẩm thủy sản không được dùng để vận chuyển các sản phẩm khác có thể gây hại hoặc gây nhiễm bẩn cho các sản phẩm thủy sản, trừ khi sản phẩm ấy được đảm bảo không bị nhiễm bẫn vi phương tiện đã được làm sạch và khử trùng kỹ. Để cụ thể hoá hơn việc nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ các quốc gia, Uỷ bản Châu Âu đã ra các văn bản riêng biệt mà trong đó có quy định việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thể hiện qua quyết định 2000/333/EEC thông qua ngày 24/04/2000. Quyết định này quy định các điều kiện đặc biệt đối với việc nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, loài có vỏ và chân bụng biển chế biến hoặc đông lạnh có nguồn gốc từ Việt nam. Theo đó, cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn vệ sinh đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, loài có vỏ và chân bụng biển đồng thời giám sát điều kiện an toàn vệ sinh của quá trình sản xuất. NAFIQACEN cũng được quyền cho phép hoặc cấm thu hoạch những sản phẩm trên từ những vùng thu hoạch nhất định. Tất cả các điều kiện trên đều rất cụ thể và chặt chẽ. Cộng đồng Châu Âu đã không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào trong toàn bộ quy trình khai thác, bốc dỡ, bảo quản, chế biến, lưu kho và vận chuyên sản phẩm với mong muốn cuối cùng là tiếp nhận một sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ chính đáng lợi ích của người tiêu dùng. Cơ quan quản lý thực phẩm của EU Vào tháng 11 năm 2000, Uỷ ban Châu Âu đã đề xuất thành lập cơ quan quản lý thực phẩm EU (EFA) và theo kế hoạch EFA sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2002 và là cơ quan có năng lực chuyên môn cao nhất trong hệ thống an toàn thực phẩm Châu Âu, là tổ chức khoa học hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Tổ chức có cách tiếp nhận thống nhất về lĩnh vực này thông qua tầm bao quát khoa học về tất cả các vẫn đề trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến độ an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm – từ trang trại đến bàn ăn. Với 6 nhiệm vụ chính trong đó có từ vấn khoa học độc lập về các vấn đề an toàn thực phẩm và các vấn đề có liên quan; tư vấn về các vấn đề kỹ thuật thực phẩm làm cơ sở phát triển chính sách hệ thống cảnh bảo nhanh về thực vật và thức ăn động vât, EFA là tổ chức độc lập với các cơ quan chức năng khác nhau, có thẩm quyền lớn và tầm bao quát toàn bộ chuối thực phẩm nên có thể cung cấp cơ sở khoa học chặt chẽ cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách. EFA cũng đóng vai trò tích cực trong việc thu thập và phân tích các số liêu khoa học và các số liệu liên quan để nhận diện và cảnh báo sớm về các mối nguy cơ có thể xảy ra, đồng thời phối hợp với các tổ chức khoa học của các nước thành viên EU thu thập số liệu từ các chương trình kiểm soát, thiết lập mạng lưới phối hợp với tổ chức khoa học của các nước thành viên để hoàn thiện cơ sở cần thiết cho các tư vấn kỹ thuật. Như vậy, việc thành lập EFA với đẩy đủ năng lực khoa học và kỹ thuật được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các yêu cầu về chính sách có cơ sở khoa học vững chắc và tăng cường lòng tin của người tiêu dùng về nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, vệ sinh và chất lượng nói chung tại thị trường EU. 4. Giới thiệu về các thị trường nhập khẩu Thủy sản của EU Tây Ban Nha, Pháp, Itali, Đức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ là các thị trường nhập khẩu thủy sản rất lớn của EU với giá trị vượt 1 tỷ USD/năm. Giá trị nhập khẩu thủy sản của 8 nước nêu trên năm 2000 lên tới 17,3 tỷ USD chiếm 87% giá trị nhập khẩu của EU. Sau đây, xin giới thiệu các nét chính về các thị trường nhập khẩu lớn nhất của EU. 4.1 Tây Ban Nha Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới và thứ nhất Châu Âu và EU. Năm 2000, giá trị nhập khẩu là 3,3 tỷ USD tăng 24% so với mức năm 1991 (2,748 tỷ USD) , nhưng còn kém mức kỷ lục là 3,5 tỷ USD năm 1997. Giá trị nhập khẩu của Tây Ban Nha bằng 16,8% của toàn EU. Với gần 40 triệu người cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến hàng năm, Tây Ban Nha là nước tiêu thụ thủy sản hàng đầu của EU với mức trung bình hằng năm là 1,7 – 1,8 triệu tấn (thời kì 1998 – 2000). Trung bình mỗi người Tây Ban Nha sử dụng tới 44 kg thủy sản/năm. Do sản xuất trong nước có hạn nên hàng năm Tây Ban Nha phải nhập khẩu 1,4 – 1,5 triệu tấn thủy sản/năm (1998 – 2000) mới đáp ứng được nhu cầu trong nước. Thị trường Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm cá, giáp xác tươi và đông lạnh. Cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Tây Ban Nha thể hiện qua biểu đồ 3 sau: Biểu 3. Cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Tây Ban Nha thời kì 1996-2000 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thủy Sản-2002 Trong số các mặt hàng nhập khẩu thì tôm đông lạnh có giá trị lớn nhất. Thị trường nhập khẩu tôm đông của Tây Ban Nha dậm chân tại chỗ trong nhiều năm gần đây và luôn luôn biến động. Các nước xuất khẩu tôm chủ yếu vào thị trường Tây Ban Nha hiện nay là: Trung Quốc, Ecuado, Marốc, Achentina, Mô dăm bích, Côlombia, ấn Độ, Thái Lan, Malaixia. Gần đây, do EU cấm vận tôm nuôi Trung Quốc nên các nước ấn Độ, Thái Lan đã tăng mức nhập khẩu sang thị trường này. Hiện nay, Tây Ban Nha nhập khẩu trung bình hằng năm từ 90 -96 nghìn tấn tôm đông. Điều cần chú ý là Tây Ban Nha còn là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn của thế giới với giá trị 1,6 tỷ USD năm 2000. Tây Ban Nha còn là thị trường tái chế biến xuất khẩu nổi tiếng. Nhìn chung, Tây Ban Nha là thị trường nhập khẩu thủy sản rất lớn. Họ nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng như tôm đông, cá ngừ, cá biển, mực, bạch tuộc… Rất tiếc là thủy sản của Việt Nam còn xa lạ với thị trường lớn này. Hy vọng rằng sắp tới, các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ nhanh chóng thâm nhập thị trường thủy sản đầy tiềm năng này để đưa nhanh thị phần của Việt Nam tại đây. 4.2 Pháp Với gần 59 triệu dân, hằng năm Pháp tiêu thụ trung bình từ 1,7 – 1,8 triệu tấn thủy sản, trong đó khối lượng nhập khẩu trung bình là 1,4 – 1,5 triệu tấn vì tổng sản lượng thủy sản của Pháp bị hạn chế ( 0,8 triệu tấn – 2000). Mức tiêu thụ thủy sản của người Pháp khá cao ( 30 kg/người/năm) cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến hằng năm nên nhập khẩu thủy sản là lĩnh vực quan trọng. Giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm chiếm 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1% tổng giá trị nhập khẩu của Pháp. Nhập khẩu thủy sản của Pháp đạt mức kỷ lục là 3,5 tỷ USD năm 1998 và giảm chỉ còn 3,3 tỷ USD năm 2000 (giảm gần 15%). Tuy nhiên, hiện nay, Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 thế giới và thứ nhì EU. Biểu 4. Cơ cấu nhóm hàng thủy sản nhập khẩu của Pháp thời kì 1996-2000 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thủy Sản-2002 Có 3 nhóm sản phẩm nhập khẩu chính của thị trường Pháp là cá tươi và cá đông, giáp xác xác nhuyễn thể và hộp thủy sản. Trong các mặt hàng nhập khẩu thì cá philê đông là có giá trị lớn nhất tiếp theo là tôm đông. Hai mặt hàng cá philê đông và tôm đông chiếm gần 26% gía trị nhập khẩu thủy sản của Pháp năm 2000. 4.3 Italia Tổng sản lượng thủy sản của Italia rất hạn chế (0,6 triệu tấn/năm, với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch đến, mức tiêu thụ thủy sản của Italia khá lớn (1,2 – 1,3 triệu tấn/năm), buộc họ phải nhập khẩu hàng năm từ 0,9 – 1 triệu tấn thủy sản. Như vậy, thị trường nhập khẩu thủy sản của Italia rất lớn, thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Italia đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD năm 1998 và giảm xuống còn 2,5 tỷ USD năm 2000 (giảm 9,6%). Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italia ít biến động trong nhiều năm qua. Giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2000 chiếm 10,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1,1 % tổng giá trị nhập khẩu của Italia. Biểu 5. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu của Italia thời kỳ 1996 – 2000 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thủy Sản Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italia là hộp cá ngừ, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông. Các nước cung cấp chủ yếu các mặt hàng nêu trên cho Italia là Thái Lan, Achentina, Ecuado, Đan Mạch, ấn Độ. Tuy là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn, nhưng thị trường Italia đang ở giai đoạn ổn định và có chiều hướng suy giảm. Trong thời gian sắp tới, thị trường này cũng chỉ giữ ở mức hiện nay. 4.4 Các thị trường khác thuộc EU Tiếp theo 3 thị trường Tây Ban Nha, Pháp và Italia là các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của EU như Đức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Bồ Đào Nha. Nhìn chung các thị trường này hoặc giữ ở mức ổn định hoặc đang có xu hướng giảm sút. Giá trị nhập khẩu của các thị trường này những năm gần đây như sau: Bảng 11. Giá trị nhập khẩu thủy sản của một số nước Châu Âu (1998-2000) Đơn vị: triệu USD Các thị trường 1998 1999 2000 Đức 2.623 2.288 2.262 Anh 2.384 2.277 2.184 Đan Mạch 1.704 1.771 1.806 Hà Lan 1.230 1.304 1.163 Bỉ 1.061 1.063 1.027 Bồ Đào Nha 926 1.017 860 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thủy Sản Chỉ duy nhất Đan Mạch có mức nhập khẩu thủy sản tăng trưởng, còn các nước thành viên khác của EU đều giảm sút. II _ Thực trạng xuất khẩu của thủy sản Việt nam sang EU giai đoạn 1997-2002 Về giá trị và tốc độ phát triển. Thời gian qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU vẫn còn đang ở những bước đi đầu tiên rất khiêm tốn. Tỷ trọng kim ngạch xuất vào thị trường EU còn tương đối nhỏ so với một số thị trường như Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản của Việt nam vào EU năm 1996 đạt 26,9 triệu USD; năm 1997 đạt 75,6 triệu USD, còn năm 98 xuất khẩu thủy sản vào EU đạt 93 triệu USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn trên đạt 89%/năm. Nhưng đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu lại giảm sút so với năm 1998, chỉ đạt hơn 90 triệu USD, nguyên nhân là do một số điều kiện khách quan không thuận lợi (thiên tai trong nước, thị trường nhập khẩu có quy định hạn chế tạm thời...). Đến năm 2000, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chiếm 9% tổng lượng hàng xuất khẩu được của Việt nam. Đặc biệt trong năm 2001, con số này lên tới 15%, tương ứng với 90,7 triệu USD. Đến năm 2002, khối lượng thủy sản xuất sang thị trường EU là khoảng 18.600 tấn, đạt giá trị 56,2 triệu USD. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản 8 tháng đầu năm 2003 ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh nhất 74%. Đây là một tín hiệu khả quan cho công cuộc mở rộng xuất khẩu tại thị trường này. Một điều dễ dàng nhận thấy là, đối với thị trường EU thị phần của thủy sản Việt Nam không lớn (chỉ chiếm khoảng 3,6%), nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng vì thị trường này luôn yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh thực phẩm nên nếu được EU chấp nhận thì khả năng thâm nhập vào các thị trường khác của thủy sản Việt Nam là rất cao. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp Việt nam, đây lại là một thị trường rất ổn định, nhiều tiềm năng và nhất là giá cả lại cao hơn tất cả các thị trường xuất khẩu khác. Về cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thủy sản của Việt nam Thị trường EU luôn là một thị trường hấp dẫn không chỉ của các nước Châu á, trong đó có Việt Nam mà còn là mục tiêu của nhiều nước châu lục khác, kể cả Bắc Mỹ. Bởi không chỉ số dân đông trên 350 triệu dân với mức sống cao, ẩm thực đa dạng, với giá cả hấp dẫn, mà còn là thị trường uy tín, xuất khẩu được hàng thủy sản vào EU cũng có nghĩa như có trong tay chứng chỉ về trình độ, chất lượng sản phẩm cao. Tuy vậy, EU vẫn đang sử dụng công cụ thuế quan và phi thuế quan trừng phạt, chia nhóm ra để hạn chế, khống chế các nước xuất khẩu theo những điều kiện có lợi nhất cho họ. Đối với Việt Nam, thị trường này đã có một một số cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ, mực. Trong một số năm, cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thủy sản của nước ta không ngừng gia tăng với giá trị ngày một cao. Qua bảng 12 ta thấy, không phải tất cả 15 nước thành viên EU đều nhập khẩu thủy sản của Việt Nam mà chỉ tập trung vào 12 nước, ngoại trừ Lúc-xăm-bua, Hà Lan và Ai-rơ-len. Trong số các nước EU nhập khẩu thủy sản của nước ta thì Anh, Bỉ, Đức, Pháp, Italia luôn là những nước có giá trị nhập khẩu thủy sản rất lớn, có thể nói đây là thị trường chính yếu của thủy sản Việt Nam khi xuất sang EU. Năm 1997, Việt Nam xuất sang EU với giá trị đạt được là 75.169.809 USD (22.629 tấn thủy sản xuất khẩu). Nhưng đến năm 1998, con số này đã tăng lên rất lớn với giá trị là 93.512.323 USD (23.111 tấn thủy sản xuất khẩu). So với năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 1998 sang thị trường EU đã tăng 21,8%. Điều này chứng tỏ rằng hàng thủy sản Việt Nam ngày càng có được thế đứng vững chắc, được người tiêu dùng khó tính của EU chấp nhận. Năm 1998, các nước Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan đã nhập khẩu thủy sản của Việt Nam với giá trị rất lớn (trên 10 triệu USD), đặc biệt là Anh, Bỉ và Hà Lan (Anh: 13.800.286 USD , Bỉ: 19.901.818 USD, Hà Lan: 27.792.299 USD). Ngoài ra, Pháp và Italia cũng là những nước có giá trị nhập khẩu thủy sản khá lớn của EU. Nói chung, trong 2 năm 1997-1998, EU là thị trường có tốc độ tăng trưởng ổn định, sức mua cao nên xuất khẩu thủy sản của nước ta có nhiều thuận lợi. Đến năm 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU chỉ đạt 90.091.730 USD, giảm 2,65% so với năm 1998. Các nước EU có giá trị nhập khẩu Việt Nam rất lớn trong năm 1998, thì năm 1999 đã giảm mạnh, trong đó: Anh giảm 32,4% , Hà Lan giảm 16,2%, Pháp giảm 32,2%, áo giảm 55,9%, Đan Mạch giảm 58,2% (giảm 946.270 USD). Với giá trị nhập khẩu của từng nước giảm mạnh như vậy, tất yếu dẫn đến sự suy giảm trong tổng giá trị mhập khẩu thủy sản của cả EU. Nhưng năm 1999 cũng đánh dấu mức gia tăng giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Phần Lan. Đặc biệt là Bỉ, giá trị nhập khẩu thủy sản năm 1999 so với năm 1998 đã tăng 6.390.772 USD (tăng 25,1%). Đến năm 2000, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn gần 72 triệu USD với tổng sản lượng xuất khẩu là 20291 tấn. Mặc dù, sản lượng giảm không đáng kể so với năm 1999 nhưng kim ngạch lại giảm mạnh, điều này là do sự giảm giá của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và sự suy giảm đáng kể trong giá trị nhập khẩu của Hà Lan, Bỉ...Năm 2001 đánh dấu sự tăng trưở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB10.doc
Tài liệu liên quan