Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 3

1. Ngân hàng phát triển 3

1.1. Khái niệm Ngân hàng Phát triển 3

1.2. Vài trò của Ngân hàng Phát triển 3

1.2.1. Ngân hàng Phát triển là tổ chức phát triển kinh tế 3

1.2.2. Ngân hàng Phát triển là tổ chức kinh doanh khuyến khích hiệu quả tài chính 4

1.2.3. Ngân hàng Phát triển là tổ chức phát triển công nghệ 4

2. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển 4

2.1. Huy động vốn 4

2.2. Sử dụng vốn 5

2.3. Các hoạt động khác 6

2.3.1. Bảo quản vật có giá 6

2.3.2. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 6

2.3.3. Quản lý ngân quỹ 7

2.3.4. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ 7

2.3.5. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn 7

2.3.6. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn 8

3. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển 8

3.1. Hoạt động tín dụng 8

3.1.1. Tín dụng vãng lai 9

3.1.2. Tín dụng trả nhiều lần 9

3.1.3. Tín dụng bảo lãnh 10

3.1.4. Tín dụng thuê mua 10

3.1.5. Vài trò tín dụng của Ngân hàng phát triển 10

3.2. Các loại rủi ro của Ngân hàng Phát triển 11

3.2.1. Rủi ro lãi suất 11

3.2.2. Rủi ro về khả năng thanh toán 12

3.2.3. Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán 12

3.2.4. Rủi ro quốc gia 12

3.2.5. Rủi ro trong quản lý ngoại hối 13

3.2.6. Rủi ro thuần tuý 13

3.3. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển 14

3.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Ngân hàng Phát triển 14

3.3.2. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng 15

3.3.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng 18

3.3.4. Tác hại của rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Phát triển 22

4. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển 23

4.1. Nguyên tắc cơ bản để tránh rủi ro tín dụng 23

4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng 24

4.2.1. Phân tích khách hàng 24

4.2.2. Thu thập thông tin tín dụng 25

4.2.3. Nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng 25

CHƯƠNG II 27

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CAMPUCHIA (THỜI GIAN TỪ 1999-2001) 27

1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 27

1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 27

1.2. Tổ chức hoạt động và cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 27

1.2.1. Một số quy chế hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 27

1.2.2. Cơ cấu tổ chưc bộ máy 28

1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia từ năm 1999 - 2001 34

1.3.1. Huy động vốn 34

1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 36

2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia từ 1999 - 2001 39

2.1. Nợ quá hạn 39

2.1.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 39

2.1.2. Nợ quá hạn theo thời gian 41

2.2. Nợ có vấn đề 42

3. Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 43

3.1. Nguyên nhân rủi ro tín dụng 43

3.1.1. Nguyên nhân từ khách hàng là các Tổ chức tài chính vi mô 43

3.1.2. Nguyên nhân từ các hộ nông dân 45

3.1.3. Nguyên nhân từ Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 46

3.1.4. Môi trường pháp lý chưa thuận lợi 47

3.2. Các biện pháp mà Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 48

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 48

3.2.2. Chú trọng đánh giá khách hàng 48

3.2.3. Ngăn ngừa các khoản nợ khó đòi 49

CHƯƠNG III 51

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CAMPUCHIA TRONG THỜI GIAN TỚI 51

1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia đến 2005 51

1.1. Nhiệm vụ chung của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 51

1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 51

2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 53

2.1. Công tác tổ chức cán bộ và điều hành 53

2.1.1. Hệ thống tổ chức 53

2.1.2. Công tác cán bộ 54

2.1.3. Kiểm tra, kiểm soát 57

2.2. Nâng cao chất lượng các khoản cho vay 57

2.2.1. Những yếu tố cần xem xét khi thẩm định phân tích tín dụng 57

2.2.2. Phương pháp điều tra và tổ chức hợp lý quy trình tín dụng 58

2.3. Biện pháp thu hồi nợ khó đòi 59

2.3.1. Bộ phận thu hồi khoản nợ khó đòi 59

2.3.2. Biện pháp ngăn ngừa các khoản cho vay khó đòi và tổn thất tín dụng 60

2.4. Thành lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 61

2.5. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương 61

2.6. Sử dụng đa dạng phương pháp thu thập thông tin 62

3. Một số kiến nghị 62

3.1. Kiến nghị với Nhà nước 62

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xếp loại tín dụng của khách hàng chính xác hơn. Đối với nhóm khách là các Doanh nghiệp : quy trình trên cũng được áp dụng đối với các khoản vay thương mại của các Doanh nghiệp. Các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp cũng như tính khả thi của các dự án vay được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng. Trong thực tế các tổ chức tài chính thường tập trung cho vay các khu vực, lĩnh vực, các ngành… Về phương diện lý thuyết, việc cho vay tập trung đối với một số ít khách hàng đi ngược với nguyên lý đa dạng hóa các khoản cho vay (nguyên lý phân tích rủi ro) vì vậy, mức độ rủi ro tín dụng có thể gia tăng. Nhưng trong thực tế việc thu thập các thông tin về khách hàng thường không đơn gian và rất tồn kém đối với các tổ chức tài chính. Vì vậy các tổ chức này vẫn có thể cho vay tập trung đối với các khách hàng tiềm năng chính là nhằm giảm thiểu chi phí quản lý và giảm sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng và đồng thời vẫn có thể hạn chế rủi ro tín dụng. 4.2.2. Thu thập thông tin tín dụng Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, hoạt động tín dụng ngày càng đòi hỏi việc thu nhập và xử lý các thông tin về khách hàng. Trong quá trình thẩm tra để đi đến quyết định có hay không cho vay, các thông tin mà cán bộ tín dụng thu nhập qua các kênh khác nhau đóng vai trò hết sức quan trọng. Nừu thông tin sai lệnh mà cán bộ tín dụng xử lý kém sẽ dẫn đến những rủi ro trong tương lai. Vì vậy, thông tin tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, việc thiếu thông tin hay việc xử lý và thu nhập thông tin kém sẽ dẫn đến khả năng rủi ro gây thất thoát tiền của Ngân hàng. 4.2.3. Nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng Hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng gắn liền đội ngũ nhân viên Ngân hàng mà đặc biệt là các cán bộ tín dụng. Do đó phẩm chất đạo đức và trình độ của cán bộ Ngân hàng là nhấn tố quan trọng tác động đến thành bại của Ngân hàng Phát triển. Nên cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt công việc như sau : *. Chế độ tín dụng. Chế độ tín dụng phải đưa trên cơ sở khoa học, phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và trên hết phải dung hòa cả 3 lợi ích giữa người gửi tiền, người đi vay và Ngân hàng. Đối với các Ngân hàng Phát triển, chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh, mở rộng hoạt động kinh doanh tín dụng và đảm bảo khả năng lợi nhuận trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ theo pháp luật hiện hành. *. Quá trình cho vay. Quá trình cho vay là toàn bộ hoạt động diễn ra từ khi quyết định cho vay đến khi Ngân hàng thu hồi lại được cả vốn và lãi. Quá trình cho vay có nhiều khâu như vậy nên việc không cẩn trọng trong bất cứ khâu nào cũng có thể gây ra rủi ro tín dụng. Trong đó khẩu quan trọng nhất là khâu thẩm định cho vay. Nếu khâu này mà cán bộ tín dụng thận trọng thì sẽ là điều kiện tốt để Ngân hàng thu hồi được cả vốn và lãi, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Quá trình cho vay bao gồm các bước : - Khách hàng đến Ngân hàng xin vay, được cán bộ tín dụng hướng dẫn các thủ tục. Nếu khách hàng có đầy đủ điều kiện để vay thì hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng tín dụng. - Cán bộ tín dụng theo dõi giám sát khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Có thể giám sát trực tiếp như đến tận công trường, xí nghiệp ... của người đi vay hay gián tiếp thông qua sổ sách kế toán. - Thu nợ khi đến hạn: Đây là khâu cuối cùng đảm bảo sự an toàn tín dụng hay mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng. Ngân hàng phải tích cực, chủ động trong công tác thu nợ. Ngân hàng có thể thu hồi nợ sớm nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể xẩy ra. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, các thành phần kinh tế rất đa dạng, do đó nghiệp vụ kinh doanh tín dụng Ngân hàng ngày càng phát triển. Điều này đòi hỏi chất lượng ở đội ngũ nhân viên ngày một càng cao để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại, luôn học hỏi, trao đổi kiến thức để nhanh chóng nắm bắt và thích nghi với những yếu tố, điều kiện kinh doanh mới. Chương ii Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia (thời gian từ 1999-2001) 1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia được thành lập dựa trên Nghị định số 01/Anukret ngày 21/01/1998, là một Ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước với mục đích phát triển ngành nông nghiệp, đóng góp vào việc giảm bớt sự nghèo đói và nâng cao đời sống của nông dân ở nông thôn. Bên cạnh mục tiêu chính trị xã hội, Ngân hàng hoạt động trên cơ sở kinh doanh tiền tệ, thu bù chi và có lãi. Hiện nay, khoảng 80% nhân dân Campuchia là nông dân sinh sống ở nông thôn, với tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên Nhà nước đã thành lập Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia nhằm hỗ trợ họ. Ngân hàng có nghiệp vụ cung cấp vốn vay cho các Tổ chức tài chính vi mô và các Ngân hàng Thương mại hoạt động tài trợ cho nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng còn thực hiện đàm phán với các nhà tài trợ để thu hút nguồn tài trợ và tín dụng ưu đãi, mở rộng quan hệ của Ngân hàng với các Tổ chức tài chính vi mô nhằm cung cấp tín dụng cho nông dân cũng như có kế hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp để phát triển nông thôn. 1.2. Tổ chức hoạt động và cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1.2.1. Một số quy chế hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia có trụ sở ở Nhà số 05, Phố Preah Ang Eng, Phường Vath Phnom, Quận Don Penh, Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Việc chuyển địa điểm từ nơi này sang nơi khác của Ngân hàng phải có sự thống nhất của Hội đồng quản trị. Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế và của Nhà nước theo luật Ngân hàng. Đối với sổ sách kế toán của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia được sử dụng đơn vị tiền tệ “KHR” theo quy định của hệ thống kế toán của Campuchia và Ngân hàng Nhà nước Campuchia. Ngày ghi sổ kế toán bắt đầu từ ngày 01/ 01 và quyết toán vào ngày 31/12 cùng năm. Giám đốc kế toán được bầu bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng quản trị. Bảng cân đôi kế toán được thông qua Hội đồng quản trị quyết định trước ngày 03/03 hàng năm, dựa trên báo cáo của một kiểm toán viên, bảng cân đôi kế toán này được coi là hợp lý khi nào có sự ghi nhận của các Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính trong khoảng 15 ngày từ khi Hội đồng quản trị đã kiểm tra và nhận xét trên báo cáo đó. Hàng năm, trước ngày 01/01 Hội đồng quản trị phải gửi kế hoạch về dự án năm tới của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để xin quyết định của Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính. 1.2.2. Cơ cấu tổ chưc bộ máy *. Hội đồng quản trị (Board of directors). Mặc dù đến nay vẫn chưa có các thành phần kinh tế nào ngoài nhà nước tham gia góp vốn đầu tư và liên doanh với Ngân hàng nhưng Ngân hàng vẫn tổ chức bộ máy có hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia, Hội đồng quản trị gồm 12 thanh viên do Thủ tưởng quyết định bổ nhiệm và họ đều là đại diện từ các cơ quan và các bộ như sau: +. Đại diện của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia (Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia). +. Đại diện của Bộ Kinh tế Tài chính (Representative of the Ministry of Economy and finance). +. Đại diện của Hội đồng Bộ trưởng (Representative of the council of Minister). +. Đại diện của Hội kinh doanh Ngân hàng (Representative of the Banking Business). +. Đại diện của các Tổ chức tài chính vi mô (Representative of the Micro Finance Institutions). +. Đại diện của Bộ Phát triển Nông thôn (Representative of the Ministry of Rural Development). +. Đại diện của Ngân hàng Trung ương Campuchia (Representative of the National Bank of Cambodia). +. Đại diện của Bộ Phụ nữ (Representative of the Ministry of Women’s Affairs). +. Đại diện của Bộ Nông – Lâm – Thủy sản (Representative of the Ministry of Agriculture, Forestand and Fishery). +. Đại diện của Nhân viên Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia (Representative of the Personnel of Cambodia Rural Development Bank). Hiện nay các thành viên của Hội đồng quản trị không có quyền nắm giữ cổ phiếu của Ngân hàng hoặc là lợi dụng địa vị tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia làm đại diện cho các tổ chức kinh tế khác nhằm hưởng lời từ tổ chức đó, Họ chỉ tham gia các quyết định của Ngân hàng thông qua việc bỏ phiếu tại Hội đồng quản trị. *. Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người thường xuyên điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quyết định của mình. Tổng giám đốc do Thủ tưởng quyết định bổ nhiệm nhưng phải có sự thống nhất của Bộ kinh tế – Tài chính. Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền lực quan trọng sau: +. Thực hiện tất cả chính sách và nghiệp vụ do Hội đồng quản trị giao cho. +. Tổng kết kết quả hoạt động của Ngân hàng. +. Quản lý mọi hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. +. Có quyền ủy nhiệm, quyền quyết định cho người dưới quyền nhưng phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. +. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh 3 năm cho Hội đồng quản trị quyết định. +. Là người trực tiếp báo cáo về kết quả hoạt động và tình hình quản lý tài chính hàng năm cho Hội đồng quản trị. *. Các văn phòng chức năng của Ngân hàng. Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia chỉ tổ chức 5 văn phòng chức năng nhằm giúp cho Tổng giám đốc, có nhiệm vụ chức năng riêng biệt và các phòng ban đều có thể liên hệ trực tiếp với nhau. 5 phòng ban gồm các bộ phận sau: - Phòng Tín dụng : chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động cho vay của Ngân hàng và xây dựng chiến lược khách hàng của Ngân hàng. Phòng này gồm các bộ phận sau : Bộ phận tín dụng ngắn hạn, Bộ phận tín dụng trung -dài hạn và Bộ phận nghiên cứu dự án cho vay. - Phòng Tài chính – Kế toán : có nghiệp vụ ghi chép sổ sách, lập các báo cáo tài chính cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh 3 năm và quản lý mọi chi phí và thu nhập của Ngân hàng đồng thời có nghiệp vụ thu thập những thông tin liên quan để cung cấp cho cơ quan trực thuộc và Ngân hàng Trung ương Campuchia, trên cơ sở đó giúp cho họ có chính sách tài trợ cũng như xây dựng chiến lược hoạt động thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cũng như chính sách xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển nông thôn đạt được kết quả cao. Phòng tài chính – kế toán gồm các bộ phận kế toán, bộ phận kế hoạch Ngân sách và bộ phận quản lý thông tin. - Phòng nghiệp vụ Ngân hàng: là bộ phận quan trọng cần phải thực hiện tốt vì hiệu quả hoạt động của bộ phận này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả Ngân hàng. Bộ phận này được chia thành các bộ phận nhỏ sau: +. Bộ phận nhận tiền gửi: có các nhiệm vụ sau: Thu thập mọi tiền gửi từ cá nhân, các tổ chức kinh tế – xã hội cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức. Xây dựng chiến lược khách hàng cũng như chính sách lãi suất thích hợp để thu hút tiền gửi từ nền kinh tế càng nhiều phù hợp với chính sách phát triển của Ngân hàng và của chính phủ. +. Bộ phận chuyển tiền: có nhiệm vụ chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu của họ và chuyển tiền liên Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng với nhau. +. Bộ phận Kho bạc và quản lý tiền mặt: có nhiệm vụ sau: Quản lý và ghi chép sự luân chuyển tiền tệ của Ngân hàng hàng tuần đối với tiền KHR và hàng ngày đối với tiền USD. Quản lý dòng tiền ra vào của Ngân hàng hàng ngày. Thực hiện chi trả cho khách hàng khi họ rút tiền. Thực hiện việc gửi và rút tiền từ Ngân hàng Trung ương Campuchia. Quản lý số tiền trong tài khoản của khách hàng. Thực hiện việc mua bán ngoại tệ. Quản lý rủi ro trong việc mua bán ngoại tệ để đảm bảo đúng chiến lược của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược lãi suất huy động vốn để đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng. Cân đối tiền huy động được để lập chính sách cho vay sau khi đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng. - Phòng quản lý nhân sự và pháp luật : Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc: +. Quản lý tốt và bảo dưỡng mọi tài sản cố định của Ngân hàng như nhà cửa làm việc, máy vi tính phụ vụ quá trxình hoạt động của Ngân hàng cũng như công cụ dụng cụ, phương tiện đi lại và các tài sản khác của Ngân hàng. +. Phải đảm bảo đúng pháp luật mọi hoạt động của Ngân hàng cũng như về sổ sách, tài liệu phải có giá trị pháp lý cho nên không làm tăng rủi ro ảnh hưởng tới lợi ích của Ngân hàng. +. Chịu trách nhiệm trong việc quản lý tốt nhân viên làm việc Ngân hàng như phạt, thăng chức, tuyển dụng và bố trí nhân viên. +. Xây dựng chính sách trả lương thích hợp cho nhân viên. +. Chịu trách nhiệm trong việc làm văn bản thống báo mọi quyết định của Hội đồng quản trị về kế hoạch hàng năm và các quy định nội bộ của Ngân hàng. +. Chịu trách nhiệm trong việc đào tạo bối dưỡng nhân viên để nâng cao trình độ phù hợp với tiêu chuẩn của công việc hàng ngày. Bộ phận này chia thành các bộ phận nhỏ như bộ phận quản lý nhân sự, bộ phận đào tạo bối dưỡng, bộ phận nghiên cứu và bộ phận pháp luật. - Phòng quan hệ công cộng: văn phòng này đảm nhiệm công việc Marketing và quan hệ đối ngoại của Ngân hàng để tăng cường hơn nữa việc huy động vốn từ nền kinh tế, tìm nguồn tài trợ từ ngoài cũng như tìm kiếm đối tác thích hợp để liên doanh nhằm củng cố nguồn vốn của Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay và làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia Tín dụng ngắn hạn Short term credit Tín dụng trung, dài hạn Medium and Long term credit Nghiên cứu Research Kế hoạch ngân sách Budget and Planing Kế toán Acounting Quản lý hệ thống thông tin Management of Information System Nhận tiền gửi Deposit Chuyển tiền Money transfer Kho bạc Treasary Đào tạo bối dưỡng Tranning Quản lý nhân sự Personnel Admistration Nghiên cứu con người Human Rearch Pháp luật Law Marketing Quan hệ đối ngoại External Relation Tổng Giám đốc (Director General) Hội đồng quản trị (Board of Director) Hội đồng tư vấn (Council of Advisers) Phòng Tín dụng Credit Department Phòng Tài chính - kế toán Finance – Acounting Department Phòng Nghiệp vụ Ngân hàng Banking Operation Department Phòng nhân sự và pháp luật Personnel Admistration and Law Department Phòng Quan hệ Công cộng Public Relation Department 1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia từ năm 1999 - 2001 1.3.1. Huy động vốn Xuất phát trên nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các Ngân hàng là Huy động để cho vay” nên công tác huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia rất được quan tâm. Vì công tác huy động vốn và công tác tín dụng là hai mặt không thể tách rời của một vấn đề : Kinh doanh tiền tệ. Chúng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Có huy động được vốn thì mới có vốn để cho vay và ngược lại cho vay có hiệu quả, lợi nhuận tăng thì mới có nguồn vốn lãi để huy động. Bất cứ một Doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải có vốn cả. Ngân hàng là một Doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn của Ngân hàng cũng mang tính đặc trưng riêng. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để cho hoạt động của mình được chủ động và có hiệu quả, tức là Ngân hàng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng đến vay vốn thì Ngân hàng phải đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên, để khai thác được các nguồn vốn phải dựa trên cơ sở xác định tình hình thị trường, lĩnh vực đầu tư có mang lại hiệu quả không. Bảng 1. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia. Đơn vị : 1000 KHR Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn huy động 5.783.336 6.556.756 8.732.283 *. Theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 48.002 5.735.334 0,83% 99,17% 1.942.111 4.614.645 29,62% 70,38% 1.632.937 7.099.346 18,70% 81,30% *. Theo loại tiền - Bằng KHR - Bằng USD 435.485 5.347.851 7,53% 92,47% 1.150.711 5.406.045 17,55% 82,45% 2.648.502 6.083.781 30,33% 69,67% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1999-2001) Qua các năm khối lượng vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia tăng lên rất đáng kế. Trong đó, phần lớn là huy động vốn trung, dài hạn bởi phần lớn Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia huy động vốn từ đi vay Ngân hàng Nhà nước, đi vay các tổ chức tài chính khác thông qua việc uỷ thác, một phần vốn chủ sở hữu nhàn rỗi mà Ngân hàng huy động được và nhận khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ như AFD, IFAD.... Còn huy động vốn ngắn hạn chính là tiền gửi của khách hàng. Việc mà Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia huy động vốn ngắn hạn còn thấp đặc biệt ở năm 1999 vì Ngân hàng mời thành lập thì các khách hàng ngại gửi tiền vào Ngân hàng vì khách hàng chưa hiểu biết về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rõ. Nhưng ở năm 2000 vốn huy động ngắn hạn đã tăng lên do khách hàng ngày càng tin tưởng vào Ngân hàng và càng hiểu biết rõ hơn về Ngân hàng. Sang năm 2001 thì huy động vốn ngắn hạn đã giảm đi bởi trong năm đấy các khách hàng làm ăn gặp khó khăn, hiệu quả chưa tốt hay làm ăn thua lỗ nên việc hạn chế gửi tiền của họ vào Ngân hàng là điều đương nhiên. Còn huy động vốn bằng loại tiền thì huy động bằng USD đã chiếm tỷ trọng lớn hơn bởi thứ nhất do nền kinh tế đang trong tình trạng Đô la hoá và tình hình tỷ giá USD ổn định hơn KHR, thứ hai vốn mà các tổ chức phi chính phủ như AFD, IFAD... cung cấp cho Ngân hàng chính bằng USD. *. Lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia. Bảng 2 : Tỷ lệ lãi suất tiền gửi. Chỉ tiêu Tỷ lệ lãi suất tiền gửi/năm 3 tháng 4% 6 tháng 5% 12 tháng 6% Lãi suất không kỳ hạn 2% - 3% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1999-2001) Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia trực tiếp nhận tiền gửi từ các đối tượng khách hàng theo tỷ lệ lãi suất nhất định ở bảng 2. 1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Trong thời gian qua Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia chỉ cho vay gian tiếp cho các hộ nông dân qua các Tổ chức tài chính vi mô làm trung gian, chưa có cho vay trực tiếp. Các Tổ chức tài chính vi mô (gồm có: ACLEDA, SEILANITHIH, HATHAKAKSEKAR, SANTA, PRASAC ...) chỉ có nghiệp vụ đi vay từ Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia và cho các hộ nông dân, hợp tác xã vay vốn với tỷ lệ lãi suất nhất định là “Cho vay = KHR là 3-4%/tháng” và “Cho vay = USD là 2-3%/tháng”, với mục đích xoá đòi giảm nghèo và tăng mức đời sống của các hộ nông dân nghèo. Các Tổ chức tài chính vi mô không được nhận tiền gửi của khách hàng. Các Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức phi chính phủ hoạt động kinh doanh nhằm mục đích nâng cao đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn. Có nghiệp vụ như sau: - Cung cấp vốn vay cho các hộ nông dân để mua các thiết bị, máy móc... và tạo vốn cho việc sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp. - Cung cấp vốn vay nhằm mục đích tăng cường và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. - Đào tạo nghề nghiệp, chỉ dẫn cách làm ăn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. - Cung cấp thông tin mới trên thị trường cho các hộ nông dân. - Giảm bớt vốn vay của các hộ nông dân từ các công ty tài chính khác. - Tạo công ăn việc làm cho các hộ nông dân ở nông thôn. Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng phát triển nông thôn Campuchia là cho các họ nông thôn vay vốn qua các Tổ chức tài chính vi mô. Chính vì thế, trong thời gian qua Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia đã áp dụng những hình thức cho vay đa dạng và phong phú như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tài trợ uỷ thác các dự án, cho vay bằng ngoại tệ … nhằm đáp ứng triệt để nhu cầu của khách hàng. Bảng 3 : Dư nợ cho vay của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia. Đơn vị : 1000 KHR Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ cho vay 5.305.813 100% 6.071.070 100% 8.238.003 100% *. Theo thời hạn - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung, dài hạn 5.305.813 - 100% - 6.071.070 - 100% - 7.452.921 785.082 90,47% 9,53% *. Theo loại tiền - Dư nợ = KHR - Dư nợ = USD 1.702.635 3.603.178 32,09% 67,91% 3.626.857 2.444.213 59,74% 40,26% 3.003.576 5.234.427 36,46% 63,54% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1999-2001) Theo những số liệu ở bảng 3 cho thấy: khối lượng tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia đã tăng lên qua các năm rất đáng kể, như dư nợ cho vay năm 1999 là 5.305.813.000 KHR đến năm 2000 đã lên tới 6.071.070.000 KHR và năm 2001 đã tăng lên tới 8.238.003.000 KHR. Điều này làm tăng thu nhập cho Ngân hàng. Tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia phần lớn là ngắn hạn, như năm 1999 và 2000 chỉ có tín dụng ngắn hạn bởi: Thứ nhất, khách vay vốn Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia qua các Tổ chức tài chính vi mô là hộ nông dân chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài, thứ hai Ngân hàng không tin tưởng vào dự án lâu dài của các hộ nâng dân. Đến năm 2001 thì cũng có một phần nhỏ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 9,53% vì có một số dự án đáng tin cậy và khả thi. Đối với tín dụng theo loại tiền có tỷ lệ tăng giảm qua các năm như ở năm 1999 tỷ lệ cho vay bằng KHR là 32,09% nhưng đến năm 2000 thì tỷ lệ cho vay bằng KHR là tăng lên tới 59,74% vì các khách hàng gian tiếp của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia là các hộ nông dân cần sủ dụng tiền KHR để mua các nguyên vật liệu trong lĩnh vực nông nghiệp trên thị trường trong nước bằng KHR. Và ở năm 2001 tỷ lệ cho vay bằng KHR giảm xuống tới 36,46% nhưng tỷ lệ cho vay USD đã tăng lên tới 63,54% bởi các hộ nông dân cần mua các thiết bị máy móc, hàng hoá phần lớn là hàng nhập khẩu và mua bán bằng USD. *. Lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia đối với các Tổ chức tài chính vi mô (Micro Financial Institutes). Bảng 4. Tỷ lệ lãi suất cho vay. Chỉ tiêu Tỷ lệ lãi suất cho vay/năm Cho vay bằng KHR 10% - 12% Cho vay bằng USD 7% - 8% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1999-2001) 2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia từ 1999 - 2001 2.1. Nợ quá hạn 2.1.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia Đơn vị : 1000 KHR Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ cho vay 5.305.813 6.071.070 8.238.003 Tổng dư nợ quá hạn 53.059 887.655 909.328 *. Theo thời hạn. - Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn - Nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn 53.059 - 100 - 887.655 - 100 - 909.328 - 100 - *. Theo loại tiền. - Nợ quá hạn = KHR - Nợ quá hạn = USD 16.979 36.080 32 68 523.628 364.027 58,99 41,01 336.451 572.877 37 63 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay 1 14,62 11,04 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1999-2001) Qua số liệu ở Bảng 5 cho thấy: Nợ qua hạn ở Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia qua các năm đã tăng lên đặc biệt ở năm 2001. Phần lớn là nợ quá hạn cho vay ngắn hạn bởi các Tổ chức tài chính vi mô vay vốn ngắn hạn từ Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia để cho các hộ nông dân vay. Nhưng đến hạn do các hộ nông dân làm ăn thua lỗ không thu được vốn để trả cho các Tổ chức tài chính vi mô nên các Tổ chức tài chính vi mô không đủ vốn để trả cho Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia kịp thời. Còn đối với nợ quá hạn cho theo loại tiền thì có sự thay đổi qua các năm, như ở năm 1999 nợ quá hạn cho vay bằng KHR là 16.979.000 KHR và tới năm 2000 đã tăng lên tới 523.628.000 KHR nhưng tới năm 2001 đã giảm xuống tới 336.451.000 KHR, nhưng ngược lại đối với nợi quá hạn cho vay bằng USD qua các năm đã tăng lên vì hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia phần lớn là cho vay bằng USD như giải thích ở bảng 3. Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn ở các năm 1999, 2000, 2001 là 1%; 14,62% và 11,04% tổng số dư nợ cho vay. đặc biệt ở năm 2000 đã tăng lên rất đáng ngại vì trong năm nay một số tỉnh ở giáp theo Sông Mêkong có nạn lụt rất nghiệm trọng làm hử hại đến cây trồng cũng như năng suất nông sản của nông dân làm cho họ không có vốn để trả lại cho các Tổ chức tài chính vi mô và từ đó các Tổ chức tài chính vi mô không thu hồi được vốn kịp thời để trả cho Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia. 2.1.2. Nợ quá hạn theo thời gian Bảng 6: Nợ quá hạn theo thời gian Đơn vị : 1000 KHR Chỉ tiêu 31/12/ 1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 53.059 100% 887.655 100% 909.328 100% Nợ quá hạn dưới 6 tháng 14.856 28% 275.173 31% 300.078 33% Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng 10.612 20% 221.914 25% 218.239 14% Nợ quá hạn trên 12 tháng 27.591 52% 497.087 44% 391.011 43% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia 1999-2001) Nợ quá h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (87).doc
Tài liệu liên quan