MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về tín dụng chứng từ và rủi ro tiềm ẩn trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 3
1. Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 3
1.1. Khái niệm, điều kiện và vai trò của thanh toán quốc tế 3
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT) 3
1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 3
2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 5
3. Khái niệm, trình tự tiến hành và nội dung của phương thức Tín dụng chứng từ 7
3.1. Khái niệm phương thức Tín dụng chứng từ 7
3.2. Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ 7
3.2.1. Đối với nhà xuất khẩu 8
3.2.2. Đối với nhà nhập khẩu 8
3.2.3. Đối với ngân hàng thương mại (NHTM) 8
3.3. Cơ sở pháp lý của thanh toán Tín dụng chứng từ: 9
3.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 1993, số xuất bản 500 Phòng thương mại Quốc tế Paris (The uniform customs and practice for documentary credit – UCP) (1993 Revision- ICC Publication No.500). 9
3.3.2. Một số quy định và chính sách khác 11
3.4. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 12
3.4.1. Thư tín dụng thương mại (Letter of Credit - L/C) 12
a. Khái niệm 12
b. Nội dung của thư tín dụng 13
c. Các loại tín dụng thư (Letter of credit – L/C) 14
3.4.2. Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ 19
a. Các bên tham gia trong thanh toán bằng L/C 19
b. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C 22
4. Tín dụng chứng từ - một phương thức thanh toán quốc tế ẩn chứa nhiều rủi ro: 23
4.1. Các loại rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 24
4.1.1. Khái niệm 24
a. Rủi ro đối với bên xuất khẩu 24
b. Rủi ro với bên nhập khẩu 25
c. Rủi ro đối với ngân hàng thương mại: 25
4.1.2. Các loại rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT 30
a. Rủi ro kỹ thuật 30
b. Rủi ro chính trị 35
c. Rủi ro ngoại hối 35
d. Rủi ro đạo đức 37
4.2. Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 38
4.2.1. Đối với rủi ro kỹ thuật 38
4.2.2. Đối với rủi ro ngoại hối 39
4.2.3. Đối với rủi ro đạo đức 39
Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 41
1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 41
2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại VCB và NHTMCP Quân đội 43
2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB và NHTMCP Quân đội 43
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C tại VCB và NHTMCP Quân đội: 47
3. Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 55
3.1. Đánh giá rủi ro 55
3.1.1. Rủi ro do người mở L/C mất khả năng thanh toán 56
3.1.2. Rủi ro đạo đức 57
3.1.3. Rủi ro kỹ thuật 58
3.1.4. Rủi ro ngoại hối 62
3.1.5. Rủi ro chính trị 62
4. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán L/C 65
4.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng 65
4.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng 65
4.3. Nguyên nhân khách quan trên giác độ vĩ mô 66
5. Những bài học kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ: 67
5.1. Đối với đơn vị nhập khẩu: 67
5.2. Đối với các đơn vị xuất khẩu: 68
5.3. Đối với các ngân hàng thương mại: 68
5.3.1. Với vai trò là ngân hàng mở: 68
5.3.2. Với vai trò là ngân hàng thông báo: 69
5.3.3. Với vai trò là ngân hàng xác nhận 69
5.3.4. Với vai trò là ngân hàng chiết khấu: 69
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại việt nam 71
1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 71
2. Một số biện pháp các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện 72
3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 74
3.1. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng.74
3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 75
3.3. Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro 76
3.4. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng 77
3.5. Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng 79
4. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ và đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam 80
4.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 80
4.2. Một số kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu: 83
4.2. Một số kiến nghị cụ thể về nghiệp vụ: 84
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 90
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố biện pháp như tăng thuế, phá giá đồng nội tệ sẽ được áp dụng và như vậy nó sẽ có ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người mua; người mua có thể sẽ không đủ khả năng chi trả và ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro do không đòi được tiền.
Các biến động kinh tế - chính trị - xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp, tức thì hay lâu dài, đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng và khách hàng. Và vì vậy, rủi ro quốc gia luôn là mối đe doạ tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán L/C.
4.2.2. Đối với rủi ro ngoại hối
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro ngoại hối trong trường hợp tỷ giá hối đoái biến động hay trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt. Những tình huống này nếu xảy ra không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
4.2.3. Đối với rủi ro đạo đức
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề rủi ro đạo đức đó là vấn đề thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác. Đó là việc các bên tham gia không có đầy đủ những thông tin cần thiết về khả năng tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác, hoặc được cung cấp các thông tin không chính xác...Vì vậy mà đưa ra những phán đoán và quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra còn do việc thanh toán L/C chỉ dựa trên bề mặt của chứng từ, không căn cứ vào thực trạng của hàng hoá, nên đã tạo khe hở cho một số cá nhân lừa đảo.
Để hạn chế rủi ro đạo đức, vấn đề cốt lõi là phải khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng. Đứng ở góc độ ngân hàng phải tiến hành điều tra thu thập các thông tin chính xác về khách hàng của mình cũng như thông tin về các ngân hàng có liên quan như tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng và mối quan hệ của họ với các ngân hàng khác...từ đó mới có thể có được những khách hàng tốt nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
· Được đánh giá là một ngân hàng thương mại của Việt Nam có uy tín nhất, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) được Nhà nước xếp hạng vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, được tạp chí ASIAN MONEY- tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á- bình chọn là ngân hàng hạng nhất Việt Nam năm 1995, Ngân hàng Chase Manhattan (Mỹ) cấp giấy chứng nhận chất lượng dịch vụ tốt 5 năm liên tục (1996-2000), tạp chí “The Banker” bình chọn là ngân hàng tốt nhất của Việt Nam năm 2000- 2001... Qua nhiều năm đổi mới và hoàn thiện, Ngân hàng Ngoại thương đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khuyếch trương quan hệ buôn bán trên các thị trường lớn đầy tiềm năng. Ngân hàng Ngoại thương đã thực sự vững chắc, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời ngày càng khẳng định mình là ngân hàng đứng đầu trong cả nước, luôn cố gắng vươn lên với phương châm “uy tín hiệu quả- luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 1996 đến nay, chỉ tính riêng doanh số xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương chiếm 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Ngân hàng Ngoại thương là trung tâm thanh toán liên ngân hàng bù trừ ngoại tệ và cung ứng dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán cho hàng trăm ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương tăng trưởng liên tục, bình quân từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2002, tăng trung bình 22% đạt 27,5% tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế (M2). Tổng dư nợ cho vay trực tiếp nền kinh tế của Ngân hàng ngoại thương chiếm 8,3% thị phần, khoảng 12% trong khối ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng ngoại thương thường xuyên tham gia các dự án lớn của chính phủ với tư cách là nhà đồng tài trợ. Tổng số vốn cam kết cho các dự án này đến năm 2005 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD.
· Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) tuy mới được thành lập ngày 4/11/1994 song cho đến nay với gần 8 năm hoạt động Ngân hàng này đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Khởi đầu với vốn điều lệ 20 tỷ, sau 8 năm, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng hơn 10 lần lên 209 tỷ VNĐ, bình quân mỗi năm tăng 20-30 tỷ đồng.
Do nguồn vốn phát triển mạnh, NHTMCP Quân đội đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, bảo đảm vốn trong thanh toán và đầu tư tín dụng. Tổng mức cho vay của ngân hàng tính đến thời điểm này là 1,743 tỷ đồng. Vốn cho vay của ngân hàng một phần quan trọng được dành để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội đang tham gia các chương trình lớn, trọng điểm của Nhà nước.
Trong 8 năm qua, ngân hàng đã mở rộng mạng lưới đại lý rộng khắp gồm ba phòng giao dịch tại Hà Nội, hai chi nhánh đặt tại TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1996) và tại Hải Phòng (thành lập năm 1998). Ngoài ra, quan hệ quốc tế của ngân hàng cũng được mở rộng, hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng của 50 nước trên thế giới. Sự mở rộng mối quan hệ này giúp cho ngân hàng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng được ngân hàng quan tâm và từng bước thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp khách hàng.
· Những thành tựu mà VCB và NHTMCP Quân đội đã và đang đạt được quả là đáng khích lệ. Tuy nhiên hiện nay, hai Ngân hàng này cũng đang phải đương đầu với những khó khăn hiện hữu và tiềm ẩn đa chiều của quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là sự đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong thanh toán quốc tế đặc biệt là theo phương thức tín dụng chứng từ. Thực trạng này đòi hỏi hai Ngân hàng phải phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn để có thể loại trừ được những rủi ro gây thiệt hại không chỉ về mặt vật chất mà còn làm suy giảm uy tín và tiềm lực mà hai ngân hàng đã bỏ công gây dựng bấy lâu nay. Đây cũng là những thách thức mà nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ trở thành nguy cơ to lớn khi thị trường tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển trên những tầm cao mới, khi nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào xu thế tất yếu của thời đại là hội nhập khu vực và toàn cầu hoá.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI VCB VÀ NHTMCP QUÂN ĐỘI
2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB và NHTMCP Quân đội
§ Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, cho đến nay VCB đã có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương luôn duy trì được thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Khách hàng đến với ngân hàng ngày một nhiều hơn và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng cũng liên tục tăng qua các năm. Chúng ta có thể thấy được điều này thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Doanh số và tỷ trọng thanh toán XNK của VCB so với cả nước
Đơn vị: triệu USD
Năm
Doanh số thanh toán xuất khẩu
Doanh số thanh toán nhập khẩu
Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
Cả nước
Qua VCB
Tỷ trọng
Cả nước
Qua VCB
Tỷ trọng
Cả nước
Qua VCB
Tỷ trọng
1997
1998
1999
2000
2001
8.905
4.763
12.085
16.652
18.367
2.467
1.366
3.263
4.163
4.959
28%
29%
27%
25%
27%
11.250
6.061
12.758
19.277
21.205
3.386
1.786
3.317
5.012
5.938
30%
29%
26%
26%
28%
20.155
10.824
24.843
35.929
39.572
5.862
3.152
6.580
9.175
10.897
29%
29%
26,5%
25,5%
27,5%
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 1997 - 2001
Thứ nhất, về thanh toán xuất khẩu
¨ Vào năm 1998, doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB đạt 1366 triệu USD chiếm 29% doanh số thanh toán xuất khẩu của cả nước, thấp hơn so với năm 1997 (doanh số thanh toán xuất khẩu của VCB năm 1997 là 2467 triệu USD). Sở dĩ có sự giảm sút này phần nào là do sự tác động của các yếu tố khách quan. Khi gia nhập vào ASEAN (7/95), một số mặt hàng xuất khẩu của ta phải cạnh tranh với các nước khác trên thế giới; chẳng hạn như gạo xuất khẩu của ta phải cạnh tranh với Thái Lan, một số mặt hàng may mặc phải cạnh tranh với Trung Quốc... Không những thế, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 cũng có những tác động đáng kể tới hoạt động thanh toán xuất khẩu năm 1998. Song, bắt đầu từ năm 1999, doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng lại tăng lên. Năm 1999 là 3263 triệu USD, năm 2000 là 4163 triệu USD và đến năm 2001 giá trị thanh toán xuất khẩu đạt 4959 triệu USD, tăng 16 % so với năm 2000, đưa thị phần của VCB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng từ 25 % năm 2000 lên 27 % năm 2001. Trong năm 2001, năm đầu của thế kỷ 21, mặc dù Việt Nam có gặp một số khó khăn nhất định do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng cao - 10,3%. Do đó, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB năm 2001 không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng với một mức khá cao.
Như vậy VCB vẫn duy trì và phát triển được thị phần của mình trong công tác thanh toán xuất khẩu. Trong đó, chi nhánh HCM và Vũng Tàu có tỷ trọng thanh toán lớn trong hệ thống, tương ứng là 51,5% và 23,6% năm 2001. Có được kết quả sôi động như vậy một phần là do bản thân VCB đã có những nỗ lực không ngừng trong công tác thanh toán hộ khách hàng; song bên cạnh đó cũng là do chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ, quota xuất khẩu đã được nới lỏng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể xuất khẩu hàng hoá nằm trong danh mục cho phép xuất khẩu của Nhà nước. Chính sự khuyến khích này là một trong những nguyên nhân để xuất khẩu năm 2000, 2001 có sự tăng trưởng mạnh như vậy.
Thứ hai, về thanh toán nhập khẩu: Cũng giống như trong hoạt động thanh toán xuất khẩu; do trong hai năm 1997, 1998 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên doanh số thanh toán nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương năm 1998 thấp hơn so với năm 1997. Năm 1997, doanh số thanh toán nhập khẩu là 5862 triệu USD, năm 1998 chỉ đạt 3152 triệu USD. Song, bắt đầu từ năm 1999, doanh số thanh toán nhập khẩu đã liên tục tăng lên; từ 3317 triệu USD năm 1999, tăng lên 5012 triệu USD năm 2000. Đến năm 2001, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua VCB đạt 5938 triệu USD, tăng 15,6 % so với năm 2000, dẫn đến thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của VCB tăng lên 28 % từ 26% năm 2000.
Để có được những kết quả đáng khích lệ trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu như vậy chính là nhờ sự cố gắng hết mình của toàn thể nhân viên cũng như ban lãnh đạo trong VCB. Chất lượng phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng ngoại thương ngày càng tốt hơn, đặc biệt là từ sau khi VCB chính thức tham gia vào mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT (từ ngày 6/3/1995) để hoà nhập với hệ thống thanh toán tiền tệ và tài chính quốc tế và đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng: an toàn, hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Với công nghệ cao, mạng SWIFT hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng nên giao dịch của VCB đã dần đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một thực tế là trong những năm gần đây tuy giá trị thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB không ngừng tăng lên nhưng tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu của VCB so với cả nước lại có sự giảm sút so với trước đây. Nguyên nhân là do có sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng như ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam,... tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, và do đó việc giảm thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB là không thể tránh khỏi. VCB không thể giữ vị trí độc quyền trong hoạt động TTQT như trước được nữa. Đây chính là một thách thức lớn không chỉ đối với VCB nói riêng mà đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Trong những năm tới, VCB sẽ phải tiếp tục cố gắng nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát triển ưu thế của mình trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu.
Bảng 3: Tổng kim ngạch thanh toán quốc tế tại NHTMCP Quân đội
Đơn vị: 1000 USD
Phương thức
Thanh toán
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Chuyển tiền
780
41.370
1.137
41.925
4.251
32,35
Nhờ thu
33
3.980
97
22.575
2.289
17,42
L/C xuất
371
48.334
384
81.500
6.600
50,23
Tổng thu
93.684
146.000
149.801
Nguồn: Báo cáo ngân hàng năm 1999,2000,2001 của phòng thanh toán quốc tế
Qua biểu trên ta thấy: Giá trị kim ngạch thanh toán quốc tế của NHTMCP Quân đội đều tăng qua các năm nhưng nếu kim ngạch thanh toán của năm 1999 chỉ đạt 93,684 triệu USD thì đến năm 2000 tổng kim ngạch thanh toán tăng đến 146 triệu USD, một bước đột phá trong những năm gần đây. Năm 2001, một năm tình hình buôn bán quốc tế có nhiều biến động theo chiều hướng xấu hơn là khả quan, tuy vậy NHTMCP Quân đội vẫn giữ được mức tăng dù chỉ là gần 4 triệu USD so với năm 2000, đạt mức 149,8 triệu USD.
Số lượng của các phương thức thanh toán cũng có nhiều thay đổi, đáng chú ý là của phương thức thanh toán chuyển tiền: trong năm 2000, NHTMCP Quân đội đã thực hiện 1.137 lệnh chuyển tiền mà không có bất cứ sai sót nào, hơn 357 lệnh so với năm 1999 và sang đến năm 2001 thì thực hiện thêm được 163 lệnh. Đối với phương thức thanh toán nhờ thu, năm 2000 cũng là năm đánh dấu một bước ngoặt mới, cả số lượng và giá trị đều tăng lên khá cao, tăng 64 món tương ứng với 18,595 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm 2001 lại có một chút giảm nhẹ về số lượng nhưng giá trị thanh toán lại không hề giảm mà vẫn tăng 315.000 USD so với năm 2000. Việc mở và thanh toán thư tín dụng qua các năm không có dấu hiệu của sự suy giảm. Có thể nói đây là phương thức có mức tăng đều và ổn định nhất.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán L/C tại VCB và NHTMCP Quân đội:
Trong những năm qua, cùng với sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, VCB cũng như NHTMCP Quân đội đã mở rộng quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tài chính trên thế giới và không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới đặc biệt là các phương tiện thanh toán quốc tế đa dạng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán (trên 70%). Sở dĩ phương thức chứng từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu chính là vì những ưu điểm của nó như chúng ta đã biết. Hơn nữa, phương thức này cũng khá phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem xét các số liệu dưới đây:
Bảng 4: Cơ cấu thanh toán hàng xuất qua NHTMCP Quân đội
Đơn vị: 1000 USD
Phương thức
Thanh toán
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Chuyển tiền
4.137
57,87
4.193
33,14
4.251
32,35
Nhờ thu
398
5,57
2.258
17,85
2.289
17,42
L/C xuất
2.614
36,56
6.200
49,01
6.600
50,23
Tổng thu
7.149
100
12.651
100
13.140
100
Nguồn: Báo cáo ngân hàng năm 1999,2000,2001
của phòng thanh toán quốc tế.
Trong thanh toán xuất khẩu, năm 1999 tỷ trọng thanh toán bằng hình thức L/C chiếm một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với hình thức thanh toán chuyển tiền. Điều này do thực tế hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thường là gia công, hàng thô chưa qua tinh chế, độ tín nhiệm của khách nước ngoài chưa cao. Khi ký hợp đồng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do không am hiểu nhiều nên thường bị ép ở thế yếu hơn đối tác nước ngoài, giá xuất thường không được cao. Tuy nhiên, tỷ trọng thanh toán theo phương thức L/C ngày càng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng lấy lại được uy tín trên thị trường quốc tế. Đây cũng là một nỗ lực tích cực tư vấn cho khách hàng để tránh rủi ro không đáng có của NHTMCP Quân đội.
Bảng 5: Cơ cấu thanh toán hàng nhập qua NHTMCP Quân đội
Đơn vị: 1000 USD
Phương thức
Thanh toán
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Chuyển tiền
37.233
43,03
37.733
28,30
38.259
28,00
Nhờ thu
3.582
4,14
20.318
15,24
20.601
15,07
L/C xuất
45.720
52,83
75.300
56,47
77.801
56,93
Tổng thu
86.535
100
133.351
100
136.661
100
Nguồn: Báo cáo ngân hàng năm 1999,2000,2001
của phòng thanh toán quốc tế.
Việc sử dụng phương thức L/C để thanh toán hàng nhập khẩu chiếm trung bình 55,4% trong tổng doanh số nhập khẩu. Cơ cấu nhập khẩu qua các năm chủ yếu là các mặt hàng chiến lược đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và những mặt hàng này có xu hướng tăng đều, giá trị cao nên giá trị thanh toán L/C nhập khẩu qua NHTMCP Quân đội chiếm một tỷ trọng rất lớn và riêng năm 2000 tăng nhanh hơn năm 1999 gần 64,7% về trị giá.
Bảng 6: Kim ngạch thanh toán XNK qua NHNT
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng (%)
1997
1998
1999
2000
2001
2.539,5
2.570
2.720
4.260
5.087
75
78
82
85
86
237
264
199
351
322
7
8
6
7
5,5
609,5
461
398
401
448
18
14
12
8
7,5
Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK của NHNT các năm 1997-2001
Qua các năm tỷ trọng thanh toán L/C lại tăng lên. Năm 1997, thanh toán L/C mới chiếm tỷ trọng 75%; năm 1999 chiếm 82% và đến năm 2001 là 87%. Trong khi đó thì tỷ trọng của hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là phương thức nhờ thu. Nguyên nhân là do những hạn chế của phương thức này, nó gây nhiều bất lợi đối với người bán, đồng thời giá trị thanh toán áp dụng hai phương thức này cũng thường nhỏ hơn giá trị thanh toán thông qua phương thức tín dụng chứng từ. Do đó, nếu xét về khía cạnh giá trị thanh toán qua các phương thức trên thì đương nhiên phương thức tín dụng chứng từ sẽ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy, với thực tế này đã cho thấy vai trò bậc nhất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Không chỉ có tỷ trọng thanh toán L/C tăng lên mà doanh số thanh toán theo phương thức này cũng tăng lên đáng kể qua các năm (bao gồm cả L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu). Nếu như năm 1997, 1998 doanh số thanh toán L/C mới chỉ là 2539,5 triệu USD và 2570 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã lên tới 4260 triệu USD. Không chỉ dừng ở đó, đến năm 2001 doanh số thanh toán L/C của VCB vẫn tiếp tục tăng lên đến 5087 triệu USD. Có được kết quả đáng tự hào này là do kết quả của quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng thanh toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, của nền kinh tế. Thực tế trên một lần nữa đã chứng minh được vị thế cũng như uy tín của VCB trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu nói chung, thanh toán L/C nói riêng.
Là một ngân hàng thương mại có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, VCB không chỉ đóng vai trò ngân hàng thông báo L/C, mà còn đóng vai trò ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu... Trong đó, với tư cách là ngân hàng mở L/C, hàng năm số L/C được mở qua VCB là rất lớn và số lượng L/C được mở cũng có những thay đổi qua các năm.
Bảng 7: Số lượng L/C được NHNT mở qua các năm
Năm
Số L/C được mở
% tăng/giảm so với năm trước
1997
1998
1999
2000
2001
2.850
2.680
3.200
4.000
5.080
-
-6
+19,4
+25
+27
Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK của NHNT các năm 1997- 2001
Từ những số liệu trên ta thấy, như vậy trong hai năm 1997, 1998 số lượng mở L/C có giảm đi một chút (từ 2850 xuống 2680) giảm 170 món (-6%). Tuy nhiên giá trị thanh toán L/C không giảm, điều đó cho thấy giá trị mỗi L/C tăng lên. Đây là một điều có lợi cho ngân hàng thu được phí cao hơn mà lại giảm được thời gian bỏ ra cho việc mở L/C. Sang năm 2000, 2001 thì số L/C mở ra tiếp tục tăng lên; năm 2000 số L/C được VCB mở là 4000 món, năm 2001 là 5080 món, tăng 27% so với năm 2000. Sở dĩ có được kết quả này là do những kinh nghiệm và uy tín của VCB trong nghiệp vụ mở L/C nói riêng, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung. Đồng thời cũng là do VCB luôn có lượng ngoại tệ lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Những số liệu trên đây cũng đã chứng tỏ một điều rằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều hơn trong hoạt động thanh toán của mình.
Những loại L/C mà VCB Việt Nam thường mở cho khách hàng là: L/C không huỷ ngang, L/C không huỷ ngang có xác nhận, L/C không huỷ ngang chuyển nhượng và L/C dự phòng. Còn một số loại như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn... rất ít được mở tại VCB. Việc mở loại L/C nào đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, có nhiều trường hợp VCB cũng tiến hành tư vấn cho khách hàng của mình về loại L/C phù hợp với điều kiện của khách hàng. Nhìn chung 4 loại L/C mà VCB tiến hành mở cho khách là những loại L/C cơ bản và thông dụng nhất, nó phù hợp với điều kiện của khách hàng và ngân hàng. Những loại L/C khác thường đòi hỏi nghiệp vụ phức tạp hơn, bản thân khách hàng cũng cần phải có một lượng kiến thức chuyên môn nhất định thì mới có thể áp dụng một cách hiệu quả.
Phải thấy một thực tế là tỷ trọng cũng như số lượng mở L/C của VCB Việt Nam luôn đứng đầu hệ thống. Một trong những yếu tố có thể khiến cho VCB đạt được điều đó là do ngân hàng có một biểu phí tương đối thuận lợi và phù hợp với giá cạnh tranh của các ngân hàng khác trong cả nước. Với hàng nhập khẩu, ngân hàng quy định phí mở thư tín dụng 0,1% giá trị mở tối thiểu là 10USD và tối đa là 300USD; phí sửa đổi khác 10USD; phí thanh toán 0,2% giá trị thanh toán tối thiểu 10USD, giá trị thanh toán tối đa 300USD; phí huỷ bỏ thư tín dụng là 10USD; phí rút vốn vay nước ngoài là 0,2% trong đó giá trị rút vốn tối đa là 300USD và tối thiểu là 10USD.
Bảng 8: Kim ngạch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Quân đội
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Thanh toán L/C nhập khẩu
Thanh toán L/C xuất khẩu
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
1999
282
45.720
89
2.614
2000
283
75.300
101
6.200
2001
302
77.801
133
6.600
Nguồn: báo cáo ngân hàng năm 1999,2000,2001 phòng TTQT
Từ bảng số liệu ta thấy, kim ngạch thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C có sự thay đổi khá phức tạp. Năm 2000 so với năm 1999 chỉ tăng 0,35% về số lượng (tương đương với 1 món) nhưng lại tăng tới 64,7% giá trị thanh toán. Sau một năm, tính đến ngày 31/12/2001 số lượng L/C đã tăng được hơn 7% và tăng 3,32% giá trị thanh toán. Như vậy, nếu tính giá trị trung bình của một món thanh toán thì năm 2000 là năm có giá trị trung bình trên một món thanh toán cao nhất (266,08 nghìn USD/món), năm 2000 cũng là năm có tổng kim ngạch thanh toán cao nhất so với những năm trước đó. Có được kết quả như thế là nhờ vào trước hết các yếu tố bên ngoài đã tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu Việt Nam phát triển. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, diễn đàn APEC, quá trìnhbình thường hoá quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và đặc biệt hiện nay sau khi hiệp định BTA được ký kết…đã có tác động to lớn tích cực tới việc mở rộng thương mại quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó phải kể đến những chính sách đúng đắn của Nhà nước như: chính sách thương mại thúc đẩy hội nhập với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy đầu tư nước ngoài…Mức tăng của năm 2001 so với năm 2000: tăng 19 món và giá trị thanh toán bằng 5,501 triệu USD là không cao. Tuy nhiên, để duy trì một mức độ thanh toán ổn định là cả một sự cố gắng lớn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng mà đặc biệt là các thanh toán viên. Đồng thời kết quả đó cũng thể hiện được một ưu thế hơn hẳn các ngân hàng TMCP khác của ngân hàng Quân đội - đó là lượng khách hàng là các đơn vị, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ quốc phòng. Lượng khách này chính là cơ sở vững chắc để ngân hàng Quân đội hoạt động an toàn hiệu quả.
Song nếu chỉ nhìn vào những con số đơn giản là doanh số thanh toán L/C, số L/C được mở và tỷ trọng thanh toán L/C thì chưa thể thấy hết được những vấn đề phát sinh từ phương thức thanh toán này. Ẩn đằng sau doanh số thanh toán là con số nợ quá hạn không nhỏ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống. Và trong nhiều trường hợp những con số này cũng phần nào mang đến rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động thanh toán L/C.
Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn L/C qua VCB
Đơn vị tính: triệu USD, %
Năm
Tổng số dư L/C chưa thanh toán
Nợ quá hạn L/C
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tăng
Triệu USD
(%)
1997
1998
1999
2000
2001
327,28
346,84
289,15
276,5
254,23
52,43
23,1
15,53
14,25
12,5
-
-29,33
-7,57
-1,28
-1,75
-
-55,94
-32,78
-8,3
-14
16,1
6,66
5,38
5,15
4,92
Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán XNK của NHNT các năm 1997- 2001
Từ năm 1997 đến năm 2001 tổng số dư L/C chưa thanh toán biến động không lớn, có xu hướng giảm dần nhưng số dư Nợ quá hạn L/C vẫn còn cao và đặc biệt cao trong năm 1997 (chiếm 16,1%), con số dư Nợ quá hạn năm 1997 là 52,43 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn L/C cao năm 1997 là do:
+ Việc mở L/C trả chậm trước đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan 1.doc
- Bia Huong (NT).doc