Khóa luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 3

1.1 Hoạt động của NHTM 3

1.1.1 Khái quát về NHTM 3

1.1.2 Những hoạt động chính của NHTM 3

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3

1.1.2.2 Hoạt động trung gian thanh toán 4

1.1.2.3 Hoạt động cho vay 4

1.2.3.4 Hoạt động bảo lãnh 5

1.2.3.5 Thuê mua 5

1.2.3.6 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn 5

1.2 Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM 5

1.2.1 Khái niệm TTQT 5

1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT 6

1.2.2.1 TTQT đối với nền kinh tế 6

1.2.2.2 Vai trò đối với NHTM 7

1.2.3 Các điều kiện thanh toán quốc tế 9

1.2.3.1Điều kiện về tiền tệ 9

1.2.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 9

1.2.3.3 Điều kiện về thời hạn thanh toán 9

1.2.3.4 Điều kiện về phương thức thanh toán 9

1.2.4 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế 10

1.2.4.1Hối phiếu (Bill of exchange) 10

1.2.4.2 Kỳ phiếu (Promisory Note) 11

1.2.4.3 Séc 12

1.2.4.4 Thẻ thanh toán 12

1.2.5 Các phương thức thanh toán quốc tế tại NHTM 13

1.2.5.1 Phương thức thanh toán mở tài khoản (OPEN ACOUNT) 13

1.2.5.2 Phương thức chuyển tiền: (Remittance) 15

1.2.5.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – LETTER OF CREDIT) 21

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 26

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 26

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH 30

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 32

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 32

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 33

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM 37

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 37

2.2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động thanh toán quốc tế 37

2.2.3 Quy trình hoạt động thanh toán quốc tế 40

2.2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền 40

2.2.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu 40

2.2.3.3 Quy trình thanh toán L/C 43

2.2.4 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong các năm gần đây 47

2.2.5 Phân tích đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng 50

2.2.5.1 Các kết quả đạt được 50

2.2.5.2 Những hạn chế 53

2.2.6 Nguyên nhân 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH 63

3.1 Định hướng, mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng 63

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 63

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 64

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại HDBank 66

3.2.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức hoạt động TTQT tại HDBank 66

3.2.1.1 Thành lập trung tâm thanh toán tại Hội Sở 67

3.2.1.2 Trung tâm thanh toán khu vực đặt tại Hà Nội và Đà Nẵng 68

3.2.2 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình TTQT 69

3.2.3 Giải pháp về công nghệ ngân hàng 73

3.2.4 Giải pháp nguồn nhân lực 75

3.2.5 Mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý 77

3.2.6 Giải pháp marketing 78

3.3 Kiến nghị 80

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 80

3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động TTQT 80

3.3.1.2 Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài 81

3.3.2 Kiến nghị với HDBank 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống dữ liệu quản trị rủi ro khi mở rộng mạng lưới hoạt động. Hiện nay, giao dịch trong thanh toán quốc tế của HDBank được thực hiện qua mạng SWIFT do đó đã góp phần giúp cho việc thanh toán được an toàn, nhanh chóng, thuận lợi. Năm 2006, HDBank cũng đã xây dựng thêm trang web chuyên về địa ốc tại địa chỉ nhằm cung cấp cho khách hàng có cái nhìn toàn diện về các dịch vụ địa ốc mà HDBank cung cấp và tư vấn. Dịch vụ địa ốc Dịch vụ địa ốc HDBank phục vụ khách hàng 03 loại dịch vụ chủ yếu là: dịch vụ trung gian thanh toán tiền mua bán nhà qua ngân hàng hoặc các trường hợp thanh toán tương tự, dịch vụ hành chính về nhà đất (chuyển quyền sở hữu nhà, sử dụng đất, hợp thức hóa, cấp đổi chủ quyền,) và dịch vụ môi giới (dự án căn hộ và nhà đất đơn lẻ). Tình hình thị trường địa ốc luôn có sự biến động không ngừng, phạm vi hoạt động dịch vụ của HDBank còn bị hạn chế do các quy định phá luật. Tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ địa ốc HDBank đạt 2.3 tỷ đồng năm 2007. 2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế Theo quyết định số 437/NHNN HCM 02, ngày 25 tháng 03 năm 2004 theo ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam tại công văn số 275/NHNN- CNH ngày 22 tháng 03 năm 2004 Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận cho Ngân hàng TMCP phát triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh được bổ sung 02 nghiệp vụ hoạt động ngoại hối là thanh toán quốc tế và mua bán các loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài. Như vậy, tính đến nay hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh mới hoạt động được 03 năm. 2.2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động thanh toán quốc tế Tổ chức bộ máy hoạt động thanh toán quốc tế là một phần quan trọng đối với bất cứ ngân hàng nào, nếu tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống sẽ đem lại sự chính xác và bảo mật cao cho các giao dịch TTQT. Do hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2005 nên số lượng và quy mô các giao dịch thanh toán quốc tế còn nhỏ và hạn chế. Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo mô hình tập trung; toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế được tập trung tại Hội Sở chính do Phòng thanh toán quốc tế đảm nhận; Bên cạnh đó để giải quyết nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh tại khu vực Hà Nội, ngân hàng HDBank đã cho thành lập phòng thanh toán quốc tế trực thuộc Chi nhánh Hà Nội; trong đó: - Phòng thanh toán quốc tế Hội Sở là đầu mối duy nhất thực hiện hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế với bên ngoài (thực hiện chức năng của phòng nghiệp vụ Trung ương) : + Thiết lập và duy trì quan hệ với Ngân hàng đại lý ở trong và ngoài nước trong hoạt động thanh toán quốc tế; + Thiết lập và quản lý hệ thống “mã khoá” với các Ngân hàng đại lý; + Thiết lập, sử dụng, kiểm soát hệ thống tài khoản Nostro của HDBank tại các tổ chức tài chính tín dụng; + Là đầu mối tiến nhận điện đi mạng SWIFT của tất cả các giao dịch TTQT chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ và điện đến từ mạng SWIFT từ phía ngân hàng nước ngoài; - Phòng thanh toán quốc tế Hội Sở thực hiện chức năng tham mưu trong trong việc xây dựng chính sách, thể lệ, chế độ, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ trong hệ thống. - Phòng thanh toán quốc tế Hội Sở thực hiện chức năng là phòng nghiệp vụ phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh (ngoại trừ chi nhánh Hà Nội). Các chi nhánh trong toàn hệ thống (ngoại trừ chi nhánh Hà Nội) không có bộ phận thanh toán quốc tế, các chi nhánh chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận hồ sơ nghiệp vụ thanh toán quốc tế của khách hàng phát sinh tại chi nhánh và chuyển toàn bộ hồ sơ về phòng thanh toán quốc tế Hội Sở để xử lý nghiệp vụ. Các chi nhánh không có phòng thanh toán quốc tế phần lớn đều đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. - Phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Hà Nội là phòng nghiệp vụ trực thuộc Ban giám đốc chi nhánh Hà Nội và chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật nghiệp vụ của Phòng thanh toán quốc tế Hội Sở thực hiện tiếp nhận hồ sơ và xử lý kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh Hà Nội trực tiếp hoặc thông qua Hội Sở. Chức năng của chi nhánh hơi khác so với những chi nhánh không có phòng thanh toán quốc tế ở chỗ ngoài nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, chi nhánh còn có trách nhiệm về khả năng thanh toán của khách hàng tức là tiến hành quy trình thẩm định sự hợp pháp của hồ sơ khách hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng phát triển Nhà; trực tiếp liên hệ với khách hàng của mình giải đáp thắc mắc và yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn chỉnh chứng từ; quyết định việc mở/ tu chỉnh L/C, kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với các điều khoản của L/C, lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng nước ngoài. - Toàn bộ quá trình xử lý thông tin trong nội bộ hệ thống HDBank liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ thủ công, luân chuyển hồ sơ, chứng từ trong nội bộ chủ yếu qua đường thư, Fax hoặc giao nhận trực tiếp. - Nhân sự: Tính đến nay Tổng số nhân sự trong bộ máy thanh toán quốc tế toàn hệ thống khoảng 25 người; trong đó: + Tất cả nhân sự có trình trình độ đại học và trên đại học; + Tất cả nhân sự có khả năng đọc, hiểu tiếng Anh; + Nhân sự lãnh đạo, quản lý thanh toán quốc tế là cán bộ có kinh nghiệm thực tế về thanh toán quốc tế được tuyển dụng tại các Ngân hàng khác về; + Nhân viên thanh toán quốc tế hầu hết là sinh viên trường khối kinh tế mới tốt nghiệp, kinh nghiệm thực tế về thanh toán quốc tế còn hạn chế; Phạm vi hoạt động Thanh toán quốc tế - Phạm vi hoạt động nghiệp vụ: Đến nay, HDBank đã triển khai thực hiện tất cả các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu: + Chấp nhận và thanh toán Séc quốc tế; + Phương thức thanh toán L/C xuất nhập khẩu; + Phương thức thanh toán chuyển tiền TTR xuất nhập khẩu, chuyển tiền phi mậu dịch; + Phương thức nhờ thu chứng từ xuất nhập khẩu; 2.2.3 Quy trình hoạt động thanh toán quốc tế 2.2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền Quy trình này chỉ áp dụng cho các chi nhánh đã được Tổng Giám đốc cho phép hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp. Khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ sẽ lập hồ sơ yêu cầu chuyển tiền, xuất trình đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các giấy tờ có liên quan đến việc chuyển tiền theo quy chế quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam, cung cấp cho HDBank đầy đủ, chính xác các thông tin trên yêu cầu chuyển tiền. Khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán cho HDBank đầy đủ các khoản phí dịch vụ của HDBank và các khoản phí phát sinh do Ngân hàng nước ngoài thu (nếu có). Khách hàng phải có trách nhiệm xuất trình cho HDBank yêu cầu bằng văn bản các chứng từ có liên quan đến giao dịch chuyển tiền trong trường hợp khách hàng muốn điều chỉnh hoặc hủy giao dịch này. HDBank sẽ thanh toán lại cho khách hàng số tiền thực tế mà HDBank nhận lại được từ ngân hàng nước ngoài trong trường hợp giao dịch chuyển tiền không thực hiện. Chi nhánh HDBank có chức năng kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, số dư tài khoản gửi tại ngân hàng. Sau đó, căn cứ vào lệnh chi của khách hàng, lập điện chuyển tiền (MT 103) cho ngân hàng nước ngoài và chuyển lên phòng TTQT Hội Sở cùng với lệnh chuyển tiền của khách hàng. Chi nhánh tự hạch toán ghi nợ tài khoản công ty số tiền chuyển đi và các khoản phí liên quan. Phòng TTQT Hội Sở chịu trách nhiệm kiểm tra và duyệt điện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài từ chi nhánh gửi đến và giao 01 bản sao điện thanh toán cho chi nhánh. Chi nhánh lưu giữ bản gốc lệnh chuyển tiền của khách hàng và các chứng từ liên quan theo quy định. 2.2.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu Nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu hay nhờ thu xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu. Ngân hàng HDBank trong trường hợp này có chức năng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu của khách hàng, chi nhánh tiến hành kiểm tra các chi tiết khách hàng liệt kê trên thư yêu cầu, bao gồm: - Loại chứng từ. - Số lượng bản chính, bản phụ của từng loại chứng từ . - Chữ ký và dấu của khách hàng đúng với mẫu đã đăng ký và các chi tiết khác. - Lấy số tham chiếu theo quy định của HDB Lưu ý : kiểm tra đúng và đầy đủ tên, địa chỉ ngân hàng nhờ thu Sau khi thực hiện bước trên, chi nhánh làm thủ tục gửi chứng từ đến ngân hàng nhờ thu. Trường hợp khách hàng yêu cầu chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ, chi nhánh xem xét lập tờ trình Tổng Giám Đốc hoặc Phó Tổng Giám Đốc duyệt hồ sơ chiết khấu. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu D/A: chỉ thực hiện chiết khấu khi bộ phận TTQT thông báo cho chi nhánh nhận được điện chấp nhận thanh toán hối phiếu trả chậm (MT 799, 412) từ ngân hàng nước ngoài vào một ngày xác định trong tương lai. Trong khi chờ đợi thanh toán từ phía nước ngoài, nếu có phát sinh ý kiến phản hồi từ phía khách hàng liên quan đến bộ chứung từ nhờ thu, chi nhánh phải fax ngay công văn của khách hàng cho phòng TTQT (có chữ ký của Giám đốc Chi Nhánh) để làm cơ sở cho phòng TTQT thực hiện việc kiểm tra điện và chứng từ khi chi nhánh chuyển điện vào. Khi nhận được điện liên quan đến bộ chứng từ nhờ thu của chi nhánh từ phía nước ngoài, phòng TTQT Hội Sở có trách nhiệm fax ngay cho chi nhánh để chi nhánh xử lý và có cơ sở tiếp xúc với khách hàng. Khi nhận được báo Có của ngân hàng nước ngoài từ phòng TTQT Hội Sở thông báo bằng điện thoại/fax hay ngân hàng nước ngoài đã đồng ý thanh toán bộ chứng từ nhờ thu chi nhánh sẽ hạch toán vào tài khoản tiền gửi của đơn vị xuất khẩu và thu hồi số tiền chiết khấu cùng tiền lãi phát sinh nếu có. Chi nhánh chịu trách nhiệm : thu phí khách hàng theo biểu phí hiện hành, lưu hồ sơ tại chi nhánh và lưu nhật ký chứng từ theo quy định. Đối với khách hàng giao dịch lần đầu với HDBank, không có tài sản đảm bảo thì trước khi chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hay bộ chứng từ L/C, chuyên viên kinh doanh phải hỏi thông tin CIC của khách hàng và Ngân hàng phát hành. Đối với khách hàng đã giao dịch với HDBank, được HDBank cấp hạn mức tín dụng, có tài sản đảm bảo thì HDBank đồng ý cho khách hàng được chiết khấu bộ chứng từ, nhưng sau đó phải bổ sung thông tin CIC của khách hàng và Ngân hàng phát hành. Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu hay nhờ thu nhập khẩu Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (DP)/ trả chậm (DA) do ngân hàng nước ngoài gửi đến, chi nhánh có nhiệm vụ thông báo cho khách hàng đồng thời chuyển phòng TTQT Hội Sở điện chấp nhận/từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu (DP) hoặc điện chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn nhờ thu (DA). - Trong trường hợp là chứng từ nhờ thu (DP) Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán, chi nhánh sẽ ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng (nếu có yêu cầu). Sau đó, chi nhánh gửi điện cho phòng TTQT Hội Sở để phòng TTQT Hội Sở kiểm tra và duyệt điện. Khi khách hàng đã chấp nhận thanh toán, chi nhánh gửi điện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài thông qua phòng TTQT Hội Sở. Quy trình kết thúc khi chi nhánh giao bộ chứng từ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng từ chối thanh toán, phòng TTQT Hội Sở hỗ trợ chi nhánh làm thủ tục gửi trả bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài theo chỉ thị trên Cover letter. - Trong trường hợp là chứng từ nhờ thu (DA) Chi nhánh ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau: + Hoặc trên thư nhờ thu, ngân hàng gửi nhờ thu chỉ thị cho Ngân hàng phát triển Nhà ký hậu mà không chịu trách nhiệm thanh toán. + Hoặc khách hàng ký quỹ 100% trị giá chứng từ. + Hoặc khách hàng được cho vay để thanh toán. Chi nhánh nhận được điện báo ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn thông qua Hội Sở. Phòng TTQT Hội Sở lưu bản sao các công văn chấp nhận/từ chối thanh toán, công văn chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn các bộ chứng từ nhờ thu cũng như các điện của chi nhánh có liên quan. 2.2.3.3 Quy trình thanh toán L/C Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và phát hành L/C: Hội Sở chính, Chi nhánh HDBank có thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng nhập khẩu sẽ tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C nhập khẩu của khách hàng. Các chuyên viên tại phòng thanh toán quốc tế sẽ tiến hành việc thẩm định uy tín của khách hàng (tính chất pháp lý của hồ sơ đề nghị phát hành/tu chỉnh L/C, thẩm định uy tín, bảo đảm giá trị của L/C nằm trong hạn mức tín dụng duyệt cấp cho khách hàng, thẩm định phương án kinh doanh của lô hàng theo L/C nhập khẩu, kiểm tra thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu và hàng hóa có nằm trong hạn ngạch nhập khẩui hay không, kiểm tra báo cáo về tình trạng của người hưởng lợi, mức ký quỹ của khách hàng trước khi mở L/C). Trong trường hợp khách hàng ký quỹ 100% trước khi mở L/C không cần thẩm định chi tiết tình hình tài chính của khách hàng, nếu ký quỹ dưới 100% và không có tài sản đảm bảo cho phần thiếu ký quỹ khách hàng cần ký hợp đồng tín dụng và khế ước vay tiền trước khi mở L/C. Chuyên viên TTQT tiến hành kiểm tra tính chất pháp lý của hồ sơ: có yêu cầu phát hành L/C, hợp đồng ngoại thương, kế hoạch tiêu thụ hàng hóa theo L/C, giấy phép xuất nhập khẩu, phương án kinh doanh Đối với L/C trả chậm có thời gian từ 1 năm trở lên, hồ sơ cần có văn bản Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký vay và trả nợ nước ngoài. Trên cơ sở các đánh giá thẩm định, chuyên viên sẽ kiến nghị việc chấp thuận hay không chấp thuận việc mở L/C cho khách hàng. Đối với chi nhánh không có phòng thanh toán quốc tế, chi nhánh chỉ làm nhiệm vụ gửi toàn bộ hồ sơ lên Hội Sở. Phòng thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội sau khi tiếp nhận hồ sơ mở/tu chỉnh L/C, kiểm tra tính chất pháp lý hồ sơ và thẩm định như trên nếu chấp thuận việc mở/tu chỉnh L/C sẽ soạn điện mở L/C và gửi về Hội Sở kiểm tra lại trước khi Hội Sở gửi điện đi nước ngoài. Khách hàng khi được chấp thuận sẽ nhận được điện MT700 của chi nhánh. Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi tiền nhà nhập khẩu Trường hợp chứng từ đến trước hàng hóa: Chi nhánh khi nhận được chứng từ do ngân hàng nước ngoài gửi về, kiểm tra xem có phù hợp với các điều khoản của L/C hay không, sau đó fax toàn bộ chứng từ cùng với phiếu kiểm tra chứng từ cho Hội Sở để phòng TTQT Hội Sở thực hiện chức năng kiểm soát. Sau khi kiểm tra lại bộ chứng từ, Hội Sở sẽ fax trả lại cho chi nhánh với xác nhận tình trạng của chứng từ. Ngân hàng HDBank có khoảng thời gian không quá 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày xuất trình chứng từ để quyết định chứng từ có phù hợp hay không và thông báo sai sót hoặc bản thông báo khước từ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ và khách hàng chấp nhận thanh toán thì giao bộ chứng từ cho khách hàng, chi nhánh sẽ soạn điện theo chỉ thị của ngân hàng nước ngoài trên phiếu gửi chứng từ (Cover letter) và gửi về cho Hội Sở điện SWIFT MT202 để Hội Sở gửi điện đi nước ngoài. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ và khách hàng từ chối thanh toán, chi nhánh làm thủ tục gửi trả bộ chứng từ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài đồng thời lập điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài và gửi cho Hội Sở kiểm tra lại. Đối với chi nhánh không có phòng TTQT thì Hội Sở sẽ nhận bộ chứng từ do ngân hàng nước ngoài gửi và chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ. Trách nhiệm của chi nhánh là chuyển bộ chứng từ cho khách hàng nếu bộ chứng từ là phù hợp và thông báo từ chối thanh toán hoặc thông báo sai sót cho khách hàng của mình. Trường hợp chứng từ đến sau hàng hóa: Trường hợp chưa có chứng từ, khách hàng muốn nhận hàng bằng thư bảo lãnh ngân hàng thì chi nhánh ký thư bảo lãnh, phát hành bảo lãnh hoặc ký hậu B/L. Sau khi chi nhánh đã kiểm tra nguồn tiền của khách hàng cùng với bản gốc giấy cam kết chấp nhận thanh toán và bản sao Invoice, B/L của bộ chứng từ và giao cho khách hàng thư bảo lãnh nhận hàng. Nếu khách hàng không yêu cầu bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng sau khi kiểm tra chứng từ nếu phù hợp với các điều khoản của L/C thì ngân hàng trao chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Trường hợp hủy L/C Chi nhánh có phòng TTQT và không có phòng TTQT thực hiện quy trình huỷ L/C tương tự nhau. Nếu ngân hàng thông báo yêu cầu hủy L/C của khách hàng, chi nhánh sẽ thông báo lại cho khách hàng và gửi phòng TTQT Hội Sở điện chấp nhận/không chấp nhận yêu cầu hủy L/C của khách hàng để phòng TTQT kiểm tra và duyệt điện báo cho ngân hàng nước ngoài. Nếu khách hàng yêu cầu hủy L/C chi nhánh lập điện, chuyển điện lên phòng TTQT Hội Sở kiểm tra duyệt điện để điện báo hủy L/C cho ngân hàng nước ngoài. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu: Thông báo L/C xuất khẩu và tu chỉnh: Phòng TTQT Hội Sở HDBank có chức năng năng tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, kiểm tra tính chân thật của L/C (nếu bằng thư thì xác minh chữ ký, nếu bằng điện thì kiểm tra khóa mã testkey, nếu bằng SWIFT thì theo mẫu điện Swift code) trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu. Phòng TTQT Hội Sở dựa trên danh sách các khách hàng có giao dịch trực tiếp với chi nhánh gửi thông báo L/C và tu chỉnh (nếu có) cho chi nhánh để chi nhánh thông báo với khách hàng và thu phí. Trường hợp ngân hàng nước ngoài báo L/C bị hỏng, phòng TTQT Hội Sở sẽ thông báo cho chi nhánh để chi nhánh làm việc với khách hàng và chi nhánh thu phí hủy L/C. Mọi giao dịch phát sinh liên quan đến các L/C do chi nhánh thông báo hoặc phản hồi từ phía khách hàng chi nhánh tự giải quyết. Trường hợp người bán thỏa thuận với người mau đồng ý hủy L/C và người bán yêu cầu chi nhánh điện báo cho ngân hàng nước ngoài thì chi nhánh soạn điện chuyển phòng TTQT HộI Sở để kiểm tra lại trước khi phòng TTQT Hội Sở gửi điện đi nước ngoài. Tiếp nhận và thanh toán chứng từ theo L/C: Khi tiếp nhận chứng từ xuất khẩu của khách hàng, khách hàng sẽ xuất trình các chứng từ được liệt kê trên “Thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất khẩu theo hình thức L/C” hoặc “Thư yêu cầu chiết khấu chứng từ truy đòi hàng xuất khẩu theo L/C”, chi nhánh tiến hành kiểm tra chứng từ về số lượng bản chính, bản phụ của từng loại chứng từ và L/C gốc cùng các tu chỉnh nếu có và số tiền có thể sử dụng còn lại của L/C. Chi nhánh cũng kiểm tra bộ chứng từ so với L/C và các tu chỉnh nếu có, kiểm tra tính hợp lệ của việc sửa chữa trên bộ chứng từ nếu có. Sau khi kiểm tra chứng từ, chi nhánh fax ngay đầy đủ bộ chứng từ cùng với phiếu kiểm tra chứng từ mà chi nhánh đã kiểm và bản sao L/C, tu chỉnh nếu có) để phòng TTQT thực hiện kiểm tra lại chứng từ hàng xuất. Kết quả kiểm tra chứng từ sẽ được fax ngay cho chi nhánh xử lý. Nếu chứng từ là hoàn hảo, chi nhánh gủi điện đòi tiền cùng với bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành. Nếu chứng từ có sai sót thì chi nhánh yêu cầu khách hàng chỉnh sửa hoặc sửa đổi L/C. Khi nhận được báo Có về thanh toán L/C xuất khẩu từ ngân hàng nước ngoài, phòng TTQT Hội Sở sẽ chuyển về chi nhánh để chi nhánh tiến hành hạch toán. Trường hợp khách hàng yêu cầu chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ, chi nhánh xem xét lập tờ trình Tổng Giám Đốc hoặc Phó Tổng Giám Đốc duyệt hồ sơ chiết khấu, chi nhánh hoàn toàn chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của khách hàng và tổ chức thực hiện đúng theo quy trình chiết khấu. HDBank chỉ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C trả chậm, phương thức nhờ thu. Chi nhánh chịu trách nhiệm theo dõi ngày đáo hạn chiết khấu của các bộ chứng từ đã được chiết khấu, đôn đốc và làm việc với khách hàng để đảm bảo thu hồi tiền chiết khấu từ khách hàng nếu bộ chứng từ chưa được nước ngoài thanh toán. Nếu khách hàng có đề nghị gia hạn ngày đáo hạn của tiền chiết khấu, chi nhánh lập tờ trình gửi cho Tổng Giám Đốc xét duyệt. Chi nhánh chịu trách nhiệm thu phí khách hàng theo biểu phí hiện hành, lưu hồ sơ tại chi nhánh và chấm sổ phụ gửi khách hàng. Đối với chi nhánh không có phòng TTQT, chi nhánh sẽ không thực hiện việc kiểm tra chứng từ và bộ chứng từ xuất khẩu của khách hàng đã được phòng TTQT Hội Sở tiến hành kiểm tra, chi nhánh chỉ có chức năng thông báo cho khách hàng những chỉnh sửa hoặc sửa đổi nếu có. 2.2.4 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong các năm gần đây Nghiệp vụ thanh toán: Như trên đã trình bày các phương thức TTQT đang được sử dụng tại HDBank bao gồm (chuyển tiền, thanh toán L/C, nhờ thu). Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là thanh toán L/C, đặc biệt là L/C nhập khẩu tiếp đó đến chuyển tiền , cuối cùng là nhờ thu (bảng số 2.4). Từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng các phương thức TTQT tại HDBank luôn duy trì theo tỷ trọng này. Trong tất cả các phương thức thanh toán thì L/C là phương thức thanh toán an toàn nhất cho cả người mua và người bán do vậy phương thức L/C luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm hơn 60% các phương thức thanh táon tại Hdbank.. L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với L/C xuất khẩu. Cụ thể là tỷ trọng L/C nhập khẩu năm 2005 chiếm đa số 52,52 % và tiếp tục tăng lên 53,78 % ở năm 2007. Tỷ trọng L/C nhập khẩu gấp 4 lần L/C xuất khẩu ở năm 2005 và tăng lên 4,5 lần vào năm 2007. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay ở các ngân hàng L/C nhập khẩu vẫn chiếm đa số, lượng L/C xuất khẩu thông báo qua HDBank vẫn còn ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, tỷ trọng thanh toán theo phương thức nhờ thu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, nhờ thu năm 2005 chiếm 5,12 % và chỉ tăng lên 7,76 % vào năm 2007. Bảng số 2.4 Tỷ trọng các phương thức TTQT tại HDBank giai đoạn 2005 - 2007 Phương thức Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 - Chuyển tiền 29,23% 30,12% 26,56% 2- L/C - L/C nhập khẩu - L/C xuất khẩu 65,65% 63,42% 65,67% 52,52% 51,96% 53,78% 13,13% 11,46% 11,89% 3 - Nhờ thu 5,12% 6,46% 7,76% (Nguồn số liệu HDBank) Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng các phương thức TTQT tại HDBank giai đoạn 2005 - 2007 Bảng số 2.6 Doanh số thanh toán của các phương thức thanh toán và chi phí dịch vụ giai đoạn 2005 - 2007 (Đơn vị : USD và ngoại tệ khác quy USD) STT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền Tăng so 2005 (%) Số tiền Tăng so 2006 (%) 1. Doanh số thanh toán 15.473.533 35.253.686 127% 97.761.358 177% - Chuyển tiền - Đi - Đến 4.524.279 2.714.567 1.809.711 10.928.642 7.322.190 3.606.452 141% 169% 99% 25.965.416 14.280.978 11.684.438 137% 95% 224% - L/C - Nhập khẩu - Xuất khẩu 10.159.562 8.127.649 2.031.912 22.357.887 18.333.467 4.024.419 128% 125% 98% 64.199.883 52.515.504 11.684.379 187% 186% 190% - Nhờ thu - Nhờ thu đi - Nhờ thu đến 1.235.541 185.331 1.050.209 2.277.388 409.929 1.867.458 84% 121% 77% 7.586.281 2.275.884 5.310.396 233% 455% 184% 2. Phí dịch vụ 30.389 69.236 127% 207.708 199% (Nguồn số liệu ngân hàng HDBank) Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT theo bảng trên. Doanh số thực hiện các phương thức TTQT năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là thanh toán bằng L/C và chuyển tiền. Năm 2007 doanh số thanh toán L/C là 64.199.883 gấp 2,9 lần so với năm 2006 và gấp 6,4 lần năm 2005. Bảng số liệu 2.5 cho thấy L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với L/C xuất khẩu. Năm 2007 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đạt 52.515.504 USD trong khi đó L/C xuất khẩu chỉ đạt 11.684.379 tức là bằng 1/5 lượng L/C nhập khẩu. Khách hàng là các doanh nghiệp luôn có nhu cầu chi trả bằng ngoạt tệ nên ngân hàng luôn phải chi ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu khiến cho lượng ngoại tệ ở ngân hàng luôn ở trong tình trạng khó khăn thậm chí có lúc khan hiếm. Trong phương thức nhờ thu, nhờ thu đến luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhờ thu đi từ năm 2005 cho đến năm 2007. Năm 2005, nhờ thu đi chỉ chiếm khoảng 18% so với nhờ thu đến, nhờ thu đến năm 2005 có doanh số là 1.050.209 USD nhưng nhờ thu đi chỉ có doanh số là 185.331 USD. Năm 2007 doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu đến gấp 2,3 lần so với phương thức nhờ thu đi, nhờ thu đến có doanh số là 5.310.396 USD nhưng nhờ thu đi chỉ có 2.275.384 USD. Tổng thu các dịch vụ TTQT không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 đạt 207.708 USD, tăng 583% so với năm 2005 . Các dịch vụ thanh toán khác bằng ngoại tệ Ngoài các phương thức thanh toán nêu trên ở HDBank cũng cung ứng các dịch vụ như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch. Các dịch vụ này ngày càng tăng trưởng qua các năm, nhưng do mới đi vào hoạt động TTQT nên doanh số thanh toán séc du lịch và chi trả kiều hối còn ở mức khiêm tốn. Năm 2007, dịch vụ chuyển tiền cho thân nhân ở nước ngoài đạt 1.028.19 USD, tăng 259650 USD so với năm 2006 và tăng 2,3 lần so với năm 2005 (Bảng số 2.6). Đối với dịch vụ thanh toán séc du lịch, doanh số từ năm 2005 đến năm 2007 luôn tăng trưởng, năm 2007 đạt 68.546 USD tăng 260 % so với doanh số năm 2005 và tăng 133 % so với doanh số năm 2006. Bảng số 2.7 Doanh số thanh toán séc du lịch và chi trả kiều hối 2005 -2007(USD) Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tăng so 2005 (%) Số tiền Tăng so 2006 (%) Séc du lịch 26.289 51.236 94,89 % 68.546 33,78% Kiều hối 446.913 768.540 71,9% 1.028.190 34% (Nguồn số liệu ngân hàng HDBank) 2.2.5 Phân tích đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng 2.2.5.1 Các kết quả đạt được Thứ nhất tổng thu từ hoạt động TTQT không ngừng tăng trưởng qua các năm (từ 2005 đến 2007). Mặc dù ngân hàng chỉ mới đi vào hoạt động thanh toán quốc tế trong 3 năm trở lại đây nhưng HDBank đã liên tục nhận được nhiều bằng khen về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế. Mới đây ngày 28/02/2008 HDBank đã chính thức được nhận bằn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7544.doc
Tài liệu liên quan