MỤC LỤC
Trang
Chương 1: TỔNG QUAN. 1
1.1 Cơsởhình thành đềtài . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu . 3
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu . 3
1.6 Kết cấu bài khóa luận. 3
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN VỀTHANH TOÁN QUỐC TẾ. 4
2.1 Hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại . 4
2.1.1 Phạm vi hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại . 4
2.1.2 Điều kiện để được phép hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại. 4
2.2 Thanh toán quốc tế. 5
2.2.1 Khái niệm . 5
2.2.2 Đặc điểm . 5
2.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế. 5
2.3 Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ(L/C) . 8
2.3.1 Sơlược vềUCP – DC 600 . 8
2.3.2 Khái niệm vềphương thức tín dụng chứng từ. 10
2.3.3 Nội dung thưtín dụng . 11
2.3.4 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ. 13
2.3.5 Các loại thưtín dụng chủyếu. 14
2.3.6 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. 15
2.3.7 Những rủi ro thường gặp trong phương thức tín dụng chứng từ. 16
2.4 Hệthống SWIFT (Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu –
Societies For Worldwide Interbank Financial Telecommunication) . 18
2.4.1 Sơlược hệthống SWIFT . 18
2.4.2 Một sốloại điện SWIFT thông dụng. 19
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀNHNo & PTNT AN GIANG
(AGRIBANK AN GIANG) . 21
3.1 Giới thiệu chung vềNHNo & PTNT (Agribank) . 21
3.2.1 NHNo & PTNT (Agribank) – Hội sở. 21
3.2.2 NHNo & PTNT Agribank An Giang (Agribank AG) . 23
3.2 Cơcấu tổchức Agribank AG . 25
3.3 Giới thiệu tổng quan và chức năng nhiệm vụphòng KDNH . 26
3.4 Các sản phẩm và dịch vụAgribank AG . 27
3.5 Kết quảhoạt động kinh doanh của Agribank AG trong giai đoạn 2007 – 2009 . 27
3.6.1 Vềtình hình huy động vốn. 27
3.6.2 Vềcông tác cho vay, thu nợvà dưnợ. 28
3.6.3 Vềcác hoạt động cấp phát tín dụng . 29
3.6.4 Vềhoạt động kinh doanh ngoại tệ. 30
3.6.5 Vềdịch vụkiều hối và chuyển tiền qua Western Union. 31
3.6.6 Vềnghiệp vụthẻ. 32
3.6.7 Vềcông tác tiếp thị, thông tin truyền thông. 32
3.6.8 Vềcông tác tin học. 32
3.6.9 Vềcông tác kiểm tra, kiểm soát nội bộvà giải quyết đơn thưkhiếu nại
tốcáo . 32
3.6 Nhận xét các mặt hoạt động của Agribank AG trong năm 2009. 33
3.6.1 Những mặt đạt được. 33
3.6.2 Những tồn tại. 33
3.7 Phương hướng và nhiệm vụnăm 2010 . 35
Chương 4: QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
AGRIBANK AN GIANG. 36
4.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại Agribank AG . 36
4.2 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại Agribank AG . 44
4.3 Nhận xét chung . 52
Chương 5: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
AGRIBANK AN GIANG. 53
5.1 Tình hình kinh tế- xã hội và hoạt động ngân hàng tại tỉnh AG . 53
5.2 Tình hình TTQT tại Agribank AG . 54
5.3 Tình hình thanh toán bằng L/C tại Agribank AG . 56
5.4 Những mặt đạt được, vấn đề đang tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu, cơhội
và đe dọa đối với phương thức thanh toán bằng L/C . 63
5.4.1 Những mặt đạt được và vấn đề đang tồn tại. 63
5.4.2 Điểm mạnh . 64
5.4.3 Điểm yếu . 64
5.4.4 Cơhội . 64
5.4.5 Đe dọa và thách thức . 65
5.5 Đánh giá chung thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG . 72
Chương 6: GIẢI PHÁP ĐỀXUẤT ĐỂHOÀN THIỆN NGHIỆP VỤTHANH
TOÁN BẰNG L/C TẠI AGRIBANK AN GIANG. 73
6.1 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội năm 2010 của tỉnh AG . 73
6.3.1 Mục tiêu tổng quát. 73
6.3.2 Một sốchỉtiêu chủyếu năm 2010 . 73
6.2 Định hướng hoạt động KDNH trong năm 2010 . 73
6.3.1 Định hướng mục tiêu hoạt động. 73
6.3.2 Nhiệm vụcụthể. 74
6.3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụthanh toán bằng L/C tại Agribank AG . 74
6.3.1 Giải pháp vềchiến lược Marketing . 74
6.3.2 Giải pháp vềnguồn vốn tín dụng cung cấp cho khách hàng. 76
6.3.3 Chính sách thu hút khách hàng . 76
6.3.4 Về đội ngũnhân viên . 76
Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 77
7.1 Kết luận . 77
7.2 Kiến nghị. 77
7.2.1 Đối với Agribank Việt Nam. 77
7.2.2 Đối với Agribank An Giang. 78
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện phải giải thể từ tháng 7/2008 nên đã làm doanh số mua vào bị giảm
sút, dẫn đến nguồn lãi thu cũng giảm theo.
3.4.5 Về dịch vụ kiều hối và chuyển tiền qua Western Union
Doanh số chi trả cả năm là 6,6 triệu USD, thu dịch vụ từ lĩnh vực này là 37.557 USD,
tương đương 745 triệu đồng, giảm 14% so với năm 2008.
Biểu đồ 3.6: Tổng nguồn thu từ dịch vụ kiều hối và chuyển tiền qua
Western Union
(Nguồn: Các Báo cáo Hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh Agribank AG)
Năm 2009 ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến lượng kiều hối do kiều
bào gửi về cho thân nhân trong nước giảm đáng kể, cộng với sự cạnh tranh của nhiều
tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng nhiều chiêu thức khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn nên
đã hạn chế lượng khách hàng giao dịch kiều hối qua Agribank AG.
Phạm Kim Hoa Trang 31
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
3.4.6 Về nghiệp vụ thẻ
Năm 2009 toàn chi nhánh đã phát hành 39.849 thẻ ghi nợ nội địa, gấp 2,1 lần chỉ tiêu
phấn đấu của NHNo tỉnh và 147 thẻ quốc tế, đạt 24,4% chỉ tiêu, nâng tổng số thẻ nội
địa đã phát hành lên đến 70.694 thẻ và 192 thẻ quốc tế. Tổng số dư trên tài khoản thẻ
42,7 tỷ, số dư bình quân mỗi thẻ là 600 ngàn, tăng 100 ngàn so với năm 2008.
3.4.7 Về công tác tiếp thị, thông tin truyền thông
Trong năm 2009, ngân hàng đã cố gắng để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, quảng cáo,
khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của NHNo AG cũng như của NHNo
VN như: Quảng bá thương hiệu AGRIBANK, những sản phẩm, dịch vụ mới của
NHNo, các danh hiệu, sự kiện nổi bật trong năm của Agribank,…, rút kinh nghiệm, bổ
sung để công tác này ngày càng hoàn thiện, phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực
hơn,… Tuyên truyền, quảng cáo bước đầu đã góp phần vào việc hoàn thành các mục
tiêu, chỉ tiêu, quảng bá hình ảnh cùng những hoạt động của NHNo AG…
3.4.8 Về công tác tin học
Trong năm 2009, ngân hàng đã tập huấn và triển khai lại chương trình IPCAS II,
Module MIS, GA, chuyển đổi dữ liệu,…đã vận hành tốt và ngày càng hoàn thiện, góp
phần tăng cường vai trò giám sát từ xa.
Trang bị máy ATM cho 100% chi nhánh loại 3 và một số điểm giao dịch khác như Hội
sở tỉnh, nhà khách, trường đại học AG, trung tâm thương mại Tân Châu, đưa tổng số
máy ATM toàn chi nhánh lên 19. Đồng thời, tại 25 điểm giao dịch đều được lắp đặt
thiết bị đọc thẻ điện tử EDC-POS tất cả đã đi vào hoạt động.
Việc quản lý phòng máy chủ, phần cứng thiết bị tin học, thiết bị mạng truyền thông,
các USER giao dịch và đảm bảo an toàn thông tin được thực hiện đúng quy định của
NHNo VN.
3.4.9 Về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
Được duy trì thường xuyên, nề nếp nhằm đảm bảo việc triển khai, tổ chức thực hiện
nguyên tắc, thể lệ, chế độ luôn chính xác, đầy đủ và kịp thời, góp phần giữ vững kỷ
cương, kỷ luật và uy tín NHNo AG, tạo thêm điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt
nhiệm vụ kinh doanh, thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:
9 Triển khai thực hiện tốt chương trình kiểm tra các chuyên đề theo đề cương, yêu
cầu của NHNo VN, cụ thể là Quyết toán niên độ năm 2008; Công tác kế toán và tín
dụng; Tình hình sử dụng và quản lý tài sản; Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư;
Phân tích nợ, cơ cấu phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Thanh toán và kế
toán quản lý chỉ tiêu; Công tác kho quỹ; Công tác tổ chức và chỉ đạo điều hành;
Tính lãi và các chỉ tiêu thi đua; Kho tiền và phương tiện an toàn kho quỹ;…cùng
các mặt công tác khác thông qua 102 cuộc kiểm tra nội bộ.
9 Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại: Các chi nhánh NHNo loại 3 và
Hội sở tỉnh luôn quan tâm đặc biệt đến công tác này theo đúng quy định của Luật
khiếu nại tố cáo. Việc xử lý qua công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư được thực
hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng đối tượng. Năm 2009, toàn chi nhánh không phát
sinh trường hợp khiếu nại, tố cáo nào.
Phạm Kim Hoa Trang 32
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Agribank AG trong giai đoạn 2007 -
2009: Trong những năm vừa qua tuy có nhiều khó khăn, thách thức, một số chỉ tiêu
không đạt như huy động vốn, nhưng những chỉ tiêu còn lại đều đạt và vượt. Điều này
cũng cho thấy ngân hàng đang hoạt động khá tốt, cùng với những định hướng phát
triển trong năm 2010, chi nhánh NHNo AG quyết tâm phát huy tốt hơn nữa những
thành tích đạt được và tìm mọi biện pháp khắc phục có hiệu quả những tồn tại, khiếm
khuyết nhằm phát triển mạnh hơn trong tương lai.
3.6 Nhận xét các mặt hoạt động của Agribank AG trong năm 2009
3.6.1 Những mặt đạt được
9 Biết xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, từng chi nhánh đã tranh thủ và phối
hợp với các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện các giải pháp kích cầu, chống
suy thoái kinh tế của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh. Năng động, sáng tạo
trong vận dụng khi NHNo VN thực hiện cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh theo
hướng chống suy thoái kinh tế nên đã đáp ứng đủ vốn cho các dự án, phương án sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là cho các đối tượng trồng trọt vụ Đông xuân
2009-2010, thu mua lương thực, cá tra, cá basa xuất khẩu,… đưa tín dụng tăng
trưởng đáng kể so với mức tăng của năm 2008 ở cả 3 thể loại ngắn hạn, trung và dài
hạn.
9 Để khắc phục rủi ro lãi suất các chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của giám
đốc NHNo tỉnh, từ đó dư nợ cho vay theo lãi suất thỏa thuận đến cuối năm 1.131 tỷ,
chiếm 20% tổng dư nợ.
9 Toàn chi nhánh đã khai thác có hiệu quả các dịch vụ chuyển tiền cá nhân, kiều hối,
đặc biệt là dịch vụ thẻ đã biết tận dụng triệt để thời cơ, phát hành thẻ đạt gấp trên 2
lần so với kế hoạch đề ra, dịch vụ bảo lãnh đã được nhân rộng ra 10/15 đơn vị.
9 Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết, tháo
gỡ kịp thời những vướng mắc của từng chi nhánh.
9 Công tác thi đua được quan tâm đúng mức, áp dụng sáng tạo, linh hoạt, có trọng
tâm, trọng điểm. Kết hợp hài hòa giữa thi đua ngắn ngày và dài ngày đã tác động tốt
đến hiệu quả kinh doanh và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu do NHNo TW giao.
3.6.2 Những tồn tại
8 Thể thức huy động vốn tuy có cải tiến đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng được tình
hình thực tế, đặc biệt là do giá vàng, giá ngoại tệ tăng vào những tháng cuối năm
2009 dẫn đến khách hàng có xu hướng rút tiền mua vàng hoặc đầu tư vào những
lĩnh vực khác.
8 Vốn huy động 6 tháng đầu năm toàn chi nhánh đã ở mức 3.300 tỷ, đạt chỉ tiêu huy
động vốn TW giao cả năm, song do ảnh hưởng của nền kinh tế, sự tác động của giá
vàng, giá USD hợp cùng sự chủ quan trong chỉ đạo, điều hành của một số chi nhánh
nên từ tháng 7/2009 vốn huy động có chiều hướng sụt giảm so với đầu năm. Đứng
trước tình hình đó, phần lớn các chi nhánh đã có cố gằng duy trì số dư và tăng
trưởng trở lại, song còn một vài đơn vị chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn
Phạm Kim Hoa Trang 33
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
chặn, phục hồi, điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng nguồn vốn của
toàn chi nhánh.
8 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tuy có đạt yêu cầu, song chất lượng tín dụng ở một số chi
nhánh chưa được cải thiện tương xứng, biểu hiện tập trung ở số nợ xấu còn vượt
mức phấn đấu của toàn chi nhánh (1%), mặc dù trong năm đã xử lý rủi ro khá lớn
(71 tỷ), nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ. Thực tế đó cho thấy chất
lượng tín dụng còn ẩn chứa rủi ro không nhỏ.
8 Việc chấp hành kỷ luật điều hành chỉ tiêu dự nợ của một vài chi nhánh chưa nghiêm
túc, tự ý cho vay vượt chỉ tiêu trong bối cảnh TW bắt buộc chi nhánh An Giang
phải giảm dư nợ. Đáng quan tâm là chỉ tiêu dư nợ trung và dài hạn vượt hàng tỷ
đồng.
8 Rủi ro về lãi suất tương đối lớn đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến các hoạt
động.
8 Tín dụng ngoại tệ không đạt chỉ tiêu, mua bán ngoại tệ giảm so với năm trước:
Doanh số chuyển tiền nhanh Western Union thấp hơn năm 2008 một mặt cho thấy
ngân hàng chưa tận dụng hết tiềm năng hiện có, mặt khác chưa làm tốt công tác
tuyên truyền, vận động trực tiếp đến từng khách hàng, mặc dù ngay từ đầu năm đã
thống kê được các hộ gia đình có thân nhân đang sinh sống ở nước ngoài trên địa
bàn…, tất cả điều đó đã khiến cho kết quả kinh doanh ngoại tệ đều giảm so với năm
trước.
8 Thu ngoài tín dụng tuy có chuyển biến, nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa
tương xứng với khả năng hiện thực của NHNo AG và tiềm năng của nền kinh tế.
8 Việc triển khai, quảng bá, tiếp thị vốn huy động và các sản phẩm dịch vụ chưa đồng
bộ, chưa được quan tâm đúng mức trong toàn chi nhánh, nhất là các phòng giao
dịch trực thuộc chi nhánh loại 3. Thêm vào đó đại bộ phận CBVC chưa am hiểu hết
các sản phẩm dịch vụ của NHNo, kiến thức về sản phẩm dịch vụ mới còn nhiều hạn
chế nên chưa “dám” chủ động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho khách hàng biết,
đặc biệt là đối với doanh nghiệp để sử dụng, thậm chí còn để mất khách hàng đã có
quan hệ với NHNo.
8 Việc quản lý, chỉ đạo điều hành ở một số chi nhánh, chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm
tra, giám sát còn để phát sinh sai phạm trong hoạt động tín dụng, tồn tại trong công
tác này qua các đợt kiểm tra cho thấy chưa được cải thiện đáng kể. Trong cho vay
hỗ trợ lãi suất còn khá nhiều sai sót.
8 Một bộ phận CBVC có sa sút về phẩm chất, đạo đức dẫn đến tiêu cực: Lợi dụng
quan hệ với khách hàng để vay “ké”, cho khách hàng vay “nóng” để trả nợ ngân
hàng khi đáo hạn, trong nội bộ vay mượn lẫn nhau với lãi suất cao để cho bên ngoài
vay lại nhằm hưởng chênh lệch lãi,…trong khi lãnh đạo chưa quan tâm kiểm tra,
giám sát nội bộ, tất cả những điều đó làm giảm uy tín, tác động xấu đến hình ảnh
của NHNo trong lãnh đạo Đảng, chính quyền sở tại và trong quần chúng nhân dân.
Phạm Kim Hoa Trang 34
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
3.7 Phương hướng và nhiệm vụ năm 2010
Năm 2010 nền kinh tế VN nói chung, AG nói riêng sẽ ít bị tác động và ảnh hưởng bởi
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bởi lẽ nền kinh tế đang phục hồi dần. Tuy nhiên,
đối với hoạt động kinh doanh của NHNo AG sẽ vô cùng khó khăn so với năm trước,
bởi một nguyên nhân chính là vốn huy động của ngân hàng liên tục giảm sụt ngay từ
đầu năm, tính đến 31/01/2010 đã giảm 165 tỷ đồng, điều này dẫn đến hậu quả phải
giảm dư nợ vì giảm dư nợ sẽ khiến cho đời sống CBVC gặp nhiều khó khăn. Nếu
không giảm được dư nợ thì phần vượt TW sẽ tính với lãi suất phạt là 17,25%/năm, do
đó đời sống CBVC sẽ khó khăn không ít so với trường hợp vừa nêu, đó là chưa nói
đến kỷ luật về mặt hành chính đối với lãnh đạo. Thực trạng đó đặt ra nhiệm vụ đối với
mỗi CBVC là “Không còn con đường nào khác ngoài con đường huy động vốn” chỉ có
huy động vốn mới có thể nâng cao được đời sống CBVC và cũng chỉ có huy động vốn
ngân hàng mới có thể thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với nền kinh tế AG đối
với chủ trương “Tam nông” với tư cách là một NHTM nhà nước giữ vai trò chủ lực
trên thị trường tài chính ở nông thôn.
Xuất phát từ các yêu cầu nói trên, trong thời gian TW chưa giao chỉ tiêu chính thức,
NHNo AG dự kiến một số chỉ tiêu, biện pháp chủ yếu sẽ được triển khai, tổ chức thực
hiện trong năm 2010 như sau:
Tổng vốn huy động (không tính vốn huy động hộ TW)
9 Nội tệ: Tối thiểu phải đạt 3.500 tỷ, tăng 22% (+631 tỷ) so với năm 2009, trong đó
vốn huy động từ dân cư chiếm tối thiểu 85% tổng vốn huy động.
9 Ngoại tệ: Tối thiểu phải đạt 11,5 triệu USD, tăng 15% (+1,5 triệu USD) so với năm
2009, trong đó vốn huy động từ dân cư chiếm tối thiểu 80% tổng vốn huy động.
Tổng dư nợ (không tính nợ ưu tiên đầu tư)
9 Nội tệ phải đạt 6050 tỷ, tăng 9,12% (+506 tỷ) so với năm 2009, trong đó tỷ lệ cho
vay nông nghiệp nông thôn chiếm 75% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ dư nợ trung hạn tối đa chiếm 24% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ dư nợ dài hạn tối đa chiếm 4% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ.
9 Ngoại tệ (ngắn hạn): Phải đạt 6 triệu USD, tăng 32,3% (+1.521 triệu USD) so với
năm 2009.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ.
Thu dịch vụ ngoài tín dụng: Tăng tối thiểu 25% so với năm 2009.
Quỹ thu nhập: Đảm bảo thu nhập người lao động không thấp hơn năm 2009.
Phạm Kim Hoa Trang 35
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI AGRIBANK AN GIANG
Sau khi tìm hiểu tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank AG trong
thời gian qua, thì chương này sẽ giúp người đọc có thêm thông tin và hiểu biết hữu ích
về cách thức thực hiện thực tế quy trình thanh toán bằng L/C tại Agribank AG, các
bước tiến hành, các giấy tờ cần thiết và cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra.
4.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại Agribank AG
(1) Tiếp nhận hồ sơ mở L/C
Số dư mở L/C (loại trừ số tiền khách hàng đã ký quỹ tại chi nhánh) được tính trong
hạn mức tín dụng của khách hàng. Thủ tục, trình tự xây dựng hạn mức tín dụng căn cứ
theo quy định hiện hành của NHNo.
Thanh toán viên kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định bao gồm: Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu, giấy phép đầu tư (đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán
trưởng (nếu có); Điều lệ hoạt động của công ty (nếu có); Mẫu dấu, chữ ký đăng ký tại
chi nhánh NHNo.
Hồ sơ mở L/C gồm các giấy tờ sau:
- Thư yêu cầu mở L/C (phụ lục 01)
- Hợp đồng nhập khẩu
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên
ngành (đối với mặt hàng nhập khẩu có điều kiện).
(2) Xác định mức ký quỹ và nguồn vốn đảm bảo thanh toán
Thẩm định các điều kiện và điều khoản thanh toán của L/C
Trách nhiệm của phòng KDNH
o Kiểm tra nội dung yêu cầu mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện,
điều khoản, chỉ thị có sự mâu thuẫn nhau, thanh toán viên phải có trách nhiệm
hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung trước khi mở L/C. Thanh
toán viên không được tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng.
Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.
o Lưu ý khách hàng nếu có sự khác biệt giữa nội dung yêu cầu mở L/C với các điều
kiện liên quan trong Hợp đồng nhập khẩu.
o Nếu người xin mở L/C tự mua bảo hiểm (mua hàng theo điều kiện FOB, CFR,
CPT,…), hàng hóa phải được mua bảo hiểm bằng loại ngoại tệ của L/C ở mức tối
Phạm Kim Hoa Trang 36
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
thiểu là 100% giá trị của hóa đơn. Người xin mở phải xuất trình hợp đồng mua bán
bảo hiểm/chứng nhận bảo hiểm cùng với hồ sơ mở L/C.
Căn cứ vào hồ sơ mở L/C, Phòng KDNH thẩm định các điều kiện và điều khoản của
L/C, đề xuất tỷ lệ ký quỹ trên cơ sở các điều kiện sau:
o Loại L/C: Không hủy ngang, xác nhận, L/C cho phép chuyển nhượng,…
o Điều kiện trả tiền L/C: Trả ngay, trả chậm, L/C cho phép đòi tiền bằng điện hoặc
bằng chứng từ,…
o Phương thức giao hàng: Đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ,…
o Loại hàng hóa nhập khẩu.
o Các vấn đề cần chú ý khác.
Phòng KDNH chuyển hồ sơ mở L/C và tờ trình mở L/C (phụ lục 02) cho Phòng Tín
dụng thẩm định nguồn vốn thanh toán và trình giám đốc phê duyệt.
Thẩm định nguồn vốn thanh toán
Trách nhiệm của Phòng Tín dụng: Căn cứ hồ sơ mở L/C và ý kiến đề xuất của phòng
KDNH, phòng Tín dụng thẩm định lại phương án nhập khẩu, khả năng nguồn vốn
thanh toán của khách hàng, kiểm tra hạn mức tín dụng cho phép, đề nghị mức ký quỹ.
9 L/C thanh toán bằng vốn vay của NHNo
o Thủ tục xét duyệt hồ sơ cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành của NHNo (NHNo
không cho vay để ký quỹ).
o Hồ sơ mở L/C thanh toán bằng vốn vay NHNo phải có quyết định phê duyệt
phương án vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng ký với khách hàng xin mở L/C.
o Ngày chi nhánh thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận nợ vay (điều khoản
này ghi sẵn vào hợp dồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ).
9 L/C thanh toán bằng vốn tự có, ký quỹ dưới 100%
Trên cơ sở độ tín nhiệm của khách hàng, Giám đốc chi nhánh quyết định áp dụng hoặc
không áp dụng biện pháp yêu cầu khách hàng ký, đóng dấu sẵn vào đơn xin vay, giấy
nhận nợ (theo mẫu đơn xin vay và giấy nhận nợ đang áp dụng) cho phần giá trị chỉ
được ký quỹ của L/C.
9 Nếu khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị của L/C (tính cả tỷ lệ vượt giá trị của L/C
do dung sai, nếu có), Phòng KDNH tiếp nhận và trình giám đốc ký duyệt.
Phê duyệt mở L/C
Căn cứ nội dung thẩm định và các ý kiến đề xuất của Phòng KDNH, Phòng Tín dụng,
Giám đốc chi nhánh ký duyệt hồ sơ mở L/C và ký các chứng từ kèm theo (hồ sơ cho
vay bắt buôc, nếu có).
Hạch toán mở L/C
Căn cứ vào ý kiến phê duyệt mở L/C (phụ lục 02). Chi nhánh hạch toán số tiền ký quỹ
mở L/C vào tài khoản ký quỹ, hạch toán ngoại bảng trị giá mở L/C theo quy định, cuối
Phạm Kim Hoa Trang 37
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
tháng đối chiếu khớp đúng số dư ngoại bảng với số dư mở L/C còn hiệu lực chọn
thanh toán tại chi nhánh.
(3) Trình tự mở L/C
Sau khi hồ sơ xin mở L/C được phê duyệt, chi nhánh thực hiện mở L/C theo trình tự
sau:
Thanh toán viên đăng ký số tham chiếu L/C vào sổ để theo dõi. Sổ theo dõi hồ sơ
mở L/C phải ghi rõ những thông tin sau: Ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng mở
L/C, trị giá L/C, loại L/C (phân theo ký hạn thanh toán, ngày thực hiện thanh toán,
nguồn vốn thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, ghi chú khác, nếu chi nhánh thấy cần thiết).
Chọn ngân hàng thông báo/ngân hàng thương lượng
o Trường hợp khách hàng chỉ định ngân hàng thông báo, thanh toán viên chọn ngân
hàng dựa trên danh sách ngân hàng đại lý do Sở quản lý cung cấp.
o Trường hợp khách hàng chỉ thị ngân hàng thông báo L/C không có quan hệ đại lý
với NHNo. Tại đầu điện chi nhánh sẽ chọn ngân hàng có quan hệ đại lý với NHNo
để chuyển tiếp L/C và ghi tên ngân hàng thông báo vào trường 57 (Advising
through). Trong trường hợp không chọn được ngân hàng chuyển tiếp L/C, chi
nhánh liên hệ với Sở quản lý để được hướng dẫn.
o Trường hợp khách hàng chỉ định L/C không hạn chế ngân hàng thương lượng,
không cho phép đòi tiền bằng điện. Trong L/C phải quy định rõ (The
Reimbursement is not allowed tại trường 78) và phải yêu cầu ngân hàng thương
lượng thông báo bằng điện có mã xác nhận đã gửi chứng từ đòi tiền và ghi rõ vào
biên lai gửi chứng từ.
Nhận dữ liệu vào máy vi tính, mở L/C
o Mở bằng điện sử dụng mẫu SWIFT MT 700, MT 701.
o L/C phát hành qua SWIFT hay Telex đều nên dẫn chiếu UCP 600.
o Chi nhánh hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ, nhập ngoại bảng trị giá của L/C phát
hành, thu phí có liên quan theo quy định hiện hành của NHNo.
o Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện mở L/C trình phụ trách phòng, lãnh đạo chi nhánh
ký duyệt. Tính mã nội bộ và chuyển điện về Sở quản lý.
o Trong nội dung của L/C phải quy định rõ về việc thu phí thông báo L/C (đề nghị
ngân hàng thông báo L/C thu phí trước khi trả L/C cho người thụ hưởng tại trường
72 của điện mở L/C).
o Giao 1 bản gốc L/C cho khách hàng, có dấu và chữ ký của lãnh đạo chi nhánh.
o Vào bìa hồ sơ L/C theo mẫu (phụ lục 04), lưu 1 bản điện đã chuyển đi có chữ ký
của thanh toán viên, phụ trách phòng và giảm đốc chi nhánh vào hồ sơ theo dõi.
(4) Sửa đổi L/C
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C
o Thư yêu cầu sửa đổi L/C (phụ lục 03).
Phạm Kim Hoa Trang 38
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
o Văn bản thỏa thuận của người thụ hưởng và người xin mở L/C (nếu có).
Thẩm định các điều kiện và điều khoản sửa đổi L/C
Căn cứ hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C, phòng KDNH thẩm định các điều kiện và điều
khoản của sửa đổi L/C trên cơ sở các điều kiện và điều khoản thanh toán của L/C.
Phòng KDNH chuyển hồ sơ sửa đổi L/C và tờ trình sửa đổi (phụ lục 02), chuyển
phòng Tín dụng trình giám đốc duyệt sửa đổi L/C.
Thẩm định lại mức ký quỹ, nguồn vốn thanh toán theo yêu cầu sửa đổi L/C
Sau khi tiếp nhận hồ sơ sửa đổi L/C và ý kiến đề xuất của phòng KDNH, phòng Tín
dụng kiểm tra hạn mức tín dụng cho phép, đề xuất mức ký quỹ bổ sung (nếu cần thiết)
trong trường hợp L/C mở bằng vốn vay hoặc vốn tự có ký quỹ dưới 100% và đề xuất
cho vay bổ sung hoặc điều chỉnh giảm số tiền cho vay, trình giám đốc duyệt sửa đổi
L/C.
Hạch toán bổ sung
Chi nhánh hạch toán điều chỉnh số tiền ký quỹ: Nhập nội bảng số tiền ký quỹ tăng
thêm và nhập ngoại bảng số tiền tăng lên của L/C.
Trình tự sửa đổi L/C
o Thanh toán viên soạn thảo điện sửa đổi L/C theo mẫu điện MT 707 gửi ngân hàng
thông báo L/C (là ngân hàng đã nhận điện mở L/C trước đây).
o Trường hợp cần có ý kiến của người hưởng lợi về sửa đổi L/C, trong điện sửa đổi
phải yêu cầu ngân hàng thông báo gửi xác nhận bằng điện MT 730 về ý kiến chấp
thuận hay từ chối của người thụ hưởng đối với sửa đổi L/C. Ý kiến chấp nhận của
người thụ hưởng đối với sửa đổi L/C cần được xác định khi NHNo nhận được điện
xác nhận từ ngân hàng thông báo L/C.
o Nếu phí sửa đổi do người thụ hưởng chịu, trong sửa đổi L/C phải quy định rõ (phí
sửa đổi do người thụ hưởng chịu và được khấu trừ khi thanh toán). Nếu phí sửa đổi
do người xin mở L/C chịu, thu phí sửa đổi theo quy định hiện hàng của NHNo.
Trong nội dung của sửa đổi phải quy định rõ (đề nghị ngân hàng thông báo L/C)
thu phí thông báo trước khi trả sửa đổi L/C cho người thụ hưởng tại trường 72.
o Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện sửa đổi trình phụ phụ trách phòng, lãnh đạo chi
nhánh ký duyệt.
o Giao 1 bản điện sửa đổi L/C cho khách hàng có dấu, chữ ký của lãnh đạo chi
nhánh.
o Sau khi phê duyệt điện, theo dõi và nhận bản điện gốc tại Sở quản lý. Vào bìa hồ
sơ, lưu hồ sơ sửa đổi L/C và điện sửa đổi có chữ ký của thanh toán viên, phụ trách
phòng và giám đốc chi nhánh.
(5) Xử lý đòi tiền của ngân hàng nước ngoài
Nhận điện đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài
o Cá nhân được ủy quyền nhận điện, kiểm tra mã nội bộ và giao cho thanh toán viên.
Trường hợp điện không thuộc chi nhánh xử lý, thông báo ngay cho Sở quản lý.
Phạm Kim Hoa Trang 39
Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
o Tất cả các điện giao dịch phải được phụ trách phòng xem xét và ký trước khi giao
cho thanh toán viên.
Điện đòi tiền thông báo chứng từ phù hợp
o Phòng KDNH kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán đã
được quy định trong L/C, sửa đổi L/C (nếu có).
o Kiểm tra nguồn tiền để thanh toán L/C.
o Thông báo ngay cho khách hàng theo mẫu (phụ lục 05) và gửi phòng tín dụng
(trường hợp thanh toán bằng vốn vay và thanh toán bằng vốn tự có ký quỹ dưới
100%) về việc ngân hàng nước ngoài đòi tiền để thực hiện thủ tục cho vay, hạch
toán nhận nợ theo quy định. Thanh toán bằng vốn vay của NHNo hoặc liên hệ với
khách hàng chuyển tiền để thanh toán L/C đúng hạn.
o Chi nhánh thực hiện lập điện thanh toán theo chỉ dẫn của ngân hàng nước ngoài,
hạch toán các bút toán có liên quan: Trích ký quỹ, tiền gửi, tiền vay, xuất ngoại
bảng trị giá thanh toán, thu phí, rút số dư trên bìa hồ sơ mở L/C.
o Phụ trách phòng ký kiểm soát điện thanh toán và các chứng từ có liên quan trình
giám đốc chi nhánh ký duyệt.
Điện thông báo chứng từ không phù hợp
o Chi nhánh gửi thông báo (phụ lục 05) cho khách hàng kèm 1 bản sao điện ngân
hàng nước ngoài thông báo chứng từ không phù hợp. Yêu cầu khách hàng trong
vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của NHNo phải có ý kiến
trả lời bằng văn bản để NHNo trả lời ngân hàng nước ngoài.
o Căn cứ điện thông báo từ ngân hàng đòi tiền và tham khảo công văn trả lời của
khách hàng để thông báo ý kiến của chi nhánh cho ngân hàng nước ngoài về việc
chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận sai sót.
o Nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán: Thực hiện như quy trình
điện đòi tiền thông báo chứng từ phù hợp.
o Nếu khách hàng không chấp nhận sai sót: Lập điện từ chối thanh toán theo mẫu
MT 734, trình phụ trách phòng báo cáo giám đốc chi nhánh ký duyệt và gửi ngân
hàng nước ngoài.
Riêng trường hợp đã được NHNo phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn
để khách hàng đi nhận hàng. Chi nhánh không thông báo với khách hàng về sai sót của
bộ chứng từ mà chỉ kể lỗi để trừ phí ngân hàng nước ngoài khi thanh toán và lập điện
chấp nhận thanh toán.
Khi từ chối phải thực hiện theo các vấn đề cần lưu ý khi từ chối thanh toán chứng từ.
(6) Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền của ngân hàng nước ngoài
Ngày tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh được
coi là ngày nhận chứng từ. Chi nhánh có trách nhiệm đối chiếu số chuyển phát
nhanh chứng từ với điện thông báo xác nhận số chuyển phát nhanh của ngân hàng
chiết khấu. Trường hợp số chuyển phát nhanh của bộ văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAI PHAP HOAN THIEN NGHIEP VU THANH TOAN QUOC TE BANG TIN DUNG CHUNG TU TAI NHNo VA PTNT AN GIA.PDF