Khóa luận Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư

MỤC LỤC

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU . 1 U

1.1. Cơsởhình thành:. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu: . 2

1.4. Ý nghĩa:. 2

CHƯƠNG II - CƠSỞLÝ LUẬN . 3

2.1. Tổng quan vềdu lịch:. 3

2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam:. 3

2.1.2. Tình hình du lịch An Giang. 5

2.1.3. Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư. 6

2.2. Du lịch và du lịch sinh thái. 7

2.3. Các khái niệm liên quan. 8

2.4. Marketing du lịch. 8

2.5. Nghiên cứu trước . 9

2.6. Mô hình nghiên cứu. 10

CHƯƠNG III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11 U

3.1. Tiến độcác bước thực hiện nghiên cứu:. 11

3.2. Thiết kếnghiên cứu: . 11

3.2.1. Phương pháp phân tích lý thuyết:. 11

3.2.2. Phương pháp thu thập dữliệu:. 11

3.3. Các bước nghiên cứu . 12

3.3.1. Nghiên cứu sơbộ:. 12

3.3.2. Nghiên cứu chính thức:. 13

3.4. Mô hình quy trình nghiên cứu . 14

3.5. Mẫu:. 15

3.5.1. Phương pháp chọn mẫu . 15

3.5.2. Cỡmẫu: . 15

CHƯƠNG IV - THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ. 16

4.1. Cơsởdu lịch. 16

4.1.1. Cơsởhạtầng . 16

4.1.2. Cơsởvật chất – kỹthuật phục vụdu lịch. 16

4.1.3. Tài nguyên du lịch. 17

4.1.4. Nguồn nhân lực và vốn đầu tư. 17

4.1.5. Thực trạng ứng dụng Marketing trong khu du lịch sinh thái RTTS. 18

4.2. Các yếu tốtác động đến khu du lịch sinh thái RTTS. 18

4.2.1. Các yếu tốkinh tế. 18

4.2.2. Các yếu tốvềchính trị- pháp luật. 19

4.2.3. Các yếu tốtựnhiên. 19

4.3. Thực trạng kinh doanh. 19

4.3.1. Sốlượng khách. 19

4.3.2. Cơcấu nguồn khách. 20

4.4. Đánh giá của du khách. 20

4.4.1. Thông tin mẫu. 20

4.4.2. Ý kiến đánh giá vềnguồn tài nguyên du lịch của RTTS:. 22

4.4.3. Ý kiến vềcác loại hình vui chơi giải trí tại đây:. 22

4.4.4. Ý kiến của du khách vềthái độcủa nhân viên:. 23

4.4.5. Ý kiến vềcác món ăn tại RTTS:. 24

4.4.6. Mùa du khách thích đến RTTS và loại hình giải trí ưa thích:. 24

4.4.7. Du khách thường đến RTTS với ai:. 25

CHƯƠNG V - GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN KHU DU

LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ. 26

5.1. Quan điểm,vai trò và mục tiêu phát triển . 26

5.1.1. Quan điểm phát triển . 26

5.1.2. Vịtrí, vai trò. 26

5.1.3. Mục tiêu phát triển. 26

5.2. Ma trận SWOT. 26

5.2.1. Những cơhội và nguy cơ. 26

5.2.1.1. Cơhội phát triển:. 26

5.2.1.2. Nguy cơcần tránh:. 27

5.2.2. Những điểm mạnh và điểm yếu. 28

5.2.2.1. Điểm mạnh:. 28

5.2.2.2. Điểm yếu:. 28

5.2.3. Mô hình ma trận SWOT và các chiến lược đềxuất. 29

5.3. Giải pháp Marketing nhằm phát triển khu du lịch sinh thái RTTS. 30

5.3.1. Công tác nghiên cứu thịtrường. 30

5.3.2. Phân khúc thịtrường, lựa chọn thịtrường mục tiêu. 30

5.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix. 31

5.3.3.1. Chiến lược sản phẩm – P1. 31

5.3.3.2. Chiến lược giá – P2. 32

5.3.3.3. Chiến lược phân phối – P3. 33

5.3.3.4. Chiến lược chiêu thị- P4. 33

5.3.4. Các giải pháp hỗtrợ. 34

CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 35

6.1. Kết luận. 35

6.2. Kiến nghị. 35

PHỤLỤC . 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 43

pdf51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5204 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu khách du lịch, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang đến năm 2010. Tuy nhiên hạn chế của đề tài trên là phạm vi quá rộng, số liệu thống kê chưa phản ánh hết tình hình du lịch của toàn tỉnh. Vận dụng những cái hay và khắc phục những hạn chế, đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” chỉ thực hiện trên phạm vi nhỏ là một khu du lịch, ngoài việc sử dụng các số liệu thống kê có sẵn còn tiến hành Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú quan sát thực tế và khảo sát du khách đến khu du lịch nhằm đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ hơn. 2.6. Mô hình nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu, kết hợp với cơ sở lý luận trên, mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau: 10 THUẬN LỢI - Tài nguyên - Vị trí địa lý - Chính sách - … THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MARKETING KHÓ KHĂN - Tài chính - Nhân sự - Cơ sở hạ tầng - …. Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 11 CHƯƠNG III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về du lịch, các vấn đề liên quan đến du lịch, marketing du lịch,... Từ đó, mô hình nghiên cứu cũng đã được xây dựng. Chương này tập trung trình bày các phương pháp nghiên cứu với ba phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) kết quả nghiên cứu sơ bộ hay hiệu chỉnh thang đo và mô hình, (3) giới thiệu mở đầu cho nghiên cứu chính thức. 3.1. Tiến độ các bước thực hiện nghiên cứu: Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi (n=10) 3-2010 Định tính - Thông tin từ các cơ quan (sở thương mại và du lịch, bộ phận quản lý khu du lịch, các website) 2 Chính thức Định lượng - Phỏng vấn trực tiếp qua bản câu hỏi (n=50), quan sát thực tế - Xử lý, phân tích dữ liệu 4- 5/2010 3.2. Thiết kế nghiên cứu: 3.2.1. Phương pháp phân tích lý thuyết: Sử dụng lý thuyết Marketing và du lịch để vận dụng vào thực tế nghiên cứu của đề tài và dựa vào đó đánh giá kết quả thu thập được. 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp: ƒ Phỏng vấn một vài đối tượng đã và đang sử dụng dịch vụ của khu du lịch Rừng tràm Trà Sư để thu thập một số thông tin nhằm phục vụ cho việc thiết kế bản câu hỏi dễ hiểu và đầy đủ thông tin. ƒ Sau khi đã có kết quả từ việc thảo luận bản câu hỏi dự kiến, tiến hành thiết kế bản câu hỏi chính thức dựa trên các khái niệm về du lịch, marketing du lịch và các nhân tố có liên quan đã nêu trong cơ sở lý luận. Sau khi bản câu hỏi đã hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu phát bản câu hỏi để phỏng vấn thu thập số liệu. + Bản câu hỏi cho nhân viên khu du lịch: với bản câu hỏi này, tác giả mong muốn có được những thông tin về thái độ của khách du lịch được cảm nhận từ các nhân viên. Thái độ này là những biểu hiện, những cảm xúc, Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 12 những đánh giá về cảnh quang du lịch, cơ sở vật chất, các dịch vụ du lịch của khu du lịch Rừng tràm Trà Sư. + Bản câu hỏi cho khách du lịch (đã và đang tham quan khu du lịch): với bản câu hỏi này, tác giả mong muốn có được những thông tin về thái độ, đánh giá, cảm nhận từ chính các du khách về cảnh quang du lịch, cơ sở vật chất, các dịch vụ du lịch và chất lượng, thái độ phục vụ của các nhân viên tại đây. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin đó, có thể lắng nghe những đề xuất từ phía các du khách đối với khách du lịch. Đồng thời, việc nghiên cứu còn nhằm thấy được sự khác biệt những gì mà khách hàng kỳ vọng về chất lượng phục vụ của Rừng tràm với thực tế mà khách hàng nhận được. ƒ Ngoài việc thu thập số liệu sơ cấp bằng bản hỏi, tác giả còn tiến hành quan sát thực tế để nắm thêm một số thông tin về cơ sở vật chất, các loại hình giải trí, số lượng khách đến khu du lịch. Dữ liệu thứ cấp: Đây là các thông tin về nguồn tài nguyên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất, số lượng khách đến khu du lịch trong những năm trước và những tháng đầu năm 2010. Dữ liệu thứ cấp lấy từ sở thương mại và du lịch tỉnh An Giang, các trang web có liên quan đến du lịch An Giang như: - www.angiang.gov.vn - ww.vietnamtourisminfo.com, - www.vietnamtourism.gov.com - Sách, báo - Bộ phận quản lý khu du lịch. Đồng thời tác giả còn tham khảo những kết quả nghiên cứu trước (có liên quan), nhằm hỗ trợ một phần cho việc phân tích đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của Rừng Tràm Trà Sư. Việc thu thập cùng một loại thông tin ở nhiều nguồn khác nhau sẽ góp phần đầy đủ hóa thông tin, giúp sàn lọc và có được những thông tin chính xác nhất. 3.3. Các bước nghiên cứu Trình tự của quá trình nghiên cứu được thực hiện theo 2 bước: ƒ Nghiên cứu sơ bộ. ƒ Nghiên cứu chính thức. 3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ: Bắt đầu thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng việc dựa trên cơ sở lý thuyết Marketing, du lịch, mục tiêu nghiên cứu đề tài để đưa quan niệm bản thân kết hợp với tình hình hoạt động của Rừng tràm Trà Sư và các quan sát bước đầu để đưa ra bản câu hỏi dự kiến. Tiếp theo là tiến hành phỏng vấn 5 khách hàng đã và đang sử dụng những dịch vụ của Rừng tràm Trà Sư để thu thập thông tin thành lập bản câu hỏi. Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 13 3.3.2. Nghiên cứu chính thức: Sau khi đã có kết quả từ việc thảo luận bản hỏi dự kiến, hiệu chỉnh và lập bản câu hỏi chính thức. Tiến hành gởi bản câu hỏi để thu thập thông tin. Xử lý thông tin thu thập được bằng phần mềm Excel. Bên cạnh đó, cũng thu thập số liệu được thống kê, thông tin từ các cơ quan, các trang web nói trên để từ đó so sánh và đánh giá. Phân tích tổng hợp thông tin đã xử lý, bằng cách đánh giá dựa trên các số liệu đã tổng hợp, kèm theo biểu đồ biểu thị kết quả. Đồng thời dựa vào các số liệu thứ cấp và một phần số liệu sơ cấp đã qua xử lý để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của khu du lịch thông qua ma trận SWOT. Với kết quả thu được, tiến hành xác định những thuận lợi, những khó khăn đang tồn tại và tiềm ẩn của khu du lịch. Dựa trên thực trạng đó đề ra các giải pháp Marketing cụ thể nhằm giúp khu du lịch phát triển hơn. Tiến hành tổng kết lại nội dung để đưa ra một bài báo cáo hoàn chỉnh Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 14 3.4. Mô hình quy trình nghiên cứu Trình tự thực hiện nghiên cứu: trình tự của quá trình thực hiện nghiên cứu được thể hiện bằng mô hình dưới đây: . Hình 3.1 : Mô hình biểu diễn trình tự nghiên cứu Cơ sở lý thuyết - Marketing - Du lịch Thực trạng hoạt động của Rừng tràm Trà Sư Lập bản câu hỏi dự kiến Thảo luận với 5 khách hàng Số liệu xin từ các cơ quan, cập nhật từ các website Hiệu chỉnh bản câu hỏi qua cuộc thảo luận Lập bản câu hỏi hoàn chỉnh Thu thập và xử lý thông tin Phát bản câu hỏi cho 50 khách hàng Phân tích tổng hợp Đưa ra các giải pháp Lập bản báo cáo Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 15 3.5. Mẫu: Phần này chỉ trình bày mẫu và cỡ mẫu sẽ thực hiện khảo sát bằng bản hỏi tại khu du lịch nên phạm vi chọn mẫu chỉ là trong khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư. 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn bao gồm các đối tượng sau: - Phỏng vấn bằng bản câu hỏi một cách ngẫu nhiên một số du khách đến tham quan khu du lịch và một vài nhân viên của khu duc lịch. - Đối với nhân viên khu du lịch, thông tin thu thập là những thông tin cơ bản về khu du lịch thông qua một danh sách các bản câu hỏi đã liệt kê sẵn. 3.5.2. Cỡ mẫu: Do đây chỉ là một phần thông tin phục vụ cho việc phân tích nên cỡ mẫu được chọn không lớn lắm. Mục đích nhằm thấy được những đánh giá và nhận được những góp ý từ các nhân viên và du khách dành cho khu du lịch. Cỡ mẫu đề nghị là: n=50 đối với du khách và n= 10 đối với nhân viên khu du lịch. Bảng 3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu STT Đối tượng Số lượng Nội dung phỏng vần 1 Du khách 50 Đánh giá của du khách về khu du lịch sinh thái RTTS 2 Nhân viên 10 Một số thông tin cơ bản về RTTS Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 16 CHƯƠNG IV - THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ Chương này giới thiệu những lợi thế cũng như những khó khăn của khu du lịch sinh thái RTTS thông qua những thông tin quan sát, thu thập được và những đánh giá của một số du khách đến với RTTS. 4.1. Cơ sở du lịch 4.1.1. Cơ sở hạ tầng Trước đây, muốn vào được rừng tràm, du khách phải đi bằng phương tiện nhỏ như xe máy, xe đạp, đi bộ hoặc bằng xe ba bánh của khu du dịch chuyên dùng đưa rước khách. Vì đường vào khu du lịch chỉ là con đường nhỏ, rộng chỉ khoảng 1,5m. Chính vì thế khách du lịch đến đây không nhiều vì không thuận tiện. Nhưng kể từ đầu năm 2009, tỉnh đã đầu tư trên 13 tỷ đồng xây dựng và đưa vào sử dụng ngay từ đầu mùa nước nổi năm 2009 tuyến đường 30/4 (nối liền tỉnh lộ 948 đến tận rừng tràm) dài 3,5km, rộng trên 5m, tạo giao thông thông thoáng cho các phương tiện du lịch lớn vào tận nơi. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng đường dây trung thế, đưa điện vào phục vụ các hoạt động của quán ăn và các hoạt động khác của khu du lịch. Tuy nhiên vẫn còn một khó khăn là khi vào đến khu du lịch, du khách còn phải đi qua một chuyến phà nhỏ. Đối với những ngày cao điểm thì việc đưa rước khách sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu, đồng thời do tải trọng của phà cũng như mức độ an toàn kém nên ít nhiều gây phản cảm đối với du khách đến đây. 4.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch Ngoài việc chú ý đến cơ sở hạ tầng thì cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng là một phần quan trọng, nó góp phần quyết định trực tiếp đến sự đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Hiện nay, du khách đến đây đều bị cuốn hút bởi loại hình du lịch bằng xuồng, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Nhân viên du lịch sẽ bơi xuồng đưa du khách len lỏi vào rừng tràm. Tuy nhiên xuồng được sử dụng ở đây là xuồng của trạm kiểm lâm, được nhân viên sử dụng nhằm tạo thêm tính hấp dẫn cho du khách. Do số lượng xuồng ít nên khi cao điểm thì sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Bên cạnh loại hình du lịch bằng xuồng, du khách còn có thể mướn xe đạp để chạy vòng đê bao ngắm cảnh rừng tràm. Đây là một loại hình hấp dẫn đối với đối tượng du khách là người nước ngoài. Nhưng phần lớn là xe đạp của các hộ gia đình xung quanh, còn nhỏ lẻ, chưa tạo được tính thống nhất trong loại hình này. Do đó việc quản lý rất khó khăn và đôi khi du khách cần thì cũng khó huy động. Song song đó, để tạo điều kiện cho du khách ngắm cảnh rừng tràm, tháng 9/2009, tỉnh đầu tư 500 triệu đồng nâng cấp Đài Vọng Các (tháp quan sát) từ chiều cao 18m lên 23m với kính viễn vọng có độ phóng đại gấp 40 lần, để từ đây du khách có thể quan sát toàn khu vực rừng tràm và tượng Phật Di Lạc cao 36m trên đỉnh Thiên Cấm Sơn. Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 17 4.1.3. Tài nguyên du lịch Do là một khu rừng đặc dụng, được bảo tồn dưới sự quản lý của quân đội, cho nên đến nay, khu rừng vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ với một quần thể động - thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đây cũng chính là thế mạnh cần phải có của hầu hết các khu du lịch sinh thái. Theo Ban quản lí rừng tràm Trà Sư, rừng rộng gần 850ha, là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, nhiều nhất là bộ sẻ với 26 loài. Trong đó, có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) hay còn gọi là Giang Sen, và điêng điểng hay còn gọi là cò rắn (Anhinga melanogaster), còn nhiều nhất là chim sẻ (sparrow) lên đến 26 loài và tiếp đến là loài dơi quạ (flying fox). Đối với loài thú đã thống kê được 11 loài thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là dơi (15 loài), gặm nhấm (4 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam. Khi các vùng đất ngập nước ngày càng thu hẹp, hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư nổi bật như là nơi dừng chân quan trọng của nhiều loài chim, kể cả những loài kiếm ăn trên cây bụi và trảng cỏ như chim cu ngói, sáo đá đuôi hung. Ngoài ra, rừng còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng. Ngoài ra, rừng Trà Sư còn có vô số loại tôm, cua, rùa, rắn…hàng năm mang lại lợi ích kinh tế khá lớn, trong đó có cả rắn hổ mang, cạp nong. Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh. Quần thể thực vật có 11 loài sinh cảnh thực vật rừng, 9 loài cây cung cấp gỗ củi, 78 loài thuốc (có nhiều loài cây thuốc bổ, chữa bệnh có giá trị), 22 loài cây cảnh, 7 loài cây cho rau và 9 loài cây ăn quả. Một số loài cây dân dã thường dùng, như rau cóc, rau đắng, đọt sen… mang đặc trưng ở rừng tràm Trà Sư. Đặc biệt, loại cỏ bắc dùng nấu nước uống giúp cơ thể giải nhiệt, có thể chế biến thành sản phẩm du lịch. 4.1.4. Nguồn nhân lực và vốn đầu tư Hiện nay, nguồn nhân lực của khu du lịch còn mỏng so với nhu cầu, với hơn 10 nhân viên chính thức của khu du lịch (Bảng 41.) thì việc đáp ứng nhu cầu cho du khách trong những lúc cao điểm là rất khó. Bên cạnh các nhân viên chính thức thì các hướng dẫn viên tự phát như các hộ dân xung quanh, các tài xế xe ôm và nhân viên kiểm lâm là lực lượng đông và khó kiểm soát. Bên cạnh đó thì các nhân viên cũng chưa được đào tạo chuyên nghiệp, phần lớn là dân địa phương và làm việc theo mùa vụ. Bảng 4.1. Nguồn nhân lực hiện tại của khu du lịch sinh thái RTTS Chức vụ Số lượng Công việc Trình độ Quản lý 2 Quản lý nhà ăn và các dịch vụ Trung cấp Nhân viên 10 Hướng dẫn viên và phục vụ thức ăn, nấu ăn Trung học phổ thông Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 18 Do đây là khu rừng đặc dụng thuộc quyền kiểm soát của quân đội nên nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách tỉnh. Do nguồn vốn có hạn nên khu du lịch sinh thái RTTS chưa được đầu tư đúng mức và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Gần đây, tỉnh An Giang đã đầu tư 18 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng tràm Trà Sư và phát triển du lịch. 4.1.5. Thực trạng ứng dụng Marketing trong khu du lịch sinh thái RTTS Đây là vấn đề chưa được chú trọng đầu tư của ban quản lý rừng tràm và chính quyền địa phương. Những thông tin về các loại hình du lịch, giá cả, các chiến lược phân phối và quảng bá sản phẩm du lịch đến du khách chỉ được thực hiện trong phạm vi của khu du lịch. Du khách đến đây phần lớn là thông qua lời giới thiệu của bạn bè, người thân chứ không phải qua những mẫu quảng cáo hoặc thông tin từ ban quản lý khu du lịch. Và chỉ khi đến đây họ mới có đầy đủ những thông tin về khu du lịch này bằng sự quan sát của chính họ. Cũng cần nói thêm rằng, những thông tin về khu du lịch sinh thái RTTS, mặc dù không được quảng cáo từ phía ban quản lý nhưng trên mạng internet vẫn có rất nhiều bài viết, rất nhiều những hình ảnh về RTTS. Đó không phải là những lời quảng cáo, những cách tiếp thị thu hút du khách mà đó là những cảm nhận, những ghi nhận của những du khách đã từng đến tham quan RTTS. Nếu muốn khu du lịch sinh thái RTTS phát triển tương xứng với tiềm năng thì việc thực hiện công tác Marketing du lịch là một việc làm hết sức cần thiết. Vì từ lý thuyết ta thấy rằng, kinh doanh du lịch cũng giống như những lĩnh vực kinh doanh khác và việc tìm hiểu khách hàng cũng như cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng là một việc làm vô cùng quan trọng. 4.2. Các yếu tố tác động đến khu du lịch sinh thái RTTS 4.2.1. Các yếu tố kinh tế Hiện nay kinh tế cả nước nói chung và An Giang nói riêng đang trên đà phát triển. Vì vậy việc đầu tư phát triển du lịch có phần dễ dàng hơn. Nếu trong những năm tới, RTTS vẫn chịu sự quản lý của quân đội thì việc đầu tư sẽ chủ yếu từ ngân sách tỉnh. Nhưng nếu như có một nhà đầu tư, đủ sức tiếp quản cả khu du lịch sinh thái RTTS thì việc quản lý cũng như xây dựng những kế hoạch phát triển trong tương lai sẽ dễ dàng hơn nhiều. Theo Bà Bùi Thị Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch An Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, hiện đang có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký khảo sát rừng Tràm Trà Sư tại An Giang cho mục đích phát triển du lịch sinh thái và phục vụ nghiên cứu khoa học. Về phía du khách, khi kinh tế phát triển, cũng là lúc người ta quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ giải trí và du lịch. Hiện nay, thu nhập của người dân huyện Tịnh Biên đã được cải thiện rõ rệt. Đây cũng là nhóm du khách gần gũi nhất và sẽ có số lần đến RTTS nhiều hơn nếu RTTS được đầu tư nhiều loại hình giải trí hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, du khách ngoài tỉnh và ngoài nước đến An Giang ngày càng nhiều hơn trước, đặc biệt là trong mùa vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Nếu kết hợp với khu du lịch Núi Sam, Núi Cấm,… thì RTTS sẽ thu hút được nhiều du khách đến thăm. Không chỉ có thế mạnh trong phát triển du lịch, rừng tràm Trà Sư còn là nơi giao lưu về kinh tế-văn hóa-du lịch giữa An Giang và Campuchia. Đây cũng là một thế mạnh có thể làm đa dạng hoá thêm các loại hình vui chơi giải trí thông qua các lễ hội của đồng bào dân tộc và các làng nghề truyền thống. Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 19 ` 4.2.2. Các yếu tố về chính trị - pháp luật Ngày 27/5/2005, theo Quyết định số 1530 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng . Khu rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, được Nhà nước chấp thuận thành lập Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, thuộc hệ thống các Khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Các mục tiêu chính như sau: - Quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật rừng hiện có, bao gồm các nội dung là bảo vệ quá trình diễn tiến tự nhiên của thảm thực vật rừng, bảo vệ nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, kiến tạo cảnh quan thiên nhiên hiện có phục vụ cho tham quan, du lịch, nghiên cứu khoa học, học tập thực tập trên thực địa . - Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản gồm: Bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu hệ thủy sinh vật, thủy sản hiện có trong vùng, bảo vệ các loài cá quý, các loài cá bố mẹ có khả năng sinh sản với lượng lớn cá con hằng năm để khi mùa lũ về cung cấp ngược lại cho tự nhiên trong vùng. Có kế hoạch khai thác bền vững và khoa học để tăng thêm nguồn thu nhập cho cư dân quanh vùng. - Bảo vệ, quản lý và khôi phục hệ thực vật, động vật quý hiếm hoang dã. Đây là mục tiêu được sự chú ý quan tâm của các nhà quản lý vì lợi nhuận, và nhu cầu trong xã hội nên bằng mọi sự bất chấp nguy hiểm việc buôn bán khai thác, đào bới, săn bắt vẫn cứ xảy ra mọi lúc và mọi nơi, vì vậy bảo vệ hệ thực vật, động vật quý hiếm hoang dã làm cơ sở cho quá trình phục hồi và phát triển. Tổ chức nuôi thả các loài động vật quý hiếm, loài đặc thù của hệ sinh thái rừng. - Đưa chương trình tuyên truyền, giáo dục thông qua các hình thức các đợt tham quan, du lịch, học tập tại vùng rừng nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết về tầm quan trọng và giá trị to lớn của rừng hiện có trong vùng . Với những mục tiêu đó, việc bảo tồn và phát triển RTTS được đặt lên hàng đầu. Việc xây dựng một khu du lịch sinh thái thống nhất vì đây sẽ phù hợp với những mục tiêu trên và còn góp phần đa dạng hoá các loại hình du lịch của vùng Bảy Núi này. Tuy nhiên do Tịnh Biên là huyện giáp biên giới Campuchia nên tình hình về an ninh luôn phải được đề cao. Đây cũng là một quan ngại cho du khách khi đến đây. Việc ổn định về an ninh, chính trị sẽ giúp cho việc phát triển khu du lịch sinh thái RTTS trở nên thuận lợi hơn. 4.2.3. Các yếu tố tự nhiên Ngoài thế mạnh về một quần thể động thực vật phong phú thì RTTS còn nằm ở một vị trí khá thuận lợi trong việc xây dựng tuyến du lịch kết hợp với các khu du lịch khác của huyện Tịnh Biên như: Núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu siêu thị miễn thuế,… Tuyến quốc lộ 91 từ Châu Đốc đến Tịnh Biên cũng đã được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch đến với Tịnh Biên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó RTTS thuộc huyện Tịnh Biên, là huyện giáp biên giới Campuchia nên có thể kết hợp với các công ty du lịch của nước bạn để hình thành thêm các tour mới. 4.3. Thực trạng kinh doanh 4.3.1. Số lượng khách Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 20 Hàng năm, khu rừng tràm Trà Sư đón gần 9.000 khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và du lịch. Riêng năm 2009, do tuyến đường 30/4 đã được hoàn thành nên chỉ trong 3 tháng mùa nước, RTTS đã đón tiếp gần 80.000 du khách đến đây. Trung bình mỗi ngày có khoảng 600 du khách đến khu du lịch. Đây là một biểu hiện tích cực, nó nói lên rằng, nếu tiếp tục được đầu tư phát triển thì số lượng du khách đến đây sẽ ngày càng tăng nhanh. 4.3.2. Cơ cấu nguồn khách Ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư, ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết phần lớn khách đến đây là du khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Chỉ mới đây, khi đường 30/4 hoàn thành thì cơ cấu nguồn khách đã có sự thay đổi rõ rệt. Ngoài việc số lượng khách tăng lên, khách ngoài tỉnh ngày càng nhiều thì lượng khách nước ngoài cũng tăng theo và ngày càng nhiều thêm. Hiện nay khách nước ngoài chiếm khoảng 20% số lượng khách đến tham quan RTTS. 60% 35% 5% 55% 37% 8% 40% 40% 20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Khách trong tỉnh Khách ngoài tỉnh Khách nước ngoài Hình 4.1. Cơ cấu nguồn khách đến RTTS qua các năm. 4.4. Đánh giá của du khách 4.4.1. Thông tin mẫu Bảng 4.2. Thông tin mẫu Thông tin mẫu (người) Giới tính Nơi ở Nam Nữ Nhóm 1(An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ) Nhóm 2 (Các tỉnh khác của Miền Nam và TP.HCM) Nhóm 3 (Miền Trung và Miền Bắc) Tổng 35 15 35 13 2 50 70% 30% 70% 26% 4% 100% Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 21 Thông tin được thu thập với cỡ mẫu là 50 du khách đến RTTS ngày 15/04/2010. Trong 50 du khách có 35 là nam và 15 là nữ, như vậy nam chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số du khách đến đây. Về nơi ở có đến 35 du khách ở An Giang và các tỉnh lân cận, chiếm 70% lượng khách đến RTTS. Với số lượng câu hỏi ít (12 câu) thì cỡ mẫu này là phù hợp cho phân tích. 70% 30% Nam Nữ Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo giới tính Kết quả khảo sát cho thấy có đến 70% du khách đến đây là nam, điều này có ý nghĩa trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm này. Nhà đầu tư nên tạo ra các loại hình vui chơi giải trí có những đặc điểm phù hợp với nam giới như tàu lượn, đi cầu khỉ, bắn cung,…. Ngoài ra, đối với các loại thức ăn và nước uống của nhà ăn cũng nên chú ý đến yếu tố này. 70% 26% 4% Nhóm 1(An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ) Nhóm 2 (Các tỉnh khác của Miền Nam và TP.HCM) Nhóm 3 (Miền Trung và Miền Bắc) Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo địa phương Biểu đồ trên cho thấy rằng, phần đông du khách đến đây là các du khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Do đó phương tiện đi lại của họ chủ yếu bằng xe gắn Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 22 máy, khu du lịch nên có một bãi xe và bộ phận giữ xe để quản lý, giữ gìn xe của du khách. Đồng thời nhóm du khách này thường đi và về trong ngày, do thời gian của du khách là ít nên cần có những dịch vụ giửi trí ít tốn kém thời gian của du khách nhưng lại có tính hấp dẫn cao. 4.4.2. Ý kiến đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch của RTTS: 0% 12% 60% 28% Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hình 4.4. Nhận định RTTS có tài nguyên du lịch phong phú Khi được hỏi “Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú hay không”. Có đến 88% du khách đồng ý là RTTS có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Chỉ có 12% ý kiến tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGIAI PHAP MARKETING CHO KHU DU LICH SINH THAI RUNG TRAM TRA SU.PDF
Tài liệu liên quan