Khóa luận Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới

MỤC LỤC.

 

Lời nói đầu 5

Chương 1 : Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới và lý luận chung về Marketing xuất khẩu. 7

1. Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới. 7

1.1. Tình hình tiêu thụ thuỷ sản của thế giới. 7

1.1.1. Mức tiêu thụ của toàn thế giới những năm qua. 7

1.1.2. Mức tiêu thụ của những nước chủ yếu. 8

1.2. Sản xuất hàng thuỷ sản của thế giới. 8

1.2.1. Mức sản lượng của toàn thế giới. 8

1.2.2. Những nước sản xuất chủ yếu. 10

1.3. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của thế giới. 11

1.3.1. Mức nhập khẩu của thế giới. 11

1.3.2. Mức nhập khẩu và cơ cấu nhập khẩu của những nước nhập khẩu chủ yếu. 12

1.4. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. 14

1.4.1. Khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu. 14

1.4.2. Khả năng cạnh tranh của các nước xuất khẩu. 15

1.5. Diễn biến giá quốc tế hàng thuỷ sản. 16

1.6. Dự báo thị trường thuỷ sản thế giới trong những năm tới. 17

1.6.1. Tình hình sản xuất. 17

1.6.2. Tình hình tiêu thụ. 18

1.6.3. Tình hình buôn bán hàng thuỷ sản. 19

1.6.4. Diễn biến giá cả. 20

2. Lý luận chung về Marketing xuất khẩu. 21

2.1. Bản chất của Marketing xuất khẩu. 21

2.1.1. Khái niệm về Marketing. 21

2.1.2. Khái niệm và bản chất của Marketing quốc tế trong hoạt động xuất khẩu. 22

2.2. Chiến lược Marketing xuất khẩu. 23

2.2.1. Chiến lược Marketing. 23

2.2.2. Chiến lược Marketing trong hoạt động xuất khẩu. 24

3. Các bước tư duy và hành động của Marketing quốc tế trong xuất khẩu. 25

3.1. Nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu và cầu. 25

3.2. Phân tích SWOT và lựa chọn thị trường xuất khẩu mục tiêu. 26

3.3. Quyết định chiến lược Marketing hỗn hợp hướng tới thị trường xuất khẩu. 27

3.3.1. Chiến lược sản phẩm xuất khẩu. 27

3.3.2. Chiến lược giá trên thị trường xuất khẩu. 28

3.3.3. Chiến lược phân phối sản phẩm. 29

3.3.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xuất khẩu. 31

3.4. Chọn phương pháp thâm nhập thị trường xuất khẩu mục tiêu. 32

Chương 2: Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam những năm qua 35

1. Khái quát tình hình sản xuất và chế biến thuỷ sản. 35

1.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản. 35

1.2. Tình hình chế biến thuỷ sản. 35

2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua. 36

2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu. 36

2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. 37

2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 40

2.4. Giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 41

3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 42

3.1. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu 42

3.2. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 44

3.3. Giá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. 45

3.4. Vị thế xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam so với các nước xuất khẩu chủ yếu. 46

4. Những vấn đề đang đặt ra cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. 47

4.1. Những khó khăn và thách thức. 47

4.2. Cơ hội phát triển. 49

5. Đặc điểm các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. 50

5.1. Thị trường Nhật Bản. 50

5.1.1. Một số thách thức khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. 50

5.1.2. Nhu cầu về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. 51

5.1.3. Đặc điểm tiêu dùng của người dân Nhật Bản. 52

5.2. Thị trường Mỹ. 53

5.2.1. Khái quát chung. 53

5.2.2. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. 54

5.2.3. Đặc điểm khách hàng và người tiêu dùng Mỹ. 55

5.2.4. Các vấn đề cản trở trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ. 56

5.3. Thị trường EU. 57

5.3.1. Một số đặc điểm chung về nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU. 57

5.3.2. Sản phẩm thuỷ sản sinh thái đối với thị trường Châu Âu. 58

5.3.3. Sơ lược diện mạo một số thị trường thủy sản lớn của EU. 58

5.4. Thị trường Trung Quốc. 60

5.4.1. Một số đặc điểm khái quát. 60

5.4.2. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc. 61

5.4.3. Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở Trung Quốc trong những năm tới. 62

Chương 3: Định hướng và giảI pháp Marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam những năm tới 64

1. Kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản thành công của một số nước. 64

1.1. Quản lý và kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu ở Thái Lan – Một mô hình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển. 64

1.2. Sự chuẩn bị cho tương lai của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Trung Quốc. 67

2. Định hướng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của việt nam trong thời gian tới. 69

2.1. Mục tiêu chiến lược Marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 69

2.2. Những định hướng cơ bản trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 70

2.2.1. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. 70

2.2.2. Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. 71

2.2.3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản mới cho xuất khẩu. 75

2.2.4. Nâng cao vị thế cạnh tranh trong xuất khẩu thuỷ sản. 75

3. Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản. 77

3.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. 77

3.1.1. Giải pháp về chất lượng sản phẩm. 77

3.1.2. Giải pháp về chủng loại sản phẩm. 80

3.2. Giải pháp về chiến lược giá cả trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 82

3.3. Giải pháp về chiến lược phân phối trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 84

3.4. Giải pháp về chiến lược yểm trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 85

3.5. Giải pháp về chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 87

4. Một số kiến nghị về chính sách phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 88

4.1. Đẩy mạnh hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế cấp Nhà nước, hỗ trợ người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu. 88

4.2. Tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin nhằm cập nhật tốt thông tin thị trường. 90

4.3. Thực hiện chính sách đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại. 90

4.4. Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế. 91

Kết luận 93

Nguồn tài liệu tham khảo 94

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng phương pháp HACCP trong quá trình chế biến thực phẩm. Tính đến tháng 6/2003, đã có 94 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được phép xuất khẩu vào thị trường EU, 125 doanh nghiệp được công nhận chương trình HACCP xuất khẩu vào Mỹ. Đây là con số đáng mừng, chứng tỏ chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã được tăng lên một bước. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trong các năm qua chất lượng sản phẩm đã được cải tiến rõ rệt, nhưng sản phẩm vẫn còn ở dạng xuất nguyên liệu là chính. Hơn nữa, chỉ có một ít số công ty chế biến xuất khẩu là có khả năng đa dạng hoá mặt hàng để có thể phục vụ nhu cầu rất cao của thị trường thế giới. Trong các năm tới, ngành chế biến cần tăng cường đầu tư gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng. Nếu các doanh nghiệp còn lại không nhanh chân củng cố nội lực thì nước ta sẽ bị chậm một bước so với đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường thuỷ sản thế giới. 3.3. Giá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. Có thể nhận thấy rằng, giá trung bình các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta ngày càng được tăng lên. Trong những năm đầu của thập niên 90, giá xuất khẩu bình quân 1 kg thuỷ sản chỉ khoảng 3-4$/kg, tăng lên khoảng 5,5$ vào năm 1995; 6,5$ vào năm 1998; 7$ vào năm 1999. Đến những năm đầu tiên của thập kỉ tiếp theo, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Xu hướng tăng giá trên là do hàm lượng tinh chế ngày càng tăng. Riêng mặt hàng tôm (chiếm trên 50% tổng kim ngạch của Việt Nam) luôn có giá cao, thường cao hơn giá trung bình của thế giới. Mặc dù vậy, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn kém so với một số nước cạnh tranh chủ yếu như Thái Lan, Inđônêxia, Philippines. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, nghề nuôi tôm đã chuyển sang áp dụng kỹ thuật hiện đại nên sản lượng bình quân tăng 16%/năm với chi phí nuôi thấp. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam so với một số đối thủ chính như Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên cũng phải cần nhận thấy rằng, giá tôm rất thấp cũng không hẳn là một điều có lợi cho doanh thu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đối với thị trường Nhật Bản, trong những năm gần đây có mức giảm sút về giá lẫn khối lượng. Nhật Bản là thị trường lớn nhất đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Do tôm đông là mặt hàng chủ lực nên gần đây xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật cũng gặp khó khăn chung. Trong những năm gần đây, khối lượng tôm đông xuất sang Nhật của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 nhưng về giá trị chỉ đứng thứ 4 vì giá tôm rất thấp, trung bình chỉ có khoảng hơn 8,19 USD/kg, thấp hơn nhiều so với giá trung bình của thị trường Nhật là khoảng 10,7 USD/kg (số liệu năm 2000). Nếu so với Thái Lan (14,4 USD/kg), Inđônêxia và Philippine (12,2 USD/kg) thì giá tôm đông có khoảng cách khá xa. Như vậy, riêng đối với thị trường Nhật, việc phấn đấu để tăng giá tôm đông của chúng ta có ý nghĩa rất lớn trong thời điểm hiện nay cũng như sau này. Trong khi đó, thị trường Mỹ có mức tăng giá liên tục, nhất là ở mặt hàng tôm đông. Điểm khác biệt với thị trường tôm đông Nhật Bản lá giá tôm nhập khẩu vào Mỹ tăng liên tục, trung bình từ 8,2 USD/kg năm 1993 lên 9,8 USD/kg năm 1998. Riêng trong năm 2000, giá tôm sú đã tăng lên 2-3 USD/kg so với năm 1999. Việc giá của một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục chưa hẳn đã là một dấu hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, trong những năm qua Việt Nam không phải là một nước dẫn đầu về ngoại thương thuỷ sản trên thế giới và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chưa hẳn đã hoàn hảo. Vì vậy, việc ấn định giá còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng của giá thế giới. Thời gian gần đây, với những chính sách của Nhà nước, giá tôm nguyên liệu của Việt Nam đã hạ đáng kể. Điều này đã góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh về giá trên cơ sở phản ánh đúng chất lượng của ngành thủy sản Việt Nam. 3.4. Vị thế xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam so với các nước xuất khẩu chủ yếu. Trong thời gian gần đây, Thuỷ sản Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Từ vị trí của một quốc gia chưa có chỗ đứng đáng kể trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới, hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong 10 nhà xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu. Điều này chứng tỏ vị thế xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta đã ngày một được nâng cao và không có lẽ gì vị thế này lại không phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Hiện nay, tuy đã có mặt trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước xuất khẩu chủ yếu như Thái Lan và Trung Quốc. Năm 2001, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan và Trung Quốc đều đạt khoảng 4 tỷ USD, trong khi đó con số này của Việt Nam chỉ là 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn nhận một cách lạc quan rằng, ngành thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam xuất phát chậm hơn so với hầu hết các nước xuất khẩu chủ yếu khác, trong khi đó Trung Quốc lại là một quốc gia rộng lớn với trữ lượng thuỷ sản đầy tiềm năng. Năm 2002, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã vượt qua con số 2 tỷ USD, đây là một tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ sự tăng trưởng rất mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta. Hơn nữa một số quốc gia khác tuy vẫn có giá trị xuất khẩu cao nhưng đã có dấu hiệu chững lại, thậm chí là giảm sút. Vì vậy có thể nhận định rằng, vị thế xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta so với các nước xuất khẩu chủ yếu khác đang và sẽ xích lại gần hơn trong tương lai không xa. 4. Những vấn đề đang đặt ra cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. Với sự kiện lịch sử xuất khẩu 2 tỷ USD của ngành Thuỷ sản, chúng ta có thể hoàn toàn tự hào song cũng phải hiểu sâu sắc rằng những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Đất nước và còn chưa thực sự vững chắc. Càng vận động và phát triển, Thuỷ sản Việt nam càng có cơ hội to lớn, đồng thời luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức gay gắt. 4.1. Những khó khăn và thách thức. Thứ nhất, là những yêu cầu ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải đánh giá đúng để đề ra và thực hiện những chiến lược, sách lược phát triển phù hợp. Sự gia tăng sản xuất thuỷ sản ở nhiều quốc gia, quy định khắt khe của các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn những bước đi và chiến lược, sách lược đúng đắn, có cách tiếp cận mới trong tổ chức và quản lý đối với toàn ngành thuỷ sản trong phạm vi cả nước, ở từng địa phương và trong mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi phải đổi mới thực sự từ tư duy đến năng lực tổ chức thực hiện. Thứ hai, là những giới hạn về nguồn lợi và năng lực quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường. Một bộ phận của nguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ đang bị khai thác cạn kiệt, khả năng tái tạo nguồn lợi thấp, năng suất đánh bắt giảm trong khi chúng ta chưa đủ năng lực làm chủ vùng biển xa bờ. Nghề nuôi thuỷ sản đang phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh mà chưa có giải pháp phòng ngừa. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản do việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp. Chúng ta cũng chưa có biện pháp thực sự hữu hiệu để quản lý môi trường, dịch bệnh để đạt sự phát triển bền vững. Thứ ba, là sự thiếu hụt ngày càng gay gắt nguồn nhân lực được đào tạo. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cả ở Trung ương và địa phương chuyển đổi chậm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Sự phát triển nhanh của lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản kéo theo sự thiếu hụt cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân lành nghề. Hàng chục vạn nông dân ở các vùng chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi tôm đang hết sức bỡ ngỡ với nghề mới. Đội ngũ ngư dân trên các tàu đánh cá xa bờ chưa được đào tạo và huấn luyện để có thể khai thác hiệu quả ngư trường xa bờ. Ngoài ra vấn đề an toàn thực phẩm cũng là một thách thức lớn trong năm 2003 đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản nói chung và Việt Nam nói riêng. Tháng 9/2001, EU phát hiện kháng sinh trong tôm của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia và sau đó là Thái Lan. Cả EU và Mỹ đã tỏ ra quá lo ngại về vấn đề này và bắt đầu tăng cường kiểm tra đối với tôm nhập khẩu từ Châu á. Những vấn đề phát sinh này có thể sẽ dẫn đến một số thay đổi trong buôn bán thuỷ sản thời gian tới. Trong khi đó, thời gian gần đây, Mỹ đã tạo ra một vòng luẩn quẩn về pháp lý khi ép buộc ngành thuỷ sản Việt Nam không được sử dụng tên “catfish” cho cá tra/basa và còn cáo buộc Việt Nam bán phá giá sản phẩm này ở thị trường Mỹ. Đồng thời, các nhà sản xuất tôm của Mỹ cũng đang tiến hành khởi kiện tương tự đối với một số tôm nhập khẩu từ một số nước Châu á và Mỹ latinh. Việc sử dụng các rào cản phi thuế quan là một hình ảnh không trong sáng về thương mại thuỷ sản toàn cầu, mà chắc chắn rằng một nước có sự tập trung lớn về xuất khẩu thuỷ sản như Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Theo quan điểm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, mặc dù còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng thế đứng của Việt Nam trên trị trường quốc tế đã vững chãi hơn nhiều so với trước đây. Đất nước chúng ta còn nhiều tiềm năng lớn về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế thuỷ sản. Bằng cách tiếp tục phát huy nội lực đồng thời tận dụng những cơ hội phát triển, chắc chắn ngành thuỷ sản sẽ đạt được các chỉ tiêu trong các chương trình và chiến lược phát triển của Đất nước. 4.2. Cơ hội phát triển. Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, nguồn thuỷ sản đặc biệt quý giá, có đầy đủ điều kiện để phát triển hầu hết các chủng loại thuỷ sản xuất khẩu chủ lực mà thế giới đang cần. Hơn thế nữa, Việt Nam còn chưa phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai và các vùng biển để nuôi, phát triển mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Theo dự báo chiến lược phát triển ngành thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình hội nhập kinh tế, ngành thuỷ sản Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản xuất tiến tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Nuôi trồng thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu như tôm sú, cá tra, basa, tôm càng xanh, với công nghệ nuôi mới như nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hoá chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thuỷ sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường. Trong những năm gần đây, ngành Thuỷ sản đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển vì hiện nay mục tiêu Hiện đại hoá - Công nghiệp hoá nông thôn được đặt lên hàng đâù, trong đó ngành Thuỷ sản là một trong những mũi nhọn. Ngoài ra, do đã có một thời gian dài chuyển sang cơ chế thị trường, ngành thuỷ sản bước đầu cũng đã tạo dựng được nguồn nhân lực khá dồi dào, cần cù, thông minh, giá rẻ hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Thời gian qua, hàng thuỷ sản liên tục giữ được thế gia tăng và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới. Cùng với xu hướng đó, Cục xúc tiến thương mại mới được thành lập, góp phần tạo niềm tin và những cơ hội mới cho các doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phát triển, hoà nhập cùng với ngành thuỷ sản toàn cầu. 5. Đặc điểm các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. 5.1. Thị trường Nhật Bản. 5.1.1. Một số thách thức khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), do đó chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức này. Các mặt hàng nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng nước này lại sử dụng khá nhiều hàng rào phi thuế quan dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt cả về giá cả lẫn chất lượng. Hơn nữa, với xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như những chính sách và cơ chế quản lý của Chính phủ Nhật đang ngày càng được nới lỏng, trong những năm tới các nhà xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ phải đương đầu với những thử thách và cạnh tranh quyết liệt. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản nhập khẩu với một mức độ không thua kém những đòi hỏi của EU. Không chỉ đơn giản dừng ở chứng nhận HACCP, chính phủ Nhật còn đưa ra một loạt các quy định khác nhau về vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng thuỷ sản. Quan trọng hơn, Nhật Bản còn rất coi trọng vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, dẫn đến các quy định rất khó chịu về nguồn gốc khai thác và nuôi trồng của sản phẩm chế biến. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản bỡ ngỡ và lúng túng trong các thương vụ. Về thủ tục nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản, Chính phủ nước này đòi hỏi phải hoàn thành một số quy định nhất định cần lưu ý như sau : - Việc nhập khẩu có thể sẽ phải chịu sự kiểm soát của Luật Kiểm soát Ngoại thương, Trao đổi ngoại tệ và Luật Vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, theo luật Vệ sinh thực phẩm, chất tạo màu đỏ cho thịt một số loài cá không phải là một phụ gia được phép sử dụng. - Luật kiểm dịch : thuỷ sản có vỏ và cá tươi được nhập khẩu từ các khu vực bị nhiễm cholera phải chịu sự kiểm tra về cholera theo Luật Kiểm dịch. - Các thủ tục dán nhãn : Yêu cầu về dán nhãn do Luật vệ sinh thực phẩm quy định, trong đó tôm, cua sống, tươi, ướp đông lạnh thường không được xử lý như các thực phẩm khác về phương diện thể thức. 5.1.2. Nhu cầu về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có nhu cầu tiêu dùng vào hàng lớn nhất trên thế giới, bình quân mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 70 kg/người. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản ngày càng tăng, trong khi đó trữ lượng đánh bắt khai thác còn hạn chế, cho nên quốc gia này ngày càng phải gia tăng việc nhập khẩu thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Có lẽ, chính vì lí do đó, Nhật Bản luôn là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất hành tinh thời gian qua. Đối với Việt Nam, 20 năm qua Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn từ Đất nước chúng ta, bởi vậy đã có hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật năm 1999 đạt 353 triệu USD, năm 2002 đạt 538 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 27%. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu tôm sang Nhật Bản. Sau tôm là cá ngừ - loại thuỷ sản cung cấp chủ yếu cho thị trường này (cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp). Ngoài ra các mặt hàng thuỷ sản khác nhập khẩu vào Nhật Bản phải kể đến như : cá tươi, bạch tuộc, mực ống, mực nang, ... Loại thuỷ sản lớn thứ 3 mà Nhật Bản nhập khẩu là cá đông lạnh từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhật Bản cũng là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của các nước khu vực Châu á. Môĩ năm Nhật Bản nhập khẩu từ các nước trong khu vực khoảng 40 nghìn tấn cá (chiếm 15% tổng xuất khẩu cá của các nước này), trong đó phần lớn là cá ngừ đông lạnh, đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Thị trường Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn đối với các nước có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển, mà đối với cả các nước công nghiệp chế biến chưa phát triển nhưng có nguồn thuỷ sản lớn. Bởi lẽ Nhật Bản không những nhập khẩu những mặt hàng có giá trị cao mà còn nhập cả những mặt hàng thuỷ sản dưới dạng nguyên liệu hay sơ chế. Với nhu cầu đa dạng như vậy về nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, có thể nói đây là một thuận lợi lớn đối với những nhà sản xuất thuỷ sản có chất lượng chưa được cao như ở Việt Nam hiện nay. 5.1.3. Đặc điểm tiêu dùng của người dân Nhật Bản. Trong thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường Nhật rất lớn và xu hướng này sẽ còn được duy trì trong thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường Nhật, một trong những lý do quan trọng là do phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, tôn giáo của người Nhật. Có thể nhận thấy mặt hàng thuỷ sản là loại thực phẩm truyền thống của người Nhật, họ không có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm nên nguồn đạm động vật chủ yếu phụ thuộc vào thực phẩm thuỷ sản. Hàng năm vào những tháng vui chơi hay mùa cưới, những ngày lễ, thực phẩm thuỷ sản được tiêu thụ rất cao. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đã làm cho Nhật Bản có một sức mua lớn. Do hàng thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm ít mỡ, hàm lượng protêin lớn, dễ chuyển hóa đối với cơ thể nên rất được ưa dùng. Tuy nhiên giá thành một kg hàng xuất khẩu so với các hàng thực phẩm khác khá cao nên giữa nhu cầu thực và nhu cầu có khả năng thanh toán có một khoảng cách. Vì vậy hàng thuỷ sản xuất khẩu chỉ được tiêu thụ ở những nước có thu nhập cao mà Nhật là một nước công nghiệp phát triển hùng mạnh. Mức thu nhập GNP/người vào hàng cao nhất thế giới. Do vậy người dân Nhật yêu cầu và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm được chế biến tốt và hợp khẩu vị. Ngoài ra thị trường Nhật sẵn sàng chấp nhận mức giá cao đối với những sản phẩm có chất lượng giá trị cao, còn đối với những sản phẩm có chất lượng thấp thì được mua với giá thấp hơn. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm đến sản phẩm an toàn cho sức khoẻ và tinh thần. Tại hội chợ Foodex năm 2002, một số khách hàng Nhật Bản cho biết rằng vẫn còn ấn tượng xấu về vấn đề vệ sinh an toàn thuỷ sản Việt Nam trước đây và họ lưu truyền cho thế hệ tiếp theo là : hãy coi chừng hàng thuỷ sản Việt Nam có chứa những vật lạ như kim loại, gỗ,... hoặc bị tiêm chích để tăng trọng lượng. Thật đáng buồn và hổ thẹn khi khi nghe những nhận xét như vậy. Mặc dù chất lượng thuỷ sản Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhưng tiếng xấu vẫn còn phảng phất trong tâm trí của những thế hệ nhà buôn thuỷ sản Nhật Bản. Phải chăng, quan niệm đó của những người Nhật Bản là do thiếu thông tin hay thiếu sự quảng bá rộng rãi về thuỷ sản Việt Nam ở thị trường có nhu cầu tiêu thụ rất cao này? Việc đánh giá chất lượng thuỷ sản nhập khẩu phụ thuộc vào thói quen tiêu dùng của người dân, do vậy nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cải tiến chất lượng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như quan điểm tiêu dùng của người Nhật thì chúng ta sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc thâm nhập thành công vào thị trường này. Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong nghành thuỷ sản nói riêng muốn thâm nhập vào thị trưòng Nhật Bản nhất thiết phải nắm 4 nguyên tắc sau : Nắm bắt thị hiếu; Định giá thành sản phẩm; Bảo đảm thời hạn giao hàng; Duy trì chất lượng sản phẩm. 5.2. Thị trường Mỹ. 5.2.1. Khái quát chung. Thị trường Mỹ có quy mô có thể sánh ngang với thị trường Nhật và Châu âu, 2 nước và châu này tiêu thụ phần lớn lượng hải sản của thế giới. Hiện nay Mỹ có thị trường nhập khẩu tôm rộng lớn đứng thứ 2 trên thế giới sau Nhật và tương lai ngày càng gia tăng. Điểm nổi bật trong thời điểm hiện nay đối với thị trường thuỷ sản ở Mỹ, đó là thị trường này đang phát triển theo chiều hướng tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt ngoại thương tăng vụt. Theo Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO), 76% sản lượng thuỷ sản tiêu thụ tại Mỹ là thuỷ sản nhập khẩu. Nếu không nhập khẩu, thực đơn của các nhà hàng sẽ bớt đi các món ăn thuỷ sản, các quầy thuỷ sản trong siêu thị sẽ biến mất, đồng thời gây thiệt hại cho các nhà cung cấp thuỷ sản nội địa. Đây chính là thời kỳ thuận lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Thị trường này có thể mua tất cả các loại sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền cũng như là từ khắp nơi trên thế giới. Như đã biết, thị trường Mỹ từ năm 2001 đã chiếm ngôi đầu bảng với tỷ trọng chiếm khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của ta sang Mỹ là tôm, cá, cua ghẹ và cá ngừ, ... 5.2.2. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai thế giới (sau Nhật Bản) và có chiều hướng tăng đêù trong nhiều năm qua. Năm 1992, Mỹ nhập khẩu 6,02 tỷ USD thuỷ sản, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD và năm 1999 là 9,3 tỷ USD. Trước năm 1998, nhập khẩu tôm vào Mỹ thấp hơn Nhật Bản, nhưng kể từ năm 1998 Mỹ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, tôm và cá vẫn là những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của chúng ta vào thị trường này, trong đó các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn trong năm 2002 là : tôm các loại (33.200 tấn), các tra và cá basa (7.800 tấn), cá ngừ các loại (1.200 tấn). Mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai vào thị trường Mỹ là cá ngừ đóng hộp. Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào thị trường này chủ yếu chủ yếu là từ các nước Đông Nam á gồm Thái Lan (57%), Philippine (25%) và Inđônêxia (11%). Cá ngừ đóng hộp là mặt hàng tiêu thụ lớn thứ 3 về khối lượng trong các nhóm mặt hàng thực phẩm, nhưng trong thòi gian gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu giảm sút. Mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 3 ở Mỹ là cá hồi (chủ yếu là cá hồi nuôi Đại Tây Dương) với giá trị nhập khẩu trung bình hàng năm là 727 triệu USD, tiếp theo là tôm hùm với 719 triệu USD. Hiện nay, có đến trên 100 nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Có thể nói đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất đa dạng về mặt hàng, về giá trị cũng như chất lượng. Hiện nay Mỹ nhập khẩu tới hơn 17 loại sản phẩm tôm khác nhau từ loại tôm cỡ nhỏ đến tôm cỡ 71-90, từ tôm khai thác tự nhiên đến tôm nuôi, từ tôm nước ấm đến tôm nước lạnh, từ tôm biển đến tôm nước ngọt, từ tôm nguyên liệu đến tôm ăn liền. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, thị trường Mỹ đã có xu hướng mở rộng đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên do một số lượng hàng hoá nhất định vào Mỹ thông qua thương nhân thứ ba, nên thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ còn cao hơn. Bộ Thương mại dự đoán mức tăng sẽ ở mức khoảng 30-35%/năm và đầu năm 2005 kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ sẽ đạt 2,8 đến 3 tỷ USD. 5.2.3. Đặc điểm khách hàng và người tiêu dùng Mỹ. Thị trường thuỷ sản của Mỹ là một thị trường rất có tiềm năng bởi khả năng tiêu dùng cao của người dân nước này. Theo điều tra của một số nhóm chuyên gia nước ngoài, tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Người Mỹ mỗi lúc càng quan tâm đến sản phẩm thuỷ sản hơn, đặc biệt là sản phẩm thuỷ sản có giá trị cao và sản phẩm cao cấp ngày càng mở rộng. Lý do chủ yếu là do sự thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm của Mỹ. Cũng như người Châu âu, người Mỹ có thói quen tiêu dùng thực phẩm gia súc, gia cầm,.. song gần đây người Mỹ nhận thấy thuỷ sản không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tránh được một số bệnh do ăn quá nhiều mỡ từ thịt gia súc và không gây béo phì. Nhu cầu về chất lượng thuỷ sản ở Mỹ cũng cao nhưng không khắt khe như ở Châu âu. Người Mỹ tiêu dùng các loại thuỷ sản cao cấp và trung bình cho nên nó không chỉ tạo cơ hội cho những nhà xuất khẩu lớn mà cả những nhà xuất khẩu cỡ trung bình và nhỏ. Ngoài ra yếu tố mẫu bao bì sản phẩm cũng có tác dụng tốt để gia tăng doanh số bán nên các công ty thường chú trọng khâu này. Có thể nói, người Mỹ rất thân thiện, trung thực, vui vẻ và luôn yêu thích công việc của mình. Họ có thể vui đùa rất nhiều về những vấn đề không liên quan đến công việc. Họ rất thân thiện, tuy nhiên họ cũng mong muốn được thấy kết quả, thông tin và nói về thị trường. Nếu khách hàng giao hàng đúng hẹn và chính xác, họ sẽ là những người bạn tốt, còn ngược lại, khách hàng sẽ bị ghét bỏ và không đáng tin cậy. Một điều quan trọng mà những nhà xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta nên lưu ý, đó là về khách hàng Mỹ. Đó là những thương nhân hoạt động thường xuyên trong một môi trường thương mại cao. Họ là những người có tính cách cá nhân và không mang tính cộng đồng như người Nhật Bản vốn còn mang bản chất á Đông. Khách hàng Mỹ ít khi trao đổi thông tin với nhau hay cùng làm việc với nhau trên thương trường, còn người Nhật thì ngược lại. Do đó sẽ khó khăn hơn đối với một nhà xuất khẩu Châu á để có thể hiểu được điều gì thúc đẩy khách hàng Mỹ mua hay không mua hàng, ngoại trừ giá cả - là điều mà một số nhà xuất khẩu luôn sai lầm khi nghĩ đó là động lực duy nhất tác động đến người Mỹ. Ngoài ra, những nhà xuất khẩu cần biết rằng người Mỹ luôn mong muốn giao tiếp bằng tiếng Anh, đó là ngôn ngữ quốc tế và họ cũng mong muốn hầu hết các đối tác làm ăn với họ sẽ sử dụng ngôn ngữ này. 5.2.4. Các vấn đề cản trở trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ. Trước hết, trở ngại hết sức khó khăn đối với các nhà xuất khẩu yếu nói chung và như Việt Nam nói riêng đó là hàng rào phi thuế quan của Mỹ. Ngoài ra các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta còn phải cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu mạnh khác trên thế giới, bởi lẽ Mỹ là một thị trường lớn và rất đa dạng. Trong khi đó mọi người luôn nghĩ rằng HACCP là “giấy chứng nhận xuất khẩu” mà nhà xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD18.Doc