Khóa luận Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề đối với chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ .3

1.1: Tổng quan về cho vay phát triển làng nghề của ngân hàng thương mại .3

1.1.1: Những vấn đề về làng nghề . 3

1.1.2: Hoạt động cho vay đối với làng nghề .10

1.2: Mở rộng cho vay phát triển làng nghề của ngân hàng thương mại .18

1.2.1: Khái niệm mở rộng cho vay phát triển làng nghề .18

1.2.2: Sự cần thiết mở rộng cho vay phát triển làng nghề của ngân hàng thương mại .19

1.2.3: Các chỉ tiêu mở rộng cho vay phát triển làng nghề .21

1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay phát triển làng nghề .23

1.3.1: Các nhân tố chủ quan 23

1.3.2: Các nhân tố khách quan .27

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN NHNO& PTNT HUYỆN GIA BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA .31

2.1: Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình . 31

2.1.1: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình . 31

2.1.2: Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHNo& PTNT huyện Gia Bình 34

2.1.3: Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình .37

2.2: Thực trạng mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình 44

2.2.1: Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình .44

2.2.2: Thực trạng mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh 47

2.3: Đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh .53

2.3.1: Kết quả đạt được .53

2.3.2: Hạn chế và nguyên nhân 54

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NHNO& PTNT HUYỆN GIA BÌNH .59

3.1: Định hướng phát triển kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình trong thời gian tới .59

3.1.1: Định hướng hoạt động của chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình trong thời gian tới .59

3.1.2: Định hướng cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình trong thời gian tới 60

3.2: Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh.61

3.2.1: Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với làng nghề .61

3.2.2: Đa dạng hóa các hình thức cho vay .64

3.2.3: Mở rộng cho vay trung và dài hạn 66

3.2.4: Hoàn thiện quy trình tín dụng 66

3.2.5: Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng .67

3.2.6: Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ 69

3.2.7: Giải pháp về mặt bằng và cơ sở hạ tầng 70

3.3: Kiến nghị .70

3.3.1:Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan chức năng 70

3.3.2: Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 71

3.3.3: Kiến nghị với NHNo& PTNT Việt Nam .72

3.3.4: Kiến nghị với các làng nghề .73

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .78

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề đối với chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 thị trấn, phía bắc giáp huyện quế võ, phía nam giáp huyện lương tài, phía tây giáp huyện thuận thành và phía đông giáp tỉnh Hải Dương. Là vùng trọng điểm lúa, được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, tiềm năng cho ngành nông nghiệp phát triển phong phú đa dạng. Bên cạnh đó chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng rất phát triển. Huyện có rất nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống, sản phẩm công nghiệp trong huyện đa dạng và phong phú. Các sản phẩm mà các làng nghề tạo ra gồm:nồi đồng,lư hương, đồ thờ cúng (làng đúc đồng Đại Bái), nón lá (làng Môn Quảng) đồ thủ công mỹ nghệ (làng Xuân Lai)… góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. b. Đặc điểm kinh tế xã hội Dân số trong huyện 100,3 nghìn người, số người ở độ tuổi lao động chiếm >50%, gần 100% dân số sống ở nông thôn, gần 75% số dân làm lao động tại địa phương, số còn lại lao động tại các đô thị lớn, 1/3 số xã có làng nghề, là một huyện có truyền thống hiếu học, người dân lao động cần cù,sáng tạo, có nhận thức mới về sản xuất hàng hóa, năng động hơn trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng khá, liên tục qua các năm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch tích cực theo mục tiêu đã đề ra, đến năm 2009tỷ trọng các ngành là: nông nghiệp 39,8%, công nghiệp xây dựng 32,8%, dịch vụ 28,4%, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2007 – 2009đạt 8,85%/năm. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người đạt 480.000 đồng/người/ tháng. Các chỉ tiêu về văn hóa, y tế, giáo dục cũng hoàn thành suất sắc, đời sống nhân dân được đảm bảo và có điều kiện phát triển toàn diện. Từ những đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Gia Bình có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Huyện có gần 100% dân cư sống ở nông thôn, đây là địa bàn chính của ngân hàng nông nghiệp với nhiều tiềm năng , thời gian qua nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay phát triển làng nghề. Trong huyện hiện nay có trên 100 doanh ngiệp, trong đó có trên 50 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các doanh nghiệp này đang trong quá trình ổn định sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ,công tác quản lý, tiếp cận và thích nghi với thị trường, làm ăn có hiệu quả, hoạt động đa dạng các ngành nghề kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho NH đẩy mạnh cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh. Chính sách lãi suất tín dụng thường xuyên được điều chỉnh phù hợp và có xu thế hội nhấp lãi suất quốc tế. Chính sách lãi suất là đòn bẩy quan trọng kích thích mọi thành phần kinh tế mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, là cơ hội để ngân hàng mở rộng thị trường, kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, các cấp các ngành đã chỉ đạo có hiệu quả các mặt công tác như: đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, điểm công nghiệp, khu dân cư, chính sách ưu tiên gọi vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. * Khó khăn: Gia Bình là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch nhưng chưa rõ rệt. Chưa có ngành nghề kinh tế mũi nhọn, việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành chậm. Mặt khác, trên địa bàn hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao gây nên những khó khăn trong đầu tư tín dụng của NH. Thị trường chính của ngân hàng nông nghiệp là ở nông thôn mà chủ yếu là các hộ sản xuất, món vay nhỏ, chi phí cao. Trong quá trình kinh doanh tín dụng ngân hàng tốn rất nhiều công sức trong việc điều tra thẩm định, quản lý và xử lý nợ khi cho vay. Mặt khác đối tượng vay vốn của ngân hàng nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nên trong hoạt động cho vay lĩnh vực này chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các ngành khác. Trên địa bàn huyện có 2 ngân hàng quốc doanh và 4 quỹ tín dụng nhân cùng hoạt động, môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của cán bộ nhân viên ngân hàng. Nhận thức được điều đó, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình đã xây dựng đề án chiến lựơc kinh doanh nhạy bén để mở rộng hoạt động, giữ vững uy tín với khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng. 2.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyện Gia Bình a. Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyện Gia Bình. Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Gia Bình được thành lập khi huyện Gia Bình được tái lập năm 1999. Có trụ sở tại thị trấn Đông Bình huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Ngân hàng nông nghiệp huyện Gia Bình là một chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam có đầy đủ chức năng của ngân hàng thương mại hoạt động theo luật của tổ chức tín dụng. NHNo & PTNT huyện Gia Bình là ngân hàng cấp 2 gồm có: 01 chi nhánh hội sở chính tại trung tâm huyện và 2 ngân hàng cấp 3 trực thuộc tại địa bàn( ngân hàng cấp 3 Nhân Thắng và ngân hàng cấp 3 Đông Cứu) từ khi được thành lập đến nay, với vai trò của ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn, hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Gia Bình đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, cũng như xóa đói giảm nghèo và không ngừng phát triển đi lên, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường b. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng NHNo & PTNT huyện Gia Bình - Huy động vốn VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân. - Cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn đối với tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Thanh toán chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ và các dich vụ khác về ngân hàng. c. Cơ cấu tổ chức sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo& PTNT huyện Gia Bình Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng cấp 3 Đông Cứu Ngân hàng cấp 3 Nhân Thắng Phòng kế toán nhân quỹ (Nguồn: Phòng nhân sự NHNo& PTNT huyện Gia Bình) NHNo& PTNT huyện Gia Bình là một ngân hàng cấp 2 chịu sự quản lý của NHNo& PTNT tỉnh Bắc Ninh. Mô hình tổ chức gồm 3 phòng ban và 2 ngân hàng cấp 3.Tất cả mọi hoạt động của NH và 2 ngân hàng cấp 3 dều chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc, giữa các phòng ban có mối quan hệ tác nghiệp với nhau. Giám đốc ngân hàng chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành và kiểm soát các công việc kinh doanh nói chung và phụ trách riêng phòng kế toán. Phó giám đốc phụ trách mảng kinh doanh tín dụng và công đoàn. Phó giám đốc được sự ủy quyền của giám đốc chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến tín dụng như: Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay và chịu nhiệm về các quyết định của mình. Kí hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. Quyết định các biện pháp xử lý nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thực hiện các biện pháp xử đối với khách hàng. Phòng tín dụng + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kin: sản xuât, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng, sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả. + Thẩm định các dự án, hoàn thiện các trường trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng thời đánh giá, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đề xuất với tổng giám đốc chp phép áp dụng rộng rãi. + Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất khắc phục. + Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo & PTNT thuộc trực thuộc địa bàn. Chi nhánh ngân hàng cấp 3: Với chức năng tổng hợp của phòng kinh doanh, phòng kế toán, vừa huy động vốn và đầu tư tín dụng là đơn vị nhận khoán trực tiếp với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Gia Bình a. Hoạt động huy động vốn Hoạt động này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH. Trên cơ sở NH xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng sản xuất kinh doanh, trong các năm qua các cấp NH thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Kết quả là tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm và được thể hiện qua bảng sau: ( xem trang bên) Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Gia Bình (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền 08/07 (%) Số tiền 09/08 (%) Phát hành trái phiếu 4.592 3.516 -23.43 4.120 17.18 Nguồn vốn tiền gửi 172.200 253.580 47.26 226.580 -10.65 Theo kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn 20.968 45.564 117.3 54.564 19.75 Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng 115.716 164.216 41.91 131.36 -20.14 Tiền gửi có kỳ hạn >=12 tháng 35.516 43.800 23,32 40.884 -6.66 Theo tính chất nguồn vốn Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 246 656 166,67 196 -70.12 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 82.648 101.728 23.09 13.828 86.41 Tiền gửi của dân cư 89.288 151.196 69.34 212.556 40.58 Tổng nguồn vốn huy động 176.792 257.096 45.92 230.700 -9.92 ( Theo báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng NHNo & PTNT huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh năm 2007, 2008 ,2009) Qua bảng tình hình huy động vốn của NHNo& PTNT huyện Gia Bình ta thấy nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2008 tăng so với năm 2007 là 80.304 triệu đồng tỷ lệ tăng là 45,42%, trong đó tiền gửi dân cư tăng 61.908 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng cũng tăng nhưng số tiền chậm hơn tiền gửi của dân cư. Số lượng tăng của các tổ chức tín dụng là 410 triệu đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 19080 triệu đồng. Năm 2009 tổng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng giảm 27000 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm một cách đáng kể 87900 triệu đồng, tương úng với tỷ lệ giảm 86,4%, tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm 460 triệu đồng, so với năm 2008. Tuy nhiên tiền gửi của dân cư lại có xu hướng tăng mạnh 61.360 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,58%. Nguyên nhân: Sở dĩ có tình hình trên là do năm 2009 có nhiều diễn biến phức tạp về kinh tế, tình hình lạm phát tăng cao, giá cả hầu hết các mặt hàng tăng mạnh, lãi suất luôn ở mức báo động, giá vàng biến động lên xuống hàng ngày, lên việc huy động vốn trong năm 2009 của NHNo & PTNT huyện Gia Bình chủ yếu huy động được tiền ngắn hạn và không đạt được chỉ tiêu kế hoạch giao b. Hoạt động cho vay Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu được lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo lên các khoản tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất. Trong những năm qua NHNN&PTNT huyện Gia Bình đã mở rộng đầu tư đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Các cấp ngân hàng thực hiện việc lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng, lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là chính đẩy mạnh đầu tư vào các làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất. Tình hình cho vay của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình cho vay qua các năm 2007 – 2009 tại NHNN & PTNT huyện Gia Bình (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền 2008/2007 (%) Số tiền 2009/2008 (%) Doanh số cho vay 162.635 229.083 40,85 312.890 36,59 Doanh số thu nợ 125.104 176.218 40,86 240.685 36,53 Dư nợ 151.402 175.692 16,04 214.243 21,94 Nợ quá hạn 1.300 1.600 23,07 2.101 31,31 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,85 0,91 0,98 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNN & PTNT huyện Gia Bình năm 2007 – 2009) * Về doanh số cho vay: doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2007, doanh số cho vay đạt 162.635 triệu đồng, năm 2008 là 229.083 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 66.448 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 40,85%. Đến năm 2009, doanh số cho vay đạt 312.890 triệu đồng, tăng 83.807 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng la 36,59% so vưói năm 2008. Doanh số cho vay liên tục tăng là do trong 3 năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng nên nhu cầu vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng lớn * Về doanh số thu nợ: năm 2007 doanh số thu nợ đạt 125.104 triệu đồng, năm 2008 doanh số thu nợ đạt 176.218 triệu đồng tăng 51.114 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ thu nợ tăng 40,86%. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 240.685 triệu đồng, tăng 64.467triệu đồng , tốc độ tăng trưởng 36,53% so với năm 2008, như vậy tốc độ tăng trưởng đã giảm so với năm trước đó. Tuy nhiên, qua các năm doanh số thu nợ đều tăng, nguyên nhân là trong những năm qua nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả luôn trả nợ đúng hạn. Đồng thời công tác thu nợ luôn được chi nhánh quan tâm một cách đúng mức ngân hàng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giám sát các khoản nợ để thu hồi nợ đúng thời hạn. Do vậy mà doanh số thu nợ trong những năm qua tăng lên tương ứng với doanh số cho vay điều này đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. * Về dư nợ : được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Tình hình dư nợ qua các năm 2007-2009 tại NHNo& PTNT huyện Gia Bình (Đơn vị: triệu đồng) Chi tiết Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 151.042 175.692 214.243 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp & HTX 60.570 64.846 95.956 Hộ sản xuất 90.472 110.846 118.287 Phân theo thời gian Ngắn hạn 91.813 102.149 138.228 Trung và dài hạn 59.229 73.543 76.015 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Gia Bình năm 2007, 2008, 2009). Dựa vào bảng tình hình dư nợ trên ta thấy: tổng dư nợ qua 3 năm đều tăng. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 151.042 triệu đồng, năm 2008 tổng dư nợ là 175,692 triệu đồng, tăng 24.650 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 16,31%. Đến năm 2009 NH đã tổ chức thực hiện phân loại cho 100% KH có dư nợ trên 10 triệu đồng, áp dụng xét duyệt cho vay, từng bước loại dần KH sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, mở rộng cho vay KH có uy tín. Vân dụng chính sách ưu tiên mức cho vay, lãi suất cho vay, khuyến khích KH làm ăn có hiệu quả và chấp hành tốt chính sách tín dụng ban hành. Tổng dư nợ năm 2009 đạt 214.243 triệu đồng, tăng 38.551 triệu đồng so với năm 2008 và đạt tốc độ tăng trưởng là 21,94% Nếu phân theo thành phần kinh tế: dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ hộ sản xuất chiếm 59,89% tổng dư nợ, năm 2008 chiếm 63,09% tổng dư nợ, tuy nhiên đến năm 2009 dư nợ hộ sản xuất chiếm chỏ còn 55,21% trong tổng dư nợ, tốc độ tăng đã giảm so với năm trước đó. Không chỉ có dư nợ của hộ sản xuất tăng mà sư nợ của doanh nghiệp và hợp tác xã cũng tăng đáng kể. Cụ thể: năm 2007 dư nợ cơ sở sản xuất đạt 60.570 triệu đồng, năm 2008 là 64.864 triệu đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2007 là 4.726 triệu với tốc độ tăng là 7,06%. Đến năm 2009, dư nợ của cơ sở sản xuất là 95.956 triệu đồng, tăng 31.110 triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng trưởng vượt trội lên tới 47,97%. Nếu phân theo thời gian cho vay: dư nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân của tình trạng trên là NH vẫn còn e dè trong việc cho vay trung và dài hạn do rủi ro cao, mặt khác khách hàng thường không có điều kiện để được vay vốn trung và dài hạn. * Nợ quá hạn: cùng với tăng cường mở rộng quy mô tín dụng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng cho hợp lý, công tác nâng cao chất lượng tín dụng được chi nhánh hết sức quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh. Kết quả là nợ quá hạn các năm thấp, năm 2007 nợ quá hạn là 1.300 triệu đồng chiếm 0,85% tổng dư nợ, năm 2008 nợ quá hạn là 1.600 triều đồng chiếm 0,91% tổng dư nợ. Đến năm 2009, nợ quá hạn là 2.101 triệu đồng chiếm 0,98% so với tổng dư nợ. Như vậy, nợ quá hạn là thấp nhưng lại tăng qua các năm. Nợ quá hạn qua phân tích cho thấy nguyên nhân chuyển nợ quá hạn phần lớn do nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bất khả kháng và đều có khả năng xử lý, thu hồi nợ. c. Công tác tài chính Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNN&PTNT Gia Bình có quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và kinh doanh có hiệu quả nên công tác tài chính đạt được tương đối tốt, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Gia Bình. (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền +/- % so với 2007 Số tiền +/- % so với 2008 Thu nhập 11.044 12.371 +12 17.244 +39,3 Chi phí 6.115 7.035 +15 10.788 +53,2 Chênh lệch thu chi 4.928 5.066 +28 6.466 +27,6 Hệ số lương làm ra 1,47 1,45 2.28 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Gia Bình năm 2007, 2008, 2009). d. Công tác kế toán ngân quỹ Trong công tác, cán bộ ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành các pháp lệnh và chế độ quy định, đảm bảo chính xác kịp thời việc ghi chép sổ sách kế toán rõ ràng. Ngân hàng đã áp dụng 100% công nghệ tin học vào thanh toán qua mạng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, được nhiều khách hàng tín nhiệm và đến với ngân hàng ngày càng đông. Từ đó kéo theo khối lượng thanh toán ngày càng cao giúp cho ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn cũng như tối đa hóa lợi nhuận. e. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ Đây là khâu quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó ngân hàng thường xuyên kiểm tra hồ sơ tín dụng, phát hiện những thiếu sót còn tồn tại từ đó khắc phục bổ sung. Việc kiểm tra của kiểm tra viên được tiến hành đều đặn mỗi tháng một lần, có ghi chép và báo cáo với ban lãnh đạo. 2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỂ TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN GIA BÌNH 2.2.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình Trên thực tế việc cho vay đối với làng nghề được dựa trên các chủ trương, chính sách, cơ chế chỉ đạo đầu tư cho cho ngành nông nghiệp nông thôn nói chung. Bao gồm 1 số văn bản sau: Ngày 30/03/1999 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngày 16/04/1999 Thống đốc ngân hàng nhà nước có văn bản số 320/CV – NHNN14 hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong quyết định số 67 của Thủ tướng chính phủ và giao cho NHNo& PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện. Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu thực hiện. Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam có văn bản 791/NHNo-06 về việc thực hiện một số chính sách tín dụng nhằm triển khai cụ thể các chủ trương lớn của chính phủ và ngân hàng nhà nước. Ngày 15/08/2000 Ngân hàng nhà nước có quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 quy định cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Ngày 18/01/2001 NHNo&PTNT Việt nam có quyết định số 06/QĐ- HĐQT tiếp tục triển khai cụ thể QĐ284 của ngân hàng nhà nước về quy định cho vay đối với khách hàng. Ngày 31/03/2002 NHNo& PTNT Việt Nam có quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD về việc quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngày 15/06/2010 NHNo& PTNT Việt Nam có quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo thay thế quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD. Những nội dung chủ yếu của các văn bản nói trên được thể hiện như sau: 1. Về nguồn vốn cho vay Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm: Vốn ngân hàng huy động Vốn ngân sách nhà nước Vốn vay các tổ chức Tài chính Quốc Tế và nước ngoài Để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của chính phủ, các ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất huy động bình thường tại cùng một thời điểm, mức lãi suất cao hơn tối đa 1%/năm. Có thể huy động bằng vàngđể chuyển đổi số vàng huy động được thành đồng Việt nam để cho vay. 2. Đối tượng cho vay Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Việt Nam và nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài. 3. Điều kiện vay vốn Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 4. Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN và NHNo& PTNT Việt Nam. Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định của thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của NHNN. 5. Thời hạn cho vay Ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian luân chuyển vốn vật tư hàng hóa và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị. Thời hạn cho vay ngắn hạn: Tối đa là 12 tháng Thời hạn cho vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 5 năm Thời hạn cho vay dài hạn: Trên 5 năm 6. Bộ hồ sơ cho vay Chính phủ, ngân hàng nhà nước đã nêu rõ: Các tổ chức tín dụng cần phải cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tượng khách hànglà: Hộ gia đình, tổ chức, cá nhân… đảm bảo thủ tục đơn giản và đảm bảo an toàn cho ngân hàng. 7. Bảo đảm tiền vay Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp mức cho vay đến 10 triệu đồng. Những hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hóa mức cho vay có thể tới 20 triệu đồng và hộ sản xuất giống thủy sản được vay đến 50 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản. Những hộ vay vượt mức quy định trên thì phải thế chấp tài sản theo quy định của nhà nước. 8. Xử lý rủi ro Các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong các trường hợp rủi ro thong thường thì xử lý theo quy chế chung quy định. Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như: Lụt, bão, hạn hán,… thì Nhà nước có chính sách xử lý cho người vay và ngân hàng vay như: Xóa, miễn, khoanh, dãn nợ tùy theo mức độ thiệt hại. 2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay phát triển làng nghề tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện Gia Bình Thực hiện nghị quyết đại hội IX của Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, chi nhánh NHNN& PTNT huyện Gia Bình trong thời gian qua đã thực hiện mở rộng cho vay đối với làng nghề. Hiện nay, hình thức tổ chức sản xuất làng nghề ở Gia Bình vẫn chủ yếu là hộ gia đình. Bên cạnh đó một vài hộ đã mở rộng sản xuất kinh doanh hình thành những hình thức tổ chức sản xuất mới gọi là các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và được gọi chung là các cơ sở sản xuất. Kết quả cho vay đối với làng nghề tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Gia Bình thời gian qua được thể hiện qua các tiêu thức: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ, biểu hiện cụ thể bảng dưới đây. ( xem trang bên ) Bảng 2.5: Tình hình cho vay đối với làng nghề từ năm 2007-2009 tại NHNo & PTNT huyện Gia Bình (Đơn vị: triệu đồng ) ơ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiến 2008/2007 (%) Số tiền 2009/2008 (%) 1. DSCV 3.475 4.989 43,59 6.703 34,34 -Hộ sản xuất 1.964 2.452 24,84 3.598 46,63 -Cơ sở sản xuất 1510 2.535 67,83 3.104 22,45 2. DSTN 2.389 3.486 45,94 5.173 48,36 - Hộ sản xuất 1.375 2.094 52,34 2.986 42,54 - Cơ sở sản xuất 994 1.491 50,05 2.187 46,59 3. Dư Nợ 2.971 3.958 33.22 5.065 27,84 - Hộ sản xuất 1.761 2.243 27.37 2.920 30,18 - Cơ sở sản xuất 1.210 1.715 41.37 2.1 45 25,07 4. Tổng dự nợ 151.042 175.692 16.04 214.243 21,94 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Gia Bình giai đoạn 2007-2009). * Về doanh số cho vay: Doanh số cho vay của làng nghề liên tục tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2007, DSCV là 3.475 triệu đồng, đến năm 2008 DSCV đạt 4.989 triệu đồng tăng 1.515 triệu đồng so với năm trước đó, tốc độ tăng trưởng 43,59%. Trong năm nay xuất hiện nhiều nghề mới đồng thời thị trường cho sản phẩm làng nghề ngày càng mở rộng do sự ưu thích các sản phẩm truyền thống và mức độ chấp nhận sản phẩm làng nghề cao. Từ đó nhu cầu vay vốn NH để mở rộng sản xuất tăng cao, có nhiều khách hàng đến vay vốn ngân hàng làm cho tốc độ tăng trưởng DSCV đạt khá. Đến năm 2009, DSCV đạt 6.703 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 1.714 triệu đồng với tốc độ tăng là 34,34%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với năm trước đó. Nguyên nhân, trong hoạt động cho vay với làng nghề NH gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp bởi phần lớn tài sản thế chấp của các hộ, cơ sở sản xuất của l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan