Khóa luận Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN THẺ 3

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ THANH TOÁN 3

1.1.1 Lịch sử phát triển thẻ thanh toán 3

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm cấu tạo thẻ thanh toán, phân loại thẻ 5

1.1.2.1 Khái niệm: 5

1.1.2.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán: 6

1.1.2.3 Phân loại thẻ thanh toán 7

1.1.3 Lợi ích của sử dụng thẻ thanh toán 11

1.1.3.1 Đối với chủ thẻ ( Cardholder) 11

1.1.3.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ ( Merchant Retailer) 12

1.1.3.3 Đối với Ngân hàng 12

1.1.3.4 Đối với nền kinh tế- xã hội 13

1.2 HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ QUA NGÂN HÀNG 14

1.2.1 Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành thanh toán thẻ 14

1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế: 14

1.2.1.2 Ngân hàng phát hành 14

1.2.1.3 Ngân hàng thanh toán 14

1.2.1.4 Chủ Thẻ 15

1.2.1.5 Đơn vị chấp nhận thanh toán ( ĐVCNT) 15

1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thẻ 16

1.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ 16

1.2.2.2 Quy trình thanh toán thẻ 18

1.2.3 Thu nhập, chi phí trong thanh toán thẻ 19

1.2.3.1 Thu nhập 19

1.2.3.2 Chi phí 19

1.2.3.3 Rủi ro trong thanh toán thẻ 20

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG 22

1.3.1 Yếu tố khách quan 22

1.3.1.1 Môi trường pháp lý 22

1.3.1.2 Sự phát triển của khoa học- công nghệ 22

1.3.1.3 Điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội 22

1.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh 23

1.3.2 Yếu tố chủ quan 23

1.3.2.1 Tiềm lực kinh tế 23

1.3.2.2 Nguồn nhân lực 24

1.3.2.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng 24

1.3.2.4 Hoạt động Marketing 24

1.4 VAI TRÒ CỦA VIỆC THANH TOÁN BẰNG THẺ 24

1.4.1 Đối với nền kinh tế 24

1.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 25

1.4.3 Đối với Ngân hàng thương mại 25

1.4.4 Đối với khách hàng 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (VIETINBANK HẢI DƯƠNG) 27

2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THẺ VIETINBANK VIỆT NAM 27

2.1.1. Thông tin chung 27

2.1.2. Mô hình tổ chức, hoạt động của TTT Vietinbank 27

2.1.3. Quy trình phát hành thẻ E-Partner tại Vietinbank 28

2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETINBANK HẢI DƯƠNG 32

2.2.1 Giới thiệu Vietinbank Hải Dương 32

2.2.1.1 Giới thiệu chung 32

2.2.1.2 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chính của Vietinbank Hải Dương 33

2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị. 34

2.2.1.4 Kết quả kinh doanh của Vietinbank Hải Dương 35

2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hải Dương 36

2.2.2.1 Huy động vốn 36

2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 37

2.3 THỰC TRẠNG THANH TOÁN THẺ CỦA VIETINBANK HẢI DƯƠNG 37

2.3.1 Tổng quan về thị phần thẻ Vietinbank trên thị trường thanh toán thẻ Việt Nam 37

2.3.1.1 Hoạt động phát hành 38

2.3.1.2 Hoạt động thanh toán 41

2.3.2 Các văn bản quy định chung về thanh toán thẻ và quy định riêng của VietinBank 42

2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thẻ tại Vietinbank Hải Dương 44

2.3.3.1 Mức độ an toàn khi sử dụng thẻ thanh toán 44

2.3.3.2 Mức độ bảo mật về tài khoản thẻ 44

2.3.3.3 Ảnh hưởng về phía nhà cung cấp 45

2.3.3.4 Ảnh hưởng của thu nhập và tiêu dùng của Khách hàng 46

2.3.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật đối với sự phát triển của thẻ thanh toán 48

2.3.4 Thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Vietinbank Hải Dương 49

2.3.4.1 Đặc điểm các loại thẻ của Ngân hàng 49

2.3.4.2 Hoạt động phát triển thẻ thanh toán tại Vietinbank Hải Dương 58

2.3.5 Đánh giá thực trạng phát triển thẻ tại Vietinbank Hải Dương trong thời gian qua 63

2.3.5.1 Ưu điểm 63

2.3.5.2 Tồn tại và nguyên nhân 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI VIETINBANK HẢI DƯƠNG. 67

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NÓI CHUNG CỦA VIETINBANK VIỆT NAM NÓI RIÊNG VÀ CỦA VIETINBANK HẢI DƯƠNG 67

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 69

3.2.1 Nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ thẻ 69

3.2.2 Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán 71

3.2.3 Hoàn thiện hiện đại hoá công nghệ 72

3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing 72

3.2.5 Nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ Ngân hàng 73

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH THANH TOÁN THẺ 74

KẾT LUẬN 80

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thẻ, phiếu gửi thẻ và PIN. Tại trung tâm thẻ Bước 1: Phát hành thẻ - Căn cứ vào danh sách thẻ đã đăng ký do chi nhánh truyền về, Bộ phận Phát hành xuất lô in thẻ theo CNPH và loại thẻ ngay trong ngày làm việc; Bước 2: In rập nổi thẻ Bộ phận In thẻ nhận thẻ trắng từ Bộ phận Quản lý vật tư trên cơ sở danh sách lô in thẻ; Căn cứ vào file dữ liệu in rập nổi do Bộ phận Phát hành xuất ra, Bộ phận In thẻ tiến hành in thẻ ngay trong ngày làm việc; giao thẻ cho Bộ phận Dịch vụ khách hàng. Đối với thẻ vàng có yêu cầu in ảnh, Bộ phận In thẻ scan ảnh trên thẻ trắng trước khi in rập nổi thẻ; Bước 3: Gửi thẻ cho Chi nhánh phát hành. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký phát hành thẻ từ chi nhánh, Bộ phận Dịch vụ khách hàng vào sổ "Phát hành và giao nhận thẻ" để theo dõi và gửi thẻ, PIN cho CNPH theo 2 đường thư đảm bảo khác nhau. Cuối ngày chưa kịp gửi thẻ thì niêm phong và gửi vào két bảo mật tại TTT. 2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETINBANK HẢI DƯƠNG 2.2.1 Giới thiệu Vietinbank Hải Dương 2.2.1.1 Giới thiệu chung Tháng 8 năm 1988 NHCT Hải Hưng được thành lập và tách ra từ Ngân nhà nước Tỉnh Hải Dương, nhận chuyển giao toàn bộ con người, tài sản từ Ngân hàng Thị xã Hải Hưng (nay là thành phố Hải Dương); Ngày 08/02/1991 NHCTVN quyết định thành lập 61 Chi nhánh trên toàn quốc trong đó có Chi nhánh NHCT Hải Hưng, trụ sở chính tại số 37 Đường Hồng quang, Thị xã Hải Hưng và hai Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh NHCT Hưng Yên và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu. Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hải Hưng được tách thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Chi nhánh NHCT Hưng Yên trực thuộc NHCTVN. Tháng 9/2004 Chi nhánh NHCT Hải Dương thành lập mới Chi nhánh NHCT Khu công nghiệp là chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và NHCTVN tháng 6/2006 Chi nhánh NHCT Khu Công nghiệp và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu được nâng cấp thành Chi nhánh cấp một trực thuộc NHCTVN. Chi nhánh Hải Dương là Chi nhánh cấp 1, doanh nghiệp hạng II, là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT Việt Nam Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hải Dương (Vietinbank Hải Dương) Địa chỉ: Số 01 Hồng Quang - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2009 Vietinbank Hải Dương đã có 7 phòng nghiệp vụ; 6 phòng giao dịch (trong đó 05 phòng loại I); 02 QTK; số lao động 117 cán bộ (trong đó lao động vụ việc 12). Nguồn vốn huy động tại chỗ hơn 1.284 tỷ đồng; tổng đầu tư cho vay 1.317 tỷ đồng. 2.2.1.2 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chính của Vietinbank Hải Dương Thanh toán xuất nhập khẩu: thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay, nhờ thu chấp nhận hối phiếu. Kinh doanh ngoại tệ: mua, bán giao ngay ngoại tệ, mua bán kỳ hạn ngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ. Cho thuê tài chính: cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất động tào sản khác, mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cho chính doanh nghiệp đó thuê lại, tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. Cho vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế gia đình, cho vay thực hiện phương án kinh doanh, phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng. Tiết kiệm: Chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, đại lý, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn sát nhập và mua lại doanh nghiệp, lưu ký chứng khoán. Chuyển tiền: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ra nước ngoài. Tư vấn khách hàng. Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại, xây dựng, lắp đặt, cháy nổ, bảo hiểm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính… 2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Việt Nam Tại sơ đồ 2.1: Vietinbank Hải Dương là Ngân hàng cấp 1 trực thuộc Vietinbank Việt Nam ngang hàng với các Ngân hàng chi nhánh cấp 1 khác. VietinBank hiện có mô hình tổ chức, quản lý như sau: Trụ sở chính Sở giao dịch Chi nhánh cấp 1 Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Chi nhánh số 02 Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Chi nhánh phụ thuộc Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Vietinbank Hải Dương Ban Giám đốc Khối kinh doanh P. khách hàng DN lớn Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Phòng giao dịch P. khách hàng DN V&N P. khách hàng cá nhân Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch P. tổ quản lý rủi ro P/ tổ nợ có vấn đề P. kế toán giao dịch P. tiền tệ kho quỹ P/ tổ thanh toán xuất nhập khẩu P/ tổ tổng hợp P. tổ chức hành chính P/ tổ thông tin điện toán Các mô hình quản lý: Sơ đồ 2.2 của Vietinbank Hải Dương theo kiểu mô hình trực tuyến - chức năng. Mô hình này có ưu điểm là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi phải tạo ra sự phối hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng. Hệ thống này tạo ra nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều trung gian. Điều này dẫn đến nhiều mối quan hệ cần xử lý vì vậy chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định là rất lớn. mô hình này không thích hợp với môi trường kinh doanh biến động và NHCT đang chuyển đổi mô hình quản lý để phù hợp hơn với tập đoàn tài chính đa năng. 2.2.1.4 Kết quả kinh doanh của Vietinbank Hải Dương Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hải Dương giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: triệu đồng Chi tiêu Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Nộp ngân sách 2006 89.772 75.256 13.064,4 1.451,6 2007 100.272 80.562 17.739 1.971 2008 142.364 118.956 21.067,2 2.340,8 2009 170.813 148.969 21.844 2.460,7 (Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Hải Dương qua các năm ). Trong 5 năm (2005 – 2009 ) Vietinbank Hải Dương nộp Ngân sách Nhà Nước hơn 9 tỷ đồng. và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) từ 15% đến 21% thể hiện Vietinbank Hải Dương làm ăn có lãi, kinh doanh hiệu quả, quản lý và sử dụng tài sản một cách hợp lý. 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hải Dương 2.2.2.1 Huy động vốn Huy động vốn tại chỗ: đến ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.284 tỷ đồng ( gồm nguồn vốn huy động VNĐ: 645 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VNĐ: 630 tỷ đồng, tiền gửi các tổ chức kinh tế: 129 tỷ đồng, tiền gửi dân cư 1.146 tỷ đồng ). Và nhận vốn VNĐ từ NHCT chuyển về: 593 tỷ đồng và chuyển vốn về NHCT Việt Nam là 456 tỷ đồng, . đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động được 1.282 tỷ đồng đạt 100,2% kế hoạch được giao (gồm huy động bằng VNĐ: 653 tỷ đồng, huy động ngoại tệ quy ra VNĐ: 629 tỷ đồng) và nhận 331 tỷ đồng từ NHCT, chuyển vốn về NHCT Việt Nam 435 tỷ đồng . năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 1207 tỷ đồng đạt 100,58% kế hoạch ( gồm nguồn vốn huy động VNĐ: 562 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VNĐ: 644 tỷ đồng), năm 2006 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ đổi ra VNĐ ) đạt 1.215 tỷ đồng đạt 105,6% kế hoach (gồm nguồn vốn huy động VNĐ: 493 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi ra VNĐ: 722 tỷ đồng ), năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.302 tỷ đồng ( gồm nguồn vốn huy động VNĐ: 624 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra VNĐ: 678 tỷ đồng, tiền gửi doanh nghiệp: 219 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm: 925tỷ đồng, phát hành các công cụ nợ:158 tỷ đồng) trong đó có nguồn vốn đạt 105,8 % kế hoạch. nhìn chung công tác huy động vốn qua các năm của Vietinbank Hải Dương đều tăng. Riêng năm 2005 và năm 2006 có sự tăng trưởng cao lần lượt là 11,7% và 12,4% có sự góp sức của Vietinbank Nhị Chiểu và Vietinbank khu công nghiệp Nam Sách. Từ năm 2007 trở đi 2 NHCT chi nhánh Nhị Chiểu và NHCT khu công nghiệp Nam Sách tách ra khỏi NHCT chi nhánh Hải Dương vẫn hoàn thành kế hoạch, mục tiêu của NHCT đề ra. Năm 2008 là năm lạm phát cao Vietinbank Hải Dương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vietinbank Hải Dương nhận vốn từ NHCT hàng năm đều tăng điều đó nói lên rằng Vietinbank Hải Dương đang được sự quan tâm, chú trọng của NHCT để phát triển hơn nữa trong một tương lai không xa. 2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Hải Dương từ năm 2006 - 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu Tổng CV 533 100% 1002 100% 1.234 100% 1.396 100% Cho vay NH 331 64% 642 64% 600 53% 767 58,4% Cho vay TH -DH 170 21% 340 34,5% 516 45,3% 537 40,8% Cho vay TT -UT 16 15% 17 1,5% 20 1,7% 22 1,8 % (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm của Vietinbank Hải Dương) Nhìn chung về tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Hải Dương qua các năm đều tăng lên cụ thể: năm 2007 tăng 469 tỷ so với năm 2006, năm 2008 tăng 232 tỷ so với năm 2007 và năm 2009 tăng 162 tỷ so với năm 2008. trong 4 năm tiêu biểu có năm 2007 tổng cho vay nền kinh tế tăng lên 469 tỷ đồng gấp 2,3 lần so với các năm 2008 và 2009. Năm 2007 là dấu mốc mới cho Vietinbank Hải Dương là việc Vietinbank Nhị Chiểu và Vietinbank khu công nghiệp Hải Dương tách ra khỏi Vietinbank Hải Dương. Về cơ cấu đang có sự chuyển dịch từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung- dài hạn và cho vay tài trợ ủy thác. 2.3 THỰC TRẠNG THANH TOÁN THẺ CỦA VIETINBANK HẢI DƯƠNG 2.3.1 Tổng quan về thị phần thẻ Vietinbank trên thị trường thanh toán thẻ Việt Nam Năm 2009, có thêm 4 ngân hàng tham gia thị trường thẻ đưa tổng số các ngân hàng tham gia thị trường thẻ lên 45 ngân hàng trong đó có 3 NHTM quốc doanh, 33 ngân hàng TMCP, 8 ngân hàng liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài và 1 công ty phi ngân hàng là công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện 2.3.1.1 Hoạt động phát hành Biểu đồ 2.1: Thị phần số thẻ ghi nợ nội địa của Vietinbank so với các ngân hàng tính đến hết tháng 12/2009 Đông Á bank 4.010.212 thẻ (19,8%), VCB 3.854.650 thẻ (19%), Vietinbank 3.049.845 thẻ (15,1%), BIDV 1,8 triệu thẻ (11,18%), Agribank 4.193.236 thẻ (20,7%), khác 14,22% Cùng xu hướng phát triển thẻ trên thị trường, số lượng thẻ ATM Vietinbank tăng lên một cách đáng kể năm 2006 tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Đến năm 2007 số lượng thẻ phát hành vượt con số hơn 1 triệu thẻ đánh dấu một bước phát triển đáng kể trong hoạt động phát thẻ. Tháng 7/2008 số lượng thẻ phát hành cũng theo đà đó tiếp tục tăng mạnh lên đến 1,8 triệu thẻ nâng tỷ trọng thẻ ATM của Vietinbank chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thẻ phát hành trên thị trường, khá lớn so với các ngân hàng khác tới hết tháng 12/2009 số lượng thẻ của Vietin bank trên thị trường nội địa là 3.049.845 thẻ Việc thu lợi nhuận về lĩnh vực thẻ thanh toán của Vietinbank nói chung và Vietinbank Hải Dương nói riêng thì lĩnh vực này đang vẫn trong giai đoạn đầu tư nên hầu như lợi nhuận không có mà còn phải đầu tư thêm. Lý do là hầu như Vietinbank Hải Dương miễn phí làm thẻ cho khách hàng và phí thường niên cũng chưa thu và các khoản phí khác đang đợi ngân hàng nhà nước phê duyệt cho phép thu. Biểu đồ 2.2: Thị phần số thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank so với các ngân hàng tính đến hết tháng 12/2009 ACB 365.000 thẻ (25,5%), VCB 481.000 thẻ (33,7%), TCB 110.000 thẻ (8%), Sacombank 133.000 thẻ (9,3%), số lượng thẻ tín dụng quốc tế của Vietinbank khá khiêm tốn trên thị trường chiếm 1,43% tương đương 20.500 thẻ Thị phần thẻ tín dụng phát hành chỉ đạt 1,43% trên thị trường thẻ và số luợng khá nhỏ so với thẻ tín dụng quốc tế Visa/Master card do các ngân hàng khác phát hành. Bảng 2.3: Số lượng thẻ thanh toán phát hành mới hàng năm của Vietinbank Hải Dương: Đơn vị: chiếc Năm 2006 2007 2008 2009 G – Card 732 343 797 632 C – Card 1.726 1.096 1.205 1.435 S – Card 2.968 1.574 1.497 2.537 Pink – Card 474 180 247 645 12 con giáp 1.693 731 521 809 (Nguồn: Vietinbank Hải Dương qua các năm 2006-2009) Qua bảng 3 ta thấy năm 2005 và 2006 có sự tăng đột biến so với các năm khác về thẻ phát hành mới lý do là năm 2005 và năm 2006 Vietinbank chi nhánh Nhị Chiểu và chi nhánh Khu Công Nghiệp chưa tách ra khỏi sự quản lý của Vietinbank chi nhánh Hải Dương. Các năm từ 2007 – 2009 đều tăng qua các năm. Điều đó thể hiện rằng lĩnh vực thẻ thanh toán là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Chi phí phát hành và một số loại phí thông thường đối với việc sử dụng thẻ thanh toán Áp dụng chính sách phí đối với thẻ tương đối linh hoạt và cạnh tranh Vietin bank đã thể hiện lợi thế cạnh tranh hàng đầu của mình Bảng 2.4: Biểu phí thẻ đối với thẻ E- PARTNER Đơn vị: đồng Danh mục các loại phí S –card C-card G-card Pink-card Diamond-card 12 con giáp Phí PH thông/thg 63,636 81,818 181,818 181,818 227,227 109,090 Phí PH nhanh 63,636 81,818 181,818 Phí thường niên 26,264 35,455 62,727 Phí quản lý TK tháng 2.000 2.000 2.000 Phí vấn tin, in sao kê GD 500 500 500 500 500 500 GD hệ thống banknet.vn và smartlink 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 (Nguồn: Vietinbank Hải Dương năm 2009) 2.3.1.2 Hoạt động thanh toán -Số máy ATM Vietinbank là một trong những ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên trên thị trường thẻ Việt Nam số lượng máy ATM đứng thứ 03 sau Agribank 1702 máy (17,08%), Vietcom bank 1483 máy (14,88%), Vietinbank 1047 máy (10,46%), Đông Á bank 1039 máy (10,42%), BIDV 994 máy (9,97%) , khác (37,19%). Biểu đồ2.3: thị phần số máy ATM của Vietinbank so với các ngân hàng tính đến hết tháng 12/2009 Số lượng máy ATM của Vietinbank Hải Dương đến 31/12/2009: 08 máy ATM chiếm 1/2 số lượng máy ATM trên địa bàn tỉnh là 16 máy ATM (bao gồm cả Chi nhánh Nhị Chiểu và Chi nhánh Khu Công Nghiệp) -Số lượng máy POS Số lượng máy POS lắp đặt trong năm 2009 là 1,330 máy Số lượng máy POS luỹ kế lắp đặt đến hết quý I/2010 : 3.582 máy Doanh số thanh toán trong tháng trung bình 80 tỷ đồng/ tháng Biểu đồ 2.4: Thị phần số máy POS của Vietinbank so với các ngân hàng tính đến hết tháng 12/2009 Trên thị trường thẻ Việt Nam số lượng máy POS đứng thứ 03 sau Vietcom bank 9.700 máy (26,49%), Pgbank 3.748 máy (10,2%), vietinbank 3.161 máy (8,63%), Agribank 2.715 máy (7,26%), ACB 2.658 máy (7,26%), khác (40%) -Số lượng máy POS lắp đặt tại VietinBank Hải Dương đến cuối năm 2009 là 07 máy POS. Do đặc điểm thanh toán của người dân đa số dùng tiền mặt nên toàn tỉnh chỉ có 16 máy POS . 2.3.2 Các văn bản quy định chung về thanh toán thẻ và quy định riêng của VietinBank Để bất kỳ phương tiện thanh toán nào đi vào cuộc sống, được xã hội thừa nhận đều cần phải có các quy định pháp lý của nhà nước cũng như văn bản pháp quy khác hỗ trợ cho hoat động thanh toán của phương diện đó. Ngày 19/10/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” kèm theo quyết đinh số 317/1999QĐ-NHNN1. Quy chế này nhằm điều chỉnh các hoạt động phát hành, sử dụng thanh toán thẻ ngân hàng nước cộng hoà XHCNVN. Bên cạnh đó còn có hàng loạt các văn bản pháp quy khác bao gồm: Luật NHNN& luật cácTCTD. QĐ 44/2002/QĐ-TTG ngày 21/4/2003 của thủ tướng chính phủ về sử dụng tín dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán& thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. QĐ 376/2003/QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 của thống đốc NHNN về việc ban hành quy định về việc bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử được sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. QĐ 291/2006/QĐ-TTG ngayf29/12/2006 của Thủ tướn chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010& định hướng đến năm 2010 tại Việt Nam. Chỉ thị số 20/2007/CT-TTG ngày 24/8/2007 của thủ tướng chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. QĐ số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. -Ngoài các quy định chung của NHNN, Chính phủ về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại các NHTM thì các NHTM cũng có những văn bản quy định riêng. Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về thẻ và thanh toán thẻ như sau: +QĐ số 2106/QĐ-NHCT32 ngày 04/12/2006 của Tổng giám đốc NHCTVN ban hành Quy trình phát hành và sử dụng thẻ ATM trong hệ thống Ngân nàng Công thương. +QĐ số 1870/QĐ-NHCT32 ngày 09/07/2009 của Tổng giám đốc VietinBank ban hành Quy trình tạm thời phát hành, thanh toán sử dụng và sử dụng Visa/MasterCard trên hệ thống Switch và văn bản 572/QĐ-NHCT32 ngày 10/03/2010 về chỉnh sửa, bổ sung QĐ 1870/QĐ-NHCT32 ngày 09/7/2009. +QĐ số 053/QĐ-HĐQT-NHCT32 ngày 28/01/2008 của Hội đồng quản trị NHCTVN ban hành quy định nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ E-partner, thanh toán thẻ Visa/MasterCard, thẻ ATM Banknetvn tại ATM trong hệ thống NHCT. Các quy trình, quy định tạm thời về quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ; quản lý thiết bị thẻ; Quy trình và phương pháp hạch toán dịch vụ thanh toán vé tàu tại ATM; thu học phí qua the trong hệ thống NHCT; Chương trình CCMS-NEW trên toàn hệ thống… 2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thẻ tại Vietinbank Hải Dương 2.3.3.1 Mức độ an toàn khi sử dụng thẻ thanh toán Một trong những vấn đề cũng gây được nhiều chú ý đó là sự an toàn trong việc sử dụng và cất giữ tiền. Ở các khu công nghiệp, nhà trọ, sinh viên đa phần là ở các tỉnh khác đến nên việc sử dụng và cất giữ tiền ở đâu là vần đề mà họ quan tâm và là nơi mà luôn có nguy cơ mất trộm tiền bạc. Sự ra đời của thẻ thanh toán giải quyết được vấn đề của họ khi số tiền của mình cất giữ được an toàn, sử dụng hiệu quả mà lại an toàn. Thẻ thanh toán thực sự là cần thiết, cũng là phương tiện cất giữ tiền an toàn và bảo mật, tiện lợi tốt hơn so với các hình thức cất giữ khác. 2.3.3.2 Mức độ bảo mật về tài khoản thẻ Sự phát triển đa dạng hóa các dịch vụ của các ngân hàng là một trong những bước tiến cần được đẩy mạnh, bởi sự phát triển của nền kinh tế càng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng ngày càng nhiều hơn, nhu cầu của khách hàng sẽ đa dạng hơn, khó tính hơn và chỉ thông qua công nghệ thông tin hiện đại mới có thể đáp ứng được các nhu cầu này. Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả sẽ làm cho thời gian đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng và liên tục được cập nhật, kiểm soát được rủi ro tín dụng và nguồn vốn. Công nghệ thông tin tạo ra những sợi dây kết nối để khách hàng giao dịch được thuận tiện hơn. Ngoài ra, Công nghệ thông tin còn giúp các tổ chức ngân hàng vận hành hiệu quả hơn các ứng dụng tự động hóa, giảm được giá thành của các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng để khách hàng dễ tiếp cận và chấp nhận hơn. 2.3.3.3 Ảnh hưởng về phía nhà cung cấp Bản thân người sử dụng thẻ thanh toán cũng mong muốn mình nhận được những dịch vu chất lượng tốt do chính bản thân các ngân hàng mang lại. Nó không chỉ bao gồm những hình thức thường thấy như rút tiền, chuyển khoản, hay cao cấp hơn là có thể chuyển tiền vào tài khoản trực tiếp tiếp từ máy ATM, ngay chính nơi rút tiền của chủ thẻ. Tất cả mọi thứ từ lúc bắt đầu mở tài khoản cho chủ thẻ đến khi chủ thẻ chính thức đươc kích hoạt tài khoản để bắt đầu sử dụng. Đối với từng ngân hàng có điều kiện mở thẻ và sử dụng thẻ khác nhau. Đối với thẻ ATM, có ngân hàng không yêu cầu tiền thế chấp ban đầu như ngân hàng Đông Á, việc mở thẻ hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cẩn 1 bản photo chứng minh nhân và cung cấp một số thông tin cá nhân thì có thể mở thẻ. Tuy nhiên khi sử dụng thẻ Đông Á, bạn phải tốn phí bảo trì 50.000 đồng/năm. Trái lại, đối với Vietinbank và nhiều ngân hàng khác, bạn không tốn phí bảo trì thẻ nhưng bạn phải có tiền thế chấp trong thẻ 50.000 đồng. Tương tự đối với thẻ ghi nợ. Bạn cũng chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản và làm theo yêu cầu của nhà cung cấp thì có thể mở thẻ. Nói chung, điều kiện mở thẻ của thẻ ghi nợ và thẻ ATM khá đơn giản. Đối với thẻ tín dụng, loại hình thẻ này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam vì vẫn chưa có nhiều ngân hàng cung cấp cung cụ thanh toán này. Thủ tục mở thẻ cũng phải tiến hành qua nhiều công đoạn khác nhau. Bạn phải cung cấp thông tin bản thân, bạn phải có tài sản thế chấp hoặc phải có mức thu nhập phù hợp với yêu cầu của nhà cung cấp, sau đó nhà cung cấp sẽ kiểm chứng thông tin rồi mới tiến hành cấp thẻ cho bạn. Thủ tục rườm rà khiến người dân e ngại làm thẻ tín dụng. Các chính sách khuyến mãi, các dịch vụ đi kèm mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng cũng tác động đến nhu cầu sử dụng thẻ. Khách hàng không đơn thuần là làm thẻ mà họ tìm kiếm một công cụ thỏa mãn nhu cầu của mình trong việc giao dịch. Các chính sách khuyến mãi của ngân hàng càng nhiều càng khiến người dân thỏa mãn, các dich vụ của ngân hàng càng tốt, càng đi sâu vào tâm lý tiêu dùng của người dân càng kích thích người dân sử dụng thẻ. Chẳng hạn như ngân hàng Đông Á hay ngân hàng Á Châu, việc gửi tiền trực tiếp thông qua máy ATM làm giảm chi phí đi lại của chủ thẻ và được nhiều người thích sử dụng. 2.3.3.4 Ảnh hưởng của thu nhập và tiêu dùng của Khách hàng Nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua với tốc độ 7 -8%/ năm luôn ở mức cao ở châu Á. Quy mô thị trường tiêu dùng Việt Nam càng trở nên hấp dẫn với dân số trên 85 triệu dân, cao thứ 13 trên thế giới, trong đó tỷ lệ dân số có độ tuổi dưới 30 chiếm số đông, chủ yếu là những đối tượng khách hàng dễ dàng làm quen với cách thức thanh toán hiện đại ở mức rất cao chiếm 60 % dân số. bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người đã lên đến trên 3.000 $ ( năm 2006, ước tính theo năng lực mua ). Theo số liệu của tổng cục thông kê thu nhập bình quân một tháng đầu người theo giá thực tế tăng 64% so với năm 1999, kéo theo đó là mức chi tiêu bình quân hàng tháng cũng tăng 62%. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu của con người cũng tăng lên. Đối với sự phát triển của thẻ thanh toán thì nhu cầu ở đây là nhu cầu giao dịch, nhu cầu tài sản tăng đòi hỏi đòi hỏi con người phải thực hiện nhiều giao dịch và tạo ra nhu cầu ra đời thẻ thanh toán. Thu nhập càng tăng thì nhu cầu càng nhiều, yêu cầu đặt ra cho việc phát triển thẻ thanh toán càng nhiều và thẻ thanh toán cũng không ngừng được đổi mới và phát triển. Trong một thị trường có nhu cầu cao và phát triển nhanh như vậy, các hệ thống thanh toán hiện thời còn rất hạn chế. Cho đến thời điểm này, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu với trên 90% khối lượng giao dịch. Các hình thức thanh toán hiện tại đã phát triển không kịp với sự phát triển của số lượng người sử dụng dịch vụ như điện thoại, internet… Hình thức thanh toán truyền thống bằng cách thu tiền mặt đã tạo ra những chi phí rất lớn tại các khâu trung gian như đại lý thu cước, đại lý phân phối thẻ trả trước và giảm tốc độ quay vòng vốn của nguồn tiền đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đồng thời, hình thức thanh toán hiện tại đã tạo ra những sự bất tiện đối với người sử dụng dịch vụ trong quá trình thanh toán. Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ đã hợp tác với các ngân hàng triển khai các dịch vụ thanh toán qua thẻ. Tuy nhiên, hình thức thanh toán mới mẻ này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số lượng rất nhỏ khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có kết nối với nhà cung cấp dịch vụ, và cũng bị giới hạn bởi mạng lưới ATM, POS của ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán không dùng thẻ, không dùng tiền mặt cũng chưa được phát triển mạnh. Các ngân hàng đang nỗ lực hiện đại hóa và phát triển dịch vụ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán điện tử của thị trường. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng qua Ngân hàng Nhà nước (Inter-Bank Payment System – IBPS) và các kết nối thanh toán song phương giúp cho việc chuyển khoản liên ngân hàng được thuận tiện hơn rất nhiều. Nhưng đây mới là kết nối giữa các ngân hàng, chưa phải là tới người dùng. Thêm vào đó, các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng là rất tốn kém, cả về thời gian và lệ phí. Việc tới đây các ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (internet banking, home banking) sẽ rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, một hạn chế căn bản vẫn tồn tại, đó là việc các giao dịch thanh toán (ví dụ bằng chuyển khoản qua internet banking) chưa được tích hợp với các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và các ngân hàng chưa kết nối được với nhau trong các hoạt động thanh toán qua internet banking hay home banking. Trong khi đó, các hình thức thanh toán khác bao gồm chuyển tiền qua bưu điện, SMS, thẻ trả trước, thanh toán qua điện thoại di động, trả tiền mặt khi giao hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Đứng trước nhu cầu và tiềm năng phát triển của thị trường, có thể thấy rằng, các ngân hàng thương mại cần kết hợp giữa công nghệ và thương hiệu của mình để cho ra đời ngày càng nhiều các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán thương mại điện tử đa dạng của các nhà cung cấp và người tiêu dùng. Việc phát triển mạnh các phương thức thanh toán này không những mang lại cho ngân hàng nguồn vốn huy động giá rẻ, tăng dịch vụ ngân hàng m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3894.doc
Tài liệu liên quan