Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mạc Thị Bưởi - Phòng giao dịch Nguyễn Trãi

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM .3

1.1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 3

1.1.1.Khái niệm NHTM 3

1.1.2.Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 4

1.1.2.1. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 4

1.1.2.2. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 4

1.1.2.3. Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường 5

1.1.2.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế 5

1.1.3. Các hoạt động cơ bản của NHTM 6

1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn 6

1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn 7

1.1.3.3. Nghiệp vụ khác 8

1.2. Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 9

1.2.1.Khái niệm vốn của NHTM 9

1.2.2.Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 9

1.2.2.1. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh 9

1.2.2.2. Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường 10

1.2.2.3. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng 10

1.2.2.4. Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác 10

1.3. Nguồn vốn của NHTM 11

1.3.1.Tính chất của các loại vốn trong NHTM 11

1.3.1.1. Vốn tự có 11

1.3.1.2. Vốn huy động 11

1.3.1.3. Vốn đi vay 12

1.3.1.4. Vốn khác 12

1.3.2.Các hình thức huy động của NHTM 13

1.3.2.1. Theo thời gian huy động 13

1.3.2.2. Huy động vốn theo đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng 13

1.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác huy động vốn 15

1.3.3.1. Chất lượng huy động vốn là gì 15

1.3.3.2. Chi phí huy động vốn 15

1.3.3.3. Tính ổn định của nguồn vốn 16

1.3.3.4. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 17

1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác huy động vốn 17

1.3.4.1. Nhân tố chủ quan 17

1.3.4.2. Nhân tố khách quan 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI-PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN TRÃI 21

2.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT 21

2.1.1.Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam 21

2.1.2.Sự hình thành và phát triển NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 23

2.1.3.Tổ chức nhân sự tại NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 24

2.1.4.Các hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 26

2.1.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn 26

2.1.4.2. Nghiệp vụ cho vay 26

2.1.4.3. Nghiệp vụ trung gian 26

2.1.5.Những thuận lợi và khó khăn của PGD Nguyễn Trãi 26

2.1.5.1. Thuận lợi 26

2.1.5.2. Khó khăn 27

2.2. Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi - phòng giao dịch Nguyễn Trãi 28

2.2.1. Hoạt động huy động vốn 28

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 30

2.2.3. Kết quả kinh doanh 32

2.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 35

2.3.1.Tình hình huy động vốn 36

2.3.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động 37

2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 37

2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 40

2.3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế 43

2.3.3.Các phương thức huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 46

2.3.3.1. Tiền gửi 46

2.3.3.2. Tiền gửi tiết kiệm 48

2.3.4.Chi phí nguồn vốn huy động 51

2.3.4.1. Lãi suất nguồn vốn huy động 51

2.3.4.2. Chi phí huy động vốn 54

2.3.5. Hiệu quả huy động vốn 56

2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 57

2.4.1.Những kết quả đạt được 57

2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân 58

2.4.2.1. Hạn chế 58

2.4.2.2. Nguyên nhân 59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI-PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN TRÃI 60

3.1. Nhận xét chung về hoạt động của NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 59

3.1.1.Nhận xét chung 59

3.1.2.Đánh giá ưu, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh 60

3.1.2.1. Ưu điểm 60

3.1.2.2. Nhược điểm 60

3.2. Định hướng chiến lược huy động vốn trong thời gian tới 60

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi- phòng giao dịch Nguyễn Trãi 62

3.3.1.Thường xuyên phân tích biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại PGD 63

3.3.2.Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 64

3.3.3.Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý 67

3.3.4. Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng 68

3.3.5.Giải pháp vế Marketing ngân hàng 69

3.3.6. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 70

3.4. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 70

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước 70

3.4.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72

3.4.3.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 73

3.4.4.Kiến nghị đối với NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi 74

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mạc Thị Bưởi - Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn, mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, PGD Nguyễn Trãi cũng coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Mức dư nợ cao hay thấp đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng sẽ tạo điều kiện cho mức dư nợ gia tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, muốn hoạt động tốt không chỉ cần nâng cao nguồn vốn huy động mà còn phải nâng cao mức dư nợ. PGD Nguyễn Trãi cũng như các ngân hàng khác, luôn mở rộng hoạt động tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế, tuy nhiên PGD vẫn lấy “an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng” làm mục tiêu hoạt động. Tình hình hoạt động tín dụng tại PGD Nguyễn Trãi qua các năm gần đây như sau: Bảng 2.2 – Tình hình dư nợ tại PGD Nguyễn Trãi Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng dư nợ Tăng trưởng so với năm trước Tuyệt đối Tương đối 2008 97,6 2009 109,5 11,9 12,2% 2010 163,3 53,8 49% (Nguồn: Tổ kế toán – PGD Nguyễn Trãi) Biểu đồ 2.2 – Dư nợ của PGD Nguyễn Trãi qua các năm Nhận xét: Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy số dư tín dụng của PGD Nguyễn Trãi có sự tăng nhẹ qua các năm, sự tăng trưởng này chủ yếu là do nguồn vốn huy động qua các năm tăng. Nếu năm 2008 tổng dư nợ là 97,6 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này đạt 109,5 tỷ đồng, tăng 11,9 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 12,2%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng không cao. Nguyên nhân của sự việc này là do năm 2008 tình hình tài chính biến động mạnh, lãi suất huy động bị đẩy lên khá cao vì thế ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay, mà lãi suất cho vay cao làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc vay vốn. Về phía ngân hàng, họ cũng cẩn trọng hơn việc giải ngân trong thời gian này vì khả năng hoàn trả của doanh nghiệp bị giảm sút, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó PGD Nguyễn Trãi trong thời gian này chủ yếu chỉ quan hệ tín dụng đối với những khách hàng cũ thân thiết, được tín nhiệm, có phương án sản xuất kinh doanh tốt và có uy tín trong việc thanh toán các khoản nợ với ngân hàng. Và hình thức cho vay chủ yếu là cho vay theo hạn mức tín dụng vì loại hình cho vay này có kỳ hạn ngắn làm hạn chế phần nào rủi ro tín dụng, mặt khác giúp PGD tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2010 thì tổng dư nợ của PGD là 163,3 tỷ đồng, tăng 53,8 tỷ đồng so với năm 2009, ứng với tốc độ tăng 49%. Ta thấy mức tăng trưởng dư nợ của năm 2010 so với năm 2009 cao hơn mức tăng trưởng dư nợ của năm 2009 so với năm 2008 là do cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm. Mặt khác PGD Nguyễn Trãi mở rộng các chính sách về tín dụng, tăng cường các khoản tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng sau khủng hoảng, vừa để tăng trưởng về hoạt động tín dụng, vừa khuyến khích các khách hàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 2.2.3. Kết quả kinh doanh Cuối niên độ kế toán mỗi năm, tổ kế toán của PGD Nguyễn Trãi lập Báo cáo Thu nhập và Chi phí cho ngân hàng. Tình hình thu nhập và chi phí của PGD Nguyễn Trãi trong ba năm 2008, 2009 và 2010 vừa qua được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.3 – Báo cáo thu nhập và chi phí PGD Nguyễn Trãi Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I. Thu từ lãi: 22.728 19.391 33.330 1. Thu lãi cho vay 18.202 15.464 29.238 2. Thu lãi khác 4.526 3.927 4.092 II. Chi trả lãi 20.739 17.223 30.438 1. Chi trả lãi tiền gửi 16.875 13.435 22.337 2. Chi trả khác 4.864 3.788 8.101 III. Thu nhập từ lãi (I – II) 1.989 2.168 2.892 IV. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ 145 160 264 V. Tổng thu nhập từ hoạt động KD 2.134 2.328 3.156 VI. Chi phí HĐ, quản lý 1.959 2.128 2.078 VII. Thu nhập trước thuế 175 200 1.078 (Nguồn: Tổ kế toán – Phòng giao dịch Nguyễn Trãi) Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy: Ø Khoản thu từ lãi năm 2008 đạt 22.728 triệu đồng, sang đến năm 2009 con số này chỉ đạt 19.391 triệu đồng, tương đương tỉ lệ giảm 17,2%. Khoản thu từ lãi năm 2009 giảm xuống là do sự giảm sút của hai khoản mục thành phần, cụ thể là: Năm 2008 khoản thu từ lãi cho vay là 18.202 triệu đồng, trong khi năm 2009 khoản thu này chỉ là 15.464 triệu đồng, giảm 2.738 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự chênh lệch lãi suất cho vay của hai năm quá lớn. Năm 2008 lạm phát tăng cao, các ngân hàng đồng loạt nâng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay nhằm có được mức chênh lệch lãi ròng hợp lý. Khoản thu lãi khác của PGD Nguyễn Trãi năm 2009 cũng giảm đi so với năm 2008, từ 4.526 triệu đồng năm 2008 giảm xuống còn 3.927 triệu đồng năm 2009, ứng với tỷ lệ giảm 15,3%. Đến năm 2010 thì khoản thu từ lãi tăng lên là 33.330 triệu đồng, mức tăng 13.939 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 71,88% so với năm 2009. Sự tăng trưởng này là do tất cả các khoản mục trong khoản thu từ lãi của năm 2010 tăng so với năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nền kinh tế đã ổn định trở lại và PGD đã có sự huy động vốn tốt, tạo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Ø Về khoản chi trả lãi: năm 2009 PGD chỉ phải chi trả lãi 17.223 triệu đồng, giảm 3.516 triệu đồng so với năm 2008, ứng với tỷ lệ giảm 20,4%. Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2009 lạm phát hạ nhiệt, gánh nặng về lãi suất huy động của PGD giảm đi rất nhiều so với năm 2008. Nếu như trong năm 2008 lãi suất bình quân PGD phải trả là 19%/năm cho nguồn vốn huy động thì sang năm 2009 lãi suất bình quân phải trả chỉ là 11,5%/năm. Tuy khoản thu từ lãi và khoản chi trả lãi của PGD Nguyễn Trãi đều giảm đi từ năm 2008 sang năm 2009 nhưng tốc độ giảm của khoản thu từ lãi (14,68%) nhỏ hơn tốc độ giảm của khoản chi từ lãi (16,95%), vì vậy PGD vẫn có thu nhập từ lãi năm 2009 (2.168 triệu đồng) cao hơn thu nhập từ lãi năm 2008 (1.989 triệu đồng). Sang năm 2010 thì mức chi trả lãi mà PGD Nguyễn Trãi phải chi là 30.438 triệu đồng, tăng 13.215 triệu đồng so với năm 2009, ứng với tỷ lệ tăng 76,73%. Điều này cho thấy năm 2010 ngân hàng đã huy động một lượng lớn tiền gửi so với năm 2009 vì thế chi trả lãi tiền gửi năm 2010 tăng lên 66,26% với mức tăng 8,902 triệu đồng. Thu nhập từ lãi năm 2010 là 2,892 triệu đồng, tăng 724 triệu đồng so với năm 2009. Ø Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ tăng cao qua ba năm. Năm 2008 khoản thu này là 145 triệu đồng trong khi năm 2009 con số này là 160 triệu đồng, tăng 10,34% so với năm 2008. Đến năm 2010 thì khoản thu nhập này đạt 264 triệu đồng, tăng 104 triệu đồng so với năm 2009, ứng với tốc độ tăng 65%. Sự gia tăng từ khoản thu hoạt động dịch vụ này cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Ø Chi cho hoạt động quản lý: do một số nguyên nhân phát sinh mà năm 2009 PGD Nguyễn Trãi chi cho khoản mục này (2.128 triệu đồng) cao hơn khoản chi cho hơn hoạt động quản lý năm 2008 (1959 triệu đồng). Đến năm 2010 thì khoản chi này giảm còn 2.078 triệu đồng, tiết kiệm được 50 triệu đồng so với năm 2009. Ø Cuối cùng, tổng thu nhập trước thuế mà PGD Nguyễn Trãi đạt được tại thời điểm cuối năm 2010 là 1.078 triệu đồng, tăng rất nhiều so với năm 2009 (200 triệu đồng) với mức tăng 878 triệu đồng. 2.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi - phòng giao dịch Nguyễn Trãi Tất cả các NHTM để đi vào hoạt động phải cần có vốn. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Do đó hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở, tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận. Nhận thức được điều này NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi đã tập trung mọi nỗ lực coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên trong những năm gần đây vốn huy động của ngân hàng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện mục tiêu trên. Nguồn vốn huy động được dồi dào không những đáp ứng được nhu cầu ở PGD mà còn được điều chuyển về Hội sở chính, góp phần điều hòa vốn chung trong toàn hệ thống. Đội ngũ nhân viên ngân hàng với trình độ chuyên môn cao, phương pháp làm việc hiện đại, khoa học...đã góp phần làm giảm chi phí huy động, đồng thời huy động được vốn nhiều nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn được đánh giá là có độ an toàn cao. Đây là kết quả của việc đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chất lượng để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. 2.3.1. Tình hình huy động vốn tại PGD Nguyễn Trãi Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi đã đạt được những kết quả tốt. Nguồn vốn của ngân hàng luôn dồi dào, năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Ta có thể thấy qua bảng sau: Bảng 2.4 – Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Nguồn vốn huy động theo kế hoạch Nguồn vốn thực tế huy động được Mức chênh lệch Tuyệt đối Tương đối 2008 160 184 24 15% 2009 195 202,08 7,08 3,63% 2010 220 256,4 36,4 16,55% (Nguồn: Tổ kế toán – PGD Nguyễn Trãi) Nhận xét: Năm 2008 ngân hàng đặt ra chỉ tiêu huy động vốn là 160 tỷ đồng nhưng trên thực tế PGD đã huy động được 184 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch đặt ra. Do trong năm này lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất huy động tăng làm cho nguồn vốn huy động tăng 24 tỷ đồng so với kế hoạch. Đồng thời đội ngũ nhân viên với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, đúng quy trình, tận tình, chu đáo đã chiếm được lòng tin của khách hàng với số lượng ngày càng tăng. Đây là cơ sở giúp cho ngân hàng có số dư tiền gửi tăng mặc dù lãi suất huy động thường thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Năm 2009 thì nguồn vốn huy động theo kế hoạch là 195 tỷ đồng và ngân hàng cũng đã huy động vượt chỉ tiêu đề ra với số vốn là 202,08 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kế hoạch là 7,08 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 3,63%. Nhưng nhìn chung thì nguồn vốn thực tế năm 2009 tăng trưởng khá mạnh so với nguồn vốn thực tế năm 2008. Trong năm 2010 ngân hàng đã huy động được 256,4 tỷ đồng, vượt 16,55% kế hoạch đặt ra với chỉ tiêu huy động là 220 tỷ đồng. Tóm lại qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của PGD năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Tuy nguồn huy động thực tế vượt chỉ tiêu đề ra không nhiều nhưng nó chính là tiền đề để ngân hàng tiếp tục phát huy trong năm 2011 và những năm tiếp theo. 2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động Cơ cấu nguồn vốn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng và chi phí huy động của các NHTM. Chính vì vậy việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động là cần thiết để thấy được những thành quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi. Cơ cấu nguồn huy động được thể hiện ở mặt: cơ cấu theo loại tiền và cơ cấu theo kì hạn. 2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi theo loại tiền chủ yếu là: tiền gửi bằng VND, ngoại tệ ( như USD, EUR) và tiền gửi bằng vàng. Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1. Nội tệ 105 57% 115 56,9% 119 46,4% 2. Ngoại tệ (chủ yếu USD quy đổi VND) 19,6 10,7% 22,08 10,84% 42,4 16,6% 3. Vàng (quy đổi VND) 59,4 32,3% 65 32% 95 37% Tổng nguồn vốn huy động 184 100% 202,08 100% 256,4 100% ( Nguồn: Tổ kế toán - PGD Nguyễn Trãi) Biểu đồ 2.3 – Nguồn vốn huy động theo loại tiền của PGD Nguyễn Trãi Nhận xét: Ø Nguồn nội tệ: Nhìn vào bảng cơ cấu theo loại tiền ta thấy nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi tăng lên qua mỗi năm chủ yếu là do tăng nguồn vốn nội tệ. Vốn huy động nội tệ năm 2008 đạt 105 tỷ đồng, chiếm 57% trong tổng vốn huy động. Trong năm 2009 tuy tỷ trọng này không tăng (56,9%) nhưng nguồn nội tệ thực huy động được tăng lên 10 tỷ đồng so với năm 2008, ứng với tỷ lệ tăng là 9,5% Năm 2010 vốn huy động nội tệ đạt 119 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 là 4 tỷ đồng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 46,4% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng nhiều mà nguồn nội tệ tăng ít dẫn đến tỷ trọng nguồn nội tệ năm 2010 thấp hơn năm 2009. Tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động bằng nội tệ của năm 2010 so với năm 2009 là 3,5%. Tổng quát, vốn bằng nội tệ của PGD qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động (năm 2008, 2009, 2010 khoản mục này chiếm tỷ lệ lần lượt là 57%, 56,9% và 46,4%). Hơn nữa xét về số dư hay về mức chênh lệch tương đối của khoản mục này ta đều thấy chúng tăng lên qua mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ vốn nội tệ là nguồn vốn chủ lực trong tổng vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi. Ø Nguồn ngoại tệ: Vốn huy động bằng ngoại tệ của PGD cũng có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Cụ thể là trong ba năm vừa qua, số dư huy động ngoại tệ lần lượt là 19,6 tỷ đồng, 22,08 tỷ đồng và 42,4 tỷ đồng. Từ năm 2008 sang năm 2009 tỷ trọng tăng từ 10,7% lên 10,84%, và đến năm 2010 tỷ trọng đạt 16,6%. Điều này chứng tỏ PGD đã có sự quan tâm hơn đến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, đặc biệt là USD. Nguồn vốn huy động bằng USD tại PGD chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh…Vì vậy mục tiêu sắp tới của PGD Nguyễn Trãi là phát triển các giải pháp tiếp cận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiếp thị các nguồn vốn huy động ngoại tệ với khách hàng nước ngoài nhằm gia tăng nguồn vốn huy động ngoại tệ cho ngân hàng, song song với việc tiếp tục gia tăng nguồn vốn huy động bằng nội tệ. Ø Nguồn vàng: Vốn huy động bằng vàng của ngân hàng qua các năm cũng góp vai trò khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Xét về tuyệt đối, số dư của khoản mục này đều có sự tăng lên qua mỗi năm, năm 2008 đạt 59,4 tỷ đồng, năm 2009 là 65 tỷ đồng và tăng mạnh lên 95 tỷ đồng ở năm 2010. Do năm 2009 nguồn vàng huy động được tăng không nhiều so với năm 2008 (tăng 5,6 tỷ đồng) nên tỷ trọng qua hai năm hầu như không thay đổi. Số dư của khoản mục này năm 2010 có sự tăng lên rõ rệt so với năm 2009 dẫn đến tỷ trọng của nguồn này cũng tăng theo, cụ thể số dư tăng từ 65 tỷ đồng năm 2009 lên 95 tỷ đồng năm 2010, tỷ trọng tăng từ 32% lên 37%, tỷ lệ chênh lệch nguồn cũng khá lớn là 46,2%. Do đó ngân hàng cũng nên xem xét việc phát huy các giải pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động bằng vàng. Xét tổng quan, tổng nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi đều tăng qua các năm, nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Tính riêng năm 2010, nguồn vốn huy động tăng so với năm 2009 là 54,32 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,9%, trong đó tỷ lệ huy động vốn từ ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 92%, tương đương với tăng 20,32 tỷ đồng. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi, nhất là hoạt động huy động vốn bằng USD. 2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Mỗi ngân hàng thương mại đều đưa ra các loại kỳ hạn khi nhận tiền gửi cũng như khi đi vay mượn, trong khi đó nhu cầu vay của khách hàng cũng rất đa dạng, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Kỳ hạn càng ngắn thì lãi suất càng thấp, do vậy các nguồn vốn có kỳ hạn ngắn luôn có ưu thế về chi phí đối với ngân hàng mặc dù chúng có nhược điểm là kém ổn định. Do đó, phân tích cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân các ngân hàng trong việc đối phó với rủi ro thanh khoản và sử dụng nguồn vốn huy động để kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Thời gian qua, công tác huy động vốn tại PGD Nguyễn Trãi được thể hiện qua bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn như sau: Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn huy động ngắn hạn 118,68 64,5% 126,38 62,5% 149,4 58,3% Tiền gửi không kỳ hạn 3,8 2,1% 5,3 2,5% 7 2,8% Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 114,88 62,4% 121,08 60% 142,4 55,5% Vốn huy động trung-dài hạn 65,32 35,5% 75,7 37,5% 107 41,7% Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 65,32 35,5% 75,7 37,5% 107 41,7% Tổng vốn huy động 184 100% 202,08 100% 256,4 100% ( Nguồn: Agribank – phòng giao dịch Nguyễn Trãi) Biểu đồ 2.4 – Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của PGD Nguyễn Trãi Nhận xét: Ø Vốn huy động ngắn hạn: Phòng giao dịch Nguyễn Trãi huy động vốn ngắn hạn từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn (bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của cá nhân và tổ chức, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn) và từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng tăng dần lên qua mỗi năm. Nếu như trong năm 2008 ngân hàng huy động được 118,68 tỷ đồng từ nguồn vốn ngắn hạn thì sang năm 2009 con số này đạt 126,38 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2008, mức tăng là 7,7 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2010 số dư của khoản mục này đạt 149,4 tỷ đồng, tăng 23,02 tỷ đồng so với cùng kì năm trước, tương ứng với tốc độ tăng 18,2%. Xét về tỷ trọng ta cũng thấy rằng nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể là tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn năm 2008 là 64,5%, năm 2009 là 62,5% và năm 2010 là 58,3%. Tuy chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nhìn chung tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng qua các năm đều giảm dần đi, điều này cũng chứng tỏ rằng ngân hàng đã quan tâm hơn đến việc huy động nguồn vốn trung-dài hạn và mục tiêu sắp tới của phòng giao dịch là sẽ xác lập cơ cấu huy động vốn mới, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao nguồn vốn huy động trung-dài hạn. Tại PGD Nguyễn Trãi, nguồn vốn huy động ngắn hạn được cấu thành bởi tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Bằng phương pháp cân đối ta thấy rằng: - Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 7,7 tỷ đồng so với năm trước là do tiền gửi không kỳ hạn tăng 1,5 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 6,2 tỷ đồng. - Năm 2010 nguồn vốn huy động tăng 23,02 tỷ đồng cũng là do sự tăng lên ở cà hai khoản mục: tiền gửi không kỳ hạn tăng 1,7 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 21,32 tỷ đồng. Do năm 2010 ngân hàng đẩy mạnh công tác tiếp thị, đưa sản phẩm ngân hàng đến gần với các khách hàng hơn, làm nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng lên. Huy động được loại tiền gửi không kỳ hạn này rất có lợi cho ngân hàng vì loại tiền gửi này có lãi suất thấp, tốn ít chi phí trả lãi hơn mà có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn. Tuy biến động thường xuyên nhưng nó vẫn có được số dư ổn định do số tiền gửi vào rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau nên ngân hàng ngoài việc sử dụng cho vay ngắn hạn còn có thể sử dụng một phần để cho vay trung hạn. Ø Vốn huy động trung-dài hạn: Vốn huy động trung-dài hạn của ngân hàng được huy động từ tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (gồm tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên). Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nguồn vốn này tăng đều mỗi năm. Năm 2008 ngân hàng huy động được 65,32 tỷ đồng từ nguồn vốn trung-dài hạn. Năm 2009 số dư khoản mục này đạt 75,7 tỷ đồng, tăng 10,38 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 15,89%. Tính đến 31/12/2010 con số này là 107 tỷ đồng, tăng khá cao 41,3% với mức tăng tuyệt đối là 31,3 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng, vốn huy động trung-dài hạn của ngân hàng có tỷ trọng ngày càng tăng. Năm 2008, năm 2009, năm 2010 tỷ trọng lần lượt là 35,5%, 37,5% và 41,7%. Đây là kết quả đáng ghi nhận. Huy động vốn bằng nguồn vốn trung-dài hạn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trả mức lãi suất cao hơn so với huy động bằng nguồn ngắn hạn. Tuy nhiên khi huy động bằng nguồn vốn này, ngân hàng có thể chủ động hơn trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là những khoản tín dụng trung-dài hạn để tài trợ cho những dự án lớn. 2.3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế Cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi phân theo thành phần kinh tế gồm có: vốn huy động từ tiền gửi của dân cư và vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế. Bảng 2.7 – Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiền gửi của tổ chức kinh tế 42,8 23,3% 53,74 26,6% 57,88 22,6% Tiền gửi của dân cư 141,2 76,7% 148,34 73,4% 198,52 77,4% Tổng vốn huy động 184 100% 202,08 100% 256,4 100% ( Nguồn: Tổ kế toán – PGD Nguyễn Trãi) Biểu đồ 2.5 – Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế Nhận xét: Ø Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán lương, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng, điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai. Năm 2008 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 42,8 tỷ đồng, chiếm 23,3% trong tổng vốn huy động. Sang đến năm 2009, số dư của khoản mục này đạt 53,74 tỷ đồng, chiếm 26,6% trong tổng vốn huy động, tăng 10,94 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng 25,6%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát nước ta tăng cao và cộng hưởng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn bị đình trệ, một số doanh nghiệp thậm chí còn thua lỗ. Điều này ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn của PGD. Đến năm 2009, sau thời kỳ khủng hoảng, PGD Nguyễn Trãi đã có những giải pháp tích cực để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Vì vậy vốn huy động từ nguồn này năm 2009 đã có sự tăng lên. Năm 2010 nguồn vốn này đạt 57,88 tỷ đồng (tỷ trọng 22,6%), tăng 7,7% so với năm 2009, mức tăng là 4,14 tỷ đồng. Tuy nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2010 tăng không nhiều nhưng cũng góp phần nào làm tăng tổng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế tại PGD Nguyễn Trãi mục đích chính không phải để sinh lãi mà chủ yếu là để giao dịch, thanh toán nên ngân hàng chỉ phải trả lãi thấp cho loại tiền gửi này. Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, nhưng do kế hoạch và thời gian sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp khác nhau nên số dư của loại tiền gửi này tại ngân hàng khá ổn định. Vì vậy ngân hàng có thể sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Có được kết quả trên là do PGD Nguyễn Trãi đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình thanh toán. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, góp phần vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Ø Tiền gửi của dân cư: Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư. Trong những năm vừa qua PGD Nguyễn Trãi luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2008 thì tỷ trọng trong tổng nguồn huy động là 76,7%, năm 2009 là 73,4% và năm 2010 là 77,4%. Năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, do đó các NHTM phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bằng việc tăng cao lãi suất các loại tiền gửi và áp dụng các hình thức khuyến mãi, PGD đã thu hút sự quan tâm của công chúng và trong năm 2008 ngân hàng đã huy động được 141,2 tỷ đồng từ vốn nhàn rỗi của dân cư. Năm 2009 thì nguồn này là 148,34 t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • pdfluanvan.pdf
  • doclv-muc luc.doc
  • pdflv-muc luc.pdf
Tài liệu liên quan