MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay
1.1.3 Phân loại các khoản cho vay
1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng
1.1.3.5 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay
1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.2 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội
1.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn
1.2.4 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.4 Các vấn đề về hiệu quả tín dụng
1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích kết quả tín dụng
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng
1.4.2.1 Các vấn đề về chất lượng tín dụng
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ - CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Chi nhánh Huế
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Việt Nam
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế – Chi nhánh Huế
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
2.2.3 Đặc điểm về thị trường
2.2.4 Đặc điểm về sản phẩm cung cấp
2.2.4.1 Dành cho khách hàng cá nhân
2.3 Tình hình lao động của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010.
2.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.4.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.1 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tê – Chi nhánh Huế
2.5.1.1 Hệ thống sản phẩm tín dụng nhà đất
2.5.1.2 Cho vay cá nhân kinh doanh
2.5.1.3 Cho vay xe hơi
2.5.1.4 Cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên VIB
2.5.1.5 Cho vay cầm cố chứng khoán
2.5.2 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3.1 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế -Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3.2 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3.3 Tình hình cho vay KHCN theo kì hạn của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3.4 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4.1 Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4.2 Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4.3 Phân tích tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4.4 Phân tích tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4.5 Phân tích hệ số thu nợ của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.4.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ - CHI NHÁNH HUẾ
3.1 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
3.1.1 Về một số khuyết điểm thể hiện qua số liệu hoạt động
3.1.2 Hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng
3.2 Định hướng về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế
3.3.1 Phát huy những mặt mạnh và thành quả đạt được
3.3.2 Khắc phục khó khăn
3.3.2.1 Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
3.3.2.2 Thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm tín dụng của ngân hàng
3.3.2.3 Kết hợp tiếp thị sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán chéo khác
3.3.2.4 Xây dựng cẩm nang về khách hàng
3.3.2.5 Đa dạng hóa các hình thức cho vay ngắn hạn.
3.3.2.6 Tăng cường thực hiện Marketing ngân hàng
KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng ổn định hơn nên nguồn thu từ hoạt động KDNH đã tăng lên đáng kể.
Có thể nói thu nhập của chi nhánh tăng lên đáng kể qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã có những chính sách hoạt động và quản lý rất có hiệu quả.
Về chi phí
Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ nên để có vốn cho vay thì ngân hàng cũng phải tiến hành huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thu nhập cao thì việc giảm thiểu tới mức thấp nhất chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được chú trọng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên chi phí chủ yếu là số tiền phải trả cho hoạt động huy động vốn, tức là trả lãi tiền gửi, tiền vay. Khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí.
Tổng chi phí năm 2008 là 25.945 triệu đồng, năm 2009 là 34.404 triệu đồng và năm 2010 là 34.610 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 8.459 triệu đồng hay tăng 32,6%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 206 triệu đồng hay tăng 0,6%. Tốc độ tăng bình quân năm là 15,5%. Qua đó có thể nhận thấy rằng chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bằng các chính sách lãi suất phù hợp.
Bên cạnh đó các khoản chi cho hoạt động KDNH có xu hướng giảm trong năm 2009 với tỉ lệ giảm 19,29% và năm 2010 tăng nhẹ, cùng với chi cho các hoạt động khác cũng có xu hướng tăng, cụ thể chi phí hoạt động kinh doanh khác năm 2008 là 1.953 triệu đồng, năm 2009 là 4.519 triệu đồng và năm 2010 là 6.957 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.566 triệu đồng hay tăng 131,39%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.438 triệu đồng hay tăng 53,95%. Tốc độ tăng bình quân năm 88,74%.
Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng rất chú trọng đến công tác trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, hoạt động quản lý… nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Trong khi chi phí hoạt động khác có xu hướng tăng thì khoản chi hoạt động dịch vụ diễn biến khá thất thường. Năm 2008 chi hoạt động dịch vụ là 498 triệu đồng, năm 2009 là 585 triệu đồng và năm 2010 là 384 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 87 triệu đồng hay tăng 17,47%; năm 2010 so với năm 2009 giảm 201 triệu đồng hay giảm 34,36%. Tốc độ giảm bình quân năm là 12,19%.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, mức chênh lệch càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Trong 3 năm qua cùng với sự gia tăng về thu nhập thì lợi nhuận của chi nhánh cũng liên tục tăng lên.
Thời gian đầu do mới thành lập nên chi nhánh chưa có nhiều khách hàng, đến năm 2009 lượng khách hàng đến với chi nhánh nhiều hơn do vậy lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên nhanh, cụ thể năm 2008 là 1.394 triệu đồng, năm 2009 là 2.718 triệu đồng và năm 2010 là 8.771 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.324 triệu đồng hay tăng 95%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 6.053 triệu đồng hay tăng 222,7%. Tốc độ tăng bình quân năm là 150,84%.
Năm 2010 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6,7% và tổng thể vĩ mô nhìn chung ổn định. Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng thiếu bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, thị trường vốn tăng trưởng thiếu tích cực, nhập siêu lớn, bội chi ngân sách cao và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát trở lại. Thị trường tiền tệ năm 2010 khá sôi động với những diễn biến mạnh và phức tạp về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và thanh khoản cuối năm. Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2010 VIB đã chủ động triển khai các chương trình, dự án và giải pháp cho việc triển khai chiến lược kinh doanh như mô hình bán hàng và dịch vụ mới, diện mạo công sở mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp, quy trình được thiết kế hợp lý hơn, tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên(CB CNV) được nâng cao…nhờ vậy mà lợi nhuận trước thuế năm 2010 của VIB ở mức khá cao.
Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2008 là 1.004 triệu đồng, năm 2009 là 2.038 triệu đồng và năm 2010 là 6.578 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.034 triệu đồng hay tăng 103%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.540 triệu đồng hay tăng 222,77%. Tốc độ tăng bình quân năm 156%.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ cũng như ngân hàng thì mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận. Nắm bắt rõ vấn đề này nên trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng đến việc điều chỉnh và đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể. Do vậy sự gia tăng về lợi nhuận của chi nhánh trong 3 năm qua là rất hợp lý.
Nhìn chung Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế đã và đang khẳng định được uy tín của mình bằng những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Đó là kết quả của sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong thời gian qua.
Bảng 2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quốc tế – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2009/2008
2010/2009
Tốc độ tăng (giảm) bình quân năm(%)
+/-
%
+/-
%
A. Thu nhập
27.339
37.122
43.381
9.783
35,78
6.259
16,86
25,97
I. Thu nhập từ lãi
23.466
33.275
37.730
9.809
41,80
4.455
13,38
26,80
II. Thu nhập ngoài lãi
3.873
3.847
5.651
-26
-0,67
1.804
46,89
20,79
1. Thu từ hoạt động dịch vụ
612
837
1.741
225
36,76
904
108,00
68,76
2. Thu hoạt động KDNH
3.261
3.010
3.910
-251
-7,70
900
29,90
9,50
3. Thu khác
_
_
_
_
_
_
_
_
B. Chi phí
25.945
34.404
34.610
8.459
32,60
206
0,60
15,50
I. Chi phí trả lãi
20.492
26.877
24.057
6.385
31,16
-2.820
-10,50
8,35
II. Chi phí ngoài lãi
5.453
7.527
10.553
2.074
38,03
3.026
40,20
39,11
1. Chi hoạt động dịch vụ
498
585
384
87
17,47
-201
-34,36
-12,19
2. Chi hoạt động KDNH
3.002
2.423
3.212
-579
-19,29
789
32,56
3,44
3. Chi phí hoạt động khác
1.953
4.519
6.957
2.566
131,39
2.438
53,95
88,74
C. Lợi nhuận trước thuế
1.394
2.718
8.771
1.324
95,00
6.053
222,70
150,84
D. Thuế thu nhập doanh nghiệp
390
680
2.193
290
74,36
1.513
222,50
137,13
E. Lợi nhuận sau thuế
1.004
2.038
6.578
1.034
103,00
4.540
222,77
156,00
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp NH TMCP Quốc tê – Chi nhánh Huế)
2.5 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.1 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tê – Chi nhánh Huế
2.5.1.1 Hệ thống sản phẩm tín dụng nhà đất
Cho vay mua bán, chuyển nhượng BĐS qua ngân hàng
○ Mục đích vay: cho vay mua nhà đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyề sỡ hữu, quyền sử dụng.
○ Nguồn trả nợ: từ thu nhập thường xuyên.
○ Mức cho vay: 70% giá trị TSĐB.
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng.
○ TSĐB: hình thành từ vốn vay.
Cho vay trả góp mua nhà đất
○ Mục đích vay: cho vay mua nhà đất, căn hộ tại các khu đô thị mới và các chung cư cao cấp chưa chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng.
○ Nguồn trả nợ: cừ thu nhập thường xuyên.
○ Mức cho vay: 70% giá trị hợp đồng mua bán ký với CĐT.
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng.
○ Tài sản đảm bảo: hình thành từ vốn vay.
Cho vay góp vốn mua nhà
○ Mục đích vay: cho vay góp vốn mua nhà, căn hộ tại các khu đô thị mới và các chung cư cao cấp chưa có chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hứa mua, hứa bán.
○ Nguồn trả nợ: từ thu nhập thường xuyên.
○ Mức cho vay: 70% giá trị hợp đồng góp vốn ký với CĐT.
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng.
○ Tài sản đảm bảo: hình thành từ vốn vay.
Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà
○ Mục đích vay: xây dựng và sữa chữa nhà.
○ Nguồn trả nợ: từ thu nhập thường xuyên.
○ Mức cho vay: tối đa 70% giá trị đầu tư xây dựng, sữa chữa nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.
○ Thời hạn vay: tối đa 180 tháng.
○ Tài sản bảo đảm: BĐS thuộc sỡ hữu người vay hoặc của bên thứ 3, hoặc động sản, các tài sản có giá trị khác…
2.5.1.2 Cho vay cá nhân kinh doanh
Đánh giá sản phẩm
So với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Tên NH
Mức cho vay
Thời hạn cho vay
Điều kiện về ĐKKD
VIB
(>=) 70%
(>=) 60 tháng
Có hoặc chưa có
Techcombank
70%
60 tháng
Có hoặc chưa có
ACB
70%
60 tháng
Không bắt buộc (10 tỷ nếu có, 1 tỷ nếu không có)
EAB
70%
60 tháng
Có
Sacombank
(>=) 70%
60 tháng
Có hoặc chưa có (nếu ngành nhỏ)
○ Nhu cầu vay vốn: nhu cầu bổ sung vốn lưu động, nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh trung dài hạn, đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Các nhu cầu vay ngoại tệ bao gồm: để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; để trả nợ nước ngoài trước hạn; để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.
○ Điều kiện đối với khách hàng: có ĐKKD theo quy định của pháp luật và có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên tục trong cùng lĩnh vực, ngành nghề tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị vay vốn tại VIB.
Trường hợp chưa thực hiện ĐKKD: phải có chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên tục tối thiểu 12 tháng và phải bổ sung ĐKKD trong vòng 3 tháng kể từ ngày VIB phê duyệt khoản vay.
○ Mức cho vay: tối đa không vượt quá 70% tổng nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh, trường hợp khách hàng không có ĐKKD theo quy định pháp luật thì mức cho vay tối đa không được vượt quá một tỷ đồng.
○ Thời hạn cho vay: vay bổ sung vốn lưu động tối đa 12 tháng.
Vay bổ sung vốn kinh doanh trung dài hạn và thưc hiện các dự án đầu tư tối đa 60 tháng.
Lãi suất: theo quy định hiện hành của VIB.
○ Phương thức trả nợ:
Vay theo món: trả lãi vay hàng tháng, trả gốc theo phân kỳ (hàng tháng, hàng quý, 6 tháng) hoặc cuối kỳ.
Vay theo hạn mức: trả lãi hàng tháng, trả gốc theo thời hạn của từng khế ước nhận nợ nhưng không quá 12 tháng.
2.5.1.3 Cho vay xe hơi
Cho vay xe hơi tiêu dùng
○ Mục đích vay: mua xe ô tô trả góp với mục đích tiêu dùng.
Xe ô tô được mua với mục đích tiêu dùng là xe làm phương tiện đi lại cá nhân, không nhằm mục đích kinh doanh, cho thuê, do đó nguồn trả nợ cho một phần hay toàn bộ khoản vay không phải là tiền cho thuê chính chiếc xe đã mua.
○ Thời hạn cho vay: tối đa 72 tháng. Xe có nguồn gốc trung quốc tối đa 36 tháng.
○ Mức cho vay: tối đa 100% giá trị hóa đơn nhưng không quá 70% giá trị xe do VIB định giá.
○ Lãi suất và phí: theo chính sách lãi suất của VIB.
○ Điều kiện về TSĐB
a. Xe mới thõa mãn các điều kiện sau:
- Xe không có nguồn gốc trung quốc bao gồm xe nhập khẩu mới, xe cũ nhập khẩu (chạy dưới 5.000km và thời gian xuất xưởng dưới 1 năm) và xe liên doanh lắp ráp trong nước.
- Xe nhập khẩu hoặc xe liên doanh mới có nguồn gốc Trung Quốc.
b. Xe đã qua sử dụng thõa mãn các điều kiện sau:
- Có thời gian xuất xưởng dưới 3 năm tính đến ngày vay vốn và chất lượng còn lại tối thiểu 80%.
c. TSĐB khác: phải thõa mãn các điều kiện của VIB về TSĐB tiền vay.
Cho vay xe hơi kinh doanh
○ Mục đích vay: mua ô tô trả góp với mục đích kinh doanh.
Xe ô tô được mua với mục đích kinh doanh là xe để kinh doanh, cho thuê và một phần nguồn trả nợ cho khoản vay là tiền thu được từ việc kinh doanh chính chiếc xe được mua.
○ Thời hạn cho vay: tối đa không quá 60 tháng. Đối với xe có nguồn gốc Trung Quốc tối đa 24 tháng.
○ Mức cho vay: TSĐB là chiếc xe dự định mua: tối đa 70% giá trị hóa đơn (40% giá trị hóa đơn đối với xe có nguồn gốc trung quốc).
TSĐB khác: tối đa 80% giá trị xe do VIB định giá.
○ Lãi suất và phí: theo chính sách lãi suất của VIB từng thời kỳ.
SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Chỉ tiêu
VIBank
Techcombank
VPbank
Điều kiện xe ô tô mua
Ô tô mới, Ô tô cũ và ô tô có nguồn gốc Trung Quốc
Ô tô mới, Ô tô cũ và ô tô có nguồn gốc Trung Quốc
Ô tô mới, Ô tô cũ và ô tô có nguồn gốc Trung Quốc
Thời hạn cho vay tối đa
Tiêu dùng: 72 tháng
Kinh doanh: 60 tháng
48 tháng
Tiêu dùng: 48 tháng
Kinh doanh: 36 tháng
Tỉ lệ cho vay tối đa
Xe xịn: 70%
Xe cũ và Trung Quốc: 50%
Xe xịn: 75%
Xe Trung Quốc: 40%
Xe cũ xịn: 65%
Xe xịn: 65%
Xe cũ và Trung Quốc: 40-50%
Điều kiện khác
Có giải ngân theo giấy hẹn xe
Có giải ngân theo giấy hẹn đăng ký xe
Có giải ngân theo giấy hẹn xe
2.5.1.4 Cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên VIB
○ Mục đích vay: phục vụ các mục đích tiêu dùng.
○ Điều kiện vay vốn: Có thời gian làm việc liên tục tại VIB tối thiểu 12 tháng.
Phải mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền bảo hiểm bằng số tiền vay và chuyển quyền thụ hưởng cho VIB.
Trường hợp thân nhân của CBNV VIB đứng tên vay, CBNV VIB vẫn phải mua bảo hiểm nhân thọ.
○ Thời hạn vay: tối đa 36 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của hợp đồng lao động.
○ Lãi suất vay: Lãi suất tiết kiệm 06 tháng (đối với ngắn hạn) /12 tháng (đối với dài hạn) trả lãi sau của VIB đã cộng dự trữ bắt buộc tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng + Margin
○ Mức cho vay:
Thang lương
Số tiền cho vay tối đa
<=5
Bằng 12 tháng lương + phụ cấp, nhưng không quá 70 triệu
6-9
Bằng 18 tháng lương + phụ cấp, nhưng không quá 200 triệu
>=10
Bằng 24 tháng lương + phụ cấp, nhưng không quá 500 triệu
2.5.1.5 Cho vay cầm cố chứng khoán
○ Mục đích: khách hàng vay vốn để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; cầm cố chứng khoán để vay vốn với mục đích đầu tư, kinh doanh chứng khoán hoặc cầm cố chứng khoán để vay vốn với các mục đích hợp pháp khác.
○ Số tiền cho vay:
- Không vượt quá bất kỳ một tỷ lệ nào trong 2 tỷ lệ sau:
+ 70% số tiền đầu tư theo đánh giá của VIB.
+ 50% giá trị CK cầm cố do VIB định giá.
- Số tiền cho vay tối thiểu: 50.000.000 đồng.
○ Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.
○ Điều kiện cho vay
- Đối với trường hợp vay vốn tại VIB với mục đích đầu tư và kinh doanh chứng khoán:
- Có kinh nghiệm kinh doanh và đầu tư chứng khoán tối thiểu 3 năm, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Mở tài khoản tại công ty chứng khoán ký hợp đồng kinh tế với VIB (đối với cầm cố chứng khoàn niêm yết, chứng khoán đăng ký tại trung tâm giao dịch chứng khoán).
- Đối với trường hợp cầm cố chứng khoán để vay vốn tại VIB với mục đích khác, có thêm các điều kiện.
- Có năng lực tài chính và nguồn thu nhập ổn định đảm bảo thanh toán nợ vay.
- Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng là ngành nghề đang được VIB khuyến khích ưu tiên phát triển.
2.5.2 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ngày càng được mở rộng và phát triển vì thế nhu cầu về vốn cho vay ngày càng tăng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ cho vay. Qua hơn 3 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Huế đã mở rộng công tác huy động tiền gửi từ các đối tượng khác nhau để đảm bảo nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do tác động của nền kinh tế thế giới nhưng công tác huy động vốn tại chi nhánh vẫn khá ổn định, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng trưởng qua từng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng.
Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 164.660 triệu đồng, năm 2009 là 255.479 triệu đồng và năm 2010 là 494.187 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 98.819 triệu đồng hay tăng 55,15%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 238.708 triệu đồng hay tăng 93,43%. Tốc độ tăng bình quân năm là 73,24%.
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tỷ trọng vốn huy động từ dân cư là khá lớn và có tốc độ tăng trưởng ổn đinh qua các năm. Năm 2008 tiền gửi của dân cư là 146.116 triệu đồng chiếm 88,74%, năm 2009 là 230.632 triệu đồng chiếm 90,28% và năm 2010 là 457.632 triệu đồng chiếm 92,61%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 84.516 triệu đồng hay tăng 57,84%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 227.000 triệu đồng hay tăng 98,42%. Tốc độ tăng bình quân năm là 76,97%. Qua 3 năm ta thấy xu hướng tiết kiệm trong dân cư đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do trong tình hình kinh tế khó khăn, người dân có xu hướng tiết kiệm đề phòng những rủi ro trong cuộc sống hơn là chi tiêu nhiều. Thêm vào đó, ngân hàng TMCP Quốc tế – chi nhánh Huế cũng đã có những chính sách phù hợp nhằm phát huy công tác huy động tiền gửi trong khu vực dân cư nên lượng vốn trong khu vực này đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt.
Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế trong nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh nói riêng. Lạm phát tăng cao trong năm 2008 cộng với giá vàng, giá ngoại tệ liên tục tăng cao đã gây tâm lý hoang mang cho người dân. Vì thế lượng tiền gửi tiết kiệm trong dân chúng không cao, người dân ít gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền mua vàng, ngoại tệ để đầu cơ. Ngoài ra, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn trong năm 2008 đã thu hút một lượng khách hàng đáng kể của chi nhánh. Năm 2009 tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, lạm phát đã được kiểm soát, cơn sốt tỷ giá và giá vàng cũng dần hạ nhiệt. Tuy nhiên từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại trên địa bàn liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Trước tình hình đó, ngân hàng Quốc tế - Huế đã có những phương án đối phó hiệu quả như tăng cường các công tác chăm sóc khách hàng nhằm giữ chân các khách hàng truyền thống, mặt khác tăng lãi suất huy động để thu hút thêm khách hàng mới. Kết quả là tổng vốn huy động trong dân cư tại chi nhánh tăng lên đáng kể trong năm 2009.
Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế cũng tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 là 13.035 triệu đồng, năm 2009 là 20.240 triệu đồng và năm 2010 là 33.284 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 7.205 triệu đồng hay tăng 55,27%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 13.044 triệu đồng hay tăng 64,44%. Tốc độ tăng bình quân năm là 59,79%. Việc tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cho thấy ngân hàng đã và đang tích cực đẩy mạnh và mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp thông qua việc cho ra đời những sản phẩm mới và hiện đại.
Việc phát hành GTCG được thực hiện vào các thời điểm chi nhánh cần vốn để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với hình thức này, chi nhánh có thể linh hoạt huy động vốn giải quyết mọi nhu cầu vốn tức thời. Phát hành GTCG tại chi nhánh bao gồm: phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu và phát hành các GTCG khác (chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi). Công tác huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá tại chi nhánh có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 chi nhánh huy động được 5.509 triệu đồng từ phát hành GTCG, năm 2009 lượng huy động được là 4.607 triệu đồng giảm 902 triêu đồng, tương ứng giảm 16,37%. Qua năm 2010 lượng huy động là 3.271 triệu đồng giảm 1.336 triệu đồng, tương ứng giảm 29%. Tốc độ giảm bình quân năm là 22,94%.
Nguyên nhân là do trong năm 2008 chi nhánh mới thành lập chưa lâu nên tình hình huy động vốn vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng tại chi nhánh, mặt khác do tình hình kinh tế khó khăn, lam phát tăng cao .Sang năm 2009 và năm 2010 do tình hình huy động vốn bằng các phương thức khác đã cải thiện hơn và tình hình kinh tế khá ổn định nên lượng huy động vốn từ phát hành GTCG có xu hướng giảm. Mặt khác vào năm 2010 các GTCG đã phát hành trong các năm trước đáo hạn nên có sự suy giảm về mặt giá trị.
Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Tốc độ tăng (giảm) bình quân năm(%)
GT
%
GT
%
GT
%
+/-
%
+/-
%
Tổng nguồn vốn huy động
164.660
100,00
255.479
100,00
494.187
100,00
98.819
55,15
238.708
93,43
73,24
Tiền gửi của các TCKT
13.035
7,91
20.240
7,92
33.284
6,73
7.205
55,27
13.044
64,44
59,79
Tiền gửi của dân cư
146.116
88,74
230.632
90,28
457.632
92,61
84.516
57,84
227.000
98,42
76,97
Phát hành GTCG
5.509
3,35
4.607
1,80
3.271
0,66
-902
-16,37
-1.336
-29,00
-22,94
(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế)
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế - chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
2.5.3.1 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế -Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
a) Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Bảng 2.5 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Tốc độ tăng (giảm) bình quân năm(%)
GT
%
GT
%
GT
%
+/-
%
+/-
%
Tổng số
87.869
100,00
200.262
100,00
443.981
100,00
112.393
127,91
243.719
121,70
124,78
- KHCN
50.113
57,03
111.865
55,86
133.964
30,17
61.752
123,23
22.099
19,75
63,50
- KHDN
37.756
42,97
88.397
44,14
310.017
69,83
50.641
134,13
221.620
250,71
186,55
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế)
Triệu đồng
Biểu đồ 2.2 Doanh số cho vay theo đối tương khách hàng của NH TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 - 2010
Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sỡ dĩ như vậy là vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng đồng thời là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Và qua bảng số liệu chúng ta thấy rất rõ doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của ngân hàng TMCP Quốc tế - Huế.
Doanh số cho vay (DSCV) của ngân hàng tăng trưởng khá nhanh qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 là 87.869 triệu đồng, năm 2009 là 200.262 triệu đồng và năm 2010 là 443.981 triệu đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 112.393 triệu đồng hay tăng 127,91%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 243.719 triệu đồng hay tăng 121,7%. Tốc độ tăng bình quân năm là 124,78%. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ sự nổ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm và giữ chân khách hàng của cán bộ công nhân viên ngân hàng VIB. Ngân hàng đã không ngừng cho ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú như cho vay mua nhà, cho vay mua xe hơi, cho vay cá nhân kinh doanh, cho vay cầm cố chứng khoán…giúp người vay có thể lựa chọn những dịch vụ sản phẩm phù hợp với mình. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đơn giản hóa các thủ tục cho vay, đưa ra mức lãi suất hấp dẫn tạo điều kiện một cách tốt nhất cho khách hàng vay vốn.
Qua bảng 2.5 ta thấy DSCV khách hàng cá nhân (KHCN) có sự tăng dần về giá trị qua các năm nhưng lại biểu hiện sự giảm dần về tỷ trọng. Cụ thể DSCV KHCN năm 2008 là 50.113 triệu đồng chiếm 57,03%, năm 2009 là 111.865 triệu đồng chiếm 55,86% và năm 2010 là 133.964 triệu đồng chiếm 30,17%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 61.752 triệu đồng hay tăng 123,23%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 22.099 triệu đồng hay tăng 19,75%. Tốc độ tăng bình quân năm là 63,5%.
Bên cạnh sự gia tăng về giá trị và giảm xuống về tỷ trọng của cho vay KHCN thì DSCV khách hàng doanh nghiệp (KHDN) lại tăng lên về giá trị và tỷ trọng qua các năm. Doanh số cho vay KHDN năm 2008 là 37.756 triệu đồng chiếm 42,97%, năm 2009 là 88.397 triệu đồng chiếm 44,14% và năm 2010 là 310.017 triệu đồng chiếm 69,83%. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 50.641 triệu đồng hay tăng 134,13%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 221.620 triệu đồng hay tăng 250,71%. Tốc độ tăng bình quân năm là 186,55%.
Năm 2008 DSCV tăng không cao lí do năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất cao làm hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do đó doanh nghiệp e ngại vay vốn mở rộng sản xuất vì phải tính đến chi phí lãi vay và lợi nhuận doanh nghiệp nhận được, khối KHCN thắt chặt chi tiêu nên những khoản vay cũng bị hạn chế. Đây là tình hình chung của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cả nước.
Sang năm 2009 – giai đoạn hậu khủng hoảng, tình hình khả quan hơn, doanh số cho vay của cả khối KHCN và KHDN đều tăng. Nắm bắt được dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, ngân hàng đã đưa ra các chiến lược, chủ động đề nghị những khoản vay cho khách hàng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi. Trong đó DSCV khối KHDN có phần nhỉnh hơn. Một phần do doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, một phần do chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu chính phủ. Năm 2010 cùng với đà phục hồi của kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước cũng đã có những chuyển biến tích cực. Thêm vào đó là chính sách hỗ trợ lãi suất của nhà nước nên chi nhánh đã mạnh dạn hơn trong v